Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số vấn đề về hiện tượng tôn giáo mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.88 KB, 17 trang )

1

LỜI NĨI ĐẦU

Cùng với cơng cuộc đổi mới, để mở đường và hỗ trợ cho việc phát triển
kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước chú ý giải quyết những
chính sách xã hội nhằm mục đích làm sao để người dân là chủ và làm chủ.
Trong những chính sách xã hội, có chính sách tơn giáo.
Cũng như vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo hiện nay đang là vấn đề được lưu
ý và cũng là vấn đề nổi lên trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới cũng như trong
nước, vấn đề tôn giáo không chỉ được giới khoa học xã hội và nhân văn, mà cả
giới khoa học tự nhiên đều lưu ý. Có một hiện tượng trong đời sống tôn giáo thế
giới hiện nay mà chúng ta gọi là “hiện tượng tôn giáo mới”, vốn xuất hiện ở Mỹ
cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, rồi nhanh chóng lan rộng ra châu Âu và toàn
cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, của chính các tơn giáo. “Hiện
tượng tơn giáo mới” là con đẻ của thời kỳ bắt đầu của sự chuyển tiếp sang xã
hội hậu cơng nghiệp mang tính tồn cầu hóa. Theo con số thống kê của các tổ
chức nghiên cứu tơn giáo quốc tế, hiện đã có khoảng 20.000 các nhóm phái
thuộc hiện tượng này và vẫn khơng ngừng tăng thêm. Trong số các nhóm phái
ấy, có nhiều giáo phái đã được xếp vào “danh sách đen” của nhiều nước vì được
coi là thủ phạm của các hành động gây bất ổn cho xã hội và đi ngược lại đạo lý.
Hiện tượng tôn giáo mới hiện nay có những biến đổi vơ cùng phức tạp,
ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, giải đáp. Để tìm hiểu sâu
hơn về hiện tượng tơn giáo mới và kết hợp với tình hình thực tiễn hiện nay ở
Việt Nam để hướng tới một cái nhìn có tính phương pháp luận khi xem xét, ứng
xử với hiện tượng này, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề về hiện tượng tôn giáo
mới” để làm tiểu luận cho chuyên đề “Lịch sử các hình thái tơn giáo”.


2


1. Sự ra đời của hiện tượng tôn giáo mới
Sự ra đời của những “hiện tượng tôn giáo mới”, những “giáo phái”, những
“tôn giáo bồng bềnh”, mà tên gọi chưa được xác định rõ đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử, mỗi khi xã hội có sự khủng hoảng niềm tin, con người cịn lạc lối
chưa tìm ra lối đi. Nhưng điều rất khác ở đây là nó trở thành một phong trào
mang tính tồn cầu rộ lên vào những thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Thời gian này,
dù theo quan điểm nào, các tác giả nghiên cứu về tơn giáo đều cơng nhận bắt
đầu có một sự chuyển động lớn về tình hình tơn giáo trên tồn thế giới. Tơn giáo
có chiều hướng gia tăng, biến động, thay đổi màu sắc để thích nghi với những
chuyển biến tình hình đang diễn ra trên thế giới và từng khu vực. Điều đó có
nhiều nguyên nhân:
Trước hết cần thấy nguyên nhân chính trị - xã hội. Sự ngăn cách và mâu
thuẫn giữa các nước đang phát triển và phát triển gay gắt thêm; thời kỳ khủng
hoảng của cả ý thức hệ tư bản chủ nghĩa, khi nó đã khơng giải quyết được
những mục tiêu ban đầu đề ra: “tự do, bình đẳng, bác ái”, lại cịn nhấn chìm
nhân loại vào bao bất trắc của mặt trái kinh tế thị trường, sự phá hoại không
thương tiếc những mối quan hệ nhân văn giữa con người với con người… sự
xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới cũng lại rơi đúng vào lúc báo hiệu
của sự tan vỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu làm giảm
niềm tin của thế giới cần lao và nhân dân bị lệ thuộc.
Hiện tượng đó lại xảy ra đúng vào lúc niềm tin vào các tôn giáo cổ truyền
bị suy giảm do bị gị bó vào một tổ chức khắt khe, nội dung cứng nhắc, những lễ
thức rườm rà, với những thể chế lỗi thời. Với tư tưởng tự do, với tư tưởng xóa
nhịa ranh giới giữa cái thiêng tơn giáo và cái thiêng trần tục, thậm chí coi tơn
giáo là trên hết, một số cá nhân tự đứng ra nhân danh là một Đấng siêu nhân,
hay tự coi là siêu nhân đứng ra thành lập đạo, một dạng tôn giáo mới ra đời.
Sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội, sự xung đột giữa các quốc gia trong
một khu vực và giữa các tộc người trong một quốc gia, nhuốm màu sắc tôn giáo
diễn ra ở khắp nơi. Thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động khuyến
khích sự chia rẽ xã hội, chính trị, tơn giáo trong các nước đang phát triển, nhằm



