Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

CHUẨN hóa cây CON LAN hồ điệp (PHALAENOPSIS AMABILIS) có NGUỒN gốc từ tế bào đơn PHỤC vụ CÔNG tác NHÂN GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 12 trang )

Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013

CHUẨN HĨA CÂY CON LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS AMABILIS) CÓ NGUỒN GỐC
TỪ TẾ BÀO ĐƠN PHỤC VỤ CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG
Trịnh Thị Lan Anh1, Hồ Thanh Tâm2, Lê Kim Cương2, Nguyễn Bá Nam2, Nguyễn Thị Thanh Hiền3,
Võ Thị Bạch Mai1, Dương Tấn Nhựt2
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3
Trường Đại học Tơn Đức Thắng
1
2

TĨM TẮT
Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis amabilis) là một trong những lồi hoa có giá trị kinh tế cao nhưng khó nhân
giống. Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu tái sinh cây lan Hồ Điệp như hình
thành protocorm-like-body (PLB), nhân nhanh chồi, ni cấy callus... Tuy nhiên, chưa có nhiều những nghiên
cứu về tái sinh cây con từ huyền phù tế bào đơn cũng như chuẩn hóa cây con in vitro. Trong nghiên cứu này,
những chồi lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ tế bào đơn được chuẩn hóa thành những cây con hoàn chỉnh, đảm bảo
tiêu chuẩn phục vụ cho công tác nhân giống. Ảnh hưởng hàm lượng chất khoáng, mật độ mẫu cấy, tuổi cây con
lên sự sinh trưởng trong điều kiện in vitro cũng như ảnh hưởng của kích thước cây in vitro lên khả năng sinh
trưởng và phát triển ở giai đoạn vườn ươm được khảo sát. Sau 2 hai tuần, các cây con có nguồn gốc từ các tế
bào đơn lan Hồ Điệp cảm ứng với môi trường nuôi cấy và bén rễ. Sang tuần thứ tư có hiện tượng kéo dài lá và
rễ, gia tăng đường kính lá. Kết quả nghiên cứu sau 3 tháng cho thấy mơi trường ½MS bổ sung 15% nước dừa
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây in vitro, mật độ mẫu cấy thích hợp là 3 mẫu/bình, độ tuổi
thích hợp cho cấy chuyền là 3 tháng tuổi, kích thước cây con phù hợp là 3 cm. Các cây con khoảng 4 cm là
thích hợp nhất để trồng ra vườn ươm.
Từ khóa: cây con, chuẩn hóa, lan Hồ Điệp, nhân giống, tế bào đơn, vườn ươm

MỞ ĐẦU
Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) là lồi hoa có


màu sắc phong phú, giàu sức quyến rũ, đây là một
trong những lồi hoa có giá trị kinh tế cao trên thị
trường hoa chậu và hoa cắt cành trên thế giới. Tuy
nhiên, lan Hồ Điệp và lan Hài (Paphiopedium sp.) là
hai lồi lan khó nhân giống nhất hiện nay. Khó khăn
lớn nhất trong nhân giống vơ tính Phalaenopsis là
nguồn mẫu rất hạn chế do chúng là loài đơn thân, sử
dụng chồi đỉnh để nhân giống như các loài lan khác
sẽ làm tổn thương cây mẹ. Vì vậy, việc nghiên cứu
nhân giống cây lan Hồ Điệp rất được chú trọng. Cho
đến nay, đã có nhiều phương pháp khác nhau trong
nghiên cứu tái sinh cây lan Hồ Điệp như hình thành
protocorm-like-body (PLB), nhân nhanh chồi, nuôi
cấy callus (Arditi and Ernst, 1993; Ishii et al., 1998;
Park et al., 2003). Tuy nhiên, không phải tất cả các
phương pháp này đều có thể sử dụng được cho vi
nhân giống thương mại vì sự hình thành PLB, sự tái
sinh cây con và tỷ lệ sống sót của cây con ở mỗi
phương pháp là khác nhau.
Hầu hết các phương pháp nhân giống lan Hồ
Điệp hiện nay đều chú trọng đến sự hình thành PLB,

phát sinh phơi vơ tính, tái sinh cây con từ PLB và
phơi vơ tính mà chưa có nhiều những nghiên cứu về
tái sinh cây con từ huyền phù tế bào cũng như chuẩn
hóa cây con in vitro. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi khảo sát sự sinh trưởng và phát triển những cây
con có nguồn gốc từ tế bào đơn trong nuôi cấy huyền
phù tế bào nhằm chuẩn hóa cây con, tạo những cây
đồng nhất, chất lượng cao, phục vụ công tác

nhân giống.
VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP
Nguồn mẫu
Nguồn mẫu được sử dụng trong thí nghiệm là
các cây con có nguồn gốc từ tế bào đơn của lan Hồ
Điệp (Paphiopedium amabilis) có tại phịng Sinh học
Phân tử và Chọn tạo giống cây trồng, Viện Nghiên
cứu Khoa học Tây Nguyên.
Môi trường và điều kiện nuôi cấy
Tất cả các môi trường thí nghiệm (MS, ½MS)
được chứa trong các bình thủy tinh loại 250 ml, thể
tích mơi trường là 40 ml/bình. Môi trường được điều
705


Trịnh Thị Lan Anh et al.
chỉnh về pH = 5,3; sau đó tồn bộ mơi trường được
hấp khử trùng trong autoclave ở nhiệt độ 121°C, áp
suất 1 atm trong thời gian 20 phút.
Bố trí thí nghiệm
Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng khoáng lên khả
năng sinh trưởng của cây con trong điều kiện in
vitro
Các cây con 3 tháng tuổi, kích thước cây khoảng
3 cm được cấy vào môi trường MS và mơi trường
½MS có bổ sung nước dừa với các tỷ lệ khác nhau
(10%, 15%, 20%) kết hợp với 2,0 mg/l BA; 0,5 mg/l
NAA; 30,0 g/l sucrose; 9,0 g/l agar; 1,0 g/l than hoạt
tính nhằm để khảo sát ảnh hưởng của việc thay đổi
hàm lượng nước dừa, hàm lượng khoáng đa lượng

