Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG dược lâm SÀNG về QUẢN lý các vấn đề LIÊN QUAN đến sử DỤNG THUỐC (DRPs) TRONG kê đơn QUA hệ THỐNG hỗ TRỢ QUYẾT ĐỊNH lâm SÀNG tại BỆNH VIỆN PHỔI hải DƯƠNG LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 121 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
VỀ QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ
DỤNG THUỐC (DRPs) TRONG KÊ ĐƠN QUA HỆ
THỐNG HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH LÂM SÀNG TẠI
BỆNH VIỆN PHỔI HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ -DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 62720405

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Hải
2. TS. Nguyễn Văn Lưu

HÀ NỘI-2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Giang



LỜI CẢM ƠN
Từ sâu thẳm trong trái tim mình, tơi xin được gửi lời cám ơn chân thành tới
Trường đại học Dược Hà Nội, Bệnh viện Phổi Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Văn Lưu-Giám
đốc bệnh viện Phổi Hải Dương và PGS.TS.Nguyễn Thành Hải-Bộ môn Dược lâm
sàng, Trường đại học Dược Hà Nội, thầy đã rất tận tâm, luôn hướng dẫn tận tình, chỉ
bảo và truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành luận văn này.
Cảm ơn rất nhiều người cộng sự của tơi ThS.Lê Thị Dun đã ln nhiệt tình,
hợp tác, hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin được cám ơn và gửi ngàn lời yêu thương tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã ln hỏi han, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, nên đề
tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự cảm thơng, đóng
góp ý kiến của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Học viên

Nguyễn Trường Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan tới DRPs .............................................................3
1.1.1. Khái quát chung vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: .....................................3

1.1.2. Phương pháp phát hiện các DRP ....................................................................13
1.1.3. Phương pháp đánh giá các DRPs....................................................................17
1.2. Quản lý các vấn đề liên quan đến thuốc trong thực hành lâm sàng. ....................19
1.2.1. Can thiệp của Dược sĩ lâm sàng .....................................................................19
1.2.2. Can thiệp qua hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng trên phần mềm kê đơn của
bệnh viện. ..................................................................................................................21
1.3. Các nghiên cứu về DRP trên thế giới và Việt Nam .............................................24
1.3.1. Trên thế giới ...................................................................................................24
1.3.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................28
1.4. Vài nét về Bệnh viện Phổi Hải Dương.................................................................30
1.4.1. Mơ hình điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dương. ...........................................30
1.4.2. Phần mềm hỗ trợ kê đơn. ................................................................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................31
2.2.1. Mục tiêu 1: Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong quá trình
kê đơn cho bệnh nhân tại bệnh viện Phổi Hải Dương. .............................................31


2.2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả quản lý các DRPs cơ bản (trùng lặp thuốc;
tương tác thuốc-thuốc, chống chỉ định thuốc) trong q trình kê đơn thơng qua hệ
thống hỗ trợ quyết định lâm sàng và hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Phổi
Hải Dương. ...............................................................................................................34
2.3. Các quy ước và tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu nghiên cứu ....................................36
2.3.1. Phân loại DRP tại bệnh viện theo quyết định 3547-QĐ/BYT ngày 22/7/2021
..................................................................................................................................36
2.3.2. Cách xác định các DRP ..................................................................................37
2.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................41
3.1. Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong quá trình kê đơn cho bệnh

nhân tại bệnh viện Phổi Hải Dương ............................................................................41
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu..................................41
3.1.2. Đặc điểm của DRPs lựa chọn thuốc phát hiện được ......................................42
3.1.3. Đặc điểm của DRPs về liều dùng ...................................................................46
3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý các DRPs cơ bản (trùng lặp thuốc; tương tác thuốcthuốc, chống chỉ định thuốc) trong quá trình kê đơn thông qua hệ thống hỗ trợ quyết
định lâm sàng và hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Phổi Hải Dương ...............50
3.2.1. Tích hợp và tập huấn trao đổi chuyên môn về các DRPs cơ bản trên phần
mềm kê đơn ..............................................................................................................50
3.2.2. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nội trú qua hai giai đoạn .......................53
3.2.3. Hiệu quả quản lý chung của các DRPs cơ bản phát hiện qua 2 giai đoạn......54
3.2.4. Hiệu quả quản lý DRPs về trùng lặp thuốc trong quá trình kê đơn................55
3.2.5. Hiệu quả quản lý DRPs về tương tác thuốc-thuốc trong quá trình kê đơn.....55


