Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vận dụng quan điểm triết học mác – lê nin về “tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội” liên hệ những biểu hiện tại tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.63 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Theo triết học Mác – Lênin, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội do
tồn tại xã hội quyết định. C.Mác đã chỉ rõ “Phương thức sản xuất đời sống vật
chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói
chung. Khơng phải phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại,
tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Tuy nhiên, ý thức xã hội không
phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động. Thông qua hoạt động thực tiễn
của con người, ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội. Hơn nữa, ra
trong quá trình phát triển của mình, mặc dù chịu sự quy định của các quy luật
tồn tại xã hội, nhưng ý thức xã hội có những quy luật riêng của mình. Tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội cịn thể hiện ở chức năng đặc thù của ý thức xã
hội như một nhân tố sáng tạo tích cực của con người ra đời sống xã hội của
chính mình. Như vậy, triết học Mác - Lênin thừa nhận tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là một trong những nội dung
quan trọng và phức tạp nhất của triết học Mác – Lê Nin, nội dung này thể hiện
một cách sinh động về việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh
vực các hiện tượng cuộc đời sống xã hội trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và của phép biện chứng duy vật. Đi vào làm rõ nội dung của này sẽ
giúp ta tìm hiểu khả năng nhận thức của con người được biểu hiện sâu sắc và
phong phú đến mức nào khi phản ánh tồn tại xã hội, nói một cách khác việc tìm
hiểu tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chính là làm rõ tính năng động,
tích cực và sức mạnh của con người trong quá trình nhận thức và cải biến hiện
thực khách quan. Đồng thời, việc tìm hiểu này cũng chỉ ra xu hướng nhận thức
và vận dụng khơng đúng tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Xuất phát từ
những lý do trên, em lựa chọn nghiên cứu chủ đề: Vận dụng quan điểm triết
học Mác – Lê Nin về “tính độc lập tương đối của Ý thức xã hội so với tồn tại
xã hội”. Liên hệ những biểu hiện tại tỉnh Lạng Sơn
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
1




1.1. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt
vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. Trong các quan hệ vật chất của xã hội thì
quan hệ giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với nhau là cơ
bản, ngoài ra các yếu tố khác như quan hệ gia đình, quan hệ quốc tế, quan hệ
giai cấp, quan hệ dân tộc v.v.. cũng đóng vai trị quan trọng trong tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các yếu tố cơ bản đó là: phương thức sản xuất ra của
cải vật chất của xã hội đó; các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh
địa lý tạo nên đặc điểm riêng có của khơng gian sinh tồn của cộng đồng xã hội;
các yếu tố dân cư.
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động
lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương
thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự
nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sơng ngịi,... tất yếu làm hình thành nên phương
thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt
chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó,
người Việt buộc phải tập hợp lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định
bền vững.
Như vậy, tồn tại xã hội là mặt vật chất xã hội. Mỗi giai đoạn phát triển
của lồi người có một đời sống vật chất riêng – một tồn tại xã hội riêng. Mặt
khác, các yếu tố của tồn tại xã hội thường xun thay đổi nên tồn tại xã hội có
tính lịch sử.
1.2. Khái niệm, nguồn gốc và cấu trúc của ý thức xã hội
Khái niệm ý thức xã hội: Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
toàn bộ quan những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,
v.v…của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội của họ và phản ánh
tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
Nguồn gốc của ý thức xã hội: Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội

trong những giai đoạn phát triển của xã hội, bao gồm những trạng thái tâm lý
xã hội, những quan điểm chính trị, tư tưởng triết học, pháp quyền, thẩm mỹ,
2


đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật, v.v…Như vậy, chính tồn tại xã hội là nguồn gốc
của ý thức xã hội.
Cấu trúc của ý thức xã hội: Ý thức xã hội gồm các hiện tượng tinh thần,
những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những
phương thức khác nhau, vì vậy tùy theo góc độ xem xét, chúng ta có thể chia ý
thức xã hội thành các dạng khác nhau:
-Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao
gồm các hình thái: Ý thức chính trị; Ý thức pháp quyền; Ý thức đạo đức; Ý
thức tôn giáo; Ý thức thẩm mỹ; Triết học...
-Theo trình độ phản ánh, ý thức xã hội được chia thành ý thức thông
thường và ý thức lý luận cụ thể như sau:
Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con
người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa
được hệ thống hoá, khái qt hóa thành lý luận; (ví dụ: Trời chuẩn bị mưa,
thơng thường mọi người đi ra ngồi, có ý thức mang theo áo mưa…)
Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát
hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm,
phạm trù, qui luật. (ví dụ: Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân.)
-Ngồi những cách phân chia trên, người ta còn phân chia ý thức xã hội
theo hai cấp độ: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
+ Tâm lý xã hội bao gồm tồn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập
quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc toàn bộ xã hội hình thành
dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống
đó. Tâm lý xã hội có đặc điểm phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội, nhưng đó là

trình độ phản ánh thấp, phản ánh tự phát tồn tại xã hội. ví dụ: tín ngưỡng dân
gian, tập qn, thói quen
+ Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ
thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ

