Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (1906 – 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ THỊ NGỌC HÀ

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ở THUỘC ĐỊA VIỆT NAM
(1906 – 1939)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HỒ THỊ NGỌC HÀ

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ở THUỘC ĐỊA VIỆT NAM
(1906 – 1939)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Chƣơng

Đà Nẵng - Năm 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa có ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác.
Học viên

Hồ Thị Ngọc Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức.
Với tình cảm chân thành và lịng q trọng, trước hết tôi xin gởi lời biết ơn sâu
sắc đến: Thầy giáo, PGS.TS Đặng Văn Chương đã nhiệt thành, tận tình giúp đỡ, chỉ
dẫn để tơi có được định hướng đúng đắn trong q trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn này.
Đồng thời tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo, các Thầy giáo, Cô
giáo trong Ban Giám hiệu và Khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng đã luôn giúp đỡ, tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành chương trình học và luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Thư viện tổng hợp thành phố Đà Nẵng,
Thư viện tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ tôi trong công tác thu thập tài liệu và hoàn thành
luận văn.
Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ trên, trong quá trình học tập và nghiên cứu, gia đình,

bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ, tiếp thêm động lực giúp tơi vượt qua
khó khăn để hồn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tại Hội đồng bảo vệ luận văn, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp
thẳng thắn, khoa học và chân tình của các nhà khoa học, các thầy, các cô trong Hội
đồng. Đây là cơ sở quý báu để tơi bổ sung, hồn chỉnh luận văn của mình.
Dù rất cố gắng, song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
q Thầy, Cơ và bạn đọc góp ý để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hồ Thị Ngọc Hà




v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................... iii
THE INFORMATION OF MASTER'S THESIS .....................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................4

6. Đóng góp của khóa luận .....................................................................................4
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................4
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM TRƢỚC CẢI CÁCH
CỦA THỰC DÂN PHÁP ..............................................................................................5
1.1. Khái quát về Giáo dục Việt Nam trước thế kỷ XX ..................................................5
1.1.1. Giáo dục truyền thống ..................................................................................5
1.1.2. Tình hình giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX .............................9
1.2. Sự xâm nhập của giáo dục Pháp vào nền giáo dục bản xứ (1862-1905) ...............11
1.2.1. Giáo dục Pháp – Việt từ 1862 đến 1885 .....................................................11
1.2.2. Giáo dục Pháp – Việt từ 1886 đến 1895 .....................................................14
1.2.3. Giáo dục Pháp – Việt từ 1896 đến 1905 .....................................................17
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................21
CHƢƠNG 2. HAI CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC (CHỦ YẾU) CỦA PHÁP Ở
VIỆT NAM (1906-1939) ..............................................................................................22
2.1. Những tiền đề để thực dân Pháp thực hiện cải cách giáo dục ở Việt Nam thời
thuộc địa ........................................................................................................................22
2.2. Cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906-1917) ..........................................................24
2.2.1. Mục tiêu cải cách ........................................................................................24
2.2.2. Nội dung cải cách .......................................................................................24
2.2.3. Kết quả của cuộc cải cách ...........................................................................36
2.3. Cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-193) ..............................................................39


vi

2.3.1. Mục tiêu cải cách ........................................................................................39
2.3.2. Cách thức tổ chức giáo dục của thực dân Pháp ..........................................40
2.3.3. Kết quả ........................................................................................................55
2.3.4. Một số điều chỉnh sau cải cách giáo dục lần hai ........................................58
2.3.5. Kết quả cải cách giáo dục lần hai ...............................................................65

Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................67
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA
THỰC DÂN PHÁP Ở THUỘC ĐỊA VIỆT NAM ....................................................68
3.1. Tác động của cải cách.............................................................................................68
3.1.1. Tác động tích cực ........................................................................................68
3.1.2. Tác động tiêu cực ........................................................................................72
3.2. Đặc điểm .................................................................................................................77
3.2.1. Nền giáo dục Việt Nam được xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống
giáo dục mới từ tiểu học đến đại học.............................................................................77
3.2.2. Nền giáo dục Việt Nam sau cải cách phát triển theo khuynh hướng thế tục,
hiện đại và mang tính chất đại chúng ............................................................................77
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................85
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.


Mức lương quy định đối với giáo viên tiểu học bản xứ thuộc Sở
Học chính Bắc Kì năm 1892

16

1.2.

Bảng thống kê trường Pháp – Việt năm 1900

20

2.1.
2.2.
2.3.

Bảng nội dung về các môn thi viết và vấn đáp trong kì thi lấy bằng
tiểu học Pháp – Việt
Bảng nội dung về các môn thi viết và vấn đáp trong kì thi lấy bằng
trung học Pháp – Việt
Bảng chi tiêu cho giáo dục cơng được đăng kí từ năm 1913 đến
1916 (không kể chi cho xây dựng và bảo trợ các cơ sở)

26
27
35

2.4.

Số lượng giáo viên và học sinh bậc Cao đẳng Tiểu học nữ sinh
năm học 1922 – 1923


43

2.5.

Bảng lương và ngạch lương giáo viên Tiểu học (Nhân sự người
Pháp)

44

2.6.

Bảng lương và ngạch lương giáo viên Tiểu học (Nhân sự người
bản xứ)

44

2.7.

Thời gian và hệ số của từng bài thi tốt nghiệp Tiểu học theo
chương trình bản xứ

50

2.8.

Thời gian và hệ số của từng bài thi tốt nghiệp Trung học theo
chương trình bản xứ

51


2.9.

Bảng phân chia thời gian học trong tuần

63

2.10.

Số học sinh có bằng Tiểu học Pháp – Việt

64

2.11.

Số học sinh có bằng Tiểu học bản xứ

64

3.1.

Số học sinh có bằng tiểu học Pháp – Việt

76

3.2.

Kinh phí mua sách và đóng sách của thư viện Trung ương Đông
Dương giai đoạn 1918-1937


79


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ nửa sau thế kỷ XIX, các cường quốc phương Tây cạnh tranh quyết liệt về thị
trường và xâm chiếm thuộc địa, nhất là ở khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngày 1-91858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng xâm lược Việt Nam. Sau một thời gian
tiến hành và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, thực dân Pháp đã chiếm được
toàn bộ nước ta vào năm 1884 với hiệp ước Patenotre. Việt Nam chính thức trở thành
thuộc địa của thực dân Pháp.
Sau khi chiếm được 3 nước Đông Dương, người Pháp tiến hành tổ chức bộ máy
cai trị. Sự tổ chức bộ máy cai trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế… Giáo dục cũng được người Pháp chú trọng cho
công cuộc khai thác thuộc địa của mình. Lúc đầu với mục đích đào tạo những thông
dịch cho đội quân xâm lược và những thư ký làm việc trong các cơ quan hành chính.
Mặc dù vậy nhưng số lượng thông dịch viên vẫn không thể nào đáp ứng cho đội quân
viễn chinh đông đến hang chục nghìn người. Việc mở trường đào tạo thơng dịch viên
là cơ sở đầu tiên để Pháp thiết lập nền giáo dục hiện đại vào các nước Đông Dương mà
Việt Nam là một thuộc địa “quan trọng” của Pháp ở khu vực này.
Tuy được ca ngợi là “cha đẻ của tồn bộ cơng cuộc khai thác xứ thuộc địa Đơng
Dương” nhưng Paul Doumer rất ít quan tâm đến việc xây dựng cơ sở xã hội, văn hóa
và khoa học ở thuộc địa. Trong nhiệm kỳ của Paul Doumer, hiếm thấy cơ sở xã hội,
văn hóa và khoa học xuất hiện ở thuộc địa. Nền giáo dục ở thuộc địa thực sự chỉ có
những thay đổi tích cực kể từ khi có người kế nhiệm của Paul Doumer – Tồn quyền
Paul Beau với cuộc cải cách giáo dục đầu tiên (1906-1916). Để rồi sau đó, những cuộc
cải cách tiếp theo của người Pháp đã làm cho bộ mặt giáo dục ở Việt Nam thay đổi.
Công cuộc cải cách của thực dân Pháp đã đặt nền tảng quan trọng cho nền giáo dục
hiện tại của Việt Nam sau này.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục đổi mới căn bản và tồn diện nền giáo
dục nước nhà thì việc nghiên cứu về “Cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc
địa Việt Nam (1906-1939)” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
* Về mặt khoa học:
- Cơng trình nghiên cứu hệ thống về quá trình cải cách giáo dục của thực dân
Pháp ở thuộc địa Việt Nam.
- Công trình phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm và hệ quả của công cuộc cải cách
giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam.


