Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận cao học lịch sử lý luận báo chí thực trạng kinh tế truyền thông ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.43 KB, 14 trang )

Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỞ ĐẦU
Truyền thông là một ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại. Điều đó ngày
càng được thể hiện trong các chủ trương chính sách của Đảng và đường
lối quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, kể từ khi nền kinh tế trong nước
chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế,
thực tiễn hoạt động báo chí cũng đặt ra sự thay đổi trong tư duy làm báo
để có những chuyển biến cần thiết, theo kịp thời cuộc. Trong kinh tế thị
trường, hoạt động báo chí khơng chỉ cịn là hoạt động truyền thơng đại
chúng, hay hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa… mà cịn là hoạt động
kinh tế - dịch vụ. Truyền thông càng ngày càng mang lại thu nhập đáng
kể cho kinh tế quốc dân, đóng góp lớn vào ngân sách nhờ các khoản
doanh thu từ quảng cáo ngày càng cao. Các cơng ty truyền thơng hiện
nay có khả năng chi phối khơng chỉ trong ngành của mình mà cả các lĩnh
vực khác. Đó là thực tế hiển hiện về sự phát triển của truyền thơng hiện
nay. Có thể thấy điều này ở sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các mơ
hình có thể tạm coi là tập đồn truyền thông.
Chẳng hạn, Thông tấn xã Việt Nam là tập đồn truyền thơng rất
mạnh, trong đó có nhiều lĩnh vực: báo in, báo ảnh, báo hình... Đài Truyền
hình Việt Nam cũng là một tập đồn truyền thơng khi hệ thống truyền
hình lan tỏa khắp cả nước, đồng thời phát triển cả tờ tạp chí riêng, và bắt
đầu mở rộng sang một số lĩnh vực nhỏ khác. Nhà xuất bản Giáo dục với
khoảng 4.900 nhân viên, có chi nhánh và hệ thống công ty sách, thiết bị
giáo dục khắp các tỉnh thành, được tổ chức dưới mơ hình cơng ty mẹ con
với 67 công ty, 4 tờ báo, 1 trung tâm sản xuất các đồ dùng học tập hoạt
động trong nhà trường. Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có Tổng
cơng ty văn hóa Sài Gịn, cũng tổ chức dưới mơ hình cơng ty mẹ con, có
hãng phim, 2 nhà xuất bản và nhiều tờ báo… Rõ ràng lĩnh vực truyền
thông hiện nay phát triển rất nhanh và mạnh, mô hình hoạt động giống


----------------------------------------------------------------------------------


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

như nhiều tổ chức kinh tế khác. Vì vậy, phát triển kinh tế truyền thông
đang trở thành nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên
nhiều khía cạnh, cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã dần xóa
bỏ bao cấp trong sản xuất kinh doanh – một xu hướng tất yếu thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển. Trong điều kiện đó, báo chí – một cơng
cụ giáo dục, tun truyền, tổ chức; một cơng cụ chính trị đặc biệt quan
trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã được khơng ít
người nhấn mạnh về tính chất hàng hóa. Do vậy, khơng ít quan điểm cho
rằng hoạt động báo chí hiện nay là một hoạt động sản xuất kinh doanh,
tuân theo quy luật thị trường. Vấn đề này cần được nghiên cứu và xem
xét một cách đầy đủ, khách quan và rõ ràng hơn, để phân định vai trị,
chức năng của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay. Không thể phủ
nhận rằng, vấn đề đảm bảo, cân đối thu chi có vai trị vơ cùng quan trọng
với sự phát triển của một cơ quan báo chí. Song phải khẳng định lại, báo
chí cần đặt lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên tất cả. Trong
bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ đó được đặt ra ngày càng cấp bách. Làm sao
để cân bằng lợi ích kinh tế, các cơ quan báo chí có đủ điều kiện cân đối
thu chi, song vẫn hồn thành tốt vai trị tham gia vào cơng tác quản lý xã
hội, đó dường như vẫn là bài tốn khó đối với các cơ quan quản lý nói
chung và mỗi cơ quan báo chí nói riêng.


