Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn triết học tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.79 KB, 13 trang )

BÀI TẬP NHÓM SỐ 06

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
“Linh hồn của con người vẫn cần lý tưởng hơn thực tế. Chúng ta tồn tại nhờ thực
tế; nhưng chúng ta sống vì lý tưởng”. Là một bản thể trong vũ trụ, con người có khả
năng nhận thức thế giới khách quan. Lý tưởng và thực tế trong câu danh ngôn sau
này đã được khái quát lên thành một vấn đề của triết học. Đó là mối quan hệ biện
chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội. Những cống hiến của các triết gia đã
mang đến cho nhân loại nhận định quan trọng đó là ý thức xã hội có tính độc lập
tương đối với tồn tại xã hội. Quan điểm này đã khắc phục quan niệm siêu hình về vai
trò của tồn tại xã hội. Trong giới hạn bài, nhóm xin đi sâu vào phân tích “Tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội” như là sự tiếp nối và làm rõ hơn nữa nhận định này
trong khả năng cho phép. Xin cảm ơn.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về ý thức xã
1.1.
Khái niệm ý thức xã hội

hội

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm,
tư tưởng, học thuyết, lý thuyết cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập
quán… của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Page 1


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
Ý thức xã hội không tự tồn tại cảm tính như các hình thức tồn tại của vật chất


tự nhiên mà phải thông qua các hình thức văn hóa xã hội. Tuy nhiên, ý thức xã hội
có sự khác nhau tương đối với ý thức cá nhân. Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần
của những con người riêng biệt, cụ thể. Nó phản ánh tồn tại xã hội ở những mức độ
khác nhau. Hơn nữa, không phải trong mọi trường hợp, ý thức cá nhân đều thể hiện
quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập thể, một xã hội,
một thời đại nhất định nên nó không mang tính xã hội.
1.2.

Nội dung và bản chất của ý thức xã hội

Nội dung của ý thức xã hội là những hình ảnh chủ quan mang tính cải biến
sáng tạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Nói cách khác, đó là sự tái tạo các hình
ảnh trong hiện thực khách quan của cuộc sống hay có liên quan đến hoàn cảnh khách
quan của đời sống xã hội.
Bản chất của ý thức xã hội là chỉ các đặc tính hay đặc trưng cơ bản của đời
sống tinh thần xã hội, được kết tinh thành hệ giá trị tinh thần của xã hội, thể hiện ở
bản sắc văn hóa của các cộng đồng người đặc biệt là bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc. Bản sắc văn hóa là sự kết tinh của hệ giá trị ứng xử giữa con người với con
người trong đợi sống xã hội cũng như quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình

1.3.

thái khác nhau phản anh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau. Có thể
tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau.
a) Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, có thể phân biệt ý thức xã hội
thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con
người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được

hệ thống hoá, khái quát hóa.
Page 2


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù,
qui luật.
b) Căn cứ vào nội dung tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức xã hội
gồm có tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của
con người, của một bộ phận xã hội hoặc toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng
trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan
điểm tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo) là kết quả của sự
khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội.
c) Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình
thái ý thức xã hội khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý
thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ.
- Ý thức chính trị là hình thái ý thức xã hội chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội
có giai cấp và Nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các
giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với
quyền lưc Nhà nước
- Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về
bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong
xã hội
2. Tính độc lập tương đối của ý thức
2.1.
Tính lạc hậu của ý thức xã hội


xã hội
so với tồn tại xã hội

Tính lạc hậu là sự tụt hậu, bị bỏ lại phía sau, không bắt kịp tiến bộ, đà phát
triển chung. Tính lạc hậu ở ý thức xã hội so với tồn tại xã hội được biểu hiện ở chỗ: ý
thức xã hội thường ra đời sau khi tồn tại xã hội đã ra đời, và thường mất đi khi tồn tại
Page 3


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
xã hội đã mất đi. Hay nói cách khác, khi xã hội cũ mất đi, thậm chí đã mất rất lâu,
nhưng ý thức xã hội do tồn tại xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên
nhân sau:
Một là, ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi
sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi. Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh
mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường
diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc
hậu.
Hai là, ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền
thống, phong tục tập quán và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Thói
quen, truyền thống, phong tục tập quán,… là những yếu tố được hình thành trong
một khoảng thời gian dài, được truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào tiềm
thức của mỗi con người, do đó mà nó thường có sức bền, sức ì nhất định, rất khó
thay đổi.
Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người nhất định
trong xã hội. Lịch sử đã chỉ ra rằng, khi xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời thì không
có nghĩa là tất cả các tầng lớp thống trị của xã hội cũ đều bị tiêu diệt mà chỉ bị
chuyển đổi vị thế xã hội. Và cùng với sự chuyển đổi vị thế là sự mất đi của những

quyền lợi gắn liền với vị thế đó. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các
lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã
hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hiện nay pháp luật nước ta
không công nhận kết hôn giữa những người đồng tính1, tuy nhiên, trên thực tế, sự
sống chung như vợ, chồng giữa những người đồng tính diễn ra ngày càng phổ biến,
kéo theo nó là những hệ quả liên quan đến tài sản sau này cũng không được pháp
1 Xem khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Page 4


