Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.03 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải
tạo nó cho cho phù hợp với cuộc sống của mình. Để thực hiện được điều này đòi
hỏi con người phải tích luỹ được những hiểu biết và kinh nghiệm trong mọi lĩnh
vực hoạt động thực tiễn của mình. Một trong những yếu tố cơ bản để có thể tích
luỹ được hiểu biết và kinh nghiệm là trí nhớ. Từ xưa đến nay, nhiều người rất
mong muốn mình có một trí nhớ tốt để học hành, nghiên cứu và nhớ dược nhiều
điều cần thiết để giúp ích cho gia đình và xã hội. Thực tế trên thế giới và Việt
Nam không ít người có trí nhớ rất tốt, thậm chí một số vị có trí nhớ tuyệt vời
như Moza (Áo), L.Cadière (Pháp), Lê-Nin (Nga)...ở Việt Nam có Lê Quý Đôn,
Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Hiến Lê, Phan ngọc, Cao Xuân Hạo, v.v...Còn phần
lớn là những người có trí nhớ bình thường và kém. Nhưng cũng có một số người
do rèn luyện mà tăng cường được trí nhớ hơn trước. Hiện nay trong cuộc sống,
có rất nhiều điều quan trọng mà chúng ta phải ghi nhớ, tuy nhiên khả năng ghi
nhớ của nhiều người lại không thực sự tốt. Nhằm góp phần đem lại những hiểu
biết sâu sắc hơn về trí nhớ cũng như cách rèn luyện trí nhớ, em xin lựa chọn đề
tài “Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ
của cá nhân trong hoạt động học tập”.

BÀI LÀM
1. Khái quát về trí nhớ.
a) Khái niệm.
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm
xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
Nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải
qua, tức nó hoạt động một cách máy móc và thật thà. Trí nhớ không làm thay
đổi chút gì trong các yếu tố đã được cá nhân trải qua. Trí nhớ là một quá trình
tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu


tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con


người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
b) Vai trò.
Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ tới toàn bộ đói sống con
người, liên hệ chặt chẽ quá khứ với hiện tại, làm cơ sở định hướng cho tương lai.
Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể
có bất kì một hoạt động nào, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được.
Trí nhớ là một điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống
tâm lí bình thường. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người hình thành xúc cảm,
hình thành nhân cách, hình thành và phát triển các chắc năng tâm lí bậc cao để
con người tích luỹ được những kinh nghiệm và sử dụng vốn kiến thức trong
cuốc sống, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội.
Trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức. Nó là công cụ lưu giữ
lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát
triển trí tuệ của mình.
Trí nhớ cung cấp cho nhận thức tâm lí một cách trung thành và đầy đủ các
tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận.
Trí nhớ rất quan trọng vì nó không làm mất đi nhận thức sau các quá trình
nhận thức đã kết thúc, khi cần nó sẽ xuất hiện lại.
c) Phân loại trí nhớ.
Dựa vào tính chất của trí nhớ, người ta chia thành bốn loại: trí nhớ hình
ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ - logic
Dựa vào mục đích, trí nhớ được chia thành hai loại: trí nhớ không chủ
định và trí nhớ có chủ định.
Theo thời gian tồn tại , trí nhớ được chia thành hai loại: trí nhớ ngắn hạn
và trí nhớ dài hạn
4. Các quá trình của trí nhớ.

2



_ Quá trình ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ, là quá trình
tạo nên dấu vết của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối
tượng đó với những kiến thức đã có.
_ Quá trình giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình
thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
_ Quá trình tái hiện là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ
và giữ gìn.
_ Quá trình quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây
vào thời điểm nhất định. Con người thường quên do những nguyên nhân sau:
+ Quên do chưa hiểu kĩ.
+ Hay quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan,
những gì không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu..
+ Quên do ít sử dụng.
+ Quên do bị phân tán suy nghĩ.