3

buộc các nước đó phải lệ thuộc vào chúng, đồng thời giữa các thế lực các nước
đang phát triển và các nước phát triển cũng đang hình thành các cực, trong đó
có việc sử dụng tơn giáo như một ngun cớ để bảo vệ hay gây chiến đang nhen
nhúm. Nhiều nước và các tộc người – trong một quốc gia đa tộc người, cùng với
chủ nghĩa cực đoan, cũng đã có lúc, có nơi sử dụng tơn giáo như một cơng cụ
tranh chấp, gây ra nhiều đau khổ cho tín đồ của mình.
Hoang tưởng vào những thành tựu lớn lao của khoa học cơng nghệ có thể
giải quyết được tất cả ngay dưới trần gian mà không cần đến Chúa, thì nay lại
thấy khoa học cơng nghệ hiện đại chỉ nâng cao nhu cầu vật chất của nhân loại
nhưng lại khó đáp ứng được nhu cầu tinh thần, thậm chí được một số người sử
dụng nó như để gây ra những khủng hoảng xã hội, tâm lý, đạo đức, phá hoại
mơi trường… Đó là cịn khơng kể những thế lực chủ trương lợi dụng những
phát minh của khoa học công nghệ vào mục đích bành trướng kinh tế, chính trị,
răn đe và thậm chí gây ra xung đột chiến tranh, kht sâu mâu thuẫn giữa các
quốc gia, làm xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc, phá vỡ tính cộng đồng truyền
thống có tính nhân bản, khuyến khích chủ nghĩa cá nhân vị kỷ và xu hướng cực
đoan.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ phát triển lại luôn tạo những khoảng
trống mới trong nhận thức thế giới khách quan, những điều chưa hiểu biết mới,
từ đó tạo ra chỗ đứng mới cho tơn giáo, đó cũng là một nghịch lý nhưng lại có
lý. Những câu hỏi dường như vĩnh cửu của sinh vật có trí tuệ - con người –
được những người nguyên thủy giải quyết dễ dàng và tự vừa lòng bằng những
huyền thoại, những nhận thức đơn giản, cả tin, thì lại được những con người
hiện đại phải chật vật tìm giải đáp như nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc sự
sống, số phận con người, cái sống, cái chết, con người vĩnh cửu hay khái niệm
về một thời gian theo vòng tròn kiểu thuyết tiền luân hồi, có thế giới ngồi thế

giới đang sống. Rồi kết quả uyên bác đó lại rút ra một kết luận về sự bất lực của
con người và sự tôn sùng của một uy lực siêu nhân.
Nhờ khoa học công nghệ, không gian – xã hội của từng cá nhân được mở
rộng ra tồn cầu. Dân trí được nâng cao, con người do đó khơng chỉ tiếp cận với


4

tơn giáo truyền thống của riêng mình mà với tơn giáo khác, khơng chỉ tiếp cận
thụ động mà cịn biết suy xét, phê phán. Bởi vậy, có hiện tượng thành viên cùng
một tơn giáo hiểu tơn giáo mình có thể khác nhau, cũng có thể cùng một lúc tin
vào hai hay nhiều tôn giáo, hoặc tự tạo ra một tôn giáo theo ý mình. Đó cũng
chính là những ngun nhân ra đời những hiện tượng tôn giáo mới. Những hiện
tượng tôn giáo này nảy sinh muôn màu, muôn vẻ bắt nguồn từ sự khủng hoảng
niềm tin trần tục, sự bất mãn, cuồng tín phủ nhận thế giới đang sống, phủ nhận
các tôn giáo chủ lưu, mà họ cho là một thứ tôn giáo khô cứng, với một tổ chức
lỗi thời.
Chủ nghĩa cá nhân còn dẫn đến hiện tượng là các chức sắc trong tơn giáo
cũng địi cải cách tổ chức, đòi mở rộng những quy định khắt khe như diệt dục,
ăn chay, mặc y phục tôn giáo,… Một số tự động không theo, sống như người
đời thường, một số tha hóa hay sống giả dối lén lút. Hiện tượng tha hóa trong xã
hội cũng lẻn vào hay có khi cơng khai tràn qua bức tường của nhà thờ, chùa
chiền, thánh thất.
Cũng có khi, một hiện tượng khá phổ biến ở các nước phát triển là mỗi cá
nhân muốn thờ trực tiếp với Chúa không cần qua trung gian là các chức sắc, hay
lại muốn thờ Chúa của riêng mình hay theo lối riêng của mình, mặc dầu đa số
họ vẫn nhận thuộc về một tơn giáo truyền thống nào đó.
Biểu hiện của những hiện tượng tôn giáo mới này muôn màu muôn vẻ, tập
trung vào một số khuynh hướng mới sau:
Thứ nhất, có thể là sự phân rẽ từ một tôn giáo chủ lưu, nhiều khi vượt xa