lên khả năng sinh trưởng của cây con in vitro.
Khảo sát ảnh hưởng của mật độ cây khi cấy chuyền
lên khả năng sinh trưởng của cây con trong điều
kiện in vitro
Các cây con 3 tháng tuổi, kích thước cây 3 cm
được cấy vào các bình có thể tích 250 ml trên mơi
trường ½MS có bổ sung 2,0 mg/l BA; 0,5 mg/l
NAA; 20% nước dừa (v/v); 30,0 g/l sucrose; 1,0 g/l
than hoạt tính; 9,0 g/l agar; pH = 5,3 với các mật độ
khác nhau (1, 2, 3, 4, 5 cây/bình).
Khảo sát ảnh hưởng của kích thước cây con lên sự
sinh trưởng của chúng trong điều kiện in vitro
Các cây con 3 tháng tuổi với các kích thước
khác nhau (1, 2, 3, 4 cm/cây) được cấy chuyền sang
mơi trường ½MS có bổ sung 2,0 mg/l BA; 0,5 mg/l
NAA; 20% nước dừa (v/v); 30,0 g/l sucrose; 1,0 g/l
than hoạt tính; 9,0 g/l agar; pH = 5,3.
Khảo sát ảnh hưởng của tuổi cây con khi cấy chuyền
lên sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện in vitro
Các cây con có độ tuổi khác nhau (2, 3, 4 tháng
tuổi) được cấy vào các bình có thể tích 250 ml (kích
thước cây 3 cm, cấy 3 cây trong một bình) trên mơi
trường ½MS có bổ sung 2,0 mg/l BA; 0,5 mg/l
NAA; 20% nước dừa (v/v); 30,0 g/l sucrose; 1,0 g/l
than hoạt tính; 9,0 g/l agar; pH = 5,3.
Khảo sát ảnh hưởng của kích thước cây con lên khả
năng sinh trưởng và phát triển của chúng ở giai
đoạn vườn ươm
Cây con sau 3 tháng nuôi cấy in vitro với các
kích thước khác nhau được chuyển ra trồng ex vitro

trong điều kiện vườn ươm của Viện Nghiên cứu
Khoa học Tây Nguyên. Chúng tôi tiến hành theo dõi
sáu kích thước sau của cây in vitro trong điều kiện
706

vườn ươm: kích thước lớn: 7,23 ± 0,81 cm; cây có
kích thước vừa: 5,47 ± 0,60 cm; kích thước trung
bình: 4,17 ± 0,43 cm; kích thước nhỏ vừa: 2,73 ±
0,51 cm; kích thước nhỏ trung bình: 1,95 ± 0,37 cm;
kích thước nhỏ nhất: 1,01 ± 0,23 cm.
Cây con được trồng ra vỉ xốp, thời gian đầu
được để ở nơi ít ánh sáng để tránh ánh nắng trực tiếp
chiếu vào cây, tưới phun sương 2 lần/ngày (trong
tuần đầu) để giữ độ ẩm cho cây (khi tưới lưu ý không
để nước đọng nhiều trên cây con, vì như thế cây dễ
bị thối ngọn, thối rễ dẫn đến chết). Số lần tưới nước
trong ngày nhiều, lượng nước cho mỗi lần tưới ít đối
với cây cịn nhỏ. Sau đó tưới 1 lần/ngày vào khoảng
từ 8 – 10 giờ trong ngày.
Sau khi trồng trong vỉ xốp khoảng một tháng,
cây được chuyển ra nơi có ánh sáng nhiều hơn lúc
ban đầu (vẫn trong điều kiện vườn ươm có che chắn,
che sáng 70%). Lúc này cây đã quen dần với điều
kiện ex vitro, lượng nước trong mỗi lần tưới tăng lên
nhưng số lần tưới giảm đi.
Khi cây được hai tháng tuổi, chuyển cây từ vỉ
xốp trồng vào trong các chậu nhựa, các chậu này
thường có lỗ nhỏ ở đáy chậu để đảm bảo sự thoát
nước tránh cho cây không bị úng (với giá thể trồng
cây lan Hồ Điệp trong các chậu nhựa là dớn New

Zealand). Tiếp tục chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ, bón
phân, phun thuốc diệt nấm, bệnh cho cây mỗi tuần
một lần. Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển
của cây.
Chỉ tiêu theo dõi và xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được tiến hành 3 lần, mỗi lần
tiến hành trên 25 bình ni cấy với 3 mẫu/bình.
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm
MicroSoft Excel® 2003. Tất cả các số liệu sau khi
thu thập ứng với từng chỉ tiêu theo dõi, được thống
kê và biểu diễn dưới dạng trung bình của mẫu ± độ
lệch chuẩn.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sau 2 hai tuần cấy chuyền, các cây con có nguồn
gốc từ các tế bào đơn lan Hồ Điệp cảm ứng với môi
trường nuôi cấy và bén rễ. Sang tuần thứ tư có hiện
tượng kéo dài lá và rễ, gia tăng đường kính lá, các
cây con ở tất cả các nghiệm thức đều rất khỏe, có bộ
lá xanh tốt, bộ rễ khỏe. Tuy nhiên, sự gia tăng kích
thước ở các nghiệm thức có khác nhau. Sau ba tháng
nuôi cấy tiến hành thu nhận kết quả.


Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013
Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng lên khả năng
sinh trưởng của cây con trong điều kiện in vitro
Khi nuôi cấy các cây con trên mơi trường ½MS
hoặc MS, việc bổ sung 15% nước dừa vào môi
trường nuôi cấy cho khả năng sinh trưởng của cây
con tốt nhất. Cây con trên các môi trường có bổ sung

nước dừa với nồng độ 10, 15 và 20% cho thấy sự
khác nhau rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng. Tuy
nhiên, nhìn chung về hình thái, màu sắc của các cây
con trên môi trường MS xanh đậm hơn, lá mướt hơn.
Về mặt cảm quan, nuôi cấy trên mơi trường ½MS
cho các cây con khỏe hơn, bộ rễ khỏe hơn, cây chắc
hơn, lá dày hơn, có màu sắc gần với các cây con bên
ngoài tự nhiên. Ở nghiệm thức ½MS bổ sung 15%
nước dừa, cây sinh trưởng tốt nhất, các chỉ tiêu sinh
trưởng như trọng lượng tươi (2,939 g/cây), chiều cao
cây (6,294 cm/cây), chiều dài rễ (4,925 cm/rễ),
đường kính lá (1,938 cm/lá) đều cao nhất. Các đặc
điểm hình thái cho thấy đây là cây rất khỏe với bộ rễ
khỏe, lá xanh bóng, dày, mép lá và mặt dưới của các
lá non có nhiều sắc tố màu tím (Bảng 1, Hình 1).
Trong ni cấy in vitro, thành phần khống có
vai trị quan trọng trong việc sinh trưởng và phát

triển của cây. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của
hàm lượng khoáng đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây con in vitro cho thấy cây sâm Ngọc
Linh sinh trưởng phát triển trong môi trường SH tốt
hơn MS và ½MS (Nhut et al., 2009). Bên cạnh đó,
nước dừa cũng đóng vai trị quan trọng trong sự phát
triển của cây con in vitro, là nguồn cung cấp đạm dồi
dào do thành phần của nước dừa có chứa nhiều acid
amin, acid hữu cơ, sucrose, fructose và glucose.
Nước dừa được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy lan
(Ernst, 1967; Hegarty, 1955; Luận et al., 2012).
Tóm lại, trong thí nghiệm này, các cây con sinh

trưởng trên mơi trường ½MS tốt hơn trên môi trường
MS. Các cây con sinh trưởng trên môi trường MS rất
giàu khống, do đó, lá mướt và non hơn, nhưng điều
đó có thể làm cho cây khó thích nghi hơn khi ra
ngồi vườn ươm, có thể lá sẽ nhanh mất nước hơn. Ở
cả mơi trường ½MS và mơi trường MS khi bổ sung
15% nước dừa đều cho khả năng sinh trưởng tốt hơn;
trong đó, nghiệm thức ½MS bổ sung 15% nước dừa
là tốt nhất. Hơn nữa, mơi trường ½MS lại cho hiệu
quả kinh tế cao hơn do nguồn chi phí cho thành phần
khống trong mơi trường giảm phân nửa.

