Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGUYỄN THỊ HUYỀN NGHIÊN cứu tác DỤNG TĂNG lực, CHỐNG LOÉT dạ dày và độc TÍNH TRÊN THỰC NGHIỆM của CAO sâm báo (abelmoschus sagittifolius (kurz) merr) KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
TĂNG LỰC, CHỐNG LOÉT DẠ DÀY
VÀ ĐỘC TÍNH TRÊN THỰC NGHIỆM
CỦA CAO SÂM BÁO
(Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN
Mã sinh viên: 1701275

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
TĂNG LỰC, CHỐNG LOÉT DẠ DÀY
VÀ ĐỘC TÍNH TRÊN THỰC NGHIỆM
CỦA CAO SÂM BÁO
(Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr)

Người hướng dẫn:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



1. PGS. TS. Đào Thị Vui

Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cơ giáo, gia đình, anh chị, bạn bè và những người đã giúp đỡ, ủng hộ em trong
thời gian qua.
Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS. TS. Đào Thị Vui – Trưởng Bộ môn Dược lực, người thầy đã ln chỉ bảo, hướng
dẫn nhiệt tình cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Trần Hồng Linh, người thầy luôn
bên cạnh sát sao, nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận tại bộ
mơn. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cũng như
những bài học quý giá cho bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới DS. Đinh Đại Độ, DS. Đinh Thị Kiều Giang, DS.
Nguyễn Thị Thủy, các bạn, các em sinh viên, các học viên nghiên cứu khoa học tại bộ
môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn chia sẻ công việc giúp em hồn
thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học
Dược Hà Nội đã luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong suốt quá
trình học tập dưới mái trường thân yêu này.
Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã luôn lắng nghe, chia sẻ và
cùng nhau trải qua những năm tháng sinh viên tươi đẹp, cảm ơn gia đình yêu dấu đã
luôn bên con và ủng hộ con trong suốt cuộc đời.
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022

Huyền
Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về suy nhược cơ thể, các thuốc điều trị và mơ hình nghiên cứu ............ 3
1.1.1. Các yếu tố nguy cơ của suy nhược cơ thể ........................................................... 3
1.1.2. Các thuốc điều trị suy nhược cơ thể .................................................................... 4
1.1.3. Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực ................................... 6
1.1.3.1. Mơ hình chuột bơi Brekhman ......................................................................... 6
1.1.3.2. Mơ hình trụ quay Rotarod .............................................................................. 6
1.2. Tổng quan về loét dạ dày tá tràng, các thuốc điều trị và mơ hình nghiên cứu ......... 6
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ....................................................................... 6
1.2.2. Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng ................................................................. 9
1.2.3. Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày tá tràng...................... 13
1.2.3.1. Một số mơ hình gây lt bằng phương pháp vật lý ...................................... 13
1.2.3.2. Một số mơ hình gây lt bằng phương pháp hóa học .................................. 14
1.3. Tổng quan về cây Sâm báo ..................................................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm thực vật .............................................................................................. 16
1.3.2. Phân bố .............................................................................................................. 16
1.3.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến .................................................................... 16
1.3.4. Thành phần hóa học........................................................................................... 16
1.3.5. Cơng dụng và liều dùng ..................................................................................... 17
1.3.6. Tác dụng dược lý ............................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 19
2.1.2. Động vật thí nghiệm .......................................................................................... 20
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ........................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.3.1. Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo ............................... 21
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo ................................ 23
2.3.3. Nghiên cứu độc tính của cao Sâm báo .............................................................. 25
2.3.3.1. Nghiên cứu độc tính cấp ............................................................................... 25
2.3.3.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn ........................................................... 26


2.4. Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 29
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo ........................... 29
3.1.1. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến thời gian bám của chuột nhắt trắng ............. 29
3.1.2. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng của chuột nhắt trắng .................. 30
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo ............................. 30
3.3. Kết quả nghiên cứu độc tính của cao Sâm báo ....................................................... 32
3.3.1. Kết quả xác định độc tính cấp của cao Sâm báo ............................................... 32
3.3.2. Kết quả xác định độc tính bán trường diễn của cao Sâm báo ........................... 33
3.3.2.1. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến tình trạng chung và sự tăng trưởng khối
lượng của chuột thí nghiệm ........................................................................................... 33
3.3.2.2. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến thông số huyết học của chuột thí nghiệm
....................................................................................................................................... 36
3.3.2.3. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến thơng số sinh hóa của chuột thí nghiệm . 37
3.3.2.4. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến đại thể các cơ quan của chuột thí nghiệm
....................................................................................................................................... 38
3.3.2.5. Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến mô bệnh học gan, thận của chuột thí nghiệm

....................................................................................................................................... 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 43
4.1. Về tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo .................................................. 43
4.2. Về tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo ................................................... 44
4.3. Về độc tính của cao Sâm báo ................................................................................. 46
4.3.1. Về độc tính cấp .................................................................................................. 46
4.3.2. Về độc tính bán trường diễn .............................................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết đầy đủ

Tên viết tắt
ALT

Alanin transaminase

AST

Aspartate transaminase

HCT

Hematocrit

HGB

Nồng độ hemoglobin


HLA

Human Leukocyte Antigen – Kháng nguyên bạch
cầu người

H.p

Vi khuẩn Helicobacter pylori

LD50

Liều trung bình gây chết 50% số lượng động vật thí
nghiệm

MCV

Thể tích trung bình hồng cầu

NSAIDs
OECD

Các thuốc chống viêm không steroid
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization
for Economic Cooperation and Development)

PG

Prostaglandin


PLT

Số lượng tiểu cầu

PPI

Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ - ATPase

RBC

Số lượng hồng cầu

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

WBC

Số lượng bạch cầu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên

Trang

3.1


Thời gian bám trên trụ quay của chuột tại các thời điểm nghiên cứu

29

3.2

Trọng lượng trung bình của chuột tại thời điểm ngày 1, ngày 7 và
ngày 14

30

3.3

Ảnh hưởng của cao Sâm báo lên pH dịch vị, thể tích dịch vị và độ
acid tồn phần của chuột cống trắng

31

3.4

Ảnh hưởng của cao Sâm báo lên các chỉ tiêu đánh giá tổn thương
loét của chuột cống trắng

31

3.5

Kết quả thử độc tính cấp của cao Sâm báo

32


3.6

Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ thể chuột cống trắng
đực

33

3.7

Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ thể chuột cống trắng
cái

34

3.8

Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến thông số huyết học của chuột cống
trắng

36

3.9

Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến thơng số sinh hóa của chuột cống
trắng

37

3.10


Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ quan so với khối
lượng cơ thể của chuột cống trắng

38

3.11

Ảnh hưởng của cao Sâm báo dùng liều lặp lại 28 ngày đến mô bệnh
học gan chuột cống trắng đực

39

3.12

Ảnh hưởng của cao Sâm báo dùng liều lặp lại 28 ngày đến mô bệnh
học gan chuột cống trắng cái

40

3.13

Ảnh hưởng của cao Sâm báo dùng liều lặp lại 28 ngày đến mô bệnh
học thận chuột cống trắng đực