+ Quên do tổn thương não và do nguyên nhân sinh lý khác.
Quá trình quên làm cho trí nhớ bị mất đi, do vậy muốn cho trí nhớ được
bền vững thì nhất thiết phải hạn chế các nguyên nhân dẫn đến quên.
2. Các cách rèn luyện trí nhớ.
Nhiều người cho rằng, trí nhớ là do bẩm sinh, ta không thể rèn luyện
thành công được. Điều này không hẳn như thế. Trong thực tế đã chứng minh
rằng, việc rèn luyện trí nhớ là không dễ nhưng nếu ai biết kiên trì chịu khó rèn
luyện thì vẫn thành công và trí nhớ có khá hơn trước rõ ràng. Muốn có trí nhớ
tốt phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái
hiện tài liệu ghi nhớ. Muốn ghi nhớ tốt cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau
đây:
_ Phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, sự hoạt động tập trung, chú tâm
vào một vấn đề sẽ luôn có hiệu quả hơn sụ phân tán, mất tập trung. Đồng thời,
khi bắt đầu ghi nhớ một vấn đề, ta phải tạo ra sự hứng thú, say mê với tài liệu
ghi nhớ, có nghị lực, ý chí, phải ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ

3


và xác định được tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với nó. Bởi vì những gì không phù
hợp với hứng thú, nhu cầu, sở thích của cá nhân thường chóng bị lãng quên. Tuy
nhiên, chúng ta cần lưu ý, tập trung chú ý để ghi nhớ chỉ có thể mang lại kết quả
tốt khi có sự phối hợp một khối lượng vừa đủ các tài liệu cần ghi nhớ.
_ Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí nhất, phù
hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ. Trí
nhớ có nhiều dạng, mỗi dạng lại có những đặc điểm riêng phù hợp với từng đối
tượng ghi nhớ. Do vậy phải biết cách sử dụng từng loại phù hợp với từng đối
tượng nhằm đạt kết quả cao nhất, Ví dụ trong hoạt động học tập, ghi nhớ logic là
hình thức tốt nhất. Muốn vậy, đòi hỏi người học phải lập dàn bài cho tài liệu học
tập, tức là phát hiện những đơn vị logic cấu tạo nên bài đó. Dàn ý được xem là
điểm tựa để ôn tập và tái hiện tài liệu khi cần.
_ Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ. Sử dụng tất cả các giác
quan để mã hóa thông tin làm một hình ảnh trở nên dễ nhớ hơn. Nên nhớ rằng
quy tắc dễ nhớ của bạn có thể chứa đựng âm thanh, mùi, vị, xúc giác, chuyển
động, cảm xúc và hình ảnh. Chúng ta có thể gây ấn tượng mạnh về hình ảnh, âm
thanh, mùi vị… vào các giác quan mắt, tai, mũi… để phát sinh xung lượng
mạnh của các Nơ-ron thần kinh để ghi đậm nét vào vùng nhớ của não. Điều đó
giúp ta khi nhớ lại được nhạy cảm và chính xác hơn. Do đó, những vấn đề gì có
thể mô hình hoá được bằng sơ đồ hoặc âm thanh cho dễ tạo ấn tượng nhớ thì ta
cứ tiến hành nhằm tạo điều kiện cho việc rèn luyện trí nhớ có hiệu quả hơn. Việc
học mà chỉ có nghe thì chỉ nhớ được 5% những gì đã nghe. Đọc và nhìn thì nhớ
được 10%. Nghe và nhìn thì nhớ được 20%. Làm thí nghiệm trước mắt thì nhớ
được 30%. Thảo luận nhóm nhớ được 50%. Làm bài ở nhà, ghi, viết lại, thì nhớ
được 75%. Dạy người khác nhớ được 90%. Qua đó ta thấy được vai trò của các
giác quan trong việc ghi nhớ. Phải sử dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ tài
liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm của bản thân. Rèn luyện trí nhớ

kiểu này thường áp dụng cho những người quen lao động trí óc. Cụ thể cách
luyện này là hàng ngày phải dành một thời gian nhất định nào đó (khoảng 1-2
4


