Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận phật giáo môn kinh lăng già con đường giải thoát được khai thị trong kinh lăng già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KHOA …


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH LĂNG GIÀ
CHỦ ĐỀ: “Con đường giải thoát được khai thị trong kinh
Lăng Già”

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
GIỚI THIỆU VỀ KINH LĂNG GIÀ TRONG HỆ
I.
THỐNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
1.1.
1.2.
1.3.
II.

Giới thiệu về kinh Lăng Già
Vị trí và tầm quan trọng của kinh Lăng Già trong tư tưởng
Phật giáo Đại thừa
Những điểm nổi bật của Kinh Lăng già so với các văn liệu


Đại thừa khác.
TƯ TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT TRONG

KHAI THỊ KINH LĂNG GIÀ
2.1.
Tự chứng thánh trí
2.2.
Niết bàn diệu tâm
2.3.
Con đường giải thốt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
4
5
5
5
8
10
12
13


MỞ ĐẦU
Đức Phật trước kia ở trong hoàn cảnh cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con
xinh. Vật chất quá đầy đủ nhưng tại sao Ngài từ bỏ tất cả để vượt thành xuất

gia? Vì Ngài thấy rõ ngơi vua, quyền thế, của cải là những hạnh phúc tạm bợ.
Có khi vì thế mà con người giết hại lẫn nhau nhưng cuối cùng ai cũng phải chết
với hai bàn tay trắng. Con người vì mê lầm nên làm cái gì cũng để hưởng thụ,
bồi bổ thân này mà không biết tu tâm dưỡng tánh. Thành ra đại đa số con người
thế gian chỉ lo cho phần vật chất mà lãng quên phần tinh thần. Phật có đầy đủ tất
cả nhưng tại sao Ngài không hưởng, ngay khi đã thành tựu đạo pháp ngài cũng
chỉ tuỳ duyên khất thực xin ăn để gieo phước điền cho nhân loại? Có được tinh
thần sáng suốt, minh mẫn, định tĩnh nên Phật không thấy ai là kẻ thù, chỉ có
người chưa thơng cảm với nhau mà thơi. Có thể nói rằng Phật giáo khơng giống
như những tôn giáo khác chỉ làm thõa mãn tri thức của con người, vì rằng ngơn
từ khái niệm chỉ làm cho con người lẩn quẩn trong vòng chữ nghĩa, của tri thức
thường nghiệm. Phật giáo cần một sự thể nhập bằng tự tâm mới có thể đạt đến
Niết-bàn. Vì Niết-bàn là trạng thái vắng lặng, đoạn trừ phiền não nhiễm ô, vượt
ra khỏi những giới hạn tầm thường của ngôn ngữ.
Để tạo cho mình một cái nhìn chân chánh địi hỏi chúng ta phải đào luyện trí tuệ
sắc bắn bằng cách năng thân cận bậc thiện trí thức, gần gũi bạn lành có tư tưởng
chánh kiến. Thích học và tìm hiểu chơn lý, chịu nghe những lời giảng giải của
bậc thiện trí thức và ln ln tìm hiểu, suy sét cho thật kỹ rồi mới tin. Nghĩa là
tin về nhân làm phước quả của phước thí. Tin về Nhân quả, thiện ác. Tin về hiện
tại và vị lai. Hay nói cách khác, phải có niềm tin về con đường giải thốt. Do đó
kinh Lăng già dạy phải thâm nhập vào thế giới Lăng già mới khơng bị những
sóng gió tâm thức làm cho lay động điên đảo. Vì vậy, nghiên cứu nội dung : “Con
đường giải thoát được khai thị trong kinh Lăng Già” có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Thơng qua đó để mỗi người chúng ta tu tập và chuyển hóa nội tâm, loại trừ
những vọng tưởng sai biệt, trở về với chân tâm thực tánh của chính mình.