41

3.14

Ảnh hưởng của cao Sâm báo dùng liều lặp lại 28 ngày đến mô bệnh

học thận chuột cống trắng cái

42


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên

Trang

2.1

Sơ đồ quy trình chiết xuất cao khô rễ củ Sâm báo

19

2.2

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

21

2.3

2.4

2.5


3.1

3.2

Quy trình tiến hành thí nghiệm đánh giá tác dụng tăng cường thể lực
của cao Sâm báo
Quy trình tiến hành thí nghiệm đánh giá tác dụng chống loét dạ dày
của cao Sâm báo
Quy trình tiến hành thí nghiệm đánh giá độc tính bán trường diễn
của cao Sâm báo
Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ thể chuột cống trắng
đực
Ảnh hưởng của cao Sâm báo đến khối lượng cơ thể chuột cống trắng
cái

23

24

27

34

35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy nhược cơ thể và loét dạ dày tá tràng là những vấn đề sức khỏe đáng báo động
trong thời đại xã hội ngày càng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hội chứng suy nhược
cơ thể đã được báo cáo trên thế giới từ ít nhất từ 200 năm nay, đây là bệnh lý liên quan

đến nhiều yếu tố như mơi trường, thói quen sinh hoạt, tình trạng bệnh tật, sự rối loạn
tâm thần... Theo Trung tâm phịng và kiểm sốt bệnh tật tại Hoa Kỳ, suy nhược cơ thể
được định nghĩa là tình trạng mệt mỏi bất thường, không cải thiện khi nghỉ ngơi, kéo
dài trên sáu tháng và có thể trầm trọng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc những sang
chấn về tinh thần. Hiện nay, khơng có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân suy
nhược cơ thể mà thay vào đó là điều trị triệu chứng nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy dễ
chịu hơn và nhanh chóng hồi phục sức khỏe [26], [29], [40].
Bên cạnh đó, loét dạ dày tá tràng cũng là căn bệnh mạn tính, được biết đến từ lâu và
phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bệnh được đặc trưng bởi những ổ loét
ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc. Trong
xã hội hiện đại, người lao động phải đối mặt với áp lực cao của công việc, cùng với các
chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích như cafe, thuốc
lá, rượu bia hay việc lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, các
corticoid… đã làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh [16]. Ước tính tỷ lệ loét dạ dày tá tràng hàng
năm trên thế giới là từ 0,1% đến 0,3% và tăng theo tuổi. Ở những người bị nhiễm
Helicobacter pylori (H. pylori), tỷ lệ loét là khoảng 1% mỗi năm, cao hơn từ 6 đến 10
lần so với những người không bị nhiễm [42]. Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn
đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng, đây vẫn là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bệnh
khơng chỉ gây ra đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh mà hơn thế nữa, nếu không điều trị kịp thời, các biến chứng nguy hiểm như hẹp
môn vị, xuất huyết dạ dày, ung thư hay thậm chí là tử vong có thể xảy ra [15], [36], [41].
Các thuốc hóa dược đã có những đóng góp đáng kể trong việc điều trị suy nhược cơ
thể và loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều trị, chúng cũng gây ra
nhiều tác dụng khơng mong muốn. Trong khi đó, các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược
thường có tác dụng êm dịu, an tồn, ít tác dụng khơng mong muốn và giá thành hợp lý.
Chính vì vậy, xu hướng đi nghiên cứu và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính
sinh học cao từ dược liệu để làm thuốc là cần thiết.
Sâm báo là một trong những cây thuốc quý, mọc hoang ở vùng núi Báo (tỉnh Thanh
Hóa), từ lâu nay đã được người dân dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược cơ thể, kém ăn,
gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày [4], [13]…Các nghiên cứu trong nước về cây Sâm

báo cho thấy, cao chiết nước từ rễ củ của lồi cây này có vai trị quan trọng trong điều
trị loét dạ dày như: chống loét, bảo vệ niêm mạc, hồi phục loét dạ dày trên nhiều mô
1


hình gây lt khác nhau. Bên cạnh đó, cao nước và cao ethanol Sâm báo cịn có tác dụng
tăng cường thể lực [8], [10], [24]. Thật vậy, tăng cường thể lực trở thành một vấn đề
quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong điều trị bệnh nói chung và điều trị loét dạ dày
nói riêng. Bởi một thể trạng khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng đối
với các tác nhân gây bệnh, mà còn tăng cường các yếu tố bảo vệ, tái tạo niêm mạc hỗ
trợ cho việc điều trị loét dạ dày hiệu quả hơn. Căn cứ vào các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây cũng như mong muốn tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc trưng của địa
phương, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng Bộ môn Dược lực trường Đại học Dược Hà
Nội tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực, chống loét dạ dày và
độc tính trên thực nghiệm của cao Sâm báo”, mà mẫu cao được sử dụng ở đây là sự
kết hợp của hai cách chiết cồn và nước, với các mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực của cao Sâm báo.
2. Nghiên cứu tác dụng chống loét dạ dày của cao Sâm báo.
3. Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao Sâm báo.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về suy nhược cơ thể, các thuốc điều trị và mơ hình nghiên cứu
1.1.1. Các yếu tố nguy cơ của suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là một căn bệnh phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi bất
thường khơng cải thiện khi nghỉ ngơi, kéo dài trên sáu tháng và có thể trầm trọng hơn
sau các hoạt động thể lực hoặc những sang chấn về tinh thần. Căn bệnh này thường gặp
ở người lớn, tỷ lệ nữ và nam là 3: 1, với độ tuổi khởi phát cao nhất là từ 20 đến 45 tuổi.

Bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động nghề nghiệp, cá nhân và xã hội của
người bệnh [26], [29], [40].
Bệnh sinh của suy nhược cơ thể được giả thuyết theo “ba trụ cột” liên tục tương tác
với nhau gồm: hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và mạng lưới nội tiết thần kinh [29].
Hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân nào gây ra suy nhược cơ thể, mỗi tác nhân có thể
gây ra rối loạn khác nhau cho người bệnh, bệnh có thể hình thành dưới tác động của các
yếu tố nguy cơ [40]:
• Nhiễm virus
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm virus có mối liên quan với suy nhược cơ thể.
Bao gồm một số loại virus: Epstein-Barr, herpesvirus-6, enterovirus, Rubella, retrovirus,
Candida albicans, Mycoplasma [41]…
• Yếu tố di truyền
Gia đình có người bị suy nhược cơ thể thì tỉ lệ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn so với
người bình thường [40]. Yếu tố di truyền trong suy nhược cơ thể có thể do bất thường
cấu trúc của một số gen nhất định, như các gen liên quan đến: nhiễm trùng, bệnh về
máu, chức năng của hệ thống miễn dịch, gen quy định phản ứng của cơ thể với tổn
thương và căng thẳng [40], [41].
• Suy giảm miễn dịch
Một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tình trạng miễn dịch trên bệnh nhân
suy nhược cơ thể như tăng nồng độ kháng thể kháng virus, giảm Globulin miễn dịch ở
mức độ vừa phải, giảm tăng sinh các tế bào lympho trong giải phóng Cytokin [9].
• Bất thường về hệ thần kinh trung ương và nội tiết tố
Các thay đổi trong dẫn truyền thần kinh, rối loạn đồng hồ sinh học, thiếu hụt hormon
giảm căng thẳng (cortisol) có thể là yếu tố nguy cơ trong suy nhược cơ thể. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA) có thể là yếu tố chính gây
ra suy nhược vì chúng chịu trách nhiệm cho một số chức năng về thể chất và cảm xúc
như ngủ, trầm cảm và phản ứng với căng thẳng [41].