3


thuật, tơn giáo, khoa học… Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong q trình tích
cực của tư duy. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.
Hệ tư tưởng là tổng hòa những tư tưởng quan điểm dưới dạng một hệ
thống lý luận phản ánh hiện thực khách quan trên lập trường của một giai cấp
nhất định. Hệ tư tưởng là ý thức mà trong đó biểu hiện tập trung những lợi ích
cơ bản( Chủ yếu là lợi ích kinh tế) của một giai cấp nhất định.
Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng
hiện thực mới là chân lý. Cịn khơng phản ánh đúng hiện thực thì không phải là
chân lý.
+ Giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có quan hệ biện chứng. Chúng đều có
nguồn gốc chung là tồn tại xã hội nhưng là hai cấp độ khác nhau về chất trong
trình độ phản ánh và là hai phương pháp phản ánh khác nhau. Cụ thể tâm lý xã
hội phản ánh tồn tại xã hội một cách tự phát trực tiếp còn hệ tư tưởng phản ánh
tồn tại xã hội một cách tự giác cùng sự kế thừa những tư tưởng trước đó.
- Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.
1.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong xã hội có giai cấp các giai cấp khác nhau có điều kiện sống khác
nhau do đó ý thức xã hội cũng khác nhau cả trong tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội bao giờ cũng là ý thức thống trị.
Ý thức xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân tộc và nhân loại
đồng thời được biểu thị thơng qua mỗi cá nhân. Vì vậy, cần phải chú ý đến
mối quan hệ giữa tính giai cấp với tính dân tộc, nhân loại và cá nhân trong

nghiên cứu, giải quyết ý thức xã hội.
Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai
cấp. Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp
đó. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp cơng nhân.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội

4


Tuy ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại
xã hội, nhưng ý thức xã hội khơng thụ động mà có tính độc lập tương đối, có
tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế – xã hội. Tính độc lập tương đối đó
biểu hiện ở những điểm sau đây:
2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã
hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội. Tuy nhiên không
phải trong mọi trường hợp sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn
tới sự biến đổi của ý thức xã hội, trái lại khơng ít những yếu tố của ý thức xã
hội đặc biệt là trong đời sống tâm lý của xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả
khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được thay đổi căn bản.
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất
lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập
tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền
thống, tập quán, thói quen, v.v.). V.I.Lênin cho rằng:“Sức mạnh của tập quán
được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất”.
-Một là, ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến
đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi, do sức ỳ của tâm lý xã hội nhất là thói
quen, phong tục tập quán, truyền thống … nên nó sẽ dẫn đến sự lạc hậu của ý
thức xã hội so với tồn tại xã hội.

Tồn tại xã hội phong kiến hình thành ( Phương thức sản xuất phong kiến)
thì mới kéo sau là một loạt các quan niệm, tư tưởng, phong tục tập quán trong
xã hội phong kiến: tâm lý cộng đồng,
Ví dụ: ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi
xã hội phong kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam
khinh nữ”, “ép duyên”, “gia trưởng”…
- Hai là, ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen,
truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là, ý thức xã hội mang tính giai cấp, ln gắn với lợi ích của giai
cấp, tập đoàn người trong xã hội. Những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các
5


lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực
lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.
2.2. Ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hội
Triết học Mác Lênin khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với
tồn tại xã hội thì đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt
trước sự phát triển của tồn tại xã hội. Tư tưởng đó có thể dự báo được tương
lai, có tác dụng chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt
động của con người vào giải quyết những nhiệm vụ mới do sự chín muồi của
đời sống vật chất tạo ra.
Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội thì
nó có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội
Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng. Chủ
nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – giai cấp cách mạng
nhất của thời đại. Tuy ra đời vào thế kỷ XIX, trong lòng chủ nghĩa tư bản
nhưng chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ qui luật của chủ nghĩa tư bản nói riêng.
Qua đó khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng chủ

nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Triết học Mác Lênin khẳng định tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại
xã hội khơng có nghĩa nói rằng trong trường hợp này ý thức xã hội khơng cịn
bị tồn tại xã hội quyết định nữa. Tư tưởng khoa học tiên tiến khơng thốt ly tồn
tại xã hội mà phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội.
Ý nghĩa: Muốn có ý thức xã hội mới – ý thức xã hội XHCN chúng ta
phải phát huy cao tính năng động sáng tạo của nó và vai trị của con người
trong nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời khắc phục tính bảo thủ, thụ động
ỷ lại trong cuộc sống.
2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Do có sự kế thừa trong sự phát triển của nó nên khơng thể giải thích ý
thức xã hội đơn thuần từ tồn tại xã hội. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,
trong quá trình phản ánh ý thức xã hội ln có tính kế thừa các giá trị của nhân
6


loại để lại.Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những
quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không
mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Lịch sử phát triển của tư tưởng triết học cho thấy những giai đoạn hưng
thịnh hoặc suy tàn….tuy nhiên nó đánh dấu cả một quá trình phát triển cho
thấy sự kế thừa liên tục giữa các giai đoạn: Triết học Mác- Lê nin ra đời là sự
kế thừa tiền đề lý luận triết học cổ điển Đức, và các nhà tư tưởng trước đó
(Kinh tế chính trị học với đại biểu xuất sắc là Adam Smith, Đ.Ricacdo; Chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp).
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính
chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức
khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư
tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại. Ngược lại những giai cấp lỗi thời và các nhà
tư tưởng của nó thì tiếp thu, khơi phục những tư tưởng, những lý thuyết xã hội

phản tiến bộ của các thời kỳ lịch sử trước.
2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển của chúng.
Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái
chủ yếu của ý thức xã hội là: ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức khoa học,
ý thức thẩm mỹ, ý thức tơn giáo và triết học. Tính phong phú đa dạng của các
hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự qui định của tính phong phú đa
dạng của bản thân tồn tại xã hội.
Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những phương
thức riêng của mình, cũng chính điều đó làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có
“đời sống” riêng và quy luật riêng của nó. Điều này làm cho các hình thái ý
thức xã hội Khơng thể thay thế lẫn nhau nhưng lại cần đến nhau, bổ sung cho
nhau, Ảnh hưởng lẫn nhau đâu có tác động thâm nhập lẫn nhau và cùng tác
động đến tồn tại xã hội.