giáo lý cũng có khi lại chỉ rút ra một điểm trong giáo lý để tơn thờ.
Thứ hai, có thể xoay quanh một trục tơn giáo có sẵn, nhào lộn, lắp ráp
những yếu tố tôn giáo khác, thường được hiểu một cách tầm thường hóa.
Thứ ba, có thể được dựng lên từ một nhu cầu trần tục gắn vào đó một
“hương thơm tơn giáo” tạo nên một phong trào.
Thứ tư, có thể và có phần nguy hiểm là các tơn giáo này vin vào ngày tận
thế, một yếu tố thấy ở nhiều tôn giáo khác nhau, ngày Thiên niên kỷ, ngày đổi
đời, phủ nhận trần gian để đi vào một cõi khác tốt lành.


5

2. Đặc điểm chung của các tôn giáo mới
Những hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện gây ra những bối rối cho Nhà
nước cũng như những người lãnh đạo tôn giáo chủ lưu. Nó làm giảm tính thiêng
của tơn giáo và tổ chức tơn giáo gây ra tính đa dạng, tính phân biệt thành các hệ
phái trong một tơn giáo. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, ở Mỹ có đến
3000, ở Pháp hơn 300, ở Đức 500, ở Nhật Bản hơn 1000 giáo phái khác nhau.
Đặc điểm của loại tơn giáo này thường mang tính tồn cầu. Những giáo phái lớn
có các chi nhánh ở nhiều nước, chỉ đạo khá sát sao, tín đồ thường cuồng tín, nội
dung nửa thiêng, nửa tục, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa… Họ thu hút các tín đồ của các tơn giáo khác sẵn có, phá vỡ các tổ
chức tơn giáo với các thể chế mang tính thiêng, gây mất ổn định cho nhiều nhà
nước, thậm chí lũng đoạn các chính phủ bằng cách lập các đảng, các tổ chức
chính trị, các tổ chức qn sự.
Những điều trên cịn dẫn đến một sự hồi nghi vào những thứ chủ nghĩa
trong triết học, cả duy tâm lẫn duy vật, cả chủ nghĩa duy lý và siêu lý, thực
chứng hay siêu thực, nhất nguyên hay nhị nguyên luận… Đồng thời, điều tất
yếu là dẫn đến sự xem xét lại hoặc đúng hơn là đưa ra những định nghĩa tơn
giáo khác nhau. Điều đó phản ánh sự khủng hoảng trong tôn giáo, sự phân rẽ

niềm tin trong cộng đồng, một phản ứng biểu lộ linh cảm thấy bất lực, mặt khác
lại biểu lộ sự cuồng loan, phá phách, sự lợi dụng tôn giáo và những hành vi ma
quỷ. Ngược lại, có một chiều hướng muốn giữ gìn sự trong sạch tôn giáo, muốn
hướng hoạt động tôn giáo vào công việc đạo đức, xã hội, giáo dục, y tế.
Có thể phân chia các tơn giáo mới thành 3 loại:
Thứ nhất, được dịnh hình với hàng triệu, chục triệu tín đồ, khơng phải
trong phạm vi một quốc gia. Nó có thể được tách từ một tơn giáo với một nội
dung đã thay đổi. Mục đích chính trị của nó rất cực đoan. Giáo lý có thể là sự
tổng hợp từ những giáo lý của các tôn giáo khác nhau; nó có thể khốc áo khoa
học, đạo đức… Ví dụ: Phong trào New Age (Thời đại mới) đang tỏa rộng trong
các nước theo đạo Kito. Tên gọi New Age là ý tưởng của nhà nữ thông thiên
học Ann Bailey. Bà có linh cảm về sự thay đổi sâu xa về thế giới hiện tại, một


