Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.27 KB, 3 trang )
Người già nên giảm ăn cơm
Người già 80 tuổi mỗi bữa ăn từ 1- 2 lưng cơm là hợp lý.
Khi về già, các cơ quan tiêu hóa hoạt động kém, hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn
khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dày và ruột
cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hóa giảm. Hoạt động của gan, thận yếu
đi. Khả năng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. Ăn khó tiêu. Nhu động của
ruột giảm dễ gây táo bón.
Vì vậy, người cao tuổi giảm mức ăn so với thời trẻ là rất đúng, trước hết là ăn
giảm cơm bởi nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70
tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Ở độ tuổi gần 80, bố bạn ăn 1-2 lưng cơm
là hợp lý.
Ngoài giảm cơm, người già cần chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường. Thịt tính
bình quân không vượt quá 1,5 kg đầu người trong một tháng, mỡ dưới 600 gam,
đường dưới 500 gam. Với muối, cần giảm bắt đầu dưới 300gam/người/tháng, rồi
rút dần xuống dưới 200 gam, vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết
áp.
Nhiều người khi về già bắt đầu hình thành thói quen ăn cháo loãng vì cho rằng
cháo không cần nhai nên dễ tiêu hóa. Thực ra, nếu ăn cháo thường xuyên, các cơ
quan tiêu hóa sẽ ít phải làm việc, vô hình chung cũng làm giảm chức năng tiêu hóa
khi ăn các thực phẩm khác.
Về già, dạ dày bị co loại, khoang đựng thức ăn cũng không được to như trước. Ăn
quá nhiều trong 1 lúc sẽ dấn đến hiện tượng khó tiêu, thậm chí tắc nghẽn đường
ruột. Tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày.
Khi về già, giấc ngủ không được dài như trước. Trung bình 1 ngày thời gian ngủ
chỉ bằng 1/3 so với thời trẻ, lượng nước bọt tiết ra cũng chỉ còn 1/5 nên chức năng
tiêu hóa cũng bị giảm sút.
Vì thế nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như thịt gà
(thịt gà rất giàu protein, lượng mỡ phân bố đồng đều) nhưng khi chế biến nên hầm