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
luật điều chỉnh và xử lý. Do đó, có thể thấy, tư tưởng lập pháp nước trong lĩnh vực
hôn nhân, gia đình ta đã không còn bắt kịp, phản ánh kịp thời tồn tại xã hội hiện nay.
Nguyên nhân dẫn sự lạc hậu trong tư tưởng về vấn đề này là do ảnh hưởng một phần
chính từ phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục từ xa xưa.
Hay như trong Bộ luật hình sự 1999 quy định 3 tội phạm có liên quan đến
công nghệ thông tin (điều 224, 225, 226). Tuy nhiên, trên thực tế, có những hành vi
sử dụng công nghệ thông tin gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng, nhưng lại không có căn
cứ pháp lý để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những hành vi này. Thực tiễn trên
cho thấy được sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, thể hiện ở chỗ:
những quy định tại 3 điều luật trên trong bộ luật hình sự không bao quát được hết
mọi hành vi phạm tội thực hiện thông qua sử dụng công nghệ thông tin và các hành
vi phạm tội công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.2.

Tính tiên tiến của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội


Triết học Mác Lênin khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn
tại xã hội thì đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của
con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát
triển của tồn tại xã hội. Tư tưởng đó có thể dự báo được tương lai, có tác dụng chỉ
đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động của con người vào
giải quyết những nhiệm vụ mới do sự chín muồi của đời sống vật chất tạo ra.
Triết học Mác Lênin khẳng định tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã
hội không có nghĩa nói rằng trong trường hợp này ý thức xã hội không còn bị tồn tại
xã hội quyết định nữa, mà suy cho đến cùng, khả năng vượt trước ý thức xã hội vẫn
phụ thuộc vào tồn tại xã hội, tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội
mà phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội.
Như ta thấy, lịch sử lập hiến Việt Nam bắt đầu từ năm 1946 với sự ra đời của
bản Hiến pháp đầu tiên tuyên bố Việt Nam là nước Dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, tư
Page 5


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
tưởng xây dựng nhà nước mà quyền lực của nó phải xuất phát từ nhân dân đã xuất
hiện trước đó khoảng gần một thế kỷ. Tiêu biểu cho tư tưởng này là các nhà trí thức
Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Vào những năm 60 của thế kỷ
XIX, trong các tác phẩm: Thiên hạ phân hợp đại thế luận, Dũ tài tế cấp luận, Giáo
môn luận, Tế cấp bát điều, Nguyễn Trường Tộ đã đề cải cách nhà nước, với ba
nguyên lý cơ bản là: Quốc dân nhất thể, Thượng hạ tình thông và Quân chủ thần
quyền. Quốc dân nhất thể là nhà nước với nhân dân đồng một khối thống nhất,
không mâu thuẫn, không đấu tranh, xem như một cơ thể, một thân người. Thượng hạ
tình thông là mối quan hệ giữa quốc và dân, ấy là cơ sở của mọi chính sách lớn.
Quân chủ thần quyền là xây dựng một nền quân chủ lập hiến, quyền lực cả nước phải
ở trong tay Vua, nhưng Vua phải đặt mình trong pháp luật, không nên vượt ra ngoài.
Thực tế lúc đó, đất nước đang bị thực dân đô hộ, việc yêu cầu chúng thừa nhận các
quyền tự do dân chủ cho dân An Nam là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, Nguyễn

Trường Tộ đã đưa ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng mô hình nhà nước dân chủ. Tư
tưởng này đã định hướng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ trong việc
xây dựng một Nhà nước dân chủ, độc lập có chủ quyền để được thế giới ghi nhận và
ủng hộ cho cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Và hiện tại, tư tưởng xây
dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân của ông đã và đang được Nhà nước Việt
Nam theo đuổi và thực hiện.
2.3.

