Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

PHAN sỹ DUY PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY TNHH HIỆP PHONG hà nội năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN SỸ DUY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CƠNG TY TNHH HIỆP PHONG HÀ NỘI
NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 03 tháng 01 tới 03 tháng 5 năm 2022

HÀ NỘI – 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình CK1 và luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy giáo, Cơ giáo trường Đại học
Dược Hà Nội, ban lãnh đạo Công ty TNHH Hiệp Phong Hà Nội cùng toàn thể
các bạn đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, các
Bộ mơn và các thầy cơ giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong q trình học tập khơng chỉ là nền tảng cho q trình
viết luận văn mà cịn là hành trang quý báu về sau, hỗ trợ rất nhiều cho cơng


việc của tơi sau này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biểt ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thanh Bình
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu và
giúp đỡ để tơi hồn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty TNHH Hiệp
Phong Hà Nội cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã hết sức tạo điều kiện, tận
tâm và nhiệt tình cung cấp các số liệu, thơng tin chính xác để giúp tơi hồn
thành cuốn luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và gia đình, những
người đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ và tạo động lực để tơi hồn thành cuốn luận
văn này.
Thái Ngun, tháng 4 năm 2022
Học viên

Phan Sỹ Duy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Một số nội dung về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
....................................................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm trong phân tích hoạt động kinh doanh................ 4
1.1.2. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh................................. 4

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ............................... 5
1.1.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ................................ 5
1.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh .................................. 6
1.2. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.2.1. Cơ cấu sản phẩm kinh doanh ............................................................ 7
1.2.2. Doanh thu ........................................................................................... 7
1.2.3. Chi phí ................................................................................................ 8
1.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ......................................................... 9
1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận .......................................................................... 10
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ........................................... 10
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ............................................... 10
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................... 10
1.2.5. Vốn .................................................................................................... 10
1.2.5.1. Cơ cấu nguồn vốn ......................................................................... 11
1.2.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn cố định................ 12
1.2.5.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................................................... 12
1.2.5.4. Vốn lưu động thường xuyên ............. Error! Bookmark not defined.


iii

1.2.5.5. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ............ Error! Bookmark not
defined.
1.2.6. Một số hệ số tài chính của doanh nghiệp ....................................... 12
1.2.6.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát ......................................... 12
1.2.6.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .................................... 13
1.2.6.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh .............................................. 13
1.2.6.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời............................................ 14
1.2.7. Số vòng quay các khoản phải thu và thời gian (ngày) một vòng
quay các khoản phải thu .......................................................................... 15

1.3. Vài nét về ngành dược Việt Nam trong những năm gần đây ........ 15
1.3.1. Một vài chỉ số cơ bản ........................................................................... 15
1.3.2. Những cơ chế của Nhà nước nhằm khuyến khích ngành Dược
trong nước phát triển ................................................................................. 16
1.4. Một số nghiên cứu về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Dược Việt Nam trong những năm gần đây ................................ 17
1.4.1. Cơ cấu danh mục sản phẩm........................................................... 17
1.4.2. Doanh thu ...................................................................................... 18
1.4.3. Tình hình sử dụng phí ................................................................... 18
1.4.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ...................................................... 19
1.4.5. Tổng vốn và cơ cấu nguồn vốn ..................................................... 19
Một số hệ số tài chính ............................................................................. 20
1.5. Giới thiệu về cơng ty TNHH Hiệp Phong ........................................ 20
1.5.1. Lịch sử ........................................................................................... 20
1.5.2. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................... 21
1.5.3. Môi trường làm việc...................................................................... 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................... 23
2.2. Phương pháp Nghiên Cứu ................................................................. 23
2.2.1. Biến số nghiên cứu ........................................................................ 23


iv

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 27
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 27
2.2.4. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 27
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Phân tích kết quả kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng kinh doanh

