Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT VỀ TRÍ NHỚ VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ NHỚ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.3 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT VỀ TRÍ NHỚ VÀ VAI TRỊ

CỦA TRÍ NHỚ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
TIỂU LUẬN
MƠN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

SV: Nguyễn Hoàng Anh Vũ
MSSV: 16114035
LỚP: 161LK4431

Bình Dương, tháng 7 năm 2020
1


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn GVHD Môn Tâm Lý học Đại cương đã
tận tâm hướng dẫn chúng em qua những buổi nói chuyện, thảo luận cũng như
học tập về Môn Tâm Lý học Đại cương. Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của q thầy, cơ thì em nghĩ bài tiểu luận này của em rất khó có thể
hồn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô.
Bài viết này em làm dựa trên những hiểu biết của em về môn học. Do
vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy, cơ và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ trong trường Đại học Bình
Dương, thật nhiều sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.


Trân trọng!
Người viết

Nguyễn Hoàng Anh Vũ

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................2
1. Khái niệm chung về trí nhớ...............................................................................2
2. Các loại trí nhớ..................................................................................................4
3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ....................................................................................5
II. VAI TRỊ CỦA TRÍ NHỚ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI................6
1. Vai trị của trí nhớ..............................................................................................7
2. Các q trình trí nhớ.........................................................................................7
3. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ..............................................9
III. KẾT LUẬN......................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................14

2


MỞ ĐẦU
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, hiểu về các

hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học
thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng. Tâm lý học được miêu tả như một ngành"khoa
học trung tâm", với những khám phá trong ngành có ảnh hưởng đến những nghiên
cứu và quan điểm của những bộ môn như khoa học xã hội, khoa học thần kinh, và y
học.
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trị rất quan trọng. Trí nhớ là
điều kiện khơng thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định.
Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí
bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong đời
sống, để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, “trí
nhớ là q trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với tồn bộ đời sống tâm lí con người.
Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì khơng có bất
cứ một hành động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó khơng thể hình thành
nhân cách. I.M.Xêsênoov – nhà sinh lí học người Nga đã viết một cách di dỏm rằng,
nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.” Đối
với quá trình nhận thức, trí nhớ có vai trị to lớn. Nó lưu giữ lại các kết quả của quá
trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ của
mình. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính (tư
duy và tưởng tượng) làm cho q trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các
tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và
đầy đủ.
Chính vì vậy nắm được tầm quan trọng của trí nhớ và vai trị của trí nhớ nên
tơi đã chọn đề tài: “Trình bày hiểu biết về trí nhớ và vai trị của trí nhớ đối với

1


cuộc sống con người” để làm tiểu luận kết thúc mơn Tâm Lý học Đại cương của
mình


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm chung về trí nhớ
Trí nhớ là một q trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân
(lưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc
cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước dây.
Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh được sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động
vào giác quan thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người
trước dây mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại.
Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Đó là những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng nảy sinh trong óc con người khi khơng có sự tác động trực tiếp của chúng vào
giác quan của con người.
Biểu tượng khác với hình ảnh (hình tượng) của tri giác ở chỗ: Nó phản ánh sự
vật, hiện tượng một cách khái quát hơn. Tuy nhiên, tính khái quát và trừu tượng của
biểu tượng trí nhớ ít hơn biểu tượng của tưởng tượng.
Trí nhớ là điều kiện khơng thể thiếu để con người có được đời sống tâm lí bình
thường, ổn định và lành mạnh. Trí nhớ cũng còn là điều kiện để con người phát
triển được các chức năng tâm lí cấp cao, tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng những
kinh nghiệm đó vào trong đời sống, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộc
sống cá nhân và xã hội.
2


Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trị đặc biệt to lớn. Nhờ có trí nhớ, các biểu
tượng của cảm giác, tri giác được lưu giữ làm nguyên liệu cho tư duy. Trí nhớ cũng
cịn là nơi lưu giữ các quyết định, khái niệm..., kết quả của tư duy và các biểu tượng
cảm xúc...
1.1. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Q trình trí nhớ bao gồm các q trình thành phần: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và
quên.

