Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ý THỨC, PHÂN BIỆT Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ý
THỨC, PHÂN BIỆT Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

GVGD:
SV: Hồ Thị Ngọc Trâm
MSSV: 16114008
LỚP: 161LK4432

Bình Dương, tháng 7 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn GVHD Môn Tâm Lý học đại cương
đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua những buổi nói chuyện, thảo luận cũng
như học tập về Môn Tâm Lý học đại cương. Nếu không có những lời hướng
dẫn, dạy bảo của q thầy, cơ thì em nghĩ bài tiểu luận này của em rất khó có
thể hồn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô.
Bài viết này em làm dựa trên những hiểu biết của em về môn học.
Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy, cơ và các
bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện
hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ trong trường Đại học Bình
Dương, thật nhiều sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.


Trân trọng!
Người viết

Hồ Thị Ngọc Trâm

2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
Ý thức là một chính thể mang lại chất lượng mới cho thế giới nội tâm của
con người. Nó bao gồm ba thành phần (ba mặt) liên kết, thống nhất hữu cơ với
nhau: mặt nhận thức, mặt thái dộ và mặt năng động của ý thức. Ý thức tạo cho con
người có khả năng dự kiến trước hoạt động, diều khiển, điều chính hoạt dộng nhằm
thích nghi và cải tạo thế giói khách quan, đồng thời cải tạo cả bản thân. Mặt khác,
ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu
trúc của ý thức. Q trình xác định mục đích là điều kiện để có ý thức, động cơ,
mục đích có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả của quá trình nhận thức. Vì thế,
nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí... đều có vị trí nhất định trong cấu trúc ý thức.
Vô thức là khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở
một cá nhân nào đó mà cá nhân đó khơng nhận thức được, không diễn tả được
bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ
thống thần kinh nằm ở ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý
thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ
thống não bộ thần kinh khơng có kiểm sốt về tính ngun nhân và hậu quả, khơng
đặt vần đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản

năng và hành động xảy ra đó khơng có ảnh hưởng đến khơng gian và thời gian.
Ngược lại những hành vi có ý thức luôn nằm trong phạm vi trách nhiệm, biết
trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm điều này và nó sẽ có kết quả ra
sao về sau.
Nhận thức được vấn đề này nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Trình bày sự
hình thành và phát triển của ý thức, phân biệt ý thức và vô thức” để làm tiểu
luận kết thúc môn học

4


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển ý thức, người ta thường đề cập
tới hai phương diện: phương diện loài người và phương diện cá nhân, về phương
diện loài người, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: Trước hết là lao
động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ, đó là hai động lực chủ
yếu dã biến bộ não vượn thành bộ óc người, biến tâm lí động vật thành ý thức.
Nhằm phục vụ cho cơng tác giáo dục con người, Tâm lí học quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn đến sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân. Việc xác định con
đường và điều kiện hình thành và phát triển ý thức cá nhân tạo ra cơ sở khoa học
cho cơng tác giáo dục con người.
Có thể nói ý thức của cá nhân đuợc hình thành trong hoạt động và thể hiện
trong sản phẩm hoạt động của con người. Hoạt động nói chung địi hỏi cá nhân phải
nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết q hành động. Đó
chính là yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển khả năng xây dựng mục đích và
kế hoạch hoạt động của con người. Trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm,
năng lực... của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Sản phẩm hoạt động
luồn ln chứa dựng một bộ mặt tâm lí, ý thức của người làm ra nó. Vì thế qua sản
phẩm, cá nhân “nhìn thấy” được chính mình, nhận thức được vai trị xã hội của

mình, từ đó có khả năng tự đánh giá, tự điều chính, điều khiển hành vi.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC
1. Khái niệm về ý thức
1.1. Ý thức là gì?
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ có ở người. Ý thức là năng
lực phản ánh các phản ánh tâm lý, là một chất ượng mới trong phản ánh tâm lý của
5


con người. Theo C. Mác, ý thức là vật chất được chuyển vào trong não và được tái
tạo lại ở trong đó. Đời sống tâm lý của con người về cơ bản là đời sống tâm lý
được ý thức.
- Lao động là yếu tố đầu tiên làm nẩy sinh ý thức. Ý thức là sản phẩm của lao

