Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch dịch vụ tại Vịnh Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.69 KB, 27 trang )

KHOA DU LỊCH
Ngành: Quản Trị Khách Sạn

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC DU LỊCH
Đề tài: Chọn một điểm đến du lịch/ một cơ sở lưu trú/ một cơ sở ăn
uống đã và đang phát triển để tiến hành phân tích, đánh giá, kiến nghị
về tình hình hoạt động du lịch/ dịch vụ tại nơi đó.

Nhóm sinh viên: ỐI GIỒI ƠI
Lớp: 213_DDL0140_09
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Mỹ Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2022


2


ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên

Lại Thị Thanh Trang

Mức độ

MSSV

tham gia


Sự phối
hợp trong
nhóm

Mức độ
đóng góp

197KS25186

100%

100%

100%

Lê Triều Vy

197KS13204

100%

100%

100%

Nguyễn Thị Biển

197KS24671

100%


100%

100%

Nguyễn Trần Mai Trâm

197KS13054

100%

100%

100%

Phan Đoàn Cẩm Giang

197KS12280

100%

100%

100%

Lê Thị Bảo Ngọc

197KS12623

100%


100%

100%

Lê Văn Tự

197KS13141

100%

100%

100%

Phạm Sỹ Tú

197KS13122

100%

100%

100%

Phan Nguyễn Thanh Hậu

197KS12327

100%


100%

100%

Trần Xuân Đông

197KS12272

100%

100%

100%

Nguyễn Quang Kiệt

197KS24680

100%

100%

100%

(NT)

3



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tốt bài tiểu luận Thi cuối kì này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn – cô Lê Mỹ Trang. Cô đã tận tâm giảng dạy
và tận tình chỉ bảo, nhận xét khơng những nhóm chúng em mà cịn các nhóm khác trong
lớp học. Mỗi buổi học nhóm lại tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới vững vàng hơn
để khi thực hiện đề tài không mắc sai lầm đáng tiếc.
Cuối cùng vẫn biết tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi những sai sót khơng đáng có hoặc
các lỗi nhỏ làm ảnh hưởng tới tổng thể. Mong giảng viên bỏ qua và cho chúng em những
lời nhận xét quý báu để hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cám ơn!

4


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

5


MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM ............................................................................3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .............................................................................................5
MỤC LỤC ..................................................................................................................................6
CHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................7
1.1.

Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................7


1.1.1.

Tác động tích cực Vịnh Hạ Long: ..........................................................................7

1.1.2.

Tác động tiêu cực Vịnh Hạ Long: ..........................................................................8

1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu: Phát triển du lịch bền vững .........................................8

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................8

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỊNH HẠ LONG.................................................................10
2.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long: ...........................................................................................10
2.2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu: .........................................................................12
2.2.1. Thực trạng: ..............................................................................................................12
2.2.2. Những vấn đề cơ bản: ..............................................................................................14
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ....................................................................................................21
3.1. Môi trường du lịch:.......................................................................................................21
3.1.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh: ..............................................................................21
3.1.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế: ........................................................................22
3.2. Nguồn nhân lực du lịch: ...............................................................................................24
3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh : .............................................................................24
3.2.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế : .......................................................................24
3.3. Nhận thức của người dân :...........................................................................................24
3.3.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh : .............................................................................24

3.3.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế: ........................................................................25
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN .....................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................27

6


CHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch khơng chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn
cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, mà
cịn thúc đẩy hịa bình, giao lưu văn hố giữa các nước.
Châu Á là lục địa đơng dân, đa dạng về văn hóa và là nơi khởi nguồn nhiều nền
văn minh lâu đời nhất thế giới. Tạp chí tơn vinh các địa điểm nên đến một lần trong đời
tại châu lục này như Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Khu
bảo tồn thiên nhiên Bokeo ở Lào hay những thửa ruộng bậc thang ở Banaue
của Philippines. Ở Việt Nam, chúng ta có Vịnh Hạ Long - cái tên quen thuộc trên bản
đồ du lịch thế giới thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Là nơi được UNESCO công
nhận là nơi có giá trị cảnh quan độc đáo, quan trọng về mặt thẩm mỹ và có những giá về
mặt địa chất địa mạo. Sở hữu vẻ đẹp toàn diện từ biển cả cho tới sự hùng vĩ và nguyên
sơ của núi rừng, từ thành phố nhộn nhịp cho tới làng chài mộc mạc. Nơi đây còn gắn
liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc khiến du khách trong và
ngoài nước muốn đến đây trải nghiêm một lần trong đời. Có thể nói, du lịch ở Vịnh Hạ
Long phát triển mạnh mẽ luôn là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, do dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến du lịch của Vịnh Hạ Long và cuộc sống
của người dân trong hai năm gần đây