2

* Về mặt thực tiễn:
- Luận văn sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm, những yếu tố tích cực từ công
cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh thuộc địa, góp phần gợi mở cung
cấp thêm về phương thức và cách tiến hành cho công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục
hiện nay ở nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ bị thực dân Pháp đơ hộ đó là một
vấn đề hay, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả quan tâm ở nhiều
mức độ khác nhau. Có thể khái quát về tình hình nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam.
Đầu tiên phải kể đến các tác phẩm của tác giả nước ngồi. Cơng trình “Lịch sử
Đơng Nam Á” của D. G. E. Hall (Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng
Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng dịch), xuất bản năm 1997 đã nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia khu vực Đông Nam Á từ thời cổ
đại cho đến thế kỷ XX. Trong tác phẩm cũng đề cập đến một vài nét cơ bản về tình
hình giáo dục ở các nước Đơng Dương, trong đó có Việt Nam. Tác phẩm của Charles
Bilodeau, Somlith Pathammavong, Le Quang Hong mang tên “Compulsory Education
in Cambodia, Lao and Vietnam” (Giáo dục bắt buộc ở Campuchia, Lào và Việt Nam)
đề cập một cách chi tiết đến tình hình giáo dục của Việt Nam bao gồm cả giáo dục

truyền thống và giáo dục do người Pháp tiến hành. Trong đó nổi bậc là q trình hình
thành nền giáo dục cơng lập, bắt buộc Pháp-bản xứ ở thuộc địa Việt Nam. Tác phẩm
“Examing the Social Impacts of French Education Reform in Tonkin, Indochina
(1906-1939)” của tác giả Milkie Vu nói về tác động xã hội của cải cách giáo dục ở
Pháp ở Bắc Kỳ. Nội dung tác phẩm đề cập đến giáo dục truyền thống ở Bắc Kỳ và các
cuộc cải cách giáo dục mà Pháp tiến hành ở đây.
Ở Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu về tình hình giáo dục ở Việt Nam thời
thuộc Pháp, trong đó các bài nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam đăng trên các tạp chí
chuyên ngành là nhiều hơn cả.
Tác phẩm “Việt Nam thời Pháp đơ hộ” của Nguyễn Thế Anh (2017) trình bày
nhiều nội dung, từ lúc thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam rồi sau đó tiến hành
chiến tranh mở rộng phạm vi xâm lược, cho đến lúc thực dân Pháp đã đặt được ách cai
trị trên toàn cõi Việt Nam. Cơng trình này trình bày rất chi tiết những việc mà thực dân
Pháp đã tiến hành khi chiếm được Việt Nam, trong đó Phần 2 là phần nêu cụ thể nhất
về chính sách cai trị của Pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, giáo dục…, nhưng giáo dục thì chỉ được đề cập ở mức độ khái quát. Tiếp đến là
tác phẩm “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859-1945” của Nguyễn Đình Tư
(2016) cũng đã đề cập tương đối đầy đủ đến hoạt động giáo dục ở Nam Kỳ trước và


3

sau khi có cải cách giáo dục của người Pháp.
Liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi đề tài thì có rất nhiều cơng trình được
đăng trên các tạp chí được cơng bố gần đây nói về giáo dục Đông Dương, Việt
Nam…Bài nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương Hoa “Giáo dục Pháp-bản xứ ở
Việt Nam, Lào, Campuchia trước năm 1945” (Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á, số 5)
đề cập đến nhiều vấn đề trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Trước hết là đề cập đến
nội dung của giáo dục truyền thống ở Việt Nam, sau đó là giáo dục thuộc địa Việt
Nam khi Pháp bắt đầu tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất cho đến năm 1945.

Năm 2008, trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, tác giả Phan Trọng Báu đã có bài
“Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và 1917) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”. Bài
viết đã nêu đầy đủ nội dung của hai cuộc cải cách giáo dục của Pháp. Lý giải nguyên
nhân mà người Pháp lại tiến hành cải cách giáo dục là nhằm từng bước xóa bỏ nền
giáo dục Nho giáo, cấy vào cho Việt Nam nền giáo dục phương Tây. Nội dung cũng
nêu đầy đủ 2 phần, giáo dục truyền thống và giáo dục Pháp-bản xứ. Năm 2005, trên
tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7, Phan Trọng Báu có bài “Giáo dục vùng dân tộc ít
người ở Việt Nam thời thuộc Pháp” đề cập đến tình hình giáo dục của đồng bào dân
tộc ít người trên khắp nước ta. Tác phẩm của Trần Thị Ngọc Dư, Dominique Roland,
Nguyễn Thị Nhận, Bùi Trân Phượng (2014) mang tên “Trường học Pháp-Việt trong
thời kỳ 1920-1945 và sự hình thành tầng lớp nữ tri thức” nghiên cứu về tình hình học
tập của nữ sinh trong các trường Pháp-Việt qua 2 trường Áo Tím và Đồng Khánh.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đề cập đến lĩnh vực giáo dục ở thuộc địa Việt
Nam và cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam ở những mức độ, giai đoạn
khác nhau. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu đối sách về cải cách giáo dục
của Việt Nam trong bối cảnh thuộc địa. Tuy vậy, các cơng trình này đã gợi mở cho tơi
hình thành đề tài và cũng là tài liệu quý giá giúp tôi thực hiện đề tài này. Trên cơ sở kế
thừa những cơng trình trên tơi chọn vấn đề “Cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở
thuộc địa Việt Nam (1906-1939)” để làm đề tài luận văn của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một cách hệ thống về các cuộc cải cách giáo dục của thực dân Pháp
ở thuộc địa Việt Nam từ đó rút ta đặc điểm, hệ quả và bài học kinh nghiệm của các
cuộc cải cách giáo dục đó.
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày khái quát về giáo dục bản xứ trước cải cách giáo dục
- Trình bày cơ sở, mục tiêu, nội dung các cuộc cải cách giáo dục của thực dân
Pháp ở thuộc địa Việt Nam.
- Phân tích và rút ra đặc điểm, hệ quả và bài học kinh nghiệm của các cuộc cải