7


Lịch sử phát triển của ý thức xã hội đã chứng tỏ ở mỗi giai đoạn lịch sử
tùy theo điều kiện cụ thể mỗi mà hình thái xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và
đóng vai trị chi phối các hình thái xã hội khác
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội cũng là một biểu
hiện nữa của tính độc lập tương đối của ý thức. Đây là qui luật phát triển của ý
thức xã hội. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi
hình thái có những mặt, những tính chất khơng thể giải thích được một cách
trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.
Trong sự phát triển giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động, liên
hệ qua lại lẫn nhau. Chúng ta thấy rằng trong quá trình phản ánh hiện thực thì
mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo phương thức riêng của
mình. Chính sự phản ánh ấy đã làm cho sự phản ánh của ý thức xã hội nói

chung đa dạng, phong phú. Nhưng cũng chính điều này làm cho các hình thái ý
thức xã hội khơng thể thay thế lẫn nhau, nhưng lại cần đến nhau, bổ sung cho
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động đến tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời
đại, tuỳ theo hồn cảnh lịch sử cụ thể, có những hình thái ý thức xã hội nào đó
nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến cách hình thái ý thức khác. Ở Hy Lạp
cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trị đặc biệt quan trọng, cịn ở Tây Âu
thời trung cổ, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống tinh thần
xã hội như triết học, nghệ thuật, đạo đức, chính trị, pháp quyền, ở giai đoạn lịch
sử sau này thì ý thức chính trị lại đóng vai trị to lớn tác động đến các hình thái
ý thức xã hội khác nhau.
Vì hệ tư tưởng chính trị có sức mạnh đặc biệt, nó là một hình thái gần cơ
sở kinh tế nhất, nó là biểu hiện tập trung của kinh tế, ý thức chính trị của giai
cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các
hình thái ý thức khác như pháp quyền, đạo đức…ý thức chính trị của giai cấp
lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ sẽ tác động tiêu cực tới nghệ thuật, pháp quyền…
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như
triết học, văn học, nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng
8


đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, khơng thể
đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.5. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội khi thể hiện ở
tính định hướng cho các hoạt động thực tiễn sự tác động này diễn ra theo hai
chiều hướng tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể;
tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng này sinh; vai trò lịch
sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; mức độ phản ánh đúng đắn của tư
tưởng đối với nhu cầu phát triển của xã hội; mức độ mở rộng của tư tưởng

trong đời sống quần chúng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: ý thức xã hội không chịu sự quy
định của tồn tại xã hội mà trong tính độc lập tương đối của nó, nó có sự tác
động trở lại đối với tồn tại xã hội.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phải thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Theo Mác, tư tưởng bản thân nó khơng làm
thay đổi gì hết nhưng một khi lý luận cách mạng đã thấm sâu vào quần chúng
thì nó sẽ trở thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn thúc đẩy sự phát triển của
lịch sử.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai chiều hướng:
- Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn
tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội. Vai trò này
thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng;
- Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác các quy luật khách quan
của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Tác động
này thuộc về ý thức của những giai cấp cũ, lạc hậu, phản động. Sự tác động ý
thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào
trong phong trào của quần chúng nhân dân.
Mức độ tính chất và hiệu quả của tác động của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội phụ thuộc vào nhiều các yếu tố :

9


Thứ nhất, phụ thuộc vào trình độ phù hợp của tư tưởng đối với đời sống
hiện thực. Nếu tư tưởng lý luận phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển
của tồn tại xã hội, của nhu cầu phát triển xã hội sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ hai, phụ thuộc vào mức độ truyền bá, sự xâm nhập của ý thức xã hội
vào trong quần chúng nhân dân.
Thứ ba, phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp đề ra tư tưởng đó là

tiến bộ hay phản động. Nếu giai cấp đề ra hệ tư tưởng là tiến bộ và cách mạng,
nó sẽ có được khả năng phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của sự vận
động, phát triển lịch sử và sẽ đi tiên phong trong thực hiện hệ tư tưởng đó góp
phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã
hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình của địa phương
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đơng Bắc của Tổ quốc nằm ở
vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua; là điểm nút của sự giao lưu
kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Ngun, Bắc Kạn, phía Đơng
như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đơ Hà Nội và
phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc
gia và 7 cặp chợ biên giới; Lạng Sơn có 10 huyện, 01 thành phố loại II (có 03
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP); có 200 xã, phường, thị trấn
(trong đó có 31 xã, phường, thị trấn khu vực I; 57 xã khu vực II; 112 xã khu
vực III), 1.850 thôn, bản, tổ dân phố. Có 114 xã đặc biệt khó khăn, xã an tồn
khu, xã biên giới và 83 thơn đặc biệt khó khăn của 24 xã khu vực II thuộc diện
đầu tư Chương trình 135.
Dân số tồn tỉnh là 789.600 người; tổng số người dân tộc thiểu số
(DTTS) là 655.896 người, chiếm 83,8% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo tồn
tỉnh là 7,89%, trong đó số hộ nghèo DTTS là 20.137/21.336 hộ nghèo toàn
10


tỉnh, chiếm 94,38%. Có 07 dân tộc chủ yếu là: Nùng 42,8%; Tày 35,4%; Kinh
16,11%; Dao 3,5%; Sán Chay 0,6%; Hoa 0,3%; Mơng 0,17%; các dân tộc khác
chiếm 0,12%.