1


Phần II. Nội Dung

I. GIỚI THIỆU VỀ KINH LĂNG GIÀ TRONG HỆ THỐNG KINH ĐIỂN
PHẬT GIÁO
1.1. Giới thiệu về kinh Lăng Già
Lăng Già là một trong những kinh Đại thừa, chiếm một vị trí quan trọng
trong Phật Giáo Đại Thừa và chứa đựng những học thuyết về Duy tâm, Như Lai
Tàng và A lại da thức… và cả trong văn học Phật Giáo thiền. Tựa đề đầy đủ của
kinh bằng tiếng Sanrkrit là “Àrya Saddharma Lànkàvatàra nàma Mahàyana
Sutram” nghĩa là Thành Thiện Pháp Nhập Lăng Già Kinh. Chữ Lankà (Lăng
Già) là tên một hịn đảo ở phía Nam Ấn có tên là Celon (Tích Lan). Theo lịch sử
thì đảo này đã diễn ra một cuộc đối thoại giữa Đức Phật và chư vị Bồ Tát với
chúng hội. Theo địa lý mang tính biểu tượng hơn, đó là núi Lăng Già nằm ở
vùng biển phía Nam chỗ của lồi La sát (Rakshasa) chúa của loài này thỉnh Đức
Phật lên đỉnh núi để thuyết pháp nên lấy địa danh này đặt tên kinh. Hơn nữa, đảo
Lăng Già là một hải đảo rất xa xơi, đường đến đó rất khó khăn chỉ có Đức Phật
và những vị Thánh đệ tử mới vào đó được. Do đó chúng hội của kinh Lăng Già
nhằm biểu thị cho thế giới tâm linh thuần tịnh giữa biển thức lao xao. Thính
chúng được tham dự là những vị Bồ Tát đã an trú thanh tịnh tâm và được nghe
Đức Phật giảng về giáo lý Như Lai Tàng (chủng tử nghiệp thức) biểu thị cho gió
ngoại cảnh đã ngưng thổi, sóng nghiệp thức ngừng lao xao, biển cả tâm linh lắng
đọng, trăng tuệ giác vô thường rực chiếu, mọi hiện hữu được nhìn thấy tồn
chân, ngay nơi này Thức lập tức biến thành Trí.
Theo lịch sử hình thành, thì Lăng Già kinh cũng như nhiều bộ kinh khác
được hình thành chậm hơn so với các bộ kinh Nikaya và A Hàm khoảng thế kỷ I,
II sau Tây lịch, khoảng 600 hay 700 năm sau Phật nhập Niết Bàn. Kinh này hiển
nhiên không phải do trực tiếp từ kim khẩu của Đức Thế Tơn nói ra mà được ngài
A Nan ghi lại. Theo một vài ý kiến khác thì bộ kinh có thể do một tác giả nghiên
cứu Đại Thừa viết ra, về sau dần dần có rất nhiều ý kiến khác đóng góp thêm
vào. Do đó trong lời dẫn nhập của Lăng Già Đại Thừa kinh ngài Suzuki có nói:
“Lăng Già là một bản giác thư, nó là tổng hợp toàn bộ giáo lý quan trọng của
giáo lý Đại Thừa thời đó”. Kinh Lăng già khơng theo một lịch trình logic mà

2


được sắp xếp một cách lộn xộn và do trải qua thời gian lịch sử lâu dài nên nhiều
lần biên khảo đã làm cho Lăng Già khơng cịn trật tự như các bản kinh khác.
1.2. Vị trí và tầm quan trọng của kinh Lăng Già trong tư tưởng Phật
giáo Đại thừa
1.2.1. Vị trí Lăng Già với Thiền tơng
Có thể thấy được Lăng Già là bộ kinh lớn, có thể so sánh về vai trò với
Diệu pháp liên hoa hay kinh A Hàm. Nội dung của kinh bao quát rất nhiều vấn
đề học thuyết chủ yếu trong Phật Giáo Đại Thừa. Từ thời sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma
với bộ Lăng Già bốn quyển, dòng mạch thiền được tiếp nối với nhiều thiền sư
chứng ngộ. Khơng khí thiền hưng thịnh mang sắc thái mới đặc trưng của Trung
Hoa. Bộ Lăng Già được xem như bộ kinh gối đầu, bộ tâm ấn của Thiền gia. Tư
tưởng của Lăng Già chú trọng đến giáo lý “Không”, “Vô ngã”, những ảo tưởng
của phân biệt, kịch liệt phê phán những văn tự ngôn ngữ vọng chấp, phân biệt và
nhấn mạnh đề cao đến sự tự chứng, tự nội, kinh nghiệm tự chứng cho được cái
thánh trí ở bên trong của mình.
Đó cũng là tơng chỉ của Thiền tông. Và tác giả của cuốn “ Nghiên cứu
kinh Lăng Già” đã xem bộ kinh này có thẩm quyền nhất trong mối liên hệ với
giáo lý thiền của Phật Giáo [6, tr. 103]. Như vậy, sự nghiên cứu kinh Lăng Già
có liên hệ đặc biệt với Thiền tơng, vẫn được giữ cho đến thời Pháp Xung, Đạo
Tuyên là những vị cùng thời với tổ Hoằng Nhẫn (tổ thứ năm của thiền tông
Trung Hoa). Sau thời ngài Pháp Xung việc nghiên cứu kinh Lăng Già khơng cịn
hưng thạnh nữa và nó được thay thế bởi kinh Kim Cang. Lăng Già với giáo lý
Đại Thừa Lăng Già bao quát nhiều vấn đề của Phật Giáo Đại Thừa. Phật Giáo
Đại Thừa giống như một biển lớn, tư tưởng giáo lý phong phú, mang tính cách
luận lý cao siêu đa dạng, được các nhà học giả dày công sắp xếp lại và được cho
là toàn bộ do Đức Phật truyền lại. Mỗi bộ kinh đều được xem là đánh dấu một
giai đoạn phát triển trong lịch sử Phật Giáo Đại Thừa.