6

niềm tin pha trộn cái minh triết của phương Đông và khoa học hiện đại. Sau đó
Paul le Cour, một lý luận gia của phái Thời đại mới lập luận: cứ mỗi 2160 năm,
mặt trời lại thay đổi cung hoàng đạo một lần và ảnh hưởng trực tiếp đến bước
tiến của nhân loại. Loài người đang ở thời kỳ đổ nát, nên phải tự cải tạo thế giới
bằng mọi phương pháp tâm linh và xã hội. Lúc đó, để có “ý thức hành tinh”,
phái này ủng hộ nữ quyền, chống Mỹ xâm lược Việt Nam. Về mặt tôn giáo, họ
vẫn thừa nhận vai trò Thiên Chúa mà Đáng Kito là đức Jesus thực sự. Nhưng họ
phê phán truyền thống nhất thần luận Tây phương, cổ vũ đại kết tôn giáo, khắc
phục sự “ly khai” của khoa học và tôn giáo… Đạo Soka Gakkai ở Nhật Bản do
Tunexabaro Makiguchi sáng lập với trên 10 triệu tín đồ, khốc áo đạo Phật, tài
sản hàng trăm tỉ đơ la, có chi nhánh khắp thế giới, là lực lượng chính trị quan
trọng trong chính trường Nhật Bản; phái Moon do Sun Myung Moon ở Hàn
Quốc, một thứ Tin lành cực đoan triệt để với 8 triệu tín đồ, đang tác động vào
đạo Tin lành ở nước ta; phái nhân chứng Jehovah; phái ngũ tuần nói tiếng lạ;

phái Mormons… những nhánh Tin lành cực đoan gây rắc rối, mất ổn định xã
hội; Mật Tông của Đạt lai Lạt ma có uy tín lớn ở phương Tây vì tính bí hiểm
của giáo chủ và tơng phái này…
Những giáo phái loại này ngồi việc đạo họ cịn tham gia việc đời, nhất là
có thể tổ chức thành đảng phái làm chính trị, làm kinh tế và khơng loại trừ tổ
chức quân sự. Có hai phái Bahaie và Khrisna muốn tìm lại cái trong sáng trong
đạo, cái bình yên.
Thứ hai, có loại tổ chức lớn, nhỏ, với số lượng tín đồ khác nhau, tự mình
muốn phủ nhận thế giới hiện hữu, chủ trương sống khép kín, loạn luân, trác
táng, kỳ quặc… như phái của Jim Jones (Ngôi đền nhân dân) gây ra cuộc tự tử
tập thể ở Guyana năm 1978, khiến 918 người chết; hiện tượng đạo David của
David Khoresh với sự tự sát hàng loạt năm 1993, gây ra cái chết của 87 người ở
bang Texax (Mỹ)… Những nhà tiên tri, những giáo chủ này có thể bị tự huyễn
hoặc nhưng đa số là lừa bịp, số lượng lên đến hàng ngàn. Đặc biệt phải kể đến
phái Aym Shinri Kyo do Shoko Ashara người Nhật Bản, muốn đầu độc tồn
nhân loại, có chi nhánh ở Liên Bang Nga và nhiều nước khác; phái Đội quân


7

của Chúa mục đích chém giết bất kỳ ai nếu được Giesu báo mộng. Tín đồ phái
này lại ăn chay, sống không trác táng.
Thứ ba, lợi dụng các hoạt động tưởng chừng không liên quan đến tôn giáo
như luyện tập thân thể, tu dưỡng bản thân, mong sống hạnh phúc hưởng lạc
dưới trần (sống trác táng, loạn luân, phản ứng lại phong tục, luật pháp, đạo đức),
hoặc ngược lại theo kiểu ép xác, luyện yoga, thiền định, kiêng cữ, tìm đến sự
giác ngộ tự thân, giao tiếp với thế giới bên kia hay ngoài hành tinh, hay dùng
khoa học để lý giải một vấn đề siêu hình liên quan đến những khái niệm phương
Đơng: đạo, khí, vơ vi, giải thốt… hay dấy lên phong trào thần giao cách cảm,
thấu thị, thông linh học, chữa bệnh không cần thuốc, một thứ ma thuật hiện đại.

Loại này dễ gây ra niềm tin có tính mê tín, phủ nhận y học hiện đại (kể cả Đơng,
Tây y), phủ nhận khoa học chân chính, tầm thường hóa hoặc lắp ghép những
triết lý cao siêu, có trường hợp dẫn đến thành lập những tổ chức chính trị hoạt
động ngồi sự quản lý của nhà nước, được thế lực bên ngoài lợi dụng như
trường hợp của Pháp ln cơng (Trung Quốc).
Cũng có thể coi đây là một sự phản ứng lại cái hiện đại, một sự phản ứng
tiêu cực, nhưng, trong nhiều trường hợp, cũng là một hình thức xung đột mang
màu sắc tơn giáo, gây ra sự bất ổn định chính trị, xã hội, và có tác động phản
văn hóa nhiều hơn. Đó là do các phần tử phản ứng một cách vơ thức vì bị chấn
thương trước những sự kiện khó lường trong cuộc sống, dường như bất mãn với
xã hội hiện hành, tự thấy bị đẩy ra khỏi dịng xã hội, thậm chí vi phạm trật tự an
ninh, dẫn đến những hành vi chính trị nhuốm màu sắc tơn giáo. Đó dường như
là xu hướng quan trọng hiện nay, khó kiểm sốt, đang có chiều hướng phát triển.
Trong giới khoa học cịn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho đó
là kết quả của một thứ dân chủ trong đời sống tơn giáo, khơng bằng lịng với các
tổ chức tơn giáo độc quyền, phần lớn các tác giả khác lại cho đó là một sự suy
thối nghiêm trọng hay chí ít cũng là hiện tượng khơng bình thường trong đời
sống tơn giáo. Những hiện tượng tôn giáo hay giáo phái mới xuất hiện tuy có
bất ngờ nhưng cũng có quy luật vì tính hiện thực của nó, “vừa phản ánh, vừa
phản kháng” (C.Mác) sự khủng hoảng của xã hội hiện nay. Trong giới khoa học