của công ty TNHH Hiệp Phong năm 2020 .............................................. 29
3.1.1. Cơ cấu các mặt hàng theo nhóm các sản phẩm ............................ 29
3.1.2. Phân tích cơ cấu các mặt hàng theo nhóm tác dụng dược lý phân
loại theo thông tư 30/2018/TT-BYT ....................................................... 30
3.1.3. Cơ cấu các mặt hàng theo nguồn gốc xuất xứ. ............................. 31
3.1.4. Cơ cấu hàng hóa theo nhóm đối tượng khách hàng ...................... 31
3.1.5. Cơ cấu doanh thu bán hàng theo thị trường. ................................. 32
3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh cơng ty TNHH Hiệp Phong năm
2020 ............................................................................................................. 32
3.2.1. Phân tích kết quả doanh thu .......................................................... 32
3.2.2. Chi phí ........................................................................................... 33
3.2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ...................................................... 34
3.2.4. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính................................ 36
3.2.5. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn .................................. 36
3.2.6. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán ....................................... 39
3.2.7. Phân tích cấu trúc tài sản của cơng ty ........................................... 40
3.2.8. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của cơng ty ....................................... 41
3.2.9. Phân tích tình hình thanh tốn từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả
theo thời gian của công ty ....................................................................... 42
3.2.10. Phân tích vịng quay các khoản phải thu và phải trả................... 43
3.2.11. Năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của
CBCNV ................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 45


v

4.1. Kết quả kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty
TNHH Hiệp Phong năm 2020 .................................................................. 45
4.1.1. Về cơ cấu các mặt hàng theo nhóm các sản phẩm ........................ 45

4.1.2. Về cơ cấu các mặt hàng theo nhóm tác dụng dược lý theo phân
loại thơng tư 30/2018//TT-BYT .............................................................. 45
4.1.3. Về cơ cấu các mặt hàng theo nguồn gốc xuất sứ .......................... 46
4.1.4. Về cơ cấu các mặt hàng theo nhóm đối tượng khác hàng ............ 46
4.1.5. Về cơ cấu doanh thu bán hàng theo thị trường ............................. 47
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Hiệp Phong năm
2020 ............................................................................................................. 47
4.2.1. Về doanh thu ................................................................................. 47
4.2.2. Về chi phí của cơng ty................................................................... 48
4.2.3. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................................. 48
4.2.4. Về mức độ độc lập tài chính ......................................................... 50
4.2.5. Về tình hình huy động vốn............................................................ 50
4.2.6. Về khả năng thanh toán ................................................................. 51
4.2.7. Về cấu trúc tài sản của công ty ..................................................... 52
4.2.8. Về cơ cấu nguồn vốn của công ty ................................................. 53
4.2.9. Về tình hình thanh tốn nợ phải thu, phải trả................................ 54
4.2.10. Về vòng quay các khoản phải thu phải trả .................................. 54
4.2.11. Năng suất lao động bình quân và thu nhập bình quân của
CBCNV ................................................................................................... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
1. Kết quả kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty
TNHH Hiệp Phong năm 2020 .................................................................. 57
2. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Hiệp Phong năm 2020
..................................................................................................................... 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 61