3.2.6. Hiệu quả quản lý các DRPs về chống chỉ định thuốc – bệnh trong q trình
kê đơn thơng qua hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng tại bệnh viện Phổi Hải
Dương .......................................................................................................................62
3.2.7. Hiệu quả quản lý các DRPs về chống chỉ định thuốc-tuổi trong quá trình kê
đơn ............................................................................................................................66
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................67
4.1. Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong quá trình kê đơn cho bệnh
nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Hải Dương ....................................................68
4.1.1. Hệ thống phân loại DRPs trong kê đơn thuốc ................................................68
4.1.2. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................................68
4.1.3. Đặc điểm các DRPs liên quan đến lựa chọn thuốc .........................................69
4.1.4. Đặc điểm của DRPs liên quan zđến liều dùng ...............................................72
4.2. Đánh giá hiệu quả quản lý các DRPs cơ bản (trùng lặp thuốc; tương tác thuốcthuốc, chống chỉ định thuốc) phát hiện được khi kê đơn thông qua hệ thống hỗ trợ
quyết định lâm sàng và hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Phổi Hải Dương .....72
4.2.1. Hiệu quả quản lý chung của các DRPs cơ bản phát hiện qua 2 giai đoạn
4.2.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nội trú phát hiện có DRP qua hai giai đoạn ...............72

4.2.2. Hiệu quả quản lý DRPs về trùng lặp thuốc trong quá trình kê đơn................73
4.2.3. Hiệu quả quản lý DRPs về tương tác thuốc-thuốc trong quá trình kê đơn.....73
4.2.4. Hiệu quả quản lý các DRPs về chống chỉ định thuốc – bệnh trong quá trình
kê đơn .......................................................................................................................74
4.2.5. Hiệu quả quản lý các DRPs về chống chỉ định thuốc – tuổi trong quá trình kê
đơn ............................................................................................................................74
4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .........................................................75
4.3.1. Ưu điểm ..........................................................................................................75
4.3.2. Hạn chế ...........................................................................................................75


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


hiệu/Chữ
viết tắt

Thuật ngữ tiếng Việt

Thuật ngữ tiếng Anh

ADR

Phản ứng có hại của thuốc


Adverse Drug Reaction

CDSS

Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng

CPOE

Hệ thống kê đơn điện tử

Clinical Decision Support
System
Computerized Physician
Order Entry

DRPs

Các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc

Drug related problems

DDI

Tương tác thuốc-thuốc

Drug -drug interaction

EMA


Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu European medicines agency

EMC

Tra cứu thuốc điện tử

ICD 10

Mã quốc tế về bệnh

Electronic Medicines
Compendium
International Classification of
Disease

Sai sót liên quan đến thuốc

Medication Error

PCNE

Mạng lưới chăm sóc dược Châu Âu

Pharmaceutical Care Network
Europe

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


World Health Organization

TTT

Tương tác thuốc

CCĐ

Chống chỉ định

ME

BN
DSLS

Bệnh nhân
Dược sĩ lâm sàng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các hệ thống phân loại DRPs theo Basger và cộng sự (2014) .......................5
Bảng 1.2. Phân loại cơ bản DRP theo PCNE ..................................................................7
Bảng 1.3. Phân loại DRP theo nguyên nhân ...................................................................8
Bảng 1.4. Bộ mã các vấn đề liên quan đến thuốc ..........................................................10
Bảng 1.5. Bảng 27 yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện DRPs .................................12
Bảng 1.6. Một số nghiên cứu ứng dụng hệ thống CDSS trong việc phòng tránh DRPs
trên lâm sàng ..................................................................................................................23
Bảng 1.7. Các nghiên cứu về DRP trên thế giới............................................................25
Bảng 2.1. Phân loại DRP liên quan đến kê đơn ............................................................36

Bảng 2.2. Bảng phân loại các tương tác thuốc-thuốc ....................................................37
Bảng 2.3. Các căn cứ để đánh giá DRP khác ................................................................39
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................................41
Bảng 3.2. Đặc điểm của DRPs lựa chọn thuốc..............................................................42
Bảng 3.3. Tỉ lệ các DRPs liên quan đến trùng lặp thuốc ...............................................43
Bảng 3.4. Tỉ lệ các DRPs tương tác thuốc-thuốc ..........................................................43
Bảng 3.5. Tỉ lệ các DRPs sai thuốc ...............................................................................44
Bảng 3.6. Tỉ lệ các DRPs đường dùng, dạng bào chế chưa phù hợp ............................45
Bảng 3.7. Tỉ lệ các DRPs chống chỉ định thuốc-bệnh, thuốc-tuổi ................................46
Bảng 3.8. Đặc điểm của các DRPs về liều dùng ...........................................................47
Bảng 3.9. Tỉ lệ DRPs tần suất dùng quá liều .................................................................47
Bảng 3.10. Tỉ lệ DRPs tần suất dùng không đủ ............................................................48
Bảng 3.11.Tỉ lệ DRPs thời điểm dùng chưa phù hợp....................................................49
Bảng 3.12. Tỉ lệ DRPs hướng dẫn liều chưa phù hợp, chưa rõ ràng .............................50
Bảng 3.13. Đặc điểm của các bệnh nhân nội trú qua hai giai đoạn ...............................53
Bảng 3.14. Tần suất của các DRPs cơ bản phát hiện qua 2 giai đoạn...........................54
Bảng 3.15. Tần suất của các DRPs trùng lặp thuốc qua hai giai đoạn ..........................55


