Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

BÙI THỊ HIỀN LƯƠNG NGHIÊN cứu bào CHẾ GEL TIOCONAZOL ỨNG DỤNG hệ TIỂU PHÂN NANO KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ HIỀN LƯƠNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
GEL TIOCONAZOL ỨNG DỤNG
HỆ TIỂU PHÂN NANO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ HIỀN LƯƠNG
Mã sinh viên: 1701347

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL
TIOCONAZOL ỨNG DỤNG
HỆ TIỂU PHÂN NANO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
ThS. Bùi Thị Lan Phương
Nơi thực hiện:
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc Gia

HÀ NỘI – 2022




LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
ThS. Bùi Thị Lan Phương
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm q báu để tơi có
thể hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến, TS. Trần Tuấn Hiệp,
TS. Nguyễn Khắc Tiệp và ThS. Lê Thiện Giáp đã có những lời khun, động viên và
ln tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt q trình làm thực nghiệm.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo, các anh chị kĩ thuật viên, các
bạn sinh viên đang nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Viện Công
nghệ Dược phẩm Quốc gia, bộ môn Công nghiệp dược, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong q trình làm thực nghiệm và hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phịng ban, các thầy cơ giáo và cán bộ nhân
viên trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, giúp tôi định hướng trong
suốt những năm tháng ở giảng đường.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè tơi, những người luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022
Sinh viên

Bùi Thị Hiền Lương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 2
1.1. Thông tin về tioconazol ..................................................................................... 2
1.1.1. Cơng thức hóa học ............................................................................................ 2
1.1.2. Tính chất lý hóa ................................................................................................ 2
1.1.3. Độ ổn định ........................................................................................................ 2
1.1.4. Tác dụng dược lý .............................................................................................. 2
1.1.5. Chỉ định............................................................................................................. 3
1.1.6. Một số dạng bào chế TCZ trên thị trường ........................................................ 3
1.1.7. Một số nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano TCZ ............................................... 3
1.2. Tổng quan về nano polyme ............................................................................... 4
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4
1.2.2. Một số phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme ...................................... 6
1.2.3. Ưu nhược điểm của hệ nano polyme ................................................................ 7
1.2.4. Ứng dụng của hệ phân phối nano trong điều trị nấm ....................................... 8
1.3. Thông tin về polyme ethylcellulose ................................................................ 10
1.3.1. Cơng thức hóa học .......................................................................................... 10
1.3.2. Độ tan .............................................................................................................. 10
1.3.3. Ưu nhược điểm của EC sử dụng làm chất mang trong hệ nano ..................... 10
1.3.4. Một số nghiên cứu về ứng dụng tiểu phân nano chứa EC .............................. 11
1.4. Vài nét về gel .................................................................................................... 12
1.4.1. Phân loại gel thân nước................................................................................... 12
1.4.2. Ưu điểm của gel thân nước ............................................................................. 12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 13
2.1. Đối tượng .......................................................................................................... 13
2.1.1. Nguyên vật liệu ............................................................................................... 13
2.1.2. Thiết bị ............................................................................................................ 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14

2.2.1. Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân nano polyme TCZ ... 14
2.2.2. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano bào chế được........................... 14
2.2.3. Bước đầu xây dựng công thức bào chế gel chứa tiểu phân nano TCZ và đánh
giá một số đặc tính của gel........................................................................................ 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
2.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme TCZ ....................................... 14
2.3.2. Các phương pháp đánh giá tiểu phân nano TCZ ............................................ 15
2.3.3. Phương pháp bào chế gel chứa tiểu phân nano TCZ ...................................... 20
2.3.4. Các phương pháp đánh giá gel chứa tiểu phân nano TCZ.............................. 20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................... 25
3.1. Kết quả khảo sát phương pháp định lượng TCZ ......................................... 25
3.1.1. Độ tương thích hệ thống ................................................................................. 25
3.1.2. Độ đặc hiệu ..................................................................................................... 25
3.1.3. Độ tuyến tính .................................................................................................. 25
3.2. Kết quả xây dựng cơng thức bào chế tiểu phân nano polyme TCZ ............ 26
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của thành phần công thức .............................................. 26
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thơng số quy trình ................................................... 30
3.3. Đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của hệ nano ..................... 33
3.3.1. Kích thước tiểu phân, phân bố KTTP ............................................................. 33
3.3.2 Kết quả đánh giá hiệu suất nano hóa và tỉ lệ dược chất nano hóa của tiểu phân
nano ........................................................................................................................... 33
3.3.3. Kết quả đánh giá sơ bộ độ ổn định của tiểu phân nano .................................. 33
3.3.4. Kết quả đánh giá một số đặc tính khác của tiểu phân nano ............................ 34


3.4. Xây dựng công thức gel chứa tiểu phân nano TCZ ...................................... 36
3.4.1. Cảm quan, pH, KTTP và PDI của gel ............................................................ 37
3.4.2. Ảnh hưởng của tá dược tạo gel đến khả năng giải phóng dược chất qua màng
cellulose acetat. ......................................................................................................... 38
3.4.3. Đánh giá một số tính chất của gel bào chế từ tiểu phân nano EC chứa TCZ . 39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AmB
BP

Amphotericin B
British Pharmacopoeia – Dược điển Anh

Cb 940

Carbopol 940

CT

Công thức

D/N
DC
DCM

Dầu/nước
Dược chất
Dicloromethan

DMSO


Dimethyl sulfoxid

EC

Ethyl celulose

EE
EtOH
HDDC
HEC
HPLC
HD
HHVL
HLB

Encapsulation Efficiency – Hiệu suất mang thuốc
Ethanol
Hỗn dịch dược chất
Hydroxy ethyl celulose
High Performance Liquid Chromatography – Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hỗn dịch
Hỗn hợp vật lý
Hydrophilic-Lipophilic Balance – Hệ số cân bằng dầu nước

kl/tt
kl/kl
KTTP
LC
MeOH
MIC

NPs
PDI
PEG

Khối lượng/thể tích
Khối lượng/khối lượng
Kích thước tiểu phân trung bình
Loading Capacity – Tỉ lệ dược chất nano hóa
Methanol
Minimum inhibitory concentration – Nồng độ ức chế tối thiểu
Nanoparticles- Tiểu phân nano
Polydispersity Index – Chỉ số đa phân tán
Polyethylen glycol