giờ) để tư duy, suy nghĩ một số vấn đề về văn hoá, xã hội, khoa học v.v... từ đơn
giản đến phức tạp dần. Có thể tư duy trừu tượng (về khái niệm), hoặc tư duy cụ
thể (về hiện tượng) . Phương pháp này tuỳ theo khả năng, trình độ học vấn, nhận
thức và sở thích của từng người mà định liệu các vấn đề tư duy cho phù hợp.
Muốn vậy, trước tiên ta tự đặt ra cho mình câu hỏi rồi tự mình suy nghĩ trả lời.
Sau đó tra cứu từ điển, sách, cẩm nang... xem mình suy nghĩ, tư duy có đúng ý
so với sách không ? Từ đó ta sẽ nhớ được lâu và chính xác hơn.
_ Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc,
tưởng tượng màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động,
nhiều màu sắc, tác động mạnh đến các giác quan và nhờ vậy không thể quên
được.
+ Trí nhớ của con người làm việc theo hình ảnh. Chúng ta có khuynh
hướng nhớ hình hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí của con người càng rõ ràng,
sống động bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu. Do đó,
phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ não một cách dễ
dàng. Khi một thông tin được tiếp nhận, bạn có thể tạo ra một bức tranh trí não
về nó. Những hình ảnh trí não có thể được dùng theo chiến thuật sắp đặt có lợi
cho trí nhớ, bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa một vật thể và nơi chốn để kích
hoạt trí nhớ của bạn về chính vật thể đó.
+ Biết tạo ra mối liên kết giữa những việc cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo
ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm
lại thông tin. Các thông tin mới nhận, muốn được lưu giữ, phải được chuyển hoá
thành “ngôn ngữ bộ não”, so sánh với thông tin khác trong ký ức, với phương
thức vận hành giống như máy vi tính cập nhật các dữ liệu. Tiến trình này cho
phép bạn thành lập mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có

những điểm giống nhau, hoặc có cùng tính chất, qua đó mà tăng cường khả năng
ghi nhớ tất cả.
+ Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật. Do đó, một
trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụng các chi tiết hài hước
5


và các chi tiết vô lí. Những điều buồn cười và kì dị thường dễ nhớ hơn những
thứ bình thường.
+ Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra. Sự
tưởng tượng là những gì bạn sử dụng để tạo ra và tăng cường những sự kết hợp
cần thiết nhằm có được những quy tắc dễ nhớ hiệu quả. Sự tưởng tượng của bạn
là những gì bạn dùng để tạo ra những quy tắc dễ nhớ phù hợp với bạn. Bạn càng
tưởng tượng và hình dung nhiều hơn về một tình huống thì nó sẽ khắc sâu vào
tâm trí bạn hơn để rồi sau đó bạn sẽ có thể nhớ lại, đặc biệt là những sự việc tạo
ra cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận dữ, yêu thương, đau đớn… Do
đó chúng ta nên dùng nhiều giác quan để tưởng tượng có thể tạo ra những cảm
xúc mạnh mẽ này.
+ Màu sắc là một tác động mạnh mẽ đến trí nhớ. Màu sắc có thể tăng
cường trí nhớ của con người lên 50%. Do đó chúng ta nên dùng nhiều màu sắc
khi ghi chú.
+ Âm điệu cũng tăng khả năng nhớ lại thông tin vì âm điệu kích hoạt bán
cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Chúng ta có
thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học tạo ra những
âm điệu riêng biệt cho những thông tin cần nhớ. Ví dụ, nghe nhạc Baroque trong
lúc học có hiệu quả rất tốt. Nghiên cứu trên một số sinh viên cho thấy bằng cách
nghe nhạc baroque lúc học, họ đã giảm thời gian để học lượng từ vựng Tiếng
Anh mới trong bốn năm xuống còn ba tháng.
_ Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí sẽ làm tăng khả năng trí
nhớ.

+ Các nghiên cứu cho rằng trong bất cứ một khoảng thời gian học tập nào
cũng có hai đỉnh điểm ghi nhớ thông tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt đầu và
thời gian sắp kết thúc việc học tập. Trong khi đó, khoảng thời gian giữa hai đỉnh
điểm này (khoảng thời gian giữa lúc học) thì trí nhớ của chúng ta bị giảm sút
một cách rõ rệt. Vì vậy thời gian học tập lý tưởng nhất trong mỗi lần học không
nên dài quá hai tiếng. Mỗi lần học nên chia thành bốn phần nhỏ, mỗi phần dài
6