3



• Giảm chức năng hệ tiêu hóa
Các tình trạng giảm hấp thu đường tiêu hóa, thiếu hụt năng lượng, các bệnh đại tràng
kích thích cũng thường thấy trên bệnh nhân suy nhược cơ thể [9]. Ngoài ra với loét dạ
dày tá tràng, các triệu chứng khó tiêu kèm theo các cơn đau đớn khiến cho bệnh nhân
không muốn ăn uống, về lâu dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, sức
khỏe giảm sút.
• Tuổi tác, giới tính
Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở cả nam và nữ, các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh gặp
ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết bệnh nhân bị
suy nhược cơ thể đều từ 40-50 tuổi [41].
• Căng thẳng, áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài [41].
1.1.2. Các thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Hiện nay, khơng có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân suy nhược cơ thể, chủ
yếu là điều trị triệu chứng, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra chỉ định phù hợp nhằm
mục đích chính là giảm mệt mỏi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh phục
hồi lại sức khỏe [29], [40].
• Các thuốc chống trầm cảm ba vịng
Các thuốc thuộc nhóm này có: Amitriptylin, imipramin, nortriptylin, protriptylin,
trimipramin, desipramin…với cơ chế ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin, làm tăng
các chất này ở khe synap, thuốc kháng H1 nhẹ, kháng cholinergic ở cả trung ương và
ngoại vi. Thuốc có thể giúp làm giảm triệu chứng, cải thiện giấc ngủ và giảm đau ở
người suy nhược cơ thể với liều lượng thấp hơn nhiều so với liều lượng ở bệnh nhân
trầm cảm [29], [37].
• Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin (SSRIs)
Gồm các thuốc: fluoxetin, citalopram, escitalopram, fluvoxamine, paroxetin,
sertralin.. với cơ chế: ức chế chọn lọc sự thu hồi serotonin về ngọn sợi thần kinh, gây
hoạt hóa tâm thần. Thuốc có thể hữu ích đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể có đau thần
kinh mạn tính, trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tâm thần khác [27], [29], [37]
• Kháng thể đơn dịng (rituximab) ức chế protein CD20, giúp giảm hoạt động và số

lượng tế bào B, từ đó làm giảm viêm. Các thuốc kháng virus (Rintatolimod,
valganciclovir…), corticoid [29].
• Các thuốc bổ sung dinh dưỡng (Acetyl-L-carnitine, Axit béo thiết yếu, Magie,
Vitamin C, vitamin B12 , Coenzyme Q10..) giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi về thể chất
và tinh thần ở bệnh nhân suy nhược cơ thể [27], [29].

4


• Vitamin nhóm B
Một ví dụ về vitamin nhóm B: Sulbutiamin là thuốc tác động lên hệ thần kinh thuộc
vitamin nhóm B, được chỉ định cho các bệnh nhân suy nhược cơ thể. Thuốc là dẫn xuất
của thiamin, dễ tan trong lipid và đi qua được hàng rào máu não.
• Dược liệu dùng trong suy nhược cơ thể
Các vị thuốc thường được sử dụng làm vị thuốc bồi bổ cơ thể và nâng cao thể lực, có
thể kể đến như: Hà thủ ô, Đương quy, Đinh lăng, đặc biệt là các vị thuốc mang tên Sâm
như: Sâm bố chính, Sâm cau, Nhân sâm, Đảng sâm, Sâm Việt Nam…
➢ Sâm cau
Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn. hoặc Curculigo ensifolia R.Br. họ
Sâm cau (Hypxidaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Công dụng: Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém
ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
Tác dụng dược lý: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, Sâm cau dùng làm thuốc bổ
trong suy nhược cơ thể, kém ăn, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính [4].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015): Ở mức liều 0,5g/kg cân nặng
chuột và sau 14 ngày dùng thuốc, cao ethanol Sâm cau thể hiện tác dụng tăng lực trên
chuột nhắt trắng dựa trên mơ hình trụ quay Rotarod [15].
➢ Nhân sâm
Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey họ Nhân sâm (Araliaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ.
Công dụng: Tăng cường thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu,
kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
Tác dụng dược lý: Tăng hưng phấn của vỏ đại não, nâng cao thể lực, giảm mệt
mỏi, tăng sức đề kháng [4].
➢ Đảng sâm
Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f hoặc Campanumoea
javanica Blume họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Bộ phận dùng: Rễ củ.
Công dụng: Chữa tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt
mỏi, khát nước, ốm lâu, cơ thể suy nhược..
Tác dụng dược lý: Bổ toàn thân và kích thích miễn dịch [3]. Một nghiên cứu của
Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015) cho kết quả: Cao Đảng sâm và chế phẩm viên nang
Đảng Sâm thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 – 14 ngày uống [1].
➢ Sâm Việt Nam
Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv. họ Nhân sâm (Araliaceae).
5


Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ.
Công dụng: Dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược, mệt mỏi, xơ vữa động
mạch, ngộ độc gan, viêm họng, hen phế quản mạn tính
Tác dụng dược lý: Liều thấp làm tăng vận động và trí nhớ, chống trầm cảm, chống
oxy hóa, kích thích miễn dịch, hồi phục máu [4].
1.1.3. Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực
1.1.3.1. Mơ hình chuột bơi Brekhman
Ngun tắc: Tác dụng tăng cường thể lực được đánh giá thông qua xác định thời gian
bơi gắng sức của chuột nhắt trắng. Thời gian bơi càng dài chứng tỏ chuột có thể lực càng
tốt. Thí nghiệm được đề xuất bởi Brekhman (1951) [2], [22].
Tiến hành: Dùng chuột nhắt trắng cân nặng từ 18-22g, đeo chì vào đuôi chuột với

trọng lượng bằng 5% cân nặng chuột. Thả chuột vào bình nước ở nhiệt độ 23-300C, theo
dõi thời gian từ khi thả chuột vào nước cho đến khi chuột chìm trong đáy bể mà khơng
tự ngoi lên được nữa. Ngay lập tức vớt chuột lên, sưởi ấm chuột dưới đèn đến khi phục
hồi hoàn toàn, ghi thời gian bơi lần 1. Tiến hành chia lô và cho chuột uống thuốc liên
tục trong 2 tuần. Vào ngày thứ 14, ghi thời gian bơi của chuột lần 2.
Thông số đánh giá: Thời gian bơi gắng sức, cân nặng chuột trước và sau 2 tuần dùng
thuốc.
1.1.3.2. Mơ hình trụ quay Rotarod
Nguyên tắc: Thời gian bám của chuột trên trụ quay Rotarod được tính từ khi cho
chuột lên trụ quay cho đến khi chúng bị rơi xuống, thời gian bám càng lâu chứng tỏ
chuột có thể lực càng tốt. Mơ hình được đề xuất bởi Dunham và Miya năm 1956 [32].
Tiến hành: Sử dụng chuột nhắt trắng có cân nặng từ 20-30g, cho chuột làm quen với
trụ quay Rotarod. Trước khi dùng thuốc, ghi lại thời gian bám tính từ lúc cho chuột lên
trụ quay cho đến khi rơi xuống và lựa chọn các chuột có thời gian bám từ 30 – 1800
giây. Chuột sau khi chia lô được cho uống thuốc thử/nước cất. 60 phút sau, ghi lại thời
gian bám (T1). Tiếp tục cho chuột nhắt trắng uống thuốc thử/nước cất liên tục trong 14
ngày. Ghi thời gian bám ở ngày thứ 7 và ngày thứ 14.
Thông số đánh giá: Thời gian bám trên trụ quay, cân nặng của chuột trước và sau
uống thuốc thử 60 phút, sau 7 ngày và 14 ngày.
1.2. Tổng quan về loét dạ dày tá tràng, các thuốc điều trị và mơ hình nghiên cứu
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi quốc gia, bệnh có thể gặp ở nhiều
lứa tuổi. Đặc trưng bởi những tổn thương ở niêm mạc dạ dày tá tràng, có thể xâm lấn
sâu qua lớp dưới niêm mạc, bệnh thường hay tái phát và có thể gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm. Nguyên nhân chính của loét dạ dày tá tràng được xác định là do vi khuẩn
Helicobacter pylori và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Niêm mạc dạ
6