PLGA
PLA
PVA
Sep
TCZ
Tmax
TCCS

Poly (acid lactic-co-glycolic)
Acid polylactic
Polyvinyl alcol
Sepimax Zen
Tioconazol
Thời gian đạt nồng độ cực đại
Tiêu chuẩn cơ sở



TEA

Triethanolamin

TKHH
tt/tt

Tinh khiết hóa học
Thể tích/thể tích

TN
USP

Thu
United States Pharmacopoeia – Dược điển Mỹ


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của tioconazol ......................................................................... 2
Hình 1.2. Hình ảnh siêu vi nang và siêu vi cầu .................................................................... 4
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của EC .................................................................................... 10
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả phương pháp bào chế tiểu phân nano TCZ .................................... 15
Hình 3.1. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ lệ DC/EC tới đặc tính của tiểu phân nano .................. 26
Hình 3.2. Đồ thị ảnh hưởng của loại chất diện hoạt tới đặc tính của tiểu phân nano ........ 28
Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của nồng độ PVA tới đặc tính của tiểu phân nano ................ 29
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ PVA đến hiệu suất nano hóa....................................... 30
Hình 3.5. Đồ thị ảnh hưởng của công suất siêu âm tới đặc tính của tiểu phân nano ......... 31
Hình 3.6. Đồ thị ảnh hưởng của thời gian siêu âm tới đặc tính của tiểu phân nano .......... 32
Hình 3.7. Ảnh chụp SEM của tiểu phân nano TCZ ........................................................... 34

Hình 3.8. Phổ IR của các thành phần liên quan đến tiểu phân nano TCZ ......................... 35
Hình 3.9. Đồ thị phân tích nhiệt vi sai của Hỗn hợp vật lý; EC; nano TCZ và TCZ nguyêm
liệu ...................................................................................................................................... 36
Hình 3.10. Khả năng giải phóng dược chất qua màng CA của gel chứa tiểu phân nano ... 39
Hình 3.11. Khả năng giải phóng dược chất qua da của gel G1, gel HDDC và kem thị trường
............................................................................................................................................ 40
Hình 3.12. Khả năng lưu giữ dược chất trên da của gel G1, gel HDDC và kem thị trường
............................................................................................................................................ 41


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm ................................... 13
Bảng 3.1. Thành phần các công thức và kết quả KTTP, PDI của khảo sát tỷ lệ DC:EC ... 26
Bảng 3.2. Theo dõi độ ổn định ở các tỉ lệ DC:EC đã khảo sát ........................................... 26
Bảng 3.3. Thành phần các công thức và kết quả KTTP, PDI của khảo sát ảnh hưởng loại
chất diện hoạt tới đặc tính tiểu phân nano .......................................................................... 27
Bảng 3.4. Thành phần các công thức và kết quả KTTP, PDI của khảo sát ảnh hưởng nồng
độ PVA tới đặc tính tiểu phân nano ................................................................................... 29
Bảng 3.5. Thành phần các công thức và kết quả KTTP, PDI của khảo sát ảnh hưởng cơng
suất siêu âm tới đặc tính tiểu phân nano ............................................................................. 31
Bảng 3.6. Thành phần các công thức và kết quả KTTP, PDI của khảo sát ảnh hưởng thời
gian siêu âm tới đặc tính tiểu phân nano ............................................................................ 32
Bảng 3.7. Kết quả KTTP và PDI của CT16 ....................................................................... 33
Bảng 3.8. Hiệu suất nano hóa và tỷ lệ dược chất nano hóa của tiểu phân nano ................ 33
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thí nghiệm đơng đá - rã đơng tới đặc tính của hệ ..................... 33
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tốc độ ly tâm đến đặc tính của hệ tiểu phân nano .................. 34
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian ly tâm đến đặc tính của hệ tiểu phân nano .............. 34
Bảng 3.12. Phổ IR của các thành phần liên quan đến tiểu phân nano TCZ ....................... 35
Bảng 3.13. Các công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tá dược tạo gel ..................... 37
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu cảm quan, pH, KTTP và PDI của các công thức gel ................... 37

Bảng 3.15. Các chỉ tiêu về cảm quan, KTTP và PDI của các công thức gel ..................... 38
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá tác dụng in-vitro chứa TCZ trên vi nấm bằng phương pháp
khuếch tán trên thạch .......................................................................................................... 42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm là một trong những bệnh lý về da phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm nấm
được báo cáo là khoảng 40 triệu người ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Tình
trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở các lớp da khác nhau. Việc cung cấp các thuốc chống
nấm tại chỗ qua da có lẽ là cách tốt nhất để điều trị các tác nhân gây nấm ở da hay niêm
mạc do có thể tiếp xúc trực tiếp và tỷ lệ lưu giữ cao hơn tại nơi nhiễm nấm, ngoài ra làm
giảm độc tính tồn thân cũng như ít bị ảnh hưởng bởi các enzym chuyển hóa và tương tác
thuốc. Tuy nhiên các dạng bào chế qua da thông thường cần liều cao và sử dụng nhiều lần
có thể dẫn đến nguy cơ kích ứng tại chỗ và tăng hấp thu tồn thân. Do đó các hệ thống phân
phối thuốc được khám phá với mục tiêu làm giảm tác dụng không mong muốn tại chỗ và
tăng hiệu quả điều trị. Hệ phân phối nano hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu này do nó có
khả năng kiểm sốt giải phóng, tác dụng hướng đích, giảm tần suất sử dụng và nâng cao
hiệu quả lâm sàng [17].
Tioconazol (TCZ) là một chất kháng nấm nhóm imidazol, được biết đến là một chất
kháng nấm có phổ hoạt động rộng chống lại nhiều loại vi sinh vật, chẳng hạn như Candida
albicans, Dermatophytes và một số vi khuẩn Gram dương. TCZ được chỉ định để điều trị
tại chỗ các bệnh nấm da trên bề mặt, đặc biệt là những bệnh nhiễm nấm da và móng, cũng
như nhiễm nấm Candida âm đạo. Tuy nhiên, do khả năng hấp thu qua da thấp, TCZ đã
được sử dụng ở nồng độ cao, dẫn đến xuất hiện một số phản ứng không mong muốn, chẳng
hạn như dị ứng tiếp xúc, ngứa, kích ứng cục bộ và nóng rát âm đạo [14].
Vì vậy, nhằm tận dụng những ưu điểm của hệ phân phối nano, áp dụng vào chế phẩm
dùng ngoài da, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế gel Tioconazol
ứng dụng hệ tiểu phân nano” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được tiểu phân nano Tioconazol và đánh giá một số đặc tính của hệ.
2. Bước đầu bào chế gel ứng dụng tiểu phân nano Tioconazol.


