Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cải cách giáo dục kĩ thuật trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - Xã hội trong thế kỉ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.89 KB, 5 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 75-79
This paper is available online at

CẢI CÁCH GIÁO DỤC KĨ THUẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
NHẰM ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THẾ KỈ 21

Nguyễn Khắc Bình
Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tóm tắt. Đào tạo kĩ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mõi quốc
gia. Tuy nhiên dào tạo kĩ thuật hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bài báo này phân
tích những nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm của đào tạo kĩ thuật trong các
trường đại học hiện nay; những nhược điểm của sinh viên tốt nghiệp các ngành kĩ
thuật hiện nay và những cải cách cần thiết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại ngày
nay.
Từ khóa: Đào tạo kĩ thuật, vận hành hệ thống, kĩ năng kiến tạo sản phẩm.

1.

Mở đầu

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ của giáo dục
đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Tức là các trường đại học phải đào tạo
những sinh viên trở thành đội ngũ kĩ sư hiện đại, làm việc có hiệu quả, có năng lực trong
việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống, trở thành những chuyên
gia kĩ thuật, có trách nhiệm với xã hội và có xu hướng sáng tạo.
Thực hiện được công việc này, Các trường đại học phải đào họ như thế nào để đạt
được hiệu quả với tinh thần khởi nghiệp trong môi trường phức tạp về công nghệ và đòi
hỏi tính bền vững ngày càng cao. Chúng ta phải trang bị tốt hơn cho các sinh viên kĩ thuật


tương lai này bằng cải cách giáo dục kĩ thuật một cách có hệ thống, toàn diện. Bài báo này
sẽ phân tích thực trạng đào tạo kĩ thuật của các trường đại học; đánh giá của giới doanh
nghiệp; nguyên nhân của hiện trạng và những cải cách cần thiết đối với các trường đại học
trong đào tạo kĩ thuật.
Ngày nhận bài: 25-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 18-4-2013
Liên hệ: Nguyễn Khắc Bình, e-mail:

75


Nguyễn Khắc Bình

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Thực trạng về đào tạo kĩ thuật ở các trường đại học

Theo truyền thống, kĩ sư được đào tạo từ trường đại học được chú trọng đến khối
kiến thức kĩ thuật đã được tiếp thu, tích lũy. Tuy nhiên, bắt đầu vào cuối những năm 1970
cho tới cuối những năm 1990, giới đại diện công nghiệp bắt đầu thể hiện mối lo ngại ngày
càng tăng về sự chú trọng này trong giáo dục đại học. Giới doanh nghiệp đã lên tiếng và
nêu lên một quan điểm được đồng thuận rất lớn trong xã hội là chú trọng hơn đến kĩ năng
cá nhân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Những năm
1990, xu hướng phê phán giáo dục kĩ thuật hiện tại của các trường đại học ngày càng lan
rộng. Ở Mĩ có tập đoàn lớn đã tạo ra một thế lực nhằm gây ảnh hưởng đến giáo dục kĩ
thuật ở bậc đại học bằng cách đưa ra những yêu cầu năng lực mong muốn ở mỗi người
kĩ sư sau khi tốt nghiệp trường đại học. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp cũng đã
có những phản ứng về vấn đề này. Họ yêu cầu các nhà trường phải mở các lớp tập huấn
và biên soạn các chương trình về giáo dục kĩ thuật do doanh nghiệp đề xuất. Các doanh

nghiệp có thể tham gia vào các cơ quan kiểm định và cơ quan chuyên môn về giáo dục.
Phản ứng của các doanh nghiệp này đã đem đến sự hỗ trợ trực tiếp của các doanh nghiệp
dành cho các đề xướng cải cách về giáo dục. Nó cũng đã hối thúc Chính phủ đẩy nhanh
cải cách trong giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
Đây không phải là một nỗ lực ngẫu nhiên mà là phản ứng nhất quán về một vấn đề
mà giới doanh nghiệp cho là mối đe dọa chính yếu đối với nguồn lực được tạo ra từ các
trường đại học. Những quan điểm chung của các nhà doanh nghiệp là họ luôn nhấn mạnh
tầm quan trọng của nền tảng khoa học kĩ thuật và kiến thức kĩ thuật và đồng thời là những
kĩ năng chủ yếu bao gồm các yếu tố về kĩ năng thiết kế, giao tiếp, làm việc theo nhóm,
đạo đức, và các kĩ năng cá nhân và tố chất khác mà sinh viên sau tốt nghiệp phải có.