4

cách giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cuộc cải cách giáo dục của thực dân
Pháp ở thuộc địa Việt Nam (1906-1939).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian: tập trung vào Việt Nam.
+ Về phạm vi thời gian: Năm 1906, đó là mốc mở đầu của cuộc cải cách giáo dục
lần thứ nhất. Năm 1939 xem như là mốc kết thúc của công cuộc cải giáo dục của thực
dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung, vì sau đó Pháp bị
phát xít Nhật tấn cơng và xâm chiếm Đơng Dương. Để làm rõ một số vấn đề thì mốc
thời gian có thể đẩy tới trước hoặc lùi về sau khoảng thời gian nói trên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: quán triệt phương pháp luận Sử học mác-xít về mối quan
hệ biện chứng giữa các sự kiện, nhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan của lịch sử.
- Về phương pháp nghiên cứu: kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Phương pháp so sánh là một phương pháp quan trọng khi nghiên
cứu vấn đề. Ngồi ra, tác giả cịn kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: phân
tích, tổng hợp trong q trình nghiên cứu vấn đề.
6. Đóng góp của khóa luận
* Về mặt khoa học:
Cơng trình nghiên cứu hệ thống về quá trình cải cách giáo dục của thực dân Pháp
ở thuộc địa Việt Nam.
Cơng trình phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm và hệ quả của công cuộc cải cách
giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam.
* Về mặt thực tiễn:
Luận văn sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm, chỉ ra những yếu tố tích cực, tiến
bộ để gợi mở cho cơng cuộc cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Tình hình giáo dục của Việt Nam trước cải cách của thực dân Pháp.
Chương 2: Giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam (1906-1939)
Chương 3: Một số nhận định, đánh giá về cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở
thuộc địa Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
TRƢỚC CẢI CÁCH CỦA THỰC DÂN PHÁP
1.1. Khái quát về giáo dục Việt Nam trƣớc thể kỷ XX
1.1.1. Giáo dục truyền thống
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời.
Từ khi cộng đồng người Việt xuất hiện đã chú trọng đến giáo dục kĩ năng nghề nghiệp
để làm ra của cải, vật chất, dạy cách tổ chức đời sống xã hội và giáo dục đạo đức nhân
sinh, hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam.
Năm 938, sau khi đánh bại quân Nam Hán, dân tộc Việt Nam đã chấm dứt 1000
năm đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra một thời kì mới trong lịch sử Việt
Nam, thời kì độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Từ đây, nền
giáo dục Việt Nam do nhà nước phong kiến xây dựng và phát triển nhằm củng cố quốc
gia. Trong suốt hơn 1000 năm tồn tại của chế độ phong kiến, có ba loại hình giáo dục
được tổ chức đó là giáo dục nhà chùa (do các nhà sư đảm trách), giáo dục của nhân
dân, của cộng đồng làng xã (với hệ thống các trường học thầy đồ) và hệ thống giáo
dục của nhà nước phong kiến (với hệ thống các trường công được thành lập ở trung
ương và một số địa phương).
1.1.1.1. Giáo dục nhà chùa
Các triều đại nhà Ngô (939-967), Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009), do tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội chưa ổn định và triều đình cịn lo chống giặc ngoại xâm
nên coi việc võ bị cần thiết, nhà nước chưa có điều kiện chăm lo việc giáo dục. Mãi
đến thời Lý, nhà nước mới bắt đầu chú ý đến việc học hành, nhưng chủ yếu diễn ra
trong nhà chùa, tuy nhiên, giai đoạn này triều đình vẫn chưa nghĩ đến việc tổ chức thi
tuyển để tuyển chọn nhân tài mà chủ yếu bổ dụng qua con đường tiến cử. Dưới thời
Lý, Phật giáo trở thành Quốc giáo và từng bước hội nhập vào đời sống của người dân
Việt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Mỗi ngơi chùa là một trường học, một
chốn học đường với nhiều tầng lớp trong xã hội khơng chỉ có thường dân mà cả bộ
phận quý tộc đến học. Thời Lý, các chùa được chia làm ba loại: Đại danh lam (chùa
lớn), Trung danh lam (chùa vừa) và Tiểu danh lam (chùa nhỏ). Nhiều ngôi chùa trở
thành các thiền viện nổi tiếng, khơng chỉ phổ biến kinh sách đạo Phật mà cịn là diễn
đàn của các nhà thơ và tầng lớp trí thức Nho giáo bấy giờ. Tiêu biểu nhất có lẽ là ngôi
chùa Quỳnh Lâm. Đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy là các vị Thiền sư có trình độ cao,
tinh thơng cả Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo). Các môn học tại chùa chủ


6

yếu là các bộ kinh Phật, giáo lý nhà Phật và kiến thức của Nho giáo…
Dưới thời Trần, phương thức và cách thức thi cử ngày càng được coi trọng, được
điển lệ hoá một cách quy cũ so với thời Lý. Các cấp thi, các môn thi, cách ra đề, cách
phân loại và tuyển chọn thí sinh, cách lấy đỗ và bố trí chức vị cũng được quy định cụ
thể. Các môn thi cổ văn và kinh sách Nho học ngày càng được quan tâm mở rộng
trong việc tuyển chọn, sát hạch giới sư tăng trở nên chặt chẽ, khắt khe hơn. Thậm chí,
việc tổ chức thi khơng hẳn để tìm người hiền tài mà chính là sàng lọc, thải loại, giảm
bớt sư tăng khơng đủ trình độ.
Như vậy, giáo dục nhà chùa được hình thành và phát triển dưới thời Lý - Trần đã
góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo Đại Việt. Về cơ bản,
đó là nền giáo dục khơng độc tơn, khơng đối lập và càng không loại trừ Nho giáo, Đạo
giáo, mà nói cách khác đây là nền giáo dục nhập thế: một mặt, giới sư tăng là một bộ

phận trí thức và trực tiếp tham gia vào hoạt động chính trị; mặt khác, họ chủ động
truyền giảng, lôi cuốn tầng lớp vua quan và dân chúng cùng tham gia vào sự nghiệp
hoằng dương Phật giáo.
1.1.1.2. Về trường học thầy đồ
Trong xã hội phong kiến có một loại hình trường học dành cho cộng động làng
xã đó là trường học của những thầy đồ làng. Đây là trường học tư thục do những thầy
đồ làng hoặc những nho sĩ đã đỗ cử nhân hoặc những người đã đỗ đạt nhưng không ra
làm quan hay là những người làm quan nhưng lùi về ở ẩn để giữ nguyên tấm lòng
thanh bạch và đem hết sở học truyền dạy cho những thế hệ sau. Những lớp học của
thầy đồ làng thường được tổ chức ngay tại nhà thầy, thu hút trẻ em có độ tuổi từ 7 tuổi
trở lên và cả những người trưởng thành muốn đỗ đạt làm quan. Lớp chia làm 4 trình
độ: “Lớp vỡ lịng: Học tập đọc, tập viết chữ; Lớp tiểu tập: Sau khi học chữ, học trò đã
có thể làm được câu đối; Lớp trung lập: Hàng ngày đến nghe giảng, hàng tuần có
buổi tập làm văn; Lớp đại tập: Học trò phần nhiều là những người lớn tuổi, là những
người đã thi đến tam tứ trường thi mà vẫn chưa đỗ” [16, tr. 18]. Số lượng học trị tại
mỗi lớp cũng khơng được quy định cụ thể, lớp ít có thể từ 20 – 30 học sinh, lớp đơng
có thể từ 40 đến 50 người, tùy vào tiếng tăm của thầy đồ. Lớp học khơng có ngày khai
giảng, kết thúc, mà học sinh muốn vào nhập học vào thời gian nào cũng được, tùy vào
thầy đồ có nhận hay khơng.
Những người muốn gửi gắm con mình theo học thầy phải đến xin cho con học
chữ và được sự đồng ý của thầy. Để được nhận vào lớp, cha mẹ phải lựa chọn “ngày
lành tháng tốt” mang lễ vật đến nhà thầy (lễ thường có xơi, thịt gà, rượu, cau trầu,…),
thầy nhận lễ xong sẽ mang đi khấn thánh hiền. Mức học phí quy định có thể tiền hay
hiện vật là tùy tâm, do lòng thành và sự kính trọng của trị sẽ đóng cho thầy. Trong quá