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thông tin về tioconazol
1.1.1. Công thức hóa học

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của tioconazol
Tên khoa học: 1-[2RS-[(2-chlorothiophen-3-yl)methoxyl]-2-(2,4-dichlorophenyl)ethyl]1H-imidazole [41].
Công thức phân tử: C16H13Cl3N2OS, khối lượng phân tử: 387,7 g/mol [41].
1.1.2. Tính chất lý hóa
- TCZ tồn tại ở dạng bột kết tinh màu trắng hoặc gần trắng [40].
- Nhiệt độ nóng chảy: 82,8ºC [9], [10].
- Độ tan: TCZ rất ít tan trong nước nhưng tan rất tốt trong methylen clorid và có thể tan
được trong alcol [41].
- Phân loại sinh dược học: TCZ thuộc phân nhóm II – Tan kém thấm tốt [34]. Giá trị log
P là 4,52 [16].
1.1.3. Độ ổn định
- Tính acid - base: pKa1= 3,59, pKa2= 8,87 [34].
- Ảnh hưởng của pH trong nước: vì TCZ rất ít tan trong nước nên khơng bị ảnh hưởng
bởi pH [1].
- TCZ nhạy cảm với kiềm mạnh [34].
1.1.4. Tác dụng dược lý
- Cơ chế tác dụng: TCZ là thuốc chống nấm tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm imidazol,
được dùng tại chỗ. Thuốc có tác dụng kìm hãm nấm, nhưng cũng có thể diệt nấm ở nồng
độ cao. Giống các azol chống nấm khác, TCZ ức chế tổng hợp ergosterol, là sterol chính
của màng tế bào nấm, làm thay đổi chức năng và tính thấm của màng, hậu quả là làm thất
thoát các thành phần nội bào thiết yếu. Tính chọn lọc của thuốc chống nấm azol đối với
2



sinh vật gây bệnh so sánh với tế bào túc chủ phụ thuộc vào áp lực tương đối của thuốc đối
với cytochrom P450 sterol demethylase động vật (túc chủ) và nấm [1], [12].
TCZ cũng có một số tác dụng kháng khuẩn, nhưng khơng thể giải thích bằng cơ chế ức
chế tổng hợp ergosterol vì vi khuẩn thường khơng chứa sterol ở màng. Tác dụng kháng
khuẩn có thể tương tự tác dụng lý hóa trực tiếp của thuốc đối với nấm và có thể liên quan
đến tương tác với acid béo khơng no có ở màng tế bào vi khuẩn [1].
- Phổ tác dụng:
In vitro, TCZ chống phần lớn các chủng Candida, nấm ngoài da và các nấm khác, bao
gồm Aspergillus và Cryptococcus neoformans. Ở nồng độ 0,06 – 12,5 µg/ml, thuốc ức chế
phần lớn các chủng nhạy cảm như Candida albicans, C. glabrata, C. krusei, C. parapsilosis,
C. pseudotropicalis và C.tropicalis [1], [12].
TCZ có tác dụng với phần lớn nấm ngồi da gây bệnh như Epidermophyton floccosum,
E. stockdaleae, Microsporum canis, Microsporum gypseum, Trichophyton mentagrophytes,
T. rubrum, T. tonsurans. Những vi khuẩn này nhìn chung bị ức chế bởi TCZ ở nồng độ 0,1
– 6,25 µg/ml [1], [12].
1.1.5. Chỉ định
Điều trị tại chỗ bệnh nấm âm hộ - âm đạo gây ra bởi Candida albicans và các loại
Candida khác. Dùng ngoài để điều trị nấm da lông, lang ben, nấm Candida [1].
1.1.6. Một số dạng bào chế TCZ trên thị trường
Dạng bào chế
Thuốc mỡ

Kem
Dung dịch

Tên biệt dược

Hàm lượng TCZ (%)


Hãng sản xuất

Tioconazole 1

6,5%

Careone

Vagistat

6,5%

Vagisil

Trosyd

1%

Pfizer

Gyno-Trosyd

2%

Pfizer

Tiotrazol

1%


Traphaco

Trosyd

28%

Pfizer

1.1.7. Một số nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano TCZ
Fernanda C. Flores và cộng sự (2017) đã bào chế thành công tiểu phân nano lipid TCZ
sử dụng phương pháp đồng nhất hóa ở áp suất cao để thu được hỗn dịch nano lipid. Nghiên
cứu đã sử dụng bơ xoài như một lipid rắn và dầu tràm trà như một lipid lỏng. Cụ thể, nhũ
tương thô được chuẩn bị bằng cách thêm pha nước chứa Tween 80 (2,5%) vào pha dầu có
chứa bơ xồi (7%), dầu tràm trà (3%) được đun nóng chảy, sorbitan monoleat (1,5%), butyl
3


hydroxy toluen (0,05%) và TCZ (0,2%). Nhũ tương thô được đồng nhất hóa ở áp suất cao
(6 chu kỳ ở 500 bar) bằng máy Ultra Turrax (24000 vòng/phút). Nghiên cứu đã bào chế
được tiểu phân nano lipid có KTTP = 109 ± 1 nm (PDI = 0,11 ± 0,02) đối với cơng thức
chỉ sử dụng bơ xồi và KTTP = 93 ± 1 nm (PDI = 0,07 ± 0,02) đối với cơng thức sử dụng
cả bơ xồi và dầu tràm trà. Hiệu suất nano hóa của cả hai cơng thức đều > 99% [14].
Natalia L. Calvo và cộng sự (2019) đã bào chế thành công tiểu phân nano polyme TCZ
sử dụng phương pháp đối dung môi để thu được hỗn dịch nano polyme. Cụ thể, pha hữu cơ
được tạo thành bằng cách hòa tan 40 mg lecithin trong 1 ml ethanol (EtOH), tiếp theo là
thêm 125 µg Miglyol 812 đã hịa tan dược chất trước đó, thêm EtOH đến 10ml; pha hữu cơ
được đổ vào 20 ml pha nước có chứa chitosan (0,5 mg/ml). Sau đó EtOH và một phần nước
được làm bay hơi ở 500C trong điều kiện chân khơng để làm giảm thể tích cơng thức xuống
cịn 10ml. Nghiên cứu đã bào chế được tiểu phân nano polyme có KTTP = 146,8 ± 0,8 nm,

