Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ, liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.34 KB, 6 trang )

Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ, liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân
trong hoạt động học tập
A. MỞ BÀI
Con người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải tạo nó.
Muốn vậy cần phải tích luỹ vốn hiểu biết và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực đời sống để
vận dụng một cách hợp lí, sáng tạo. Một trong những yếu tố cơ bản để có thể tích luỹ
vốn hiểu biết của mình là trí nhớ. Trong học tập, trí nhớ cũng đóng vai trò rất quan trọng
vì vậy cũng cần phải có những cách rèn luyện thích hợp, dẩm bảo có đủ lượng tri thức
cần thiết để bước vào đời.
B.NỘI DUNG.
I.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khái niệm: Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm
xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
Cũng như tri giác và cảm giác, trí nhớ là một quá trình phản ánh, song cảm giác
và tri giác phản ánh những hiện tượng và sự vật đang trực tiếp tác động vào giác quan
của chúng ta, còn trí nhớ phản ánh toàn bộ vốn kinh nghiệm của con người, bao gồm
những hình ảnh mà con người tri giác trước đây , những ý nghĩ, rung cảm mà coin người
đã trải nghiệm, những hoạt động hành vi của con người đã diễn ra trước đây. Và để lại
dấu vết trong trí nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định, các hình ảnh này được gọi là biểu
tượng.
Trí nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, giới
tính, lứa tuổi, sinh lý, thần kinh, kiểu nhân cách, sức khoẻ, phương pháp nhớ.
Vai trò của trí nhớ: trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con
người, con người không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có khinh nghiệm thì
sẽ không thể thích nghi với môi trường xung quanh, không thể thực hiện được bất cứ một
hoạt động nào và nhân cách không thể hình thành. Vai trò của trí nhớ được biểu hiện:
-

Nhờ có trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm.

-



Nhờ có trí nhớ mà con người có thể đem những kinh nghiệm vấn dụng vào hoạt
động thực tiễn.

-

Trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nội dung được phản ánh trong trí nhớ, thời
gian củng cố và gìn giữ tài liệu…người ta chia trí nhớ thành các loại: trí nhớ hình
ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ-logic, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ không chủ
định, trí nhớ có chủ định, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn.


Các quá trình nhớ: trí nhớ bao gồm nhiều quá trình:ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và
quên.
II. CÁC CÁCH RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ
-

Phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và niềm say mê trong
công việc.

-

Phải biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí, phù hợp với tính
chất, nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.

-

Phải phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng sự hiểu biết, vốn kinh
nghiệm vào quá trình ghi nhớ. Sử dụng tất cả các giác quan để mã hóa thông tin

hoặc làm một hình ảnh trở nên dễ nhớ hơn. Nên nhớ rằng quy tắc dễ nhớ của bạn
có thể chứa đựng âm thanh, mùi, vị, xúc giác, chuyển động, cảm xúc và hình ảnh.
Sử dụng những hình ảnh rõ ràng và thú vị. (Bộ não của bạn thường phớt lờ những
điều đáng ghét).Sử dụng những hình ảnh rõ ràng, nhiều màu sắc và tác động đến
nhiều giác quan (bởi chúng dễ nhớ hơn là những hình ảnh đều đều buồn tẻ).
-

-

Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài liệu.

-Phải ôn tập thường xuyên, rải rác, phân tán thành nhiều đợt, không nên ôn tập
trung liên tục một loại tài liệu trong một thời gian dài.
2- Chia giờ học ra: Đáng
lẽ học mấy giờ liền thì học làm nhiều lúc. Nếu bạn đã học nhạc, tất nhận thấy
rằng học nửa giờ buổi sáng rồi nửa giờ buổi tối thì kết quả tốt hơn là học luôn
một hơi một giờ. Học làm sáu lúc, mỗi lúc hai mươi phút, trong hai mươi phút đó
có thể tập trung tinh thần tới mức tối đa thì kết quả đôi khi gấp đôi học liên tiếp
hai giờ, mà thời gian lối đó cũng ngang nhau.
-Ôn tập phải kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí.
-Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập. Các phương pháp ghi nhớ

Bạn có thể làm những điều sau đây để khiến các quy tắc dễ nhớ của bạn dễ ghi nhớ hơn:
- Tạo cho hình ảnh cần nhớ của bạn có 3 chiều, có chuyển động và có không gian để nó
sinh động hơn. Bạn có thể sử dụng chuyển động để duy trì dòng liên tưởng hoặc để ghi
nhớ các hành động.