2.2.

Đánh giá về đội ngũ sinh viên kĩ thuật sau tốt nghiệp của
doanh nghiệp

Hiện nay, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, giới doanh nghiệp
không hoàn toàn hài lòng với hiện trạng giáo dục đại cương. Sự không hài lòng này được
phản ánh qua các phê phán của họ vào việc sinh viên tốt nghiệp không thể đọc và viết một
cách hiệu quả, và không nắm vững phép tính đại số ở mức phức tạp trung bình. Người kĩ
sư mới tốt nghiệp đại học không thể làm việc kĩ thuật có hiệu quả. Họ đã phê phán về sản
phẩm đầu ra của giáo dục kĩ thuật còn những bất cập rằng: "Hiệu quả đầu tư cho đào tạo
kĩ thuật ngày càng kém, kết quả chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư; Sinh viên
không những không được đào tạo chuẩn mực về kiến thức chính qui, mà còn bị hạn chế
cơ hội tiếp cận với phạm vi kiến thức kĩ thuật; Do đó chưa đạt được một chiều sâu kĩ năng
kĩ thuật có ý nghĩa; Kĩ sư mới ra trường thiếu sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc đo
lường và kiểm tra chính xác; thiếu động lực cạnh tranh và sự kiên trì; hạn chế về kĩ năng
giao tiếp; thiếu kỉ luật và thiếu kiểm soát trong lề lối làm việc; không dám chấp nhận rủi
ro cá nhân".

76


Cải cách giáo dục Kĩ thuật trong Giáo dục Đại học...

2.3.

Lịch sử và nguyên nhân những bất cập trong đào tạo kĩ thuật của các
trường đại học

Những năm 1950 là thời kì bắt đầu của cách mạng khoa học kĩ thuật và tuyển dụng
các nhà khoa học kĩ thuật trẻ. Những năm 1960 có thể được gọi là thời kì hoàng kim,
trong đó sinh viên được đào tạo từ sự pha trộn giữa đội ngũ giảng viên là những nhà thực
hành kĩ thuật có tuổi và những nhà khoa học kĩ thuật trẻ.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, những giảng viên thực hành kĩ thuật đã dần dần
đến tuổi nghỉ hưu và đội ngũ này được thay thế bằng các nhà nghiên cứu. Và cũng từ đó
giáo dục kĩ thuật đã có sự dịch chuyển rõ rệt theo hướng khoa học kĩ thuật. Hệ quả dự
kiến của sự thay đổi về bối cảnh và văn hóa xảy ra trong nửa cuối thế kỷ 20 này là đặt giáo
dục sinh viên kĩ thuật trên một nền tảng khoa học và chặt chẽ hơn, trang bị cho sinh viên
đối phó với những thách thức kĩ thuật không lường trước được trong tương lai. Chúng ta
không phủ nhận tầm quan trọng của sự thay đổi này cũng như ghi nhận những đóng góp to
lớn mà các thành tựu trong nghiên cứu khoa học kĩ thuật được tạo ra trong nửa cuối thế kỷ
vừa qua. Tuy nhiên, hệ quả không chủ ý của sự thay đổi này là sự dịch chuyển trong văn
hóa của giáo dục kĩ thuật đã làm giảm giá trị của nhiều kĩ năng, thái độ quan trọng vốn
được xem là đặc trưng của giáo dục kĩ thuật cho đến thời điểm đó. Do vậy, không phải là
trùng hợp ngẫu nhiên, mà cuối những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, trong phần lớn
các nước phát triển, giới doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy sự thay đổi về kiến thức, kĩ năng
và thái độ của sinh viên tốt nghiệp. Họ đã phê phán qua các lời bình phẩm và các biểu lộ
sự lo ngại đối với khả năng tương lai của các sinh viên kĩ thuật ở các trường đại học.


2.4.