Tính kế thừa của ý thức xã hội trong sự phát triển của chính nó

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình vì kế thừa là qui
luật chung của các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ý thức xã hội
nó cũng phải có tính kế thừa. Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ý thức xã hội là
phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa, nó vận động liên tục
nên ý thức xã hội cũng phản ánh quá trình đó, nó có tính kế thừa. Lịch sử phát triển
đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan điểm lý luận của mỗi thời

Page 6


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
đại không nảy sinh trên mặt đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những
thành tựu lý luận của các thời đại trước.
Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp
của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các
thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội
cũ để lại. Ví dụ: theo dòng lịch sử lập Hiến của nước ta, tính đến nay đã có năm bản
Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013). Hiến pháp năm 2013 là thành quả của
quá trình đổi mới tư duy trong bối cảnh lịch sử mới, dựa trên cơ sở tiếp tục kế thừa
những thành tựu của lịch sử lập hiến. Chẳng hạn: Hiến pháp 2013 kế thừa nguyên tắc

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân từ các bản Hiến pháp năm 1956, 1959, 1980,
1992 khi tiếp tục khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân
dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Ngược lại những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi
phục những tư tưởng, những lý thuyết xã hội phản tiến bộ của các thời kỳ lịch sử
trước. Ví dụ: vào nửa sau của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các thế lực tư sản phản
động đã phục hồi và phát triển những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo dưới những
cái tên mới như chủ nghĩa Cantơ, chủ nghĩa Tôma mới nhằm chống phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân và chống chủ nghĩa Mác Lênin. Qua đó thấy rằng, khi
tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức xã hội phải những phải vạch ra
tính chất phản khoa học, phản tiến bộ của những trào lưu tư tưởng phản động trong
điều kiện hiện tại, đồng thời phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của nó trong lịch
sử.
Do tính kế thừa của ý thức xã hội, nên không thể giải thích được một tư tưởng
nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai
đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tính kế
thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
Page 7


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng tư tưởng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta nói riêng.
2.4.

Tính tác động nội tại của các hình thái ý thức xã hội trong sự phát
triển của chúng

Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp

quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội
phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng
giữa chúng có mối liên hệ, không tách rời nhau và thường xuyên tác động qua lại lẫn
nhau.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy
theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên
hàng đầu và tác động mạnh mẽ đến các hình thức khác. Chẳng hạn: Ở Tây Âu thời
trung cổ, tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của
đời sống tinh thần xã hội như triết học, nghệ thuật, đạo đức, chính trị,…
Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai
trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự
phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
2.5.

Tính tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Triết học Mác – Lênin khẳng định vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức lại
tác động trở lại đối với vật chất, đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức. Vận dụng điều này vào xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng
ý thức xã hội lại tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào
những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó
tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ
phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ
mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Sự tác động của ý thức xã hội với tồn tại xã
Page 8


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
hội có thể diễn ra theo hai chiều hướng là tích cực hoặc tiêu cực. Nếu ý thức xã hội

là khoa học, đúng đắn, tiến bộ phù hợp với tồn tại xã hội thì nó sẽ thúc đẩy tồn tại xã
hội phát triển. Ngược lại, nếu ý thức xã hội không đúng đắn, không phù hợp nó sẽ
kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.
Tác động tiêu cực: Thông tư số 02/2003/TT-BCA ban hành ngày 13/1/2003
hướng dẫn về tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông có quy định về
hạn chế một người chỉ được đăng ký một xe gắn máy trái với quy định của Bộ luật
Dân sự về quyền sở hữu, đăng ký tài sản của công dân. Trên thực tế, người dân vẫn
tìm mọi cách có xe máy để đi. Như ở Hà Nội, rất nhiều người ở nội thành nhờ người
thân, quen ở ngoại thành đứng tên đăng ký hộ xe máy, thậm chí phát sinh cả dịch vụ
mua, bán đăng ký xe máy. Quy định này không khả thi thậm chí còn gây rắc rối,
phiền nhiễu cho người dân. Số lượng xe máy vẫn tăng lên và ùn tắc giao thông vẫn
kéo dài. Như vậy, vấn đề tồn tại lúc bấy giờ là nền kinh tế bắt đầu có sự phát triển,
nhu cầu cải tiến phương tiện di chuyển của người dân từ xe đạp lên xe có động cơ đã
ảnh hưởng tới bức tranh giao thông đô thị, khiến nhà quản chức trách khó khăn trong
quản lý trật tự giao thông thủ đô. Vì thế, để hạn chế lượng xe lưu thông trên đường,
Bộ Công an đã đưa ra quy định vi hiến. Sau đó, quy định này đã bị bãi bỏ.
Hay, Điều 58 BL TTHS 2003 quy định về địa vị pháp lý của người bào chữa
đã cho thấy nhận thức về tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa không bình
đẳng so với người tiến hành tố tụng. Người bào chữa có được tham gia tố tụng hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận hay từ chối của cơ quan tố tụng. Người
bào chữa không được bình đẳng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho người bị tình nghi phạm tội. Cũng từ quy định này mà quyền
được bào chữa của bị can, bị cáo bị hạn chế thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng. Án
oan ngày càng nhiều khi luật sư không có cơ hội được vào cuộc.
Page 9


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06
3.