25 phút. Giữa các phần chúng ta nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Trong lúc nghỉ
ngơi chúng ta nên đứng dậy, làm một vài động tác thể dục đơn giản, nghe một
vài bản nhạc nhẹ… sẽ đem lại sức sống cho các tế bào não, qua đó giúp chúng ta
có thể đương đầu với những căng thẳng tiếp theo. Sau mỗi lần học dài hai tiếng
chúng ta nên thư giãn ít nhất nửa tiếng trước khi bắt tay vào khoảng thời gian
học tập mới.
+ Ngủ sâu để nhớ tốt, vào ban đêm, hoạt động của não đạt đến cường độ
tối đa, các nơron thần kinh sắp xếp và tổ chức lại những thông tin mà não nhận
được trong ngày, ngủ đủ giấc. Tập thể dục hàng ngày quan trọng không kém gì
việc ngủ đủ và ngủ sâu. Tập thể dục giúp thân thể khoẻ mạnh, mang đến cho não
nhiều oxy và mài sắc trí nhớ. Đồng thời tập thể dục luyện cho ta cách thở sâu để
cung cấp oxy cho các tế bào não và thải hồi các độc tố. Tập bao nhiêu lại phụ
thuộc vào thể trạng mỗi người.
_ Nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”. Chỉ
trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông
tin một cách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần
tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là
phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được nằm trong não sẽ
được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu hơn . Việc ôn tập nên
diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Sau khi học hay ghi
nhớ, hãy ôn tập một cách khoa học, ôn tập vào những thời điểm sau sẽ khiến cho

kiến thức lưu vào trí nhớ dài hạn: sau mười phút (đây là thời gian trí nhớ đạt
đỉnh điểm), những lần ôn tập tiếp theo là sau một giờ, sau một ngày, sau một
tuần,sau một tháng, và sau sáu tháng.
_ Phải ôn tập thường xuyên, rải rác, phân tán thành nhiều đợt, không nên
ôn tập trung một loại tài liệu, một môn học liên tục trong thời gian dài. Cần ôn
tập một cách tích cực, nâng cao thường xuyên vốn kiến thức, chủ động tiếp
nhận, tìm hiểu kiến thức. Khi ôn tập nên tích cực nhớ lại và tư duy, vận dụng
nhiều giác quan vào ôn tập.
7


3. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học
tập.
Là một sinh viên, việc học tập yêu cầu em phải có một trí nhớ tốt để có
thể tiếp thu được một khối lượng kiến thức lớn. Tuy nhiên, khả năng ghi nhớ
của em lại bị hạn chế bởi một số nguyên nhân. Em nhiều khi thường bị mệt mỏi
trong việc học, do cố nhồi nhét nội dung những bài học đã trở nên “quá tải” vì
chưa hiểu bài, vì muốn gom toàn bộ các bài học, dồn lại để ôn một lượt khi gần
đến ngày thi, để rồi cảm thấy chán nản vì có quá nhiều bài để học, không biết
được bài nào, phần nào là mình chưa nắm kỹ cần phải học nhiều hơn. Chế độ
dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý hiện nay còn chưa được thực hiện và quan tâm
một cách đúng đắn cũng là một điều làm hạn chế khả năng ghi nhớ.
Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài
hơn, làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được
những thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết,
cá nhân em đã thực hiện một số biện pháp sau:
_ Đọc tài liệu trước khi đến lớp, chủ động tìm hiểu kiến thức. Thay vì chờ
tới khi thầy cô giảng, em tự tìm hiểu trước, đây cũng là một cách thách thức bộ
não của mình. Trong quá trình đọc một điều gì mới, em sẽ tự đặt ra những câu
hỏi không hiểu, những câu hỏi này nếu được giải đáp thì sẽ nhớ rất lâu. Khi

nghe giảng phải tập trung chú ý cao độ để hiểu sâu vấn đề và như vậy sẽ nhớ
lâu. Dù ghi nhớ theo phương pháp nào, vai trò quan trọng nhất vẫn là sự “hiểu”.
Không hiểu và hiểu không rõ là hai điều cản trở trí nhớ hoạt động hiệu quả. Cố
gắng “nhồi” thật nhiều, nhưng nếu chỉ ở mức độ “gần như hiểu”, “có vẻ
hiểu” thì chỉ có thể tạm nhớ, nhưng chỉ được một thời gian rồi sẽ quên mất.
Ngược lại, nếu hiểu sâu một điều gì, thì chúng ta không còn bận tâm về việc ghi
nhớ điều đó, trí nhớ tự nó vận hành. Em chỉ cần nhận biết những ý chính của bài
và thật sự hiểu, hiểu càng nhiều, hiểu càng kỹ thì độ ghi nhớ sẽ càng sâu.
_ Giảng lại bài bằng cách nhẩm trong đầu. Trí nhớ của chúng ta hoạt động
theo cách trở đi trở lại, tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình hoặc lập lại
8