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG
Phải khẳng định rằng việc thừa nhận và cho phép phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước
ngoặt lớn không chỉ với phát triển xã hội mà cả nền kinh tế. Điều này đã
tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó có báo chí. Cơ sở kinh tế đã tạo điều kiện để báo chí phát triển thích
ứng với cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao và quyền
được thông tin của nhân dân, thu hút đông đảo lực lượng công chúng báo
chí.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta phải đảm bảo cho
sự hoạt động của báo chí phù hợp với tình hình đất nước. Do đó, Đảng
lãnh đạo báo chí xuất phát từ đặc điểm của báo chí trong cơ chế thị
trường. Như vậy, hoạt động báo chí phải vừa đảm bảo lợi ích chính trị xã hội, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế. Điều này thực sự là một bài tốn khó
đối với cả cơ quan quản lý lẫn cơ quan chủ quản báo chí.
Cho đến nay, các cơ quan báo chí truyền thơng của nước ta vẫn
được coi là các cơ quan Nhà nước, được hưởng chế độ bao cấp và có
trách nhiệm tuyên truyền, định hướng các đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước và các cơ quan đoàn thể đến người dân. Nhưng trong sự
phát triển chung của xã hội, một thế mới đang mở ra: bên cạnh những
báo đài vẫn được bao cấp hoàn toàn hoặc một phần, một số cơ quan
truyền thông đã tự làm dịch vụ kinh doanh, phải theo cơ chế "lãi hưởng
lỗ chịu", cung cấp những thông tin theo xu hướng giải trí đơn thuần. Bên
cạnh nhiều cơ quan báo chí đang được bao cấp và có thêm nguồn thu từ
quảng cáo, một số toà soạn báo hiện nay phải tự hạch tốn, trang trải mọi
chi phí hoạt động, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên, đồng thời đầu
tư vào kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng tờ báo. Rất nhiều



Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

khoản chi tiêu như vậy chỉ trông chờ vào một nguồn thu duy nhất từ
quảng cáo. Trong khi đó, để có quảng cáo, tờ báo phải được nhiều người
biết đến, đồng nghĩa với số lượng phát hành phải lớn, hoặc số lượt truy
cập phải cao. Trong "cuộc chiến" tranh giành độc giả này, không phải tờ
báo, hay kênh truyền thanh, truyền hình nào cũng đảm bảo ln cập nhật
được những tin bài có chất lượng cao để tạo niềm tin với cơng chúng.
Việc hình thành một thị trường báo chí đã tạo ra sự cạnh tranh lành
mạnh. Đã có rất nhiều tờ báo khơng những hồn thành tốt nhiệm vụ
chính trị mà nhờ báo hấp hẫn, bán chạy nên không những đã tự lo được
nguồn kinh phí để xuất bản báo, trả lương cho bộ máy cán bộ, phóng viên
rất cao, mà còn xây trụ sở rất khang trang, trang bị hiện đại, sẵn sàng tạo
điều kiện đưa phóng viên đi nước ngồi làm phóng sự điều tra hay thơng
tin trực tiếp về các sự kiện lớn trên thế giới; tài trợ cho nhiều hoạt động
xã hội... Có thể kể tên một số báo "giàu” hiện nay như : Thanh niên, Tuổi
trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn tiếp thị, Người Lao động, Tiền
phong, v.v…Nhiều báo khác tuy khơng giàu nhưng đã tự trang trải chi
phí, khơng cịn dựa vào ngân sách các Bộ, ngành bao cấp...
Ở Việt Nam, báo chí ngay từ khi ra đời cũng đã đăng tải quảng cáo
và quảng cáo ngày càng phát triển, chiếm khoảng 10% diện tích trên mặt
báo. Những năm 80 của thế kỷ trước, trên báo chí (nhất là Sài Gịn giải
phóng và Hà nội mới) xuất hiện những mẩu rao vặt ở chân trang 3, nhưng
thường xuyên được nhắc nhở: “cẩn thận kẻo rơi vào quảng cáo”! Quảng
cáo ở nước ta thực sự phát triển rầm rộ từ năm 90 của thế kỷ XX. Năm
2004, doanh thu quảng cáo cả nước đạt hơn 200 triệu USD
Trong 10 năm qua, Việt Nam có tốc độ phát triển cao, quảng cáo
cũng phát triển “nóng”. Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh mỗi số (số