7

trình học, việc đầu tiên của người thầy đồ sẽ dạy cho học sinh cách viết bằng bút tre,
khi đã viết được chữ thầy mới dạy đọc, vừa giảng giải sách và những lời dạy của các

bậc thánh hiền. Vì thế, tài liệu học tập thông thường là những sách kinh điển của Nho
giáo, các bài văn, bài thơ của các vị Tiến sĩ đã thi đỗ trước đó.
Về phương pháp giáo dục: giáo dục theo phương pháp kinh viện và giáo điều.
Mỗi tháng giáo quan sẽ quy định một số ngày giảng sách (nghe giảng Tứ thư, Ngũ
kinh) và một số kỳ tập làm văn. Khi giáo quan chấm bài xong, thì tập hợp học sinh để
trình bày và cho điểm theo 4 loại: ưu, bình, thứ, liệt. Đối với những học trò khi mới
vào trường sẽ dùng các sách sau đây: Sơ học vấn tân, Ấu học ngữ ngôn thi, Minh tâm
bửu giám, Minh đạo gia huấn, Hiếu kinh, Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự,…
“Từ 10 tuổi trở lên học trò sẽ bắt đầu học Kinh truyện, Cổ văn, thơ Đường, tập viết
Ám tả rồi mới tập viết văn. Khi đã lớn học thêm Nam. Bắc sử (sử Việt Nam và sử
Trung Quốc)” [44, tr. 73]. Kỉ luật và hình phạt được thực hiện là bằng roi vọt, la mắng.
Ngồi cơng việc giảng dạy, thầy đồ còn truyền đạt nhuững kiến thức về những
phong tục tập quán, lễ nghi truyền thống, những bài học lịch sử dân tộc. Bên cạnh
công việc giảng dạy, thầy đồ còn soạn, biên chép văn tế, văn bản cho các quan mục,
hào trưởng, chức sắc trong làng xã, viết câu đối cho nhân dân trong những dịp lễ tết.
Chính vì vậy, đối với cộng đồng nhân dân, hình ảnh người thầy trong xã hội phong
kiến luôn hiện lên trong tâm thức cộng đồng như những hình mẫu về đạo đức, trí tuệ,
lối sống và uy tín cá nhân.
Có thể nói, trường học thầy đồ tuy không phải là sự tổ chức giáo dục chính của
nhà nước phong kiến, nhưng lại là cơ sở của nền giáo dục phong kiến, bởi vì đây là cơ
sở để đào tạo nên những nhân tài tham gia trong các kì thi của nhà nước và đào tạo ra
những con người có đạo đức, trí tuệ cho xã hội Việt Nam.
1.1.1.3. Giáo dục Nho học
Nền giáo dục của Việt Nam có hệ thống, tổ chức dưới thời phong kiến là giáo
dục Nho học với văn tự chữ Hán giữ vị trí độc tơn. Nền giáo dục này có đặc điểm:
Về mục tiêu của nền giáo dục Nho học: Theo quan điểm Nho giáo, mục đích cao
nhất của giáo dục là đào tạo ra lớp người quân tử có đủ đức và tài để tham gia gánh
vác công việc quốc gia để giúp vua, giúp nước. Hay nói cách khác, giáo dục là để đào
tạo ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nhà nước. Điều đó được thể hiện qua tư
tưởng “Học trí dĩ dũng”, tức là học để ứng dụng có lợi ích cho quốc gia, xã hội. Xét về

phương diện tính chất của giáo dục của Nho học là loại giáo dục chính trị. Bên cạnh
mục tiêu đào tạo nhân tài chính trị, giáo dục Nho học còn làm sáng tỏ cái đức sáng,
phải tu thân để đạt tới điều thiện. Như vậy, có thể nói mục đích chính của giáo dục
theo quan điểm của Nho giáo là nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, có sự


8

hoàn thiện cả về nhân cách và đạo đức, cũng như tri thức, lối sống để ra làm quan giúp
nước. Về nội dung giáo dục: Là coi trọng giáo dục đạo đức, tri thức mà không xét đến
mặt thế tục mà mặt này rất cần cho sự phát triển toàn diện cho người. Người học tuy
thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng kiến thức về khoa
học tự nhiên, sản xuất thực tiễn thì không phát triển. Do vậy, ““ở nước ta trong gần 10
thế kỷ phong kiến, chương trình giáo dục chủ yếu là giáo dục đạo đức, khơng có
ngành nghề khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khơng có chương trình dạy con
người về sản xuất nông nghiệp” [24, tr. 96].
Về hình thức và phương pháp dạy học thì áp dụng phương pháp “chính học”
truyền thống: học theo lối người xưa là học thuộc lịng để cho thấm nhuần lời nói của
bậc thánh hiền. Người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tinh thần sáng
tạo hay nói cách khác là “thuật nhi bất tác”. Chế độ thi cử dưới các triều đại phong
kiến đều có 3 kì thi chính là thi Hương, thi Hội và thi Đình.
Về hệ thống trường lớp: Dưới các triều đại phong kiến, giáo dục Nho học tồn tại
song song hai hệ thống giáo dục, đó là hệ thống giáo dục trường Quốc lập (trường
công) do nhà nước phong kiến tổ chức được thành lập ở cấp trung ương và một số địa
phương và hệ thống trường học thầy đồ (trường tư thục) được mở khắp nơi trong cả
nước từ thành thị cho đến các thơn xóm. Trường Quốc lập (trường cơng) là loại trường
do nhà nước phong kiến đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, được thành lập ở tại kinh
đô và một số địa phương trong cả nước. Tiêu biểu cho trường công dưới chế độ phong
kiến là trường Quốc Tử giám. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam
được xây dựng vào năm 1076 dưới thời nhà Lý.