Lăng Già bàn đến các vấn đề Phật Giáo Đại Thừa, tuy khơng đi sâu vào
tồn bộ nội dung, ở đây chỉ lược qua một số học thuyết chủ yếu: – Sự tối quan
trọng của việc thể chứng tự nội – Những phức toái tai hại của phân biệt
Như Lai tàng (Tathàgatagarbha)
Như thức và huyễn ảo
Duy thức (Vijinaptimatra)
3


Duy tâm (Cittamatra)
Bất sinh (Amitpanna)
Niết bàn (Nirvana)
Năm pháp (Panca Dharma)
Ba tự tánh (Trayah Subba)
Vô ngã (Anatman)
Không (Sunyata)
Như lai (Thatàgata)
Bồ Tát (Budhi Satva)
Mười bổn nguyện (Dascanishtapada)
Đối với Lăng Già, có một thông điệp riêng để trao cho thế giới Phật Giáo
theo một cách đặc thù riêng của kinh. Nó khơng có một sự biểu tượng nào,
chẳng hạn như kinh Hoa Nghiêm dạy về lý thuyết niệm tuyệt đối. Về mặt này thì
Lăng Già khác hẳn với Hoa Nghiêm. Lăng Già đi thẳng vào sự diễn đạt tu tập
của vấn đề tự chứng, tự nội và ghi lại một cách sơ phát hầu hết các ý niệm thuộc
trường phái Phật Giáo Đại Thừa.
1.2.2. Tầm quan trọng của kinh Lăng già chủ yếu của kinh Lăng già
là bàn về chân lý Tự chứng tự nội hay Tự chứng thánh trí mà được
Như lai thể chứng, mang tư tưởng nhất quán là tư tưởng “Như lai tàng và
Alaida thức” mà Alaida một mặt đồng nhất với Như lai tàng. Tuy nhiên, trong sự
đồng nhất ở đây cũng có tính dị biệt, cho nên tất cả pháp đều từ Alaida mà lưu

xuất.
Giáo lý chủ yếu của kinh là: năm pháp, tám thức và hai vô ngã, bao gồm
cả giáo lý Đại thừa và Thiền học Phật giáo nói chung. Riêng kinh Lăng già chú
trọng đến vấn đề Duy thức, Vô ngã và lý thuyết nổi bậc nhất là Duy tâm. Mục
đích tối hậu của Lăng già là đưa con người đến giác ngộ giải thoát thành Phật,
tức là chuyển con người từ mê đến giác, từ vọng đến chơn, hay nói đúng hơn là
chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh, mà đúng theo Duy thức là chuyển
Thức thành Trí. Cũng như sự tự chứng tự nội, làm sao để đến với trí Viên thành
thật, tức là phải quay vào tâm thức của mình, nhập vào Như lai tạng, tự chứng
cái chân lý Duy tâm trong tự nội thâm sâu nhất của mình. Do đó muốn đạt được
trạng thái tự chứng tự nội cần phải bàn về hệ thống Duy thức, hệ thống Duy tâm
và vấn đề tự chứng tự nội để đạt đến thánh trí.
1.3. Những điểm nổi bật của Kinh Lăng già so với các văn liệu Đại
thừa khác.
4


Kinh Lăng Già có những ưu điểm sau đây khác hẳn với những văn liệu
Đại Thừa khác:
1. Chủ đề nêu lên không được khai triển theo bố cục thông thường như ở
hầu hết các bộ kinh khác , toàn bộ là một loại ghi chú dài vắn khác nhau;
2. Kinh không đưa ra một phép lạ nào, mà chỉ gồm toàn những tư tưởng
triết và đạo uyên áo liên quan đến chủ đề của bộ kinh, rất khó lãnh hội, vì cách
phơ diễn q sức tích, và đề tài q bí ẩn;
3. Kinh trình bày theo lối đối thoại diễn ra giữa Phật và bồ tát Đại Huệ,
khác với hầu hết các bộ kinh Đại Thừa khác thường có nhiều nhân vật chánh
hơn, ngồi Phật ra khơng kể, là người chủ hội đứng lên lần lượt nói Pháp với
từng vị;
4. Kinh khơng có một thần chú, mật ngữ nào (đà la ni hoặc mạn đà la)
thường được tin là linh ứng. Những điểm đặc thù ấy đủ tạo cho bộ Lăng Già một