Ngồi những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân
văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thơng thuận
lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc
tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa
khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho
Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng
của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu
Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách
đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để
phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ.
Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực
phát triển năng động nhất, đóng vai trị động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
2. Thực trạng vấn đề, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Thực trạng vấn đề và kết quả đạt được
2.1.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Thực trạng:
- Lạng Sơn hiện có hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Mỗi dân
tộc một phong tục tập quán khác nhau, trong đó có khơng ít hủ tục lạc hậu tồn
tại hết sức dai dẳng, Đó là cịn xảy ra tình trạng tảo hơn, thách cưới, cưới
khơng có hơn thú. Một số đám cưới tổ chức linh đình, mời đơng khách, ở một
số vùng đơ thị cịn hiện tướng thương mại hóa trong việc cưới... Trong việc
tang vẫn còn một số địa phương, chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa để thi hài
người chết dài ngày; hiện tượng cúng ma, yểm bùa, đốt, rải vàng mã, thậm chí
là tiền thật vẫn cịn...
Về việc tang, quan niệm của khơng ít đồng bào dân tộc thiểu số là mời
thầy Mo, thầy cúng yểm bùa, trừ ma; một số gia đình dân tộc Tày ở tỉnh Lạng
11



Sơn có tục viếng thơng gia và tế lễ riêng, khi cha mẹ mất thì các con (đã trưởng
thành) phải mỗi người một lễ, Tế rườm rà, lăn đường chống gậy, rải vàng mã
tốn kém; rồi tục đưa đám trước 12 giờ đêm ảnh hưởng cộng đồng dân cư …
Hiện nay, việc thách cưới đã trở nên nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên ở những
vùng nơng thơn thì tục thách cưới vẫn còn tồn tại với nhiều thủ tục nặng nề.
Người dân ở một số nơi vùng sâu, vùng xa vẫn giữ cách nghĩ, nếp sống
tuy không phải là hủ tục, nhưng khơng phù hợp cuộc sống thời nay, đó là thói
quen sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm ngồi trời; ít trồng rau xanh trong khi đất
rừng rộng; thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ sản xuất lười lao động; v.v.
Về đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng
sâu, vùng xa thực chất còn rất nhiều hạn chế, càng ở xa càng thiếu thơng tin,
càng khao khát các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Trong khi đó sinh hoạt văn
hóa mang đậm các sắc tộc bản địa đang bị lấn át và mai một.
- Thực tế vẫn cịn nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ, con trai
và con gái. Trong quan hệ của gia đình, người nam vẫn được ưu tiên và được
chiếu cố nhiều hơn nữ. Ðây chính là ảnh hưởng cịn sót lại của tư tưởng phong
kiến tông tộc gia trưởng. Quan niệm "trọng nam khinh nữ" cịn biểu hiện ở tâm
lý lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn cịn có người quan niệm mong muốn
sinh con trai để “nối dõi tông đường”, gây nên hệ luỵ mất cân bằng giới tính,
mà đến nay mức độ ảnh hưởng đã vượt ra khỏi phạm vi địa phương, trở thành
mối quan tâm lớn của đất nước.
Liên quan đến quan niệm "trọng nam khinh nữ", cịn có tục “cầu tự” của
những gia đình hiếm muộn, hoặc mong muốn có con trai để “nối dõi tơng
đường”. Họ mang lễ vật đến chùa hoặc đền miếu cầu Phật, cầu Thần Thánh ban
cho mình đứa con để lập tự. Những hoạt động này mang tính thực hành nghi
thức tâm linh nhưng khơng có cơ sở khoa học.
-Trong điều kiện tác động mạnh của các quy luật kinh tế thị trường, toàn
cầu hóa kinh tế cịn mang lại thị trường hàng hóa với số lượng lớn, chủng loại
đa dạng, giá rẻ tạo nên lối sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí và cũng hình thành


12


nên tâm lý sính hàng ngoại của người dân, có lối sống thực dụng, sùng bái
đồng tiền và coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống.
- Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được hơn 35 năm song
ý thức tự giác của cá nhân chưa cao, ý thức làm chủ tập thể, lao động tập thể,
trách nhiệm với công việc, với cộng đồng chưa cao. Do thói quen, tư tưởng, lối
sống cũ để lại như: trông chờ, ỷ lại, ngại đổi mới, chậm đổi mới, ý thức trách
nhiệm cơng dân, tính tổ chức kỷ luật kém, tác phong công nghiệp tương đối
nên chưa phù hợp với sự phát triển trong thời kỳ mới.
Kết quả đạt được
Trong những năm qua, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương,
Lạng Sơn đã ban hành hơn 300 văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác
xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội nói chung và các văn bản triển khai về nâng cao đời sống văn
hóa, xã hội, khoa học và cơng nghệ; thực hiện giảm nghèo hiệu quả, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân nói riêng như: Chỉ thị số 21CT/TU; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 23/5/2011; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày
17/10/2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ” giai đoạn (2016-2020); Quyết định số1465/QĐ-UB, ngày
20/8/1999 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy ước tạm thời thực
hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Ban hành Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 –
2025... kết quả
Trong việc cưới: Giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn toàn tỉnh thống kê
được: 27.887 đám cưới được tổ chức; 25.866 đám cưới thực hiện theo nếp sống
văn minh (92,8%); 2.021 đám cưới chưa thực hiện theo nếp sống văn minh
(7,2%); 27.385 cặp vợ chồng đến đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn
(98,2%) và Thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Trong việc tang: Nhân dân đã từng bước xố bỏ hủ tục lạc hậu, mê tín dị

