PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức thế giới thì giáo
dục ngày càng có sứ mệnh cao trong đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài cho đất nước.
Trước tình hình đó, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới toàn diện theo
tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để hòa nhập
vào nền giáo dục của thế giới. Đảng khẳng định: Giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, “đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Ngày nay nước ta đang trong q trình đổi mới
và tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì ngành giáo dục địi hỏi phải đổi
mới về mục tiêu, nội dung dạy học và phương pháp dạy học.
Hiện nay, phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, người
thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức mới và phát
triển kỹ năng cho người học đóng vai trị quan trọng. Ngồi ra, mơn Địa lí với đặc trưng
học sinh vừa tiếp thu kiến thức cơ bản đồng thời phải biết tư duy, nghiên cứu để giải
quyết các vấn đề thực tiễn, trong đó cần quan tâm đến kỹ năng khai thác bản đồ, biểu đồ,
bảng số liệu trong Át lát địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Một nội dung quan trọng mà
mơn Địa lí phải quan tâm là việc hiểu biết, giữ gìn và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của nước ta trong thời kỳ mở cửa, hội nhập thế giới. Với những đặc trưng trên, thì
việc đổi mới phương pháp dạy học trong mơn Địa lí là vơ cùng cần thiết nhằm giúp học
sinh u thích học mơn Địa lí và để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện
giúp học sinh tiếp thu nhanh và dễ hiểu kiến thức, giảm bớt ghi nhớ máy móc để hỗ trợ
trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi mơn Địa lí, đặc biệt là đối với việc ôn tập và thi tốt nghiệp
THPT. Trong thi tốt nghiệp THPT mơn Địa lí, thơng qua Atlat địa lí sẽ giúp học sinh dễ
lấy điểm và có thể vận dụng trả lời nhiều câu hỏi khác trong đề thi. Vì vậy giáo viên cần
quan tâm sâu sắc đến việc “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí ơn thi tốt nghiệp
THPT” đây là nội dung khơng thể thiếu trong q trình dạy học mơn Địa lí cấp THPT.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế giảng dạy mơn Địa lí tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo
dục thường xuyên nói chung và ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường
xuyên quận Ơ Mơn nói riêng thì chất lượng đầu vào của học sinh đa phần trung bình và
yếu, vả lại các em cịn lười học bài nhưng đối với mơn địa lí địi hỏi phải ghi nhớ nhiều
kiến thức, dẫn đến việc học địa lí trở nên nhàm chán. Vì vậy, việc sử dụng Atlat để dạy
học mơn địa lí là rất cần thiết và hiệu quả giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức, ít phải
ghi nhớ máy móc và vận dụng vào các kỳ kiểm tra, nhất là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ngoài ra, học sinh ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xun
khơng có thế mạnh về Khoa học tự nhiên nên phần lớn các em chọn bài thi Khoa học xã
1
hội. Vì vậy, việc các em vững kỹ năng khai thác Atlat sẽ giúp các em có điểm cao trong
kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng thực tế việc khai thác Atlat của nhiều học sinh còn tồn tại
nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân có thể là do học sinh chưa nắm được
hệ thống ký hiệu, chưa khai thác được các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong Atlat, trình
tự khai thác chưa khoa học, học sinh chưa biết kết hợp giữa các trang atlat với nhau... Do
đó việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat thành thạo trong ôn thi tốt nghiệp là việc làm
rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen tự học, say mê nghiên cứu Địa lí.
Xuất phát từ thực tiễn trên, là giáo viên Địa lí, bản thân ln tìm tịi nhiều phương
pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn. Từ nhiều phương pháp đã được tập huấn, được
chia sẽ từ đồng nghiệp tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp “Hướng dẫn học sinh sử
dụng Atlat Địa lí ơn thi tốt nghiệp THPT”. Đây cũng là đề tài tôi chọn để nghiên cứu và
thực nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập cho kỳ thi THPT năm 2020 và
làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi cố gắng đưa ra các biện pháp hướng
dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí trong quá trình ơn thi tốt nghiệp THPT tại Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xun quận Ơ Mơn. Từ đó, giúp các em có
phương pháp làm việc với Atlat một cách hiệu quả nhất là trong quá trình ôn thi tốt
nghiệp.
III. Kết quả cần đạt được:
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng Atlat của học sinh để đánh giá được mức độ hiểu
biết của các em về kỹ năng này.
Thơng qua kết quả khảo sát để phân tích đánh giá tình hình nhằm lựa chọn biện
pháp hướng dẫn phù hợp trong q trình ơn tập cho học sinh.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12A Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp –
Giáo dục thường xun quận Ơ Mơn.
Phạm vi nghiên cứu đề tài hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong ôn thi tốt
nghiệp THPT.
