Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình Kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc (Nghề: Kế toán hành chính sự nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.6 KB, 34 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KẾ TỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC
NGÀNH, NGHỀ: KẾ TỐN HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng…
năm2021của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ
tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà
nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của
Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc


huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức
phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

.

Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017
Chủ biên
Nguyễn Thanh Tâm

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
CHƢƠNG 1: Những vấn đề chung về kế toán ngân sách nhà nƣớc và nghiệp vụ

kho bạc
Error! Bookmark not defined.

1. Đối tƣợng, nhiệm vụ của kế toán NSNN và nghiệp vụ Kho bạc
............................................................................................................................... 1
2. Tổ chức cơng tác kế tốn NSNN và nghiệp vụ Kho bạc ............................ 1
CHƢƠNG 2: Kế toán vốn bằng tiền và thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
.......................................................................................................................... 5
1. u cầu kế toán vốn bằng tiền ...................................................................... 5
2. Kế toán tiền mặt ............................................................................................ 5
3. Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam ......................................... 7
CHƢƠNG 3: Kế toán ngân sách nhà nƣớc ....................................................... 9
1. Những vấn đề chung về ngân sách nhà nƣớc. .................................................... 9

2. Đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc. .................................................................. 9
3. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc. ....................................................................... 9

4. Kế toán dự toán chi NSNN ......................................................................... 11
CHƢƠNG 4: Kế tốn tiền gửi và các quỹ tài chính ....................................... 17
1. Kế toán tiền gửi đơn vị tại KBNN.................................................................. 17
2. Kế tốn tiền gửi các quỹ tài chính tại Kho bạc. ............................................. 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 29

iii


iv


CHƢƠNG 1: Những vấn đề chung về kế toán ngân sách nhà nƣớc (NSNN)
và nghiệp vụ Kho bạc
1. Đối tƣợng, nhiệm vụ của kế toán NSNN và nghiệp vụ Kho bạc
*Đối tƣợng của kế toán kho bạc nhà nƣớc
1. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền;
2. Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các
quỹ tài chính khác của Nhà nƣớc;
3. Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
4. Các khoản thanh tốn trong và ngồi hệ thống KBNN;
5. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
6. Các khoản kết dƣ NSNN các cấp;
7. Dự toán và tình hình phân bổ dự tốn kinh phí các cấp;
8. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và dài hạn;
9. Các loại tài sản của Nhà nƣớc đƣợc quản lý tại KBNN.

* Nhiệm vụ
1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình
hình quản lý, phân bổ dự tốn chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi
NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do
KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
a) Dự toán chi NSNN;
b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
đ) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân nếu có);
e) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tƣơng đƣơng tiền;
g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản
lý của KBNN;
i) Các hoạt động giao dịch, thanh tốn trong và ngồi hệ thống KBNN;
k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.

1


2. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh tốn và các chế độ,
quy định khác của Nhà nƣớc liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
3. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy
đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thơng tin kế tốn cần thiết, theo yêu cầu về việc
khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định
khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính
với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thơng tin kế tốn
phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết tốn NSNN, cơng tác quản lý nợ và điều hành
các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.


2.Tổ chức cơng tác kế tốn NSNN và nghiệp vụ Kho bạc
Lựa chọn các hình thức tổ chức cơng tác kế tốn có liên quan mật thiết đến việc
thiết kế bộ máy kế tốn ở đơn vị. Trƣởng phịng kế tốn phải căn cứ vào qui mô,
đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế tốn
hiện có để lựa chọn hình thức tổ chức cơng tác kế tốn và bộ máy kế toán của đơn
vị. Tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổ
chức cơng tác kế tốn sau:
-

Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung.

-

Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn phân tốn.

-

Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn vừa tập trung vừa phân tán.
2.1. Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung.