- Phóng đại kích cỡ của các phần quan trọng trong hình ảnh.
- Sử dụng sự hài hước! Những điều buồn cười và kì dị thường dễ nhớ hơn những thứ

bình thường.
- Tương tự, những giai điệu mạnh mẽ thường rất khó quên!
- Những biểu tượng (đèn đỏ giao thông, ngón tay đang chỉ, biển báo giao thông, v.v…)
có thể dùng để mã hóa rất nhanh và hiệu quả những thông điệp khá phức tạp.
Thiết kế các quy tắc dễ nhớ: Sự tưởng tượng, Sự kết hợp và Sự định vị
3 nguyên lí cơ bản của việc sử dụng các quy tắc dễ nhớ là: sự tưởng tượng, sự kết hợp
và sự định vị. Dùng những nguyên lí này cùng với nhau bạn sẽ có thể lập ra những hệ
thống hiệu quả về các quy tắc dễ nhớ.
Sự tưởng tượng: là những gì bạn sử dụng để tạo ra và tăng cường những sự kết hợp cần
thiết nhằm có được những quy tắc dễ nhớ hiệu quả. Sự tưởng tượng của bạn là những gì
bạn dùng để tạo ra những quy tắc dễ nhớ phù hợp với bạn. Bạn càng tưởng tượng và hình
dung nhiều hơn về một tình huống thì nó sẽ khắc sâu vào tâm trí bạn hơn để rồi sau đó
bạn sẽ có thể nhớ lại. Hình ảnh được sử dụng trong các quy tắc dễ nhớ của bạn có thể dữ
dội, sinh động hoặc tác động đến giác quan nhiều đến mức nào cũng được, miễn là nó
giúp bạn ghi nhớ.
Sự kết hợp: đây là phương pháp theo đó bạn liên kết một thứ cần phải nhớ với một cách
để ghi nhớ nó. Bạn có thể tạo ra sự kết hợp bằng cách:
Đặt chúng lên nhau.
- Để chúng va chạm với nhau.
- Kết hợp các hình ảnh với nhau.
- Để chúng bao bọc lẫn nhau.
- Làm chúng xoay quanh nhau hoặc để chúng nhảy múa cùng nhau.
- Kết nối chúng bằng cách sử dụng màu sắc, mùi vị, hình dạng hoặc cảm xúc.
Ví dụ, bạn có thể kết nối số 1 với một con cá vàng bằng cách hình dung một mũi xiên có
hình dạng giống số 1 đang được sử dụng để xiên con cá.
Sự định vị: cho bạn 2 thứ: thứ nhất là một khung cảnh mạch lạc để bạn có thể đặt các
thông tin lên sao cho chúng hiện ra cùng nhau, thứ hai là một cách để phân chia các
phương pháp dễ nhớ. Bằng việc bố trí một phương pháp dễ nhớ trong một thị trấn riêng
biệt, ta có thể phân biệt nó với một phương pháp dễ nhớ tương tự được đặt trong một
thành phố. Ví dụ, bằng việc đặt một phương pháp ở Wimbledon và một phương pháp

tương tự ở Manhattan chúng ta sẽ có thể phân biệt chúng mà không bị lẫn. Bạn có thể sử


dụng những mùi vị và không khí của những địa điểm này trong các phương pháp dễ nhớ
của bạn để tăng cường cảm xúc về sự định vị.