PHẦN B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC
SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG ƠN THI
TỐT NGHIỆP THPT MƠN ĐỊA LÍ:
1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành
năm 2012:
- Kí hiệu chung ( trang 3)
- Bản đồ hành chính ( trang 4,5)
- Bản đồ hình thể (trang 6,7)
2
- Địa chất và khống sản ( trang 8)
- Khí hậu ( Trang 9)
- Các hệ thống sông ( trang 10)
- Các nhóm và các loại đất chính ( trang 11)
- Thực vật và động vật ( trang 12)
- Các miền tự nhiên ( trang 13 và14)
- Dân số và dân tộc ( trang 15 và 16)
- Kinh tế chung gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
( từ trang 17 đến trang 20).
- Công nghiệp chung và Các ngành công nghiệp trọng điểm ( trang 21 và 22).
- Giao thông, thương mại, du lịch ( từ trang 23 đến trang 25).
- Các vùng kinh tế gồm:
+ Vùng Trung du và miềm núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng (trang 26)
+ Vùng Bắc trung Bộ (trang 27).
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (trang 28)
+ Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (trang 29)
- Các vùng kinh tế trọng điểm ( trang 30).
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam :
Atlat là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối với mơn Địa
lí ở cấp THPT. Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thơng
tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự
học, tự nghiên cứu. Atlat có vai trị đặc biệt với học sinh THPT chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Khai thác Atlat cần kết hợp với kiến thức rút ra từ sách giáo khoa để cập nhật kiến thức,
phân tích, tổng hợp.
Trong những năm gần đây do cấu trúc của đề thi tốt nghiệp môn địa lý: Tỉ lệ câu
hỏi sử dụng Atlat chiếm từ 20 – 30% tổng số điểm mà học sinh làm bài, vì vậy việc sử
dụng Atlat sẽ giúp học sinh có điểm cao, giảm bớt khối lượng kiến thức học thuộc lịng.
Atlat Địa lí Việt Nam là một hệ thống hồn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan
hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội
dung SGK với ba phân chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí vùng kinh tế.
Trọn đó, mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và sát với kiến
thức sách giáo khoa. Vì vậy đối với học sinh ơn thi tốt nghiệp lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử
dụng Atlat phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xun qua từng bài học.
Trong chương trình Địa lí lớp 12 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong
Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang
Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử
dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rất
cần thiết để các em vận dụng tốt vào thi tốt nghiệp.
3
II. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH SỬ
DỤNG ATLAT TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT :
1. Nắm được cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam.
Cần giúp học sinh nắm được cấu trúc của Atlat địa lí gồm từng phần, từng trang,
mối quan hệ giữa các trang... Từ đó học sinh sẽ dễ dàng tìm hiểu các nội dung trong Atlat
địa lí việt Nam để phục vụ tốt cho quá trình học tập và làm bài thi đạt điểm cao.
2. Những vấn đề chung khi khai thác bản đồ trên Atlat:
Cần nắm vững kỹ năng sử dụng Atlat mới có thể khai thác kiến thức và giải thích
các hiện tượng địa lí. Do đó, kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt nam là khơng thể thiếu
được khi học mơn Địa lí.
Khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam học sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:
- Xác định tên bản đồ để tìm nội dung khai thác phù hợp.
- Nắm được hệ thống kí của bản đồ.
- Đọc phần chú giải và tỉ lệ của từng trang bản đồ đó. Đây là cơ sở để biết được nội
dung trên bản đồ Atlat.
- Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định được phương hướng trên bản đồ, Atlat.
- Biết phối hợp giữa các trang Atlat liên quan để tìm ra nội dung kiến thức.
3. Hướng dẫn khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh
kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí.
Trong phần này, học sinh phải có kỹ năng nhận xét các bản đồ, biểu đồ, bảng số
liệu có trong các trang Atlat mới có thể khai thác được nội dung và vận dụng nội dung
khai thác được vào học tập địa lí có hiệu quả.
Đối với phần địa lí tự nhiên được xem là phần khó khai thác hơn so với các phần
học khác, vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung bài học trước rồi mới kết hợp
với Atlat địa lý để phân tích, tìm hiểu nội dung cần tìm.
a. Hướng dẫn khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để giúp học sinh tìm hiểu
kiến thức địa lí tự nhiên.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, hãy cho biết than đá tập trung nhiều nhất
ở tỉnh nào?
A. Quảng Ninh
B. Thái Nguyên
C. Cao Bằng
D. Tuyên Quang
Để làm được câu này giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat trang 26 kết hợp
với Atlat trang 8 để xác định số lượng mỏ than đá thuộc các tỉnh nêu trong các đáp án, từ
đó sẽ chọn được tỉnh có số lượng mỏ than đá nhiều nhất.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày hoạt
động của Bão ở nước ta?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem Atlat trang 9 (Khí hậu) để khai thác các nội
dung sau:
+ Thời gian hoạt động và hướng di chuyển của Bão.
+ Tần suất Bão theo từng tháng.
4
+ Phạm vi hoạt động của Bão ở ba miền: Bắc, Trung, Nam.
Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những
đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc? Nêu ảnh hưởng của địa hình đến sự phân
hố khí hậu của vùng này như thế nào?