Ngồi ra, ở kinh đơ cịn có các trường Quốc lập khác như: Tư thiện đường (thời
Trần), Ngự tiền cận thị cục, Chiêu văn quán, Tú lâm cục, Trung thư giám, Sùng văn
quán (Hậu Lê), Sùng Chính viện (Tây Sơn), Dưỡng Tâm điện, Tập Hiền viện, Tập
thiện đường, Tôn học đường,… (triều Nguyễn). Việc điều hành trường Quốc tử giám
thì ở mỗi triều đại có sự khác nhau, như thời Lý và đầu thời Trần người đứng đầu
trường là do các quan đại thần, thường là Thượng thư, thời Trần là quan Tư nghiệp và
nhà Hồ là vị Tế tửu. Từ thời Lê sơ trở về sau, hệ thống các chức vụ mới được quy định
rõ ràng với những phẩm trật cụ thể. Người đứng đầu Quốc Tử giám là quan Tế tửu
(như Hiệu trưởng hiện nay), tiếp theo là quan Tư nghiệp (như Phó Hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn) và các giảng viên khác nhau bao gồm Trực giảng, Bác sĩ, Giáo thụ.
Các chức học quan ở Quốc tử giám dưới thời Mạc, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn cũng
như thế, khơng có thay đổi.
Như vậy, q hình thành và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI
đến nửa đầu thế kỷ XIX, tư tưởng Nho giáo ln được chính quyền phong kiến lựa


9

chọn làm bệ đỡ để hoạch định chính sách giáo dục trong mục tiêu đào tạo nhân tài
trung thành và góp phần duy trì, củng cố chế độ phong kiến. Có thể nói, giáo dục Việt
Nam dưới thời phong kiến đã quá rập khuôn “nền giáo dục phong kiến Trung Quốc”,
nhưng đến giữa thế kỉ XIX đã không phát huy được uy thế của mình và càng khơng
đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trước làn sóng xâm lược của chủ nghĩa thực
dân phương Tây.
1.1.2. Tình hình giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, những khó khăn về kinh tế, rối loạn về
chính trị - xã hội, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây và những hạn chế
của nền giáo dục, khoa cử Nho học,… tất cả những yếu tố này đã đặt ra cho Việt Nam
cần phải canh tân đất nước, đổi mới nền giáo dục lúc bấy giờ. Trước tình hình này,
những người trí thức đương thời, trước hết là những người đã từng tiếp xúc với nền

văn minh phương Tây như: Phan Thanh Giảng, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Đặng Huy
Trứ,… đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ đã dâng 58 bản điều trần đề nghị vua Tự Đức
phải canh tân, đổi mới đất nước. Theo Nguyễn Trường Tộ cần phải áp dụng một nền
giáo dục mang tính thực dụng bằng cách mở khoa nơng chính, mở khoa cơng nghệ,
mở khoa thi Thiên văn và khoa Địa lý, mở khoa Luật học và phải chú trọng đào tạo
người biết tiếng nước ngồi [4, tr. 58-63]. Cịn Phạm Phú Thứ u cầu vua Tự Đức in
và phổ biến các sách do Trung Quốc biên soạn về văn minh phương Tây như: Bác vật
tân biên, Vạn quốc cơng pháp, Khai mơi yếu pháp,…
Ngồi các bản điều trần của các nhà cải cách, tư tưởng canh tân, đổi mới giáo dục
còn được nhiều thầy giáo và Nho sĩ tiến hành trong thực tế cũng như phản ánh trong các
tác phẩm của họ. Tiêu biểu có tác phẩm Nhữ Bá Sĩ, Đốc học tỉnh Thánh Hóa đã biên
soạn cuốn Nghi Am học thức – nội dung nói về quy chế tổ chức, phương thức giảng dạy
và học tập của thầy và trò trong trường một cách quy củ. Phạm Vọng là tác giả của tác
phẩm Khải đồng thuyết ước, qua đó ơng phê phán lối học thuộc lịng, tầm chương trích
cú và muốn có những sách học có sự chú trọng vào tri thức khoa học hơn là văn chương
cử nghiệp, Nguyễn Đức Đạt, là thầy giáo nổi tiếng vùng Nghệ Tĩnh, ông đã biên soạn bộ
sách đồ sộ mang tên Nam sơn tùng thoại. Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm của mình
cũng đưa ra những quan niệm về học tập, giảng dạy,… [41, tr. 147].
Cũng trong thời gian này, làn sóng duy tân từ Nhật Bản và Trung Quốc qua tân
thư, tân văn1 tràn vào Việt Nam đã giới thiệu những tư tưởng dân chủ tư sản của

1

Tân thư, tân văn là những cuốn sách, bài báo chứa đựng nhiều kiến thức mới, tư tưởng mới, cách học
mới (tân học) để phân biệt với những sách vở cũ (cựu học, Nho học). Tân thư truyền bá các kiến thức
về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn (tốn, lí, hóa, địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị,…).
Tân thư là những bài báo chuyên đăng tải những bài viết, tin tức do các nhà duy tân của Trung Quốc


10


phương Tây dưới lăng kính của tư tưởng lập hiến. Chính tân thư, tân văn đã mang đến
cho những nhà Nho lúc ấy một tầm nhìn mới, một mơ hình xã hội mới, tiến bộ hơn với
chế độ phong kiến. Nhờ vậy, “các sĩ phu yêu nước đã tìm thấy sức mạnh của dân tộc
khi được khai sáng sẽ là nguồn lực đưa quốc gia trở thành hùng cường, là nguồn lực
giải phóng dân tộc ra khỏi ách thực dân” [45, tr. 49]. Từ đây, ở Việt Nam dấy lên
phong trào cổ súy tân học phát triển rầm rộ từ Bắc đến Nam mà những người khởi
xướng và đi tiên phong là những chí sĩ cách mạng, nhà Nho có tư tưởng tiến bộ như
Phan Bội Châu (1867-1940), Phan Châu Trinh (1872-1926), Trần Quý Cáp (18701908), Lương Văn Can (1854-1927), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947),…
Trên cơ sở tiếp nhận tân thư, tân văn, Phan Bội Châu xác định muốn giải phóng
dân tộc, trước hết cần phải thức tỉnh nhân dân, giáo dục lại nhân dân, xây dựng con
người, giải phóng con người ra khỏi những tư tưởng lạc hậu. Phan Bội Chau phê phán
nền giáo dục phong kiến chỉ biết đào tạo ra những con người chỉ biết chú trọng đến
khoa cử, văn tự. Cùng chung quan điểm với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là một
nhà tư tưởng, cải cách xuất sắc đầu thế kỉ XX. Ông cũng nhận thức được nhiệm vụ bức
thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là cần khai dân trí để nhằm thức tỉnh nhân dân,
bỏ lối tầm chương trích cú của Nho học thay bằng phổ biến nền khoa học giáo dục của
phương Tây, xây dựng một nền học vấn tiến bộ, chống mê tín dị đoan, bài trừ hủ tục
lạc hậu. Cũng tiếp thu tân thư, tân văn, nhưng con đường cứu nước của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh lại có sự khác biệt. Đối với Phan Bội Châu, để chuẩn bị cho cuộc
vận động cứu nước, ông đã thiết lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Việt Nam Duy
tân hội” mà Cương lĩnh của Hội là “đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam” và phương
thức được xác định là “bạo động”. Ngồi ra, Phan Bội Châu cịn chủ trương xuất
dương cầu viện và phát động phong trào Đông Du.
Trong lúc Phan Bội Châu chọn con đường bạo động thì Châu Châu Trinh lại chọn
con đường cải cách, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam theo hướng xóa bỏ nền
giáo dục khoa cử Nho học, chuyển sang học kiến thức khoa học kỹ thuật tiến bộ của
phương Tây. Sau khi từ Nhật Bản trở về nước, Phan Châu Trinh đã bàn với các sĩ phu
yêu nước thành lập ở Hà Nội trường Đông Kinh nghĩa thục theo mơ hình Khánh Ứng
nghĩa thục của Nhật Bản. Theo đó, “chương trình học của trường dựa theo lối tân học

của Trung Quốc và Nhật Bản, đề cao học chữ Quốc ngữ và các kiến thức mới như Lịch
sử, Địa lí, Văn chương, Tốn pháp, Ln lí, Khoa học thường thức (cách trí), kinh tế,
thể dục, âm nhạc… được dạy bằng chữ Quốc ngữ, có kèm theo ngoại ngữ (tiếng Hán,
như Thời vụ báo, Thanh nghị báo, Tân dân tuần báo do Lương Khải Siêu làm chủ bút. Những cuốn tân
thư sớm được dịch, phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản là Dân ước luận (Khế ước xã hội) của J.J.
Rousseau, Vạn pháp tinh lí của Montesquieu,…