dày tồn tại được và q trình tiêu hóa vẫn tiếp diễn bình thường chính là nhờ sự cân

bằng của hai q trình bảo vệ và tấn cơng. Sự mất cân bằng của hai q trình này mà
trong đó yếu tố tấn công ưu thế hơn và/hoặc yếu tố bảo vệ giảm đã dẫn đến loét dạ dày
tá tràng [16], [36].
1.2.1.1. Yếu tố bảo vệ
Các yếu tố bảo vệ dạ dày tá tràng chủ yếu gồm: Chất nhầy mucin, muối kiềm
bicarbonate, mạng lưới mao mạch, sự toàn vẹn và tái tạo tế bào biểu mơ niêm mạc,
prostaglandin [16].
• Lớp nhầy
Lớp nhầy bao gồm nước (95%) và một hỗn hợp của phospholipid và glycoprotein
(mucin), dày khoảng 0,2mm, phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Do tồn tại ở dạng gel và
có tính kiềm, chất nhầy đóng vai trị như một rào cản hóa lý khơng cho các ion H+ và
các chất cao phân tử như pepsin đi sâu vào bên trong [12], [17], [34].
• Muối kiềm Bicarbonate
Được tiết ra bởi các tế bào biểu mô bề mặt của niêm mạc dạ dày tá tràng vào gel
nhầy, tạo gradient H+ (pH dao động từ 1 đến 2) giữa vùng gel đối diện và khoang dạ
dày, đạt pH 6-7 dọc theo bề mặt tế bào biểu mơ [12], [34].
• Tế bào biểu mô niêm mạc
Cung cấp chất nhầy, vận chuyển ion của tế bào biểu mơ để duy trì pH nội bào và sản
xuất bicarbonate, các protein sốc nhiệt, ngăn chặn sự biến tính của protein và bảo vệ tế
bào khỏi một số yếu tố như nhiệt độ cao, tác nhân gây độc tế bào hoặc stress oxy hóa.
Chúng cịn tạo ra các peptid và cathelicidin thuộc họ yếu tố trefoil, cũng có vai trị trong
việc bảo vệ và tái tạo niêm mạc [34]. Khi hàng rào biểu mô bị phá vỡ, các tế bào biểu
mơ giáp với vị trí tổn thương sẽ tham gia sửa chữa, tái tạo vùng tổn thương [17], [34].
• Hệ thống mao mạch dưới niêm mạc
Là thành phần quan trọng của hệ thống bảo vệ/sửa chữa dưới lớp biểu mơ, sản xuất
HCO3- để trung hịa acid dịch vị. Tuần hoàn dưới niêm mạc cung cấp các vi chất dinh
dưỡng và oxy, đồng thời loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa độc hại. Một số yếu tố được
sản xuất tại chỗ bao gồm oxit nitric (NO), hydro sulfua và prostacyclin góp phần bảo vệ
mạch máu thơng qua sự giãn mạch của vi tuần hồn [17], [34].
• Prostaglandin

Prostaglandin có nhiều trong niêm mạc dạ dày. Nhiều PG, đặc biệt là PG E1, đã được
chứng minh là ngăn được tổn hại niêm mạc dạ dày gây ra bởi rất nhiều tác nhân. PG có
tác dụng kích thích bài tiết bicarbonat và chất nhầy ở niêm mạc, ức chế sự bài tiết acid
của tế bào thành, tham gia vào việc duy trì lưu lượng máu ở niêm mạc và phục hồi tế
bào biểu mô [12], [17], [34].
7


1.2.1.2. Yếu tố tấn công:
Các yếu tố tấn công bao gồm: HCl, Pepsin, Helicobacter pylori, NSAIDs, Corticoid,
Rượu, Cafe, Thuốc lá...[17], [34]
• Acid hydroclorid
Sự tiết ra HCl được kích thích bởi gastrin và các sợi thần kinh phế vị sau hạch qua
thụ thể tiết cholin của muscarin ở tế bào viền [12]. Ion H+ có gây được tổn thương hay
khơng cịn tùy thuộc vào nồng độ H+ thấm vào và hàng rào bảo vệ. Các cấu trúc bị tổn
thương do H+ gây ra gồm: biểu mô niêm mạc, các nơron, mạch máu, kết hợp với sự xâm
nhiễm các tế bào viêm để gây ra một chuỗi hậu quả: Giải phóng các chất dẫn truyền thần
kinh; Xâm nhập các thành phần máu vào nơi tổn thương, tạo ra hỗn hợp peptid và acid
amin gây kích thích tiết thêm HCl; Hoạt hóa các tế bào viêm kích thích trực tiếp tế bào
thành tiết HCl [17].
• Pepsin
Pepsinogen là tiền chất khơng hoạt động của pepsin, được tiết ra bởi các tế bào chính
vào trong lịng dạ dày. Hoạt tính của pepsin được kích hoạt bởi pH acid (pH tối ưu là
1,8-3,5), bị bất hoạt một cách thuận nghịch ở pH 4 và bị phá hủy không thể đảo ngược
ở pH 7 [34], [36]. Pepsin có vai trị tiêu hóa protein, tiêu hủy chất nhầy và collagen, tạo
điều kiện cho H+ của acid khuếch tán sâu vào lớp gel để tiếp cận lớp biểu mô niêm mạc
dạ dày. Một khi lớp nhầy bị phá vỡ và niêm mạc bị H+ làm tổn thương thì pepsin có điều
kiện phối hợp làm nặng thêm các tổn thương tại ổ loét [17].
• Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p)
Vi khuẩn H.p tiết ra enzym urease, tạo ra một lượng rất lớn NH4OH giúp trung hịa

acid xung quanh nó, đồng thời còn làm tổn thương niêm mạc. Đáp trả lại vấn đề này, dạ
dày tăng tiết acid và kết quả làm tăng tình trạng kích thích dạ dày. H.p cịn tiết ra các
enzym tiêu hủy protein (catalase, lipase, protease), đặc biệt là VaC (vacuolating
cytotoxin) - độc tố tế bào gây hốc, gây ra các không bào trong tế bào biểu mô niêm mạc.
Gen liên quan với chất protein độc này là VacA. Một protein khác là CagA (cytotoxin
associated gen A) - Gen A liên kết với độc tố tế bào, cũng có vai trị lớn trong bệnh sinh.
Tất cả các yếu tố trên gây tổn thương niêm mạc qua phản ứng viêm tại chỗ với sự lôi
kéo bạch cầu đơn nhân và đại thực bào tăng giải phóng ra các yếu tố trung gian gây viêm
(interleukin- IL, gốc tự do) làm sưng, phù nề, hoại tử niêm mạc [17].
• Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
NSAIDs gây tổn thương niêm mạc dạ dày theo cơ chế tại chỗ và toàn thân, nhưng ức
chế tổng hợp PG nội sinh được cho là cơ chế chính [36].
Cơ chế tại chỗ - Trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Do tính acid yếu nên
khơng bị ion hóa trong mơi trường acid mạnh ở lịng dạ dày và phát huy ái tính với lipid,
nhờ vậy chúng dễ dàng thấm qua lớp nhầy để tiếp cận với biểu mô, tại đây do pH tương
8