chỗ đứng độc đáo giữa toàn bộ văn học Đại Thừa.
2. TƯ TƯỞNG VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT TRONG KHAI THỊ
KINH LĂNG GIÀ
Giải thoát theo tư tưởng Lăng Già khơng phải chỉ có thể đạt được sau khi
chết, mà có thể chứng nghiệm ngay ở hiện tại, trong bất cứ thời khắc nào nếu
như ta cắt đứt mọi luyến ái và mọi sự ràng buộc của thế giới vật dục, khiến cho
tâm hồn thanh tịnh an lạc, hạnh phúc tự tại. Tâm thanh thản, dù sống đạm bạc,
ngồi gốc cây mà ta và vật hòa đồng, tạo thành cảnh giới an lạc. Bởi lẽ khổ đau,
hay hạnh phúc cũng đều chính (nghiệp) con người mình tạo ra, do bởi khơng
hiểu, khơng chịu tìm hiểu, khơng chịu nhìn nhận sự thật chính mình. Học thuyết
duy Tâm cho chúng ta thấy được cái bản chất thật của mọi loài hữu tình là vơ
ngã, bởi có ngã là do sự phân biệt của Mạt na, mạt na nhìn vào A-lại-da rồi cho
rằng nó là ngã, là ta. Vậy, ngã được hình thành do nội dung mà A-lại-da chứa
đựng và sự chấp ngã của mạt na. Học thuyết duy tâm đã đưa chúng ta tiến đến
vô ngã, xả bỏ chấp trước để nhìn nhận sự vật hiện tượng đúng như thật, mà sự
thật này là vĩnh hằng, là chân như, là bản thể, là Như Lai tạng tâm tồn tại, là
giải thoát. Trong nội dung bài tiểu luận của mình, tác giả xin được phân tích 2
điểm nổi bật của con đường giải thốt theo tư tưởng kinh Lăng Già đó là Tự
chứng thánh trí và Niết bàn diệu tâm.
5


2.1. Tự chứng thánh trí
Phần Duyên khởi của Kinh Lăng Già đã tốt lên tồn bộ tư tưởng về giải
thốt, đó là: “Tơi nghe như vầy, một hơm Phật ở trên đảnh núi Lăng-già tại bờ
biển Nam, dùng các thứ hoa báu trang nghiêm, cùng với các vị đại tỳ-kheo tăng
và chúng đại Bồ-tát câu hội. Chúng đại Bồ-tát ấy ở các cõi Phật khác đến. Các
ngài có sức tự tại vô lượng chánh định và thần thông du hý, đại Bồ-tát Đại Huệ
làm thượng thủ. Các ngài đã được tất cả chư Phật làm phép quán đảnh, và khéo
hiểu nghĩa cảnh giới tự tâm hiện, các loại chúng sanh, các thứ tâm sắc, vô lượng

độ môn, tùy loại khắp hiện. Đối với năm pháp, ba tự tánh, tám thức và hai thứ
vô ngã, các ngài đã thông đạt cứu kính”.
Ở đây chúng ta có thể hiểu được việc “cảnh giới tự tâm hiện” chính là sự
thể hiện quan điểm về con đường giải thoát là con đường tự chứng thánh trí. Có
thể nói đây chính là tư tưởng chủ đạo về con đường giải thoái trong kinh Lăng
Già. Lời kinh có đoạn: “Ta từ đêm chứng được Chánh giác Tối thượng, cho đến
đêm nhập Niết-bàn, ở khoảng giữa thời gian đó, thậm chí Ta khơng hề thuyết
một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết hay đang thuyết. Không thuyết mới là Phật
thuyết”. (Kinh Lăng-già). Đọc những lời kinh trên, chúng ta có thể hình dung ra
được đây chính là thơng điệp xuyên suốt kinh Lăng-già, và là hành trang cần
thiết để chúng ta đi vào cõi “thánh trí tự chứng” của kinh Lăng-già, hay nói rộng
ra là kho tàng pháp bảo của kinh điển Đại thừa.
Có thể nói, điểm cùng tột của học thuyết Duy tâm trong Lăng Già là cái
thực tính của tự chứng tự nội. Đây là kết quả cuối cùng của toàn bộ những thực
hành Phật Giáo. Kết quả này thực hiện được nhờ sự đột biến xảy ra trong hệ
thống thức. Từ khi khởi lên thánh trí thể chứng chân lí Duy tâm, kinh Lăng Già
ln khẳng định và cổ súy mạnh mẽ nhất là tầm quan trọng của thể chứng tự nội
như là một cái tất yếu cần phải đạt được trong sự tu tập của một hành giả. Tức là
sự an lạc giải thoát nội tại.
Theo tư tưởng Lăng Già sự tự chứng tự nội hay chứng thánh trí tức là sự
nỗ lực bùng vỡ bên trong chứ khơng phải bên ngồi. Nên khi các căn tiếp xúc
với các trần, ngay khi đó dừng các căn lại, phịng hộ và khơng cho nó làm nhiệm
vụ hướng dẫn các chủng tử nhiễm vào A lại da .
6