Bảng 3.16. Tần suất của các DRPs tương tác thuốc-thuốc trên mỗi bệnh nhân giai đoạn
trước và sau can thiệp ....................................................................................................56
Bảng 3.17. Tỉ lệ các hậu quả lâm sàng tiềm tàng phổ biến ở giai đoạn sau can thiệp ..58
Bảng 3.18. Mức độ chấp thuận can thiệp DRPs tương tác thuốc-thuốc của bác sĩ .......60
Bảng 3.19. Kết quả can thiệp của DSLS cho từng cặp tương tác thuốc-thuốc .............60
Bảng 3.20. Tần suất các DRPs chống chỉ định thuốc-bệnh trước và sau can thiệp ......62
Bảng 3.21. Mức độ chấp thuận can thiệp DRPs chống chỉ định thuốc-bệnh của bác sĩ
.......................................................................................................................................64
Bảng 3.22. Kết quả can thiệp của DSLS cho từng DRPs chống chỉ định thuốc-bệnh ..65
Bảng 3.23.So sánh tỉ lệ DRPs chống chỉ định thuốc-tuổi trước và sau can thiệp .........66



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Mối liên hệ giữa các định nghĩa DRP ..............................................................4
Hình 1.2. Mơ tả hoạt động phối hợp giữa CDSS với EHR nhằm quản lý các DRP .....22
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt q trình xác định các DRPs liên quan đến kê đơn thuốc ......32
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình triển khai đánh giá hiệu quả dược lâm sàng ........................34
Hình 3.1. Dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin về trùng lặp thuốc và tương tác thuốcthuốc trên phần mềm .....................................................................................................51
Hình 3.2. Dược sĩ lâm sàng cập nhật thơng tin về CCĐ thuốc-bệnh ............................51
Hình 3.3. Dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin về CCĐ thuốc-tuổi ..............................52


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Hiệp hội Chăm sóc Dược Châu Âu (Pharmaceutical Care
Network Europe - PCNE), vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug-related
Problems - DRP) là “tình huống liên quan đến điều trị bằng thuốc mà thực sự gây trở
ngại hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh” [36], [37]. Trong thực
hành lâm sàng, các DRPs có nguy cơ làm giảm hiệu quả điều trị, làm tăng độc tính,
tăng tỉ lệ bệnh nhân gặp ADR, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh kèm theo
đó là các thiệt hại về kinh tế do thời gian nằm viện kéo dài, tăng chi phí điều trị [21],
[64], [65].
Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related Problems - DRPs) là
bước quan trọng trong quy trình thực hành chăm sóc dược. Dược sĩ cần phát triển
các kĩ năng như: xác định DRP và phân loại đánh giá thơng tin về DRP. Sau đó, triển
khai các hoạt động dược lâm sàng để tiến hành can thiệp các DRP trên từng người
bệnh. Vì vậy, dược sĩ lâm sàng cũng rất cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người
bệnh, người nhà của người bệnh, bác sĩ, điều dưỡng, hoặc các chuyên gia chăm sóc
sức khỏe khác để tối ưu hóa sử dụng thuốc trên bệnh nhân, giảm thiểu các DRP
nghiêm trọng, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả nhất. Cụ thể hóa
cách xác định các DRP và tiến hành can thiệp có hiệu quả, ngày 22/7/2021, Bộ Y tế

ban hành quyết định 3547/QĐ-BYT về triển khai mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc
[3], trong đó ngồi mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc cịn có cả bảng mã phân loại
các DRP, cũng như các bảng mã về can thiệp sau khi triển khai hoạt động phân tích
sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng.
Những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu về giải pháp phòng tránh các DRP
rất được quan tâm và được thực hiện tại nhiều trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rõ vai trò của dược sĩ lâm sàng và vai trò của hệ thống
cảnh báo khi kê đơn trên phần mềm HIS của bệnh viện (gọi là hệ thống hỗ trợ quyết
định lâm sàng hay CDSS) đã giúp hạn chế được các DRPs có ý nghĩa với sự đồng
thuận cao của các bác sĩ lâm sàng [9], [10], [12], [40], [61].

1


Bệnh viện Phổi Hải Dương là một bệnh viện chuyên khoa hạng 1 trực thuộc
Sở Y tế Hải Dương hàng năm tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều
trị nội trú, ngồi bệnh lý chính liên quan đến đường hô hấp, các bệnh lý khác mắc
kèm cũng khá phức tạp, do đó việc kết hợp nhiều loại thuốc trong đơn có nguy cơ
dẫn đến các DRPs. Bên cạnh đó, bộ phận dược lâm sàng của khoa dược bệnh viện
chỉ có 02 dược sĩ chuyên trách và phải thực hiện một khối lượng lớn các hoạt động
dược lâm sàng trong đó có hoạt động phát hiện và can thiệp các vấn đề liên quan đến
thuốc. Hiện nay, bệnh viện đang sử dụng hệ thống phần mềm kê đơn Viettel-His để
quản lý, song vẫn chưa có cơng cụ rà soát điện tử nào khi kê đơn để cảnh báo các
vấn đề liên quan đến thuốc như tương tác thuốc-thuốc hay chống chỉ định thuốc. Vì
vậy, việc thống nhất được các danh mục khuyến cáo sử dụng thuốc như trùng lặp
thuốc, tương tác thuốc-thuốc, chống chỉ định thuốc-bệnh, chống chỉ định thuốc-tuổi,
sau đó tích hợp lên phần mềm kê đơn HIS của bệnh viện giúp cảnh báo thông tin cho
bác sĩ điều trị khi kê đơn là vô cùng cần thiết và rất được Ban giám đốc bệnh viện
ủng hộ nhằm triển khai các hoạt động dược lâm sàng theo Nghị định 131/NĐ-CP một
cách có hiệu quả.