thế zeta = +24,7 ± 1,1 mV, hiệu suất nano hóa lên đến 99% [8].
1.2. Tổng quan về nano polyme
1.2.1. Khái niệm
Nano polyme là hệ mang thuốc sử dụng polyme làm giá mang dược chất, có cấu trúc
dạng siêu vi nang hoặc siêu vi cầu. Cấu trúc siêu vi nang là cấu trúc nhân vỏ, cấu trúc siêu
vi cầu là cấu trúc dạng cốt, trong đó dược chất được phân tán đều trong siêu vi cầu. Thực
tế khó phân biệt siêu vi nang và siêu vi cầu. Trong cấu trúc này dược chất hòa tan hoặc
phân tán dạng phân tử hoặc tinh thể nano trong polyme, cũng có thể dược chất liên kết cộng
trị với polyme [5].

Hình 1.2. Hình ảnh siêu vi nang và siêu vi cầu
1.2.2. Thành phần
Các thành phần trong hệ mang polyme kích thước nano gồm có: dược chất, polyme, chất
diện hoạt, dung môi và nước.
4


1.2.2.1. Dược chất
Dược chất trong hệ nano polyme thường là chất có hoạt tính sinh học mạnh, nhưng độ
tan kém. Cũng có trường hợp có thể sử dụng dược chất thân nước, tuy nhiên có thể gặp khó
khăn do dược chất có khả năng bị phân tán lại vào nước dẫn đến hiệu suất nano hóa và tỷ
lệ dược chất nano trong tiểu phân thấp.
1.2.2.2. Polyme
Trong hệ nano polyme thì polyme đóng vai trị là chất mang để vận chuyển, bảo vệ và
đưa thuốc đến đích. Các polyme phù hợp phải đáp ứng một số yêu cầu: [43]
- Phân hủy sinh học hoặc được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể trong một thời gian ngắn
cho phép lặp lại việc sử dụng mà khơng có bất kỳ nguy cơ tích tụ khơng kiểm sốt nào.
- Khơng độc hại. Các sản phẩm phân hủy (nếu có) phải khơng độc và khơng gây phản
ứng miễn dịch.
Các polyme có thể có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Một số polyme tự nhiên bao

gồm chitosan (CS), alginat (Alg), Pullulan, dextran (Dex), Hyaluronic acid (HA) và các
polyme tổng hợp bao gồm acid poly-lactic-co-glycolic (PLGA), acid polylactic (PLA),
poly-ε-caprolacton (PCL) và polyethylen glycol (PEG). Các polyme này phân huỷ trong
môi trường sinh lý và các sản phẩm phụ của chúng không gây độc cho cơ thể [40].
1.2.2.3. Chất diện hoạt
Chất diện hoạt giúp ngăn chặn sự kết tập của các tiểu phân nano, giúp ổn định hệ tiểu
phân nano tạo thành. Các chất hoạt động bề mặt thường được sử dụng trong điều chế hệ
tiểu phân nano là polyvinyl alcohol (PVA), polysorbat (Tween 20, Tween 80) và poloxamer
(Pluronic F127, Pluronic F68). Việc lựa chọn chất diện hoạt phụ thuộc vào đường dùng và
bị giới hạn bởi đường tiêm, ngồi ra cịn phụ thuộc vào dạng bào chế và giá trị HLB của
chất diện hoạt phù hợp với dạng bào chế đó. Các chất diện hoạt khơng ion hóa được ưu tiên
cho chế phẩm dùng đường uống, đường tiêm và đường dùng ngồi da vì chúng an tồn và
ít gây kích ứng hơn so với các chất diện hoạt ion hóa. Trong các chất diện hoạt, khả năng
gây kích ứng giảm dần theo thứ tự sau: chất diện hoạt cation > chất diện hoạt anion > chất
diện hoạt khơng ion hóa > chất diện hoạt lưỡng tính [18].
1.2.2.4. Dung mơi
Dung mơi được sử dụng để hịa tan hoặc phân tán các thành phần trong công thức như
dược chất, polyme và chất ổn định. Dung môi được sử dụng khá đa dạng và phụ thuộc nhiều
vào phương pháp bào chế và dạng nano muốn tạo thành, có thể là đồng dung môi hay đối
dung môi với nước như: ethanol, ethyl acetat, dicloromethan. Sau bào chế, các dung môi
5


này phải được loại bỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ bay hơi
của chúng như bốc hơi tự nhiên, bốc hơi dưới áp suất giảm, lọc, phun sấy hoặc đông khô
[5].
1.2.2. Một số phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme
a. Phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi
Nguyên tắc: Nhũ tương được sử dụng để tạo nano bằng cách hòa tan dược chất và polyme
vào pha dầu, sau đó nhỏ giọt hỗn hợp pha dầu vào pha nước có chứa chất diện hoạt. Sử