đoan, thực hiện quy định trong việc tang, các tổ chức Hội hiếu, hàng phe thơn,
bản, khối phố tiếp tục duy trì và có vai trị ngày càng quan trọng trong việc
thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Việc tổ chức lễ tang ở nhiều địa
13


phương đã có chuyển biến tích cực theo nếp sống mới thực hiện theo đúng quy
ước, hương ước của khu thơn.
Nhìn chung, qua việc triển khai quyết liệt và kịp thời việc cưới, việc tang
đã gắn với thực hiện nếp sống văn minh đô thị, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị
đoan, rườm rà, tốn kém thời gian và công sức đã loại bỏ dần trong tâm thức của
người dân, đời sống vật chất tinh thần của người dân được tăng lên, tư tưởng
trọng nam kinh nữ khơng cịn nặng nề điều này được thể hiện qua việc tỷ lệ
mất cân bằng giới tính từ Năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là
116,3 bé trai/100 bé gái; đến năm 2020 ước tỷ lệ là 115,2/100 bé gái và Các
mục tiêu về cơng tác bình đẳng giới đều đạt và vượt như tỷ lệ nữ tham gia cấp
ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2022 tăng từ 2 đến 5% so với nhiệm kỳ trước, và
đều đạt từ 15% trở lên: cấp cơ sở đạt 22,5%; cấp huyện: 28,74%; cấp tỉnh:
18,8% tỷ lệ nữ là lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể
cấp tỉnh chiếm 23-30%, quản lý cấp phòng và tương đương các ở, ngành và
tương đương chiếm từ 40-46%; quản lý cấp phòng và tương đương cấp huyện
chiếm từ 35-38%.
Bên cạnh đó tỉnh cịn rất chú trọng đến Tập trung phát triển tồn diện,
đồng bộ các lĩnh vực văn hố, văn nghệ, thể dục, thể thao; nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Lạng Sơn phát triển tồn diện, xây dựng mơi
trường văn hóa lành mạnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hố” gắn với phong trào xây dựng nơng thơn mới, xây dựng nếp sống văn
hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phát triển sâu rộng. Các thiết
chế văn hóa tiếp tục được đầu tư xây dựng, tỷ lệ thơn, tổ dân cư có nhà văn hoá

năm 2020 đạt 99%, tăng 10,1% so với năm 2015 (trong đó có 45,6% nhà văn
hố đạt chuẩn); tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, thơn, tổ dân cư văn hóa, cơ quan văn
hóa ngày càng cao (Năm 2020, tồn tỉnh có 77% hộ gia đình đạt danh hiệu gia
đình văn hóa; 78% thơn, tổ dân cư đạt danh hiệu thơn, tổ dân cư văn hóa; 95%
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu cơ quan văn hóa).
2.1.2 Ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hội

14


Trên cơ sở các dự báo về kinh tế Lạng Sơn đến năm 2025. Để đạt được
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các kế hoạch, chương trình của mỗi ngành,
chúng ta phải phát huy sức mạnh của ý thức xã hội - đó là những yếu tố đi
trước tiên tiến để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Cụ thể:
Một là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
cấp uỷ, tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; phát huy
tốt vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đẩy mạnh phịng, chống tham
nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực điều
hành, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân và sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc.
Hai là: Khai thác và sử dụng hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh: Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, thương mại, dịch
vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế du lịch, đưa du lịch từng bước trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển nông nghiệp hiện đại gắn
với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, nông

thôn và công nghệ thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu
tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đẩy
mạnh liên kết vùng để khai thác có hiệu quả thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh.
Ba là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp và hợp tác xã. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu
tư kinh doanh. Có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là: Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức
xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn phát triển
toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, có khát vọng vươn lên. Tạo điều kiện
và môi trường thuận lợi thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời
15


sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là các khu vực nông thôn, biên
giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Năm là: Tăng cường củng cố quốc phịng, an ninh, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hồ
bình, hữu nghị, hợp tác; chủ động thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII khẳng định quyết tâm của tồn Đảng
bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn tận dụng thời cơ, vượt qua
khó khăn, thách thức, “Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi
mới, sáng tạo, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi
thế; bảo đảm quốc phòng, an ninh, biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác; xây
dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững”, góp phần cùng cả nước
thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thống Lạng Sơn đã trở thành nét
tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam, Mặc dù cuộc sống cịn nhiều khó khăn,
vất vả, nhưng người dân xứ Lạng vẫn duy trì và vun đắp cho gia đình, cho cộng
đồng một đời sống văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc. Bởi lẽ ý thức giữ
gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống do ơng cha để lại tựa như mạch
ngầm bền bỉ chảy trong huyết mạch của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Tuy
nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường đã có tác động khơng nhỏ đến đời
sống văn hóa của người dân xứ Lạng.
Điều đáng lo ngại hơn cả là sự pha tạp, mai một nhiều giá trị văn hóa
truyền thống từng được đúc kết, bồi đắp qua hàng nghìn đời nay. Trong đó tiêu
biểu là hiện tượng không sử dụng trang phục dân tộc truyền thống, khơng thích
sử dụng tiếng nói địa phương, dân tộc trong cuộc sống hàng ngày, quên lãng
dần những khúc hát then, hát lượn, hát sli mượt mà, sâu lắng.