Lý do ý thức xã hội chỉ độc lập tương đối với tồn tại xã hội và ý nghĩa
phương pháp luận.

3.1. Lý do ý thức xã hội chỉ độc lập tương đối trong quan hệ với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Theo đó, hình thức và nội dung
của ý thức xã hội được quy định bởi tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã
hội dù có to lớn đến đâu, suy đến cùng cũng phụ thuộc vào tính khoa học (tính chân
lí), tức là nó phải phản ánh đúng thực tại khách quan.
Mặt khác ý thức xã hội còn phụ thuộc vào sự vận dụng nó trong điều kiện cụ
thể của xã hội. Tư tưởng mới hình thành mà không phù hợp với quy luật, điều kiện
của thực tế xã hội thì sớm muộn sẽ bị tồn tại xã hội loại bỏ.
Ý thức xã hội có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, làm biến đổi tồn tại xã
hội. Tuy nhiên, suy đến cùng thì mọi yếu tố của ý thức xã hội nảy sinh đều phụ thuộc
vào thực tế xã hội. “Phú quý sinh lễ nghĩa” thể hiện tương đối rõ ràng cho khẳng
định này. Một ý tưởng khoa học tiến bộ có tác động tích cực đến đời sống nhưng để
có ý tưởng này thì người nghiên cứu cũng phải bám sát thực tiễn, vì nhu cầu thực tế
mà tìm tòi, phát minh.
3.2. Bài học nhận thức và thực tiễn
Khi đưa ra quyết định hay ban hành các chính sách cần lưu ý phải bám sát
thực tế. Bởi những quan niệm hay quan điểm nào đó vượt quá xa đời sống hiện thực
thì nhất định sẽ có nguy cơ xa rời hiện thực khách quan. Nó có thể mất đi tính khoa
học và rơi vào tính không tưởng. Như vậy, phương pháp luận khoa học của việc
nguyên cứu mọi hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội đều phải truy nguyên
cuối cùng từ cơ sở khách quan của xã hội, tức là, từ tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra
nó.

Page 10


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06

Để có thể hiểu đầy đủ về những nội dung, tính chất cũng như vai trò của các
nhân tố thuộc đời sống ý thức xã hội, chúng ta cần phải nghiên cứu hiện tượng đó
trên các thuộc tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Cần khuyến khích, tôn trọng sự hình thành, phát triển của ý thức xã hội. Bởi, ý
thức xã hội còn có khả năng tác động tác động trở lại tồn tại xã hội, cải tạo tồn tại xã
hội cũ, xây dựng và phát triển những điều kiện vật chất mới cho sự phát triển của xã
hội mới.
Từ đó, có thể rút ra một số bài học vận dụng tính tương đối của ý thức xã
hội ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như sau:
- Tập trung xây dựng một tồn tại xã hội mới, nhất là một phương thức sản xuất
mới. Tức là xây dựng mối quan hệ vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội tiến bộ hơn, trong đó phát triển nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế động công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính chị nhằm tập hợp sức mạnh
tinh thần và nội lực của toàn bộ nhân dân.
- Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
- Nhận thức và vận dụng đúng đắn sự kế thừa trong tính độc lập tương đối của
YTXH và sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái YTXH.
KẾT LUẬN
Theo Heghen, “lịch sử của thế giới chính là tiến trình của ý thức tự do”, hay
nói cách khác khi ý thức của con người được tự do phát triển thì sự nhận thức về thế
giới khách quan sẽ dần đầy đủ và bức tranh về lịch sử thế giới cũng theo đó được
hoàn thiện. Nếu hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
con người sẽ đẩy nhanh hơn quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.
Page 11


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình triết học dùng trong đào tại trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành
khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học, Nxb Đại học sư phạm,
2014.
2. Giáo trình triết học dùng trong đào tại trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành
khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học, Nxb Đại học sư phạm,
2014.
3. V.I. Lê Nin, Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980.
4. TS. Ngọ Văn Nhân, chuyên đề 6 “ ý thức xã hội và triết hộc về con người”

Page 12


BÀI TẬP NHÓM SỐ 06

MỤC LỤC

Page 13



×