-

Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phịng kế tốn duy nhất để thực hiện
tồn bộ cơng việc kế tốn của đơn vị. Ở các bộ phận kinh doanh, dịch
vụ,…không có tổ chức kế tốn riêng, chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm
vụ hƣớng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính
phát sinh, chuyển chứng từ hạch tốn ban đầu về phịng kế tốn theo định kỳ để
phịng kế tốn kiểm tra, ghi chép sổ kế toán.
+ Ưu điểm: tập trung đƣợc thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ, thuận tiện

cho việc phân cơng và chun mơn hóa cơng tác kế tốn, thuận tiện cho việc cơ
giới hóa cơng tác kế tốn, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị.

2


+ Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với mọi
hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh đạo
và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc.
2.2. Hình thức tổ chức cơng tác kế tốn phân tán.
-

Theo hình thức này, ở đơn vị có phịng kế tốn trung tâm, các đơn vị phụ thuộc,
các bộ phận đều có tổ chức kế tốn riêng viện nghiên cứu có trạm, trại thí
nghiệm, cơ quan hành chính có tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ…).

-

Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ
thuộc chịu trách nhiệm thực hiện tồn bộ cơng việc kế tốn ở bộ phận mình, kể
cả phần kế tốn tổng hợp và kế toán chi tiết, định kỳ phải lập các báo cáo tài
chính gửi về phịng kế tốn trung tâm.

-

Phịng kế tốn trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện tồn bộ các phần hành
cơng việc kế tốn phát sinh tại đơn vị, hƣớng dẫn, kiểm tra cơng tác kế tốn ở bộ
phận phụ thuộc, thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của bộ phận phụ thuộc
gửi lên và tổng hợp số liệu của đơn vị, bộ phận phụ thuộc cùng với báo cáo của
đơn vị chính để lập báo cáo kế tốn tồn đơn vị.


-

Ưu điểm: tăng cƣờng vai trị kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế tốn đối với hoạt
động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,.. ở từng đơn vị, bộ phận phụ
thuộc, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn
vị, bộ phận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị,

-

Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ,
biên chế bộ máy kế tốn chung tồn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ chức cơng tác
kế tốn tập trung.
2.3. Hình thức tổ cơng tác kế tốn vừa tập chung vừa phân tán.

- Có thể minh họa một mơ hình tổ chức cơng tác kế toán ở đơn vị HCSN theo sơ
đồ.

3


Sơ đồ 1.1: Mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn
Kế tốn trƣởng hoặc phụ
trách tài chính kế tốn)

Kế tốn:
- Thanh toán
- Vật
- tƣ
- Tài sản


Kế toán:
- Vốn bằng tiền
- Nguồn KP
- Các khoản thu

Kế toán:
- Chi HĐ.
- Chi D.A.
- Chi
SXKD.

Kế
tốn
tổng
hợp

Phụ trách
kế tốn đơn
vị cấp dƣới.

Phân chia các cơng việc
theo nội dung cơng tác kế

Thực chất, hình thức này là kết hợp hai hình thức nói trên nhằm phù hợp với
đặc điểm, tính chất của từng đơn vị.

4



Chƣơng 2: Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán khơng dùng tiền mặt.
1.u cầu kế tốn vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là 1 bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của
đơn vị. Vốn bằng tiền ln tồn tại dƣới hình thái tiền tệ - giá trị trong các công tác, thể
hiện rõ nét trong cơng tác kế tốn.