11

tiếng Pháp). Nhà trường cũng chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước,
đề cao thực nghiệp; đả phá thuyết thiên mệnh của Nho giáo…” [23, tr. 199].
Cùng hịa vào khơng khí duy tân đang diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, vua Thành
Thái cũng là người có tư tưởng tiến bộ, nhà vua rất thích đọc những tân thư chữ Hán
của Trung Quốc và Nhật Bản, nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải
2

cách. Để tránh sự nghi ngờ của người Pháp, vua Thành Thái chủ trương học tiếng
Pháp và buộc phải cải cách nền giáo dục Hán học của nước nhà. Chính tư tưởng canh
tân đất nước, đã thúc đẩy nhà vua phải tiến hành đổi mới giáo dục, tức là cần phải
chuyển đổi nền giáo dục cũ sang nền giáo dục mới. Để thực hiện công cuộc cải cách,
đổi mới giáo dục, vua Thành Thái cho tiến hành thành lập trường Quốc học vào năm
1896, mở trường Bách công để dạy nghề (1899), thay đổi nội dung thi cử và đặc biệt
ban hành bản Quy chế giáo dục vào năm 1906.
Như vậy, trước khi người Pháp ban hành và thực hiện cuộc cải cách giáo dục
năm 1906, Việt Nam đã có sự chuyển biến rất lớn về tư tưởng và nhận thức cần phải
thay đổi, cải cách nền giáo dục Nho học vốn đã quá lỗi thời và sự xâm lược, bóc lột
của chính quyền thuộc địa. Do đó, việc người Pháp từng bước thiết lập nền giáo dục
Tây học tại Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã tạo cơ sở cho việc thực hiện các cuộc cải
cách giáo dục tại Việt Nam.

1.2. Sự xâm nhập của giáo dục Pháp vào nền giáo dục bản xứ (1862-1905)
1.2.1. Giáo dục Pháp – Việt từ 1862 đến 1885
Với kinh nghiệm của một nước thực dân nhà nghề, Pháp hiểu rõ sức mạnh của
giáo dục và họ sử dụng giáo dục như một công cụ đắc lực để cai trị Đông Dương. Vì
thế, ngay khi vừa làm chủ vùng đất Nam Kì, người Pháp đã từng bước thiết lập nền
giáo dục theo mơ hình phương Tây, đó cũng là q trình Pháp du nhập nền giáo dục
phương Tây vào Việt Nam, đầu tiên tại vùng đất Nam Kì.
Mặc dù nền giáo dục Nho học ở thế kỉ XIX có thể là lực cản của sự phát triển xã
hội, lạc hậu về nội dung và phương pháp giáo dục những vẫn còn đủ khả năng đào tạo
ra những sĩ phu yêu nước, trung thành với nền độc lập của quốc gia, dân tộc. Do đó,
khi qn đội triều đình vừa thất bại trước ưu thế về vũ khí của qn Pháp thì ngay lập
tức đã khởi phát một phong trào kháng chiến quy tụ tồn thể nhân dân Nam Kì mà lực
lượng lãnh đạo khơng ai hết chính là quan lại, sĩ phu có tinh thần yêu nước, bài Pháp.
2

Vua Thành Thái tên huý là Nguyễn Phúc Bửu Lân, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ
Minh Hoàng hậu Phan Thị Điểu. Sinh ngày sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão (tức 14 tháng
3 năm 1879), lên ngôi vào ngày 2 tháng 2 năm 1889, lấy niên hiệu là Thành Thái. Tại vị được 18 năm,
đến năm 1907, vua Thành Thái bị dẫn giải đến Capsaint Jacques) và năm 1916 bị đày sang
đảo La Réunion. Sau 31 năm bị đày, năm 1953 ông mới được phép về thăm lăng tẩm tổ tiên,
nhưng bắt buộc phải ở Sài Gòn, đến tháng 3 năm 1954, vua Thành Thái mất


12

Vì thế, người Pháp chủ trương phải xóa bỏ những ảnh hưởng của nền giáo dục Nho
học, thay thế nền giáo dục Tây học.
Trong giai đoạn từ năm 1862 đến năm 1885, do nhu cầu đáp ứng về người cho bộ
máy cai trị, người Pháp đã nhanh chóng cho mở hệ thống các trường thông ngôn và
các trường học phổ thông. Do vấp phải những “rào cản về mặt ngôn ngữ với người

bản địa, việc đào tạo thông dịch viên vô cùng quan trọng đối với người Pháp lúc bấy
giờ” [36, tr. 15]. Có thể nói, người Pháp rất mong muốn có một lực lượng nhân sự đủ
trình độ và trung thành để phục vụ trong bộ máy công quyền của mình. “Sự giao tiếp
trực tiếp với người bản xứ mà không phải thông qua trung gian là những thông ngôn
mà họ không mấy tin tưởng và đặc biệt, trong ánh mắt của chính quyền thực dân, nền
Nho học và chữ Hán là nguyên nhân của mọi bất ổn, rào cản của mọi nhu cầu tiếp xúc
với dân chúng, chướng ngại của mọi dự định truyền bá tôn giáo và văn minh, nhất
thiết phải bị loại bỏ” [42, tr. 49].
Năm 1862, Đơ đốc Charner đã kí nghị định thành lập trường Thông ngôn An
Nam (Évêque d’Adran) để dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người
Pháp do linh mục Croc làm hiệu trưởng và linh mục Thu làm trợ giáo. Mục đích của
trường là đào tạo những thông dịch viên cho quân đội Pháp và những thư kí làm trong
cơ quan hành chính. Ngày 10/2/1868, chính quyền thuộc địa Nam Kì cho thành lập
Học đường thị chính tại Sài Gịn. Học đường thị chính gồm 2 trường giáo dục phổ
thông: trường tiểu học dành cho người châu Âu (École primaire européenne), trường
cho học sinh lớn tuổi Á châu (École des adultes asiatique); và 1 trường thông ngôn.
Trường tiểu học dành cho người châu Âu chia làm 2 lớp: lớp tiểu học (classe
élémentaire) miễn phí, học các mơn tập đọc, sơ lược ngữ pháp tiếng Pháp và toán
pháp; lớp sơ học (classe supérieure) phải trả tiền học phí, học các môn như tập viết,
ngữ pháp tiếng Pháp, số học, hình học, lịch sử, địa lí, vạn vật học. Còn trường cho học
sinh lớn tuổi Á châu chỉ nhận 12 người [11, tr. 695].
Để đáp ứng đội ngũ giáo viên vào dạy tại các trường này, chính quyền thuộc địa
ban hành quy định về thi tuyển giáo viên bản xứ. “Giáo viên hạng nhất phải thi viết:
chính tả Pháp ngữ và quốc ngữ la tinh, viết tập nắn nót; và thi vấn đáp: 4 phép tính
tam suất, tính lãi, hình học, tính đo diện tích và thể tích, đo đạc ruộng đất, mẹo tiếng
Pháp, dịch Việt – Pháp và ngược lại, địa lý hoàn cầu (lương giáo viên hạng nhất 600
fr/năm). Giáo viên hạng hai phải thi viết: chính tả quốc ngữ latinh, tập viết, dịch Việt
– Pháp và ngược lại; thi vấn đáp: 4 phép tính, tốn đố (trong phạm vi 4 phép tính)
(lương giáo viên hạng hai 360 fr/năm)” [11, tr. 696]. Ngày 19/7/1871, Đô đốc Dupre
cho thành lập trường Sư phạm thuộc địa (École normale colonial) để đào tạo giáo viên,