8

thế giới chưa kịp thời gian đánh giá và nghiên cứu. Đó cũng chính là một chứng
cớ cho thấy tơn giáo đang xuất hiện dưới một dạng không như chúng ta thường
hiểu.
Cũng cần đề cập đến xu hướng rất đáng lưu ý và đang phổ biến là xu
hướng trở về những tôn giáo truyền thống hay dân tộc đã thấy ở các nước kể cả
công nghiệp, nhưng phổ biến ở những nước thường bị uy hiếp bởi các tôn giáo

ngoại sinh, ít chấp nhận sự hồn đồng, mà thường là xóa bỏ tơn giáo bản địa,
với tư cách chỉ xem bản thân tơn giáo của mình là duy nhất, cịn tất cả là tà giáo.
Xu hướng này phản ánh trong trào lưu muốn bảo vệ sắc thái văn hóa dân tộc,
khơng muốn hịa tan trong một văn hóa thế giới buộc phải chấp nhận, nhưng
khơng muốn đánh mất mình. Có người gọi đây là hiện tượng tái đổi mới tôn
giáo truyền thống hay dân tộc. Thật vậy, không một tôn giáo ngoại sinh nào
muốn cắm rễ vào một vùng đất mới, mà khơng ít nhiều phải chấp nhận những
yếu tố tơn giáo bản địa.
Có thể nói trong việc nhận diện các hiện tượng tơn giáo mới thì một thao
tác khơng thể bỏ qua là phải phân loại, chọn các mẫu điển hình cho từng loại để
nghiên cứu cũng như phải xem xét gốc rễ lịch sử, những biến thái của chúng
trong q trình tồn tại và phát triển của nó.
3. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, bên cạnh các tôn giáo chủ lưu, ở Việt Nam
cũng đã thấy xuất hiện những hiện tượng tơn giáo mới, những tiên tri, những
người có phép màu, tình trạng góp nhặt những yếu tố các tôn giáo tạo thành một
tôn giáo mới, những hiện tượng nửa khoa học, nửa thần bí. Những hiện tượng
này có một số bắt nguồn từ bên ngoài, một số do tình hình xã hội phát sinh phản
ánh hai khuynh hướng hướng thiện và hướng vào sự chống đối hiện thực xã hội
cuồng tín và mê muội, một khuynh hướng văn hóa và một khuynh hướng phản
văn hóa. Điều đáng lưu ý là hiện tượng đưa Hồ Chủ tịch và một số người có
cơng với cách mạng và kháng chiến vào điện thần các tôn giao hay được “phong
thánh”.


9

Những hiện tượng tôn giáo mới này phát triển đã từ lâu ở miền Nam Việt
Nam, với những đạo Lành, đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo Dừa, đạo Chuối… khi lặn
khi mọc. Trong cao trào đó, kế thừa truyền thống của phong trào cứu thế có từ