2. Kế tốn tiền mặt
Khi hạch tốn tiền mặt cần tơn trọng một số quy định sau:
- Chỉ hạch toán qua tài khoản Tiền mặt những nghiệp vụ thực thu, thực chi qua
thủ quỹ.
- Khi thu, chi phải có chứng từ thu chi đầy đủ các chữ ký của những ngƣời có
trách nhiệm và có liên quan.
- Các nghiệp vụ thu chi phải đƣợc theo dõi đồng thời giữa kế toán và thủ quỹ.
Tài khoản sử dụng: TK 111
Bên Nợ: Số tiên mặt thực thu và số tiền mặt phát hiện thừa trong kiểm kê
Bên Có: Số tiên mặt thực chi và số tiền mặt phát hiện thiếu trong kiểm kê
Dƣ Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ
Kế toán các nghiệp vụ thu tiền mặt
1/ Thu tiền mặt từ các khoản thu ngân sách phát sinh tại xã
Nợ TK 111
Có TK 719 7192) Thu Ngân sách chƣa qua Kho bạc
2/ Khi thu tiền nhận khoán từ các tổ chức hoặc cá nhân nộp vào
Nợ TK 111
Có TK 719 (7192)
3/ Khi rút tiền gửi kho bạc về quỹ tiền mặt
Nợ TK 111
Có TK 112
4/ Khi thu hồi các khoản thu bằng tiền mặt
Nợ TK 111
Có TK 311 Các khoản phải thu

5/ Khi thu hộ các khoản đóng góp của dân cho cấp trên bằng tiền mặt
Nợ TK 111

5


Có TK 336 3361) Các khoản thu hộ, chi hộ
6/ Khi thu các khoản do dân đóng góp để hình thành quỹ chuyên dùng
Nợ TK 111
Có TK 431 Các quỹ chuyên dùng của xã
Kế toán các nghiệp vụ chi tiền mặt
1/ Khi nộp tiền mặt vào các khoản thu Ngân sách
Nợ TK 112
Có TK 111
Đồng thời kết chuyển
Nợ TK 719 7192) Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc
Có TK 714 7142) Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc
2/ Chi tiền mặt thuộc khoản chi ngân sách xã
Nợ TK 814 8142) Chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Có TK 111
3/ Khi chi tiền mặt để tiếp khách, hội nghị
Nợ TK 819 8192)
Có TK 111
Sau đó làm thủ tục chi NSNN tại kho bạc và đƣợc kho bạc chấp nhận, kế tốn
kết chuyển
Nợ TK 814 8142)
Có TK 819 (8192)
4/ Chi tiền mặt để tạm ứng
Nợ TK 311
Có TK 111

5/ Chi tiền mặt để thanh toán nợ cho ngƣời cung cấp, ngƣời nhận thầu
Nợ TK 331
Có TK 111
6/ Chi tiền mặt để nộp khoản thu hộ
Nợ TK 336
Có TK 111
7/ Chi tiền mặt thuộc các quỹ chuyên dùng của xã
Nợ TK 431

6


Có TK 111
8/ Chi tiền mặt để mua TSCĐ
Nợ TK 819
Có TK 111
Đồng thời ghi nhận tăng TSCĐ
Nợ TK 211
Có TK 466 Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
Sau đó làm thủ tục chi NSNN tại kho bạc và đƣợc kho bạc cấp nhận
Nợ TK 814 8142)
Có TK 819 (8192)
3. Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam
Tài khoản sử dụng: TK 112
Bên Nợ: Số tiền gử vào Kho bạc
Bên Có: Số tiền rút ra từ Kho bạc để sử dụgn
Dƣ Nợ: Số tiền hiện đang còn gửi
Tài khoản 112 có 2 TK cấp 2
TK 1121: Tiền Ngân sách tại Kho bạc
TK 1122: Tiền gửi khác

Kế toán các nghiệp vụ gửi vào Kho bạc
1/ Khi chi tiền mặt từ các khoản thu Ngân sách gửi vào kho bạc
Nợ TK 112 1121)
Có TK 111
Đồng thời kết chuyển
Nợ TK 719 7192)
Có TK 714 (7142)
2/ Trƣờng hợp thu ngân sách qua kho bạc về các khoản đƣợc điều tiết
Nợ TK 112 1121)
Có TK 714 (7142)
3/ Khi nhận đƣợc khoản bổ sung cho ngân sách xã từ ngân sách cấp trên qua kho bạc
Nợ TK 112 1121)
Có TK 714 (7142)
4/ Khi nhận đƣợc khoản tài trợ để xây dựng các cơng trìnhcủa xã qua Kho bạc