động, của giao tiếp, đồng thời là sản phẩm của xã hội- lịch sử.Ý thức tồn tại
thơng qua ngơn ngữ.
- Ý thức có nghĩa rộng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ

luật.Nghĩa hẹp ý thức được dùng để chỉ cấp độ đặc biệt trong tâm lý người.
- Ý thức là tồn tại được nhận thức: Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi

vào kết quả (hình ảnh tâm lý ) do cặp mắt thứ nhất mang lại ( cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc...)
Tóm lại: Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý bậc cao, đặc trưng cho con
người. Nhờ ngôn ngữ, con người đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh
thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo nên trong vỏ não hình
ảnh tâm lý, nhờ đó họat động của con người đã đựơc định hướng cao hơn, tinh vi
hơn, có mục đích rõ ràng hơn.
1.2. Các thuộc tính của ý thức
- Khả năng nhận thức


Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan.
Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc như vậy, cần phải có tư duy khái quát
bản chất về thế giới khách quan. Mặt khác, người có ý thức càng cao thì càng làm
cho tư duy có chiều sâu và chiều rộng.
- Khả năng xác định thái độ

Con người còn phản ánh hiện thực khách quan bằng cách tỏ thái độ đối với
nó. Những thái độ mn màu, mn vẻ là biểu hiện ý thức của con người đối với
hiện thực khách quan.
- Khả năng sáng tạo

Con người khác với động vật ở chỗ, khơng những biết thích nghi với hoàn
6


cảnh mà cịn biết cải tạo hồn cảnh sống. Con người ln ln cải tạo hồn cảnh
sống một cách có ý thức. Nhờ có ý thức mà con người có năng lực tạo ra nhiều giá
trị vật chất, tinh thần mới, bắt hiện thực khác quan phục vụ nhu cầu ngày càng cao
của mình.
- Khả năng tự ý thức

Đây là khả năng nhận thức về mình và xác định thái độ với bản thân mình.
Ý thức là năng lực của con người hiểu được các tri thức về thế giới khách
quan và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong bản thân mình, nhờ đó mà con
người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.
1.3. Cấu trúc của ý thức
Ý thức có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang lại cho
thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Ý thức có 3 mặt thống nhất
hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người. 3 mặt đó là :

- Ý thức các quá trình nhận thức

Đây là sự nhận thức của nhận thức, hiểu biết của hiểu biết. Nhận thức cảm
tính mang lại tư liệu đầu tiên cho ý thức. Nhận thức lý tính mang lại sự hiểu biết
bản chất, quy luật, mối quan hệ của sự vật hiện tượng. Ý thức cho ta biết mình
đang nhận thức cái gì, mức dộ nhận thức đến đâu.
- Ý thức các xúc cảm, tình cảm

Ý thức xem sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu của con người đến đâu; ý
thức về sự căng thẳng và ý thức về sự kích thích hay trấn tĩnh, nghĩa là con người
biết mình có những rung cảm gì, mức độ rung cảm đến đâu…
- Ý thức về hành động của mình

Đây là bậc cuối cùng của ý thức, thể hiện chức năng của ý thức. Hành động
có ý thức là hành động thực hiện mục đích đặt ra từ trước, có kế hoạch, phương
pháp nhất định, được ý thức kiểm tra, điều chỉnh thuờng xuyên…Hành động có ý
thức là biểu hiện tập trung nhất tâm lý của con người. Phần lớn hành động của con
người là hành động có ý thức. Những hành động bản năng của con người cũng là
7


những hành động bị kiểm soát bởi ý thức.
Ý thức được nẩy sinh và phát triển trong hoạt động và giao lưu. Cấu trúc của
hoạt
động quy định cấu trúc của ý thức. Trong thành phần của ý thức có các quá
trình nhận
thức, xúc cảm và hành động…Ý thức của con người là sự phản ánh về các
hiện tượng tâm lý này.
2. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.1. Hình thành ý thức con người

- Lao động

+ Con người có ý thức về lao động, Sự khác biệt của lao động của người và
con vật là : con người trước khi lao động đã xây dựng cho mình một mơ hình tâm
lý và huy động tồn bộ vốn hiểu biết kinh nghiệm của mình để làm ra sản phẩm đó.
+ Sử dụng và chế tạo các công cụ lao động để thực hiện các thao tác lao động.
+ Đối chiếu sản phẩm lao động với mơ hình tâm lý đã tạo ra và đánh giá sản
phẩm đó.
- Ngơn ngữ và giao tiếp :