1.1.1. Tác động tích cực Vịnh Hạ Long:
Nói đến du lịch Quảng Ninh là nhắc đến Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long. Đây là một tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi
đây. “Với gần 2000 hịn đảo lớn nhỏ, Di Sản- Kì Quan thế giới Vịnh Hạ Long là một địa
danh, là một cái tên mà thị trường đón nhận, đánh giá và nhận biết tốt nhất hiện nay trên
thị trường du lịch Việt Nam, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham
gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch. Từ đó cuộc sống của người dân địa phương cũng
được nâng cao rõ rệt. Còn địa bàn Hạ Long là trung tâm du lịch nổi tiếng nhất của Quảng
7


Ninh, những năm gần đây mỗi năm đón hơn 2 triệu khách quốc tế thì ngoại ngữ được sử
dụng thường xuyên hơn với 44,6% người được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng
Anh và 47,5% người được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng Trung và đối tượng
được giao tiếp chủ yếu là khách du lịch và đối tác (23,4% và 47%). Hạ Long vẫn là địa
phương người dân có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ cao nhất khi chỉ có 5% hộ trả lời khơng
sử dụng tiếng Anh và 17,5% khơng nói tiếng Trung.
1.1.2. Tác động tiêu cực Vịnh Hạ Long:
Bên cạnh những tích cực mà du lịch mang lại cho con người Vịnh Hạ Long thì du
lịch cũng mang tới những tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc sống con người nơi đây
như: Tình trạng đơng đúc, tắc nghẽn giao thông và phá vỡ lối sống chung vượt ra ngoài
khả năng chấp nhận của cộng đồng. Xuất hiện các điểm nóng về du lịch, đồng thời người
nghèo khơng được hưởng các lợi ích từ du lịch. Các khách sạn và các cơng ty du lịch Hạ
Long có mức độ sử dụng nước và năng lượng cao sẽ tạo thêm áp lực và gánh nặng cho
các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến. Việc lập kế hoạch không tốt đối với hoạt
động mua sắm và sử dụng nguồn cung cho văn phịng cũng làm vấn đề ơ nhiễm và rác
thải trầm trọng hơn. Những hoạt động yếu kèm theo những cung ứng có thể dẫn
tới những mối hiểm họa nghiêm trọng và ảnh hưởng tới danh tiếng. Những việc làm sai
trái liên quan đến con người và mơi trường có thể dẫn tới việc dính dáng tới pháp
luật. Như vậy, sự quá tải trong mùa vụ du lịch, cùng với sự phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ

tầng phục vụ du lịch vừa có thể đem lại những tác động tích cực đến đời sống người dân
địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống và điều kiện
sống của họ.
1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu: Phát triển du lịch bền vững

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:

• Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du lịch đến đời
sống của người dân ở Vịnh Hạ Long

8


• Đề xuất những giải pháp thực tiễn và nhắm vào việc phát triển du lịch bền vững
tại nơi đây góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hố tại Vịnh Hạ
Long
• Đề xuất những giải pháp nâng cao đời sống người dân cũng như các hoạt động
bảo vệ môi trường

9


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỊNH HẠ LONG
2.1. Khái quát về Vịnh Hạ Long:

Hình 2.1.1: Vịnh Hạ Long

Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là
27.195.03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển,
có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO cơng nhận là Di sản thế
giới với diện tích 434km2. Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt, mùa đơng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt
độ trung bình hằng năm là 23.7°C, dao động không lớn, từ 16.7°C đến 28.6°C. Về mùa
hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9°C, nóng nhất đến 38°C. Về mùa đơng, nhiệt độ trung
bình thấp là 13.7°C rét nhất là 5°C. Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh
này chứa đựng dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái
đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại
của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá mn hình vạn trạng, với nhiều
hang động kỳ thú tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh
Hạ Long cịn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng
với hàng nghìn lồi động thực vật vô cùng phong phú. Không những thế, Vịnh Hạ Long
còn là nơi gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
ta.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long
có hai dạng là đảo đá vơi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía
đơng nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ
10


xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm. Hàng trăm đảo
đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn
Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương… Tiềm ẩn trong
lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ
như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…
Đó thực sự là những lâu đài của tạo hố giữa chốn trần gian.
Các món ăn ở Hạ Long chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những
phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những lồi hải sản độc đáo mà