dụng đồng nhất hóa hay siêu âm để giảm kích thước của các hạt nhũ tương. Tiếp theo, bốc
hơi dung môi hữu cơ để thu được hỗn dịch nano. Nhũ tương kép N/D/N thường được sử
dụng để bao gói các dược chất tan trong nước như peptid, protein hay vaccin, trong khi đó,
nhũ tương đơn D/N phù hợp với dược chất khơng tan trong nước như steroid [5].
Nhũ hóa bốc hơi dung môi là phương pháp đầu tiên được phát triển để tạo thành nano
polyme. Một số chất diện hoạt hòa tan trong pha nước như polyvinyl acetat, polyvinyl alcol
được sử dụng khá thường xuyên. Pha dầu như dicloromethan và cloroform cũng thường
được sử dụng, cũng có thể thay thế bằng ethyl acetat với độc tính thấp hơn và phù hợp hơn
với các đặc tính y sinh học [45].
Trong phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung mơi, đặc tính của tiểu phân nano tạo thành
(KTTP, PDI, thế zeta) bị ảnh hưởng bởi các thông số của công thức như tỷ lệ polyme và
dược chất, loại và lượng chất diện hoạt, hoặc các thơng số của quy trình như thời gian và
cường độ của q trình đồng nhất hóa, siêu âm, tốc độ bốc hơi dung môi [45].
Ưu điểm: Áp dụng được với cả dược chất thân dầu và thân nước [42].
Nhược điểm: Khó nâng cấp quy mơ do cần nhiều năng lượng trong quá trình đồng nhất.
Giọt pha dầu dễ bị kết tụ lại trong q trình bốc hơi dung mơi làm tăng KTTP [42].
b. Phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung mơi
Ngun tắc: Đối với phương pháp này, q trình tạo thành nano đòi hỏi việc sử dụng ba
pha là pha dầu, pha nước, pha pha loãng. Đối với dược chất thân dầu, pha dầu sẽ bao gồm
polyme, dược chất và dung mơi hữu cơ được nhũ hóa vào dung dịch pha nước chứa chất
ổn định đã được bão hòa trước đó. Nhũ tương được phối hợp với một thể tích nước lớn hơn
và được khuấy trộn nhẹ nhàng, dung môi khuếch tán từ giọt pha dầu vào môi trường, hình
thành các tiểu phân nano polyme. Các dung mơi pha dầu được lựa chọn phải tan một phần
trong pha nước như alcol benzylic, ethyl acetat… [5], [45].
Ưu điểm: Dễ kiểm sốt về mặt kích thước, dễ nâng cấp quy mơ, độ lặp lại giữa các lô
mẻ cao [42].
6


Nhược điểm: Dược chất bị thất thốt ra ngồi mơi trường. Lượng nước lớn, gây khó khăn

trong q trình thu hồi sản phẩm [42].
c. Phương pháp thay thế dung môi
Polyme và dược chất được hịa tan vào một dung mơi đồng tan với nước (aceton,
acetonitril…), chúng sẽ dễ dàng bị loại bỏ nhờ bay hơi. Dung dịch này được phối hợp từng
giọt vào pha nước có sự khuấy trộn và kiểm soát tỷ lệ. Do sự khuếch tán nhanh của dung
dịch polyme vào pha nước, các hạt nano được hình thành ngay lập tức. Khi dung môi hữu
cơ khuếch tán ra khỏi các giọt nano, polyme kết tủa ở dạng cốt hoặc dạng nhân vỏ. Nói
chung thì pha hữu cơ thường được thêm vào pha nước nhưng quy trình này cũng có thể đảo
ngược mà khơng ảnh hưởng đến sự hình thành các hạt nano. Thơng thường các chất hoạt
động bề mặt có thể được thêm vào pha nước để đảm bảo sự ổn định của hệ nano, mặc dù
sự có mặt của chúng khơng cần thiết để đảm bảo sự hình thành các hạt nano [45].
Ưu điểm: Lượng chất diện hoạt sử dụng thấp hơn so với một số phương pháp khác,
khơng cần thơng qua bước nhũ hóa tốn nhiều năng lượng [25].
Nhược điểm: Thành công của phương pháp phụ thuộc vào việc lựa chọn nồng độ polyme
thích hợp. Nồng độ polyme sử dụng thường thấp [26].
d. Phương pháp hóa muối
Phương pháp nhũ hóa khuếch tán dung mơi được mơ tả ở trên có thể được coi là một sự
sửa đổi của phương pháp hóa muối. Phương pháp hóa muối dựa trên việc tách dung mơi
hịa tan được với nước khỏi dung dịch nước, thơng qua hiệu ứng hóa muối có thể dẫn đến
sự hình thành các hạt nano. Sự khác biệt chính là thành phần nhũ tương D/N, được tạo ra
từ dung mơi hịa tan polyme như aceton hoặc ethanol và pha nước chứa gel, chất tạo muối
và chất ổn định. Ví dụ về các chất hóa muối như MgCl2, CaCl2, Mg(CH3COO)2, sacaroza,…
Nhũ tương được hình thành dưới sự khuấy trộn mạnh ở nhiệt độ phịng. Sau đó nhũ tương
được pha loãng bằng lượng nước đủ lớn, nồng độ muối giảm xuống, dung môi khuếch tán
vào môi trường và tiểu phân nano được hình thành. Dung mơi cịn lại và tác nhân tạo muối
được loại bỏ bằng cách lọc tiếp tuyến [45].
Ưu điểm: Giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố gây mất ổn định lên dược chất kém bền,
nồng độ dược chất và polyme được sử dụng trong pha nội tương đối cao [31].
Nhược điểm: Nồng độ chất hóa muối cao có thể gây tương kị với một số dược chất [30].
1.2.3. Ưu nhược điểm của hệ nano polyme

Ưu điểm:
- Tác dụng tại đích.
7


-

Tăng độ an toàn, giảm tác dụng phụ.

-

Phù hợp với nhiều đường dùng như đường tiêu hóa, đường tiêm, qua da.

-

Tăng hoạt tính sinh học của dược chất.
Ổn định trong máu và có thời gian tuần hồn dài [29].

❖ Nhược điểm:
- Bào chế khó khăn, giá thành sản phẩm cao.
- Có thể gây dị ứng, gây tăng độc tính một số dược chất.
-

Khó khăn trong bảo quản.

-

Dược chất có thể bị giải phóng đột ngột do khó kiểm sốt kích thước và cấu trúc tiểu
phân [27].