+ Tín hiệu thứ 2 giúp con người có ý thức sử dụng cơng cụ lao động, giúp đối
chiếu đánh giá kết quả lao động.
+ Hoạt động lao động là hoạt động tập thể mang tính xã hội.Trong lao động
nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau,
phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung.
Nhờ có ngơn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý
thức về người khác và xã hội.
2.2. Hình thành ý thức và tự ý thức cá nhân
- Ý thức cá nhân hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt

động của cá nhân và chính hoạt động tạo ra sản phẩm mà cá nhân hình thành,
phát triển tâm lý ý thức.
8


- Ý thức cá nhân hình thành trong mối quan hệ giao tiếp : Sự phát triển của một

cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp
trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ý thức cá nhân hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã


hội.
- Ý thức cá nhân hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân

tích hành vi của mình --- Ý thức bản ngã.
2.3.Các cấp độ ý thức
- Cấp độ chưa ý thức

Cấp độ chưa ý thức gọi là hiện tượng vô thức . Là hiện tượng tâm lý ở tầng
bậc chưa có ý thức, nơi mà ý thức khơng thực hiện chức năng của mình ( như
mộng du, say rượu, bị thôi miên, bị động kinh.. )
Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý của tầng không ý thức ( chưa ý
thức )
+ Vô thức ở tầng bản năng : như bản năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục , tiềm
tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền.
+ Vơ thức dưới ngưỡng ý thức ( tiền ý thức ) : Cảm nhận được một cái gì đó
nhưng khơng rõ ngun nhân.
+ Hiện tượng tâm thể : hiện tượng tâm lý dưới ý thức , hướng tâm lý sẵn sàng
chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó ảnh hưởng tới tính linh hoạt và ổn định của hoạt
động.
Có khi tâm thể phát triển xâm nhập vào tầng ý thức ( tâm thể yêu đương của
tuổi trẻ, tâm thể nghỉ ngơi của tuổi già...)
+ Hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức do lập đi lập lại nhiều lần mà chuyển
thành dưới ý thức như kỹ xảo, tiềm thức thuộc dạng tiềm tàng sâu lắng của ý thức.
( tiềm thức thường trực tiếp chỉ đạo hành động, lời nói...tới mức khơng cần ý thức
tham gia ).
- Cấp độ ý thức , tự ý thức
9



+ Ở cấp độ ý thức , con người nhận thức thế giới, biểu lộ thái độ chủ tâm và
dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi có ý thức. ( ý thức thể hiện
trong ý chí, trong chú ý ).
+ Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức, tự ý thức bắt đầu hình thành
từ tuổi lên 3 và biểu hiện :
+ Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình ( hình thức, nội dung, vị thê và các
mối quan hệ xã hội...)
+ Có thái độ đối với bản thân ( tự nhận xét và đánh giá mình ).
+ Có khả năng tự giáo dục và hồn thiện mình.
- Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể phát triển dần đến ý thức xã hội ( ý thức

gia đình, gia tộc, ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng)
3. Một số sai sót về ý thức
3.1. Những sai sót trong q trình phản ánh bằng ý thức gắn liền với những
sai sót của các hiện tượng tâm lý khác, trước hết là hoạt động và nhân cách. Nhiều
khi bệnh nhân không ý thức được những việc làm của mình, khơng làm chủ được
thái độ, hành vi của mình.
3.2. Trong lâm sàng, thường chú ý đanh giá ý thức của người bệnh qua khả
năng định hướng về không gian, thời gian…của họ.
3.3. Những trạng thái rối loạn ý thức được thể hiện bằng một số hội chứng điển
hình như:
- Hội chứng hơn mê: bệnh nhân mất ý thức hồn tồn, mất các phản xạ bình

thường, xuất hiện các phản xạ bệnh lý, trên não chỉ còn hoạt động của một số
trung khu thần kinh thực vật…
- Hội chứng mê sảng: Bệnh nhân rối loạn về định hướng và tri giác, có thể có

hoang tưởng và xúc cảm khơng ổn định..
- Hội chứng lú lẫn: bệnh nhân có biểu hiện tư duy rời rác, rối loạn vè định
10