Thay đổi nhận thức để cải cách đào tạo kĩ thuật trong các trường
đại học

Trước tiên, việc chúng ta cần làm là xem xét lại nhận thức về kĩ thuật thực thụ, cái
mà chúng ta muốn người kĩ sư làm trong cuộc đời nghề nghiệp của họ, đồng thời chúng
ta tìm cách ứng dụng công nghệ mới cho phương pháp giáo dục. Đó chính là sự cải cách
giáo dục kĩ thuật trong các trường đại học hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc
phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
Cải cách giáo dục kĩ thuật phải trả lời hai vấn đề trọng tâm:
Giáo dục kĩ thuật phải làm những gì? Và Giáo dục kĩ thuật phải làm như thế nào?
Một bên là nhu cầu truyền tải khối khiến thức kĩ thuật không ngừng gia tăng trong
từng ngày, từng giờ mà sinh viên kĩ thuật phải làm chủ trong quá trình đào tạo ở trường
đại học. Một bên là yêu cầu kĩ sư phải có những kĩ năng cá nhân, kĩ năng giao tiếp rộng,
cũng như phải có kĩ năng kiến tạo sản phẩm và những kĩ năng cần thiết khác để làm việc
theo nhóm nhằm tạo ra sản phẩm và hệ thống thực thụ.
Sự mâu thuẫn này biểu hiện sự khác biệt rõ rệt về quan điểm giữa các nhà giáo dục
kĩ thuật và cộng đồng những người đang hoạt động trong lĩnh vực kĩ thuật - những người
sẽ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp kĩ thuật sau này.
Người kĩ sư chuyên nghiệp là người đã đạt được và liên tục hoàn thiện kiến thức, kĩ
năng và thái độ về kĩ thuật, giao tiếp, quan hệ con người; là người đóng góp hiệu quả cho
77


Nguyễn Khắc Bình

xã hội bằng cách lập luận, hình thành ý tưởng, phát triển và sản sinh ra những máy móc và
kiến trúc đáng tin cậy có giá trị thực tiễn và kinh tế. Người kĩ sư có kiến thức càng rộng,
người kĩ sư càng có những kĩ năng đa dạng và hoàn chỉnh hơn và khi người kĩ sư càng có

tinh thần cống hiến nhiều hơn, thì thành quả đạt được sẽ ngày càng cao hơn.
Kiến thức của người kĩ sư thực thụ không chỉ giới hạn ở những dữ liệu có được mà
phải có hơn nhiều so với dữ liệu kĩ thuật thu nhận được. Trong khi một người kĩ sư ngày
nay chỉ có thể sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra bất kì dữ liệu nào trong chốc lát thì
người kĩ sư thực thụ còn hiểu được mối tương quan giữa các dữ liệu và biết cách khai thác
và xử lí những dữ liệu liên quan tương xứng nhằm tổng hợp thành thông tin mới để giải
quyết vấn đề. Kĩ năng của người kĩ sư thực thụ là kĩ thuật giải quyết vấn đề thiết kế theo
trình tự, trong đó, những nguyên tắc trọng tâm của khoa học và kĩ thuật được áp dụng
cùng với sự sáng tạo và phán xét cá nhân đạt được từ quá trình đào tạo và kinh nghiệm
thực tiễn. Hơn nữa, vì các thành tích kĩ thuật luôn đạt được trong môi trường làm việc theo
nhóm nên kĩ năng giao tiếp là rất cần thiết trong vai trò của nhân viên cũng như người
lãnh đạo. Thái độ của người kĩ sư thực thụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giải pháp
thiết kế. Người kĩ sư thực thụ là người có khả năng lãnh đạo nhóm thành công với một
tinh thần xây dựng phê bình và tự phê bình.
Để đáp lại phản ứng từ các doanh nghiệp qua việc xem xét các kiến nghị của doanh
nghiệp phản ánh về yêu cầu đào tạo sinh viên và tổng hợp các yêu cầu đó, yêu cầu cơ bản
đối với giáo dục kĩ thuật phải thể hiện ở đầu ra. Người kĩ sư phải có khả năng: Hình thành
ý tưởng - triển khai - Thiết kế - Vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống phức tạp, có
giá trị gia tăng, trong một môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm; Người kĩ sư có năng
lực làm việc kĩ thuật. Họ cần được đào tạo về những lĩnh vực này trong bối cảnh mang lại
cho họ kĩ năng và thái độ để họ có thể thiết kế và triển khai. Điều này đưa chúng ta tới yêu
cầu đầu tiên của chương trình học trong cuộc cải cách giáo dục kĩ thuật. Trong bối cảnh
của giáo dục kĩ thuật, thì chúng ta có thể đưa ra một cách hợp lí chuẩn đầu chi tiết đối với
việc đào tạo sinh viên. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi đầu tiên là: Sinh viên kĩ thuật nên
đạt được kiến thức, kĩ năng, thái độ toàn diện khi rời khỏi trường đại học, và đạt được ở
trình độ năng lực nào? Đó là nhu cầu cơ bản và là cơ sở cho những "danh sách kĩ năng"
mà giới doanh nghiệp đề xuất cho các nhà quản lí, các nhà giáo dục trong đào tạo đại học.
Những gì người kĩ sư hiện đại phải làm là tham gia vào một vài hoặc toàn bộ các
giai đoạn của việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành. Về nguyên tắc, có
thể đào tạo cho sinh viên các kĩ năng và thái độ kĩ thuật trong khi họ tự làm việc với lí