7


Nợ TK 112 1121)
Có TK 714 (7142)
5/ Khi nhận kinh phí uỷ quyền, kinh phí nhờ chi hộ qua kho bạc
Nợ TK 112 1121)
Có TK 336 (3362)
6/ Khi thu hồi các khoản phải thu qua kho bạc
Nợ TK 112 1121, 1128)
Có TK 311
Kế tốn các nghiệp vụ sử dụng tiền gửi Kho bạc
1/ Khi rút tiền ngân sách tại kho bạc về quỹ tiền mặt
Nợ TK 111
Có TK 112 (1121)

Nếu rút tiền gửi khác về quỹ tiền mặt
Nợ TK 111
Có TK 1128
2/ Khi chuyển tiền giửi kho bạc để thanh toán các khoản chi ngân sách: điện, điện
Nợ TK 814 8142)
Có TK 112 (1121)
3/ Khi dùng tiền gửi kho bạc để mua sắm TSCĐ
Nợ TK 814 8142)
Có TK 112
Đồng thời ghi nhận tăng TSCĐ
Nợ TK 211
Có TK 466
5/ Khi dùng tiền gửi kho bạc để mua sắm các loại vật liệu
Nợ TK 152
Có TK 112

8


Chƣơng 3: Kế toán ngân sách nhà nƣớc
1. Những vấn đề chung về ngân sách nhà nƣớc
1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc
Theo luật ngân sách Nhà nƣớc của Việt nam thì ngân sách Nhà nƣớc đƣợc định
nghĩa nhƣ sau:
Ngân sách Nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự tốn
đã đƣợc cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
Nhƣ vậy, theo định nghĩa của pháp luật Việt nam có thể thấy rằng ngân sách
Nhà nƣớc là một tập hợp các khoản thu, chi trong vòng một năm, gọi là năm ngân
sách, do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và có tác dụng đảm bảo nguồn

tài chính cho các hoạt động của Nhà nƣớc.
2. Đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc
2.1. Quan hệ phân phối trong ngân sách Nhà nước là khơng hồn trả
Tính chất phân phối khơng hồn trả của quan hệ ngân sách Nhà nƣớc thể hiện ở
chỗ một khi đã nộp ngân sách Nhà nƣớc thì ngƣời nộp sẽ khơng nhận lại khoản tiền
mà mình đã nộp, cũng nhƣ khi ngân sách Nhà nƣớc đã đƣợc cấp phát rồi thì sẽ khơng
địi lại. Nhƣ trong chƣơng đầu đã phân tích, đây là tiêu chí để phân biệt ngân sách Nhà
nƣớc với các loại quan hệ tài chính khác bởi vì mỗi loại quan hệ tài chính có một đặc
điểm phân phối riêng biệt, nếu nhƣ quan hệ tín dụng là có hồn trả, bảo hiểm là hồn
trả có điều kiện thì ngân sách Nhà nƣớc là quan hệ phân phối khơng hồn trả.
2.2. Sự ra đời của ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào sự ra đời và phát triển
các chức năng của Nhà nước.
Có thể nói rằng sự ra đời của ngân sách Nhà nƣớc phụ thuộc vào sự ra đời và
phát triển các chức năng của Nhà nƣớc bởi vì ngân sách Nhà nƣớc là một hệ quả tất
yếu đi kèm theo sự ra đời của Nhà nƣớc, nếu nhƣ khơng có sự ra đời của Nhà nƣớc thì
chẳng bao giờ tồn tại khái niệm ngân sách Nhà nƣớc. Và nhƣ vậy phạm trù ngân sách
Nhà nƣớc là một phạm trù lịch sử. Xuất phát từ quyền lực chính trị đặc biệt của mình,
Nhà nƣớc giữ vai trò điều phối mọi hoạt động trong xã hội, quy định hƣớng phát triển
cho xã hội và đảm bảo điều hòa các mối quan hệ trong xã hội theo hƣớng có lợi nhất
cho mình và cho tồn xã hội.
3. Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc

9


3.1 Vai trị huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nƣớc, để đảm bảo
cho hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội địi hỏi phải có
những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này đƣợc hình thành từ các

khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà
nƣớc mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nƣớc đều
phải thực hiện.
3.2 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trƣờng là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh
nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trƣờng là cung cầu và
giá cả thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trƣờng. Sự mất
cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến
động trên thị trƣờng, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này
sang ngành khác, từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác. Việc dịch chuyển vốn
hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển khơng cân đối.
Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nhà nƣớc phải
sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trƣờng nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ
thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc dƣới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và
sử dụng các quỹ dự trữ hàng hố và dự trữ tài chính. Đồng thời , trong q trình điều
tiết thị trƣờng ngân sách nhà nƣớc cịn tác động đến thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn
thơng qua việc sử dụng các cơng cụ tài chính nhƣ: phát hành trái phiếu chính phủ, thu
hút viện trợ nƣớc ngồi, tham gia mua bán chứng khốn trên thị trƣờng vốn… qua đó
góp phần kiểm sốt lạm phát.
3.3 Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Để định hƣớng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế
và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác
nhà nƣớc sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần
kích thích sản xuất phát triển và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ vào những
vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hƣớng đã định. Đồng
thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh

10



tế mũi nhọn… nhà nƣớc có thể tạo điều kiện và hƣớng dẫn các nguồn vốn đầu tƣ của
xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
3.4. Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân

Nền kinh tế thị trƣờng với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hố giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, nhà nƣớc phải có một chính sách phân phối lại thu
nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cƣ. Ngân
sách nhà nƣớc là cơng cụ tài chính hữu hiệu đƣợc nhà nƣớc sử dụng để điều tiết thu
nhập, với các sắc thuế nhƣ thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo
nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cƣ
có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc
nhƣ chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chƣơng trình phát triển xã hội: phịng chống dịch
bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hố gia đình… là nguồn bổ sung
thu nhập cho tầng lớp dân cƣ có thu nhập thấp .
Các vai trò trên của Ngân sách nhà nƣớc cho thấy tính chất quan trọng của
Ngân sách nhà nƣớc, với các cơng cụ của nó có thể quản lý tồn diện và có hiệu quả
đối với tồn bộ nền kinh tế .

4. Kế toán dự toán chi NSNN
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc trong dự tốn đã đƣợc
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc.
Kế toán ngân sách nhà nƣớc là ngƣời thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thu thập, xử
lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thơng tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính
xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự tốn kinh phí ngân
sách nhà nƣớc; Tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc; Tình hình vay và trả nợ vay của
ngân sách nhà nƣớc; Các loại tài sản của nhà nƣớc do Kho bạc Nhà nƣớc đang quản lý
và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nƣớc.
Chi ngân sách nhà nƣớc bao gồm:

a) Chi đầu tƣ phát triển;

11


b) Chi dự trữ quốc gia;
c) Chi thƣờng xuyên;
d) Chi trả nợ lãi;
đ) Chi viện trợ;
e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước
Thu, chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trƣờng hợp các
khoản thu, chi ngân sách nhà nƣớc bằng ngoại tệ thì đƣợc quy đổi ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá hạch tốn do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân
sách nhà nƣớc tại thời điểm phát sinh”.
Khi rút tạm ứng dự toán về quỹ tiền mặt
Nợ TK 111-Tiền mặt
Có TK 337- Tạm thu 3371).
Đồng thời, ghi:
Có TK 008- Dự tốn chi hoạt động 008211, 008221).
Trường hợp ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền vào TK tiền gửi dự toán của đơn vị,
ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu 3371).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 012- Lệnh chi tiền thực chi nếu đƣợc cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi), hoặc