Xuất phát từ thực trạng như trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Triển
khai hoạt động dược lâm sàng về quản lý các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
(DRPs) trong kê đơn qua hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng tại Bệnh viện
Phổi Hải Dương” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (DRP) trong quá trình kê đơn
cho bệnh nhân tại bệnh viện Phổi Hải Dương.
2. Đánh giá hiệu quả quản lý các DRP cơ bản (trùng lặp thuốc; tương tác thuốcthuốc, chống chỉ định thuốc) trong quá trình kê đơn thông qua hệ thống hỗ trợ
quyết định lâm sàng và hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Phổi Hải Dương.
Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc trong quá trình kê đơn tại Bệnh viện Phổi Hải Dương.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan tới DRPs
1.1.1. Khái quát chung vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc:
1.1.1.1. Các định nghĩa
Theo các tác giả phương tây, có khá nhiều các định nghĩa DRP từ trước đến
nay, cụ thể [20]:
- Hepler và Strand (1990): “DPR là một sự kiện hoặc tình huống liên quan đến
việc điều trị bằng thuốc thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho việc chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân một cách tối ưu”.
- Strand và cộng sự (1990): “DRP là trải nghiệm bệnh nhân không mong muốn
liên quan đến điều trị bằng thuốc và thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho kết quả
mong muốn của bệnh nhân”.
- Segal (1997) "DRP là một tình huống điều trị bằng thuốc có thể cản trở mục
tiêu điều trị mong muốn".
- Van Mil (1999): “DRP là một sự kiện hoặc tình huống liên quan đến điều trị
bằng thuốc thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho kết quả sức khỏe mong muốn”.

- Van den Bemt và cộng sự (2000): “DRP là tất cả các vấn đề mà có thể ảnh
hưởng đến sự thành công của liệu pháp điều trị bằng thuốc ở một bệnh nhân cụ thể, bao
gồm sai sót liên quan đến thuốc, tác dụng phụ của thuốc và phản ứng có hại của thuốc
(ADR)”.
- Krahenbuhl-Melcher và cộng sự (2007): “DRP là tất cả các trường hợp liên
quan đến việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân mà thực sự hoặc có khả năng ảnh hưởng
đến việc đạt được kết quả tối ưu”.
- Hiệp hội chăm sóc dược Châu Âu (2019): “ DRP là tình huống liên quan đến
điều trị bằng thuốc mà thực sự gây trở ngại hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe
người bệnh”.
Thuật ngữ DRP là một khái niệm bao quát, được định nghĩa một cách rất rộng và
khác nhau giữa các nghiên cứu, bao gồm sai sót liên quan đến thuốc (ME), phản ứng có

3


hại của thuốc (ADR), biến cố bất lợi của thuốc (ADE). DRP có thể được minh họa bằng
phần giao nhau của 3 vịng trịn thể hiện như trong hình 1.1 [17].

DRPs

Hình 1.1.Mối liên hệ giữa các định nghĩa DRP
DRPs có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sử dụng thuốc, từ kê
đơn thuốc của bác sĩ, cấp phát thuốc của dược sĩ đến thực hiện thuốc của điều dưỡng và
sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị của người bệnh. Trong mỗi giai đoạn, DRPs lại được
chia thành nhiều loại khác nhau [24], [25]:
- DRPs trong kê đơn, truyền đạt đơn thuốc: được tính từ khi bác sĩ kê đơn thuốc
đến khi đơn thuốc được chuyển tới khoa Dược, bao gồm DRPs về thiếu thông tin trong
đơn thuốc, lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng thuốc, tương tác- tương kị thuốc và
thiếu điều trị.

- DRPs trong cấp phát thuốc: tính từ khi đơn thuốc tới khoa Dược đến khi thuốc
được phát đến khoa phòng để điều dưỡng thực hiện thuốc cho người bệnh hoặc phát cho
người bệnh ngoại trú, bao gồm DRPs do sai thuốc (sai loại thuốc, sai hàm lượng, sai
dạng bào chế), sai nhãn, thiếu hoặc thừa thuốc, thuốc quá hạn sử dụng.
- DRPs trong chuẩn bị và thực hiện thuốc: bao gồm giai đoạn dược sĩ pha chế
một số loại thuốc đặc biệt tại khoa Dược (thuốc độc tế bào, dịch nuôi dưỡng đường tĩnh