thường) có từ 24 đến 32 trang quảng cáo. Trong khi nhiều tờ báo phải cắt
cử, khuyến khích phóng viên chạy quảng cáo, thì tờ báo này khách hàng


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

quảng cáo phải xếp hàng hàng tuần mới được đăng tải. Nhờ sự phát triển
đúng hướng, gần gũi công chúng xã hội và tính chuyên nghiệp cao, từ
năm 1978, báo đã tự lo cân đối thu chi, đến nay doanh thu từ quảng cáo
đã giúp báo Tuổi trẻ TPHCM không chỉ nộp thuế cho nhà nước hàng
chục tỷ đồng, mà cịn đổi mới cơng nghệ làm báo, trang bị phương tiện
kỹ thuật nghiệp vụ đến phát triển toàn tdieenj một cơ quan báo chí nhiều
ấn phẩm, đa loại hình theo hướng tập đồn báo chí truyền thơng.
Các đài truyền hình cũng có ưu thế trong việc thu hút thị trường
quảng cáo, nhất là Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TPHCM
với doanh thu quảng cáo khoảng 500 tỷ đồng (năm 2005). Ở nước ta,
quảng cáo trên phát thanh và báo mạng điện tử chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Hướng chính của báo điện tử là phát triển dịch vụ gia tăng – một lợi thế
tiềm ẩn đang được khai thác, gia tăng theo văn minh tiêu dùng của khách
hàng. Vấn đề này xuất phát từ văn hóa, tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền
thơng và văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư.
Cũng chỉ trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, từ chỗ chỉ lác đác
xuất hiện, các chương trình quảng cáo trả tiền trên truyền hình, phát
thanh đã nở rộ vơ cùng nhanh chóng. Tương tự như vậy, trong báo in, các
trang quảng cáo, chuyên đề… để tăng thu nhập cho báo ngoài nguồn
ngân sách được bao cấp từ Chính phủ… bắt đầu xuất hiện ngày càng dày
đặc, thậm chí cịn là điều đáng lo ngại. Thực tế hiện nay cho thấy, trong
xu thế tồn cầu hố hiện nay, nhiều tờ báo đã bị cuốn theo vòng xốy của
sự thương mại hố. Khơng ít tờ báo, cơ quan báo chí quá coi trọng đến

mục đích kinh doanh mà qn đi vai trị chính của báo chí là tham gia
vào quản lý nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Những thông tin giật
gân, câu khách được đăng tải ồ ạt trên hàng loạt các tờ báo chính là minh
chứng cho điều đó. Nhiều đơn vị đã chọn hướng hoạt động nhắm vào thị
hiếu thích khám phá những câu chuyện giật gân, ly kỳ của độc giả.


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những tin bài thiếu chất lượng này khơng địi hỏi ở người viết quá nhiều
kĩ năng. Bên cạnh đó, nó cũng thu hút độc giả khơng kém gì những tin
bài có chất lượng thực sự.
Ngày nay, khi mở nhiều tờ báo in, hoặc các trang báo mạng, chúng
ta dễ dàng thấy đăng tải hàng loạt các tin bài, hình ảnh mang tính giật
gân, câu khách. Những tin bài này thuộc đủ mọi thể loại, từ văn hoá, xã
hội cho tới khoa học, giải trí. Phần lớn trong số này là những vụ việc giết
người, cướp của, hiếp dâm, những hành vi mang tính bạo lực, những câu
chuyện đời tư, thầm kín của người nổi tiếng, những bức ảnh hở hang,
phản cảm.... Và có một thực trạng đáng buồn là những thông tin này
thường nằm trong mục những tin bài được đọc nhiều nhất của các trang
báo mạng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thơng tin giật gân, kích
thích sự tị mị của người đọc. Thơng tin giật gân chỉ giúp thoả mãn thị
hiếu tầm thường của độc giả. Thơng qua những chi tiết, ngơn từ, hình
ảnh... thơng tin giật gân tác động mạnh đến người đọc, gây cho họ ấn
tượng và nhanh chóng bị thu hút. Lợi thế của loại thơng tin này là đánh
trúng vào trí tị mị và sở thích “bn chuyện”, vốn là đặc điểm từ ngàn
đời nay của con người. Bởi vậy, thông tin giật gân cũng chiếm được sự
quan tâm ngang bằng, thậm chí là hơn so với nhiều thơng tin chính thống
khác. Tuy nhiên, sức tác động của loại thông tin này lại khơng theo chiều