đối cao nên chúng có điều kiện ion hóa để gây hại. Ngồi ra NSAIDs cịn làm giảm tính
kị nước của lớp nhầy, giúp cho ion H+ có điều kiện khuếch tán ngược gây tổn thương
niêm mạc [17], [34].
Cơ chế toàn thân: làm suy giảm hàng rào bảo vệ; ức chế sự tổng hợp PG và NO;
giảm lưu lượng vi tuần hồn ở niêm mạc và ngăn cản q trình tái tạo và sửa chữa. Do
đó, niêm mạc đường tiêu hóa dễ bị tổn thương hơn [17].
• Các thuốc corticoid
Thuốc ức chế enzym phospholipase A2 ngăn chặn sự giải phóng axit arachidonic
(tiền chất của các prostaglandin và leukotrien) từ phospholipid màng. Điều này gây ức
chế gián tiếp việc tổng hợp prostaglandin, làm giảm sản xuất các yếu tố bảo vệ, từ đó có
thể làm tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa [37].
• Các yếu tố nguy cơ khác

Yếu tố di truyền (tỷ lệ người nhóm máu O bị loét cao hơn so với người nhóm máu
khác, tương tự đối với nhóm HLA có B5 và DQ-A1); các chất kích thích (thuốc lá, rượu,
cafe); các bệnh nội tiết (thiểu năng tuyến giáp, thương thận, tuyến yên); Stress (có thể
gây tăng tiết adrenalin gây co mạch niêm mạc và ACTH – cortisol gây tăng tiết acid,
giảm tiết chất nhầy) [12], [17].
1.2.2. Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng
Mục tiêu của việc điều trị loét dạ dày tá tràng là giảm đau, làm lành vết loét, ngăn
ngừa tái phát và giảm các biến chứng liên quan đến vết loét [36]. Hiện nay, các thuốc
thường được sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng là: thuốc kháng acid dịch vị,
thuốc ức chế tiết acid dịch vị, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc diệt vi khuẩn H.p.
1.2.2.1. Thuốc kháng acid dịch vị - antacid
Các thuốc antacid bao gồm: các muối và hydroxyd của nhôm, magnesi, calci.
- Tác dụng và cơ chế tác dụng: Thuốc kháng acid là các bazơ yếu phản ứng với acid
dịch vị để tạo thành nước và muối làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, nâng pH của dạ
dày lên khoảng bằng 4, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo niêm mạc. Thuốc có tác
dụng ức chế hoạt tính pepsin (do pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4), kích
thích khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày và tăng trương lực cơ thắt vùng thực quản
giúp giảm hồi lưu [5], [37], [36].
- Tác dụng không mong muốn: Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là phổ biến
nhất và phụ thuộc vào liều lượng. Hydroxit nhơm có xu hướng gây táo bón, ngược lại
hydroxit magie có xu hướng gây tiêu chảy. Các chế phẩm kết hợp hai tác nhân này giúp
bình thường hóa chức năng ruột [5], [34], [36], [37].
1.2.2.2. Thuốc ức chế tiết acid
• Thuốc kháng thụ thể H2 của Histamin
Các thuốc được sử dụng trên lâm sàng: cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin.
9


- Cơ chế tác dụng: Do công thức gần giống histamin nên các thuốc kháng H2 tranh
chấp với histamin tại receptor H2 (RH2) ở tế bào thành dạ dày, ngăn cản tiết dịch vị bởi

các nguyên nhân gây tăng tiết histamin ở dạ dày (cường phó giao cảm, thức ăn, tăng tiết
gastrin…). Các thuốc kháng H2 khơng có tác dụng trên RH1 mà chỉ có tác dụng chọn
lọc trên RH2 ở dạ dày [5], [37].
- Tác dụng: Thuốc làm giảm bài tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch vị, ít ảnh
hưởng đến dịch tiêu hóa khác và chức năng dạ dày. Khả năng giảm tiết acid dịch vị tăng
dần: cimetidin (50%) < Ranitidin (70%) < Famotidin (94%) [5]. Thuốc có tác dụng
nhanh, pH tăng rất rõ sau 1 giờ, đạt tác dụng tối đa ngay từ ngày đầu tiên và giúp kiểm
soát dịch vị ban đêm rất tốt [16].
- Tác dụng khơng mong muốn: Các thuốc nhóm này tương đối an tồn, ít tác dụng
khơng mong muốn (1-2%): tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, phát ban,
thường gặp nhất ở cimetidin và thấy ít nhất ở nizatidin. Cimetidin có thể có tác dụng
phụ kháng nội tiết tố như chứng vú to và bất lực ở nam giới chủ yếu ở những bệnh nhân
dùng liều cao trong thời gian dài (vài tháng đến hàng năm) [5], [34], [37].
• Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ - ATPase (PPIs)
Các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton H+/K+ - ATPase: omeprazol,
pantoprazol, lansoprazol, rabeprazol, esomeprazol…
- Cơ chế tác dụng: Các thuốc thuộc nhóm này có cùng cơ chế nên xét omeprazol làm
đại diện. Omeprazol là dẫn xuất của benzimidazol, khi ở pH ≤ 5 nó được proton hóa
thành hai dạng: acid sulphenic và sulphenamic. Hai chất này gắn thuận nghịch với nhóm
sulfhydryl của bơm H+/K+ - ATPase ở tế bào thành dạ dày, ức chế tiết acid do bất kì
nguyên nhân nào. Sự phục hồi tiết acid phải có enzym mới được tổng hợp [5], [37].
- Tác dụng: Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton. Tỉ lệ liền sẹo có
thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài
tiết pepsin, yếu tố nội và sự co bóp dạ dày [5], [36]. Thuốc khởi phát tác dụng nhanh
chóng với tác dụng ức chế acid tối đa trong khoảng từ 2 đến 6 giờ sau khi dùng và thời
gian ức chế kéo dài đến 72–96 giờ, do đó, có thể mất từ 2 đến 5 ngày để tiết acid dạ dày
trở lại mức bình thường sau khi ngừng sử dụng [34]. Thuốc có hiệu quả cao nhất khi
dùng trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút [34], [36], [37].
- Tác dụng khơng mong muốn: Nhìn chung thuốc dung nạp tốt, một số tác dụng
không mong muốn có thể gặp như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, buồn nơn, nơn, đau

bụng, táo bón… Sử dụng PPI lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc viêm phổi cộng đồng;
nhiễm trùng Clostridium difficile; gãy xương hông; giảm hấp thụ vitamin B12, sắt, canxi
trong chế độ ăn [5], [34], [36], [37].
1.2.2.3. Các thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ
10