4


mạch) và điều dưỡng chuẩn bị thuốc (hoàn nguyên, pha loãng thuốc, nghiền thuốc…),
thực hiện thuốc cho bệnh nhân. Bao gồm DRPs về loại thuốc, dung môi pha thuốc,
đường dùng, thời điểm dùng, nồng độ, tốc độ tiêm truyền, tương kị thuốc, kĩ thuật dùng
thuốc, bỏ thuốc.
- DRPs trong theo dõi, giám sát sử dụng thuốc (sau khi thuốc được thực hiện cho
bệnh nhân): bao gồm phản ứng có hại của thuốc, DRP do thiếu các xét nghiệm để giám
sát, theo dõi độc tính, hiệu quả của thuốc.
- DRPs trong thông tin và đào tạo bệnh nhân: người bệnh hoặc bác sĩ, nhân viên
y tế khác thiếu hoặc chủ động yêu cầu về thông tin thuốc cũng được cho là DRP.
- DRPs trong giai đoạn người bệnh dùng thuốc ngoại trú sau ra viện: bao gồm
các vấn đề về tuân thủ thuốc của người bệnh.
1.1.1.2. Các hệ thống phân loại DRPs
Hệ thống phân loại DRPs đóng một vai trị quan trọng trong các nghiên cứu khoa
học về vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Xây dựng một hệ thống phân loại cụ thể, chi
tiết sẽ giúp dược sĩ lâm sàng phát hiện chính xác và đầy đủ các DRPs gặp phải trong
quá trình thực hành dược lâm sàng. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng nghiên cứu và
thiết kế nghiên cứu riêng sẽ có hệ thống phân loại DRPs khác nhau. Các hệ thống phân
loại DRPs được đề cập trong các nghiên cứu trước đây thông qua một báo cáo tổng quan
hệ thống của Basger và cộng sự (2014) [26], thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng 1.1.Các hệ thống phân loại DRPs theo Basger và cộng sự (2014)

TT

1

2

Hệ thống phân loại

Số nhóm vấn đề/Hệ thống

DRPs – Năm xuất bản

phân loại

APS-Doc (1998)
Cipolle et al. (1998) và
(2004)

3

DOCUMENT (2004)

4

Đồng thuận của Grenada

10 nhóm vấn đề chính và 48
nhóm phụ
33 nhóm ngun nhân và 7
nhóm vấn dề

8 nhóm vấn đề chính và 30
nhóm phụ
6 nhóm vấn đề

5

Số nghiên cứu
2 nghiên cứu
17 nghiên cứu
39 nghiên cứu
8 nghiên cứu


(2012)
5

Krska và cộng sự (2008)

6

Norwegian (1990)

18 nhóm vấn đề
6 nhóm vấn đề chính và 12
nhóm phụ

3 nghiên cứu
2 nghiên cứu

Version 4: 33 nhóm nguyên

PCNE
7

Versions

V4

(2003), V5 (2006) or V6
(2014)

nhân và 21 nhóm vấn đề
Version 5: 34 nhóm nguyên
nhân và 21 nhóm vấn đề

21 nghiên cứu

Version 6:35 nhóm nguyên
nhân và 11 nhóm vấn đề

SFPC (2006) (Societe
8

Francaise de Pharmacie

10 nhóm vấn đề chính và 27
nhóm phụ

Clinique)
9


10

Spanish

Forum

of

Pharmaceutical Care
Strand et al. (1990) hoặc
Hepler and Strand (1990)

11 Westerlund (1999)
12

5 nghiên cứu

14 nhóm vấn đề

1 nghiên cứu

8 nhóm vấn đề

67 nghiên cứu

14 nhóm vấn đề

3 nghiên cứu

Hệ thống phân loại tự


79 nghiên cứu

xây dựng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều hệ thống phân loại như đã nêu ở trên
nhưng khơng ít các nghiên cứu đã sử dụng hệ thống phân loại tự xây dựng (79 nghiên
cứu chiếm tỉ lệ 29,5%). Nguyên nhân do mỗi nghiên cứu khác nhau có mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng, phương pháp, địa điểm nghiên cứu sẽ khác nhau. Thực tế, khơng có một
hệ thống phân loại nào là đáp ứng được yêu cầu của tất cả các nghiên cứu. Cụ thể, nhóm
tác giả Basger và cộng sự [26] đã phân tích 268 nghiên cứu trong 13 năm (từ 2000 đến
2013) liên quan đến DRP cho thấy có 46% nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại tự
thiết kế dựa trên sự thay đổi, bổ sung từ các hệ thống phân loại phổ biến để phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu và loại hình nghiên cứu. Do các nghiên cứu

6


khác nhau sử dụng hệ thống phân loại khác nhau nên việc so sánh kết quả giữa các
nghiên cứu liên quan đến phát hiện và đánh giá DRP của các tác giả và các đơn vị khác
nhau thường gặp nhiều khó khăn.
Phân loại DRP theo Hiệp hội Chăm sóc Dược Châu Âu (PCNE) [38]
Theo PNCE phiên bản V 9.1, có nhiều nguyên nhân gây ra DRP từ đó DRP được
phân loại dựa trên nhiều góc độ khác nhau: các vấn đề, nguyên nhân, kế hoạch can thiệp,
chấp thuận can thiệp, trạng thái DRP.
Bảng 1.2.Phân loại cơ bản DRP theo PCNE
Nội dung
Các vấn đề