16


Ảnh: Các thành viên CLB Yêu dân ca, xã Thuỵ Hùng, huyện Cao Lộc biểu diễn tiết
mục hát SLi tại Bảo Tàng tỉnh

Quán triệt nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngành văn hóa thơng tin Lạng Sơn đã có những biện pháp cụ thể để tạo sự chuyển biến trong
công tác gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Trong thời gian
qua, ngành đã tập trung mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn một số loại hình
văn hóa đang có nguy cơ bị thất truyền từ các điệu then, lượn, sli; các nghề
truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm bàn ghế trúc, đan chiếu bằng nan,... đến
nghệ thuật chế biến các món ăn dân tộc... Tỉnh còn chỉ đạo sưu tầm, tập hợp
các phong tục, tập quán, lễ hội được xem là quan trọng, có giá trị đang tồn tại
trong khắp các vùng, miền của tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở đó, chọn lọc để giữ
gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, có tính nhân văn cao, loại trừ

những phong tục, tập quán có hại, đồng thời tác động để hình thành những
phong tục, tập quán phù họp với đời sống, bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
kỳ mới điều này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý du lịch xây dựng kế hoạch
phát triển du lịch tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của Lạng Sơn.

17


Ảnh: Các em học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hoá của nguời Tày,
Nùng tại Bảo tàng tỉnh

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đang từng bước được nâng cao.
Phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng được các ngành, các địa phương
trong tỉnh duy trì thường xun thơng qua các liên hoan, hội thi, hội diễn. Trên
200 đội văn nghệ quần chúng, thực hiện hơn 180 biểu diễn mỗi năm phục vụ
các xã nơng thơn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và khả năng hưởng thụ
văn hóa cho nhân dân. Mặc dù, mức hưởng thụ văn hóa giữa các địa phương
chưa đồng đều, nhưng nhìn chung diện mạo văn hóa của tỉnh, nhất là ở vùng
nơng thơn có chuyển biến rõ rệt.
Các hoạt động trên bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu tham quan,
hưởng thụ, thu hút khách du lịch ở trong và ngoài tỉnh đến Lạng Sơn. Đồng
thời, đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể và tạo sinh kế, giải quyết việc làm,
ổn định, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Từ năm 2016 đến năm 2019, Lạng
Sơn đón trên 10 triệu lượt khách, doanh thu đạt 3.715 tỷ đồng, trung bình mỗi
năm tăng 15,42% lượng khách, 18% doanh thu. Năm 2020, mặc dù ảnh huởng
của dịch Covid-19 nhưng Lạng Sơn vẫn thu hút 1,8 triệu lượt khách, đạt doanh
18


thu 639 tỷ đồng. Quý I năm 2021, Lạng Sơn thu hút trên 700.000 lượt khách,

tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu ước đạt 343,5 tỷ đồng, tăng
46,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục nghiên
cứu, đề xuất giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa để bảo tồn, phát huy giá trị
DSVH đặc biệt là văn hóa dân tộc Tày, Nùng. Đồng thời tăng cường tuyên
truyền khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị DSVH dân
tộc trong các tầng lớp Nhân dân.
2.1.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển của chúng.
Sự phát triển xã hội khơng chỉ có đời sống vật chất, mà cịn có đời sống
tinh thần. Đó là hai mặt khơng thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động
tương hỗ có thể làm giàu, phong phú cho nhau và cũng có thể kìm hãm nhau
trong q trình phát triển.
Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí
nhớ, được lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng và đặc biệt là
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đơ thị hóa diễn ra
mạnh mẽ; cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu
rộng đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nhân dân các dân tộc
Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Trong tương lai khơng xa những đặc
trưng văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc sẽ bị “hòa tan” dưới ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường cùng sự du nhập của những “nền văn hóa
ngoại lai”. Đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc sẽ dần mai một và biến
mất, thay vào đó là sự pha tạp, lai căng của nhiều nền văn hóa khác nhau và
mỗi dân tộc sẽ tự đánh mất hình ảnh của tổ tiên, đánh mất bản sắc văn hóa, dân
tộc mình và sự tồn tại của chính mình.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 phát triển trên 3 trụ cột
chính: kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý đã dẫn đến việc bùng nổ Internet,
cách ,mạng xã hội và các trị chơi điện tử, trong q trình điều chỉnh cơ chế thị
trường dễ dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu bằng mọi giá dẫn đến sự tàn nhẫn
vô sỉ trong tính tốn, đơn điệu về nội tâm, trống rỗng về tâm hơn, phá hủy các
giá trị văn hóa đặc biệt là văn hóa thẩm mỹ ví dụ như: người dân tiếp nhận