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Anh

Cụm từ Tiếng Việt

GMP

Good Manufacturing Practices

Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

EU

European Union

Liên minh châu Âu


ROA

Return On Asset

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

Return On Sales

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

VNĐ

Việt Nam đồng

DT

Doanh thu

VCSH

Vốn chủ sở hữu


OTC
TNHH

Over The Counter

kênh bán lẻ
Trách nhiệm hữu hạn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh sách biến số, phân loại và nguồn số liệu ...............................23
Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng theo nhóm các mặt hàng .....................................29
Bảng 3.3: Cơ cấu các mặt hàng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ...............30
Bảng 3.4: Cơ cấu hàng hóa theo nguồn gốc xuất xứ ......................................31
của công ty năm 2020 .....................................................................................31
Bảng 3.5: Cơ cấu các mặt hàng theo nhóm đối tượng khách hàng.................31
Bảng 3.6: Cơ cấu doanh thu bán hàng theo thị trường ...................................32
Bảng 3.7: Doanh thu công ty năm 2020 .........................................................32
Bảng 3.8: Chi phí của cơng ty năm 2020 ........................................................33
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................34
Bảng 3.10: Lợi nhuận của công ty năm 2020 .................................................34
Bảng 3.11: Đánh giá tỷ suất lợi nhuận ............................................................35
Bảng 3.12: Mức độ độc lập tài chính của cơng ty năm 2020 .........................36
Bảng 3.13: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn .................................38
Bảng 3.14: Khái qt khả năng thanh tốn của cơng ty năm 2020.................39
Bảng 3.15: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2020 ...........................................40
Bảng 3.16: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Hiệp Phong năm 2020 ....41

Bảng 3.17: Tình hình thanh toán từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả ...........42
Bảng 3.18: Vòng quay các khoản phải thu phải trả ........................................43
Bảng 3.19: Năng suất lao động và thu nhập bình quân của nhân viên ...........44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành dược Việt Nam có sự thay đổi mạnh
mẽ nhờ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người và nguồn đầu tư lớn từ
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Cùng với đó là sự gia tăng rất
lớn số lượng các doanh nghiệp dược khiến cho thị trường dược càng trở lên
sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Đứng trước những thách
thức đó doanh nghiệp dược cần có những nền tảng về quản lý cũng như sự
đánh giá 1 cách đúng đắn và chuyên nghiệp hơn về doanh nghiệp dược để có
thể đủ sức cạnh tranh trước những thách thức vơ cùng khó khăn của thời đại.
Năm 2020 qua đi là 1 năm vơ cùng khó khăn cho thị trường kinh tế thế
giới cũng như Việt Nam đặc biệt là ngành dược, tất các các khâu từ cung ứng
nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất, lưu thông hàng hóa, thị trường bán lẻ… đều
bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 điều đó càng gia tăng sự khó khăn
trong việc vận hành doanh nghiệp dược trong thời kỳ hiện nay.
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp
dược được rất nhiều các doanh nghiệp dành sự quan tâm, tuy nhiên với sự
cạnh tranh rất khốc liệt của các doanh nghiệp dược ở Viêt Nam hiện nay đòi
hỏi các vấn đề nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp
dược ngày càng phải đầy đủ, chi tiết hơn cả về chiều sâu và chiều rộng,
không chỉ xoay quanh các vấn đề như phân tích danh mục hàng hóa, phân
tích một số các chỉ tiêu về báo cáo tài chính mà cần phải đánh giá tổng thể
các vấn đề đó kết hợp với đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy nhân sự
các cấp, các bộ phận trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả thực hiện chiến

lược kinh doanh đã để ra… để từ đó có cách làm đúng đắn và phù hợp hơn
nhằm tăng hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển một cách
chuyên nghiệp và bền vững.


2

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp dược Việt Nam thuộc nhóm
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó thơng tin về kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp này lại không nhiều, công ty TNHH Hiệp Phong
cũng là 1 doanh nghiệp nằm trong số đó do vậy nghiên cứu này tập trung vào
các kết quả hoạt động của công ty năm 2020 để đưa ra bức tranh khái quát về
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơng ty TNHH Hiệp Phong chính thức đi vào hoạt động năm 2000, với
sứ mệnh đề ra là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng
cao, không ngừng cải tiến hiệu quả, cách sử dụng ưu việt phục vụ tốt nhất
mục tiêu “Chăm Sóc Sức Khỏe Mỗi Ngày” cho mọi người. Chăm sóc, phục
vụ mang đến sự hài lòng cho khách hàng, gia tăng giá trị hợp tác cho các đối
tác với công ty. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, sân chơi lành mạnh
để cán bộ, nhân viên thể hiện hết tài năng, sự sáng tạo để phát triển cơng ty,
làm giàu cho bản thân.
Để có thể hồn thiện được sứ mệnh đề ra, cơng ty TNHH Hiệp Phong
đã nỗ lực không ngừng để phát triển lớn mạnh như hiện nay. Phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2020 sẽ lý giải được các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả này đóng vai trị rất quan trọng trong việc giúp công ty tiếp tục thực
hiện các nhiệm vụ trong các giai đoạn tiếp theo. Những phân tích sâu kết quả
hoạt động kinh doanh sẽ giúp cung cấp những bằng chứng quan trọng để cơng
ty có thể khắc phục được các ảnh hưởng bất lợi và tận dụng các yếu tố thuận
lợi nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Hiệp Phong cũng là 1 doanh nghiệp nằm trong số đó đề