nhiều người cịn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ví dụ như ngán là một loài nhuyễn thể
chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác
nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán. Mỗi món ngán được
chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng. Ngồi ra cịn rất nhiều đặc
sản khác mà du khách khơng thể bỏ qua khi đến Hạ Long như : chả mực (ăn với xôi,
bánh cuốn), canh hà, cà sáy (cà sáy là con vịt lai ngan), sam Hạ Long, sò huyết, ruốc
(Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu
hài, tơm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân
có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực... Ngồi ra khi đến vịnh Hạ Long,
nếu bạn khơng thưởng thức một bát bún tơm tại đây thì quả thật là thiếu xót lớn.
Ngày nay có nhiều loại hình tour du lịch để bạn có thể khám phá vịnh Hạ Long,
phổ biến nhất là các tour du lịch Hạ Long thăm quan 1 đến 2 ngày, hành trình thường
kéo dài 4 đến 6 tiếng thăm vịnh sau đó quay lại bờ ngủ đêm trên khách sạn. Tuy nhiên
xu hướng mới hiện nay là loại hình du thuyền Hạ Long, hay còn gọi là tour ngủ đêm trên
vịnh. Du khách sẽ vơ cùng thích thú với các trải nghiệm thú vị trên vịnh như chèo thuyền
kayak, thăm hang động, tắm biển trên vịnh, ngắm bình minh hồng hơn giữa vịnh biển
bao la…và cùng nghỉ dưỡng trải nghiệm các dịch vụ cao cấp trên tàu Hạ Long. Ngoài ra
sau một chuyến thăm quan trên vịnh thường kết thúc vào khoảng 2-3h chiều, nếu bạn
muốn ngắm nhìn tồn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao bạn có thể lựa chọn dịch vụ bay

11


cùng thủy phi cơ ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long cùng hãng hàng không Hải Âu Aviation,
thời gian bay thường từ 25-30 phút.
2.2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng:
Mặc dù ngành Du lịch nước ta được hình thành và phát triển hơn 40 năm, song
hoạt động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở
cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trị

hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết
định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du
lịch.
Chính vì có vai trị quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành Du lịch bao giờ
cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Để đáp ứng nhu
cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lu trú cũng
phát triển nhanh. Năm 1991, cả nước mới có trên 11.400 phịng khách sạn thì đến năm
2001 đã có trên 66.000 phòng và năm 2002 là 72.000 phòng. Nhiều khách sạn cao cấp
được xây dựng làm thay đổi diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu lu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui
chơi giải trí, thể thao, sân golf đã đưa vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu của
khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống
giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và đường biển trên phạm vi cả nước,
phương tiện vận chuyển khách chuyên ngành gồm 7000 xe, tàu thuyền các loại đã góp
phần nâng cao năng lực vận chuyển khách. Cuối năm 1999, Bộ Chính trị ra chỉ thị về
phát triển du lịch trong tình hình mới và một hành lang pháp lý vững chắc hơn được thiết
lập khi pháp lệnh du lịch ra đời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo
quyền lợi của khách du lịch, người kinh doanh du lịch, giúp các đối tác nước ngoài,
khách du lịch nước ngoài yên tâm khi đầu tư, hợp tác, đến du lịch tại Việt Nam. Đến
12


năm 2001, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành Du lịch được cấp
phép với tổng số vốn đăng kí là 5,78 tỷ USD . Năm 2004, đã có 15 dự án FDI đầu tư vào
du lịch đã đợc cấp phép với tổng số vốn trên 110 triệu USD. Năm 2000, chương trình
hành động quốc gia về du lịch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã góp phần làm
chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du
lịch. Các ngành phục vụ cho sự phát triển của du lịch đã được quan tâm đầu tư, bưu
chính viễn thơng với chính sách “đi tắt đón đầu” đã được trang bị các thiết bị hiện đại

ngang tầm khu vực. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam đã có 4 website, những website
này có thể giúp du khách trong và ngoài nước thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu
thơng tin. Ngành du lịch địa phương đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu”
sang “xanh” và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa; đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác, hội nhập quốc tế; các tuyến, điểm
tham quan được mở rộng. Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh
hưởng tốt và trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, góp phần tạo ra
diện mạo mới, phát triển nhanh ngành du lịch. Nhờ đó, những năm qua, ngành du lịch
thành phố luôn tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, số
lượng khách du lịch tăng bình quân 17,5%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 12%/năm;
tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 19,5%/năm. Năm 2015, TP Hạ Long đón 5,5 triệu
lượt du khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 2,4 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt
2,8 tỷ đồng. Bước sang năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn chủ đề công tác năm là
“Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính cơng, xây dựng thành phố du lịch Hạ Long”,
điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch Hạ Long trong sự
phát triển chung của ngành du lịch Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của
địa phương và của tỉnh. Với mục tiêu trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh,
TP Hạ Long đã đề ra các nhóm giải pháp, trong đó chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát
triển du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động kinh doanh du
lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại; chú trọng quảng bá
13