hướng tích cực. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng tung tin giật gân để đánh
bóng tên tuổi, một số trang báo mạng lạm dụng thông tin giật gân để tăng
lượt truy cập, thu hút quảng cáo.... Những thơng tin này có thể chỉ mang
tính vơ thưởng vơ phạt, để giải trí đơn thuần. Song trong rất nhiều trường
hợp, nó lại gây ra những tác động xấu.
Sự xâm lấn ồ ạt của loại thông tin câu khách trên báo chí là điều dễ
hiểu khi nó mang lại nguồn lợi khơng nhỏ cho các cơ quan báo chí thông
qua quảng cáo. Hiện nay quảng cáo đã trở thành nguồn thu chính của các
kênh truyền hình và nhiều tờ báo. Số tiền thu được từ quảng cáo, tài trợ


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

của các kênh truyền hình hot có thể lên đến vài trăm tỷ mỗi năm. Nhờ các
nhà tài trợ, các công ty quảng cáo tự sản xuất và mua nhiều chương trình
bên ngồi, đài chỉ cần biên tập lại để phát sóng. Chương trình thời sự,
chun mục văn nghệ, phim... do đài sản xuất đều hướng về khán giả, vì
có khán giả mới có "giờ vàng", và nhờ giờ vàng mới thu được quảng cáo,
từ đó có doanh thu.
Rõ ràng, với việc chạy theo thị hiếu của độc giả để nhằm thu lợi
nhiều nhất có thể, nhiều cơ quan báo chí đang xa rời tơn chỉ mục đích
hoạt động của mình, làm trái với các chức năng của báo chí. Thay vì định
hướng dư luận, quản lý xã hội, xây dựng đời sống nhân dân, nhiều thơng
tin trên báo chí đang gây mất ổn định đời sống vật chất và tinh thần của
cơng chúng. Độc giả cũng đang dần hình thành thói quen tìm đến báo chí
để cập nhật tin tức giật gân thay vì tìm hiểu các thơng tin chính trị – xã
hội thiết thực khác. Có thể nói, việc làm này cũng khiến báo chí trở nên
mất dần uy tín trong lịng nhân dân, biến các trang báo trở thành địa chỉ
giải trí tầm thường. Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời việc thông tin

giật gân, câu khách trên báo chí, rất có thể nó sẽ cịn gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng khác. Không thể phủ nhận rằng mối quan tâm của độc giả
dành cho loại thông tin này là rất lớn. Đưa tin liên tục về những sự kiện
được nhiều người theo dõi đồng nghĩa với việc tăng được“uy tín” của tờ
báo. Mặc dù uy tín đó khơng được xây dựng trên chất lượng tin bài.
Khơng thể hồn tồn đổ lỗi cho lý do tài chính. Song cũng khơng
thể phủ nhận đây là một yếu tố có sức tác động khơng nhỏ tới hoạt động
báo chí. Trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh thương mại hóa tồn
cầu hiện nay, xu hướng làm báo – làm kinh tế đang trở nên phổ biến.
Thông tin đã trở thành một món hàng đem lại lợi nhuận khơng nhỏ. Vì
vậy, nhiều tờ báo sẵn sàng “bán” cho độc giả những thông tin mang lại
cho họ lợi nhuận cao nhất, bất kể chất lượng của thơng tin đó ra sao. Các
trang tin tức ra đời, công khai hoạt động với mục tiêu “cập nhật nhanh