thế kỉ XIX, đạo Phật Hịa Hảo dứng vững ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long,
đạo Cao Đài ở Tây Ninh, các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Ở miền Bắc, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện muộn hơn, nơi ảnh hưởng
của Khổng giáo bị giảm sút, nơi tình hình chưa ổn định sau chiến tranh và quá
độ thời kỳ đổi mới chưa hoàn thành.
Khi mới ra đời, trong các tơn giáo mới có những nhóm phái có tính dân
tộc, thậm chí cịn lãnh đạo một bộ phận phong trào yêu nước chống Pháp. Hiện
tượng phong trào nông dân mang màu sắc tôn giáo chủ yếu tập trung ở xứ Nam
Kỳ với các hội kín, các Thiên Địa hội và phong trào “các ơng Đạo”, còn ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ, hiện tượng này rất thưa thớt.
Hiện nay, tình hình có vẻ ngược lại: đa phần các “hiện tượng tôn giáo mới”
xuất hiện từ năm 1988 trở lại đây, chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, nhất
là các tỉnh: Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội… có nhiều tơn
giáo mới đã có mặt gần như trong cả nước hoặc những khu vực rộng lớn, nhiều
tỉnh thành.
Có thể phân loại các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam thành 3 loại: loại
tách ra, hoặc có gốc rễ từ một tơn giáo lớn, loại tích hợp mới nảy sinh và loại
mới nhập từ ngoại quốc vào. Trong số 50 “hiện tượng tơn giáo mới” ở nước ta
hiện nay có 8 hiện tượng xâm nhập từ nước ngồi vào, cịn 42 hiện tượng khác
mới phát sinh trong nước. Kinh sách của đại bộ phận các nhóm tơn giáo mới
này đều mang tính cách bình dân, lộn xộn, pha tạp; phương thức truyền giáo thô
sơ; tổ chức và nghi lễ đơn giản, lỏng lẻo và ước lệ.
Ở nước ta, sự tác động của những “đạo lạ” từ nước ngoài vào ngày một
nhiều; nảy sinh các giáo phái, tà giáo rất lạ lùng. Ngồi ra, nổi lên những hiện
tượng ma thuật, bói tốn, cúng bái… làm cho khơng khí tơn giáo nhộn nhịp,
nhưng lại cũng dẫn những con người cả tin đến chỗ mê tín, phục hồi hủ tục,


10


khơng có lợi gì cho đức tin tơn giáo trong sáng, dẫn đến một số người lợi dụng
tôn giáo cho những mục đích khác nhau.
Thực tế, hiện tượng tơn giáo mới ở Việt Nam có thể nói là “lành ít, dữ
nhiều”, gây ra những hoài nghi trong xã hội và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Bởi, đặc trưng của hiện tượng này phản ánh tính khủng hoảng của thế giới chưa
ổn định hiện nay trong buổi đầu của giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển tiếp sang
xã hội tin học, sinh học mang tính tồn cầu hóa. Những hiện tượng này thường
được một người coi là hóa thân của một vị thần hay tự xưng là có kinh nghiệm
thánh thần đứng lên lập đạo bằng cách lựa chọn một yếu tố trong một tôn giáo
hay tổng hợp yếu tố nhiều tơn giáo lắp ráp theo ý riêng mình. Có loại pha chút
khoa học thần bí: ngoại cảm, nhân điện, phát tín từ xa được giải thích một cách
trực giác, qua niềm tin vơ hình, bằng phương pháp “siêu lý”… Loại này đang là
một trong những xu thế hiện nay rất phát triển ở các nước công nghiệp mới ảnh
hưởng đến nước ta, hấp dẫn những người cả tin, hay vì một lẽ gì khơng chấp
nhận hiện trạng, hoặc làm hồi nghi những người có học nửa vời. Có những loại
nội sinh từ truyện cả nhà hóa Phật của Trịnh Thái Bình, một tri thức tự đứng ra
lập trường ngoại cảm Tố Dương (1992), Hội Long Hoa Di Lặc phổ biến suốt từ
Nam ra Bắc với niềm tin ngày Đức Di Lặc thay thế đang đến, đổi đời mở hội
Long Hoa; nhóm Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh, mượn danh Chủ Tịch Hồ Chí
Minh hành đạo, đạo Nami Bồ Tát; đạo Quang Minh, đạo Chân không; đạo
Bạch, Quốc tổ Lạc Hồng… Có những loại ngoại nhập như đạo Thanh Hải Vô
Thượng Sư (Đài Loan); đạo Vi vô khoa học thần bí (Pháp); Khổng Mạnh thánh
đạo hội (Đài Loan),… Những đạo này theo quy luật chung nổi lên hay lặn tắt,
tùy thuộc vào niềm tin của quần chúng tín đồ vào người khởi xưởng. Hầu hết
các hiện tượng trên đều pha lẫn đạo với đời.
Bên cạnh các “hiện tượng tôn giáo mới”, nảy sinh việc mượn danh một tôn
giáo, dựa vào một tập tục xưa như vua ra (Vàng Chứ - Hmơng), thờ Thiên
Hồng (Thìn Hùng – Dao) truyền bá đạo trái phép mang tính chính trị nhiều hơn
tơn giáo, gây chia rẽ dân tộc và trong nội bộ một dân tộc, xóa bỏ bản sắc văn
hóa dân tộc.