1.1.1. Ghi nhớ
Thường thường người ta chia ghi nhớ của con người thành 2 loại:
Ghi nhớ không chủ định là không định trước cho mình nhiệm vụ ghi nhớ. Đây
là loại ghi nhớ khơng cần phải có biện pháp gì. Ưu điểm của loại ghi nhớ này là nhớ
nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức lực và thời gian. Tuy nhiên trong đời sống tâm lí của con
người, hình thức ghi nhớ chủ yếu là có chủ định.
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ.
Trong dạng ghi nhớ này, con người cần có nỗ lực ý chí và phải sử dụng những thủ
thuật, phương tiện ghi nhớ nhất định. Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng hai
thủ thuật:
Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngồi như trật tự
phát âm, liên tưởng... mà khơng cần đi sâu vào nội dung tài liệu. Những liên
hệ bề ngồi này mang tính tạm thời và ít bền vững.
Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung, mối quan
hệ logic bên trong của sự vật, hiện tượng. Do cần phải hiểu nên ghi nhớ ý nghĩa tốn

3


nhiều thời gian hơn. Ngược lại, tài liệu được ghi nhớ tốt hơn, khối lượng nhiều hơn
và thời gian bền hơn.
1.1.2. Giữ gìn:
Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình
thành trên vỏ não khi nhớ. Người ta chia ra làm 2 loại giữ gìn: tiêu cực và tích cực.
Nếu như ta lặp đi lặp lại nhiều lần tri giác tài liệu thì ta có giữ gìn tiêu cực. Cịn ta
chủ động tái hiện tài liệu đã ghi nhớ thì đó là giữ gìn tích cực.
1.1.3. Nhận lại và nhớ lại:
Nhận lại: là nhận ra đối tượng khi đối tượng được tri giác lại. Nhận lại có
thể nhanh chóng và chính xác nếu hình ảnh cũ được giữ gìn một cách vững chắc
và hình ảnh mới trùng hợp với hình ảnh cũ. Trong nhiều trường hợp, do thời gian

hoặc do các yếu tố khác, hình ảnh mới đã thay đổi nhiều so với hình ảnh cũ. Do
vậy chúng ta không thể nhận lại được. Cũng có trường hợp, do có một số nét
giống nhau giữa một biểu tượng cũ và biểu tượng mới, chủ thể đã nhận nhầm.
Quen quen hoặc hao hao hay hình như... là những từ thường được dùng khi chủ
thể còn nghi ngờ tính chuẩn xác của nhớ lại. Chính vì lẽ đó, nhận lại khơng phải là
tiêu chuẩn đáng tin cậy về độ chính xác của trí nhớ.
Nhớ lại: làm hiện lại trong óc hình ảnh của đối tượng đã được tri giác
trước đây khi đối tượng khơng cịn ở trước mặt ta. Nhớ lại mang tính cá nhân rất rõ
nét; cùng một tài liệu được quan sát nhưng mỗi người nhớ lại một cách khác
nhau cùng một bài học, một bộ phim, một sự kiện nhưng nội dung của những người
lại nhớ lại lại khơng hồn tồn giống nhau. Sự khác nhau này là do kinh nghiệm,
hiểu biết, tình cảm, hứng thú... khơng giống nhau.
2. Các loại trí nhớ

4


2.1. Phân loại theo biểu tượng
Trí nhớ vận động: là trí nhớ những q trình vận động ít nhiều mang tính tổ
hợp. Loại trí nhớ nhớ này đặc biệt quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động
chân tay. Vận tốc hình thành và độ bền của kĩ xảo được dùng làm tiêu chí để
đánh giá trí nhớ vận động.
Trí nhớ cảm xúc: là trí nhớ về những cảm xúc, tình cảm đẫ diễn ra trước đây.
Cảm xúc ln liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu, đến việc chúng ta thực hiện
các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, trí nhớ cảm xúc có vai
trò to lớn trong cuộc sống và hoạt động của mỗi con người. Trong nhiều trường hợp,
trí nhớ cảm xúc cịn mạnh mẽ và bền vững hơn những loại trí nhớ khác.
Trí nhớ biểu tượng: là trí nhớ đối biểu tượng dạng như một ấn tượng, một
hình ảnh của cuộc sống cũng như âm thanh, mùi vị... Trí nhớ biểu tượng có thể
được gọi theo giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác... Nếu như trí nhớ

thính giác và thị giác thường đóng vai trị chủ đạo trong các loại trí nhớ ở người
bình thường thì trí nhớ xúc giác, khứu giác và vị giác, trong một chừng mực nhất
định, có sự ảnh hưởng của nghề nghiệp. Ngồi ra chúng cũng đặc biệt phát triển ở
những người có khuyết tật giác quan, ví dụ, khiếm thị hay khiếm thính.
Trí nhớ từ ngữ - logic: nội dung của trí nhớ từ ngữ - logic chính là những ý
nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên những ý nghĩ luôn tồn tại trong từ ngữ.
Do vậy không đơn thuần là nhớ logic mà là từ ngữ - logic. Khi tái hiện và
truyền đạt cho người khác, chúng ta có thể thơng báo những ý chính hoặc đầy đủ cả
từ ngữ.
2.2. Phân loại theo mục đích