Bảng 1. Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng đa lượng kết hợp với sự thay đổi hàm lượng nước dừa, NAA, BA, sucrose cố
định lên sự sinh trưởng của cây con sau 3 tháng ni cấy.
Khống

Nước
dừa

Trọng lượng Số lượng
tươi (g)
lá/cây

Số lượng
rễ/cây

Chiều cao
cây (cm)

Chiều dài

rễ (cm)

MS

10%

1,552± 0,59

3,20 ± 0,54

6,93 ± 2,21

3,03 ± 0,58

3,65 ± 0,92

MS

15%

2,939 ± 0,78 3,69 ± 0,68

9,63 ± 2,12

6,30 ± 0,99

4,93 ± 1,46

MS


20%

1,776 ± 1,01 3,53 ± 1,03

8,17 ± 2,04

3,87 ± 1,10

4,02 ± 0,80

½MS

10%

1,591 ± 0,46 4,20 ± 0,75

9,20 ±1,80

4,29 ±0,72

2,82 ± 0,66

½MS

½MS

15%

20%


1,799 ±0,41

4,30 ± 0,66

1,475 ± 0,44 3,80 ± 0,83

9,00 ± 1,88

8,14 ± 1,89

4,49 ± 1,32

4,19 ± 0,90

Đường kính
Đặc điểm
lá (cm)
Cây khỏe, sức
1,387 ± 0,27
sống tốt
Cây khỏe, mập,
mặt dưới lá có
1,938± 0,35
nhiều sắc tố tím,
phiến lá dày
Cây khỏe, lá to
trịn, mặt dưới mép
1,523 ± 0,32
lá có nhiều sắc tố
tím, phiến lá dày

Cây khỏe, chắc,
gốc cây to, lá
xanh đậm, mặt
1,407 ± 0,16
dưới mép lá có
nhiều sắc tố màu
tím, rễ khỏe

3,16 ± 0,76

Cây khỏe, rễ
khỏe, lá xanh
1,624 ± 0,28 tốt, mặt dưới
mép lá có nhiều
sắc tố màu tím

3,03 ± 1,12

Cây khỏe, lá
xanh đậm, mặt
1,392 ± 0,18
dưới mép lá có
nhiều sắc tố tím

Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

707


Trịnh Thị Lan Anh et al.


Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng khoáng kết hợp với tỷ lệ nước dừa lên sự sinh trưởng của cây con lan Hồ Điệp in vitro
sau 3 tháng nuôi cấy. a1, a2, a3: môi trường khống ½MS có bổ sung 10, 15 và 20% nước dừa; b1, b2, b3: mơi trường
khống MS có bổ sung 10, 15 và 20% nước dừa.

Ảnh hưởng của mật độ cây khi cấy chuyền lên
khả năng sinh trưởng của cây con trong điều kiện
in vitro
Ở cùng thể tích bình ni cấy (bình thủy tinh
250 ml), cùng thể tích mơi trường (40 ml), thì mật độ
càng thấp khả năng sinh trưởng của cây con càng
cao, khả năng sinh trưởng của cây con giảm dần khi
mật độ cây tăng dần, khả năng sinh trưởng có mối
tương quan nghịch với mật độ ni cấy (Bảng 2,
Hình 2).
Ở nghiệm thức 1 cây trong một bình, các chỉ tiêu
sinh trưởng đều cao nhất khi so sánh với các nghiệm
thức còn lại. Ở mật độ này, các cây con sinh trưởng
rất mạnh. Các đặc điểm hình thái như sau: cây rất
mập, phiến lá dày, có nhiều sắc tố màu tím ở mép lá
và mặt dưới của lá, cây rất khỏe, rễ khỏe lá dài xanh,
bóng mượt, phiến lá phẳng bóng, đặc biệt sắc tố này
có nhiều ở mặt dưới của các lá non. Sở dĩ, các cây
trong nghiệm thức này sinh trưởng và phát triển tối
đa là do ở mật độ thấp (1 cây/bình), cây con trong
nghiệm thức này được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và khoảng khơng gian. Vì vậy, cây có điều
kiện để tiếp nhận nguồn ánh sáng chiếu đến lá nhiều
nhất nên khả năng quang hợp của cây tốt hơn, không
xảy ra hiện tượng cạnh tranh về mặt dinh dưỡng hay

708

hiện tượng các cây che bóng lẫn nhau dẫn đến thiếu
nhu cầu ánh sáng cần thiết cho quang hợp, khơng có
hiện tượng cạnh tranh về không gian khiến cho các
cây không phải mọc chen chúc. Điều này rất quan
trọng vì bản thân lan Hồ Điệp là loại tự che bóng rất
cao do lá Hồ Điệp là dạng bản lớn, dày, không phân
thùy, các phiến lá có kích thước lớn, chúng lại mọc
song song thành hai hàng nên các lá phía trên thường
che các lá phía dưới dẫn đến ánh sáng chiếu đến các
lá Hồ Điệp trên cùng một cây không giống nhau, các
lá phía trên được cung cấp ánh sáng nhiều hơn, đầy
đủ hơn, cịn các lá phía dưới nhận được ánh sáng ít
hơn và thường là ánh sáng tán xạ. Các phần khác
nhau trên cùng một lá cũng nhận được lượng ánh
sáng chiếu đến khác nhau, thường phần lá xa trục
thân nhận được nhiều ánh sáng hơn, còn các lá sát
trục thân nhận được ít ánh sáng hơn. Do vậy, năng
suất quang hợp ở các phần khác nhau của cùng một
lá khác nhau và giữa các lá khác nhau cũng khác
nhau, các phần lá phía ngồi và các lá phía trên
quang hợp tốt hơn. Chính vì vậy, khi mật độ cây
càng cao sự che bóng càng nhiều thì cây sinh trưởng
kém hơn chủ yếu do sự cạnh tranh về nhu cầu ánh
sáng cần thiết cho quá trình quang hợp. Ở nghiệm
thức 3 cây/1 bình, kết quả thí nghiệm cho thấy,
nghiệm thức này cây con sinh trưởng vẫn rất tốt,



Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013
trọng lượng tươi (2,939 g/cây), số lượng rễ (9,63
rễ/cây), đường kính lá (1,94 cm/lá) có thấp hơn ở
nghiệm thức 2 cây/bình và 1 cây/bình, nhưng sự
chênh lệch là khơng nhiều. Các chỉ tiêu khác như số
lượng lá (3,69 lá/cây), chiều cao cây (6,30 cm/cây),
chiều dài rễ (4,93 cm/rễ) thì ngược lại, cao hơn mật
độ 2 cây/bình, tuy sự chênh lệch khơng nhiều (Bảng
2). Các đặc điểm hình thái cho thấy các cây khỏe,
mập, rễ khỏe, lá xanh bóng, dày. Sự chênh lệch
khơng nhiều về các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây
con giữa các nghiệm thức 1 cây/bình và 2 cây/bình
cho thấy mặc dù mật độ nuôi cấy ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng nhưng trong một giới hạn nhất định
nào đó, sự thay đổi mật độ nuôi cấy vẫn chưa ảnh
hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của cây con,
cho nên kích thước cây con ở 3 nghiệm thức 1
cây/bình, 2 cây/bình và 2 cây/bình khơng khác nhau
nhiều. Xét về hiệu quả kinh tế, mật độ cấy 3 cây/bình
cho hiệu quả cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Khi tăng số lượng cây con lên 4, 5 cây trong 1
bình, các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng đều giảm rõ
rệt và đều thấp hơn ba nghiệm thức trên khá nhiều.
Chiều cao cây và chiều dài rễ gần bằng nhau, các cây
nuôi cấy với mật độ này có rễ rất dài. Về đặc điểm
hình thái: cây khỏe, rễ khỏe, lá khỏe, xanh, bóng
mượt, phiến lá, dày, phẳng bóng, có nhiều sắc tố
màu tím ở mép lá và mặt dưới của lá, đặc biệt sắc tố
này có nhiều ở mặt dưới của các lá non.
Kết quả của Mustafa và đồng tác giả (2011)

cũng ghi nhận khi tăng mật độ của mẫu cấy trụ

dưới lá mầm cây Linum usitatissimum L. số chồi
và chiều cao chồi gia tăng, tuy nhiên khả năng
sinh trưởng của cây cũng giảm đi. Trong thí
nghiệm của Hạnh và đồng tác giả (2013) cho thấy
cây lan Kim Hài sinh trưởng tốt nhất ở mật độ 4
cây/bình, khi tăng mật độ thì sự sinh trưởng của
cây kém dần.
Thí nghiệm này cũng cho thấy mật độ cây con
trong cấy chuyền rất quan trọng vì chúng ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây con. Trong nhân
giống thương mại, cần tạo ra các cây con có chất
lượng tốt, đồng nhất về mặt di truyền và mặt hình
thái nhằm tạo ra hàng loạt cây giống chất lượng
cao sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện vườn
ươm. Vì vậy, nghiên cứu tối ưu hóa mơi trường
cấy chuyền cây con sẽ đáp ứng được các yêu cầu
này. Hơn nữa, việc nghiên cứu này cũng nhằm
mục đích tiết kiệm chi phí trong sản xuất mà vẫn
đạt được chất lượng cây con khỏe mạnh như mong
muốn. Vì vậy khi cấy chuyền cây con mật độ thấp
hay cao đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Mặc
dù mật độ thấp cây sinh trưởng tốt hơn nhưng lại
tốn kém chi phí về nhân cơng cấy chuyền, chi phí
về bình, mơi trường ni cấy và diện tích phịng,
dàn ni cây. Trong khi đó, ở mật độ cấy chuyền
quá cao, cây con sinh trưởng kém hơn. Vì vậy,
việc tìm hiểu mật độ cây con phù hợp cho mỗi loại
bình ni cấy là cần thiết. Đối với lan Hồ Điệp,

với bình ni cấy 250 ml, 40 ml mơi trường, cấy 3
cây trên 1 bình là tốt nhất.

Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ cây khi cấy chuyền lên khả năng sinh trưởng của cây con trong điều kiện in vitro.
Trọng lượng
Số lá/cây
tươi (g)
1

Số rễ/cây

Chiều cao
cây (cm)

Chiều dài rễ Đường kính
(cm)
lá (cm)

5,933 ± 0,96 4,600 ± 0,80 12,200 ± 2,79 8,760 ± 0,94 6,900 ± 2,94 2,200 ± 0,26

Đặc điểm
Cây rất mập, lá xanh đậm,
phiến lá dày, nhiều sắc tố tím ở
mặt dưới, cây, rễ rất khỏe

2

3,545 ± 0,74 3,500 ± 0,67 9,700 ± 2,19 6,190 ± 0,85 4,370 ± 1,05 2,170 ± 0,22

Cây mập khỏe, lá xanh đậm,

nhiều sắc tố tím ở mặt dưới lá

3

2,939 ± 0,78 3,688 ± 0,68 9,625 ± 2,12 6,294 ± 0,99 4,925 ± 1,46 1,938 ± 0,35

Cây khỏe, mập, mặt dưới lá
có nhiều sắc tố tím

4

1,832 ± 0,42 3,467 ± 0,50 7,733 ± 2,24 4,500 ± 0,64 4,360 ± 1,59 1,707 ± 0,28

Cây mập khỏe, nhiều sắc tố
tím

5

1,766 ±0,44 3,33 ± 0,60 8,667 ± 1,58 4,073 ± 0,90 3,613 ± 1,14 1,053 ± 0,33

Cây chắc, lá hơi cong queo, rễ
hơi héo, nhiều sắc tố tím

Ghi chú: NT: nghiệm thức; số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

709


Trịnh Thị Lan Anh et al.


Hình 2. Ảnh hưởng của mật độ cây khi cấy chuyền lên khả năng sinh trưởng của cây con trong điều kiện in vitro. a: 1
cây/bình; b: 2 cây/bình; c: 3 cây/bình; d: 4 cây/bình; e: 5 cây/bình.