Dựa vào Atlat trang 13, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày được các nội dung
sau:
- Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc: Địa hình cao nhất nước, hướng
núi Tây bắc – đông nam, xen giữa là các cao nguyên, dãy núi, thung lũng sơng…
- Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến sự phân hố khí hậu của vùng:
Làm cho gió mùa đơng bắc suy yếu dần và khí hậu phân hố đa dạng có đủ 3 đai cao.
Ví dụ 4: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên Lâm
Viên thuộc tỉnh nào?
A. Lâm Đồng
B.Đắk Nông
C. Đắk Lắk
D.Ninh Thuận
Để chọn được đáp án đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp trang 14 và
trang 15 của Atlat để xác định được cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng.
b. Hướng dẫn khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh
kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí dân cư.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lý Việt nam trang 15 và những kiến thức đã học hãy
trình bày đặc điểm phân bố dân cư khơng đều ở nước ta?
Để làm được câu này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích các bản
đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat để khai thác các nội dung sau:
* Dân cư nước ta phân bố không đều
- Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi:
+ Đồng bằng ven biển có mật độ rất cao: Đồng bằng sơng Hồng phần lớn có mật
độ dân số cao từ 1001 – 2000 người/km2. Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ từ 501 –
1000 người/km2. Đồng bằng ven biển miền trung mật độ dân số thấp hơn từ 101 – 500
người/km2.
+ Trung du, miền núi có mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên dưới 100
người/km2, Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
- Phân bố không đều giữa các đồng bằng.
+ Đồng bằng sơng Hồng có mật độ dân số cao nhất, mật độ dân số cao từ 501 –
2000 người/km2.
+ Thấp nhất là đồng bằng ven biển miền Trung có mật độ từ 102 – 500 người/km2.
+ Đồng bằng sơng Cửu Long phần lớn có mật độ dân số từ 101 – 200 người/km2
và từ 201 – 500 người/km2.
- Dân cư phân bố không đều trong vùng, cụ thể:
+ Đồng bằng sông Hồng ở vùng trung tâm, ven biển phía đơng và đơng nam độ cao
trên 2000 người/km2, rìa phía bắc, đơng bắc và phía tây nam của đồng bằng mật độ chỉ có
201 – 500 người/km2.
5
+ Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền, sơng Hậu mật độ từ 5001 -1000
người/km2. Phía tây tỉnh long An và kiên Giang có mật độ từ 50 – 100 người/km2.
- Dân cư phân bố không đều trong tỉnh, cụ thể:
Tỉnh Khánh Hòa: Vùng ven biển tại thành phố Nha Trang có mật độ 200.001 –
500.000 người/km2, Cam Ranh có mật độ 100.000 – 200.000 người/km2, nhưng vùng
phía tây của tỉnh giáp với Đắk Lắk và Lâm động có mật độ thấp dưới 50 người/km 2.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat trang 15, cho biết đô thị nào sau đây là đơ thị đặc biệt?
A.Hà Nội
B.Cần Thơ
C.Hải Phịng
D.Đà Nẵng
Để chọn được đáp án đúng, học sinh dựa vào chú thích “Phân cấp đơ thị” trang
Atalt 15 để chọn đáp án A. Hà Nội.
c. Hướng dẫn khai thác các bản đồ kinh tế, nhận xét các biểu đồ trong Atlat
để rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các ngành kinh tế nước ta.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19. Nhân xét sự thay đổi trong diện
tích cây cơng nghiệp nước ta giai đoạn 2000-2007.
Dựa vào atlat trang 19, bản đồ Cây công nghiệp năm 2007, học sinh nhận xét được
các nội dung sau:
- Tổng diện tích cây cơng nghiệp nước ta tăng liên tục (kèm số liệu).
- Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm cao hơn và tăng nhanh hơn cây công nghiệp
hàng năm (kèm số liệu).
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19. Trình bày tình hình phát triển lúa
ở nước ta.
Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ Lúa năm 2007, quan sát bảng chú giải
trong bản đồ để nêu được các nội dung sau:
- Diện tích lúa tăng nhanh: năm 2000 là 7.666 (nghìn ha) tăng lên 7.329 năm 2005
và tăng đạt 7.207 (nghìn ha) năm 2007.
- Sản lượng Lúa: năm 2000 là 32.530 (nghìn tấn), năm 2005 là 35.832 (nghìn tấn)
và tăng lên 35.942 (nghìn tấn) năm 2007.
- Có diện tích và sản lượng ta tính được năng suất lúa qua các năm: năm 2000 là
4,2 tấn/ha, năm 2005 là 4,9 tấn/ha, năm 2007 là 5,0 tấn/ha. Vậy sản lượng lúa tăng liên
tục.
- Tình hình phân bố cây lúa như sau:
+ Đồng bằng Sơng Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước, chiếm
trên 90% diện tích trồng cây lương thực, đứng thứ hai là Đồng bằng sông Hồng. Tây
Nguyên và Tây Bắc có diện tích trồng lúa thấp.
+ Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực chiếm trên
90% gồm các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh của Đồng bằng sông Hồng
như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng,…
Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí trang 20, cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản
khai thác lớn nhất cả nước.
A.Kiên Giang
B.Cà Mau C.Bình Thuận
D.Bà Rịa-Vũng Tàu.
6
Để làm được câu này, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ Atlat trang 20,
bản đồ Thủy sản năm 2007. Xem chú giải kết hợp với bản đồ biết được cột màu đỏ tỉnh
này cao nhất là có sản lượng thủy sản cao nhất, từ đó học sinh chọn được đáp án A.Kiên
Giang.
Ví dụ 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt nam trang 19 và những kiến thức đã học hãy
trình bày hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat trang 19, Chăn nuôi năm 2007. Học
sinh quan sát biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm
2000, 2005, 2007 sẽ trình bày được nội dung sau:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng: năm 2000 là 18.505 tỉ đồng, năm 2005 là
26.108 tỉ đồng, năm 2007 tăng lên 29.196 tỉ đồng.
- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi như sau:
+ Gia súc: năm 2000 là 66%, năm 2005 là 71%, năm 2007 là 72%.
+ Gia cầm: năm 2000 là 18%, năm 2005 là 18%, năm 2007 là 13%.
+ Sản phẩm không qua giết mổ: năm 2000 là 16%, năm 2005 là 15%, năm 2007 là
15%.
- Tình hình phân bố đàn gia súc, gia cầm: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào
chú thích trình bày được các nội dung sau:
+ Đàn trâu phân bố tập trung ở một số tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc bộ.
+ Đàn bò phân bố tập trung chủ yếu ở một số tỉnh của Duyên hải nam Trung Bộ,
bắc trung Bộ.
+ Đàn lợn phân bố ở khắp nơi, tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
sơng Cửu Long và rải rác các vùng khác.
Ví dụ 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 và những kiến thức đã học hãy
trình bày tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta?
Để trình bày được nội dung trên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự
các bước như trên để khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat. Cụ thể
là:
- Tình hình phát triên Lâm nghiệp: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét biểu đồ
cột chồng để biết được tổng diện tích rừng, quy mơ và giá trị sản xuất lâm nghiệp của
nước ta các năm 2000, 2005, 2007. Dựa vào ký hiệu tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích
tồn tỉnh để biết những tỉnh có diện tích rừng lớn.
- Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét
biểu đồ cột chồng để biết được tình hình phát triẻn sản lượng thuỷ sản của cả nước tăng
qua các năm 2000, 2005, 2007. Đồng thời qua hệ thống chú giải của trang học sinh tính
được tỉ trọng và sự phân bố giá trị sản xuất thủy sản trong Nơng, lâm, thủy sản.
Ví dụ 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat địa lí trang 21 (Cơng nghiệp
chung). Hãy chứng minh rằng nước ta có sự phân hố cơng nghiệp theo lãnh thổ và theo
thành phần kinh tế?
7
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm
công nghiệp trong phần chú thích, từ đó học sinh trình bày.
- Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ được đặc điểm phân hố cơng
nghiệp nước ta như thế nào?
- Từ bản đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định sự phân bố công nghiệp không
đều theo lãnh thổ, tập trung theo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và
vùng phụ cận, Đông Nam Bộ,…
- Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu đồ tròn để thấy được cơ cấu giá trị sản xuất
cơng nghiệp theo nhóm ngành có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo thành phần kinh tế và biết được xu hướng thay đổi. Nhận xét biểu đồ cột để biết
được tình hình phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm.
- Hướng dẫn học sinh xác định những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội.
Ví dụ 7: Đối với tình hình phát triển các ngành cơng nghiệp trọng điểm: Giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ và nhận xét các biểu đồ trong trang atlat
22 (các ngành cơng nghiệp trọng điểm).
- Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công
nghiệp trọng điểm, biết được giá trị sản xuất, tỷ trọng và cơ cấu các ngành trọng điểm
như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu ngành Cơng nghiệp năng lượng. Yêu cầu học
sinh xác định các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn nhất nước và giải thích sự phân bố
của chúng?
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xem bảng chú giải, giúp học sinh nhận biết được
kí hiệu nhà máy Nhiệt điện có hình ngơi sao màu đỏ và thuỷ điện có màu xanh, đang xây
dựng là ngơi sao màu xanh hình trịn trắng ở giữa, từ đó học sinh sẽ trình bày được sự
phân bố các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện và giải thích được nguyên nhân.
+ Dựa vào atlat trang 22, giáo viên giúp học sinh xác định được vị trí các nhà máy
thuỷ điện như: Nhà máy Hồ Bình trên sơng Đà, cơng suất 1920MW, thuộc tỉnh hồ
Bình, Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, công suất 2400MW, thuỷ
điện Yaly trên sông Xêxan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia Lai, thuỷ điện Hàm Thuận
– Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW, thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai,
công suất 400MW, thuộc tỉnh Đồng Nai.