thuyết kĩ thuật. Nhưng nếu làm như vậy có thể sẽ không hiệu quả. Phương pháp đào tạo kĩ
năng nào cho sinh viên có thể tốt hơn là cách đặt việc đào tạo trong bối cảnh phát triển và
triển khai sản phẩm và hệ thống - chính là bối cảnh mà sinh viên sử dụng các kĩ nãng này.
Từ đó, chúng ta phải xem xét lại tại sao chu trình vòng đời sản phẩm, quá trình, và
hệ thống kĩ thuật không là bối cảnh chung của giáo dục kĩ thuật hiện nay. Chúng ta cũng
dễ dàng nhận thấy điều đó: bởi vì đội ngũ giảng viên ở các trường đại học kĩ thuật ít có
những người thực hành kĩ thuật mà phần lớn là những người nghiên cứu kĩ thuật. Những
nhà nghiên cứu này phát triển kiến thức khoa học kĩ thuật bằng cách tiến hành nghiên cứu
với cách tiếp cận đơn giản hóa bằng cố gắng nỗ lực của cá nhân. Ngược lại, trong bối cảnh
78


Cải cách giáo dục Kĩ thuật trong Giáo dục Đại học...

kĩ thuật thực hành, trọng tâm được đặt vào việc chế tạo ra sản phẩm và hệ thống kĩ thuật
thực hành, trọng tâm được đặt vào việc chế tạo ra sản phẩm và hệ thống kĩ thuật bằng
cách phát triển theo cách tiếp cận tích hợp, và đây là cách tiếp cận có bản chất của sự hợp
tác bằng sự nỗ lực của cả nhóm người. Đồng thời, bối cảnh mong muốn này phải luôn chú
trọng tới việc xử lí các nền tảng kĩ thuật một cách khắt khe. Vì vậy, chúng ta cần phải thấy
rằng việc chuyển đổi giáo dục từ bối cảnh hiện tại sang bối cảnh mới là một sự thay đổi về
văn hóa. Chúng ta phải nâng cao kĩ năng lẫn thái độ của giảng viên kĩ thuật hiện tại bằng
cách tăng cường năng lực tổng hợp của họ.
Thực ra, mâu thuẫn hiện có trong giáo dục kĩ thuật ở nhiều nước là kết quả của
chính sự chuyển đổi này. Gần đây ở một số quốc gia, giảng viên kĩ thuật của các trường
đại học là những nhà thực hành kĩ thuật xuất sắc. Giáo dục chủ yếu dựa vào thực hành và
trang bị cho thực hành.

3.

Kết luận


Chúng ta phải nhận thức lại rằng giáo dục kĩ thuật cần nhấn mạnh nền tảng kĩ thuật,
đồng thời tăng cường việc học hỏi các kĩ năng cá nhân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiến tạo
sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Cùng với cải cách giáo dục đại học nhằm phù hợp với
những mục tiêu mới của sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Cải cách đào tạo kĩ thuật
phải được coi trọng và phải đi tiên phong trong cuộc cải cách này. Trên những nhận thức
như vậy, chúng ta thấy rằng cần phải tiến hành cuộc cải cách đào tạo kĩ thuật trong các
trường đại học trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ phát triển
và thay đổi từng giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Worthen, B.R., Sanders, J.R., and Fitzpatrick, J. L., 1996. Program Evaluation: Alternative Approaches and Pracal Guideline. Longman, New York, 1996.
[2] Hồ Tuấn Nhựt, 2011. Báo cáo tại Hội thảo xây dựng chương trình theo phương pháp
CDIO tại TP. Hồ Chí Minh.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Đề dẫn tại Hội thảo xây dựng chương trình theo
phương pháp CDIO tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
ABSTRACT
Renovating of Enginnering Training in Higher Education to adapt
the needs of the Development of Economics and Society in 21th century
Training techniques have an important role in the development of each country.
However, technical training has now revealed many shortcomings. This paper analyzes
the causes leading to the disadvantages of technical training in universities today, the
disadvantages of graduates of current industry and technical reforms required in training
high-quality human resources for the industrialization and modernization of the country
in this day.
79



×