tài “Phân tích kết quả kinh doanh cơng ty TNHH Hiệp Phong năm 2020”
được thực hiện với các mục tiêu chính như sau:
1. Phân tích cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty TNHH Hiệp
Phong năm 2020.


3

2. Phân tích một số kết quả kinh doanh cơng ty TNHH Hiệp Phong
năm 2020.
Từ đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.


4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số nội dung về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm trong phân tích hoạt động kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng
đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận [19].
Phân tích kinh doanh là thuật ngữ sử dụng để chỉ q trình nghiên cứu
tồn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lời [8]. Nói cách
khác, phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng, các
quá trình và kết quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi dùng các
phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra bản chất,
tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển của hiện tượng, quá trình nghiên
cứu; tính tốn, truyền đạt và xác định u cầu cho việc thay đổi q trình kinh
doanh, chính sách kinh doanh và hệ thống thơng tin. Phân tích kinh doanh góp

phần giúp hiểu được các vấn đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa
đựng các yêu cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được
mục đích kinh doanh [14] [16] [17]
Như vậy có thể hiểu “Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình
nghiên cứu, để đánh giá tồn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở
doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
1.1.2. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh nói lên được ý nghĩa của các con số trong
tài liệu hoạch toán, báo cáo tài chính để người sử dụng chúng hiểu được tình
hình và kết quả kinh doanh cũng như mục tiêu và phương pháp quản lý của
doanh nghiệp [18].


5

Phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở việc so sánh các
chỉ tiêu có sẵn trên các báo cáo kế toán và thống kê mà phải đi sâu vào xem
xét, nghiên cứu cấu trúc và tài liệu; tính ra các chỉ tiêu cần thiết và phải biết
vận dụng cùng lúc nhiều phương pháp tích hợp để đánh giá đầy đủ, từ đó đưa
ra kết luận đúng đắn thì tài liệu thơng qua phân tích mới có tính thuyết phục
cao [25] [27].
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm:
Kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh
tế đã xây dựng.
Xác định nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây ra
mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những

yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. Nếu
kiểm tra và đánh giá đúng sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch kịp thời và phù hợp, để
đưa ra các giải pháp trong tương lai [17].
1.1.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kinh doanh là quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh
doanh, nó có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được, hoặc của mục tiêu tương
lai, do đó kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích.
Phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà còn đi sâu vào
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Như vậy thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh cần thiết phải xây
dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các
nhân tố tác động đến chỉ tiêu; xây dựng các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với
nhau để phản ánh được tính đa dạng của nội dung phân tích [17] [18].


6

1.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh khơng những là cơng cụ để phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà cịn là cơng cụ để
cải tiến cơng tác quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong
các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm
tàng chưa được phát hiện, chỉ thơng qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể
phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Thơng qua
phân tích mới thấy rõ nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các vấn đề phát
sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có
hiệu quả hơn. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các
quyết định kinh doanh. Thông qua việc phân tích, các nhà quản lý có nhận

thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh
nghiệp mình, trên cơ sở đó có thể ra quyết định đúng đắn để đạt được những
mục tiêu và chiến lược kinh doanh đề ra [12][17].
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để đề phòng rủi
ro trong kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn,
doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên
các tài liệu có được và thơng qua việc phân tích, doanh nghiệp có thể dự đốn
các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh
doanh phù hợp.
Số liệu phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ cần thiết cho các nhà
quản lý bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngồi
khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích
mới đưa ra được những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư hay đi vay…với
doanh nghiệp [12] [16].