5


Trí nhớ khơng chủ định: là loại trí nhớ khơng có mục đích chun biệt ghi
nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu. Trong đời sống cá thể, dạng trí nhớ này xuất hiện
đầu tiên. Có nhiều kinh nghiệm sống được thu nhập bằng trí nhớ này.
Trí nhớ có chủ định: là trí nhớ có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện.
Trong dạng trí nhớ này con người thường dùng các thủ pháp, kĩ thuật để ghi nhớ.
Mặc dù xuất hiện sau trí nhớ khơng chủ định song trí nhớ có chủ định đóng
vai trị to lớn trong quá trình tiếp thu tri thức cũng như trong các hoạt động của
con người.
2.3. Phân loại theo thời gian
Trí nhớ ngắn hạn (hay trí nhớ tức thời): là trí nhớ ngay sau giai đoạn ghi nhớ.
Những tài liệu dường như chưa chìm vào vơ thức mặc dù khơng cịn trên ý thức.
Trí nhớ dài hạn: là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian dài.
Nó rất quan trọng để con người tích luỹ tri thức.
2.4. Phân loại theo phương tiện
Trí nhớ trực tiếp: là loại trí nhớ mà khi ghi nhớ, con người không sử dụng
phương tiện nào.

Trí nhớ gián tiếp: là trí nhớ phải sử dụng các phương tiện để ghi nhớ. Đây là
dạng trí nhớ chủ yếu của con người.
3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ
Trí nhớ là một q trình rất phức tạp. Việc nghiên cứu trí nhớ nói chung và cơ
sớ sinh lí của trí nhớ nói riêng dược nhiều nhà khoa học quan tâm.
Học thuyết Pavlov về những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao cho rằng, phản xạ
có điều kiện là cơ sở sinh lí học của sự ghi nhớ. Sự củng cố, báo vệ đường liên hệ

6


thần kinh tạm thời là cơ sở sinh lí của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình
này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành dộng.
Sự giải thích những q trình trí nhớ theo quan điểm vật lí cũng được xem là
một lí thuyết sinh lí học của trí nhớ. Theo quan điểm này, những kích thích đế lại
những dấu vết mang tính chất vật lí (như những thay đổi về điện và về cơ trên các
xinap - nơi nối liền giữa hai Iiơron thần kinh). Do đó, sự diễn biến có tính chất lặp lại
của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.
Ngày nay, những cơ chế của sự giữ gìn tài liệu trong trí nhớ được nghiên cứu
sâu hơn. Trước hết là những thay đổi phân tử trong các nơron được đặc biệt quan
tâm. Người ta thấy rằng, những kích thích xuất phát từ nơron hoặc được dẫn vào
những nhánh của nơron hoặc quay trơ lại thân nơron. Bằng cách đó, những nơron này
được nạp thêm năng lượng. Một số nhà khoa học coi đây là cơ sở sinh lí của sự tích
luỹ dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
Tóm lại, trí nhớ là một q trình phức tạp. Cho đến nay chưa có một lí thuyết
thống nhất về cơ chế của trí nhớ. Mỗi lí thuyết trên đây đã giải quyết được một góc
độ (tâm lí, sinh lí thần kinh, sinh hố) của cơ chế trí nhớ.
II. VAI TRỊ CỦA TRÍ NHỚ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
Trí nhớ là q trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với tồn bộ đời sống tâm lí con
người. Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì khơng

thể có bất cứ một hoạt động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó cũng khơng thể
hình thành nhân cách được. I.M. Sechenov - nhà sinh lí học Nga đã viết một cách dí
dỏm rằng: Nếu khơng có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ
sơ sinh.
Trí nhớ là điều kiện khơng thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bình
thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng
tâm lí bậc cao, để con người tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong

7


cuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã
hội.
Đối với nhân thức, trí nhớ có vai trị đặc biệt to lớn. Nỏ giữ lại các kết quả của quá
trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của cơng tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I. Lenin dã nói: “Người
ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu
biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.”
1. Vai trị của trí nhớ
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trị rất quan trọng. Trí nhớ là
điều kiện khơng thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định.
Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí
bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong đời
sống, để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, “trí
nhớ là q trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với tồn bộ đời sống tâm lí con người.
Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì khơng có bất
cứ một hành động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó khơng thể hình thành
nhân cách. Đối với q trình nhận thức, trí nhớ có vai trị to lớn. Nó lưu giữ lại các
kết quả của q trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện, phát

triển trí tuệ của mình. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra q trình nhận
thức lí tính (tư duy và tưởng tượng) làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ
cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách
trung thành và đầy đủ.
2. Các q trình trí nhớ
Trí nhớ của con người là một hoạt động tich cực, phức tạp bao gồm nhiều quá
trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại và

8


qn. Chúng khơng phải là các q trình tự trị, những năng lực tâm lý tự trị mà được
hình thành trong hoạt động và do hoạt động quy định
+ Quá trình ghi nhớ (mã hố thơng tin) Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt
động trí nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là q trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của
đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng
là q trình hình thành mối líên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như
mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Trong giai đoạn này,
trí nhớ cảm giác có vai trị quan trọng để ghi nhớ thơng tin ban đầu dưới dạng những
kích thích. Trí nhớ cảm giác chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (khoảng 1
giây). Trí nhớ cảm giác có liên quan đến các cơ quan cảm giác tiếp nhận kích thích
như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, và các loại trí nhớ khác tương quan với mỗi
giác quan khác). Khả năng lưu giữ thơng tin của trí nhớ giác quan khác nhau. Trí nhớ
thị giác khơng đến 1 giây, trí nhớ thính giác kéo dài từ 3 – 4 giây, Khả năng lưu giữ
của thông tin mất ngay, tuy nhiên trí nhớ cảm giác có độ chính xác cao đối với kích
thích tác động vào cơ quan cảm giác. Trí nhớ cảm giác như là một hình chụp nhanh
để lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn, sau khi kích thích tác động vào các qiác
quan thì thơng tin được lưu giữ trong khoảng thời gian 1 giây thì bị phá huỷ và được
thay thế bằng một thơng tin mới. Nếu thơng tin trong trí nhớ cảm giác khơng chuyển
sang dạng trí nhớ khác thì sẽ bị mất thơng tin.

+ Q trình lưu giữ thơng tin. Lưu giữ là quá trình củng cố vững chắc những
dấu vết đã hình thành được trên vở não trong quá trình ghi nhớ, có liên quan đến trí
nhớ ngắn hạn. Thơng tin trong trí nhớ cảm giác thơng thường ở dạng thơ, muốn lưu
giữ thì phải chuyển sang hình thức trí nhớ trí nhớ ngắn hạn. Việc xử lý thơng tin trí
nhớ cảm giác là những thơng tin đầy đủ, chính xác, chi tiết được chuyển thành từng
nhóm. Trí nhớ ngắn hạn của con người có khả năng lưu giữ thơng tin 7 -+ 2 nhóm.
Thực nghiệm cho thấy, muốn nhớ một dãy số ta hay nhóm các dãy số hoặc dãy chữ

9


trên thành 7 nhóm. Việc nhóm giúp lưu giữ thơng tin trong trí nhớ ngắn hạn tốt hơn.
Trí nhớ ngắn hạn (lưu giữ ngắn hạn) có thể nhớ đến 7 tập hợp thơng tin tương đối
phức tạp, tồn tại trịn vòng 15 – 20 giây rồi biến mất. Sự lưu giữ lại thông tin phụ
thuộc vào sự lặp lại nhắc lại thông tin. Đây là một điều kiện chuyển từ trí nhớ ngắn
hạn sang trí nhớ dài hạn. - Việc lặp lại thơng tin có liên quan đến sự sắp xếp thứ tự
thông tin cho phù hợp logic và liên kết thơng tin đó vói thơng tin đã có trong trí nhớ.
+ Q trình tái hiện trí nhớ. Tái hiện gồm 3 quá trình: nhận lại, nhớ lại và hồi
tưởng. Nhận lại gồm 2 loại là nhận lại đúng nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc
điểm cơ bản của thơng tin. Hình ảnh tri giác trùng khớp với biểu tượng trí nhớ dẫn
đến nhận lại nhanh; và nhận lại sai: ghi nhớ thông tin không tốt, không đầy đủ, khơng
phải là những đặc điểm cơ bản, hình ảnh tri giác không trùng khớp với sự vật hiện
tượng (do tri nhớ tốt nhưng hình ảnh tri giác thay đổi quá nhiều dẫn đến có sự nhầm
lẫn), do suy diễn của cá nhân và liên quan đến xúc cảm của cá nhân.
+ Quá trình quên. Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông
tin đã biết, đã có trong một thời điểm cần thiết. Qn thơng thường là do cơ chế tự
bảo vệ của não (quên để mà nhớ). Nguyên nhân của sự quên: sự ghi nhớ không tốt,
ức chế của thần kinh, hiện tượng không gắn với thực tiễn của cá nhân.
3. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ
3.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ

Trước khi đi vào phân tích các cách rèn luyện trí nhớ. Ta cần tìm ra nguyên
nhân gì khiến chúng ta quên đi một sự vật, hiện tượng; để từ đó nhìn nhận đúng, xác
định đúng và có phương pháp khắc phục sự quên nhằm duy trì khả năng nhớ của con
người. Bởi trên thực tế, khơng phải cái gì con người cũng có thể nhớ được trọn vẹn,
hồn chỉnh. Có nhiều ngun nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ nhưng dưới đây là
những lí do cơ bản:

10


Thứ nhất, quên do vấn đề cần được nhớ không liên quan đến đời sống hoặc ít
liên quan, ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân. Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi cá
nhân đều vấn đề chủ yếu cần phải nhớ; người học sinh có vấn đề chủ chốt là kiến
thức học tập; những bài giảng thuộc chuyên ngành của mình là vấn đề nhớ chủ yếu
của giáo viên cịn luật sư thì nhớ các vấn đề liên quan đến luậtTuy nhiên nếu họ gặp
những vấn đề thuộc ngồi lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của mình 1 hoặc vài lần thì dễ
qn. Những cái gì khơng được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thường
xuyên trong hoạt động hằng ngày của cá nhân thì dễ bị quên.
Thứ hai, quên do sự việc cần nhớ không liên quan đến đời sống chủ thể, hoặc
có yếu tố khơng phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu
thường trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn chính những
nhu cầu đó.
Bởi vậy những gì đáp ứng nhu cầu có thể nói là ấn tượng khó quên của con người.
Ngược lại nếu những vấn đề, vật chất, tinh thầnnào dó mà khơng đáp ứng nhu cầu thì
con người rất dễ qn. Khi chúng ta hứng thú với điều gì đó thì nó sẽ đuợc ý thức rõ
hơn và khiến ta xuất hiện một cảm tình đặc biệt với nó. Bởi vậy hứng thú là cơ sở để
ta nhớ lâu. Nhưng nếu khơng hứng thú về đối tượng đó thì lại dễ quên. Thứ ba, quên
do không thể chuyển một hiện tượng, sự vật từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn
khi chưa hiểu kĩ bản chất của vấn đề đó.
Thực tế cho thấy, đơi khi chúng ta khơng nhớ được điều gì đó thường do chưa

hiểu kĩ điều cần nhớ. Muốn được lưu giữ trong trí óc để sẵn sàng tái hiện, thì điều
cần nhớ phải đã từng đặt dấu ấn chính xác, rõ ràng và mạnh mẽ trên trí óc con người
ít nhất là một người. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình học tập. Một bài tốn
nếu khơng nắm được bản chất, khơng hiểu sâu thì dễ quên, khi gặp cái dạng bài
tương tự có biến đổi thì khơng làm được...

11


3.2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ
Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng khơng ngưng nghỉ
trong hầu hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng quý báu
này. Để có một trí nhớ tốt, chúng ta có thể thực hiện các cách sau:
Tập trung cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công
việc. Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí, phù hợp với tính chất,
nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ. Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ,
cần vận dụng vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình vào q trình nhớ. Kể cho ai
đó nghe về một cuốn sách hay, câu chuyện hay là một cách thông minh để nhớ về nó.
Việc nói ra miệng sẽ giúp các thơng tin được “mã hố” dễ dàng hơn, hoặc liên kết dễ
dàng hơn với những thơng tin đã có sẵn trong bộ nhớ. Sử dụng khả năng này, trí nhớ
của bạn không những truyền đạt đi những thông tin, mà còn chuyển tải những cảm
xúc đa dạng, phong phú - thật khác xa Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
cũng làm tăng khả năng trí nhớ.
Các nghiên cứu cho rằng trong bất kì một khoảng thời gian học tập nào cũng
có hai đỉnh điểm ghi nhớ không tốt là lúc bắt đầu và sắp kết thúc. Vì vậy, thời gian
học tập lí tưởng trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên chia
làm 4 phần nhỏ, mỗi phần dài 25 phút, giữa các phần nên nghỉ ngơi 5 phút để làm
một vài động tác đơn giản hoặc nghe một bản nhạc nhẹ Sau mỗi lần học nên nghỉ nửa
tiếng rồi tiếp tục vào khoảng thời gian học mới.
Đi bộ: Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Illinois (Mỹ) nhận thấy chỉ