11

Ngoài những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tinh thần, về trật tự xã hội, xâm
phạm tài sản và nhân phẩm con người, mê tín dị đoan mà các hiện tượng này
trực tiếp hay gián tiếp gây ra, các biệt có những trường hợp tự sát hay tự tàn sát
tập thể như ở Sơn La mấy năm gần đây.
4. Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta
Đồn kết tơn giáo, hồ hợp dân tộc, tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo là những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo.
Hồ Chí Minh cho rằng: "Lực lượng tồn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết.
Không ai chiến thắng được lực lượng đó". Đồn kết tồn dân, trong đó có đồn
kết dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.
Với tinh thần đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tập hợp được đơng đảo chức sắc, tín đồ các tơn giáo hết lòng phấn đấu
cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do
lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý
xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ln quan tâm đến tơn
giáo và có chính sách tín ngưỡng, tơn giáo đúng đắn và phù hợp với từng giai
đoạn của cách mạng.
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đến
năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sách đối với tơn
giáo qua Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) "Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong
tình hình mới". Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi môi đối với tôn giáo, tổng
kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nẩy sinh, trong bối cảnh

trong nước và thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12-3-2003, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về
cơng tác tôn giáo. Văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà


12

nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Tư tưởng của Nghị quyết
25 được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm
tăng cường đồn kết đồng bào các tơn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường
theo đúng pháp luật. Các tơn giáo hoạt động trong khn khổ pháp luật, bình
đẳng trước pháp luật.
Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết
tồn dân tộc, khơng phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo. Đồn kết
đồng bào theo các tơn giáo khác nhau; đồn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng
bào không theo tơn giáo. Đại đồn kết tồn dân tộc với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng
bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân khơng phân biệt tín
ngưỡng, tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Động
viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất
Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh,
quốc phịng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong

đó có đồng bào các tơn giáo.
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ
tiên, tơn vinh những người có cơng với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự
phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo. Đồng thời, nghiêm
cấm lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các
dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.


13

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có liên quan
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành vì cuộc sống
tinh thần và vật chất của hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các
tơn giáo, phân bố ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động
tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ
gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tơn giáo của mình theo đúng quy định của
pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân
thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo,
hoạt động mê tín dị đoan, khơng được ép buộc người dân theo đạo cũng như bỏ
đạo.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 4-2006) tiếp tục khẳng định: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận
quan trọng của khối đại đồn kết dân tộc. Thực hiện nhất qn chính sách tơn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật. Đồn kết đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không

theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời,
đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp
luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, văn hố của đồng bào các tơn giáo. Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động
mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm phương hại đến
lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân".
Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nặng về lễ thức, nhẹ về
giáo lý, lãng phí tiền bạc, thời gian, dễ rơi vào chỗ mê tín, hủ lậu. Đó là điều lo
lắng của mọi người. Làm trong sạch, lành mạnh hóa các hoạt động tôn giáo là


14

việc làm của tồn Đảng, tồn dân. Đó là việc làm lâu dài cần thuyết phục bằng
phương pháp giáo dục, đôi khi cũng phải bằng luật pháp. Với hành vi mê tín, hủ
tục cần sự kiên trì giáo dục với những biện pháp mềm dẻo.
Trước những cái “mới” từ xã hội công nghiệp phát triển, trong đời sống
tôn giáo, rất cần cảnh giác dưới góc độ văn hóa với những “hiện tượng tơn giáo
mới”, phản văn hóa, phản nhân văn, những người cầm đầu lợi dụng lòng nhẹ dạ,
cả tin nhất là ở những tầng lớp ít học, sự bất mãn hoặc tâm lý của những người
tự gạt mình ra khỏi cộng đồng, để tập hợp họ lại, gây rối loạn cho xã hội. Cũng
cần cảnh giác với tâm lý tự ti cho rằng những tơn giáo tín ngưỡng của bản thân
là “lỗi thời” không hợp mốt với thời đại, dẫn đến sa ngã vào những tôn giáo
ngoại sinh xa lạ.
Với những hoạt động thuần túy mang tính tơn giáo thì cần tơn trọng. Làm
sao giữ được sự trong sáng, kinh kệ dễ hiểu và rõ ràng, các nghi thức bớt rườm
rà, tránh sự ngu dân trong tôn giáo. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần phân biệt rõ
ràng với những âm mưu muốn lợi dụng tơn giáo vào mục đích chính trị, vì đó là