19


nhiệt tình các văn hóa ngoại lai, fan cuồng, trang phục phản cảm, xã hội coi
trọng hình thức, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ …
Trước tình hình đó Lạng Sơn đã đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ
sở là địa bàn chiến lược của sự nghiệp cách mạng văn hóa, là nơi biến những
quan điểm của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, là môi trường sống, nơi sinh
ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc. Có chính sách đúng đắn, hợp lịng dân, được tồn dân và
các cấp, các ngành tham gia, hưởng ứng và chắc chắn rằng khi hội tụ đủ sức
mạnh tổng hợp ấy thì nhất định cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa sẽ đạt
được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, vật
chất cho người dân.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như
triết học, văn học nghệ thuật… mà tách rời đường lối chính trị đúng đắn của
Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, khơng thể đóng
góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.1.5 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, biên giới, trong những năm qua, tuy đã
có bước phát triển nhưng Lạng Sơn vẫn là một tỉnh có cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động chuyển dịch chậm; thu ngân sách chưa bền vững; kết cấu hạ tầng còn
yếu kém, sản xuất nơng nghiệp phát triển nhỏ lẻ, trình độ dân trí chưa cao bên
cạnh đó là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
một bộ phận nhỏ người đna còn chủ quan lơ là trong cơng tác phịng chống
dịch … Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, chính quyền và nhân dân tỉnh
Lạng Sơn đã không ngừng vận động tuyên truyền người dân nêu cao tinh thần
phịng chống dịch, thực hiện tốt thơng điệp 5K, tiêm vác xin và các hoạt động
cụ thể trong cơng tác phịng chống dịch, điều này đã thay đổi rất nhiều trong ý

thức của người dân, làm họ nhận thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong
cơng tác phịng chống dịch để từ đó các địa phương có cơ hội tập trung phát
triển kinh tế, xã hội cho địa phương mình.

20


Tỉnh Lạng Sơn tập trung chỉ đạo để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch
năm 2021, nhất là thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch
COVID-19 vừa phát triển kinh tế; cụ thể hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 thành những chương trình, kế hoạch, đề án cụ
thể, phù hợp với thực tế địa phương.
2.2 Kết quả đạt được
Nhận thức được tầm quan trọng của sự tác động giữa ý thức xã hội và
tồn tại xã hội, thời gian quan tỉnh Lạng Sơn đã quyết tâm tận dụng mọi thời cơ,
vượt qua khó khăn, thách thức, “Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết các dân
tộc; đổi mới, sáng tạo, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm
năng, lợi thế; bảo đảm quốc phịng, an ninh, biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp
tác; xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững”, góp phần cùng cả
nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Kết quả đạt được cụ thể như
sau:
Kinh tế có bước phát triển mới trên một số lĩnh vực quan trọng, khâu đột
phá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Thu nhập bình qn
đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015), tương
đương 1.937 USD.
Kinh tế cửa khẩu tiếp tục khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thu hút được nhiều dự án đầu tư
quy mô lớn. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 5.500 triệu

USD, bình quân hằng năm tăng 6,1%. Chương trình tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, toàn
diện, hiệu quả. Năm 2020, tồn tỉnh có 74/207 xã đạt chuẩn nơng thơn mới
(65/181 xã sau sáp nhập), tăng 61 xã so với năm 2015; xây dựng được 30 khu
dân cư kiểu mẫu; thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận
hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới.
Cơng tác phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và xúc tiến đầu tư được chú
trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực
21


cạnh tranh, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong 5 năm, có gần 1.900
doanh nghiệp thành lập mới, tăng 79%; số vốn đăng ký tăng 120% so với giai
đoạn trước. Hiện tồn tỉnh có trên 3.350 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký
khoảng 29.000 tỷ đồng, duy trì việc làm cho trên 50.250 lao động, thu nhập
bình quân hằng tháng trung bình khoảng 5 triệu đồng/người. Kinh tế tập thể
được quan tâm phát triển, hình thành một số mơ hình hợp tác xã kiểu mới gắn
với chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được
chú trọng; tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn
năm 2019, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến đầu tư và khảo sát đề xuất, đăng ký
đầu tư tại tỉnh.
Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá – xã hội được các cấp,
ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt nhiều kết quả tiến bộ.
Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Công tác giáo dục dân tộc
được chú trọng, chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông dân tộc nội
trú và bán trú được duy trì ở mức cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Cơng tác
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Chất
lượng khám, chữa bệnh ngày càng nâng lên, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao
được triển khai thực hiện. Công tác phịng, chống dịch bệnh được quan tâm chỉ

đạo, khơng để dịch bệnh lớn xảy ra, không phát sinh bệnh dịch mới. Thực hiện
có hiệu quả cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19. Hết năm 2020 có
164/226 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (145/200
xã, phường, thị trấn sau sáp nhập), đạt 72,6%; có 11 bác sỹ và 30,7 giường
bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%; tỷ lệ chất
thải y tế được xử lý đạt 98%.
Các lĩnh vực văn hố, thể thao, thơng tin và truyền thông đạt nhiều kết
quả quan trọng. Thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng văn hóa, con người
Lạng Sơn một cách tồn diện trong mơi trường văn hóa lành mạnh, từng bước
thu hẹp khoảng cách về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa nơng thơn và
thành thị. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố” gắn với
Cuộc vận động “Xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh” phát triển sâu
rộng. Các thiết chế văn hóa tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa,
thơn, tổ dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa ngày càng cao.
22