Các nguyên nhân


Các kế hoạch can thiệp

Chấp thuận can thiệp

Mã V9.0

Phân nhóm

P1

Hiệu quả điều trị

P2

An tồn điều trị

P3

Vấn đề khác

C1

Lựa chọn thuốc

C2

Dạng bào chế

C3


Lựa chọn liều

C4

Thời gian điều trị

C5

Cấp phát

C6

Quá trình sử dụng thuốc

C7

Bệnh nhân

C8

Quá trình chuyển bệnh nhân

C9

Nguyên nhân khác

I0

Không can thiệp


I1

Mức độ kê đơn

I2

Mức độ bệnh nhân

I3

Mức độ thuốc điều trị

I4

Kế hoạch can thiệp khác

A1

Chấp thuận can thiệp

7


Nội dung

Mã V9.0

Các trạng thái DRP


Phân nhóm

A2

Khơng chấp thuận can thiệp

A3

Chấp thuận can thiệp khác

O0

Vấn đề chưa được xác định

O1

Vấn đề đã được giải quyết

O2

Vấn đề được giải quyết 1 phần

O3

Vấn đề khơng được giải quyết

Hiệp hội chăm sóc Dược châu Âu (PCNE) xác định DRP theo nguyên nhân gồm
4 nhóm theo bảng 1.3:
Bảng 1.3.Phân loại DRP theo nguyên nhân
Nhóm

Kê đơn

C1.1

và lựa
chọn
thuốc



C1.2
1. Lựa chọn thuốc

2. Dạng bào chế

C1.3

Nguyên nhân
Thuốc không phù hợp với hướng dẫn
điều trị
Khơng có chỉ định cho thuốc
Kết hợp thuốc với thuốc/ dược liệu/
thực phẩm chức năng không phù hợp

C1.4

Lặp hoạt chất

C1.5


Điều trị bằng thuốc không đủ

C1.6

Quá nhiều loại thuốc trong đơn

C2.1

Dạng bào chế không phù hợp với
bệnh nhân

C3.1

Liều quá thấp

C3.2

Liều quá cao

3. Lựa chọn liều

C3.3

Dùng thiếu liều

điều trị

C3.4

Dùng quá liều


C3.5

Liều hướng dẫn sai, không rõ hoặc
thiếu

8


4. Thời gian điều

C4.1

Thời gian điều trị quá ngắn

trị

C4.2

Thời gian điều trị q dài

Cấp

C5.1

Thuốc kê đơn khơng có sẵn

phát

C5.2


Khơng cung cấp thơng tin cần thiết

thuốc

5. Cấp phát thuốc

C5.3
C5.4

Sử

6. Quy trình sử

dụng

dụng thuốc

C6.1

Sai thuốc, sai hàm lượng hoặc liều
theo khuyến cáo (OTC)
Cấp phát sai thuốc hoặc hàm lượng
Thời gian dùng và/hoặc khoảng cách
đưa liều khơng hợp lí

Ngun nhân của

C6.2


Thuốc được sử dụng dưới mức

DRPs liên quan

C6.3

Thuốc sử dụng quá mức

tới cách bệnh nhân C6.4

Thuốc không được sử dụng

nhận chỉ định

C6.5

Sử dụng sai thuốc

C6.6

Sai đường dùng

thuốc mặc dù
hướng dẫn sử
dụng thuốc của
bác sĩ đúng (trên
nhãn/danh sách)
C7.1
7. Liên quan đến
bệnh nhân

Nguyên nhân của
DRP liên quan tới

C7.2
C7.3

bệnh nhân và hành C7.4
vi của bệnh nhân
(cố ý hoặc khơng

C7.5

cố ý)
C7.6

Bệnh nhân dùng ít thuốc hơn so với
đơn hoặc không dùng thuốc
Bệnh nhân dùng nhiều thuốc hơn so
với đơn kê
Bệnh nhân lạm dụng thuốc
Bệnh nhân dùng thuốc khơng cần
thiết
Bệnh nhân dùng thức ăn có tương tác
với thuốc trong đơn
Bệnh nhân bảo quản thuốc khơng hợp


9



C7.7
C7.8
C7.9

C7.10
Sự tiếp

8. Liên quan đến

nối

chuyển bệnh nhân

C8.1

C9.1
9. Khác

Thời gian dùng hoặc khoảng cách
đưa liều khơng hợp lí
Bệnh nhân dùng thuốc sai cách
Bệnh nhân không thể dùng
thuốc/dạng thuốc đúng chỉ dẫn
Bệnh nhân không thể hiểu đúng
hướng dẫn dùng thuốc
Vấn đề đối chiếu thuốc
Không theo dõi hoặc theo dõi kết quả
không phù hợp