7

1.2. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Cơ cấu sản phẩm kinh doanh
Do sự phân công lao động xã hội, cũng như nhu cầu của thị trường, mỗi
doanh nghiệp thường đưa ra thị trường một số loại hàng hóa nhất định. Các
loại hàng hóa đó tạo nên cơ cấu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi 2
yếu tố:
- Kích thước tập hợp sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường
- Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm đó

Kích thước của tập hợp sản phẩm bao gồm 3 chiều: chiều dài, chiều rộng
và chiều sâu sản phẩm. Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm phản ánh

mối quan hệ tương tác của từng loại, từng chủng loại trong tập hợp sản phẩm
đó. Về mặt lượng, nó được đo bằng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của
từng loại sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn bộ tập
hợp sản phẩm [16].
Danh mục sản phẩm chỉ mới xác định được kích thước của tập hợp, tức
là mới chỉ liệt kê được các loại, các chủng loại sản phẩm, số mẫu mã sản phẩm
mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, chứ chưa phản ánh được vị trí, cấu trúc
bên trong của tập hợp sản phẩm ấy như cơ cấu sản phẩm [8]; [16].
1.2.2. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của
doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt
động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác [17]; [25].
Doanh thu của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác
nhau như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, doanh
thu hoạt động tài chính,…; trong đó doanh thu thuần chiếm tỷ trọng lớn trong


8

tổng doanh thu của doanh nghiệp [17]. Do vậy khi tiến hành phân tích doanh
thu, doanh thu thuần được người sử dụng thông tin đặc biệt quan tâm. Doanh
thu thuần của doanh nghiệp là tổng của hai nhân tố: doanh thu thuần về bán
hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Trong đó,
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả thu được khi lấy
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu;
doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu phát sinh từ tiền lãi
gửi, lãi cho vay, lãi đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, chiết khấu thanh
toán, tiền lãi bản quyền, lãi đầu tư khác,… khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh

thu hoạt động tài chính (các khoản chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán
bị trả lại, giảm giá hàng bán,… thuộc hoạt động tài chính) sẽ tạo nên chỉ tiêu
doanh thu thuần hoạt động tài chính [24] [25].
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt
động của doanh nghiệp, là nguồn kinh phí để doanh nghiệp trang trải các chi
phí, thực hiện tái sản xuất cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
1.2.3. Chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động phát sinh
trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kỳ
nhất định.
Các loại chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm
Giá vốn hàng bán: Là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hồn thành việc tạo ra sản phẩm.
Chi phí bán hàng: Là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm từ kho của công ty đến tay người tiêu dùng: gồm chi phí nhân viên, chi
phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí cơng cụ, vật liệu,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí liên quan đến việc tổ chức
quản lý, điều hành các hoạt động của công ty: chi phí thuê đất, thuế đất, chi
phí lương nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định,…[28].


9

1.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.2.4.1. Lợi nhuận
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp suy cho cùng đều hướng tới mục
tiêu nâng cao giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó hoạt động của
các doanh nghiệp ln hướng tới việc kinh doanh có lợi, bảo tồn và phát
triển vốn đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận, phát triền hoạt động kinh doanh, đem
lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông, nhà đầu tư, đem lại việc làm cho người lao