hành động tiếp tay cho kẻ thù, ảnh hưởng đến sự mất còn của đất nước. Đồng
thời cũng cần thơng cảm với các tín đồ, có tháu độ khoan dung mềm mỏng với
họ, nhiều khi họ vơ tình, do khơng hiểu biết mà bị kẻ xấu lợi dụng. Cũng cần
xóa bỏ dần những mặc cảm khơng đúng đắn của quần chúng theo đạo, để họ
thật hiểu chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước là nhất quán trước sau như
một, và cũng chính là bảo vệ sự trong sáng của tôn giáo mà họ tin theo và cho
chính bản thân họ.
Sự trở lại tơn giáo trong thời gian gần đây là một xu thế có thể chấp nhận.
Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như các tổ chức tôn giáo cần hướng các
tôn giáo vào sự trong sáng, trí tuệ. Có như thế tơn giáo mới lành mạnh, vì dân
tộc, vì nhân loại, tìm thấy ở tôn giáo những điều phù hợp với đạo đức xã hội chủ
nghĩa. Ngược lại, nếu buông lỏng quản lý thì các hoạt động tơn giáo sẽ đi vào
những điều thiếu đạo đức, buôn thần bán thánh, mê hoặc quần chúng, thậm chí
để kẻ xấu lợi dụng vào mục đích chính trị đen tối, dẫn đến sự suy thối của tơn
giáo. Tính thiêng liêng, thanh khiết của tơn giáo sẽ bị giảm sút. Đó cũng chính


15

là trách nhiệm của các ban ngành quản lý tôn giáo, cũng như của những tổ chức
tôn giáo.


16

KẾT LUẬN
Có thể nói, nhìn "hiện tượng tơn giáo mới" này, mỗi người lý giải một
cách khác nhau. Người cho rằng, đây là sự phản ứng tiêu cực đối với đời sống
hiện đại trong nhiều trường hợp mang những màu sắc xung đột tôn giáo, gây ra
sự bất ổn định chính trị, xã hội, phản văn hố nhiều hơn. Có ý kiến khác thì cho

rằng, đây là kết quả của thứ dân chủ trong đời sống tôn giáo, không bằng lịng
với tổ chức tơn giáo độc quyền, cũng có ý kiến khác lại cho rằng đây là một sự
suy thoái nghiêm trọng hay chí ít cũng là hiện tượng khơng bình thường trong
đời sống tơn giáo. Tuy nhiên, cho dù đánh giá thế nào chăng nữa thì hiện tượng
tơn giáo mới đang là một xu hướng khách quan, hiện hữu trong đời sống tôn
giáo trong thời gian gần đây.
Đối với việt Nam, hiện tượng tơn giáo mới có những đặc trưng điển hình,
một mặt xuất hiện muộn hơn nhiều so với thế giới, mặt khác, xuất hiện, tồn tại
trong nền kinh tế chậm phát triển và mang nặng tính chất sản xuất nông nghiệp,
nên hiện tượng tôn giáo mới chỉ là hiện tượng mang tính chất tơn giáo, nhưng
lại lẻ tẻ và chưa thành một phong trào rõ rệt như ở một số nước khác. Hơn nữa,
những nhóm có tính chất tôn giáo ở đây thường không chú ý tới việc thể chế
hố, mà lưu tâm đến tính cộng đồng, làm sao nhiều người biết đến, ủng hộ,
tham gia. Bên cạnh đó, hiện tượng tơn giáo mới ở Việt Nam, một mặt xuất hiện
từ bên trong mang tính chất nội sinh, mặt khác được du nhập từ bên ngoài, chưa
được "tiêu hố" hết, nên mang tính lộn xộn mà được biểu hiện từ ngay những
tên gọi, giáo lý, nghi lễ.
Như vậy, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới là hậu quả tất yếu của sự
biến đổi xã hội: toàn cầu hố, kinh tế tri thức, phát triển khoa học-cơng nghệ.
Điều đáng quan tâm hơn, hiện tượng tôn giáo mới này có tác động khơng chỉ tới
đời sống tơn giáo, mà còn cả trong đời sống xã hội. Vấn đề “tôn giáo mới” đang
gây tranh cãi cả về mặt luật pháp và thái độ ứng xử của nhiều quốc gia, trong
bối cảnh đó, chúng ta cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn về hiện tượng này, làm
cơ sở khoa học cho việc định ra thái độ ứng xử thích hợp, góp phần hồn thiện
hơn chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Mai Thanh Hải, 2000, Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.

2.

Đỗ Quang Hưng, 2001, Hiện tượng tôn giáo mới mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội.

3.

Đặng Nghiêm Vạn, 2001, Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.

Viện nghiên cứu tôn giáo, 1994, Những vấn đề tôn giáo hiện nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5.

Lý Bình Hoa, Triển vọng phát triển của tơn giáo thế giới, Tạp chí
nghiên cứu Tơn giáo, số 6 – 2005

6.

Đặng Nghiêm Vạn, Diễn trình tơn giáo qua lịch sử nhân loại, Tạp
chí nghiên cứu Tơn giáo, số 2 – 1999.




×