• Sucralfat
Sucralfat là một muối sacaroza phức tạp trong đó các nhóm hydroxyl đã được thay
thế bằng nhơm hydroxit và sulfat. Hợp chất này khơng hịa tan trong nước và trở thành
hỗn hợp sền sệt trong dạ dày và tá tràng, liên kết chủ yếu với các vị trí loét đang hoạt
động [12], [37].
- Tác dụng và cơ chế tác dụng: Sucralfat tan được trong acid và giải phóng ion Al3+,
phần anion sulfat sẽ polimer hóa tạo gel nhày, dính bao phủ vết loét, bảo vệ ổ loét khỏi
sự tấn công của acid dịch vị, pepsin và acid mật [5], [16], [37]. Thuốc gắn được vào acid
mật và pepsin làm giảm tác động gây tổn hại của chúng. Ngoài ra sucralfat có thể kích
thích tổng hợp prostaglandin tại chỗ làm tăng sức đề kháng niêm mạc [12].
- Tác dụng không mong muốn: Tác dụng không mong muốn của thuốc này là rất
hiếm, trong đó táo bón là phổ biến nhất (2-3%) [5], [36].
• Các dẫn xuất của prostaglandin
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: misoprostol, enprostil.
- Tác dụng và cơ chế tác dụng: Thuốc khả năng chống loét do kích thích bài tiết dịch
nhày ở dạ dày, bicarbonat ở dạ dày và tá tràng, duy trì lưu lượng máu đến niêm mạc dạ
dày và kích thích tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày [5], [37]. Thuốc được dùng để dự
phịng lt do NSAIDs [37].
- Tác dụng khơng mong muốn: Phổ biến nhất là tiêu chảy (tỷ lệ mắc bệnh 10–30%).
Chống chỉ định misoprostol ở phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích co bóp tử cung
và gây sẩy thai [36], [37].
1.2.2.4. Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp):
Loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori được khuyến cáo trong tất cả bệnh nhân có H.p

dương tính, đặc biệt là ở những bệnh nhân có vết loét đang hoạt động, tiền sử bị loét
trước đó hoặc tiền sử liên quan đến loét có biến chứng [36].
Các thuốc thường dùng để diệt vi khuẩn H.p gồm:
- Bismuth
- Kháng sinh: amoxicillin, tetracyclin, clarithromycin, levofloxacin
- Dẫn xuất 5-nitroimidazol: metronidazol, tinidazol.
• Dẫn xuất 5-nitroimidazol
Nhóm nitro của 5-nitroimidazol như một chất nhận điện tử, bị khử các protein vận
chuyển electron hoặc bởi ferredoxin, phá vỡ cấu trúc xoắn của AND, tiêu diệt vi khuẩn.
Các tác dụng khơng mong muốn có thể gặp phải là rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần
và rối loạn đơng máu [5], [37].
• Bismuth
Các muối bismuth (Bismuth subsalicylat, bismuth subcitrat, bismuth aluminat..) ức
chế hoạt động của pepsin, tăng tiết chất nhầy, kích thích tổng hợp prostaglandin và tương
11


tác với glycoprotein ở niêm mạc hoại tử để bao bọc và bảo vệ vết loét. Thuốc tác động
trực tiếp lên vi khuẩn gây ly giải chúng, nhờ đó mật độ vi khuẩn trong dạ dày giảm
xuống. Bismuth subsalicylat được coi là an tồn và có ít tác dụng phụ khi dùng ở liều
lượng khuyến cáo. Tuy nhiên việc dùng lâu có thể gây suy nhược thần kinh, loạn dưỡng
xương, đen vòm miệng. Nên thận trọng khi dùng muối bismuth cho bệnh nhân lớn tuổi
và người suy thận [5], [36], [37].
1.2.2.5. Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng khác
• Thuốc kháng cholinergic
Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kháng acetylcholin, làm giảm tiết acid dịch
vị, thuốc làm giảm tiết dịch 40-50%, có thể phối hợp với các thuốc kháng H2. Các thuốc
kháng cholinergic tác dụng yếu nên hiện nay ít được sử dụng [5].
• Thuống kháng Gastrin
Bình thường khi có thức ăn hay khi kích thích dây thần kinh X, gastrin sẽ được tiết

ra từ hang vị và gắn vào receptor trên tế bào thành dạ dày gây tiết acid dịch vị, pepsin
và yếu tố nội. Các thuốc kháng gastrin sẽ gắn cạnh tranh với gastrin trên receptor của
chúng giúp ức chế tiết acid dịch vị, pepsin [5].
1.2.2.6. Dược liệu dùng trong loét dạ dày tá tràng
Các dược liệu thường được dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như:
Cam thảo, Nghệ, Lá khơi, Chè dây, Bạch truật, Dạ cẩm,.. [4]
• Cam thảo
Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. hoặc Glycyrrhiza uralensis Fisch họ Đậu
(Fabaceae).
Bộ phận dùng: Rễ phơi khô hoặc sấy khô của cây cam thảo bắc.
Công dụng: Chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ngộ độc [3].
Tác dụng dược lý: Theo một số tác giả trong nước, Cam thảo có tác dụng chữa loét
đường tiêu hóa, ức chế sự tăng tiết dịch vị của histamin làm giảm loét, giảm co thắt cơ,
giảm tiết HCl. Thí nghiệm trên tổn thương niêm mạc dạ dày cho thấy việc phối hợp liều
nhỏ cimetidine và cảm thảo bắc đã loại bỏ glycyrrhizin, làm giảm độc tính của cimetidin
và có tác dụng tốt điều trị loét dạ dày tá tràng [3]. Theo tác giả Chu Nhan và Chu Kim
Hoàng (Trung Quốc) đã tiến hành thực nghiệm trên chó gây tăng tiết dịch vị bằng
histamin thì thấy cam thảo có tác dụng giảm vị toan trực tiếp [13].
• Chè dây
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis Planch họ Nho (Vitaceae).
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây chè dây, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa.
Công dụng: Chữa viêm kết mạc cấp tính, viêm gan thể hồng đản, cảm mạo phong
nhiệt, viêm họng, mụn nhọt.
Tác dụng dược lý: Chống loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn.[3]
12


• Bạch truật
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz họ Cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Rễ củ.