710


Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013
Ảnh hưởng của kích thước cây con lên sự sinh
trưởng của chúng trong điều kiện in vitro
Các chỉ tiêu theo dõi cho thấy kích thước cây
con khi cấy chuyền cũng đóng vai trị quyết định đối
với q trình sinh trưởng, kích thước quá nhỏ hay
quá lớn đều không cho khả năng sinh trưởng tối ưu.
Nhìn chung, khả năng sinh trưởng của cây con tăng
dần khi kích thước tăng, tuy nhiên đến một giới hạn
nhất định thì giảm xuống, các cây con có kích thước
lớn khi cấy chuyền thường gia tăng kích thước bộ rễ
nhiều hơn.
Ở nghiệm thức chiều cao cây 3 cm, mẫu cấy sinh
trưởng tốt nhất, các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng như
trọng lượng tươi (2,939 g/cây), số lượng lá (3,688
lá/cây), số lượng rễ (9,625 rễ/cây), chiều cao cây
(6,294 cm/cây), chiều dài rễ (4,925 cm/rễ), đường
kính lá (1,938 cm/lá) đều cao nhất. Các đặc điểm
hình thái cho thấy cây rất khỏe, bộ rễ khỏe, lá xanh
bóng, dày, mép lá và mặt dưới của các lá non có
nhiều sắc tố màu tím. Như vậy, các cây con có kích
thước 3 cm khi cấy chuyền cho khả năng sinh trưởng
tối ưu nhất (Bảng 3, Hình 3).


Kết quả nghiên cứu của Luận và đồng tác giả
(2012, 2013) cũng cho thấy các chồi lan Vân Hài
3 cm thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển
in vitro. Qua thí nghiệm này, nhìn chung cây lan
Hồ Điệp ở tất cả các kích thước đều sinh trưởng
tương đối tốt, cây tốt, khỏe, hình dạng, màu sắc
bình thường. Mặc dù nghiệm thức chiều cao cây 2
cm có các cây con sinh trưởng mạnh hơn, chiều
cao cây từ lúc cấy chuyền đến thời điểm thu số
liệu tăng gấp 2,19 lần so với ban đầu, nhưng kích
thước cây sau ba tháng còn hơi nhỏ, nên thời gian
để đạt tiêu chuẩn cây con có chất lượng tốt khi
chuyển ra vườn ươm phải để cây sinh trưởng lâu
hơn (tuy nhiên, có thể các chất dinh dưỡng và các
yếu tố cần thiết bổ sung trong môi trường nuôi cấy
đã cạn kiệt) hoặc phải cấy chuyền cây con. Ở kích
thước này (cây cao 4,38 cm) việc cấy chuyền cây
lại không cho khả năng sinh trưởng tối ưu nữa
(xem nghiệm thức 4 cm). Vì vậy, nghiệm thức cho
khả năng sinh trưởng tốt nhất là kích thước cây
con khi cấy chuyền là 3 cm, ở nghiệm thức này,
các cây con sau khi cấy chuyền 3 tháng thì chiều
cao cây tăng gấp 2,1 lần so với ban đầu.

Bảng 3. Ảnh hưởng của kích thước cây con lên sự sinh trưởng trong điều kiện in vitro.
Chiều
cao
chồi

Trọng

lượng tươi Số lá/cây
(g/cây)

Số rễ/cây

Chiều cao
cây
(cm)

Đường
Chiều dài rễ
kính lá
(cm)
(cm)

1 cm

1,245 ±0,32 3,87 ± 0,81

6,40± 1,96

2,99 ± 0,60

2,96 ± 1,00 1,46 ± 0,26

2 cm

1,654 ± 0,36 3,47 ± 0,72

6,33 ± 2,09


4,38 ±0,74

3,45 ±1,32

3 cm

2,939 ± 0,78 3,69 ± 0,68

9,63 ± 2,12

6,30 ± 0,99

4,93 ± 1,46 1,94 ± 0,35

4 cm

2,204 ± 0,98 3,67 ± 0,70

8,60 ± 2,12

4,95 ±0,77

5,61 ± 1,73 1,62 ± 0,32

1,73 ± 0,22

Đặc điểm
Lá hơi trịn, mặt dưới có
nhiều sắc tố tím, rễ dài, cây

khỏe
Cây khỏe, mặt dưới mép lá
nhiều sắc tố tím
Cây khỏe, mập, mặt dưới
lá nhiều sắc tố tím
Cây bình thường, rễ dài,
nhiều lơng hút, ít sắc tố tím
ở mặt dưới lá

Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Hình 3. Ảnh hưởng của kích thước cây con lên khả năng sinh trưởng của cây con lan Hồ Điệp in vitro. a1: 1 cm, a2: 2 cm,
a3: 3 cm, a4: 4 cm.

711


Trịnh Thị Lan Anh et al.
Ảnh hưởng của tuổi cây con khi cấy chuyền lên sự
sinh trưởng của chúng trong điều kiện in vitro
Tuổi của cây con cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng của chúng. Từ bảng 4 cho thấy các cây con
ở các độ tuổi khác nhau thì các bộ phận của chúng có
tốc độ sinh trưởng khác nhau. Thơng thường các cây
con có độ tuổi càng nhỏ khả năng sinh trưởng về chiều
cao cây, gia tăng đường kính lá, trọng lượng tươi nhiều
hơn, ngược lại các cây ở độ tuổi càng lớn, lại gia tăng
về chiều dài rễ. Cụ thể như sau:
Ở nghiệm thức cây 3 tháng tuổi, trong các chỉ
tiêu thì chiều dài rễ (4,925 cm/rễ) thấp nhất, còn các

chỉ tiêu khác như trọng lượng tươi (2,939 g/cây), số

lượng lá (3,688 lá/cây), số lượng rễ (9,625 rễ/cây),
chiều cao cây (6,924 cm/cây), đường kính lá (1,938
cm/lá) đều cao nhất. Các cây con trong nghiệm thức
này sinh trưởng tốt nhất, các đặc điểm hình thái sau
3 tháng như sau: cây rất khỏe, bộ rễ khỏe, lá xanh
bóng, dày, mép lá và mặt dưới của các lá non có
nhiều sắc tố màu tím. Như vậy, các cây con ở độ tuổi
3 tháng khi cấy chuyền có cho khả năng sinh trưởng
tối ưu (Bảng 4, Hình 4). Kết quả này cũng phù hợp
với các nghiên cứu của Nhựt và đồng tác giả (2010)
trong nhân giống Địa lan, lan Hài, nghiên cứu của
Luận và đồng tác giả (2012) trên đối tượng lan Vân
Hài, trong các nghiên cứu này thì cây con 3 tháng
tuổi cho khả năng sinh trưởng tốt nhất.

Hình 4. Ảnh hưởng của tuổi mẫu cấy lên khả năng sinh trưởng của cây con lan Hồ Điệp in vitro. a: cây con 3 tháng tuổi, b:
cây con 4 tháng tuổi, c: cây con 5 tháng tuổi.