Chúng ta biết rằng, tất cả các


sự vật chúng tốt hay xấu, tạo kết quả hay không tạo kết quả, hư dối hay không
hư dối, hữu lậu hay vơ lậu… đều sanh khởi từ tập khí của tâm, ý và ý thức.

Chính vì vậy Đức Phật dạy: “này Mahàmati, khi hiểu rõ thế giới đối tượng
không là gì cả ngồi những gì được nhìn thấy từ chính cái tâm thì cái tập khí của
lí luận sai lầm và của phân biệt lầm lạc vốn đã tiếp diễn từ vơ thỉ sẽ bị loại bỏ và
có một sự đột biến ở cái căn bản của phân biệt. Đó chính là giải thốt” [6, tr.
362].
Cảnh giới thánh trí tự chứng là mặt trăng, kinh Lăng-già là ngón-tay-chỉmặt-trăng, tác phẩm này chỉ là ngón-tay-chỉ-ngón-tay-chỉ-mặt-trăng. Ta phải tiếp
thu ngơn ngữ kinh Lăng-già như thế nào để “tuyệt ngôn tượng ư thuyên đề”, và
phải lắng nghe những pháp âm kia theo thể cách nào để “vong cảnh trí ư năng
sở”? Tất cả đều tùy thuộc vào cơ duyên. Đọc kinh Lăng-già hay bất kỳ cuốn
kinh Phật nào cũng đều tùy thuộc cơ dun. Tạm gọi đó là gia trì lực. Nếu gặp
được cơ duyên thì khi đọc cuốn bảo kinh này, ta sẽ khơng cịn thấy ngón-tay-chỉ
hay ngón-tay-chỉ-ngón-tay-chỉ đâu, mà chỉ cịn thấy mặt trăng, và khi đó
thì ngón-tay-chỉ, như tấm bè phương tiện, đã bị bỏ lại ở bờ phía bên kia. Nhưng
khi “chân tâm” đã “liêu khuếch”, khơng cịn bị vướng nơi võng lưới của ngơn
ngữ nữa thì trong cõi “xung mạc hy di” đó cũng khơng cịn năng sở.Khơng
những khơng thấy ngón tay đâu, mà cả mặt trăng cũng khơng có nốt. Tất cả đều
viên dung vơ ngại trong Ánh Trăng Lăng-già Toàn Nhiên Thị Hiện giữa “một
vùng Thiên Nhiên Thành Tượng man mắc khắp mọi nơi” để hiển lộ cảnh giới
Cứu Cánh chưa từng có mà Phương Tiện cũng chẳng từng không
2.2. Niết bàn diệu tâm
Niết Bàn là giải thốt, giác ngộ. Nói theo nghĩa thơng thường, Niết Bàn là
hạnh phúc. Tu để đạt đến hạnh phúc thì khơng lý do gì nghe đến Niết Bàn mà
khổ não. Chữ Niết Bàn ở đây không hề liên hệ đến chữ “chết”. Ái thủ diệt là
Niết Bàn chứ không phải ngũ uẩn diệt. Theo nghĩa thông thường, Niết Bàn là
hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc chỉ tương đối vì nó là phạm trù của cảm thọ,
tuy nhiên chúng ta vẫn có thể sử dụng để tránh rơi vào quan niệm Niết Bàn là