Công dụng: Chữa đau dạ dày,bụng đầy trướng, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt...
Tác dụng dược lý: Tác dụng chống loét dạ dày đã được nghiên cứu trên 3 mơ hình:
Lt Shay bằng cách thắt mơn vị; Lt bằng cách cho nhịn đói; Lt bằng cách tiêm
Histamin; Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt lt Shay và lt do nhịn đói, khơng có
tác dụng với loét do histamin [3].
• Nghệ
Tên khoa học: Curcuma longa L hoặc Curcuma domestica Valet họ Gừng
(Zingiberaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng
đau tức, viêm loét dạ dày, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
Tác dụng dược lý: Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày. Cao nước và cao methanol
cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy. Cao cồn cho chuột cống
trắng uống làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày chống thương tổng gây bởi
thắt môn vị, stress, methanol, HCl. Thành phần curcumin ở trong nghệ cịn có tác dung
dự phịng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản
xuất chất nhầy [4].
• Lá khôi
Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Bộ phận dùng: Lá.
Tác dụng dược lý: Làm giảm độ acid của dịch dạ dày khỉ, làm giảm nhu động ruột
cô lập của thỏ. Bệnh viện 108 đã thí nghiệm dùng lá khôi chữa cho 1 số bệnh nhân đau
dạ dày, sơ bộ thấy có kết quả giảm đau và làm giảm dịch vị xuống mức bình thường [4].
1.2.3. Một số mơ hình nghiên cứu tác dụng chống lt dạ dày
1.2.3.1. Một số mơ hình gây lt bằng phương pháp vật lý
• Mơ hình thắt mơn vị (mơ hình Shay)
Ngun tắc: Mơ hình được Shay và cộng sự (1945) đề xuất, vết loét là hậu quả của
sự tích tụ acid dịch vị trong dạ dày. [14], [22], [32], [46].
Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, cân nặng 150-170g, chia thành các lô. Trước
ngày uống liều thuốc cuối cùng, cho chuột nhịn đói 48 giờ, uống nước bình thường. Gây

mê chuột bằng ether, mổ dọc bụng, dùng chỉ phẫu thuật thắt môn vị sau đó khâu vết mổ
đóng thành bụng. Sau 19 giờ, tiến hành giết chuột, mổ bụng, dùng chỉ buộc thắt thực
quản, cô lập dạ dày, cắt dạ dày ra khỏi ổ bụng, dẫn lưu dịch dạ dày vào 1 ống ly tâm.
13


Sau khi ly tâm, độ acid dịch vị được xác định bằng cách chuẩn độ với NaOH 0,01N. Mở
dạ dày dọc theo bờ cong lớn, rửa sạch bằng nước muối sinh lý, gim/ trải phẳng trên đĩa,
dùng kính hiển vi soi nổi để đánh giá mức độ tổn thương niêm mạc.
Thơng số đánh giá: Thể tích dịch vị, độ acid tự do, độ acid toàn phần, số vết loét,
điểm loét và chỉ số lt.
• Mơ hình gây lt bằng stress – phương pháp ngâm nước lạnh
Nguyên tắc: Gây stress bằng cách ngâm chuột vào nước lạnh kết hợp với việc giữ cố
định chuột trong q trình thí nghiệm. Mơ hình gây nên tình trạng kích thích giống như
khi bị một stress kéo dài, từ đó đẩy nhanh sự xuất hiện của loét dạ dày. Phương pháp
được Takagi và cộng sự (1964); West (1982) đề xuất [33], [39].
Thực hiện: Sử dụng chuột cống trắng, cân nặng từ 150-200g, chia ngẫu nhiên thành
các lơ. Cho chuột nhịn đói 24 giờ, uống nước bình thường trước ngày tiến hành thí
nghiệm. Chuột được giữ thẳng đứng trong chuồng rồi đưa vào nước lạnh ở 22°C trong
một giờ. Để con vật khô ráo và tiêm vào tĩnh mạch đuôi Evans blue với liều 30 mg/kg.
Sau 10 phút, giết chuột và cắt bỏ dạ dày. Tiêm formalin (2% v/v) vào dạ dày để bảo
quản qua đêm. Ngày hôm sau, dạ dày được mở theo bờ cong lớn, rửa sạch dạ dày trong
nước ấm và kiểm tra niêm mạc dạ dày dưới kính lúp.
Thơng số đánh giá: Số vết loét, chiều dài vết loét, điểm loét và chỉ số lt.
• Mơ hình gây lt do thiếu máu cục bộ - tái tưới máu
Nguyên tắc: Tương tự như tổn thương gây ra bởi ethanol, indomethacin và sốc mất
máu, tình trạng thiếu máu cục bộ làm gia tăng endothelin-1 nội sinh và gây loét dạ dày
tá tràng (Wallace và cộng sự 1988). Mơ hình gây lt do thiếu máu cục bộ - tái tưới máu
này được đề xuất bởi Hassan và cộng sự năm 1997 [14], [32], [38].
Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, giống đực, cân nặng 200–250g, chia thành các

lơ. Trước ngày tiến hành thí nghiệm, cho chuột nhịn đói 24h, uống nước bình thường.
Gây mê chuột, phẫu thuật mở ổ bụng và thấm HCl 0,15 M với liều 1ml/100g vào dạ dày
chuột. Kẹp động mạch trái dạ dày trong 5 phút và 30 phút, tái tưới máu được thực hiện
sau khi thả kẹp ra. Giết chuột, mở dạ dày theo bờ cong lớn, cố định bằng formalin đệm
10% và đánh giá mức độ tổn thương.
Thông số đánh giá: Điểm loét, độ dài vết loét, chỉ số lt.
1.2.3.2. Một số mơ hình gây lt bằng phương pháp hóa học
• Mơ hình gây lt bằng indomethacin
Ngun tắc: Mơ hình sử dụng indomethacin làm tác nhân gây loét. Indomethacin
thuộc nhóm thuốc chống viêm khơng steroid (NSAIDs). Các tác dụng khơng mong
muốn trên hệ tiêu hóa của NSAIDs đã được biết đến với các cơ chế: Trực tiếp gây tổn
thương niêm mạc dạ dày do tính acid yếu và cơ chế gián tiếp thông qua việc ức chế
enzym COX làm giảm tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc dạ dày [22], [32], [45].
14


Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, cân nặng 150-200g, chia thành các lô. Trước
ngày uống thuốc cuối cùng, cho chuột nhịn ăn 24 giờ và uống nước bình thường. Sau
10 phút uống liều thuốc cuối cùng, chuột được cho uống indomethacin với liều 20mg/kg
(4 mg/ml hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80). Sau 6 giờ, giết chuột và cắt bỏ dạ
dày. Tiêm dung dịch formol-nước muối (2% v/v) vào dạ dày bảo quản qua đêm. Ngày
hôm sau, mở dạ dày theo bờ cong lớn, rửa sạch bằng nước ấm và quan sát dưới kính lúp.
Thơng số đánh giá: số vết loét, chiều dài vết loét, điểm loét và chỉ số lt.
• Mơ hình gây lt bằng ethanol
Ngun tắc: Rượu là một trong những yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng, đặc
biệt là khi dùng ở nồng độ cao [42]. Mơ hình gây lt này dựa trên đặc điểm của ethanol
là phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày và gây thâm nhiễm tế bào viêm. Phương pháp này
được Robert và cộng sự 1979; Szabo và cộng sự 1981) đề xuất và Witt cùng cộng sự
(1985) sửa đổi [22], [31], [32].
Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, cân nặng 250–300g, chia thành các lô. Cho