xúc tiến mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực…
Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịch, thành phố đã xây dựng
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, phù hợp với Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch của tỉnh và Trung ương. Cơ sở

vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ được đầu tư hoàn thiện theo hướng hiện đại, chất lượng
phục vụ ngày càng được nâng cao, các dự án lớn được tập trung đẩy mạnh, công tác
tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch cơ bản phát huy hiệu quả; quản lý nhà nước về
du lịch có nhiều tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm, công tác quản lý
môi trường kinh doanh du lịch đạt kết quả.
Việt Nam đã có chính sách song phong và đơn phương miễn visa cho một số nước
như Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Malaysia và Nhật Bản. Điều này càng
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch và thu hút ngày càng nhiều khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch phát triển đã đóng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển,
tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền
thống... ở một số nơi du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời
sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy tồn xã hội
tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, đóng góp tồn xã hội
tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng
kinh tế, hạn chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên.
2.2.2. Những vấn đề cơ bản:
• Về kinh tế:
Những năm qua, TP Hạ Long đã có bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, trong
đó có sự đóng góp quan trọng của ngành kinh tế mũi nhọn du lịch. Nhằm đẩy mạnh hơn
nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là phát triển các ngành dịch vụ, tỉnh Quảng Ninh
đã xác định chủ đề công tác năm 2016: “Nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính cơng,
14


xây dựng thành phố du lịch Hạ Long”. Đây là cơ sở để TP Hạ Long tập trung nguồn lực,
trở thành thành phố du lịch hiện đại, thân thiện.
Chất lượng nguồn khách du lịch đang là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với sự
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đứng từ góc độ kinh tế. Mặc dù trong những năm
qua về số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch, ta đều ghi nhận sự tăng trưởng,

nhưng trong sự tăng trởng ấy lại bộc lộ những suy yếu mà nếu cứ duy trì nó sẽ ảnh hởng
đến sự phát triển sau này. Điều đó được chứng minh qua: Đối với Hạ Long - một trung
tâm du lịch lớn của Việt Nam, Lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long 2019 đạt 4,4 triệu
lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2018. Thu phí
10 tháng đạt hơn 1.030 tỷ đồng; cả năm 2019, thu phí đạt hơn 1.294 tỷ đồng, tăng 9% so
với cùng kỳ.
Chỉ tính lượng khách đến với Hạ Long đã giúp du lịch Quảng Ninh vượt lên hẳn
so với các địa phương khác, chỉ xếp sau Thủ đô Hà Nội. Những con số tăng trưởng ấn
tượng trên cho thấy, vịnh Hạ Long luôn dẫn đầu là điểm tham quan không chỉ riêng của
Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam.
Quảng Ninh cũng đang tập trung phát triển kinh tế đêm, với những sản phẩm và
trải nghiệm mới cho du khách. Năm 2019 Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động về
đêm như: Liên hoan xiếc Quốc tế, Festival Âm nhạc quốc tế Hạ Long, chợ đêm, phố đi
bộ, các show diễn, âm nhạc đường phố, carnaval, ẩm thực, đặc biệt phở show vào cuối
tháng 12/2019 tại khu Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh đã mang đến nhiều
trải nghiệm cho du khách đến với Quảng Ninh.
Từ một trong những trung tâm thu hút khách du lịch hàng đầu Việt Nam, do ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng khách và doanh thu du lịch Quảng Ninh đã sụt
giảm, cụ thể năm 2020 chỉ bằng khoảng 63% so với năm 2019; năm 2021 chỉ đạt bằng
31% với thời điểm trước dịch năm 2019. Tổng khách du lịch năm 2021 ước đạt 4,38
triệu lượt, bằng 97% so với chỉ tiêu kế hoạch; tổng thu du lịch ước đạt 7.745 tỷ đồng, đạt
85% so với chỉ tiêu kế hoạch.
15


Mặc dù chưa đạt như kỳ vọng đặt ra trong năm 2021 nhưng du lịch Quảng Ninh
đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mơ và chất lượng. Không gian du lịch của
Quảng Ninh cũng được mở rộng, ngoài 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh là TP Hạ
Long - ng Bí, Đơng Triều, Quảng n - Vân Đồn, Cơ Tơ - Móng Cái, khơng gian du
lịch mới ở các địa bàn tiềm năng như: Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, khu vực