C9.2


Các ngun nhân khác, cụ thể

C9.3

Khơng có ngun nhân rõ ràng

Phân loại DRP tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành bộ mã các vấn đề liên quan đến thuốc kèm
theo Quyết định số 3547/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2021 về việc ban hành mẫu
phiếu sử dụng thuốc [3]. Bộ mã này gồm 9 nhóm chính như bảng 1.4.
Bảng 1.4. Bộ mã các vấn đề liên quan đến thuốc
Lựa chọn thuốc
Lặp thuốc

Điều trị chưa đủ

T1

T1.1 Có bệnh lý chưa được điều trị

T4
T4.1

đủ
Tương tác thuốc

T1.2 Cần biện pháp dự phòng/Chưa

T4.2


dự phòng đủ
Sai thuốc*

T1.3 Vấn đề khác về bệnh lý chưa

T4.99

được điều trị đủ
Đường dùng/dạng bào chế
chưa phù hợp
Có chống chỉ định

T1.4

Độ dài đợt điều trị

T1.5 Quá ngắn

10

T5
T5.1


Khơng có chỉ định

T1.6 Q dài

T5.2


Q nhiều thuốc cho cùng

T1.7 Vấn đề khác về độ dài đợt

T5.99

chỉ định

điều trị

Vấn đề khác về lựa chọn

T1.99

thuốc
Liều dùng

T2

Cần được theo dõi
Biểu hiện lâm sàng

T6
T6.1

Liều dùng quá cao

T2.1 Các chỉ số cận lâm sàng


T6.2

Liều dùng quá thấp

T2.2 Vấn đề khác cần theo dõi

T6.99

Tần suất dùng quá nhiều

T2.3

Tần suất dùng không đủ

T2.4 Bệnh nhân gặp ADR

T7.1

Thời điểm dùng chưa phù

T2.5 Ngộ độc thuốc

T7.2

Độc tính và ADR

T7

hợp
Hướng dẫn liều chưa phù


T2.6

Cấp phát thuốc

hợp, chưa rõ ràng
Vấn đề khác về liều
Tuân thủ điều trị của
người bệnh
Dùng thuốc khơng đủ liều

T2.99 Khơng sẵn có thuốc
T3

Khơng sẵn có hàm lượng

T8
T8.1
T8.2

T3.1 Khơng sẵn có dạng bào chế

T8.3

T3.2 Vấn đề khác về cấp phát thuốc

T8.99

như được kê đơn
Dùng thuốc cao hơn liều

như được kê đơn
Dùng thuốc không đều như

T3.3

Vấn đề không được phân

được kê đơn

loại khác

Cố ý lạm dụng thuốc

T3.4

Dạng bào chế khó sử dụng

T3.5

Vấn đề khác về tuân thủ của T3.99
người bệnh

11

T99


1.1.1.3. Các yếu tố làm tăng tần suất xuất hiện các DRPs.
Khi một vấn đề DRPs tiềm tàng hoặc DRPs đã xảy ra, ln có nguy cơ gây tổn
hại về sức khỏe cũng như kinh tế cho người bệnh, bệnh viện. Vì vậy, việc xây dựng các

biện pháp phịng tránh và giảm thiểu tác hại của DRPs là rất quan trọng. Tìm kiếm các
yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất hiện DRPs có thể giúp bác sĩ, dược sĩ khu trú trên
nhóm đối tượng bệnh nhân hay nhóm thuốc cần chú ý, thận trọng hơn khi sử dụng để
hạn chế các DRPs xảy ra thực sự trên bệnh nhân.
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Kaufman và cộng sự [47], đã tiến hành phân
tích tổng quan các yếu tố nguy cơ xuất hiện DRPs trên cơ sở tập hợp các nghiên cứu và
kết hợp các ý kiến đánh giá, thảo luận của Hội đồng những chuyên gia trong lĩnh vực y
tế gồm bác sĩ, dược sĩ lâm sàng, dược sĩ nhà thuốc cộng đồng, điều dưỡng – những nhân
viên y tế có hoạt động lâm sàng thực tế trong suốt q trình sử dụng thuốc của bệnh
nhân. Đó có thể là các yếu tố thuộc về người bệnh hoặc các yếu tố thuộc về thuốc. Nhóm
nghiên cứu đã tổng hợp được 27 yếu tố gồm 09 yếu tố quan trọng, 18 yếu tố tương đối
quan trọng dẫn đến xuất hiện DRP được ghi nhận dựa trên thang điểm Likert như sau:
Bảng 1.5. Bảng 27 yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện DRPs
Nội dung

TT

A-Nhóm 09 yếu tố quan trọng (Thang điểm Likert: 4 điểm)
A1-Nhóm các yếu tố thuộc về bệnh hoặc người bệnh
1
2
3

Bệnh nhân giảm trí nhớ, IQ thấp, lo lắng bồn chồn.
Thông tin về bệnh nhân không được cung cấp đầy đủ, hoặc bệnh nhân khơng
hiểu mục đích của điều trị.
Bệnh nhân khơng tn thủ điều trị

A2-Nhóm các yếu tố thuộc về thuốc
4


Sử dụng nhiều thuốc (> 5 thuốc)