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

chóng nhất những tin tức thời sự trong ngày”. Song “tin tức thời sự” đó
khơng gì khác hơn là những vụ án bạo lực, ly kỳ, những câu chuyện đời
tư, cá nhân của người nổi tiếng, những bức ảnh phụ nữ hở hang, phản
cảm... Bên cạnh những trang tin tức này, trên nhiều tờ báo mạng, thông
tin giật gân cũng đang lấn át các tin tức chính trị – xã hội khác. Ở đây,
việc đảm bảo lợi ích kinh tế còn là để đảm bảo phục vụ cho một mục đích
khác lớn hơn, đó là “làm báo”. Mặt khác, việc đăng tải thông tin giật gân
cũng xuất phát từ lý do “có cung, có cầu”. Nhiều tờ báo phải lấy thơng tin
giật gân “ni” thơng tin chính trị – xã hội, vừa tạo được môi trường để
làm báo thực sự, mà vẫn thu hút được độc giả, thu được lợi nhuận kinh
tế, đảm bảo cho hoạt động của toà soạn được vận hành thông suốt.
Chúng ta vẫn khẳng định Việt Nam khơng có báo chí tư nhân. Tuy

nhiên, nhìn vào thực trạng phát triển của nền báo chí nói riêng, truyền
thơng nói chung, rõ ràng, đã có sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức,
doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển của truyền thông Việt
Nam. Kinh tế truyền thơng nhờ đó có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Sự
cạnh tranh giữa các loại hình truyền thơng, ngay giữa các sản phẩm
truyền thông là kết quả của ngành kinh tế truyền thông…
Trong xã hội tư bản không thiếu những công ty, những ông chủ
trong lĩnh vực truyền thơng thực sự giàu có, nắm độc quyền nhiều lĩnh
vực thông tin và lũng đoạn mạnh mẽ đến công chúng. Cơ quan báo chí
của họ được coi như một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng
dịch vụ. Song thu nhập của các công ty, các ông chủ này có được khơng
phải bằng cách chỉ đăng tải những thơng tin giật gân, câu khách. Họ thu
lãi qua hàng loạt ấn phẩm khác, qua kinh doanh phương tiện in ấn, truyền
thông và nhiều ngành nghề khác. Trên từng ấn phẩm, họ thu được quảng
cáo lớn. Xét đến cùng, đây là sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế đối với
những tờ báo, đổi lại họ đạt được mục đích thương mại nhờ các phương
tiện truyền thông này. Bên cạnh đó, các thế lực chính trị chi phối hoạt


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

động báo chí nhằm mục đích chính trị cũng chủ yếu thông qua các công
cụ và phương thức kinh tế, như tài trợ sản xuất tin tức và sản phẩm báo
chí theo đơn đặt hàng, ưu tiên quảng cáo nhà nước, ưu tiên thuế suất…
Thông qua việc đáp ứng nhu cầu công chúng xã hội, và phục vụ các thế
lực chính trị để phát triển nguồn thu cho báo chí. Thu nhập từ quảng cáo
ở nhiều quốc gia lớn tới mức nếu khơng đạt được 60% doanh thu thì tờ
báo khó có thể tồn tại được. Chính nhờ đó, các công ty, các chủ báo thu
lợi nhuận lớn nhưng vẫn bán báo rất rẻ, hợp với túi tiền của nhiều tầng