những lập luận để loại bỏ dần những mối nghi ngờ cho đến khi thông suốt. Em
có thể tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi cơ hội rảnh rổi để “ghi nhớ” theo cách
này. Ngoài ra, nó còn giúp học thêm và nâng cao “kỹ năng vận dụng vào thực
tế”.
_ Làm bài ở nhà, ghi lại chính xác những ý vừa mới học được, tiếp tục
điền vào cho đầy đủ như là một dạng tóm tắt, một dàn bài chi tiết càng tốt. Sau
đó, tiếp tục với một tờ giấy khác cho đến khi điều đó đúng với diễn tiến của buổi
học, như là một giáo án. Đây là cách ghi nhớ bằng tay, rút ra tất cả những ý
chính của bài học. Ngoài ra, học theo cách này, em có cơ hội rèn luyện “kỹ năng
viết báo cáo và tham luận” của mình.
_ Sử dụng tất cả các giác quan, chuyển kiến thức thành điều dễ nhớ:
+ Sử dụng những hình ảnh rõ ràng và thú vị. (Bộ não thường phớt lờ
những điều đáng ghét).
+ Sử dụng những hình ảnh rõ ràng, nhiều màu sắc và tác động đến nhiều
giác quan (bởi chúng dễ nhớ hơn là những hình ảnh đều đều buồn tẻ).
+ Sử dụng tất cả các giác quan để mã hóa thông tin hoặc làm một hình
ảnh trở nên dễ nhớ hơn. Nên nhớ rằng quy tắc dễ nhớ có thể chứa đựng âm

thanh, mùi, vị, xúc giác, chuyển động, cảm xúc và hình ảnh.
+ Tạo cho hình ảnh cần nhớ có ba chiều, có chuyển động và có không
gian để nó sinh động hơn, có thể sử dụng chuyển động để duy trì dòng liên
tưởng hoặc để ghi nhớ các hành động.
+ Phóng đại kích cỡ của các phần quan trọng trong hình ảnh.
+ Sử dụng sự hài hước! Những điều buồn cười và kì dị thường dễ nhớ hơn
những thứ bình thường.
+ Tương tự, những giai điệu mạnh mẽ thường rất khó quên!
+ Những biểu tượng có thể dùng để mã hóa rất nhanh và hiệu quả những
thông điệp khá phức tạp.
_ Có chế độ học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ ít nhất là 7h mỗi đêm, và có
một giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút mỗi trưa. Nên là 15 phút, vì ít hơn thì sẽ
9


không đã, và cũng không đủ, nhiều hơn thì đôi khi sẽ “sa đà làm tới”, không dứt
ra được giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên trong môi trường trong lành, nhiều
cây xanh vào buổi sáng, như vậy sẽ có nhiều oxy lên não hơn, máu lưu thông tốt
sẽ giúp não hoạt động tốt. Hàng ngày chúng ta có thể đi bộ, chạy nhẹ, đánh cầu
lông…
_ Khi ngồi học không bao giờ ngồi liên tục quá hai tiếng. Những lúc nghỉ
ngơi em sẽ nghe nhạc, một bản pop balad nhẹ nhàng hoặc một bản giao hưởng
để thư giãn đầu óc. Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ,thoải mái. Bực tức sẽ khiến
máu lưu thông không tốt. Mỗi ngày đều có rất nhiều sự việc ảnh hưởng lên
chúng ta mà việc này thì ngoài tầm kiểm soát, cho nên hãy chấp nhận thay vì tức
giận.
Trên đây là một số phương pháp cơ bản mà em thường sử dụng để nhớ
lâu. Tất nhiên, với mỗi cá nhân sẽ có những phương pháp thích hợp để đạt được
kết quả cao nhất trong việc rèn luyện trí nhớ.
4. Kết luận.

Trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Con người
không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì sẽ không
thể thích nghi được với môi trường xung quanh, không thể thực hiện được bất
cứ một hoạt động nào và nhân cách cũng không thể hình thành. Chính vì vậy,
chúng ta phải luôn cố gắng rèn luyện để có được một trí nhớ tốt, đem lại hữu ích
cho cuộc sống mỗi cá nhân cũng như tất cả mọi người.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/

Giáo trình Tâm lý học đại cương – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB

Công an nhân dân.
2/

Giáo trình Tâm lí học đại cương – NXB Đại học sư phạm.

3/

Giáo trình Tâm lí học – NXB Đại học Quốc gia.

4/

Nguồn tin trên Internet.

11




×