5

Sử dụng thuốc chống động kinh

6

Sử dụng thuốc chống đông máu

7

Sử dụng kết hợp thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc chống

12


đơng đường uống
8

Sử dụng Insulin

9

Sử dụng thuốc có cửa sổ điều trị hẹp

B- Nhóm 16 yếu tố tương đối quan trọng (Thang điểm Likert: 3 điểm)
B1- Nhóm các yếu tố thuộc về bệnh hoặc người bệnh
10


Bệnh nhân có nhiều bệnh đồng mắc

11

Bệnh nhân hạn chế về giao tiếp

12

Bệnh nhân thao tác kém

13

Bệnh nhân suy giảm thị lực

14

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan

15

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận (eGFR <30 ml/min)

16

Bệnh nhân đã gặp ADR của thuốc

B2- Nhóm các yếu tố thuộc về thuốc
17


Thuốc khó sử dụng

18

Thuốc người bệnh tự dùng mà không được kê đơn

19

Sử dụng thuốc NSAIDs

20

Sử dụng thuốc lợi tiểu

21

Sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng

22

Sử dụng thuốc Digoxin

23

Sử dụng thuốc kháng Cholinergic

24

Sử dụng nhóm thuốc Benzodiazepin


25

Sử dụng nhóm thuốc Opiat/Opioid

26

Sử dụng nhóm thuốc Corticoid

27

Sử dụng thuốc tiểu đường dạng uống

1.1.2. Phương pháp phát hiện các DRP
Các bộ công cụ làm căn cứ xác định và cách thức phát hiện ra các DRP là yếu tố
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến số lượng DRP cũng như tỉ lệ chấp thuận của các bác sĩ
khi dược sĩ tiến hành can thiệp dược lâm sàng.

13


Một trong những bước đầu tiên được nhắc đến trong các nghiên cứu xác định
DRP là việc tiến hành lựa chọn, xây dựng bộ công cụ làm cơ sở phát hiện ra DRP. Bộ
công cụ được nhiều tài liệu chia thành 2 loại chính dựa trên đặc điểm cấu trúc và thành
phần: Cơng cụ đóng (Explicit Criteria) và Cơng cụ mở (Implicit Criteria) [54].
Nghiên cứu của tác giả Kaufmann năm 2015 đã đề cập đến 46 công cụ được sử
dụng dùng để phát hiện các vấn đề liên quan đến kê đơn thuốc bao gồm: 28 cơng cụ
đóng, 8 cơng cụ mở và 10 công cụ kết hợp, mỗi công cụ tập trung vào một nhóm đối
tượng bệnh nhân khác nhau. Trong số tổng số 46 bộ cơng cụ, có 36 công cụ tập trung
vào đối tượng bệnh nhân cao tuổi, 10 công cụ còn lại sử dụng cho bệnh nhân ở mọi lứa
tuổi; 4 công cụ thiết kế để phát hiện DRPs kê đơn cho bệnh nhân điều trị nội trú, 9 công

cụ tập trung vào đối tượng bệnh nhân tại khoa cấp cứu, 6 công cụ tập trung vào đối
tượng bệnh nhân nằm điều trị dài ngày, 27 cơng cụ khơng chỉ định nhóm bệnh nhân
[48].
1.1.2.1. Bộ cơng cụ đóng
Bộ cơng cụ đóng thường được xác lập từ việc tổng hợp các tổng quan tài liệu,
quan điểm của chuyên gia, hoặc sử dụng phương pháp đồng thuận. Ví dụ như các hướng
dẫn điều trị hay một danh sách các thuốc, nhóm thuốc với cảnh báo gây hại trên một số
đối tượng cụ thể. Ưu điểm của bộ công cụ đóng là dựa trên nhiều căn cứ khoa học đáng
tin cậy, có hệ thống các tiêu chuẩn rõ ràng giúp thống nhất trong cách phát hiện DRP.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hướng sự tập trung đến thuốc và bệnh, chưa chú ý
nhiều đến khía cạnh lâm sàng cụ thể, tính cá thể của từng bệnh nhân, chẳng hạn như tình
trạng bệnh mắc kèm hay tiền sử đáp ứng trước đó với thuốc điều trị [59]. Một bộ cơng
cụ đóng cũng thường khơng đánh giá được sự phù hợp của một đơn thuốc, một liệu pháp
điều trị tổng thể, và thường khu trú theo nhóm đối tượng, nhóm thuốc [48].
Việc xây dựng và thẩm định bộ công cụ đánh giá sự phù hợp trong sử dụng thuốc
cần những bằng chứng khoa học tin cậy. Tuy nhiên, một số trường hợp thiếu những
bằng chứng ở mức ý nghĩa cao (ví dụ như các bằng chứng từ nghiên cứu đối chứng).
Do đó, phương pháp đồng thuận kết hợp với bằng chứng khoa học trở thành một tiếp
cận hữu ích để xây dựng một bộ công cụ hiệu quả. Các phương pháp đồng thuận hay
được sử dụng là RAND, Delphi, NGT. Đa số bộ cơng cụ đóng được cơng bố áp dụng

14


×