lớp nhân dân trong xã hội, nhất là người lao động. Vì vậy, báo chí của họ
thâm nhập khá sâu vào cơng chúng, thực hiện được nhiệm vụ chính trị
của từng cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, đối với báo chí cách mạng của ta, thì khơng thể coi các
sản phẩm báo chí là món hàng hóa thơng thường, theo kiểu “mạnh ai nấy
làm”. Càng không thể chỉ chạy theo thị hiếu hay buông lỏng quản lý, nhất
là về nội dung và chất lượng của từng ấn phẩm, từng tờ báo. Chúng ta
cũng không thể chấp nhận kiểu làm báo bất chấp mọi giá trị đạo đức, lối
sống, tư tưởng để có thể bán được nhiều báo, được nhiều người mua, và
thu lãi lớn. Nói như vậy khơng có nghĩa là là trong lĩnh vực xuất bản, báo
chí, chúng ta khơng quan tâm đến vấn đề kinh doanh, đến tính tốn lỗ lãi,
đến nắm bắt thị trường… Nhưng nếu chỉ xem xét báo chí như một món
hàng tiêu dùng thuần túy thì việc kinh doanh báo chí khơng thể tránh
khỏi những lệch lạc, làm cho báo chí xa rời mục đích, nhiệm vụ chính trị
của nó.
Thực tế cũng cho thấy, đã có nhiều cơ quan báo chí vừa làm khá
tốt vai trò tham gia vào quản lý nhà nước, định hướng dư luận xã hội,
đồng thời cũng hồn tồn tự mình sống được, thậm chí là sống khỏe. Có
thể kể ra một vài cái tên như Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh Niên, Sài
Gịn giải phóng… hiện có số lượng phát hành khá lớn, thu hút được
nhiều quảng cáo, tự hạch tốn kinh doanh có lãi, tích lũy được vốn lớn,


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

ngồi ra cịn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác ngồi báo chí. Có thể thấy ở
nước ta các tờ báo có số phát hành lớn, có uy tín, kinh doanh có lãi đang
chuyển hướng kinh doanh tổng hợp, hình thành các tập đồn truyền
thơng. Với những đơn vị này, việc đầu tư vào chuyên môn, nâng cao chất

lượng các ấn phẩm ln nhằm hai mục đích: phục vụ bạn đọc tốt hơn và
kinh doanh có lãi. Kinh doanh có lãi hỗ trợ báo chí mở rộng địa bàn phát
hành, tăng thêm bạn đọc. Trong hoàn cảnh ấy, những tờ báo khơng kịp
thời đổi mới , bị thua lỗ có thể phải ngừng hoạt động.
Rõ ràng, đặt ra vấn đề bản chất hoạt động kinh tế - dịch vụ của báo
chí, chính là đưa ra yêu cầu chống khuynh hướng chạy theo mục đích
thương mại đơn thuần nhằm thu lợi cho cơ quan báo chí mà xâm hại đến
lợi ích chính trị - văn hóa – xã hội. Đây là một trong những mâu thuẫn cơ
bản và chủ yếu của hoạt động báo chí trong kinh tế thị trường - mâu
thuẫn giữa lợi ích chính trị - văn hóa – xã hội với lợi ích kinh tế. Trong
đó lợi ích kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ và trước mắt, cịn lợi ích
chính trị - văn hóa – xã hội mới là lợi ích tồn cục và lâu dài. Báo chí cần
ưu tiên trước hết và trên hết vì lợi ích chính trị - văn hóa – xã hội, vì lợi
ích cơng chúng và nhân dân. Đây là u cầu khách quan, là nghĩa vụ tự
giác bắt buộc từ nhận thức, thái độ đến hành vi tác nghiệp. Nếu chỉ chạy
theo lợi ích kinh tế đơn thuần, cơ quan có thể thu lợi lớn một cách nhanh
chóng nhưng xã hội có thể phải bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều khoản lợi
nhuận đó để khắc phục hậu quả từ những sản phẩm báo chí kém chất
lượng.
Như vậy, báo chí ra đời xuất phát từ chính địi hỏi tất yếu của lịch
sử, vì cơng chúng, vì sự phát triển bền vững của xã hội. Đó là nguyên
nhân sâu xa cấu thành nên trách nhiệm xa hội lớn lao của báo chí và nhà
báo. Giải thích như vậy để thấy, để phát triển một cách bền vững, báo chí
cách mạng đặt trong bối cảnh cơ chế thị trường sẽ đặt ra yêu cầu cạnh
tranh lớn, đồng thời có sự thanh lọc dần. Tuy nhiên, để sự thanh lọc đó