chuột nhịn đói 18 giờ trước khi thí nghiệm nhưng vẫn uống nước bình thường. Chuột
được sử dụng thuốc bảo vệ tế bào, ví dụ: một prostanoid, trong 30 phút trước khi sử
dụng 1ml ethanol tuyệt đối. Một giờ sau khi uống ethanol, giết chuột, mổ cắt dạ dày
theo bờ cong lớn, rửa bằng nước muối sinh lý và quan sát dưới kính hiển vi.
Thơng số đánh giá: diện tích các vết loét, tổng điểm tổn thương (mm) cho mỗi con
vật, chỉ số lt và tỉ lệ lt.
• Mơ hình gây lt bằng acid acetic
Ngun tắc: Mơ hình sử dụng acid acetic làm tác nhân gây loét dạ dày. Phương pháp
được Takagi et al. (1969) đề xuất với một số sửa đổi [25], [30].
Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, cân nặng từ 150-200g, chia thành các lô. Trước
ngày uống thuốc cuối cùng, chuột được nhịn ăn 24 giờ và uống nước bình thường. Gây
mê, mở ổ bụng, bộc lộ dạ dày, tiêm 0,05 mL dung dịch acid acetic 30%. Rửa nước muối
sinh lý, khâu kín ổ bụng và cho con vật ăn uống bình thường. 24 giờ sau, chuột được
cho uống thuốc, và uống liên tục trong vòng 14 ngày. Trọng lượng cơ thể được ghi lại
hàng ngày trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau khi dùng liều thuốc cuối cùng, giết chuột,
mổ cắt dạ dày và và quan sát dưới kính hiển vi.
Thơng số đánh giá: diện tích vết lt (mm2) và tỷ lệ lành loét (%).
1.3. Tổng quan về cây Sâm báo
Sâm báo: Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr họ Bông (Malvaceae)
Tên đồng danh: Hibiscus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep
Tên khác: Sâm bố chính, sâm thổ hào, nhân sâm Phú Yên.

15


1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, sống lâu năm, cao 30-50 cm. Rễ hình trụ mập, màu trắng nhạt hoặc hơi
vàng. Cành hình trụ, màu đỏ nhạt, mọc lan tỏa, có lơng dày cứng. Cây có lá hầu hết hình
mũi tên, gốc rộng, lá phía trên rất hẹp; lá mọc so le, có lơng, mép khía răng, gân lá hình
chân vịt, cuống lá dài khoảng 2,5 cm; lá kèm hình chỉ.

Hoa màu đỏ hoặc vàng mọc riêng lẻ ở kẽ lá trên một cuống dài 5-8 cm, phủ dày lông,
đường kính 8 cm; tiểu đài có 7-10 răng hẹp dài, có lơng tua tủa; đài có 5 răng nhỏ bị
khía rách và rụng sớm; tràng 5 cánh hình nêm; nhị nhiều, hàn liền thành một cột nhẵn,
bao nhân phủ lên cột đến tận gốc [4], [13].
Quả hình trứng nhọn, có khía dọc, phủ dày lơng cứng; khi chín nứt thành 5 mảnh; hạt
hình thận, màu nâu. Cây thường mọc vào mùa xuân, tàn lụi vào mùa đông, mùa hoa quả
tập trung từ tháng 6 – 8 [20].
1.3.2. Phân bố
Cây Sâm báo phân bố tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á (Nam Trung Quốc,
Campuchia, Ấn độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) và miền bắc
Australia [11].
Ở Việt Nam, Sâm báo mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, phân bố chủ yếu ở các
vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Hịa Bình, Phú Yên, Tây Bắc, vùng đồi núi trung du Thanh Hố, ở xã Cẩm Bình huyện
Cẩm Thủy, trên núi Báo xã Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc hay ở vườn quốc gia Bến En
huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa [13], [20].
1.3.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bộ phận sử dụng là rễ củ sâm báo, được thu hoạch vào tháng 11-12, tháng 1-2. Rễ củ
sau khi đào về được phơi và sấy khơ, sau đó chế biến theo nhiều cách khác nhau [13]:
- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một
đêm, vớt ra để khô nước, đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy khơ.
- Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân, cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khơ.
- Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai
đêm. Rửa sạch phơi nắng hoặc sấy khơ.
- Có nơi ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt.
1.3.4. Thành phần hóa học
Trong rễ củ Sâm báo có chứa tinh bột, chất nhầy, trong đó hàm lượng chất nhầy chiếm
tới 35-40% [4], [13].
Theo Trần Công Luận và công sự (2001), rễ củ cây Sâm báo trồng ở Bạc Liêu chứa
phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng

lipid là 3,96% gồm acid myristic, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic,
acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23%, hàm lượng protid là 1,26%. Các
16


acid amin gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin,
valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%.
Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngồi ra, cịn có 13 ngun tố : Na, Ca, Mg,
Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P [4], [23].
Theo khảo sát trên 6 mẫu của Phan Văn Đệ và cộng sự (2006) gồm: Sâm bố chính
Phú n, Sâm bố chính Bình Thuận, Sâm bố chính Bình Phước, Sâm bố chính thành
phố Hồ Chí Minh và Sâm báo Thanh Hóa cho kết quả đều có sự tương đồng về thành
phần hóa học: Saponin, triterpenoid, coumarin, chất nhầy, acid béo, chất khử,
polyphenol [21].
Theo nghiên cứu về thành phần hóa học của Đào Thị Vui (2007) đã xác định trong rễ
củ Sâm báo có chứa coumarin, chất nhầy, flavonoid, đường khử, acid amin, acid hữu
cơ, phytosterol, sesquiterpen [24]. Trong đó sesquiterpen lần đầu tiên được tìm thấy
trong rễ củ Sâm báo trồng ở Thanh Hóa và 5 hoạt chất mới: ventricosin A(4(15),7(11)eudesmadien-8-on), 4(15)-eudesmen-11-ol, tagitinin A, β-sitosterol (stigmast-5-en-3βol) và β-sitosterol-3-O-glucopyranosid.
Các nghiên cứu của Chen và cộng sự (2019) cho thấy rễ củ cây Abelmoschus
sagittifolius có chứa các thành phần hoạt tính sinh học mới: 2β,7,3trihydroxycalamenene 3-O-β-d-glucoside (1) cùng với sáu các hợp chất N-(p-transcoumaroyl)-N-metyl tyramin (2), Cleomiscosin A (3), Acid 9,12,13-trihydroxy-10,15heptadecadienoic (4), Cytochalasin B (5), Marmesinin (6) và N-(p-trans-coumaroyl)
tyramine (7) thu được từ vỏ thân của Abelmoschus sagittifolius. Các chất này có hoạt
tính chống lại tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư gan HepG-2 ở người [28].
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy Sâm báo có chứa các thành phần: tinh bột, chất
nhầy, acid béo, acid amin, phytosterol, sesquiterpen, coumarin, saponin, protid và nhiều
nguyên tố vi lượng.
1.3.5. Công dụng và liều dùng
Sâm báo có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình, có tác dụng bổ mát, nhuận phế,
dưỡng tâm, sinh tân dịch, sao với gạo thì có tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, tăng thêm
sức dẻo dai. Ở Trung Quốc, rễ, lá Sâm báo có tác dụng trừ âm thanh nhiệt [4], [20].
Rễ củ cây Sâm báo dùng để chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, đau lưng, đau

mình, các chứng sốt ho sốt nóng, người khơ, táo bón, khát nước, gầy cịm. Có khi được
dùng làm thuốc thông tiểu tiện, điều kinh, chữa bệnh phổi và bạch đới [4], [13].
Liều dùng:16-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc/bột, có thể dùng tới 40g/ngày [4], [13].
1.3.6. Tác dụng dược lý
Tác dụng dược lý của cao nước Sâm báo là tăng cường thể lực, hạ đường huyết và
bảo vệ dạ dày [20].
17


×