Hạ Long mới (Hồnh Bồ cũ) cũng đang trong q trình đầu tư và phát triển. Các cơng
trình, dự án trọng điểm được tập trung triển khai như: Cầu Triều, nút giao thông Minh
Khai, cầu Cửa Lục 1, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả và đường cao tốc Vân Đồn Móng Cái... cũng góp phần thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực phát triển du lịch, đóng
góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch như: Legacy
Yên Tử, Vinpearl Hạ Long, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, FLC, Sun World Halong
Complex, Premier Village Halong Bay Resort, Yoko Onsen Quang Hanh... đã tích cực
chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, phương án kiểm sốt, thích ứng an
tồn để đón, phục vụ du khách.
Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chủ đề cơng tác năm 2022 là: “Thích ứng an
tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19; tranh thủ mọi điều kiện phục hồi hoạt
động du lịch; phục hồi, phát triển nguồn nhân lực du lịch”.
• Về tài nguyên, môi trường:
Để đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, thành phố đã thành lập
đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà
hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm tham quan, mua sắm… trên địa bàn. Đồng thời,
tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân,
doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch nghiêm túc chấp hành các quy định
của pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch gắn với cơng tác phịng, chống dịch
Covid-19.
Cơng tác quản lý môi trường đã được thành phố huy động cả hệ thống chính trị
và nhân dân tham gia với nhiều giải pháp hiệu quả. Cụ thể, để kiểm sốt ơ nhiễm từ
16


nguồn, thành phố chú trọng kiểm soát nguồn thải, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các
địa phương, các ngành có liên quan trong bảo vệ mơi trường, kiểm sốt nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường vịnh từ nguồn thải ven bờ, khu vực giáp ranh và các hoạt động khai
thác, vận chuyển than. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm (sàng tuyển than, các cảng than) và
tiến hành các giải pháp cải thiện môi trường. Không cấp phép hoạt động các nhà máy có
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường vịnh Hạ Long; chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển

tải hàng hóa rời clinke, xi măng và dăm gỗ, hàng hóa là đá vơi có kích thước <4x6 cm
trên vịnh Hạ Long. Trang bị các thùng rác có ngăn phân loại rác tại các khu đô thị, điểm
tham quan du lịch. Thay phao xốp bằng các vật liệu nổi bền vững tại các cơng trình nổi
trên vịnh; lắp đặt các thùng rác nổi trên vịnh. Duy trì cơng tác quan trắc, giám sát chất
lượng môi trường vịnh Hạ Long hàng quý tại khu vực vùng bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm
và phụ cận của khu di sản. Tăng cường giám sát việc chấp hành bảo vệ môi trường của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long…
Việc thu gom, xử lý rác, nước thải cũng được quan tâm thường xuyên. Thành phố
đã ban hành Quyết định số 726/QĐ- UBND ngày 16/4/2015 quy định về thời gian bỏ rác
trong các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hạ Long. Theo đó quy định rác sinh hoạt
phải được đưa ra đúng giờ, đổ đúng nơi quy định; đảm bảo vệ sinh liên tục 24/24h trên
các tuyến trung tâm, khu du lịch; việc thu gom, vận chuyển phải kịp thời, đúng giờ (tại
các vị trí đã được xác định đối với từng tuyến); khơng để rác, nước rác vương vãi trong
quá trình thu gom, vận chuyển; sắp xếp lại các điểm để xe gom rác, khơng để xe gom
rác trên các tuyến phố chính, khu đông dân cư, khu du lịch, cơ quan công sở; nâng cao
chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác và nâng cao ý thức trách nhiệm cộng
đồng. Phân công nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết rõ ràng về trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
Thời gian gần đây, du khách trở lại Hạ Long sẽ cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi
diện mạo thành phố khi hệ thống cây xanh đường phố được cải tạo, trồng mới. Hiện tại,
thành phố đang quản lý 50 vườn hoa tiểu cảnh trên địa bàn, trong đó số lượng cây xanh
17


bóng mát là 22.227 cây, duy trì chăm sóc thảm màu, thảm hoa, thảm cỏ, cây bờ viền trên
diện tích 903.223m2. Việc duy trì, chăm sóc cắt tỉa cây xanh, cây cảnh, thảm cỏ, trồng
thay thế hoa tươi vào các đảo giao thông được thực hiện thường xuyên đảm bảo mỹ quan
đô thị, tạo điểm nhấn sinh động cho khách đến tham quan du lịch.
Tích cực tuyên truyền và thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn, nhất là
khu vực di sản vịnh Hạ Long, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó,

yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long không sử dụng
các sản phẩm từ nhựa dùng 1 lần từ ngày 1/9/2019. Đồng thời, tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế dùng túi ni-lơng khó phân hủy
và các sản phẩm từ nhựa. Đến nay, thành phố đã tổ chức 4 cuộc truyền thông về “Giảm
thiểu rác thải nhựa ra môi trường” tại 3 Cụm thi đua, Chợ Hạ Long I, một số chợ phường;
CLB doanh nghiệp nữ thành phố với trên 2.500 hội viên phụ nữ, các nữ chủ nhà hàng,
khách sạn, tàu du lịch tham gia. Hội phụ nữ các phường Hồng Hải, Cao Thắng đã tuyên
truyền trực tiếp đến các hộ kinh doanh tại chợ về sử dụng túi sinh học thay thế túi nilông.
Để tranh thủ các nguồn lực từ các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong công tác bảo
vệ môi trường, những năm qua, thành phố luôn giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức
quốc tế, đồng thời nỗ lực thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ tại kỳ họp của Ủy ban Di sản
thế giới và mạng lưới Di sản biển, CLB các vịnh đẹp nhất thế giới. Thông qua các mối
quan hệ đã tạo được sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư về vật chất, kỹ thuật, chuyên
môn để phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long, từng
bước đưa vịnh Hạ Long hội nhập với các hoạt động quốc tế về bảo vệ di sản.
Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, công tác quản lý môi trường trong các hoạt
động du lịch trên địa bàn được làm tốt, đáp ứng sự phát triển của các thành phần kinh tế,
thu hút du khách. Theo thống kê, trong 8 tháng năm nay, thành phố đã đón hơn 7,1 triệu
khách (tăng 21% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế đạt gần 2,68 triệu người (tăng
18


16% so với cùng kỳ). Tổng thu từ du lịch đạt hơn 14.133 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng
kỳ năm 2018).
• Về cơ sở vật chất:

Hình 2.2.2. Cơ sở hạ tầng đồng bộ giúp du lịch Quảng Ninh “cất cánh”
UBND tỉnh vừa ban hành quyết định số 877 / QĐ - UBND chỉ đạo việc tổng rà
soát, kiểm tra chất lượng tàu phục vụ khách du lịch tham quan trên vịnh. Theo quyết
định, UBND tỉnh giao đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục kiểm soát, kiểm tra chất lượng

các tàu phục vụ du lịch, công tác kiểm tra được tiến hành từ ngày 1- 4 đến hết ngày 154, đối tượng kiểm tra bao gồm tất cả các tàu du lịch đăng kí phục vụ khách du lịch. Nội
dung bao gồm: kiểm tra chất lượng tàu đăng kí phục vụ khách trên vịnh, tiêu chuẩn dịch
vụ phục vụ khách du lịch, tiêu chuẩn về đội ngũ thuyền viên, tiêu chuẩn phịng cháy nổ,
an ninh trật tự, bảo vệ mơi trường, tiêu chuẩn trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu nạn.
Nhờ hệ thống giao thông thuận tiện, không gian du lịch của Quảng Ninh cũng
được mở rộng với việc tăng cường liên kết vùng, kết nối 4 trung tâm du lịch trọng điểm
của tỉnh bao gồm: vùng du lịch trung tâm tại TP. Hạ Long và vùng phụ cận; vùng du lịch
văn hóa - lịch sử - tâm linh tại ng Bí, Đơng Triều, Quảng n; vùng du lịch biển đảo,
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp tại huyện Vân Đồn, Cô Tô và vùng du lịch biên giới
tại khu vực Móng Cái và vùng lân cận. Đồng thời, tỉnh phát triển không gian du lịch mới
ở các địa bàn tiềm năng như: Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu...; từ đó từng bước khai thác

19


được thế mạnh, giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử của địa
phương, phát triển du lịch, dịch vụ nhanh, bền vững.
Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 2.080 cơ sở lưu trú du lịch với 35.893
buồng, trong đó có 1.586 cơ sở với 29.849 buồng đã xếp hạng. Tình cũng đầu tư nhiều
cơ sở hạ tầng du lịch lớn như Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Cung quy hoạch, hội chợ và triển
lãm tỉnh, công viên hoa Hạ Long... Các dự án thương mại, du lịch đã tạo cho bộ mặt đơ
thị của tỉnh thay đổi nhanh chóng, trở thành điểm nhấn đẹp về kiến trúc và cảnh quan,
đồng thời tạo ra giá trị mới trong phát triển, làm cho bộ mặt, diện mạo của các đơ thị
hình thành rõ nét hơn.
• Về nguồn nhân lực:
Ngày 19. 4 tại Hạ Long, sở VHTT & DL tổ chức tập huấn cho các thuyền trưởng,
các chủ tàu kinh doanh về quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quản lý hoạt
động của tàu khách tham quan. Hoạt động của các tàu du lịch Hạ Long luôn diễn ra sôi
động, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ mát. Trong đó, 56 %
là người nước ngồi, khơng chỉ quyến rũ bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp, vịnh Hạ Long

còn hấp dẫn khách du lịch nhờ đội tàu sang trọng và tốt nhất cả nước.
Bên cạnh đó cịn tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập cho cộng
đồng nơi có hoạt động du lịch, việc phát triển quá nhanh hệ thống các doanh nghiệp tư
nhân đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lữ hàn, vượt quá năng lực quản
lý của ngành đã tạo thêm sức nặng cho xã hội về những tiêu cực này sinh. Đây là một
vấn đề sẽ ảnh hưởng ngược lại đối với sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ xã hội

