Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải ảnh báo chí: niềm tin phát triển ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.12 KB, 4 trang )

Giải ảnh báo chí: niềm tin phát triển
Hiện nay, Giải báo chí Quốc gia đã được các cơ quan liên quan góp
ý
bổ sung chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duy
ệt. Trong đó, giải
ảnh báo chí là một trong những loại giải được nhiều ngư
ời chú ý, bởi ở
Giải báo chí Quốc gia, giải ảnh báo chí không còn b
ị một số điều kiện
hạn hẹp như ở giải báo chí toàn quốc.
Vì thế nó sẽ thu hút được nhiều người tham gia kể cả nh
à báo chuyên
nghiệp và nhân dân, những nhà nhiếp ảnh trong cả nư
ớc. Hy vọng nó
sẽ là giải khởi sắc, phát tri
ển nhất trong các loại giải báo chí quốc gia.
Niềm tin đó là có cơ sở vì ảnh báo chí hiện nay đã r
ất khởi sắc, hằng
ngày các cơ quan báo chí sử dụng rất nhiều ảnh báo chí, trên báo, t
ạp
chí, trên báo điện tử, thậm chí cả trên truyền hình.

Đi tìm lời giải
Trong 15 năm tiến hành Giải báo chí toàn quốc của Hội Nhà báo Vi
ệt
Nam, có một câu hỏi đặt ra: vì sao giải ảnh báo chí vừa ít ngư
ời tham
gia, số lượng dự giải thấp, chất lượng không được như mong mu
ốn. Có
ý kiến nói Hội Nhà báo Việt Nam chỉ chú ý đến bài viết, báo h
ình và


phát thanh mà không chú ý đ
ến ảnh báo chí. Không phải. Ngay từ năm
đầu tiên của Giải báo chí toàn quốc, dù có m
ột loại giải đồng hạng
nhưng tác phẩm ảnh báo chí được coi như tác phẩm của các loại h
ình
báo chí khác. Vì thế, năm ấy có 5 tác phẩm trúng giải thì nhóm
ảnh báo
chí của nhà báo Nguyễn Duy Anh, báo Ấp Bắc (Tiền Giang) đ
ã trúng
giải cùng với 4 tác giả, nhóm tác giả khác là Nguyễn Đăng Cầu (Đ
ài
Truyền hình TP. Hồ Chí Minh); Quang Lợi (Báo Quân đội nhân dân
);
Vũ Tuất Việt, Lê Minh Giám, Dương Trọng Dật (Báo Sài Gòn gi
ải
phóng) và Kiều Xuân Sơn, Nguyễn Đăng Phát, Ngô Gia Sơn (
Thông
tấn xã Việt Nam).

Chỉ đư
ợc năm đầu, năm sau (1992) ảnh báo chí không những có rất ít
tác phẩm dự giải, mà còn không có tác phẩm ảnh nào được giả
i. Năm
1993 chỉ có một tác phẩm của tác giả Đinh Quang Thành (TTXVN
)
được giải, để rồi năm 1994 không có giải nào, năm 1995 l
ại có một giải
và tiếp đó 2 năm 1996-1997 cũng không có giải nào. Tình tr
ạng thất

