Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ nhượng quyền thương mại ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.12 KB, 2 trang )



Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007 75




(Trung tâm nghiên cứu pháp luật châu Á – Thái Bình Dương
thuộc Khoa luật quốc tế cung cấp)
hượng quyền thương mại (franchising) là
hoạt động thương mại theo đó bên
nhượng quyền và bên nhận quyền thoả thuận
việc cho phép bên nhận quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu trí tuệ và dấu hiệu thương mại của
bên nhượng quyền (như nhãn hiệu, tên thương
mại, bí quyết, biển hiệu) trong hoạt động bán
hàng hoá và dịch vụ; bên nhận quyền phải tuân
thủ phương pháp kinh doanh của bên nhượng
quyền; trong suốt thời hạn hợp đồng franchise,
bên nhượng quyền có trách nhiệm trợ giúp kĩ
thuật, kinh doanh và tiếp thị cho bên nhận
quyền. Thực tế cho thấy franchising là phương
pháp phát triển thương hiệu và mở rộng kinh
doanh ở phạm vi trong nước và quốc tế. Hoạt
động này diễn ra phổ biến tại châu Âu, Bắc Mĩ,
Nhật Bản và đang có xu hướng gia tăng ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong “Bảng phân loại các ngành dịch vụ”
của WTO (Tài liệu mã số MTN.GNS/W/120),
có 12 ngành dịch vụ


(1)
được phân chia thành
khoảng 160 tiểu ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ
thứ tư là dịch vụ phân phối được phân loại thành
nhiều tiểu ngành, trong đó có tiểu ngành dịch vụ
franchising.
(2)
Dịch vụ franchising tương ứng với
mã số CPC 8929 của Liên hợp quốc.
(3)
Như vậy,
trong quan hệ thương mại quốc tế, WTO coi
franchising là một trong các dịch vụ phân phối.
Trong cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam về mở cửa thị trường dịch vụ franchising,
có ba bộ phận: (1) Cam kết chung (cam kết
nền) về mở cửa thị trường dịch vụ; (2) Cam kết
cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ franchising
của Việt Nam cho nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài; (3) Vấn đề miễn trừ nghĩa vụ đối xử tối
huệ quốc (MFN) đối với dịch vụ franchising.
1. Cam kết chung (cam kết nền) về mở
cửa thị trường dịch vụ
Về cơ bản, cam kết chung thường ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc cung cấp dịch vụ theo
phương thức hiện diện thương mại nhưng ít ảnh
hưởng đến phương thức cung cấp qua biên giới
và phương thức tiêu dùng ở nước ngoài. Trong
khi đó, dịch vụ franchising lại chủ yếu được
cung cấp bằng phương thức cung cấp qua biên

giới, do đó, dịch vụ franchising ít chịu ảnh
hưởng của cam kết chung.
2. Cam kết cụ thể về mở cửa thị trường
dịch vụ franchising của Việt Nam cho nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài
(4)

- Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ phân phối (trong đó có dịch vụ
franchising) liên quan đến các loại hàng hoá, dịch
vụ sau: Thuốc lá và xì gà; sách, báo và tạp chí; vật
phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược
phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng
phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con
nhộng hoặc bột); thuốc nổ; dầu thô và dầu đã
qua chế biến; gạo; đường mía và đường củ cải.
- Việt Nam cam kết không hạn chế phương
thức cung cấp dịch vụ franchising qua biên giới
(phương thức 1) và phương thức tiêu dùng dịch
vụ franchising ở nước ngoài (phương thức 2).
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ theo phương thức 4 (hiện diện của thể
N


Th«ng tin
76 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2007
nhân), trừ các cam kết chung. Đối với việc cung
cấp dịch vụ franchising theo phương thức 3