- Trước khi đọc một cuốn sách, một bài viết hay một tài liệu, bạn hãy dựa vào tên
của nó xác định nội dung được đề cập tới (hoặc hình dung nếu là tác giả thì mình sẽ viết
gì). Sự dự kiến thuộc loài này cũng có thể áp dụng đối với đề mục của một chường, một
mục, một đoạn trong bài…
- Trước khi đọc (nghe, xem xét), bạn hãy lựa ra các thông tin mà mình muốn tìm
thấy trong đó và để nhằm mục đích gì. Điều đó sẽ gây hứng thú cho bạn và giúp bạn dễ
đồng hóa các thông tin.
- Khi thấy tác giả đưa ra các luận chứng nào đó để chuẩn bị rút ra kếùt luận, bạn
hãy thử trước hết tự mình đi đến kết luận đó rồi sau hẵng đọc tiếp.
- Trước khi đọc, bạn hãy ôn lại tất cả những gì bạn biết về chủ đề được bàn đến,
nói cách , bạn hãy “chuốt” lại các kiến thức của mình.
- Bạn hãy bắt chước các nhà hùng biên La Mã cổ đại thuộc lòng bài diễn văn của
mình trong khi đi dạo quanh nhà và thiết lập giữa lời văn với ngữ cảnh xung quanh, để
rồi sau đó nhớ lại lời của bài diễn văn đó bằng cách “lặp lại cuộc đi dạo tưởng tượng”.
- Nếu bạn cần nhớ một văn bản theo đúng nguyên văn, bạn chớ có học riêng từng
đọan một, mà phải ghi nhớ toàn bộ văn bản theo trình tự tự nhiên của nó.
- Để khỏi quên một cách tai hại người mới quen, bạn hãy khắc sâu ấn tượng ban
đầu của mình bằng cách nhắc lại thật to cái tên đó, gọi tên người đó trong luc nói chuyện
và chia tay, víết cái tên đó ra dù chỉ là vẽ ngón tay trong không khí. Hãy liên hệ cái tên
đó với một người cùng tên nổi tiếng nào đó.
- Khi đọc, hãy cố tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ. Đây cũng chính là phương
pháp Lênin đặc biệt ưa dùng. Bên lề các trang sách mà người từng đọc có ghi chi chít các
nhận xét dứt khoát và đầy cảm hứng: “ Đúng quá !”, “Thật là bậy ba !ï”. Ha,ha ha!”...
- Trước khi lao vào một công việc lao động trí óc căng thẳng, bạn cần lưu ý đến

trạng thái sức khỏe và tâm trạng của mình. Nổi buồn bực, sự chán chường, tâm trạng băn
khoăn, lo lắng là kẻ thù của trí nhớ.
- Bạn chớ có bao giờ ghi chép điều gì một khi chưa thử tìm hiểu và ghi nhớ !
Ngoài các phương pháp trên đây, bạn còn có thể nghĩ ra rất nhiều phương
pháp khác dựa trên các qui tắc chi phối trí nhớ. Tóm lại, biết các qui tắc đó, bạn có thể
nhớ tốt hơn rất nhiều, ngay cả nếâu trước đây bạn đã phải phàn nàn về trí nhớ của mình


III. LIÊN HỆ VIỆC RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CỦA CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP
1. Ghi thành dàn bài:
Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra
sao.
- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần.
Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn
bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ
số:1, 2, 3...
- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.
- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ
thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm
để dễ nhớ.
- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
2. Nhẩm trong óc:
Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào
quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng
quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy
cho đến hết toàn bài.
- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.
- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu
những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu
hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc
lật dàn bài ra xem.
3. Ghi ra giấy:
Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công
thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên
bạn có thể mở ra xem. Cách ghi:
Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.
Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở
bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào
để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho
tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.


Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp
chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải
áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

1- Tập trung tư tưởng cao độ khi nghe cô, thầy giảng bàỉ ở lớp, phát hiện ngay những
điều còn thắc mắc chưa hiểu, tiếp tục đào sâu suy nghĩ về những khía cạnh khác của bài
giảng.
2- Khi về nhà, sắp xếp thời gian ôn tập ngay, còn gọi là “ xào bài”, làm ngay bài tập có
liên quan đến bài giảng. Có mấy cách tự kiểm tra chất lượng ôn tập như : Gấp sách lại, cố
gắng nhớ lại những điều vừa ôn, tự trình bày diễn đạt theo cách hiểu của mình. Hoặc làm
nhiều loại bài tập từ dễ đến khó. Kinh nghiệm ôn lại bài học bằng cách đọc lại 4 lần liên
tiếp và tái hiện kiến thức nhiều lần.
Trên đường đi đến lớp học, đôi bạn học có thể đố nhau, truy bài nhau. Khi học ngoại ngữ
muốn nhớ lâu các từ, muốn nắm vững các nguyên tắc ngữ pháp, người ta hay áp dụng
phương pháp : Viết từ nhiều lần, đọc nhiều lần, làm nhiều bài dịch có liên quan đến các

từ đó và các bài ngữ pháp đó.
3- Cách một thời gian ngắn khoảng 2-3 tháng, ta lại ôn tập củng cố bằng các biện pháp
nói trên. Khi rèn luyện nhớ lâu và tái hiện nhanh các kiến thức đã học được nên kiên trì,
nỗ lực nhớ lại toàn bộ bài học. Nếu quên một đoạn nào, một ý nào, không nên vội vàng
mở sách xem ngay, gây lười suy nghĩ cho bộ não, mà nên cố gắng nhớ lại; còn có một
cách nữa là tự làm những bản tóm tắt các sơ đồ, các dàn bài chi tiết và bằng cách giảng
bài giúp đỡ bạn kém.



×