công chức, đặc biệt là ngành địa chính. Đến năm 1874, cơ quan Học chính Nam Kì


13

được thành lập để nghiên cứu và thiết lập nền giáo dục tại vùng đất vừa mới chiếm
đóng. Người đặt nền tảng cho sự thiết lập nền giáo dục này là Luro. Từ đó, một
chương trình giáo dục bậc tiểu học và trung học công lập được thiết lập. Để đáp ứng
tài liệu học tập tại các trường này, Học chính Nam Kì đã giao cho một số cơng chức
của cơ quan này và Trương Vĩnh Ký biên soạn một số sách giáo khoa cho tiểu học
bằng ba loại chữ là Quốc ngữ3, Hán và Pháp từ năm 1880.
Cũng trong năm 1874, người Pháp cho mở trường Chasseloup Laubat để cho con
em người Pháp đang cai trị và những người Việt làm cho Pháp. Đây cũng là trường
trung học sớm nhất dạy từ bậc tiểu học đến tú tài của đất Nam Kì thời đó. Ngồi ra,
người Pháp cịn khuyến khích thành lập các trường dịng để thu hút các học sinh là con
em đạo Thiên Chúa vào học và đào tạo họ trở thành những thơng ngơn, thư kí.
Để đẩy mạnh hơn nữa sự thay đổi nền giáo dục tại Việt Nam, trong các năm
1874 và năm 1879, người Pháp đã ban hành hai quy chế giáo dục. Quy chế năm 1874
là bản quy chế giáo dục đầu tiên của Pháp ở Nam Kì quy định tất cả các trường tư chỉ
được phép hoạt động khi có sự đồng ý của chính quyền thuộc địa. Nội dung quy chế
chia giáo dục thành hai bậc: tiểu học và trung học. Trường tiểu học được mở tập trung
ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng. Chương trình học tại
trường tiểu học có các mơn: tập đọc, tập viết chữ Quốc ngữ, chữ Hán, chữ Pháp và
toán học. Kì thi tốt nghiệp gồm cả thi viết và thi vấn đáp. Trường trung học chỉ mở ở
Sài Gòn, dạy 3 ban với các môn: tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ, tốn, lịch sử, địa lí. Vì
bản quy chế năm 1874 tỏ ra kém hiệu quả, đến tháng 3/1879, Lafont kí nghị định ban
hành quy chế mới, theo đó, hệ thống giáo dục được chia làm 3 cấp, bãi bỏ tất cả các
trường đã tổ chức theo quyết định ngày 17/11/1874 của Phó Đơ đốc Krant. Ba cấp học
gồm có: trường hàng tổng (cấp I), trường hạng quận (cấp II) và trường tỉnh (cấp III).
Cấp I học 3 năm, chương trình học gồm tiếng Pháp, bốn phép tính, cách đo lường, chữ

Hán và chữ Quốc ngữ chỉ học đến một mức độ nhất định, đủ để biết đọc biết viết; Cấp
II học 3 năm, tiếng Pháp bao gồm: tập đọc, tập viết, ngữ pháp, tập đối thoại. Mơn tốn
thì học phân số, quy tắc tam suất, chiết khấu, hình học sơ giải; Cấp III học 4 năm,
chương trình học giống như cấp II, nhưng mở rộng và nâng cao hơn, ngồi ra cịn
được học thêm một số mơn mới như thiên văn, sinh vật, địa chất và học bằng tiếng
Pháp [5, tr. 48-49].
Lemyre de Viler thay Lafont đã chủ trương áp dụng một nền giáo dục với nội

Sách Quốc ngữ: Ấu học phép dạy (Sách tập đọc, tập viết, học toán, học vẽ), Ấu học bị thể của Le
Bris; Cai trị lễ pháp của Trần Văn Thông; Áu học luân lý của Đỗ Thuận; Đông Dương địa dư của
Russier và Đỗ Thuận, Nông học tập đọc của Breamer; Thực vật, người và động vật của Eberhart, Vô
cơ vật học
3


14

dung chương trình như ở Pháp nhưng dạy bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán sẽ xóa bỏ
hồn tồn. Viler cịn đưa một số giáo viên người Pháp sang dạy tiếng Pháp cho dân
bản xứ. Ngày 2/71880, ở Sài Gòn lại tổ chức thêm một trường cho cả nam và nữ học
sinh từ 6 đến 12 tuổi, có cả giáo viên người Pháp và người Việt.
Đi đôi với việc chú trọng thiết lập hệ thống giáo dục Pháp – Việt, người Pháp còn
bắt buộc nhân dân đến năm 1882 phải dùng chữ Quốc ngữ trong mọi công văn giấy tờ.
Điều 2 của Nghị định số 82, ngày 6/4/1878, Chuẩn Đô đốc hải qn, Thống sối Nam
Kì Louis Lafont có nói rằng: “Kể từ ngày 01/01/1882, mọi sự tuyển dụng nhân sự phải
dựa vào khả năng biết chữ Quốc ngữ” [39, tr. 31]. Đến năm 1885, chính quyền thuộc
địa tiếp tục cho thành lập một trường Thông ngôn dạy cả tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng
Cmapuchia và tiếng Thái với chương trình học 2 năm. Thầy dạy tiếng Campuchia là
Taupin, tiếng Pháp là Chéon, tiếng Việt là Petrus Ký, chữ Hán là Trần Nguyên Hanh.
Nguyễn Văn Phong làm phụ tá giám đốc, Trương Minh Ký và André Xu làm thầy ôn

tập tiếng Pháp. Phạm Đức Hoa và Lê Văn Tư ôn tập chữ Hán và chữ Việt cho học sinh
Pháp. Học sinh Pháp được nhận học bổng 900 đồng/năm, học sinh bản xứ là 240
đồng/năm [11, tr. 708].
Như vậy, trong giai đoạn 1862 đến 1885, người Pháp tập trung phát triển giáo
dục chủ yếu ở Nam Kì với hai mục tiêu cơ bản: một là, đào tạo thông dịch viên và Nho
sĩ phục vụ cho quân đội xâm lược và bộ máy chính quyền thuộc địa trong các tỉnh
Nam Kì vừa mới chiếm đóng; hai là, xây dựng nền giáo dục phương Tây để truyền bá
văn minh và chữ Pháp, tiến tới xóa bỏ nền giáo dục Nho học và chữ Hán. Để thực hiện
mục tiêu này, người Pháp đã sử dụng chữ Quốc ngữ như một phương tiện chuyển ngữ
để người dân bản xứ dễ dàng học chữ Pháp. Tuy nhiên, sau gần 25 năm thực hiện,
chính quyền thuộc địa ở Nam Kì vẫn khơng thay thế chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ và
chữ Pháp. Vì thế, trong những giai đoạn sau họ đã tỏ ra thận trọng hơn trong việc thực
thi chính sách giáo dục tại Bắc Kì và Trung Kì.
1.2.2. Giáo dục Pháp – Việt từ 1886 đến 1895
Sau khai đưa quân đàn áp những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương,
người Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa một cách quy mơ lớn, vì thế giáo
dục trong giai đoạn này cũng nhằm mục đích phục vụ cho kinh tế và chính trị. Cũng từ
năm 1886, tình hình giáo dục có sự thay đổi khi Paul Bert4 được giữ chức Tổng trú sứ
Bắc Kì và Trung Kì. Nắm quyền trong một thời gian ngắn chưa tới một năm, Paul Bert
đã chỉ định Gustav Dumoutier, một chuyên gia về Hán học và Đông phương học làm
nhà tổ chức thanh tra giáo dục Pháp – Việt. Khác với những chính sách giáo dục của
4

Paul Bert (1833-1886) là một nhà chính trị, một nhà giáo nổi tiếng, có uy tín nên được chính phủ
Pháp cử sang làm quan cai trị tại Việt Nam.