động,… Lợi nhuận thu được càng cao, khả năng sinh lợi càng lớn, càng tạo
điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có cơ hội được mở
rộng và phát triển. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
cuối cùng của doanh nghiệp [17].
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các
khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh
trong một thời kì nhất định. Lợi nhuận bao gồm lợi nhuận gộp là lợi nhuận
thu được của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm
trừ (triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) và trừ giá
vốn hàng bán; lợi nhuận thuần được tính tốn dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp
từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo
[24] [28].
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được
sau khi thanh tốn tồn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, chí phí thuế thu nhập
doanh nghiệp. Phần lợi nhuận này được sử dụng để trích lập các quỹ, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, chia lợi nhuận, chi trả cổ
tức,…do đó lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vì điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh


10

nghiệp có tồn tại được hay khơng, đều do doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay
khơng. Khi phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này giúp đánh giá tổng
hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh giúp các nhà đầu tư đánh giá mục đích
đầu tư của mình có đạt hay khơng [27] [28].
1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA đo lường khả năng sinh lợi của tài sản mà không quan tâm tới cấu
trúc tài chính, cho biết một đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Trị số ROA càng lớn khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, thể hiện cơ cấu
đầu tư, trang bị, quản lý sử dụng và sử dụng tài sản hợp lý hiệu quả và ngược
lại [16]
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với
doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi
nhuận sau thuế. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu
quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chiến lược tiêu thụ
của sản phẩm [16]
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ tiêu quan trọng và hữu ích được sử dụng để đánh giá khả
năng sinh lợi của vốn. Nó đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tích lũy
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả, nghĩa là doanh nghiệp đã cân
đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng quy mơ [16].
1.2.5. Vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng
sẵn có, biết mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, đang ở vị trí


11

nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng
cường quản lý hợp lý. Phân tích tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn nhằm
đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong sản
xuất kinh doanh hay vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải.

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa phản ánh kết quả hoạt động tài
chính, vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Biến động của tổng
nguồn vốn cho biết quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm, phần
nào phản ánh mức độ phát triển của công ty [25].
1.2.5.1. Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh tỷ trọng từng bộ phận vốn (vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả) chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh
nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của
doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính
của doanh nghiệp sẽ thấp [17].
Vốn lưu động là nguồn vốn huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn theo nguyên tắc được tài trợ bởi nguồn
vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn có thể được tài trợ từ hai nguồn vốn dài hạn và
ngắn hạn. Vốn lưu động lưu chuyển nhanh, hồn thành một vịng tuần hồn
sau khi hồn thành một quá trình sản xuất kinh doanh. Chu kỳ vận động của
vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất
kinh doanh cũng như sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động được thể
hiện bằng chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên [16][17].
Vốn cố định là nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định của doanh
nghiệp mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều


12

chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời gian sử dụng; sau nhiều chu kì sản xuất, vốn cố định mới hồn thành
một vịng ln chuyển.

1.2.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả
sử dụng tài sản cố định, chỉ số này cho biết một đồng đầu tư vào tài sản cố
định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ [17]
1.2.5.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được
mấy vịng. Qua đó cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh
doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả
sử dụng vốn lưu động [17]
1.2.6. Một số hệ số tài chính của doanh nghiệp
1.2.6.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý
đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh
toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của
doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:
Htq >2: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy
nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể khơng cao và địn bẩy tài chính thấp.
Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.
1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh
nghiệp hồn tồn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số
càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh tốn, việc phá sản có