7



tịch diệt, là chết. Trở lại khái niệm gốc, Niết Bàn là ái diệt, thủ diệt, vô minh
diệt; cho nên Niết Bàn là giải thốt, cởi bỏ, cởi trói.
Có thể nói rằng Phật giáo khơng giống như những tơn giáo khác chỉ làm
thõa mãn tri thức của con người, vì rằng ngôn từ khái niệm chỉ làm cho con
người lẩn quẩn trong vòng chữ nghĩa, của tri thức thường nghiệm. Phật giáo cần
một sự thể nhập bằng tự tâm mới có thể đạt đến Niết-bàn. Vì Niết-bàn là trạng
thái vắng lặng, đoạn trừ phiền não nhiễm ô, vượt ra khỏi những giới hạn tầm
thường của ngôn ngữ.
Chân như tự tánh, giải thoát giác ngộ hay Niết bàn diệu tâm… là những
danh từ chỉ cho trạng thái cùng tột siêu việt của tâm linh mà hành giả đạt đến.
Trong con đường đi đến giản thoát ta thấy, tuy chơn như tự tánh vốn sẵn có
trong mỗi con người, tự tánh vốn bình đẳng, ở Phật khơng tăng, ở phàm khơng
giảm. Nhưng do những chủng tử tập khí mê lầm, chấp trước phân biệt điên đảo
do vọng thức nên tự tánh vốn sáng suốt bị che mờ. A lại da cũng vậy, nó tương
đồng với chơn như tự tánh vơ thỉ vốn thanh tịnh bản nhiên không hề cấu nhiễm
nhưng hiện tại nó bị cơn gió đặc thù thổi vào trở nên ô nhiễm.Trong kinh có
đoạn;
Tất cả không Niết-bàn
Không Niết-bàn của Phật
Không có Phật Niết-bàn
Xa lìa giác, sở giác
Hoặc có hoặc khơng có
Cả hai thảy đều lìa.
Bài kệ này nói Như Lai Niết-bàn chẳng khác với chúng sanh sanh tử, nên
nói “tất cả khơng Niết-bàn”. Nếu có Niết-bàn thì đâu khơng sanh tử; đã có sanh
tử tức có chúng sanh sanh tử và có chúng sanh vào sanh tử. Có chúng sanh sanh
tử tức là có Phật Niết-bàn. Có chúng sanh vào sanh tử tức có Phật vào Niết-bàn.
Thế là cái năng giác và sở giác rõ ràng thành đối đãi. Đâu biết rằng tất cả chúng
sanh đã vào Niết-bàn, chẳng cần lại Niết-bàn. Như Lai thấy rõ nên hay tùy thuận
bản tế, sanh tử Niết-bàn đều như mộng huyễn. Đã tuyệt tâm năng, sở thì khơng

rơi vào cái thấy có, khơng. Bậc Vô thượng chánh chân không thể đem trọn sự
suy xét so lường đến được.
8


Mơ tả điều này kinh nói: Nhìn sóng biển và nhìn cả những dao động tâm
thức đang tiếp diễn trong hội chúng ấy mà nghĩ đến thức A lại da trong đó các
thức đang khởi sinh bị quấy động bởi ngọn gió đối đãi phân biệt’ [6, tr. 73].
Từ đó, sanh ra tham ái, đấu tranh. Tự chứng A lại da là trở về với bản lai
diện mục của chính mình, thấy mn pháp khơng lìa tự tâm. Điều này Lục tổ
sau khi tỏ ngộ thốt lên: “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh; Đâu ngờ tự tánh vốn
không sanh diệt; Đâu ngờ tự tánh vốn không giao động; Đâu ngờ tự tánh vốn tự
đầy đủ; Đâu ngờ tự tánh vốn hay sanh muôn pháp” [5,tr. 57]
Chúng ta đều thấy được A lại da và Như Lai tàng là một, do vậy, tự chứng
thánh trí tức tự chứng Như Lai tàng thanh tịnh pháp thân, bổn trụ pháp tánh mà
thiền sư gọi là con đường tu tập, dứt bỏ phân biệt. Tự chứng thánh trí là cái thấy
biết ngay liền, trực giác được thực hiện bằng thánh trí. Nó khởi từ trong sự đột
chuyển, từ trong A lại da khiến người ta xa lìa ngơn ngữ và hình tượng. Chính vì
vậy mà Đức Phật dạy: này Mahàmati, cái thực tính về sự tự chứng thì đấy là
điều mà chính ta đây thể chứng, trong đó khơng tăng khơng giảm vì cảnh giới
của tự chứng vượt ngồi các ngơn từ và phân biệt, chẳng có liên hệ dính dáng gì
tới cái khoa thuật ngữ học cả[Lăng Già Đại Thừa Kinh, tr. 248]. Con đường giải
thốt trong Kinh Lăng Già có xu hướng thường được đề cao bằng sự thể nhập
tâm lý tự nội, bằng trực giác kinh nghiệm đối diện với cuộc sống hằng ngày. Cái
thực tính được thể chứng trong tâm thức sâu thẳm và cái thực tính bổn trụ từ vơ
thỉ. Cả hai nhằm chỉ sự nhất tính và thanh tịnh của tất cả các sự vật không bị ơ
nhiễm bởi hư vọng. Cái thực tính của sự tự chứng là cái bổn tâm của bản lai diện
mục. Như vậy, thánh trí hay tự chứng tự nội là làm cho trong sạch A lại da, trả A
lại da về nguyên nghĩa là Như Lai tàng đặc tính vốn có thường hằng của chúng
sanh.