thường, năm có năm không ở giải ảnh báo chí luôn diễn ra trong v
òng
10 năm từ khi bắt đầu giải (1991 cho đến tận năm 2000). Mặc d
ù luôn
đi tìm lời giải cho sự khiếm khuyết của giải ảnh báo chí và k
ịp thời bổ
khuyết bằng các biện pháp thúc đẩy, ưu tiên khuyến khích… nh
ưng
giải ảnh từ năm 2000 đến 2005 cũng không m
ấy khả quan. Từ năm
2000-2005 (6 năm) mới có 167 tác phẩm ảnh dự giải, trung bình có x
ấp
xỉ 28 tác phẩm dự giải một năm. Năm cao nhất là năm 2005 m
ới có 37
tác phẩm dự giải. Bởi vậy, từ năm 2000-2005 ch
ỉ có 29 tác phẩm đoạt
giải thưởng ảnh báo chí, trong đó có 1 giải A, 9 giải B, 13 giải C v
à 6
giải khuyến khích, bình quân mỗi năm đạt 4,8 giải thư
ởng, chiếm tỷ lệ
thấp nhất trong số 6 loại giải của Giải báo chí toàn quốc của Hội Nh
à
báo Việt Nam. Dường như năm nào trong báo cáo t
ổng kết của Chủ
tịch Hội đồng Giải báo chí toàn qu
ốc cũng có câu, đại loại: “Giải ảnh
báo chí cả số lượng và chất lượng chưa tăng được là bao - dù biết l
à do
hạn hẹp về quy định của giải nhưng cũng là v
ấn đề cần phải rút kinh

nghiệm, có biện pháp tổ chức và động viên các tác gi
ả tích cực tham
gia loại giải này
ở những năm sau”. Thậm chí, trong báo cáo tổng kết
của năm 2003, Hội đồng Giải đã phải đưa ra nh
ận xét khá gay gắt:
“Giải ảnh báo chí năm nay đánh dấu một sự thụt lùi cả về số lượng v
à
chất lượng. Hội đồng Giải đã không thể chọn đư
ợc 1 giải A trong số 62
tác ph
ẩm ảnh gửi đến dự thi. Phải chăng, ảnh báo chí của chúng ta
chưa tìm được tiếng nói tương đồng với yêu cầu và thị hiếu của xã h
ội
trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp háo, hiện đại hóa?”.

Tìm lời giải cho câu hỏi này có r
ất nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng
nguyên nhân do quy định của Giải báo chí toàn quốc. Giải chỉ d
ành cho
các nhà báo, hội viên mà nhà báo-hội viên chuyên ảnh báo chí th
ì
không nhiều. Có ý kiến lại cho là tác phẩm dự thi không cho cá nhân t

gửi đến mà phải thông qua sự tuyển chọn ở Chi hội, Liên chi h
ội, Hội
Nhà báo tỉnh, thành phố, người phóng viên ảnh chưa tích cực hư
ởng
ứng cuộc thi, các đơn vị cơ sở cũng chưa chú ý t
ới ảnh báo chí, chỉ

nhắm chọn bài nổi bật ở báo in, ở phát thanh, truyền hình vì cho r
ằng
dễ trúng giải hơn nên có thể bỏ qua ảnh báo chí.

Dù chưa có cuộc hội thảo chuyên đề về vấn đề này nhưng xem ra các
ý
kiến đều có lý, vì có m
ột số cuộc thi ảnh báo chí của Câu lạc bộ ảnh
báo chí Nhà văn hóa (Hội Nhà báo Việt Nam), và m
ột số cuộc thi khác
quy định cá nhân là nhà báo hay không phải là nhà báo-hội viên đ
ều có
thể tự lựa chọn tác phẩm gửi dự thi. Cuộc thi đã nhận đư
ợc gần 1.000
ảnh báo chí dự giải chất lượng tốt.

Lời giải
Niềm tin vào sự phát triển tốt đẹp của giải ảnh báo chí được đặt v
ào
Giải báo chí Quốc gia. Vì đối tư
ợng tham dự Giải báo chí Quốc gia
không còn hạn hẹp như Giải báo chí toàn quốc nữa. Đối tượng đã đư
ợc
mở rộng là công dân Việt Nam, bao gồm các nhà báo chuyên nghiệp v
à
không chuyên nghiệp, hội viên Hội Nhà báo Vi
ệt Nam hoặc không
phải là hội viên Hội Nhà báo Vi
ệt Nam có tác phẩm báo chí xuất sắc
được đăng tải trong năm trên các phương tiện thông tin đại chúng đư

ợc
cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép đều có thể gửi dự giải.

×