sau 3 tháng đi bộ, hoạt động nhớ của một nhóm người tương đương với những người
trẻ hơn họ 3 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thấy việc đi bộ thúc đẩy đốt sống
cổ, từ đó tăng lượng máu chuyển lên não. Theo giáo sư Lee Dong-yeong ở khoa Thần
kinh (bệnh viện Quốc gia Seoul, Hàn Quốc), hoạt động tuần hồn máu tích cực kích

12


thích sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, cho phép trao đổi thông tin nhanh
hơn và đồng thời hơn. Và điều này giúp cải thiện trí nhớ về lâu dài. Sắp xếp các dữ
liệu cần nhớ thành nhóm theo kiến thức hoặc kinh nghiệm cá nhân. Phương pháp này
theo thuật ngũ chuyên ngành gọi là “phương pháp lập nhóm”. Việc tìm ra các cách
khái qt vấn đề để ghi nhớ rất dễ thuộc. Ví dụ việc nhớ số điện thoại tưởng chừng
như khó khăn sẽ trở nê dễ dàng khi bạn tách các số rồi nhóm chúng lại với nhau theo
âm điệu vần dễ nhớ. Chẳng hạn như với số điện thoại 0 1 2 7 2 1 3 1 6 7 6 có thể
nhóm thành các nhóm số ( 0 1 ) – ( 2 7 2 ) – ( 1 3 1 ) – ( 6 7 6 ). Tương tự như vậy,
lập nhóm những điểm giống nhau hoặc có cùng tính chất, lập thành mối liên kết giữa
chúng với con người, vật thể, hình ảnh... cũng dễ ghi nhớ hơn.
Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ
liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức
vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy. Điều này sẽ giúp nhắc lại những kiến thức đã được
học, việc ghi nhớ cung trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng dồn nén những kiến
thức để học thuộc, ghi nhớ. Ví như tình trạng phổ biến hiện này của sinh viên, học
sinh trước khi đi thi cố nhồi nhét trong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Kiểu học như
vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ kiến thức về lâu về dài.
Cùng với việc học cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí tránh để tình trạng căng
thẳng gây ức chết thần kinh. Đặc biệt kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí. Cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, lưu thông máu tốt từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ tài liệu. Ngồi ra cịn có rất nhiều cách để rèn
luyện trí nhớ như uống rượu vang, uống cà phê Việc lựa chọn những cách rèn luyện

phụ thuộc vào cơ địa, vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người. Tuy vậy việc rèn luyện
cần phải được bắt đầu từ sớm và phải diễn ra thường xuyên mới có hiệu quả.

13


III. KẾT LUẬN
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trị rất quan trọng. Trí nhớ là
điều kiện khơng thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường và ổn định.
Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lí
bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong đời
sống, để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội. Như vậy, “trí
nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với tồn bộ đời sống tâm lí con người.
Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì khơng có bất
cứ một hành động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó khơng thể hình thành
nhân cách. I.M.Xêsênoov – nhà sinh lí học người Nga đã viết một cách di dỏm rằng,
nếu khơng có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.” Đối
với q trình nhận thức, trí nhớ có vai trị to lớn. Nó lưu giữ lại các kết quả của q
trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ của
mình. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra q trình nhận thức lí tính (tư
duy và tưởng tượng) làm cho quá trình này đạt kết quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các
tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và
đầy đủ.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của cơng tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường. Vì vậy, V.I. Lenin dã nói: “Người
ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu
biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra.”

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả, Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) - NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.
2. Tâm lý học - TS. Đinh Phương Duy - NXB Giáo dục , năm 2009.

15


3. Giáo trình Tâm lý học đại cương – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản
CAND -7/2006.
4. Giáo trình Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả. Nguyễn Xuân Thức (chủ
biên) - NXB Đại học sư phạm, 2009.
5. Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc - NXB Giáo dục, 2002.
6. Hỏi và đáp môn Tâm lý đại cương - TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên). ThS. Lê
Minh Nguyệt - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
7. Các website:
- />- />
16



×