Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.27 KB, 16 trang )

1

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH
DỊCH BỆNH COVID-19 – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Nguyễn Hải Vân, Đỗ Hồng Minh, Mai Vương Bảo Ngọc
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích và đánh giá một số vấn đề lý luận về bảo vệ
người lao động; thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ người lao động, đặc
biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; khuyến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người
lao động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ người lao động trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19.
Từ khóa: Pháp luật lao động, bảo vệ người lao động, dịch bệnh Covid-19
Abstract: The article is focused on discussions and analysis of current regulations
of Labor Laws on worker protection, especially in the context of the Covid-19 pandemic.
On that ground, recommendations for completing the labor law to enhance the
effectiveness of the employee protection in the context of the Covid-19 pandemic are
provided.
Keywords: Labor laws, worker protections, Covid-19 pandemic
1. Khái quát chung về pháp luật bảo vệ người lao động trong dịch bệnh Covid19
1.1. Khái niệm bảo vệ người lao động
Thuật ngữ “bảo vệ người lao động” có thể được tiếp cận dưới góc độ nghĩa hẹp và
nghĩa rộng. Trong phạm vi đời sống xã hội, “bảo vệ người lao động” được hiểu theo
nghĩa rộng là bảo vệ bản thân và cuộc sống của người lao động trong các tất cả các mối
quan hệ xã hội, bao gồm mọi quá trình chống lại các nguy cơ xâm hại đến chính bản thân
và cuộc sống của họ từ nhiều phía như người sử dụng lao động, các yếu tố tự nhiên (như
thiên tại, dịch bệnh,…) và các yếu tố kinh tế xã hội (tệ nạn xã hội, lạm phát kinh tế, thất
nghiệp,…). Trong phạm vi PLLĐ, thuật ngữ “bảo vệ người lao động” được hiểu theo
nghĩa hẹp là “ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối với người lao động khi tham
gia vào quan hệ lao động”1.
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2013,
tr.31.



2

Trên cơ sở nghiên cứu PLLĐ Việt Nam về vấn đề bảo vệ NLĐ trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19, có thể hiểu: Bảo vệ người lao động là quá trình ngăn chặn mọi sự xâm
hại có thể xảy ra với người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động ở các phương
diện như việc làm, thu nhập, đời sống và các quyền nhân thân khác (như sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm,…). Đối tượng của nghiên cứu là NLĐ làm việc tại DN, đề tài
không nghiên cứu các đối tượng NLĐ tự do và NLĐ thực hiện công việc và hưởng lương
khác. Vấn đề bảo vệ “người lao động” được đặt trong phạm vi mối quan hệ của NLĐ với
NSDLĐ, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của NLĐ ở mọi mặt trong quá trình lao động.
Trong đó, tập trung vào các vấn đề: bảo vệ việc làm, thu nhập và quyền nhân thân của họ
(bao gồm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền lao động sáng tạo, quyền liên
kết, phát triển trong quá trình lao động,..).
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động trong dịch bệnh Covid-19
Thứ nhất, bảo vệ người lao động để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, yếu tố giữ vai trò chi phối, quyết định sự vận động,
phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm sức lao
động và tư liệu sản xuất trong đó NLĐ là yếu tố quan trọng hàng đầu. NLĐ thông qua
việc làm tạo ra giá trị của hàng hoá và dịch vụ và đồng thời là chủ thể sử dụng và tiêu
dùng các giá trị đó thơng qua q trình phân phối và tái phân phối. Việc bảo vệ việc làm
và thu nhập của NLĐ sẽ đảm bảo quá trình sản xuất và tiêu dùng khơng bị gián đoạn, từ
đó, tái sản xuất liên tục sức lao động, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và
đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
“Dịch bệnh Covid­19 không chỉ   ảnh hưởng
Thứ hai, khi tham gia vào QHLĐ, NLĐ
phải
đối mặt với ậnhiều
nguy cơ, thách thức
tới vi