+ Tiếp theo giáo viên giải thích cho học sinh nguyên nhân về sự phân bố các nhà
máy thủy điện có cơng suất lớn là các con sơng có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. Giáo
viên cung cấp kiến thức về tiềm năng thuỷ điện của nước ta chủ yếu tập trung trên 3 hệ
thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và sông Đà, hệ thống sông Xêxan và Xrêpôk và hệ
thống sông Đồng Nai.
8
Ví dụ 7: Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam. Hãy nhận xét về về quy mô và sự
phân bố của các nhà máy nhiệt điện ở nước ta, kể tên các nhà máy có cơng suất trên 1000
MW.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat địa lí chú ý độ lớn và màu sắc của
ngơi sao sẽ nhận biết được quy mô của các nhà máy điện ở nước ta.
- Giáo viên giải thích thêm về sự khác biệt về cơ cấu nguồn nguyên liệu của các
nhà máy điện. Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc chạy bằng than, cịn phía Nam chạy
bằng dầu khí. Nhà máy nhiệt điện phân bố ở khu vực Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ
như: Phả Lại, Phú Mỹ; phía nam có Cà Mau, Trà Nóc…
- Nhà máy thủy điện lớn nhất phía Bắc là Hịa Bình trên sông Đà, miền trung là
Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 4 trên sơng Xê Xan, phía nam là Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn…
Ví dụ 8: Giáo viên tiếp tục hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ và các
biểu đồ của atlat trang 23, 24,25 để tìm hiểu tình hình phát triển các ngành dịch vụ nước
ta là Giao thông vận tải, Thương mại và Du lịch.
- Đối với hoạt động giao thông: Giáo viên cho học sinh xem hệ thống chú giải
trang atlat 23 để khai thác được các nội dung sau: Mạng lưới giao thông và đầu mối giao
thơng vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành
kinh tế khác.
+ Mạng lưới giao thông dày đặc, rộng khắp, các đầu mối giao thơng chính là Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, đang hịa vào các tuyến đường trong khu vực, cơ sở hạ
tầng từng bước hiện đại hóa.
+ Loại hình giao thơng đa dạng: Giao thơng đường thuỷ, đường sắt vận chuyển
khối lượng hàng hố cao. Các tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng mở rộng
và hiện đại. Ngồi ra cịn có loại hình vận tải đường sắt với tuyến huyết mạch Bắc-Nam
và các tuyến ngắn phía bắc, đường sơng – hồ phát triển do mạng lưới sơng ngịi dày đặc,
đường ống phát triển cùng với hoạt động khai thác dầu khí.
- Đối với hoạt động Thương mại: Giáo viên cho học sinh xem hệ thống chú giải
trang atlat 24, sau đó phân tích và nhận xét tất cả cá bản đồ, biểu đồ trong trang để khai
thác được các nội dung sau:
+ Tình hình phát triển ngành Thương mại: Đối với hoạt động Nội thương, giáo
viên giúp học sinh nhận xét để biết được tổng mức bán lẻ hàng và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của cả nước theo thành phần kinh tế qua các năm, thấy được tăng nhanh.
+ Đối với hoạt động Ngoại thương: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét để biết
được cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu là cơng nghiệp năng và khống sản... và cơ
cấu giá trị hàng nhập khẩu là nguyên, nhiên, vật liệu. Hướng dẫn học sinh phân tích bản
đồ Thương Mại năm 2007 để biết được thị trường xuất – nhập khẩu chủ yếu của nước ta,
biết được cán cân thương mại của nước ta.
- Đối với hoạt động Du lịch: Giáo viên cho học sinh xem hệ thống chú giải trang
atlat 25, sau đó phân tích và nhận xét tất cả cá bản đồ, biểu đồ trong trang để khai thác
được các nội dung sau:
9
+ Tình hình phát triển ngành Du lịch nước ta tăng nhanh bằng cách hướng dẫn học
sinh nhận xét biểu đồ kết hợp “Khách du lịch và doanh thu từ du lịch” và biểu đồ tròn
“Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ”.
+ Hướng dẫn học sinh dựa vào hệ thống chú giải của trang atlat 25 để biết được
tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua hệ thống tài nguyên du lịch đa
dạng, các trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm vùng. Tài nguyên du lịch phong phú thể
hiện ở cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn của nước ta như: Di sản văn
hố thế giới, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…di sản thiên nhiên
thế giới, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển…
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng atlat để khai thác kiến thức về kinh tế - xã
hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức nhanh.
Học sinh có thể chủ động tìm hiểu các kiến thức cần thiết, giúp cho việc ôn thi tốt nghiệp
giảm bớt việc học thuộc lòng, biết cách khái quát kiến thức để dụng dụng vào bài thi của
mình, từ đó kết quả tốt nghiệp sẽ cao hơn.
d. Hướng dẫn khai thác các bản đồ trong Atlat để ôn tập phần các vùng kinh
tế.
Trong nội dung Vùng kinh tế, chương trình địa lí 12 chia thành 7 vùng kinh tế và
kinh tế biển đảo được atlat địa lí cụ thể hóa trong từng trang, đây là kiến thức quan trọng.
Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể
hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của
vùng địi hỏi phải học sinh phải có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến
thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện được các nội dung như sau:
- Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phải xác định được phướng hướng trên
atlat, sau đó đến vị trí địa lí, ranh giới của vùng. Bằng cách sử dụng câu hỏi Dựa vào
Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đơng, phía Tây giáp với vùng kinh tế nào,
nước nào?
- Hướng dẫn học sinh dựa vào atlat xác định số tỉnh thành của vùng, đặc điểm vị
trí địa lí và lãnh thổ vùng, đặc điểm tự nhiên của vùng.
- Sau đó, giúp học sinh đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến việc phát triển
kinh tế của mỗi vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ, atlat để khai thác được các tiềm năng, các thế mạnh kinh
tế của vùng đó.
Trong phần này giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu toàn bộ từng trang Atlat
của mỗi vùng để học sinh nắm được nội dung chính và có thể vận dụng được vào bài thi
tốt nghiệp.
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và những kiến thức đã học. Hãy
kể tên các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
- Để làm được câu này, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát atlat trang 26 vị trí
của vùng có phía bắc giáp Trung Quốc, phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp Lào,
phía nam giáp ĐBSH và Bắc Trung Bộ. Kế tiếp, xác định được số tỉnh của vùng là 15
10
tỉnh, thành (Tây bắc 4 tỉnh, Đông bắc 11 tỉnh) thông bản đồ kinh tế năm 2007, trang 26
và giới thiệu được vị trí địa lí của vùng. Từ những nội dung vừa khai thác giáo viên
hướng dẫn học sinh rút ra tầm quan trọng của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của
vùng.
- Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp với Atlat trang 22 và trang 8 có thể nêu
lên sự phân bố khoáng sản, kết hợp với kiến thức từ sách giáo khoa để tìm hiểu tiềm năng phát
triển vùng.
+ Từ atlat hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế mạnh thuỷ điện lớn của vùng: Địa hình
cao, nhiều sơn nguyên, cao nguyên kết hợp với các hệ thống sông lớn như sông Hồng,
sông Đà, sông Chảy, đồng thới kết hợp với atlat trang 22 giúp học sinh xác định các nhà
máy thủy điện lớn của vùng.
+ Dựa vào việc nhận xét các bản đồ, biểu đồ của trang atlat 26 kết hợp với các
trang về khí hậu, đất đai để tìm hiểu thế mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, cây
dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới,
+ Dựa vào atlat trang 26, giúp học sinh khai thác được thế mạnh chăn nuôi gia súc
lớn và phát triển kinh tế biển của vùng.
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác thế mạnh và hạn chế của Đồng
bằng sông Hồng thông qua sử dụng atlat trang 26, khai thác theo các bước sau:
+ Xác định vị trí của vùng: Phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đơng giáp biển Đơng.Từ đó rút ra ý
nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: Nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc, tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, gần nguồn ngun
liệu phát triển cơng nghiệp, có Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải đi các nơi trong
nước, có ngư trường Vịnh Bắc Bộ để phát triển thủy sản. Bên cạnh đó, ngành du lịch
cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
+ Hướng dẫn học sinh kết hợp với atlat trang 15 để khai thác tình hình phân bố
dân cư của vùng: Đồng bằng sơng Hồng có dân số đơng nhất nước nhưng phân bố không
đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .
Ví dụ 2: Dựa vào atlat trang 26 cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây của
Đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất cơng nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng.
A. Hà Nội
B. Hải Phịng
C. Phúc n
D.Hải Dương
- Để làm được câu này, giáo viên hướng dẫn học sinh sửa dụng atlat trang 26 kết
hợp với atlat trang 3 để phân loại trung tâm công nghiệp theo giá trị sản xuất, từ đó chọn
được đáp án là A.Hà Nội.
Ví dụ 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt và những kiến thức đã học, hãy trình bày sự
phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
- Hướng dẫn học sinh kết hợp atlat trang 28 và trang 3 để biết được các loại cây
công nghiệp được trồng ở Tây Nguyên và sự phân bố:
+ Cây cà phê: trồng chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc lăk.
+ Cây Chè: trồng ở Lâm Đồng, Gia Lai.
11
+ Cây cao su: trồng ở Gia Lai, Đắc lắk.
+ Cây hồ tiêu: trồng ở Đắk lắk, Pleiku.
+ Ngoài ra cịn có cá loại cây ngắn ngày như: Ngơ, bơng…
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế mạnh
và hạn chế của vùng.
- Trước tiên hướng dẫn sử dụng trang 29 Atlat để xác định vị trí, phạm vị của
vùng: Phía Bắc giáp CamPuChia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là
biển Đơng. Từ đó hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển
kinh tế của vùng:
+ Sử dụng atlat trang 11 tìm hiểu sự phân bố các nhóm đất của vùng là yếu tố phát
triển nông nghiệp lúa nước. Sử dụng atlat trang trang 29 để đánh giá tình hình khống sản
để phát triển công nghiệp của vùng, dựa vào atlat trang 22 để khai thác tình hình phát
triển thủy sản của vùng.