1.2.4. Ứng dụng của hệ phân phối nano trong điều trị nấm
Mặc dù có sẵn các loại thuốc kháng nấm truyền thống và hiện đại, tỷ lệ nhiễm trùng nấm
vẫn đang tăng lên. Tình trạng này có thể liên quan đến khả năng phát triển các cơ chế đa
kháng thuốc của nấm với các liệu pháp hiện có. Hơn nữa, các thuốc kháng nấm hiện nay
tồn tại một số nhược điểm như sinh khả dụng thấp, tính chọn lọc thấp, độc tính và kháng
thuốc. Trái ngược với các bệnh nhiễm trùng khác (vi khuẩn hoặc virus), những bệnh do
nấm gây ra được hiểu biết kém hơn mặc dù tỷ lệ tử vong mỗi năm khoảng 1,5 triệu người
và trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với ngành y tế. Trong bối cảnh này, việc tạo ra các hệ
thống phân phối thuốc dựa trên vật liệu nano tạo ra một sự thay thế tiềm năng để phát triển
các công thức dược phẩm mới hơn chống lại nhiễm nấm và các cơ chế kháng nấm. Các
nhóm nghiên cứu khác nhau đã xác định rằng các hạt nano có ít tác dụng phụ hơn, tính
hướng đích cao, khơng tạo ra kháng thuốc, cải thiện độ ổn định và độ tan, kiểm sốt giải
phóng, tăng hiệu quả điều trị. Do những đặc điểm này, các hạt nano được coi là hệ thống
dược phẩm đầy hứa hẹn do đặc tính kháng nấm được cải thiện, không giống như các loại
thuốc truyền thống khác [23], [33].
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ưu điểm của hệ tiểu phân nano trong điều trị nấm,
bao gồm nhiều đường dùng khác nhau.
➢ Các công thức nano sử dụng đường uống thường được nghiên cứu với mục đích giảm
các vấn đề về khả năng hịa tan, giảm độc tính và sử dụng thuận tiện. Jain và cộng sự
(2012) đã bào chế các hạt nano amphotericin B (AmB) sử dụng các polyme như lecithin
và gelatin. Những polyme này tương thích sinh học và rẻ tiền. Cơng thức nano cho thấy
khả năng duy trì giải phóng và giảm độc tính tan máu so với các dạng thuốc tự do [19],
[33].
8


➢ Việc dùng thuốc tại chỗ ở mắt có nhược điểm là sinh khả dụng thấp vì thuốc dễ bị thải
trừ do những hoạt động sinh lý, ngoài ra đa số dược chất khó thấm qua giác mạc mà giác
mạc lại là con đường chính mà các thuốc đi vào trong nhãn cầu [2]. Fu và cộng sự (2017)
đã bào chế nano lipid AmB để sử dụng ở mắt điều trị viêm giác mạc. Hệ nano cho thấy

khả năng giải phóng in-vitro được duy trì và sinh khả dụng cao hơn cũng như tăng khả
năng thấm vào giác mạc [15], [33].
➢ Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong các bệnh nhiễm trùng toàn thân, AmB vẫn bị hạn
chế trong một số phương pháp điều trị như viêm màng não do nấm. Do đặc điểm dược
động học, AmB không vượt qua được hàng rào máu não. Trong nghiên cứu của Ren và
cộng sự (2009) đã bào chế nano AmB với chất mang là PLA-PEG, người ta quan sát
thấy nồng độ thuốc trong não động vật thử nghiệm tăng lên, xác nhận rằng cơng thức
này có thể vượt qua hàng rào máu não [32], [33].
➢ Sinha và cộng sự (2013) đã bào chế nano voriconazol sử dụng polyme PLGA làm chất
mang. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt nano tạo nên tác dụng kéo dài và sinh khả dụng
cao hơn, cũng như sự lắng đọng trong nhu môi phổi tốt hơn [33], [37].
➢ Fluconazol được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên một trong những hạn chế gần đây nhất
đối với việc sử dụng fluconazol là sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc. Trong số các
đường dùng chính được phát triển để phân phối fluconazol thì đường dùng tại chỗ được
sử dụng nhiều nhất. Trong nghiên cứu của Kelidare và cộng sự (2017) đã bào chế hệ
nano lipid fluconazol, hệ đã được đánh giá về hoạt tính chống lại Candida và làm giảm
MIC của các chủng nhạy cảm và các chủng trước đây đã đề kháng với fluconazol. Điều
này đã chứng tỏ tiềm năng của nghiên cứu liên quan đến nano và vi sinh vật [21], [33].
➢ Một nghiên cứu khác cho cho việc sử dụng tại chỗ để điều trị nấm móng đã được nghiên
cứu bởi Mahtab và cộng sự (2016). Ketoconazol được tạo ra với kích thước trung bình
khoảng 77 nm, hoạt tính kháng nấm vượt trội hơn hẳn so với dung dich ketoconazol,
ngồi ra cịn tăng tính thấm và an tồn khi sử dụng tại chỗ [24], [33].
Các ưu điểm mà hệ phân phối nano mang lại là nổi trội, tuy nhiên do diện tích bề mặt
lớn nên rất rễ tương tác. Khi các hạt nano được hấp thụ và tiếp xúc với các thành phần của
dịch sinh học như protein, chúng có xu hướng liên kết với bề mặt của hạt nano, gây ra tương
tác ở cấp độ tế bào và phân tử. Tùy thuộc vào kích thước, các hạt nano được hấp thụ bởi
các cơ quan và mơ là khác nhau. Cũng có báo cáo về việc hạt nano đi qua hàng rào máu
não và gây độc cho não [33].

9



1.3. Thơng tin về polyme ethylcellulose
1.3.1. Cơng thức hóa học

Hình 1. 3. Cấu trúc hóa học của EC
Ethyl celulose là một ethyl ether của celulose, được tạo bởi các đơn vị
b-anhydroglucose liên kết với nhau bằng liên kết acetal [30].
1.3.2. Độ tan
Độ tan: EC thực tế không tan trong nước, glycerol và propan-1,2-diol nhưng tan trong
nhiều dung môi hữu cơ với tỷ lệ khác nhau tùy vào lượng nhóm ethoxy có trong polyme.
EC chứa ít hơn 46,5% nhóm ethoxyl dễ tan trong cloroform, methyl acetat và
tetrahydrofuran và trong hỗn hợp hydrocarbon thơm với ethanol (95%). EC chứa nhiều hơn
46,5% nhóm ethoxy tan tốt trong chloroform, ethanol (95%), ethyl acetat, methanol và
toluen [30].
Phân loại: Trên thị trường có nhiều loại EC khác nhau được phân loại dựa vào độ dài
của chuỗi polyme. Độ nhớt của EC được đo thông thường ở 25ºC sử dụng 5% (kl/tt) EC
hòa tan trong hỗn hợp dung môi 80% toluen: 20% ethanol (kl/kl). Giá trị độ nhớt của các
loại EC nằm trong khoảng từ 7,0-100,0 mPa.s. EC có chuỗi polyme càng dài thì độ nhớt
càng cao. Các loại EC cụ thể, hoặc hỗn hợp các loại khác nhau, có thể được sử dụng để thu
được các dung dịch có độ nhớt mong muốn [30].
1.3.3. Ưu nhược điểm của EC sử dụng làm chất mang trong hệ nano
Ưu điểm:
- EC khơng ion hóa, khơng tan trong nước, thích hợp mang các dược chất kém tan.
- EC ổn định trong khoảng pH rộng (pH từ 3-11) nên có khả năng kết hợp với nhiều loại
dược chất, tá dược có tính acid hay base. Trong nghiên cứu của Ubrich N. về bào chế tiểu
phân nano chứa propranolol hydrochlorid, EC cho thấy khả năng kiểm sốt giải phóng của
10