12



Nợ TK 013- Lệnh chi tiền tạm ứng nếu đƣợc cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng).
Các khoản chi từ quỹ tiền mặt hoặc TK tiền gửi của ngân sách mà trước đó đơn vị
đã tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 141, 331, 332, 611…
Có các TK 111, 112 (kế tốn thu chi)
Đồng thời, ghi:
Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi nếu chi từ nguồn NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền
thực chi).
Khi đủ điều kiện thanh toán, kết chuyển từ TK tạm thu sang TK thu hoạt động do
NSNN cấp tương ứng với số đã thanh toán, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu 3371)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
Đối với các khoản chi từ nguồn NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng, khi làm thủ
tục thanh toán tạm ứng, ghi:
Có TK 013- Lệnh chi tiền tạm ứng chi tiết TK tƣơng ứng).
Nghiệp vụ 2: Rút dự toán thực chi
Rút dự toán thanh toán các khoản phải trả, chi trực tiếp cho hoạt động của đơn vị
ghi:
Nợ các TK 331, 332, 334, 611…
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
Đồng thời, ghi:

13


Có TK 008- Dự tốn chi hoạt động chi tiết TK tƣơng ứng).
Rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để trả lương cho người
lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.

Đồng thời, ghi:
Có TK 008- Dự tốn chi hoạt động chi tiết TK tƣơng ứng).
Phản ánh số phải trả về tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động,
ghi:
Nợ các TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 334- Phải trả ngƣời lao động (kế tốn thu chi)
Khi có xác nhận của Ngân hàng phục vụ về số tiền lương và các khoản thu nhập
khác đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của từng người lao động trong đơn vị,
ghi:
Nợ TK 334- Phải trả ngƣời lao động
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc chi tiết tiền gửi Ngân hàng).
Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lƣơng.
Khi thanh tốn tiền đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, ghi:
Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lƣơng

14


Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp, hoặc
Đồng thời, ghi:
Có TK 008- Dự tốn chi hoạt động nếu rút dự tốn)
Nghiệp vụ 3: Cuối năm:
Tính hao mịn TSCĐ được hình thành bằng nguồn NSNN cấp, dùng cho hoạt động
hành chính, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
Căn cứ Bảng tính hao mịn TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN cấp đã tính trong
năm để kết chuyển, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 36611)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp.
Căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm bằng nguồn
NSNN đã xuất sử dụng cho hoạt động hành chính trong năm, kết chuyển, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 36612)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp (kế toán thu chi)
Cuối năm
Kết chuyển các khoản thu do NSNN cấp vào TK xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp
Có TK 911- Xác định kết quả 9111).

15


Kết chuyển chi phí hoạt động do NSNN cấp vào TK xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả 9111)
Có TK 611- Chi phí hoạt động.

16


Chƣơng 4: Kế toán tiền gửi và các quỹ tài chính
1. Kế tốn tiền gửi đơn vị tại KBNN
1.1. Ngun tắc kế toán
- Tài khoản này phản ánh số hiện có, tình hình biến động tất cả các loại tiền gửi
không kỳ hạn của đơn vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc bao gồm tiền Việt Nam và ngoại
tệ).
- Căn cứ để hạch toán trên TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc là các giấy báo
Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân hàng, Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc, trừ
trƣờng hợp tiền đang chuyển.

- Kế toán phải tổ chức thực hiện việc theo dõi riêng từng loại tiền gửi tiền gửi
của các hoạt động: thu phí; SXKD dịch vụ; tiền gửi của chƣơng trình dự án, đề tài; tiền
gửi vốn đầu tƣ XDCB và các loại tiền gửi khác theo từng Ngân hàng, Kho bạc). Định
kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp
đúng với số liệu của Ngân hàng, Kho bạc quản lý. Nếu có chênh lệch phải báo ngay
cho Ngân hàng, Kho bạc để xác nhận và điều chỉnh kịp thời.
- Kế toán tiền gửi phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý, lƣu thơng tiền tệ
và những quy định có liên quan đến Luật Ngân sách nhà nƣớc hiện hành.
1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng,
Kho bạc
Bên Nợ:
- Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào Ngân hàng, Kho bạc;
- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại số dƣ ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
trƣờng hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút từ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc;
- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại số dƣ ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
trƣờng hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).
Số dƣ bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ còn gửi ở Ngân hàng, Kho
bạc.
Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc có 2 tài khoản cấp 2:

17


- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động
các khoản tiền Việt Nam của đơn vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.
- Tài khoản 1122- Ngoại tệ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị
của các loại ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc.
1.3. Phƣơng pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

1- Khi xuất quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 111- Tiền mặt.
2- Khi NSNN cấp kinh phí bằng Lệnh chi tiền, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu 3371).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 012- Lệnh chi tiền thực chi. nếu cấp bằng lệnh chi tiền thực chi)
hoặc
Nợ TK 013- Lệnh chi tiền tạm ứng. nếu cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng)
3- Trƣờng hợp tiếp nhận viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài:
a) Khi nhà tài trợ chuyển tiền về tài khoản tiền gửi tạm ứng TK đặc biệt) do đơn
vị làm chủ TK, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu 3372).
b) Khi đơn vị rút tiền từ tài khoản tiền gửi tạm ứng về quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
c) Khi đơn vị chi tiêu các hoạt động từ nguồn viện trợ, vay nợ nƣớc ngồi bằng
chuyển khoản, ghi:
Nợ các TK 141, 331, 612...
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
d) Trƣờng hợp dùng nguồn viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài để mua sắm TSCĐ:
- Nếu mua về đƣa ngay vào sử dụng, không phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:

18


Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ...).

Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu 3372)
Có TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 36621).
- Nếu TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:
Nợ TK 241- XDCB dở dang 2411)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc chi phí mua, lắp đặt, chạy thử...).
Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 241- XDCB dở dang 2411)
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu 3372)
Có TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 36621).
đ) Trƣờng hợp dùng nguồn viện trợ để xây dựng TSCĐ, khi phát sinh chi phí đầu
tƣ XDCB, ghi:
Nợ TK 241- XDCB dở dang 2412).
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu 3372)
Có TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 3664).
Khi công trình XDCB hồn thành bàn giao TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 241- XDCB dở dang 2412).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 3664)
Có TK 366- Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu (36621).
4- Khi thu phí, lệ phí bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

19



Có TK 337- Tạm thu 3373) hoặc
Có TK 138- Phải thu khác 1383).
5- Khi thu đƣợc các khoản phải thu của khách hàng bằng tiền gửi, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 131- Phải thu khách hàng.
6- Khi thu hồi các khoản tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên, ngƣời lao động
trong đơn vị bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 141- Tạm ứng.
7- Khi thu hồi các khoản nợ phải thu nội bộ bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 136- Phải thu nội bộ.
8- Thu lãi tiền gửi phát sinh do hoạt động đầu tƣ tạm thời của khoản vay sử dụng
cho mục đích xây dựng cơ bản dở dang, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 241- XDCB dở dang 2412).
9- Khi thu đƣợc lãi đầu tƣ tín phiếu, trái phiếu, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và
các khoản đầu tƣ tài chính khác bằng chuyển khoản, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 138- Phải thu khác 1381, 1382) hoặc
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
10- Lãi tiền gửi của các đơn vị sự nghiệp công nhƣ lãi tiền gửi của hoạt động
dịch vụ sự nghiệp công; lãi tiền gửi của nguồn thu học phí và các khoản thu sự nghiệp
khác) nếu theo quy định của chế độ tài chính đƣợc bổ sung vào Quỹ đặc thù hoặc Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 353- Các quỹ đặc thù
Có TK 431-Các quỹ 4314).
11- Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bằng chuyển khoản:


20


×