712


Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013
Bảng 4. Ảnh hưởng của tuổi cây con khi cấy chuyền lên sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện in vitro.
Tuổi cây Trọng lượng
Số lá/cây
con
tươi (g/cây)


Số rễ/cây

Chiều cao cây Chiều dài rễ
(cm)
(cm)

Đường kính
Đặc điểm
lá (cm)

3 tháng 2,939 ± 0,78

3,688 ± 0,68

9,625 ± 2,12 6,294 ± 0,99

4,925 ± 1,46

Cây khỏe, mập,
1,938 ± 0,35 mặt dưới lá có
nhiều sắc tố tím

4 tháng 2,209 ± 0,63

3,333 ± 0,70

9,067 ± 2,14 4,500 ± 0,92

5,273 ± 1,49


Cây bình thường, lá
1,613 ± 0,22 có nhiều răng cưa,
rễ dài hơi héo

5,527 ± 1,81

Cây bình thường, lá
cong, hơi già cỗi, có
1,407 ± 0,38 nhiều răng cưa, rễ
dài, bị héo, nhiều
lông hút rễ

5 tháng 2,138 ± 0,68

3,33 ± 0,79

7,600 ± 2,19 4,007 ± 0,70

Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; NT: nghiệm thức.

Thí nghiệm này cho thấy việc xác định độ tuổi
của cây con khi cấy chuyền rất quan trọng, cây con
khi cấy chuyền khoảng 3 tháng tuổi cho khả năng
sinh trưởng tốt nhất. Điều này có thể do các cây con
ở độ tuổi này có sức sống tốt, khả năng sinh trưởng
nhanh. Trong khi đó, các cây con 4 tháng tuổi và 5
tháng tuổi khi cấy chuyền khả năng sinh trưởng của
chúng thấp hơn, có thể do việc để cây q lâu trong
mơi trường ni cấy khi đó đã cạn kiệt dinh dưỡng,
các yếu tố đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây

khơng cịn đáp ứng được, thay vì tiếp tục gia tăng
trọng lượng tươi một số cây lại gia tăng kích thước
rễ, số lượng rễ, cịn các cơ quan như lá bị tiêu giảm
dần để giải phóng năng lượng nhằm duy trì sự sống
cho cây. Một số cây lại xuất hiện các đặc điểm bất
thường về hình thái như xuất hiện răng cưa ở mép
lá. Nếu để đến giai đoạn này mới cấy chuyền thì
khả năng phục hồi sinh trưởng rất thấp do chúng đã
bị stress dinh dưỡng trước khi cấy chuyền, các cơ
quan dinh dưỡng đã bị già nên khả năng sinh
trưởng thấp.
Ảnh hưởng của kích thước cây con lên khả năng
sinh trưởng và phát triển của chúng ở giai đoạn
vườn ươm
Sau 3 tháng nuôi cấy in vitro, các cây con có
nhiều kích thước khác nhau được chuyển ra trồng ex
vitro trong điều kiện vườn ươm của Viện Nghiên cứu
Khoa học Tây Nguyên, từ đó xác định kích thước
của cây in vitro chuyển ra vườn ươm cho tỷ lệ sống
sót cao nhất, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
nhất. Chúng tôi tiến hành theo dõi sáu kích thước sau
của cây in vitro trong điều kiện vườn ươm (Bảng 5,
6, Hình 5).
Từ các chỉ tiêu theo dõi được trình bày ở Bảng
5, 6, Hình 5 cho thấy khả năng sống sót và sinh

trưởng của các cây con in vitro khi đưa ra vườn ươm
có mối liên quan mật thiết với kích thước của chúng
khi chuyển cây từ ống nghiệm ra ngồi. Nhìn chung,
cây có kích thước càng lớn, tỷ lệ sống sót và khả

năng sinh trưởng càng tốt, sự gia tăng chiều cao cây,
đường kính lá nhiều. Nhưng ngược lại, các cây con
có kích thước càng nhỏ thì sau 2,5 tháng trồng và
chăm sóc tỷ lệ chết của chúng rất cao, cây cịi cọc,
yếu gần như khơng sinh trưởng, thậm chí các cây
này cịn có biểu hiện lụi dần, cụ thể là cây bị rụng
bớt lá nhưng lại khơng tạo thêm lá non mới.
Trong thí nghiệm này, chúng tơi chia ra 6 kích
thước cây con để theo dõi và nhận thấy rằng các cây
con ban đầu có chiều cao cây từ 4 cm trở lên cho khả
năng sống sót rất cao; trong khi các cây con có chiều
cao cây dưới 3 cm thì ngược lại, chúng sinh trưởng
rất chậm, tỷ lệ chết rất cao. Điều này có thể là do,
các cây kích thước lớn có bộ lá xanhh tốt, cây khỏe,
bộ rễ khỏe, các lá già; do đó khi chuyển ra trồng
ngồi vườn ươm chúng dễ dàng thích nghi hơn. Điều
kiện ngồi vườn ươm khác biệt rất nhiều so với điều
kiện in vitro như môi trường rất nghèo dinh dưỡng
(dớn dùng để trồng lan chủ yếu đóng vai trị là giá
thể trơ), nhiều nguồn bệnh, thống khí… Ở điều kiện
vườn ươm cây thường dễ bị mất nước do trong giai
đoạn in vitro nuôi cấy trong các hệ thống bình thủy
tinh kín, các khí khổng của lá cây ln mở để tăng
cường sự thốt hơi nước qua khí khổng. Khi chuyển
ra ngồi vườn ươm, khí khổng vẫn duy trì tình trạng
mở nên cây bị thốt hơi nước liên tục làm cho bộ lá
bị héo dẫn đến tình trạng cây yếu dần nếu không
cung cấp đủ nước cho cây. Tuy nhiên, điều quan
trọng là nếu cây có khả năng chống chịu tốt, bộ rễ
khỏe sẽ đáp ứng được nhu cầu thiếu nước trầm trọng

này; vì vậy, các cây in vitro có kích thước lớn, có bộ
rễ khỏe, khả năng chống chịu tốt nên cây nhanh
713


Trịnh Thị Lan Anh et al.
chóng phục hồi và nhanh bén rễ hơn khi được
chuyển ra ngoài vườn ươm. Hơn nữa điều kiện bên
ngồi thống khí, cây có bộ lá lớn nên khả năng
quang hợp tốt, cây sinh trưởng nhanh và gia tăng
kích thước nhiều. Giai đoạn đầu là giai đoạn thích
nghi với điều kiện mơi trường ex vitro, cây con sinh
trưởng chậm. Đây là giai đoạn chủ yếu để cây con
phục hồi những mất mát do việc chuyển từ môi
trường lý tưởng ra môi trường thực. Giai đoạn sau,
khi đã thích nghi với mơi trường mới, chế độ chăm
sóc hợp lý, cây con sinh trưởng rất mạnh, cây càng
lớn thì khả năng sinh trưởng càng tăng, tốc độ quang
hợp của cây ngày càng cao (tốc độ quang hợp tỷ lệ
thuận với diện tích lá và số lượng lá của cây). Đối
với các cây có kích thước q bé, chúng rất nhạy
cảm với các thay đổi môi trường xung quanh, sự mất
nước liên tục làm cây bị héo nhanh chóng, bộ rễ yếu,
khả năng chống chịu kém; các cây này dễ bị chết do
mất nước, sâu bệnh tấn công, cằn cỗi do q trình
quang hợp kém vì lá cây có kích thước nhỏ, mơi
trường nghèo dinh dưỡng khơng được cung cấp
nguồn carbon trực tiếp nên một số cây còn lại cũng
có biểu hiện lụi dần.
Kết quả chỉ ra rằng, các cây con có kích thước