hướng, các hiện tượng tâm lý khác như xúc cảm, tri giác cũng rời rạc…
III. PHÂN BIỆT Ý THỨC VÀ VƠ THỨC
1. Ý thức
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ có ở người. Ý thức là năng
lực phản ánh các phản ánh tâm lý, là một chất ượng mới trong phản ánh tâm lý của
con người. Theo C. Mác, ý thức là vật chất được chuyển vào trong não và được tái
tạo lại ở trong đó. Đời sống tâm lý của con người về cơ bản là đời sống tâm lý
được ý thức.
2. Vô thức
Vô thức là một ‘kho tàng” các cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn và ký ức nằm
bên ngồi vùng kiểm sốt của ý thức.
3. Phân biệt giữa ý thức và vô thức
Dựa theo quan niệm của những nhà tâm lý học Tây phương thì Vơ thức là
khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào đó
mà cá nhân đó khơng nhận thức được, không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho mình
và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ thống thần kinh nằm ở ngoài
tầng ý thức của con người.
Trong trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hoặc hoạt
động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ thống não bộ thần kinh khơng có kiểm sốt về
tính ngun nhân và hậu quả, khơng đặt vần đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt
chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản năng và hành động xảy ra đó khơng có ảnh
hưởng đến khơng gian và thời gian. Ngược lại những hành vi có ý thức luôn nằm

11


trong phạm vi trách nhiệm, biết trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm
điều này và nó sẽ có kết quả ra sao về sau.

3.1. Ý thức kiểm duyệt và kiềm chế hành vi thúc đẩy bởi vơ thức
Thí dụ đang làm việc, cảm thấy đói bụng khiến bạn muốn đi ra ngồi để
mua thức ăn. Nhưng nhờ ý thức được trách nhiệm của mình và những hậu quả có
thể xảy ra nếu mình bỏ ngang việc đi ăn khiến chúng ta ngồi lại và tiếp tục làm việc.
Thế thì vơ thức thơi thúc chúng ta thỏa mản dục vọng cho bản ngã (cái Ta), nhưng ý
thức giúp ta nhận thức thế nào là đúng, thế nào là sai.
3.2. Ý thức có thể hóa giải thông qua vô thức
Trong cuộc sống hằng ngày, cánh cửa tâm hồn được thơng qua bởi ánh
mắt, lời nói, cử chỉ hay những lời nói bộc phát tưởng như vơ tình ở người đối thoại
có thể giúp chúng ta hiểu phần nào những ẩn chứa trong tâm hồn của họ.
Thí dụ anh A thầm yêu chị B từ lâu, nhưng vì điều kiện gia đình hai bên
khơng phù hợp cho nên anh A chỉ cịn cách dấu trong tim tình u thầm lặng của
mình. Một hơm, vì uống rượu nhiều, khơng kiểm sốt được suy nghĩ nên anh A đã
nói hết nỗi lịng của mình cho mọi người nghe. Ở đây, ý thức thể hiện việc anh A
thầm yêu chị B bằng cách giấu, nhưng ý thức đó được biểu hiện qua lời nói vơ
thức khi uống nhiều rượu nghĩa là rượu vơ thì lời ra, khơng kiềm chế được.
Một thí dụ về khoa học là nhà bác học Mendeleev (1934-1907) là người phát
minh bảng phân loại tuần hoàn các chất hóa học sau một giấc ngủ. Đây khơng phải
là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của cơng trình nghiên cứu lâu dài của bộ óc. Với tất
cả những kinh nghiệm nghiên cứu được cất giữ trong tầng vô thức và đúng một thời
điểm nào đó thì từ trong tầng vơ thức, những khám phá đó được bộc lộ mà chúng
ta gọi là phát minh. Nói chung những thiên tài trong xã hội là những người có trực
12


giác rất cao. Họ có khả năng trực nhận tri thức từ vơ thức mà có những khám
phá phi thường. Rất nhiều các phát minh sáng tạo khoa học, các luận thuyết khoa
học được khám phá nhờ trực giác của những người có trực giác mạnh và nhạy bén.
3.3. Vơ thức có thể chuyển hóa thành ý thức được khơng
Giữa ý thức và vơ thức khơng có một ranh giới rõ ràng nào cả. Chúng

