Tóm tắt cơ bản về cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
(Website Chính phủ) - Như Website Chính phủ đã đưa tin, ngày
7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại toàn cầu (WTO), kết thúc chặng đường 11 năm với hơn
200 cuộc đàm phán song phương và đa phương đầy khó khăn, phức tạp.
Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đồng ý tuân thủ
toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ
thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do Việt Nam đang phát triển ở trình độ
thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh
tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nên Việt Nam yêu cầu và
được WTO chấp nhận lộ trình thực hiện một số cam kết có liên quan đến
thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh...
Về cam kết đa phương
Kết quả mà Việt Nam đàm phán được là trong
khoảng thời gian 12 năm (không muộn hơn
31/12/2018) WTO chấp nhận coi Việt Nam là
nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, trước thời
điểm trên, nếu Việt Nam chứng minh được với
đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt
động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi
thị trường" đối với Việt Nam. Chế độ "phi thị trường" này chỉ có ý nghĩa
trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có
quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu của Việt
Nam, dù Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt
may đối với Việt Nam khi Việt Nam vào WTO. Riêng trường hợp Việt
Nam vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì
sẽ được xem xét, xử lý theo quy định của WTO.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại
trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội
địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất
khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được bảo lưu thời gian
quá độ là 5 năm, trừ ngành dệt may.
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất
khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền
được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát
triển trong lĩnh vực này. Đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải
cắt giảm, nhìn chung Việt Nam duy trì được ở mức không quá 10% giá trị
sản lượng. Ngoài mức này, Việt Nam còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ
trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính
khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh", được WTO cho phép
nên ta được áp dụng không hạn chế.
Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ
quy định WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và
cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng
thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà,
băng đĩa hình, báo, tạp chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt
Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.
Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không
có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt
Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan
để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và
cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân
phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng
đến quyền của Việt Nam trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch
vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng
dầu, báo, tạp chí...
Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý
cho Việt Nam thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO.
Hướng sửa đổi là: đối với rượu trên 20 độ cồn, Việt Nam hoặc sẽ áp dụng
một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm; đối với bia, Việt
Nam sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
Về doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thương mại Nhà nước, cam kết
của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp
hay gián tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên,
Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt
động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Việt Nam cũng đồng ý
không coi mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước là mua sắm Chính phủ.
Tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại doanh nghiệp: Điều 52 và 104 của
Luật doanh nghiệp quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến
hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép thông
qua khi có số phiếu đại diện ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp
thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn
trong liên doanh. Do vậy, Việt Nam đã xử lý theo hướng cho phép các
bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công
ty.
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu
xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Tuy nhiên, Việt
Nam bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp như quy định độ tuổi người sử
dụng và đưa ra chế độ cấp bằng lái đặc biệt. Với thuốc lá điếu và xì gà,
Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy
nhiên, sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn
bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam đàm phán
được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép
nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm nhưng bảo lưu
quyền áp dụng thuế nhập khẩu cao và nhiều biện pháp quản lý kỹ thuật
chặt chẽ khác.
Về yêu cầu minh bạch hóa, Việt Nam cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ
công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời
hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng
cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc
Website Chính phủ, website của các Bộ, ngành.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với
phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất
khẩu của các sản phẩm khác.
Việt Nam còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ
quan Chính phủ, định giá tính thuế nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các hàng rào
kỹ thuật trong thương mại... Với các nội dung này, Việt Nam cam kết
tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.
Cam kết về thuế nhập khẩu
Về mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ
biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ
mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7
năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành
23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong 5 năm. Với hàng công nghiệp,
mức bình quân giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%, thực hiện chủ yếu trong
vòng 5-7 năm.
Đối với mức cam kết cụ thể, sẽ có khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế
phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng
trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép,
vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản
phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện
tử. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với
nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải.
Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do hoá
theo ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp
định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham
gia một số ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia là sản
phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.
Việt Nam cũng tham gia một số phần với thời gian thực hiện sau từ 3 – 5
năm đối với các ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.
Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng với đường,
trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế
trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN (nguyên tắc tối huệ quốc
của WTO), cụ thể trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, thuốc
lá lá 30%, muối ăn 30%. Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.
Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
Về diện cam kết, trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), Việt
Nam đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa
thuận gia nhập WTO, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo
phân ngành khoảng 110. Về mức độ cam kết, thỏa thuận WTO đi xa hơn
BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có
những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch... Việt Nam giữ
được mức độ cam kết gần như BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và
chứng khoán, để kết thúc đàm phán, Việt Nam có một số bước tiến nhưng
nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định
hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
Nội dung cam kết của một số lĩnh vực chủ chốt như sau:
Đối với cam kết chung cho các ngành dịch vụ, về cơ bản như BTA. Trước
hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình
thức chi nhánh, trừ phi điều đó được Việt Nam cho phép trong từng
ngành cụ thể (những ngành như vậy không nhiều). Ngoài ra, công ty
nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam
nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.
Việt Nam cũng cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ
phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ phải phù hợp với
mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng, Việt Nam chỉ cho
phép ngân hàng nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần.
Về dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí, Việt Nam đồng ý cho phép các doanh
nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5
năm kể từ khi gia nhập để cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho khai thác dầu
khí. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ quyền quản lý các hoạt động trên biển,
thềm lục địa và quyền chỉ định công ty thăm dò, khai thác tài nguyên.
Việt Nam cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho
các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết
bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Đặc biệt, tất cả các công ty vào
Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
Về dịch vụ viễn thông, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh đa số vốn
nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng
(phải thuê mạng của các doanh nghiệp do Việt Nam nắm quyền kiểm
soát) và nới lỏng một chút việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy
việc giữ lại các hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng
(chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới được đầu tư vào
hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% trong các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng và cũng chỉ được liên
doanh với các đối tác Việt Nam đã được cấp phép).
Đối với dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt
so với các nước mới gia nhập. Trước hết, thời điểm cho phép thành lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai,
tương tự như BTA, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng
dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và
kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi
măng, phân bón... Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Việt Nam
hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được Việt Nam cho
phép theo từng trường hợp cụ thể).
Đối với dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang với BTA.
Tuy nhiên, Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ sau 5 năm kể từ khi gia nhập.
Về dịch vụ ngân hàng, Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập ngân hàng
con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra,
tương tự như BTA, ngân hàng nước ngoài được thành lập chi nhánh tại
Việt Nam nhưng chi nhánh đó sẽ không được phép mở chi nhánh phụ và
vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ thể
nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ
được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá
30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.
Về dịch vụ chứng khoán, Hoà Kỳ được phép thành lập công ty chứng
khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi Việt Nam
gia nhập WTO.
Đối với các cam kết khác với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục,
pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải..., mức độ cam kết về cơ bản không
khác so với BTA. Ngoài ra, Việt Nam cũng không mở cửa dịch vụ in ấn -
xuất bản.
Diễn giải mức thuế bình quân cam kết
Bình quân chung và
theo ngành
Thuế
suất
MFN
hiện
hành
(%)
Thuế
suất
cam
kết
khi
gia
nhập
WTO
(%)
Thuế
suất
cam
kết
vào
cuối lộ
trình
(%)
Mức
giảm
so với
thuế
MFN
hiện
hành
(%)
Cam
kết
WTO
của
Trung
Quốc
(%)
Mức cắt giảm
thuế tại Vòng
Uruguay
Nước
phát
triển
Nước
đang
phát
triển