7,23 ± 0,81 cm; 5,47 ± 0,60 cm; 4,17 ± 0,43 cm cho
tỷ lệ sống sót cao, các chỉ tiêu như chiều cao cây,
đường kính lá cao. Các đặc điểm hình thái cho thấy
cây khỏe, lá to, dày, có nhiều sắc tố màu tím hồng ở
mặt dưới của lá, lá cây có màu xanh tự nhiên, khơng
cịn xanh đậm như khi ni cấy in vitro. Điều này có
thể do mơi trường bên ngồi có ánh sáng tự nhiên

với cường độ cao hơn, có chứa các tia sáng thích hợp
cho q trình quang hợp khi so với ánh sáng của các
bóng đèn huỳnh quang trắng trong phịng nuôi. Dưới
ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang, cây không tổng
hợp nhiều diệp lục (các cây ưa bóng có màu xanh
của lá đậm hơn so với các cây ưa sáng). Đối với cây
con có kích thước cịn lại, sau khi trồng và chăm sóc
2,5 tháng đa số đều bị chết, tỷ lệ sống sót rất thấp,
kích thước cây càng nhỏ tỷ lệ chết càng cao, cụ thể
các cây con có kích thước 2,73 ± 0,51 cm có tỷ lệ
sống sót thấp nhất (14,74%), cây sinh trưởng rất
chậm, rất yếu, xấu, cằn cỗi, bị úa, lá bị chết. Cây con
kích thước 1,95 ± 0,37 cm, tỷ lệ sống sót 20,28%,
cây sinh trưởng rất chậm, cây xấu cằn cỗi, yếu, bị úa,
lá bị chết. Tương tự như vậy đối với cây con có kích
thước 1,01 ± 0,23 cm, mặc dù tỷ lệ sống sót là
32,57% nhưng cây sinh trưởng rất chậm.
Qua việc theo dõi sự sinh trưởng và phát triển
cây con ngoài vườn ươm cho thấy để tăng tỷ lệ sống
sót của cây con khi chuyển ra vườn ươm cần chú ý
đến kích thước cây, các cây kích thước càng lớn, tỷ
lệ sống sót càng cao, khả năng sinh trưởng càng tốt.

Như vậy các cây giống tốt đạt chất lượng cao thì tiêu
chí đầu tiên phải quan tâm đó là có kích thước từ 4
cm trở lên, lá bóng đẹp, dày, màu sắc tự nhiên,
khơng có những biểu hiện bất thường về hình thái,
sinh lý… Ngồi việc cây giống đạt tiêu chuẩn, chế
độ chăm sóc ngồi vườn ươm cũng đóng vai trị cực
kỳ quan trọng quyết định đến hình thái cây, khả năng
ra hoa và chất lượng hoa sau này.

Bảng 5. Các chỉ tiêu ban đầu của cây con trước khi chuyển ra vườn ươm để theo dõi khả năng sinh trưởng.
Loại cây
(cm)

Trọng
lượng tươi
(g)

Số lá/cây

Chiều cao
cây (cm)

Đường kính
Số rễ/cây
lá (cm)

Chiều dài
rễ (cm)

Đặc điểm


7,23 ± 0,81

4,302 ± 1,97 3,50 ± 1,01

7,23 ± 0,81 2,089 ± 0,34

8,56 ± 2,99 3,06 ± 1,44

Cây, rễ, lá to; phiến lá
dày; nhiều sắc tố tím

5,47 ± 0,60

3,076 ± 1,17 2,78 ± 0,92

5,47 ± 0,60 1,717 ± 0,15

7,67 ± 2,19 4,370 ± 1,05

Cây khỏe, lá xanh đậm,
rễ dài, nhiều sắc tố tím

4,17 ± 0,43

2,105 ± 0,55 2,99 ± 0,81

4,17 ± 0,43 1,628 ± 0,21

6,28 ± 2,08 4,307 ± 0,70


Cây khỏe, lá xanh đậm,
rễ dài, nhiều sắc tố tím

2,73 ± 0,51

0,836 ± 0,30 2,72 ± 0,99

2,73 ± 0,51 1,167 ± 0,28

5,00 ± 1,76 3,82 ± 1,03

Cây nhỏ, yếu, lá nhỏ,
mỏng, xanh nhạt, rễ dài

1,95 ± 0,37

0,462 ± 0,25 2,28 ± 0,56

1,95 ± 0,37 0,822 ± 0,24

3,83 ± 1,21 2,02 ± 0,62

Cây rất nhỏ, yếu, lá nhỏ,
mỏng, xanh nhạt, rễ nhỏ

1,01 ± 0,23

0,134 ± 0,07 1,89 ± 0,66


1,01 ± 0,23 0,517 ± 0,08

2,67 ± 0,82 1,89 ± 0,75

Cây, rễ rất nhỏ, yếu, lá
nhỏ, mỏng, xanh nhạt

Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Bảng 6. Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng của cây lan Hồ Điệp ở điều kiện vườn uơm sau 2,5 tháng trồng và chăm sóc.

714


Tạp chí Cơng nghệ Sinh học 11(4): 705-716, 2013
Chiều cao
cây (cm)

Đường kính Tỷ lệ sống
Đặc điểm
lá (cm)
sót (%)

Loại cây

Số lá/cây

7,23 ± 0,81

3,26 ± 0,52 7,35 ± 2,07


2,435 ± 0,41

98,00

Cây sinh trưởng rất tốt, khỏe, lá to, dày, có nhiều
sắc tố màu tím hồng ở mặt dưới lá

5,47 ± 0,60

2,89 ± 0,63 5,53 ± 0,79

2,023 ± 0,39

97,50

Cây sinh trưởng tốt, khỏe, lá to, dày, có nhiều
sắc tố màu tím hồng ở mặt dưới lá

4,17 ± 0,43

2,92 ± 0,47 4,26 ± 0,55

1,812 ± 0,62

97,96

Cây cũng sinh trưởng tốt, khỏe, lá to, dày, có
nhiều sắc tố màu tím hồng ở mặt dưới lá

2,73 ± 0,51


2,16 ± 0,59 2,90 ± 0,23

0,980 ± 0,71

32,57

Cây yếu, xấu, cằn cỗi, sinh trưởng rất chậm

1,95 ± 0,37

2,09 ± 1,02 2,07 ± 0,52

0,892 ± 0,57

20,28

Cây sinh trưởng rất chậm, cây xấu cằn cỗi, yếu, bị
úa, lá bị chết

1,01 ± 0,23

1,64 ± 0,34 1,40 ± 0,65

0,751 ± 0 ,43 14,74

Cây sinh trưởng rất chậm, rất yếu, xấu cằn cỗi, cây
úa, lá bị chết

Ghi chú: Số liệu trong bảng được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.