20


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP
3.1. Môi trường du lịch:
3.1.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh:
• Cố gắng phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn các di sản thiên nhiên như động
Mê Cung, hang Ơng Tiên, động Thiên Long,…
• Duy trì và thực hiện các tuyên truyền hành động bảo vệ mơi trường, mơi trường
biển.
• Tích cực trong phong trào tái chế các vật phẩm nhận túi tote, túi giấy bảo vệ mơi
trường.
• Phát triển loại hình du lịch văn hóa – lịch sử để khai thác tốt những giá trị, tiềm
năng tự nhiên to lớn của các di sản.
• Tiến hành điều tra, đánh giá, phân loại xác định giá trị của các yếu tố di sản với
tư cách là tài nguyên du lịch theo tiêu chí qui định của Luật Du lịch, làm cơ sở
lập kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn gắn với nhiệm vụ bảo tồn
di sản.
• Để có cơ sở phát triển du lịch tại khu vực di sản, cần thiết rà soát các loại quy
hoạch, kế hoạch đầu tư, bảo tồn liên quan đến khu vực nhằm xác định những giải
pháp bảo đảm thống nhất, đồng bộ điều phối các hoạt động đầu tư xây dựng đô
thị, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan du
lịch. Rà soát, điều chỉnh các dự án bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản đã được

cấp thẩm quyền phê duyệt: trong 13 khu chức năng của Quy họach bảo tồn và
phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới được phê duyệt năm 2002, có một số
hoạt động du lịch phát huy giá trị di sản cần được nghiên cứu, rà soát về hiệu quả
du lịch và bảo tồn di sản để điều chỉnh về tính chất, quy mơ nhằm hạn chế sự
trùng lặp các sản phẩm du lịch, bảo đảm tính đặc thù, cạnh tranh của sản phẩm du
lịch phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản.
21


• Loại hình sản phẩm, các tour, tuyến du lịch đang được đa dạng hoá,đầu tư và phát
triển trên Vịnh Hạ Long như: tham quan hang động, ngắm cảnh, nghỉ đêm trên
Vịnh, nghiên cứu, kéo dù, chèo thuyền Kayak v.v.
• Thực hiện quảng bá điểm đến du lịch, xác định nhu cầu của các loại thị trường,
ưu tiên các thị trường khách du lịch trọng điểm, có khả năng chi trả cao, thị hiếu
gắn với giá trị của tài nguyên biển đảo. Chương trình bầu chọn Hạ Long là kỳ
quan thế giới là dịp quảng bá đưa Di sản đến với thế giới. Tuy nhiên cũng đặt ra
thách thức và nhiệm vụ cấp bách là chuẩn bị đầu tư phát triển hệ thống sản phẩm
du lịch có chất lượng và tính cạnh tranh làm cơ sở cho hoạt động quảng bá xúc
tiến du lịch khu di sản Hạ Long.
• Các tuyến du lịch trên vịnh theo thời gian, nhu cầu tham quan du lịch của khách
gắn với đặc thù của các sản phẩm, điểm tham quan du lịch của mỗi tuyến: tuyến
du lịch kết nối tất cả các điểm tham quan hoặc những điểm đặc thù trong khu vực
vịnh; tuyến du lịch nối các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại khu vực thành
phố Hạ Long với khu di sản. Cần hạn chế sự trùng lặp về nội dung giữa các tuyến
du lịch này.
• Tăng cường phương tiện vận chuyển (tàu, thuyền, tàu ngầm du lịch, cáp treo, kinh
khí cầu,vv..) phù hợp với yêu cầu bảo vệ giá trị cảnh quan, sinh thái biển đảo, vừa
bảo đảm tạo điều kiện tiếp cận các điểm tham quan, dịch vụ du lịch như: khơng
gây ơ nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nước thải vào nước biển; hoà nhập với cảnh quan
biển đảo; bảo đảm an tồn, vị trí đỗ, tuyến di chuyển không gây tác động môi

trường, cảnh quan, tổn hại hệ sinh thái biển đảo.
3.1.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế:
• Đề ra những kế hoạch, chiến lược phù hợp với tình hình thực trạng để vừa có thể
tiến hành quy hoạch du lịch vừa đảm bảo không hao hụt nguồn tài nguyên thiên
nhiên vốn có.