Nông sản 23,5 25,2 21,0 10,6 16,7
giảm
40%
giảm
30%
Hàng công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6
giảm
37%
giảm
24%
Chung toàn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1
Nguồn: Bộ Tài chính
Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong vòng đàm phán gia
nhập WTO đối với một số nhóm hàng quan trọng
TT Ngành hàng/ Mức thuế suất
Thuế
suất
MFN
Cam kết với WTO
Thuế
suất
khi
gia
nhập
Thuế
suất
cuối
cùng
Thời gian
thực hiện
1. Một số sản phẩm nông nghiệp
- Thịt bò 20 20 14 5 năm
- Thịt lợn 30 30 15 5 năm
- Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm
- Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm
- Thịt chế biến 50 40 22 5 năm
- Bánh kẹo (thuế suất bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm
- Bia 80 65 35 5 năm
- Rượu 65 65 45-50 5-6 năm
- Thuốc lá điếu 100 150 135 3 năm
- Xì gà 100 150 100 5 năm
Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm
2. Một số sản phẩm công nghiệp
- Xăng dầu 0-10 38,7 38,7
- Sắt thép (thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm
- Xi măng 40 40 32 4 năm
- Phân hóa học (thuế suất bình
quân)
0,7 6,5 6,4 2 năm
- Giấy (thuế suất bình quân) 22,3 29,7 15,1 5 năm
- Tivi 50 40 25 5 năm
- Điều hòa 50 40 25 3 năm
- Máy giặt 40 38 25 4 năm
- Dệt may (thuế suất bình quân) 37,3 13,7 13,7
ngay khi
gia nhập
(thực tế đã
thực hiện
theo hiệp
định dệt
may với
EU, Hoa
Kỳ)
- Giày dép 50 40 30 5 năm
- Xe ôtô con
+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng 90 90 52 12 năm
+ Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cầu 90 90 47 10 năm
+ Xe dưới 2.500 cc, và loại khác 90 100 70 7 năm
- Xe tải
+ Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm
+ Loại thuế suất khác hiện hành
80%
80 100 70 7 năm
+ Loại thuế suất khác hiện hành
60%
60 60 50 5 năm
+ Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm
- Xe máy
+ Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm
+ Loại khác 100 95 70 7 năm
Nguồn: Bộ Tài chính
GIA NHẬP WTO : NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CƠ HỘI
1. Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam được đối xử bình
đẳng:
Việc gia nhập WTO về tổng thể đáp ứng các yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, là phần không thể tách rời của chủ
trương hội nhập kinh tế thế giới và sử dụng ngày càng hiệu quả tất
cả các ưu thế của phân công lao động quốc tế.
Bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử 50 năm của hệ thống
thương mại đa phương là việc thành lập WTO và tăng cường cơ
chế giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả, đặc biệt là đối
với các nước nhỏ. Các luật lệ rõ ràng và thực chất của WTO bảo
đảm sự tăng trưởng ổn định, quan hệ thương mại minh bạch và
dự đoán được trước, thúc đẩy luân chuyển hàng hoá và đầu tư,
tạo ra sự bảo vệ có hiệu quả hơn lợi ích của các quốc gia nhỏ và
có nền kinh tế yếu.
Sau khi gia nhập WTO, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối
xử (MFN và NT) trên thị trường của các nước thành viên WTO,
hàng hoá và dịch vụ Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như hàng
hoá và dịch vụ của tất cả các thành viên khác.
Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường vị thế quốc tế và bảo vệ quyền
lợi của mình trong việc tham gia xây dựng những quy định, luật lệ
của WTO công bằng và phù hợp với các nước đang phát triển,
đấu tranh chống sự áp đặt những ngoại lệ không thuộc phạm vi
thương mại về xã hội, lao động, môi trường....
Trong giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại, Việt
Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn nhờ hệ thống giải quyết tranh chấp
công bằng và hiệu quả của WTO.
Việc gia nhập WTO sẽ góp phần xoá bỏ những tàn tích của thời kỳ
chiến tranh lạnh thể hiện bằng các biện pháp phân biệt đối xử,
những quy định gắn với cái gọi là "các vấn đề chính trị, nhân
quyền..." trong luật pháp một số nước thành viên WTO.
2. Giải quyết vấn đề thị trường tòan cầu cho hàng hóa và dịch
vụ của Việt Nam
Với việc thành lập WTO, các nước đã cam kết giảm thuế quan đối
với hàng nông sản - 36%, hàng công nghiệp - 33%, dệt may -
32%. Nhờ vậy, kim ngạch mậu dịch toàn cầu đã tăng khoảng 200
tỷ USD/năm. Trong khuôn khổ WTO, từ 1 tháng Giêng năm 2005
sẽ bỏ tòan bộ hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may từ các
nước thành viên WTO. Theo thỏa thuận khung ngày 1 tháng 8
năm 2004, các thành viên WTO đã nhất trí về nguyên tắc tự do
hóa hơn nữa thương mại làm cơ sở để tiếp tục vòng đàm phán
Doha. Đặc biệt đối với nông nghiệp đã cam kết tiến tới xóa bỏ các
khỏan trợ cấp trong nước, trong đó xóa bỏ 20% trợ cấp trong
nước ngay khi kết thúc vòng Doha; nhất trí xóa bỏ mọi hình thức
trợ cấp xuất khẩu; thống nhất là các nước có mức độ trợ cấp cao
hơn thì phải cắt giảm trợ cấp nhiều hơn...