2.3. Con đường giải thốt
Khác với các tôn giáo khác, giáo lý, luật lệ, lễ nghi và triết lý của họ
thường bị các tầng lớp thống trị phản cách mạng lợi dụng để hạ thấp và đọa đày
con người nói chung, người lao động nói riêng xuống địa vị của những sinh vật
thấp hèn; tư tưởng Phật giáo đã chống đối lại những thế lực đó - những thế lực
nấp sau lưng Thượng đế dùng “Thần quyền” để duy trì vĩnh viễn quyền lực
9


thống trị của mình trong các xã hội tồn tại dựa trên sự phân chia đẳng cấp. Triết
thuyết Phật giáo chứng minh vạn vật đều có mâu thuẫn nội tại của nó và đều
nằm trong q trình vận động biến đổi khơng ngừng. Sự biến đổi đó khơng do
một lực lượng siêu tự nhiên nào đó chi phối điều khiển đến mức an bài cả cuộc
sống con người mà con người không thể nhận thức được. Ngược lại, Phật giáo
khẳng định sự biến đổi ấy đều theo duyên sinh, nhân quả mà thành. Theo đó,
Phật giáo đã lấy tư tưởng giải thoát (giải thoát luận) làm trọng tâm trong triết lý
của Phật giáo nói chung. Khi cịn tại thế, đức Phật đã từng dạy trong kinh A
Hàm “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngồi khơi chỉ có một vị mặn, đạo
của ta dạy cũng chỉ có một vị là vị giải thoát”. Ngài khuyên mọi người dẹp bỏ
mọi tham, sân, si và trở về với thực tại giải quyết những vấn đề nhân sinh: “Này
các vị, đừng thắc mắc rằng thế giới này là hữu hạn hay vô hạn, cõi đời này là
hữu cùng hay vô cùng. Dù nó hữu hạn hay vơ hạn, hữu cùng hay vơ cùng thì
điều các vị phải thừa nhận trước hết vẫn là: cuộc đời đang đầy rẫy khổ đau.”.
Khi đọc kinh Lăng Già, chúng ta hiểu được tư tưởng giải thốt ở phương diện
chính là con đường nào để đi đến giải thốt. Lời kinh có ghi rõ:
Cớ sao gọi phật tử ? Giải thoát đến chỗ nào, Ai phược ai giải thốt?
Những gì cảnh giới thiền?. Câu “giải thoát đến chỗ nào” là muốn hiển bày Mâuni tịch tĩnh, khơng có phược và thốt; nên nói tiếp “ai phược ai giải”. Nói khơng
có giải có phược là, bởi mê ngộ vọng thấy mà thôi. Cảnh giới thiền là chỉ các
thiền định của phàm thánh. Duyên khởi là pháp do nhân duyên sanh ra. Tác, sở
tác là nghiệp quả năng tác và sở tác. Đồng dị thuyết là chỉ ngoại đạo tà thuyết.

Tăng trưởng là nhân gì tăng trưởng nhân quả trong tam giới? Vô sắc định là tứ
không. Diệt chánh thọ là diệt tận định. Tưởng diệt là vơ tưởng định. Từ định
giác là hỏi Như Lai vì sao từ định mà giác (ra) khởi các tác dụng, thị hiện thân
có đi có đứng. Hiện phân biệt là, hiện nói các thứ pháp sai biệt. Sanh các địa là,
kiến lập hành tướng các địa.
Và rõ ràng, khi khai thị những nội dung kinh Lăng Già, vận dụng vào đời
sống tu tập của mỗi người, ta thấy rằng, trạng thái giải thốt chính là trạng thái
tinh thần con người vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới nhục dục, là sự
“diệt“ hết mọi dục vọng, dập tắt ngọn lửa dục vọng để đạt tới cõi Niết bàn
10