Công tác giảm nghèo, tạo việc làm được thực hiện quyết liệt, hiệu quả,
an sinh xã hội được bảo đảm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,95% năm 2015 xuống
còn 7,89% năm 2020, bình quân hằng năm giảm 3,61%. Trong 5 năm, đã giải
quyết việc làm mới cho 72,2 nghìn lao động. Các chính sách về dân tộc, tơn
giáo thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào các dân tộc, đồng bào tôn giáo từng bước được cải thiện và nâng
cao.
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, thế trận quốc phịng
tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được xây dựng, củng cố ngày càng
vững mạnh; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của
Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn
định an ninh, trật tự trên địa bàn. Công tác quản lý thị trường, đấu tranh phịng,
chống bn lậu, gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tích cực. Cơng tác tiếp

công dân, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân
được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đạt hiệu quả.
Công tác đối ngoại được thực hiện chủ động và hiệu quả, triển khai đồng
bộ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Quan hệ hữu
nghị hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc) tiếp tục đẩy mạnh, ngày càng đi vào
chiều sâu, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, quản lý biên giới, phòng,
chống tội phạm…
Những thành tựu kinh tế – xã hội đạt được qua nhiều giai đoạn, trong đó
có nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã và đang được phát huy. Tình hình chính trị – xã
hội ổn định, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị
ngày càng vững mạnh, quốc phịng – an ninh được bảo đảm, sự đồng thuận
trong Nhân dân ngày càng tăng lên…Đó là những điều kiện quan trọng bảo
đảm cho sự ổn định để thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong những
năm tới.
2.3 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.1 Hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng thế
mạnh của tỉnh, còn 02 chỉ tiêu Đại hội đề ra nhưng trong nhiệm kỳ thực hiện
23


chưa đạt. Tái cơ cấu ngành nơng nghiệp cịn chậm; số tiêu chí nơng thơn mới
đạt chuẩn bình qn cịn thấp so với cả nước. Hoạt động xuất, nhập khẩu thiếu
ổn định. Cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Cơng tác quy hoạch và quản
lý quy hoạch cịn nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ.
Huy động các nguồn vốn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Chất lượng giáo dục còn chênh lệch giữa các vùng, cơ sở vật chất phục
vụ dạy và học ở một số nơi còn thiếu; xã hội hóa trong giáo dục cịn chậm.
Cơng tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, khai thác, phát huy hiệu quả các di
tích lịch sử, danh thắng chưa cao. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm

năng, lợi thế. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
- Cơng tác cải cách hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chưa thực chất,
thủ tục hành chính cịn rườm rà phức tạp. Mơi trường đầu tư kinh doanh chưa
thực sự thơng thống. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, đơn, thư khiếu nại, tố
cáo tập trung đông người... vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
2.3.2 Nguyên nhân:
Về khách quan: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, xuất phát điểm
kinh tế thấp so với bình quân chung của cả nước, có những điều kiện khó khăn
đặc thù, địi hỏi phải có sự huy động nguồn lực đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách địa phương hạn hẹp, nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư có mục tiêu
từ ngân sách Trung ương chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh. Hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; trình độ dân trí cịn hạn chế, khơng
đồng đều giữa các khu vực; tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến
phức tạp, khó lường...
Về chủ quan: Tư duy nhận thức và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện một số chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ ở một số cấp
ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị cịn hạn chế, lúng túng, có biểu hiện thụ động,
trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Khả năng phân tích, dự báo tình hình cịn hạn chế,
chưa sát với tình hình thực tế, vì vậy một số mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra chưa có
tính khả thi.
III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
24


1. Đánh giá khái quát vấn đề lựa chọn viết thu hoạch
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chứng tỏ rằng ý thức xã hội nói
chung, ý thức con người nói riêng vừa bao hàm cả yếu tố tích cực và lạc hậu, vì
thế trong cuộc sống chúng ta phải biết phát huy tính tích cực, phát huy những
tiến bộ, hạn chế những tiêu cực lạc hậu. Trong cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa cần tiến hành cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Đây là

tính tất yếu của cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Đơng thời, cần
thấy được tầm quan trọng của ý thức xã hội, đặc biệt là ý thức xã hội mới, phải
chú ý đến giáo dục ý thức xã hội mới lành mạnh, tiến bộ để định hướng cho
hoạt động của con người.
Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là tồn bộ
quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng... của xã hội mới mà hạt nhân là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và
Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ công cuộc xây
dựng xã hội mới.
Vì vậy để xây dựng ý thức xã hội mới tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, căn cứ
trên 5 biểu hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội
em xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tồn tại xã hội đóng vai trị quyết định ý thức xã hội, tức mặt
đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, muốn xóa bỏ hình thái ý thức xã hội cũ
lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội sinh ra
nó. Vì vậy Lạng Sơn phải thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Lạng Sơn phát triển tồn diện, xây dựng mơi trường văn
hóa lành mạnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”
gắn với phong trào xây dựng nơng thơn mới, xây dựng nếp sống văn hóa, văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phát triển sâu rộng. Bên cạnh đó phải
làm tốt trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và từng thành viên trong
tập thể lãnh đạo; tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ; chú trọng công tác
kiểm tra, giám sát, giữ vững kỷ luật Đảng và kỷ cương, pháp luật của Nhà
nước, xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường các giải pháp phòng ngừa theo
phương châm "lấy xây là chính".
25


×