thuốc trong thời gian dài nhất so với một số polyme khác như PLGA hay polycaprolacton
[39].
- EC là polyme tương thích sinh học, khơng độc hại và khơng gây dị ứng. EC đã được
cơng nhận là tá dược an tồn và được FDA chấp thuận cho các chế phẩm sử dụng đường
uống, qua da và niêm mạc ở liều tối đa cho phép hàng ngày lần lượt là 308 mg, 80 mg và
50 mg [22].
- EC là tá dược không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm:
- EC là polyme không phân hủy sinh học nên không được khuyến cáo cho các sản
phẩm dùng đường tiêm, sử dụng đường tiêm có thể gây hại cho thận [30].
1.3.4. Một số nghiên cứu về ứng dụng tiểu phân nano chứa EC
Salma e el-habashy và cộng sự (2016) đã nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano
piroxicam sử dụng polyme là EC ứng dụng cho đường uống. Tiểu phân nano được bào chế
theo phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung mơi. Đánh giá các tiểu phân nano về khả năng nạp
thuốc, giải phóng thuốc in vitro. Nghiên cứu in vivo đánh giá các thông số dược động học,
đánh giá khả năng kích ứng dạ dày được thực hiện đối với công thức tối ưu. Cơng thức
nano tối ưu được tìm ra sử dụng tỷ lệ DC:EC là 1:2, Poloxamer 188 là 0,2%, cho hiệu suất
nano hóa 85,29% ± 1,57, KTTP 240,26 ± 29,24 nm, PDI 0,562 ± 0,030 và khả năng giải
phóng sau 12 giờ là 88%. Thời gian để đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương Tmax cao
hơn đáng kể so với Feldene® (viên nang thị trường chứa 20 mg piroxicam). Việc bao gói
piroxicam có tính acid, chất kích thích dạ dày bằng EC có tác dụng ngăn chặn đáng kể khả
năng gây loét dạ dày ở chuột so với dạng hỗn dịch thơ. Đã quan sát thấy chỉ số lt trung
bình giảm 66%. Có thể thấy các tiểu phân nano piroxicam EC được ổn định bằng poloxamer
188 0,2% có tiềm năng đáng kể trong việc hạn chế các tác dụng phụ có hại thường gặp khi
sử dụng piroxicam [13].
Kirandeep Kaur và cộng sự (2020) đã nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano AmB chứa
EC (AmB-EC-NPs) ứng dụng cho đường uống. Tiểu phân nano được bào chế theo phương
pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi. Đánh giá các tiểu phân nano về khả năng nạp thuốc, tỉ lệ
dược chất nano hóa, giải phóng thuốc in vitro, khả năng kháng nấm, đánh giá các thống số
dược động học, đánh giá độc tính, độ ổn định. Kích thước hạt trung bình, thế zeta và PDI

của AmB-EC-NPs lần lượt là 150 ± 9,23 nm, -16,10 ± 2,6 mV và 0,258 ± 0,005. Tỉ lệ dược
chất nano hóa của AmB-EC-NPs là 28,57 ± 1,7%, trong khi EE là 60 ± 2%. Khả năng giải
phóng của AmB-EC-NPs tương đối nhanh ở 12 giờ đầu và giải phóng bền vững đến 72 giờ.
11


Việc giảm kích thước hạt và sự bao gói bởi EC đảm bảo AmB kháng lại ảnh hưởng của pH
acid dạ dày, AmB-EC-NPs vẫn bảo tồn được đặc tính dược lý. Kết quả kháng nấm đã chứng
minh rằng MIC của AmB-EC-NPs đã giảm ∼1/3 so với AmB và Fungizone® sau 24 giờ,
giảm ∼1/8 sau 48 giờ. Tất cả các công thức được dung nạp tốt sau một liều dùng duy nhất,
và khơng có phản ứng thuốc bất lợi trong q trình nghiên cứu. Kết quả dược động học cho
thấy nồng độ trong huyết tương của AmB-EC-NPs tăng và có thể phát hiện lên đến 72 giờ,
tốt hơn nhiều so với Fungizone®. Các độc tính trên máu và thận cũng giảm so với
Fungizone® [20].
1.4. Vài nét về gel
1.4.1. Phân loại
➢ Căn cứ theo bản chất của mạng lưới 3 chiều do tá dược tạo gel tạo ra mà có 2 nhóm gel
chính sử dụng trong dược phẩm là:
* Nhóm các polyme thân nước:
- Gel loại 1: với gel loại này, tương tác giữa các chuỗi polyme là liên kết yếu (liên kết hydro,
liên kết tĩnh điện…). Do là liên kết yếu nên khi tác động lực cơ học như lắc, trộn thì chế
phẩm sẽ ít nhớt và dễ dàng chảy hơn. Sau khi bỏ lực tác động liên kết giữa các phân tử lại
được hồi phục và độ nhớt công thức lại trở lại trạng thái cân bằng. Đa phần các gel sử dụng
bào chế dược phẩm là gel loại 1, ví dụ như: dẫn chất cellulose, polysacarid và poly(acid
acrylic) [3].
- Gel loại 2: với gel loại 2, tương tác giữa các chuỗi polyme là liên kết cộng hóa trị và tương
tác này được quyết định bởi các liên kết chéo giữa các chuổi cạnh nhau. Gel loại này có
khả năng hấp phụ khoảng 100 lần lượng nước so với khối lượng ban đầu trong khi vẫn giữ
được cấu trúc 3 chiều. Ngồi ra cịn có độ bền gel cao do đó thường được dùng để bao phủ
các vết thương hở, làm kính áp trịng hoặc dùng để kiểm sốt giải phóng thuốc [3].