(hiện diện thương mại), về cơ bản, Việt Nam
cũng cam kết không hạn chế nhà cung cấp nước
ngoài nếu tuân thủ các quy định sau: Thứ nhất,
nhà cung cấp nước ngoài phải thành lập liên
doanh với đối tác Việt Nam với tỉ lệ vốn góp
của bên nước ngoài không quá 49%. Kể từ ngày
01/01/2008, hạn chế mức vốn góp 49% nêu trên
sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 01/01/2009, Việt
Nam cam kết không hạn chế mức vốn góp trong
liên doanh. Thứ hai, sau 3 năm kể từ ngày Việt
Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp nước ngoài
sẽ được phép thành lập chi nhánh. Các cam kết
nói trên rất “cởi mở”. Tuy nhiên, thực tiễn
franchising quốc tế cho thấy nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài thường ít khi cung cấp dịch vụ
theo phương thức hiện diện thương mại. Để tiếp
cận thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp dịch
vụ franchising nước ngoài không vấp phải các
điều kiện như điều kiện về quốc tịch; hạn chế
về khu vực bán hàng; điều kiện theo đó phải có
luật sư địa phương trong các dịch vụ liên quan
đến giấy tờ pháp lí v.v
- Cũng giống như hầu hết các thành viên
khác của WTO, trong cam kết gia nhập WTO, về
cơ bản, Việt Nam không đưa ra rào cản để hạn
chế áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử giữa
nhà cung cấp dịch vụ franchising nước ngoài và
nhà cung cấp dịch vụ franchising trong nước
trong việc cung cấp dịch vụ theo phương thức

cung cấp qua biên giới, phương thức tiêu dùng
ở nước ngoài. Riêng đối với việc cung cấp dịch
vụ theo phương thức hiện diện của thể nhân
Việt Nam chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
Đối với việc cung cấp dịch vụ theo phương
thức hiện diện thương mại, về cơ bản, Việt
Nam cam kết không hạn chế áp dụng nguyên
tắc NT cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài, ngoại trừ quy định theo đó trưởng chi
nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
3. Vấn đề miễn trừ nghĩa vụ đối xử tối
huệ quốc (MFN) đối với dịch vụ franchising
Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam
đưa ra danh mục những loại dịch vụ được miễn
trừ áp dụng nguyên tắc MFN, nghĩa là chỉ mở
cửa thị trường cho các đối tác đã kí kết hiệp
định song phương với Việt Nam mà không mở
cửa cho tất cả các thành viên WTO. Theo cam
kết, Việt Nam không áp dụng MFN đối với tất
cả các dịch vụ được cung cấp bằng phương
thức hiện diện thương mại và một số tiểu ngành
của dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ vận tải biển.
(5)

Trong thực tiễn franchising quốc tế, rất ít
khi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thực
hiện phương thức hiện diện thương mại. Do
đó, việc Việt Nam miễn trừ áp dụng nguyên
tắc MFN trong trường hợp này không ảnh
hưởng nhiều đến các nhà cung cấp dịch vụ

franchising nước ngoài./.
TS. NguyÔn Thanh t©m


(1). Đó là 12 ngành dịch vụ sau đây: Dịch vụ kinh doanh;
dịch vụ thông tin liên lạc; dịch vụ xây dựng và tư vấn
thiết kế liên quan; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục;
dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội
và y tế; dịch vụ du lịch và lữ hành; các dịch vụ giải trí,
văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải; các dịch vụ khác.
(2) Ngành dịch vụ phân phối bao gồm các tiểu ngành:
Dịch vụ đại lí uỷ quyền; dịch vụ bán buôn; dịch vụ
bán lẻ; dịch vụ franchising.
(3). Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, “Tổng
quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ”, Hà Nội,
2006, tr. 261. CPC là chữ viết tắt của “United Nations
Provisional Central Product Classification” - một loại
bảng phân loại dịch vụ tạm thời của Liên hợp quốc.
(4). Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, “Các
văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) của Việt Nam”, 2006, tr. 1041, 1043, 1044.
(5). Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, “Các
văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) của Việt Nam”, 2006, tr. 1070.

×