(Nirvana) với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh. Giải thoát tức là giải thoát tất cả
những mối phiền não, những dây phiền não đã trói buộc cái tâm, làm mê tâm mờ
tính do nhục dục quyến rũ. Khi con người ta được giải thốt cũng chính là con
người ta đạt tới sự siêu thốt, nghĩa là họ vượt sự trói buộc của thế giới trần tục,
thoát khỏi sự chi phối của dục vọng, sinh tử, phiền não, sống hoàn toàn thanh
thoát tự tại. Giải thoát là thấu suốt lý nhân sinh để đạt tới thể “không tịch”. Song
đạt tới thể khơng tịch khơng có nghĩa là trở về với cái hồn tồn hư vơ, mà thưc
ra là để xóa bỏ thành kiến chấp ngã hẹp hòi bởi thế giới đang tồn tại là thế giới
vơ ngã, để từ đó có thể thấu đạt tư tưởng: “chư hành vô thường, vạn pháp vô
ngã, hết thảy đều là không” của pháp ân. Triết lý Phật giáo cho rằng xuất phát
điểm của tư tưởng giải thoát là từ nỗi khổ của cuộc đời con người. Vì vậy muốn
được giải thốt thì cần dập tắt mọi dục vọng, trở về với chân bản tính của mình.

KẾT LUẬN
Câu châm ngơn: "Dĩ tâm vi tơng, dĩ vơ mơn vi pháp mơn" của kinh Lănggià đã nói lên chủ đích của kinh này rồi. "Lấy tâm làm chủ, lấy cửa khơng làm
cửa pháp" là tốt yếu tồn thể bộ kinh. Cửa vào của kinh Lăng-già là trí tuệ Bátnhã thấy các pháp như huyễn, cứu kính của kinh là nhận ra bản tâm chân
thật. Chủ đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa là cảnh
giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý tối thượng của Đại Thừa Phật giáo

và đó chính là con đường giải thối. Có thể nói, nếu như khơng Ngộ, thì sẽ
khơng bao giờ có giải thoát.
Đức Phật xác định lại giáo lý tự giác, tức sự Chứng Đạo của Phật, như
vầy: "Đó cũng như nhìn thấy bóng mình trong gương hoặc trên nước, cũng như
nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại nữa, cũng như nghe tiếng nói
của mình dội lại trong thung lũng; hễ vọng cầu thì có vọng tưởng phân biệt phải
trái; hễ có phân biệt phải trái thì khơng thốt khỏi thế kẹt hai đầu, tự nhiên chấp
cái phải, nên tinh thần khơng thể "tịnh" được. Tịnh có nghĩa là lắng sạch hết sở
11


cầu (hoặc hịa đồng với mn vật); và lắng sạch hết sở cầu có nghĩa là đi sâu vào
định, tự đó phát sanh thánh trí tự giác, và đó tức là Như Lai Tạng:
Tathagatagarba." Cao hơn thế, trong giải thoát luận của mình, Kinh Lăng già
cịn cho rằng khi đã hoàn toàn Giác ngộ và thể nhập vào Niết bàn, thì ngay cả
Bát Chánh Đạo và mọi ý niệm về Niết bàn, về Phật và Pháp cũng đều phải từ bỏ
nốt. Đó chính là pháp phá chấp. Đức Phật thường ví con đường và cách thức giải
thốt như con thuyền chở người ta qua sông mê. Khi đã qua được sơng mê rồi
thì phải biết rời bỏ con thuyền ấy. Cịn nếu cứ khư khư ơm lấy con thuyền thì sẽ
không bao giờ người ta vượt được bến mê cả. Có lẽ, đây là một điều vơ cùng ý
nghĩa trong đời sống tu tập, chúng ta cần đọc và hiểu sâu hơn để mỗi lời nói,
mỗi câu chứ trong kinh được vận dụng một cách linh hoạt, cụ thể trên từng bước
đường tu hành của mỗi phật tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Nữ Diệu Khơng, Lăng-già tâm ấn Kinh. Năm 1970. Dịch bản sớ giải
của thiền sư Hàm Thị. Ngài Hàm Thị dựa vào bản của ngài Guṇabhadra.
2. Thích Thanh Từ (dịch), Kinh Lăng-già tâm ấn. Thiền viện Chân Không,
1975. Dịch bản sớ giải của thiền sư Hàm Thị.
3. Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn, Nghiên cứu Kinh Lăng-già.
VNCPHVN, Tp. HCM, 1992.

4. Thích Duy Lực (dịch), Kinh Lăng-già. Năm 1994. Dịch từ bản của ngài Cầuna-bạt-đà-ra.
5. Ngô Trọng Đức, Lục Tổ Huệ Năng Truyện, Nxb Tơn Giáo, 2006
6. Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh,
Nxb Tôn Giáo, 2005.

12



×