22


• Các địa phương trọng điểm về du lịch như: Móng Cái, Hạ Long cần phối hợp với
các lực lượng chức năng của tỉnh ra quân thực hiện chiến dịch làm sạch môi
trường kinh doanh du lịch, quyết tâm đẩy lùi các tour du lịch giá rẻ nhưng thực
chất ẩn chứa yếu tố lừa đảo khách hàng như trường hợp báo chí đã nêu vừa qua.
Trong đó, ngành Du lịch tập trung vào chấn chỉnh các hoạt động lữ hành đón
khách Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái; chấn chỉnh các cơ sở bán
hàng cho khách du lịch.
• Để tạo điểm nhấn cho du lịch, Quảng Ninh cần khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí phục vụ du khách, củng cố và
hoàn thiện các dịch vụ đã đi vào hoạt động, tạo sức hấp dẫn mới cho du lịch Quảng
Ninh, góp phần giải quyết bài tốn về dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho du khách
khi đến với Hạ Long.
• Chính quyền địa phương cần mạnh tay xử phạt các hành vi vứt rác bừa bãi, nhằm
răng đe khách du lịch, cũng như người dân địa phương.
• Khuyến khích việc đạp xe bảo vệ môi trường để vừa phục vụ khách du lịch, vừa
bảo vệ môi trường, tiết kiệm ngun liệu.
• Cần tun truyền các việc bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn nước đến người dân,
để người dân nắm rõ được tầm quan trọng.
• Đối với hoạt động vận chuyển khách thăm quan vịnh Hạ Long, Ủy ban nhân dân
thành phố Hạ Long cần tăng cường công tác tuần tra, xử lý đình chỉ các tàu du
lịch có hành vi nâng giá dịch vụ, bắt chẹt du khách để thu lời bất chính; vi phạm

các quy định về đảm bảo an tồn giao thơng đường thủy
• Hỗ trợ giải phóng mặt bằng để đầu tư triển khai dự án, chính quyền Thành phố
cịn tiền hành chỉnh trang đơ thị, xây dựng đường xá, cải tạo chung cư cũ. Ít có
trường hợp địa phương đứng ra đầu tư mở rộng quốc lộ từ 4 làn xe đến 10 làn xe
như Hạ Long đã làm.

23


3.2. Nguồn nhân lực du lịch:
3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh :
• Thành lập trung tâm hỗ trợ, tìm kiếm việc làm cho người dân tại đảo Hạ Long và
cho người dân biết thêm nhiều các cơng việc khác.
• Phân cơng, bố trí cơng việc thích hợp cho người dân để có thể phục vụ, hỗ trợ
trong một thời gian dài và hiệu quả nhất.
• Phát huy và duy trì trong việc đào tạo, và hỗ trợ cơng việc cho người dân tại Hạ
Long.
• Người dân phải ln nâng cao tinh thần học hỏi để có thể phát triển nhiều hơn để
có thể đem lại nguồn thu nhập cho bản thân cũng như Hạ Long.
3.2.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế :
• Việc phát triển nhanh chóng và hình thành hàng loạt khách sạn làm cuộc sống
người dân thay đổi nhiều về việc đất đai, chỗ ở.
• Người dân phải thay đổi, và tập sống thích hợp cùng với sự phát triển nhanh chóng
của đảo.
• Nhân viên khơng được đào tạo đúng theo nghiệp vụ, làm ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ của khách sạn, nhiều nhân viên cịn hạn chế ở các kĩ năng và nghiệp
vụ.
• Cần đào tạo, bổ sung cũng như cung cấp các kiến thức thêm cho các nhân viên để
trở nên chuyên nghiệp và phù hợp hơn.
3.3. Nhận thức của người dân :

3.3.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh :
• Cần khuyến khích tạo điều kiện cho người dân đi học, hạn chế nạn mù chữ cho
người dân.

24


• Cần mở thêm các lớp tiếng anh giao tiếp cơ bản để người dân làm du lịch có thể
học để phục vụ du lịch tốt hơn.
• Duy trì và nâng cao tinh thần học hỏi, đam mê tìm hiểu của người dân địa phương.
• Ở các nơi có văn hố truyền thống nên có thêm người để kể về những câu chuyện
ở đây cho khách du lịch đến có thể hiểu biết rõ hơn về văn hố tại đó.
3.3.2. Giải pháp khắc phục điểm hạn chế:
• Tại những nơi tâm linh, tín ngưỡng thì cần phải treo bảng rõ ràng để khách du
lịch biết rõ ràng, khắc phục bằng cách đưa ra các biện pháp phù hợp, để khách du
lịch có thể thoải mái hơn.
• Cần tích cực phổ biến để du khách có thể hiểu và bảo vệ các giá trị văn hoá tại
Hạ Long cũng như các địa điểm khác.

25


×