13

thể xảy ra nếu doanh nghiệp khơng có giải pháp thực sự phù hợp [17].
1.2.6.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn, nói cách khác với giá trị thuần tài sản
ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn
hạn hay không.
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh
nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với
hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết, nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng một (>=
1), doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và tình
hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn
một (< 1), doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên khi xem xét trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”,
cũng cần lưu ý: dù chỉ tiêu này bằng một (=1), nếu không thực sự cần thiết
(áp lực phá sản), khơng một doanh nghiệp nào lại bán tồn bộ tài sản ngắn
hạn hiện có để thanh tốn tồn bộ nợ ngắn hạn cả vì hoạt động kinh doanh sẽ
bị gián đoạn, khó khăn chồng khó khăn.Trên thực tế chỉ số này >= 2 doanh
nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và các
chủ nợ mới yên tâm thu hồi được khoản nợ của mình khi đáo hạn [24].
1.2.6.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản ngắn
hạn (đã loại bỏ hàng tồn kho) so với nợ ngắn hạn qua chỉ tiêu “ Hệ số khả
năng thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng tồn kho. Nó cho
biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng mấy đồng TSNH sau khi đã


14

loại bỏ giá trị hàng tồn kho, nói cách khác sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn

kho - là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong tài sản ngắn hạn - giá trị
thuần còn lại của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng
trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Về mặt lý thuyết khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán
nhanh” lớn hơn hoặc bằng một (>=1), doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả
năng thanh tốn nhanh, việc thanh tốn nợ ngắn hạn sẽ khơng gặp khó khăn
trong việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn sang tiền và tương đương tiền.
Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn một (< 1), doanh nghiệp khơng đảm
thanh tốn nhanh [18].
1.2.6.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Khác với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán
nhanh, việc xem xét khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp phải xem
xét khơng chỉ đối với tồn bộ nợ ngắn hạn mà còn phải xem xét đến số nợ
ngắn hạn đến hạn thanh tốn và số nợ q hạn trong vịng ba tháng tính từ
ngày đến hạn. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và
tương đương tiền của doanh nghiệp, cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền, nói cách khác với lượng tiền và
tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán tức
thời các khoản nợ ngắn hạn hay khơng. Có thể nói việc sử dụng tiền và tương
đương tiền so với nợ ngắn hạn là một cách kiểm chứng hiệu quả khả năng
thanh tốn của doanh nghiệp, vì tiền ln là một phương tiện thanh tốn, khác
với tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác không phải là tiền đều khơng có
khả năng dùng để thanh toán nợ.
Khác với hai chỉ tiêu trên, do so sánh lượng tiền và tương đương tiền với
nợ ngắn hạn nên trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” thường
nhỏ hơn một (<1), doanh nghiệp đã đảm bảo đủ và thừa khả năng đáp ứng tức


15


thời nợ ngắn hạn phải trả. Trị số càng tiến gần tới một (1), lượng tiền và
tương đương tiền càng nhiều, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
càng cao. Tuy nhiên, thực trạng này cho thấy lượng tiền và tương đương tiền
của doanh nghiệp quá lớn sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến khả năng
sinh lợi cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó là do tiền là
loại tài sản khơng mang lại lợi nhuận nên các doanh nghiệp thường có xu
hướng tối thiểu hóa lượng tiền này [16] [17]
1.2.7. Số vịng quay các khoản phải thu và thời gian (ngày) một vòng quay
các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao phản ánh doanh nghiệp được
khách hàng trả nợ càng nhanh. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao so với các
doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp có nguy cơ bị mất khách hàng do họ
chuyển sang đối tác có thời gian nợ dài hơn. Việc so sánh biến động của chỉ
số qua các năm có xu hướng giảm dần thì rất có thể doanh nghiệp đang gặp
khó khăn trong việc thu cơng nợ từ khách hàng [17].
1.3. Vài nét về ngành dược Việt Nam trong những năm gần đây
1.3.1. Một vài chỉ số cơ bản
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành cơng nghiệp
Dược đang phát triển có mức tăng trưởng cao nhất. Phân loại này dựa trên
tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn các chỉ
tiêu khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng
thay đổi để thích nghi với các biến đổi về chính sách về quản lý ngành Dược
tại Việt Nam.
Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đơng
Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Với sự dịch chuyển lớn về số lượng cũng
như chất lượng và sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới, dự
kiến đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021.[1], [2]