15

những Đơ đốc tại Nam Kì, Paul Bert chủ trương thiết lập nền giáo dục phương Tây,

nhưng không bắt người Việt bỏ chữ Hán để học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Paul Bert
cho tiến hành xây dựng một số trường tiểu học dành riêng cho nam sinh và nữ sinh,
trường dạy nghề để đào tạo công nhân mộc và rèn, làm đồ mỹ nghệ. “Sau một năm ráo
riết hoạt động, P.Bert đã tổ chức được một trường thông ngôn, 9 trường tiểu học con
trai, 4 trường tiểu học con gái, chương trình học giống như các trường tiểu học Nam
Kì, một trường dạy vẽ và 117 trường dạy Quốc ngữ” [6, tr. 59].
Đến tháng 7/1886, P. Bert cịn kí Nghị định thành lập “Bắc Kì Hàn lâm viện” để
tập hợp những nhà thơng thái đất Bắc có học vị từ Cử nhân trở lên và dự tính sẽ mở
một nhà in bằng chữ Hán và tổ chức một tờ báo chữ Hán có phần dịch ra chữ Pháp và
chữ Quốc ngữ để làm cơ quan ngôn luận của Viện Hàn lâm. Nhưng cuối năm 1886, P.
Bert chết, phần lớn cơng cuộc giáo dục mà ơng dự tính đều lại đình lại, mãi đến khi De
Lanessan mới dần thực hiện. Ngày 28/12/1886, sau cái chết của Paul Bert, quyền Tổng
trú sứ Paulin Vial ra Nghị định về việc cấp 100 học bổng cho học sinh bản xứ vào học
trường Thông ngôn Yên Phụ (Hà Nội). Trong thời gian này, các trường học công chủ
yếu là trường Pháp dành cho người Pháp và học sinh là con em quan lại hay những
người giàu có ở Bắc Kì.
Năm 1887 và 1888, Pháp cho mở các trường học mới ở Mông Phụ (gần Sơn
Tây), Thanh Ba và Tuần Quán (vùng thượng lưu sông Hồng) để đào tạo phiên dịch
cho các lực lượng quân viễn chinh Pháp ở vùng núi phía Bắc. Bên cạnh đó, người
Pháp cịn cho thành lập các trường học và khóa học dạy tiếng Pháp tại một số vùng có
sự chiếm như Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Bảo Lạc, Lạng Sơn, Móng Cái, Na Sầm,
Đồng Đăng, Thất Khê. Đến năm 1896, theo thống kê của Đại tá Joux, chỉ huy đạo
quân vùng Lạng Sơn, số lượng học sinh ở những trường học này như sau: 34 học sinh
ở Lạng Sơn; 2 học sinh ở Than Moi; 22 học sinh ở Na Sầm; 12 học sinh ở Thất Khê;
12 học sinh ở Bình Giả; 10 học sinh ở Bắc Sơn [Trần Thị Phương Hoa, GD Pháp –
Việt ở Bắc Kì, tr. 38].
Trong khi đó, các trường cơng Pháp – Việt ở Bắc Kì phát triển khá chậm ở các
trung tâm thành phố. Năm 1890, Hải Phòng bắt đầu khai giảng một trường học dành
riêng cho nam sinh và một trường học dành cho nữ sinh. Năm 1891, Hà Nội thành lập
trường dành cho trẻ em người Pháp đến đây học, với số lượng 22 học sinh. Cũng trong

năm này, Tổng Thanh tra Thuộc địa BIdaut đã triệu tập ở Hà Nội một Ủy ban về Giáo
dục Pháp – Việt. Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về phương pháp sư
phạm. Sau khi đã thảo luận, Ủy ban đưa ra kết luận như sau: 1. Đem các kết quả của
giáo dục của Pháp áp dụng cho người An Nam; 2. Mọi sự can thiệp chính thức của
chính phủ Bảo hộ đối với giáo dục công ở Bắc Kì đều phải có ý nghĩa chính trị với


16

mục tiêu đầu tiên là phổ biến tiếng Pháp [Trần Thị Phương Hoa, GD Pháp –Việt ở Bắc
Kì, tr. 39]. Sau đó một năm, Tồn quyền Đơng Dương ban hành Nghị định số 467 quy
định mức lương của giáo viên tiểu học bản xứ thuộc Sở Học chính Bắc Kì:
Bảng 1.1. Mức lương quy định đối với giáo viên tiểu học bản xứ thuộc Sở Học
chính Bắc Kì năm 1892

Giáo viên tiểu học bản xứ chính ngạch

Giáo viên trợ giảng tiểu học bản xứ

Hạng

Mức lƣơng hàng năm

1

625.00 (đồng Đông Dương)

2

562.00


3

500.00

4

437.00

5

375.00

6

325.00

1

275.00

2

237.00

3

200.00

4


157.00

(Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, tr. 59)
Đến năm 1894, khi De Lanessan được cử sang làm Toàn quyền, ông đã từng
bước thực hiện một số công việc mà Paul Bert chưa thực hiện được. De Lanessan cho
phục hội những lớp học chữ Quốc ngữ và chữ Hán cho các quan chức người Pháp,
thành lập nhà in và ra tờ Công báo bằng chữ Hán. Ngôn ngữ là một trong những vấn
đề luôn làm người Pháp bối rối và gây nhiều tranh cãi trong chính sách giáo dục của
nhà cầm quyền Pháp khi một bên chủ trương dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trong hệ
thống giáo dục Pháp – Việt tại Bắc Kì và một bên dạy cả chữ Quốc ngữ và chữ Nho.
Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa khơng đủ điều kiện tài chính nên vẫn duy trì trường
học Nho học nhưng có sự bổ sung những môn học mới về khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội.
Liên quan đến việc tổ chức giáo dục tại Bắc Kì, Tồn quyền Đơng Dương De
Lanessan quyết định thành lập Ủy ban Học chính thường trực chịu trách nhiệm kiểm
sốt chương trình giảng dạy cũng như đơn đốc học sinh các trường học Pháp – Việt tại
Hà Nội vào tháng 5/1895 và đến tháng 12/1895, Tồn quyền Đơng Dương tiếp tục ban
hành một Nghị định tiếp theo về việc đặt trường nam sinh và nữ sinh dưới sự giám sát
của Cơng sứ - Đốc lí Hà Nội. Cũng theo nội dung của Nghị định, Tồn quyền Đơng
Dương sẽ trợ cấp hằng năm cho những trường này là 10.836.81 đồng Đơng Dương.
Như vậy có thể nhận thấy rằng, chính sách giáo dục mà người Pháp thiết lập


×