* Gel được bào chế từ chất rắn vô cơ phân tán trong nước: các tá dược này không tan trong
nước, cồn và các dung môi hữu cơ; nhưng có khả năng trương nở để tăng thể tích gấp nhiều
lần so với thể tích ban đầu để hình thành hệ phân tán keo [3].
1.4.2. Ưu điểm của gel thân nước
- Có tể hịa tan hoặc trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực.
- Giải phóng hoạt chất nhanh.
- Thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện thời tiết.
- Không cản trở các hoạt động bình thường của da.
- Khơng trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước [3].
12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm
STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Tioconazol

Trung quốc


BP 2020

2

Ethylcellulose 07

Colorcon (Trung Quốc)

TCCS

3

Polyvinyl alcol (PVA)

Singapore

TCCS

4

Dicloromethan (DCM)

Trung Quốc

TKHH

5

Methanol (MeOH)


Trung Quốc

TKHH

6

Carbopol 940 (Cb 940)

Trung Quốc

TCCS

7

Sepimax Zen (Sep)

Công ty Sepix (Pháp)

TCCS

8

Hydroxy ethyl cellulose
(HEC)

Trung Quốc

TCCS

9


Triethanolamin (TEA)

Đức

TCCS

10

Tween 80

Trung Quốc

TCCS

11

Poloxamer 407

Mỹ

TCCS

12

Cremophor

Trung Quốc

TCCS


13

Ethanol (ETOH)
Methanol dùng cho
HPLC

Việt Nam

TCCS
Dùng cho
HPLC

14

Fisher (Mỹ)

15

Nước tinh khiết

Việt Nam

16

Kali dihydrophosphat

Merck (Đức)

TKHH


2.1.2. Thiết bị
- Máy khuấy từ Ika Labortechnik (Đức).
-

Máy ly tâm lạnh Sigma 3-18 Sartorius (Đức).
Máy siêu âm Labsonic Sartorius (Đức).
Máy đo thế Zeta và xác định phân bố KTTP Zetasizer Ultra Malvern (Anh).
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Agilent 1260 (Mỹ).
Máy siêu âm cầm tay Ultrasonic Processor UP50H (Mỹ)
Ống ly tâm chứa màng siêu lọc 10000Da, Millipore, Billerica, MA (Mỹ).
13


-

Tủ lạnh sâu Unicryo (Mỹ).

-

Máy đông khô Alpha 1-2 LDplus, Martin Christ G. GmnH (Đức).

-

Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR 6700 JASCO (Nhật Bản).
Máy đo pH Mettler Toledo (Đức).

-

Máy thử giải phóng qua màng Hanson Research (Đức).

Cân phân tích Sartorius (Đức).
Các thiết bị khác (cốc có mỏ, pipet, bình định mức…).

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng công thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân nano polyme TCZ
➢ Các yếu tố thuộc về quy trình khảo sát gồm có: Cơng suất siêu âm, thời gian siêu âm.
➢ Các yếu tố thuộc thành phần công thức khảo sát gồm có: Tỷ lệ EC so với dược chất,
loại chất diện hoạt, nồng độ chất diện hoạt.
Dựa trên các chỉ tiêu về KTTP, PDI, EE cùng với sự thuận lợi trong quá trình bào chế
để lựa chọn ra các thành phần cơng thức và quy trình phù hợp nhất.
2.2.2. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano bào chế được
➢ Kích thước tiểu phân trung bình, chỉ số đa phân tán.
➢ Hiệu suất nano hóa, tỷ lệ dược chất nano hóa.
➢ Đánh giá độ ổn định KTTP.
➢ Đánh giá một số đặc tính khác (dựa trên hình ảnh SEM, phổ FT-IR, phổ DSC)
2.2.3. Bước đầu xây dựng công thức bào chế gel chứa tiểu phân nano TCZ và đánh giá
một số đặc tính của gel
➢ Xây dựng cơng thức bào chế hydrogel chứa tiểu phân nano TCZ: Khảo sát các tá dược
tạo gel và nồng độ tá dược tạo gel.
➢ Đánh giá một số đặc tính của gel: Hàm lượng dược chất trong gel, khả năng giải phóng
dược chất qua màng cellulose acetat (CA), khả năng thấm dược chất qua da, khả năng lưu
giữ dược chất trên da sau 24 giờ, đánh giá tác dụng in-vitro trên vi nấm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano polyme TCZ
Tiểu phân nano polyme được bào chế bằng phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung mơi.
Sơ đồ quy trình được trình bày ở hình 2.1:

14



Pha ngoại
(Hịa tan chất diện hoạt/nước)
Pha nội
(Hịa tan TCZ,
EC/DCM)
Nhũ hóa kết hợp đồng nhất
Tốc độ nhỏ giọt 2,5 ml/phút, nhiệt độ

5-10 ºC đồng thời siêu âm và khuấy từ

Bốc hơi dung mơi

Tiểu phân nano TCZ
Hình 2.1. Sơ đồ mơ tả phương pháp bào chế tiểu phân nano TCZ
Mô tả quy trình:
- Chuẩn bị pha nội: Dược chất, EC, được hịa tan trong 5 ml dung môi DCM ở nhiệt độ
thường. Lắc đều để được dung dịch đồng nhất.
- Chuẩn bị pha ngoại: Chất diện hoạt hòa tan trong nước với nồng độ thích hợp.
- Giai đoạn nhũ hóa kết hợp đồng nhất hóa: Nhỏ từng giọt pha nội vào pha ngoại với tốc
độ 2,5 ml/phút. Đồng thời tiến hành đồng nhất hóa nhũ tương dầu trong nước bằng máy
siêu âm đầu dị kết hợp khuấy từ với cơng suất và thời gian siêu âm thích hợp. Trong q
trình đồng nhất duy trì nhiệt độ 5-10 ºC bằng nước đá kết hợp khuấy từ tốc độ 400
vịng/phút.
- Bốc hơi dung mơi: Nhũ tương thu được tiếp tục được khuấy nhẹ nhàng trong 4 tiếng ở
trong tủ hốt để loại dung môi hữu cơ thu đươc hỗn dịch nano.
2.3.2. Các phương pháp đánh giá tiểu phân nano TCZ
2.3.2.1. Đánh giá kích thước tiểu phân, phân bố kích thước tiểu phân
15



×