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------


được thực chất hơn, rất cần có sự vào cuộc quản lý của nhà nước. Với số
lượng cơ quan báo chí rất lớn như hiện nay, chúng ta cần đảm bảo cho
những đơn vị làm tốt công tác tham gia quản lý nhà nước có thể tồn tại
được. Việc tạo môi trường cho các đơn vị này giải quyết bài tốn kinh tế
là vơ cùng quan trọng. Với sự xuất hiện của các loại hình báo chí mới,
phải có sự xác định cho phép cơ quan báo chí nào được kinh doanh tạo
nguồn thu. Cần thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc hơn việc cấp giấy phép
hoạt động cho các cơ quan báo chí. Có các chế tài, quy định cụ thể về
việc giám sát hoạt động của các cơ quan báo chí và nhà báo, kịp thời
chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay cũng đang đòi hỏi
những yêu cầu khách quan, dựa trên sự phát triển thực tiễn của xã hội.
Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, việc thơng tin
tun truyền trên báo chí cần được đẩy mạnh để phục vụ tích cực cho
cơng tác định hướng dư luận, kêu gọi sự đồng lòng ủng hộ của quần
chúng nhân dân. Tuy nhiên, sẽ là cuộc chiến không cân sức nếu để cho
các cơ quan báo chí phục vụ tích cực cho cơng tác tun truyền này cạnh
tranh trực tiếp với những đơn vị chuyên chạy theo xu hướng thương mại
hóa báo chí để thu lợi. Bên cạnh đó, dù đã nhận thức được tầm quan
trọng của chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí, song thời điểm này
liệu đã thích hợp để chúng ta đề cao vai trị đó? Đây là câu hỏi cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng. Và dù không nhiều, trong thời gian qua cũng đã
xuất hiện các ý kiến xoay quanh vấn đề nhìn nhận chức năng kinh tế dịch vụ của báo chí, đánh giá một cách khách quan để đưa ra các cơ chế
quản lý cho phù hợp thực tiễn.
Đơn cử như trong đợt lấy ý kiến sửa đổi Luật Thuế thu nhập
Doanh nghiệp mới đây, nhiều ý kiến, mà trực tiếp nhất là của một lãnh
đạo Bộ Tài chính đã cho rằng nên bỏ quy định thu thuế với các cơ quan
báo chí. Bởi đây là những cơ quan làm công tác tuyên truyền, đảm bảo



Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

chức năng chính trị - văn hóa – xã hội, không nên tạo sức ép kinh tế cho
các cơ quan này. Đây là lo ngại chính đáng và có cơ sở. Tuy xuất hiện
ngày càng nhiều cơ quan báo chí vì mục tiêu lợi nhuận mà sẵn sàng đăng
tải các thơng tin câu khách thuần túy, khơng có giá trị về mặt thơng tin, tư
tưởng, văn hóa… song vẫn cịn rất nhiều tờ báo đang nỗ lực cung cấp cho
độc giả những thơng tin hữu ích, có tính định hướng đúng đắn về mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đặt ra vấn đề thu thuế với các cơ quan
này chính là đặt ra bài tốn nên giữ định hướng thông tin tuyên truyền
một cách đúng đắn, hay cũng phải chạy theo xu hướng thương mại hóa
để có nguồn thu. Điều này vơ tình sẽ đẩy nhiều cơ quan báo chí sa đà vào
việc làm mọi cách để tăng thu, từ đó dần xa rời tơn chỉ mục đích hoạt
động của mình. Đặt ra vấn đề khơng thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với cơ quan báo chí cho thấy xã hội ngày càng nhận thức được tầm quan
trọng của báo chí và đã có sự phân biệt giữa các cơ quan báo chí chính
thống và những tờ báo chuyên đưa tin giật gân, câu khách để thu lợi. Đây
thực sự là tín hiệu đáng mừng.
Đã đến lúc chúng ta cần hiểu rõ vai trị của ngành kinh tế truyền
thơng đối với sự phát triển của quốc gia. Sự phát triển đó sẽ mang lại lợi
ích to lớn cho cả nhà nước, người dân và cả cơ quan truyền thông. Nhìn
nhận thấu đáo và đặt ra các cơ chế quản lý phù hợp liên quan tới chức
năng kinh tế - dịch vụ của báo chí ngay từ lúc này cũng là tạo tiền đề để
báo chí phát triển bền vững, trở thành lực lượng nóng cốt trong quản lý
xã hội thơng qua các chức năng chính trị - tư tưởng - văn hóa cơ bản,
song cũng đủ sức để sống khỏe, sống độc lập mà khơng nhất thiết phải có
nguồn tài trợ, bao cấp. Từ đó, Nhà nước khơng phải trả một khoản tiền
khổng lồ để nuôi tất cả báo chí, trong đó có những đài báo chỉ chun
cung cấp thơng tin kinh doanh, giải trí..., thậm chí cịn thu được những