+ Dựa vào atlat trang 15 khai thác tình hình phân bố dân cư, các đô thị của vùng.
Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng. Dựa vào
atlat trang 17 để khai thác sự phân bố các trung tâm kinh tế của vùng.
+ Dựa vào atlat trang 29 kết hợp với atlat trang 3 để khai thác sự phân bố các
trung tâm công nghiệp của vùng.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét các biểu đồ trong atlat trang 29 để đánh giá tỉ
trọng GDP của vùng so với cả nước, so sánh cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế với vùng
Đông nam bộ.
Bằng cách thực hiện các bước như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác
atlat trang 27 để tìm hiểu đặc điểm các vùng cịn lại là Bắc Trung Bộ và atlat trang 28 để
khai thác vùng Duyên hải Nam trung bộ.
Tóm lại để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phải
lựa chọn bản đồ, atlat phù hợp, từ đó ta khai thác kiến thức theo trình tự chặt chẽ: Vị trí
địa lí và phạm vi, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Giáo viên cần giúp
học sinh tìm hiểu kỹ hệ thống kí hiệu của bộ mơn Địa lí mà các em cần ghi nhớ để khai
thác nội dung atlat hiệu quả cao.
III. KẾT QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Sau khi áp dụng về đổi mới phương pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng
Atlat trong ôn thi tốt nghiệp năm 2020, tơi nhận thấy phần lớn học sinh có kỹ năng khai
thác Atlat địa lí, kỹ năng nhận xét bản đồ, biểu đồ và bảng số liệu. Học sinh yêu thích bộ
mơn địa lí, hầu như khơng cịn hiện tượng học sinh ngủ gật, chán nản hay bỏ giờ, nhất là
trong những giờ hướng dẫn sử dụng atlat khơng khí học tập sơi động hơn. Do đó chất
lượng bộ mơn tăng lên rõ rệt. Trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng sáng
kiến này để rèn luyện cho học sinh ôn thi tốt nghiệp. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm này đã mang lại những hiệu quả thiết thực, học sinh sử dụng thành thạo
Atlat để tự học và làm bài thi đánh giá cuối kì nên chất lượng Địa lí tăng, nhất là trong kì
thi tốt nghiệp THPT 2020 đã gặt hái được những kết quả khả quan, tỉ lệ học sinh đạt điểm
12
từ 5 trở lên tăng, trong những năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này
để hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí trong ôn thi tốt nghiệp THPT.
Kết quả năm học 2018 - 2019 của lớp trước khi áp dụng đề tài:
Điểm thi
Điểm
Điểm
Điểm giỏi Điểm khá
tốt nghiệp
Sĩ
trung bình yếu-kém
Lớp
>=5
<5
số
TL
TL
TL
TL
TL
TL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
12A 26 2
7,7
18 69,2 5
23,1
/
/
19 73,1 7 26,9
Kết quả năm học 2019 – 2020 của lớp sau khi áp dụng đề tài.
Lớp
Sĩ
số
Điểm giỏi
SL
12A
26
2
TL
(%)
7,7
Điểm khá
SL
20
Điểm
trung bình
TL
SL
(%)
76,9 4
TL
(%)
15,4
Điểm
yếu-kém
SL
/
TL
(%)
/
Điểm thi
tốt nghiệp
>=5
<5
TL
TL
SL
SL
(%)
(%)
24 92,3 2
7,7
Như vậy, thông qua việc kiểm chứng giữa các lớp trước khi áp dụng đề tài và sau
khi áp dụng đề tài, rõ ràng sau khi áp dụng đề tài vẫn lớp đó kết quả cao hơn so với lớp
chưa áp dụng đề tài.
Việc ôn thi tốt nghiệp qua Atlat, bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến thức địa
lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, khai thác nội dung thông tin bằng
ký hiệu, mầu sắc, kích thước... làm cho học sinh say mê học mơn Địa lí hơn và kết quả
đạt được tốt hơn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua áp dụng đề tài này tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau:
Thứ nhất là trong quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để ôn tập cần đảm
bảo những yêu cầu sau:
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Khi đọc bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ký hiệu, màu sắc và hình dạng, kích
thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, đầy đủ nội dung.
- Khi đọc bản đồ khơng bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu
kỹ các biểu đồ và các chú thích kèm theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất.
- Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ,
lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài?
- Khi hướng dẫn học sinh ôn tập cần gắn liền với nội dung kiến thức đã học từ
sách giáo khoa, gắn liền với các câu hỏi ôn tập. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra
khả năng khai thác Atlat của học sinh khi ôn thi.
Thứ hai là trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat: Để phát huy hiệu quả của Atlat
cho học sinh ơn tập mơn Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai
thác những chi tiết nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ theo
13
từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm
kiếm thơng tin thật khoa học, chính xác. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh khai thác atlat
cần theo trình tự sau:
- Dựa vào bản đồ nội dung gì, thuộc trang nào, của Atlat?