Hình 5. Theo dõi sự sinh trưởng của cây con lan Hồ Điệp ngoài vườn ươm (a, b) và ứng dụng quy trình nhân giống vào
thương mại (c, d, e, f).

KẾT LUẬN
Chuẩn hóa cây con in vitro và trồng ra vườn
ươm các cây lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ tế bào
đơn là giai đoạn quan trọng trong công tác chọn
tạo giống đối với lồi hoa này. Kết quả thí nghiệm
cho thấy, mơi trường ½MS bổ sung 15% nước dừa
phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây con.
Cây con 3 tháng tuổi, kích thước 3 cm, mật độ 3
mẫu/bình là thích hợp nhất để ni cấy in vitro.
Cây tháng tuổi, kích thước khoảng 4 cm là phù
hợp nhất để trồng ra vườn ươm.

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ
kinh phí cho chúng tơi thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arditti J, Ernst R (1993) Micropropagation of Orchids.
Jonhn Wiley, Son, New York, p. 467.
Duong Tan Nhut, Vu Quoc Luan, Nguyen Van Binh,
Pham Thanh Phong, Bui Ngoc Huy, Dang Thi Ngoc Ha,
Phan Quoc Tam, Nguyen Ba Nam, Vu Thi Hien, Bui The

715



Trịnh Thị Lan Anh et al.
Vinh, Lam Thi My Hang, Duong Thi Mong Ngoc, Lam
Bich Thao, Tran Cong Luan (2009) The effects of some
factors on in vitro biomass production of Vietnamese
ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) and
preliminary analysis of saponin contents. Tạp chí Cơng
nghệ Sinh học 7(3): 365-378.

effect of in vitro competition on shoot regeneration from
hypocotyl explants of Linum usitatissimum. Turk J Bot 35:
211-218.

Dương Tấn Nhựt (2010) Một số phương pháp, hệ thống
mới trong nghiên cứu Công nghệ sinh học thực vật. NXB
Nơng nghiệp, 51-83, tr. 124-127.

Trần Thị Bích Hạnh, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Bá Nam, Lê
Kim Cương, Nguyễn Phúc Huy, Dương Tấn Nhựt (2013)
Ảnh hưởng của BA, Kin, TDZ, GA3 và mật độ mẫu cấy
lên sự sinh trưởng, phát triển của chồi lan Kim hài
(Paphiopedilum villosum) nuôi cấy in vitro. Báo cáo khoa
học Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2013. Tr.
797-801.

Ernst R (1967) Effect of organic nutrient additives on
growth in vitro of Phalaenopsis seedings. Amr Orch Soc
Bull 36: 694-704.
Hegarty CP (1955) Observation on the germination of
orchid seed. Am Orchid Soc Bull 24: 457-464.
Ishii Y, Takamura T, Goi M, Tanaka M (1998) Callus

induction and somatic embryogenesis of Phalaenopsis.
Plant Cell Rep 17: 446.
Murashige T, Skoog F (1962) A revised medium for rapid
growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Plant
Physiol 15: 473-497.
Mustafa Y, Çağlayan S, Cansu T, Emine GE (2011) The

Park SY, Murthy HN, Paek KY (2003) Rapid propagation
of Phalaenopsis from floal stalk-derived leaves. In vitro
Cell Dev Biol Plant 38: 168.

Vũ Quốc Luận, Nguyễn Phúc Huy, Hoàng Xuân Chiến,
Trịnh Thị Hương, Vũ thị Hiền, Nguyễn Bá Nam, Đỗ Khắc
Thịnh, Dương Tấn Nhựt (2012) Nghiên cứu nhân giống in
vitro cây lan Vân Hài (Paphiopedilum callosum). Tạp chí
Cơng nghệ Sinh học 10 (3): 487-494.
Vũ Quốc Luận, Nguyễn Phúc Huy, Đỗ Khắc Thịnh,
Dương Tấn Nhựt (2013) Tái sinh cây lan Vân Hài
(Paphiopedilum callosum) thơng qua mơ sẹo từ lát cắt
ngang lóng thân ex vitro. Báo cáo khoa học Hội nghị Công
nghệ Sinh học toàn quốc 2013: 902-906.

STANDARDIZATION OF PHALAENOPSIS AMABILIS PLANT DERIVED FROM
SINGLE CELL FOR PLANT PROPAGATION PURPOSE
Trinh Thi Lan Anh1, Ho Thanh Tam2, Le Kim Cuong2, Nguyen Ba Nam2, Nguyen Thi Thanh Hien3, Vo
Thi Bach Mai1, Duong Tan Nhut2,*
1

University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City
Tay Nguyen Institute for Scientific Research, Vietnam Academy of Science and Technology

3
Ton Duc Thang University,
2

SUMMARY
Phalaenopsis amabilis is one of flowers has high economic value, however propagation this species is
difficult. So far, there have been different methods of regeneration Phalaenopsis amabilis such as forming
Protocorm-like-body (PLB), shoot and callus culture, etc. Nevertheless, regeneration Phalaenopsis sp. from
single cells suspension as well as standardization plant have not been researched yet. In this study, shoots of
Phalaenopsis amabilis derived from single cell were standardized to plants for plant breeding. Effects of
mineral concentrations, density of plantlets, and age of shoots on in vitro growth and development as well as
effect of the in vitro shoot size on the growth of Phalaenopsis sp. in nursery stage were investigated. After two
weeks, seedlings derived from single cells of Phalaenopsis sp. were induced and formed roots. To the fourth
week, there was an increase in leaves and roots length as well as leaf diameter. The results after three months
shown that the half strange of MS medium supplement with 15% coconut water (v/v), shoots density was 3
shoots/flask, 3 month-old of shoots, 3 cm height of shoots were the most suitable for plant growth and
development. The seedlings about 4 cm were the best for growing nursery.
Keywords: breeding, propagation, Phalaenopsis amabilis, single cell, standardization

*

Author for correspondence:Tel:+84-63-3831056; Fax:+84-63-3831028;E-mail:

716



×