Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chụp ảnh báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.05 KB, 12 trang )

Chụp ảnh báo chí
Như hứa đã lâu trong mục "Những bưc ảnh sống mãi với thời gian", hôm
nay tôi sẽ đăng các tài liệu về Ảnh báo chí, vì không đủ thời gian để biên tập lại
nên chủ yếu là copy và dán theo sự xắp xếp của cá nhân. Hy vọng sẽ được trao đổi
nhiều với các thành viên về chủ đề này.
Các tài liệu tham khảo:
1. Nghề làm báo
2. Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý
3. Các thể loại báo chí
4. Phóng sự báo chí hiện đại
5. Ảnh báo chí
6. Nghệ thuật thông tin
...
Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất bản sau nếu bạn nào
muốn quan tâm
Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh
mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh
báo trí ngày xưa nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời
đại
1. Khái niệm về ảnh báo chí:
Không kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn
tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp
một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại
sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính
là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh
tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự. Khái niệm về tin
ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế nhưng
chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt. Những hình thức mà
chúng ta thường gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định
thành bốn nhóm khác nhau:
1.1. PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản


nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví
dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới, ...). Mặc dù
sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú
thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG
SỰ ẢNH.
1.2. PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp
ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ
hoặc nhiều loạt ảnh khác nhau. Ở phương Tây, photo porfolio chính là cách tự giới
thiệu tốt nhất của một nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh khi đi xin việc làm.
Trong nghề báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí
nhưng không nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể . Ví dụ: một bộ
photo porfolio gồm 10 bức ảnh về “Thành Phố Hồ Chí Minh hôm nay” hay “Hà
Nội đón xuân”,… Chúng ta tạm gọi là Ảnh Bộ.
1.3. PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Asscociated
Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một
tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó
là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ
nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh
chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú
vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài … nhưng phải đem lại cho độc giả
điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. Mọi nhật báo ngày nay đều cần cả
những ảnh thời sự nóng bỏng lẫn những ảnh đời thường để cho trang báo có nội
dung mở và bớt nặng nề.
1.4. PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được hình thành và
phát triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay có thể đề cập
đến một chủ đề nghiêm túc (chẳng hạn như các vấn đề xã hội, kinh tế, môi sinh,
…) nhưng cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật
nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, hay cũng có thể tập trung vào các chủ
đề như mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh
báo chí, phóng sự và bút ký là hai thể loại tương đương nhưng phóng sự mang

đậm chất thông tấn, còn bút ký in rõ dấu ấn văn chương. Photo Essay cũng giống
như một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư và những phản
ứng chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem
như những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta tạm gọi photo essay là
bằng từ Ký Sự Ảnh.
Báo chí nói chung có thể xếp thành 4 loại:
- Báo viết
- Báo nói
- Báo hình (báo chí truyền hình)
- Báo điện tử
và ảnh báo chí từ trước đến nay gắn với báo viết là nhiều, chúng ta chắc ai
mà trong tuần, trong ngày mà chả đọc một vài tờ báo. Lúc thì về Thể thao, Mua
bán, An ninh, Thời báo kính tế... Giả sử những hình ảnh Văn Quyến trong trại
giam hay thầy Hồ không có mặt trong các trang viết trên các báo, chắc sẽ giảm sự
quan tâm và hấp dẫn người đọc khi xem bài đó ở các báo. Chúng ta có thể không
nhớ hết nội dung của bài báo mà chúng ta quan tâm, nhưng hình ảnh "đặc trưng"
sẽ còn đọng mãi.
Ảnh báo chí (ABC) được coi như câu chuyện bằng hình ảnh, máy ảnh là
cây bút là phương tiên ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây
điển hình khi hình ảnh đúc kết một câu chuyện. Mà chúng ta đã "tranh luận" khá
nhiều - cái mà ông Henri Cartier-Bresson gọi là "Khoảnh khắc quyết định".
Câu chuyện ở đây rất đa dạng, có thể là một bức ảnh thời sự vừa nóng vừa
thổi , ở những nơi chiến tranh ác liệt, một pha tranh bóng gay cấn, một phóng sự
về Tây tạng huyền bí gian nan và cũng gần hao mất con Nikon D200 như IMIM ,
cái bắt tay lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải với Tổng thổng Mỹ G.Bush trên
đất Mỹ , hay đơn giản là cuộc họp của thường vụ huyện Simacai chỉ đạo cho
chuyến đi vừa qua của chúng ta, cũng có thể là một bức chân dung của con người
trong một sự kiện nào đó... Tất cả đều là ảnh báo chí, bởi dù lớn hay nhỏ dù nó là
"đỉnh cao" hay "đỉnh thấp", nhưng những khoảnh khắc ấy là thành phần mật thiết
của lịch sử, gìn giữ những khoảnh khắc cho tương lai.

2. Đạo đức nghề nghiệp của phóng viên ảnh:
Vậy khái niệm cơ bản về ABC chúng ta đã có. Túm lại là:
Tường thuật bằng hình ảnh
Tóm khoảnh khắc điển hình
Cái "khoảnh khắc quyết định"
Đó là Ảnh báo chí.
Làm điều gì nếu muốn thành công cũng phải có sự đam mê, chụp ABC
cũng không ngoại lệ. Những nó khác các nhà nhiếp ảnh ở chỗ: Trước khi người
phóng viên ảnh (PVA) chụp ảnh, anh ta phải là một nhà báo, rồi sau đó mới là
một nhà nhiếp ảnh.
Vậy thì trước hết đạo đức của người làm báo, PVA phải tuân thủ. Người ta
vẫn còn tranh cãi là đạo đức nghề nghiệp nhà báo có trước hay có sau nghề báo.
Người ta cũng nói rằng Xêda là người đầu tiên có ý tưởng đàm đạo với bè bạn,
những vấn đề cấp thiết bằng thư từ, khi mà sự bận rộn không cho phép gặp nhau
trực tiếp. Đó là sự giao tiếp linh hoạt, không qua trung gian, còn khi đọc báo. Nhà
báo đã là trung gian để đưa những thông tin đến người đọc, chính vì vậy mà đòi
hỏi "đạo đức" luôn được đề cao ở những Nhà báo.
Vấn đề này xin không bàn thêm, quay lại với PVA, ngoài đạo đức nghề
nghiệp phải tuân thủ. Anh ta còn phải tuân thủ những quy tắc riêng của từng hãng
thông tấn, từng tờ báo về hình ảnh. Các chi tiết có thể khác nhau những nguyên tắc
chung vẫn phải là:
- Những bức ảnh luôn luôn thuật lại sự thật.
- Những bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi hay chế tác theo bất kỳ
cách nào.
- Ngoài ra, một số hãng còn quy định chỉ cho phép tẩy các vết xước, bụi,
crop... Các biện pháp chỉnh sửa hình ảnh, "gây cảm giác" khác nhau cho người
xem trước và sau khi chỉnh sửa đều không được phép.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×