khoản đóng góp của các cơ quan truyền thơng "dịch vụ" để tăng cường
chất lượng cho các cơ quan "chính thống". Người dân được tự do lựa


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

chọn các thơng tin mà họ cần, khơng cịn bị "ép" phải xem một kênh
truyền hình hay một tờ báo nào đó nữa. Họ sẽ chọn nguồn thơng tin chính
xác, phong phú, kịp thời, phân tích sâu theo đúng yêu cầu của họ. Cịn
các cơ quan truyền thơng có thể bán sản phẩm của mình, kinh doanh
quảng cáo thu lãi lớn... Tất cả các “mặt lợi” này đang là động lực để
chúng ta quan tâm hơn đến ngành kinh tế truyền thông. Những hướng
dẫn pháp lý cụ thể sẽ là căn cứ để người làm báo có trách nhiệm hơn với
thông tin mà họ đưa ra. Đồng thời, việc tạo lập một hành lang pháp lý
vững chắc cũng đảm bảo cho người dân cùng tham gia quản lý báo chí,
cùng Đảng và Nhà nước căn cứ vào đó dể giám sát và quản lý báo chí có
hiệu quả hơn. Đây chính là điều kiện để khuyến khích giới báo chí nâng
cao tính chuyên nghiệp, một vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn
nóng hổi hiện nay.


Thực trạng kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Quản lý báo chí trong thời đại tồn cầu hóa thực sự là một thách
thức khơng nhỏ đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý loại hình đặc thù
này. Khác với các quốc gia tư bản, báo chí tại Việt Nam không thể phát
triển một cách tự phát, chạy theo lợi ích một người hay một nhóm người

trong xã hội. Báo chí phải đảm bảo thực hiện tốt vai trò tham gia quản lý
nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, để tồn tại được, báo chí
cũng phải tự mình giải quyết tốt bài tốn thu chi, cân đối lợi ích kinh tế.
Đây thực sự là một bài tốn khó, được đặt ra với u cầu ngày càng cấp
bách. Có thể thấy điều này trong xu hướng ngày càng nhiều tờ báo, kênh
phát thanh, truyền hình đang dần đối mặt với việc phải tự hạch toán
doanh thu, bị cắt nguồn bao cấp. Trong điều kiện đó, chắc chắn sẽ diễn ra
một cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại giữa các cơ quan báo chí. Xu
hướng này đang dần hiện hữu trong thời gian qua với sự biến mất, thu
hẹp hoạt động, cắt giảm nhân lực và vật lực… của nhiều cơ quan báo chí
trong thời gian qua. Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các cơ quan báo chí chắc chắn sẽ giúp thanh lọc những tờ báo yếu
kém, xa rời tơn chỉ mục đích hoạt động của báo chí. Tuy nhiên, để làm
được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần vào cuộc kịp thời
và bám sát các diễn biến của đời sống báo chí để có sự định hướng đúng
đắn và phù hợp.



×