16

Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, ngành Dược phẩm vẫn
phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu nguyên liệu. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ
là nhà cung cấp nguyên liệu lớn nhất cho các nhà sản xuất thuốc Việt Nam,
chiếm 60-70% tổng lượng nhập khẩu.
Về mặt sản xuất, các nhà máy Dược phẩm trong nước hiện nay có đủ
khả năng sản xuất tất cả các dạng bào chế, từ dạng truyền thống như viên nén,
viên nang, thuốc dạng lỏng,… đến hình thức mới như thuốc tiêm đơng khơ,
thuốc giải phóng chậm,… Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất vẫn chủ yếu là thuốc
generic và có sự trùng lặp nhau. Mặc dù vậy các doanh nghiệp trong nước có
xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất đạt chuẩn quốc tế như PIC/S- GMP, EUGMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập
của kênh phân phối và xuất khẩu, đồng thời gia công và sản xuất thuốc
nhượng quyền nhằm mục đích theo kịp ngành Dược thế giới.
Tính đến hết năm 2017, sản xuất trong nước đáp ứng chưa đến một nửa
nhu cầu tiêu dùng thuốc tại Việt Nam. Nguồn còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu
chủ yếu từ 5 quốc gia xuất khẩu thuốc lớn nhất vào Việt Nam gồm: Pháp, Ấn
Độ, Đức, Hàn Quốc và Ý.
Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh
trong và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc trong những năm gần đây đã liên
tục phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Số lượng các cơng ty, doanh nghiệp trong
và ngồi nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm ngày càng gia tăng.
Chủng loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng mạnh, đồng
thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường [2].
1.3.2. Những cơ chế của Nhà nước nhằm khuyến khích ngành Dược trong
nước phát triển
Ngày 10/1/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 68/QĐ TTg ban hành chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn


17


đến 2020, định hướng ưu tiên phát triển ngành Dược nội địa nhằm tăng tỷ lệ
thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị thuốc từ gần 50% như hiện nay lên
80% trong năm 2020. Dù thách thức là không nhỏ nhưng cũng có thể xem đây
là cơ hội cho các công ty dược trong nước phát triển [21].
Sửa đổi Luật Dược số 105/2016/QH13 về ưu tiên phát triển Dược liệu,
thuốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền, đã đưa ra hàng loạt các chính sách
nhằm khơi phục vị thế cho Dược liệu, thuốc Dược liệu và thuốc Y học cổ
truyền. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam hoạt động
trong lĩnh vực này [20].
1.4. Một số nghiên cứu về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dược Việt Nam trong những năm gần đây

Tổng quan nghiên cứu cho thấy có nhiều nghiên cứu tương tự mô tả
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Dược tại Việt Nam trong những năm
qua. Phân tích cơ cấu danh mục sản phẩm kinh doanh của một số doanh
nghiệp Dược được đề cập dưới đây có những đặc trưng nhất định về nhóm
sản phẩm kinh doanh tuy nhiên các doanh nghiệp đều có điểm chung là
nhóm sản phẩm Thuốc là nhóm có tỷ lệ về số sản phẩm và doanh thu lớn
nhất. Các nghiên cứu có tiến hành mô tả một số chỉ số ở trong các nội dung
sau:
1.4.1. Cơ cấu danh mục sản phẩm
Khi phân tích về cơ cấu danh mục tổng doanh thu bán hàng hóa của
công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex năm 2020 của tác giả
Nguyễn Thúy Ngân là 518,918 tỷ đồng với tổng số lượng mặt hàng là 160
sản phẩm. Trong đó, Thuốc có số lượng lên đến 121 sản phẩm chiếm tỷ
trọng lớn nhất 75,63% và có doanh thu cao nhất là 244,190 tỷ, chiếm
47,06%. Theo sau đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 26 sản phẩm, chiếm
16,25%; đạt doanh thu năm 2020 là 143,359 tỷ đồng, chiếm 27,63%. Mỹ



×