ln chuyển hóa lẫn nhau và cũng vì mối quan hệ đó là động cơ chính giúp con
người qn bình đời sống tâm linh, khơng cịn căng thẳng q.
Nói chung vơ thức với tính đa dạng và phức tạp của nó vẫn là chủ đề cực kỳ
khó hiểu đối với các nhà khoa họa nghiên cứu tâm lý và thần kinh. Tuy con
người luôn tự hào về những khám phá khoa học về vũ trụ, về lượng tử, về vi tính…
nhưng đối với cái bộ óc nhỏ và hệ thống thần kinh chằng chịt trong họ thì vẫn cịn
rất nhiều bí ẩn mà có lẽ con người khơng thể nào hiểu hết được.
Ví dụ: Khi cịn bé vào siêu thị thì chúng ta thường địi cha mẹ mua món đồ
chơi cho bằng được. Nếu khơng thì khóc lóc…Như vậy hành động địi mua q của
đứa bé là vơ thức bởi vì nó khơng thể ý thức được hành vi của nó mà chỉ muốn thỏa
mãn bản ngã lúc đó mà thơi. Nhưng khi lớn lên, nó ý thức được được vấn đề, có sự
chọn lựa. Bây giờ nó mới biết vì sao nó thích nên có nên mua hay khơng.
Tóm lại: Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cùng quan niệm rằng phần lớn tư
duy của con người được bắt đầu từ vơ thức bởi vì vơ thức là nền tảng của ý thức.
Trong đó, biết bao kính nghiệm, ký ức, tiềm năng đã được chất chứa trong cái
kho vô thức. Họ lý luận rằng vô thức bao giờ cũng có trước vì đó là tiềm năng bẩm
sinh mà ai cũng có, nhưng vấn đề là nó có được đánh thức hay khơng và đánh
thức ở mức độ nào. Vì vậy, ý thức là cái có sau, được hình thành qua quá trình sống
và phụ thuộc vào nhiều hồn cảnh mơi trường của cuộc sống. Sau cùng, các nhà
phân tâm lý học (Psychoanalysis) mà trong đó Bác sĩ Freud là người dẫn đầu kết
13


luận rằng “Vô thức và ý thức liên quan mật thiết với nhau, thiếu một trong hai
đều dẫn tới tư duy què quặt. Nhưng quan trọng nhất là vô thức đóng vai trị thiết
yếu trong q trình sáng tạo của con người, góp phần tạo nên các thiên tài, vĩ
nhân, thần đồng trong mọi lãnh vực từ âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa
học cho đến tâm linh…”
IV. KẾT LUẬN
Ý thức của con người được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với

xã hội. Trong giao tiếp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên co sở
nhận thức người khác, dối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã
hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Ý thức được
hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản
thân. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở dối chiếu minh với
người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân (ý thức
bản ngã - tự ý thức), từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục - tự hồn thiện mình
theo u cầu của xã hội.
Vơ thức là khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở
một cá nhân nào đó mà cá nhân đó khơng nhận thức được, khơng diễn tả được
bằng ngơn ngữ cho mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ
thống thần kinh nằm ở ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý
thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ
thống não bộ thần kinh khơng có kiểm sốt về tính ngun nhân và hậu quả, khơng
đặt vần đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản
năng và hành động xảy ra đó khơng có ảnh hưởng đến khơng gian và thời gian.
Ngược lại những hành vi có ý thức ln nằm trong phạm vi trách nhiệm, biết
trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm điều này và nó sẽ có kết quả ra
sao về sau.
14


Vô thức và ý thức liên quan mật thiết với nhau, thiếu một trong hai đều dẫn
tới tư duy què quặt. Nhưng quan trọng nhất là vơ thức đóng vai trị thiết yếu trong
q trình sáng tạo của con người, góp phần tạo nên các thiên tài, vĩ nhân, thần đồng
trong mọi lãnh vực từ âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học cho đến tâm linh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học - TS. Đinh Phương Duy - NXB Giáo dục , năm 2009.
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản

CAND -7/2006.
3. Giáo trình Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả. Nguyễn Xuân Thức (chủ
biên) - NXB Đại học sư phạm, 2009.
4. Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả, Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) - NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.
5. Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc - NXB Giáo dục, 2002.

15


6. Hỏi và đáp môn Tâm lý đại cương - TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên). ThS. Lê
Minh Nguyệt - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
7. Các website:
- />
16



×