Như vậy, việc gia nhập WTO mở ra khả năng sử dụng quá trình tự
do hoá thương mại thế giới và toàn cầu hoá sản xuất để đạt được
các mục tiêu kinh tế nhất định. Các cam kết mở cửa thị trường mà
các nước thành viên WTO chấp nhận ở mức độ cao sẽ tạo cơ hội
rất lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các doanh
nghiệp sẽ có được điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển và
mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới
trên phạm vi tòan cầu, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và dệt
may.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng sẽ được hưởng một
số ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển trong thời
kỳ chuyển đổi cũng như trong việc thực hiện các nghĩa vụ của
WTO.
3. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
Sau khi gia nhập WTO, với hai nguyên tắc minh bạch hoá và tính
dễ dự đóan trước, các chính sách của Chính phủ sẽ đảm bảo việc
tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn hơn: như dành sự đối
xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngòai,
không đòi hỏi tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc hay tỷ lệ nội địa hóa, bãi bỏ
một số hạn chế đối với đầu tư nước ngòai, bỏ bớt những lĩnh vực
độc quyền nhà nước hay độc quyền doanh nghiệp... Cùng với việc
hội nhập vào hệ thống thương mại tòan cầu, các nhà đầu tư sẽ
yên tâm hơn khi vào Việt Nam vì đã có thị trường tiêu thụ tòan cầu
rộng lớn. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để đầu
tư trong nước cũng như ra nước ngòai.
4. Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần
đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh
năng động, sáng tạo
Gia nhập WTO sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập
của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đây sẽ là cơ hội để tiếp cận
những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng
như những kinh nghiệm quản lý hiện đại. Nguồn nhân lực của đất
nước cũng sẽ có điều kiện được nâng cao trình độ, kỷ luật, hiệu
quả và năng suất...
THÁCH THỨC
1. Nghiên cứu để nắm vững quy định của WTO:
WTO có 16 hiệp định chính và các quy định với tổng số tài liệu dài
30.000 trang. Để có thể hiểu thấu đáo và thực hiện đúng các quy
định của WTO đồng thời vận dụng có lợi nhất cho Việt Nam, việc
nghiên cứu để nắm vững các quy định của WTO là thách thức đầu
tiên và có vai trò hết sức quyết định, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ
của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn của các doanh nghiệp.
Các Hiệp định chính của WTO là:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994
Hiệp định về Nông nghiệp
Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực
vật
Hiệp định về Thương mại hàng Dệt và May mặc (kết thúc vào 1
tháng 1 năm 2005)
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến Thương mại
Hiệp định thực thi điều VI của hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại 1994
(chống bán phá giá)
Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại 1994
(xác định trị giá hải quan)
Hiệp định về giám định hàng hoá trước khi xếp hàng
Hiệp định về Quy tắc xuất xứ
Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hiệp định các biện pháp tự vệ
Hiệp định về thương mại dịch vụ
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết
tranh chấp
Cơ chế rà soát chính sách Thương mại
2. Môi trường pháp lý sẽ thay đổi:
Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nền kinh tế thị trường
tiếp tục phải điều chỉnh và bổ sung đáp ứng các cam kết quốc tế:
trong đó ưu tiên sửa đổi các văn bản nhằm đáp ứng các yêu cầu
của WTO và ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế lên trên luật
pháp trong nước.
3. Phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài:
Một trong những vấn đề chính trong quá trình cải cách kinh tế và
tự do hoá thương mại là việc thích ứng nền kinh tế trong nước với
hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, ta sẽ phải
cắt giảm thuế quan và các rào cản phi quan thuế, áp dụng chế độ
đãi ngộ quốc gia đối với các doanh nghiệp nước ngòai trên thị
trường Việt Nam... nên việc đứng vững được trên thị trường nội
địa sẽ là một thách thức rất lớn khi gia nhập WTO. Do các doanh
nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng
cạnh tranh không cao và hiện vẫn còn có tư tưởng trông chờ vào
sự bảo hộ của nhà nước nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
thích ứng với sự cạnh tranh gia tăng và quyết liệt của các công ty
nước ngoài trên thị trường nội địa cũng như trong việc tranh thủ
các cơ hội mới để đẩy mạnh xuất khẩu.
4. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập còn
yếu:
Tuy đã được tăng cường nhiều trong thời gian qua nhưng nhìn
chung vẫn chưa đáp được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM GÌ TRONG TIẾN TRÌNH
HNKTQT