- Tìm hiểu các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích và tỉ lệ bản đồ.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.
- Thông qua việc kết hợp kiến thức đã học, mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên với
kinh tế - xã hội để rút nhận xét.
Thứ ba là giáo viên cần hình thành thói quen, niềm yêu thích cho học sinh khi sử
dụng Atlat trên lớp, ở nhà phải biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ
thống câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận xét phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.
Thứ tư là muốn có hiệu quả trong việc hướng dẫn học sinh ơn tập thì người giáo
viên cân phải nghiên cứu kỹ bài học và atlat.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong quá trình dạy và học Địa lí thì Atlat và bản đồ là phương tiện hữu hiệu giúp
học sinh khai thác kiến thức chủ động, sáng táo thơng qua những hình ảnh trực quan giúp
giáo viên và học sinh dạy và học đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong các kỳ thi tốt nghiệp
THPT. Trong q trình ơn tập tơi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu được những kết quả
khả quan. Từ đó, có thể thấy rằng việc rèn kỹ năng sử dụng atlat, nhận xét bản đồ, bảng
số liệu cho HS là một việc làm cần thiết. Đồng thời kích thích sự say mê học tập mơn Địa
lí của học sinh .
Trong lộ trình đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục đào tạo, người thầy đóng vai
trị hướng dẫn học sinh nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực, phẩm
chất người học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu. Việc làm đó giúp
học sinh tập trung, hăng sai, năng động hơn trong giờ học Địa lí… từ đó hiệu quả dạy và
học sẽ đạt kết quả cao.
II. Kiến nghị:
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp hướng dẫn sử
dụng Atlat trong ôn thi tốt nghiệp nói riêng của mơn địa lí ở trường THPT là một yêu cầu
cần thiết hiện nay, để tiếp tục nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Địa lí, bản thân tơi
có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, thầy cơ giáo cần tích cực học hỏi và khơng ngừng đổi mới phương pháp
dạy học, trong đó có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trong việc học hàng
ngày và trong thi cử để chất lượng môn Địa lí ngày càng cao.
Thứ hai, trong q trình giáo dục giáo viên cần đặt ra các yêu cầu về Atlát để học
sinh tự ôn tập ở nhà. Đồng thời giáo viên phải thường xuyên kiểm tra kỹ năng sử dụng
Atlat của học sinh.
14
Thứ ba, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học mơn Địa lí
như mua thêm Atlat để thư viện nhà trường thuận tiện trong viếc sử dụng.
Thứ tư, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, các buổi dự giờ… nhằm
cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tơi,
rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt
hơn đối với công tác giảng dạy hướng dẫn học sinh ôn tập thi tốt nghiệp THPT.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Ơ Mơn, ngày 06 tháng 11 năm 2020
Người viết sáng kiến
Hà Minh Chiến
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Địa lí 12 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách Giáo viên Địa lí 12 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Atlat Địa lí Việt nam - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012.
- Sách bài tập trắc nghiệm địa lí 12 - Nhà xuất bản Giáo dục - Tác giả: Đỗ Anh
Dũng – Lê Thông – Trần Ngọc Điệp.
- Rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh - Tác giả: Mai Xuân San - Nhà xuất bản
Giáo dục)
- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh gia theo định hướng phát triển
năng lực – Trường ĐHSP Hà Nội – Tác giá: PGS.TS.Đặng Văn Đức.
- Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên
cấp THCS và THPT – Bộ giáo dục đào tạo – Chủ biên: ThS. Bế Hồng Hạnh.
- Các tài liệu khác
16
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ________________________________________________1
I. Lý do chọn đề tài ____________________________________________________1
1. Cơ sở lý luận ________________________________________________________1
2. Cơ sở thực tiễn _______________________________________________________1
II. Mục đích nghiên cứu _________________________________________________2
III. Kết quả nghiên cứu __________________________________________________2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu _________________________________________2
PHẦN B – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ
DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ƠN THI TỐT NGHIỆP THPT_____________2
I. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí VN trong ơn thi tốt nghiệp THPT mơn Địa lí ______2
1. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục phat hành năm 2012 ________2
2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam__________________________________3
II. Phương pháp rèn luyện kỹ năng cho học sinh sử dụng Atlat trong ôn thi tốt nghiệp
THPT ________________________________________________________________4
1. Nắm được cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam__________________________________4
2. Những vấn đề chung khi khai thác bản đồ trên Atlat _________________________4
3. Hướng dẫn khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng
tìm hiểu kiến thức Địa lí _________________________________________________4
III. Kết quả khai áp dụng đề tài ___________________________________________12
IV. Bài học kinh nghiệm ________________________________________________13
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ __________________________________14
I. Kết luận ___________________________________________________________14
II. Kiến nghị __________________________________________________________14
TÀI LIỆU THAM KHẢO _______________________________________________16
MỤC LỤC ___________________________________________________________17
17