ệc làm, thu nh
p của NLĐ mà cịn khi
ến
khơng chỉ từ phía NSDLĐ (khả năng kinh tế,
mà còn

nhitài
ềuchính,
  ngườiđiều
  rơi  kiện
vào  làm
tìnhviệc,…),
  trạng   nghèo
  đói,
thể từ phía thị trường lao động (sự thiếu cân đối của quan hệ cung cầu lao động), hoặc từ
mất cơ  hội học tập, từ  đó rơi vào cảnh đói
phía chủ quan của NLĐ (như nhận thức pháp luật, trình độ chun mơn, nghiệp vụ…).
nghèo”
Nếu khơng có sự bảo vệ của pháp luật, thì quyền lợi của NLĐ về các vấn đề việc làm, thu
Đại biểu quốc hội Bùi Sỹ Lợi trả lời phỏng
nhập, đời sống, nhân thân của NLĐ sẽ bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Dịch bệnh
vấn củ
a nhóm nghiên c

Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội nghiêm
trọng,
làm đứt gãyứq
trình sản xuất diễn ra trên tồn cầu, ảnh hưởng đến vấn đề lao động việc làm ở cả số
lượng công việc (thất nghiệp, thiếu việc làm) và chất lượng công việc (thu nhập, chế độ
đãi ngộ, khả năng tiếp cận an sinh xã hội của NLĐ). Dưới những tác động này, tính đến



3

tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch Covid-19.2
2. Thực trạng pháp luật lao động về Bảo vệ người lao động trong dịch bệnh
Covid-19
PLLĐ Việt Nam xác định nội dung cơ bản của vấn đề bảo vệ NLĐ bao gồm: bảo vệ
việc làm, bảo vệ thu nhập, bảo vệ nhân thân,...của NLĐ. Dựa trên các quy định này, NLĐ
có cơ sở để được hưởng những lợi ích hợp pháp và xác định tính bất hợp pháp trong
những hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp này trong QHLĐ.
2.1. Pháp luật về bảo vệ việc làm cho người lao động trong dịch bệnh Covid-19
Thứ nhất, bảo vệ người lao động được làm việc lâu dài đúng thỏa thuận
PLLĐ quy định các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng HĐLĐ, thỏa ước lao
động tập thể đã được ký kết3. Trong đó, các thỏa thuận về việc làm cho NLĐ có tầm quan
trọng đặc biệt. Nếu NSDLĐ khơng bố trí đúng cơng việc, địa điểm làm việc đã thỏa
thuận, NLĐ có thể chấm dứt hợp đồng đã giao kết 4. Khác với BLLĐ 2012, theo quy định
mới của BLLĐ 2019, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khơng cần phải có lý
do mà chỉ cần tuân thủ nghĩa vụ báo trước.
BLLĐ 2019 đã có các quy định để đảm bảo lợi ích cho NLĐ và NSDLĐ như quy
định về quyền tạm thời điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với HĐLĐ 5. Nếu
thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của DN thì NSDLĐ và NLĐ
có thể thỏa thuận tạm hoãn việc thực hiện HĐLĐ theo Điều 30 BLLĐ 6. Một điểm mới
của BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012 đó là nhận lại NLĐ khi hết thời hạn tạm hoãn thực
hiện HĐLĐ. Nếu BLLĐ 2012 quy định hết thời hạn tạm hỗn NSDLĐ có trách nhiệm
phải nhận lại NLĐ trở lại làm việc nếu NLĐ đến DN đúng thời hạn thì BLLĐ 2019 quy
định, NSDLĐ chỉ phải nhận lại NLĐ trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng
nếu HĐLĐ còn thời hạn. Điều này vơ hình trung đồng nghĩa với việc thời hạn tạm hỗn
hợp đồng được tính vào thời hạn của HĐLĐ. Khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ và HĐLĐ

hết thời hạn, NSDLĐ khơng có trách nhiệm phải nhận NLĐ trở lại làm việc. Quy định
này ở góc độ nào đó khơng đồng nhất và logic với quan niệm về tạm hoãn HĐLĐ. Và
2 Tổng cục thống kê (2020), Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm quý IV và năm
2020.
3 Theo Điều 5, Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019.

4 Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019.
5 Theo Điều 29, Bộ luật Lao động năm 2019.

6 Điểm h, Điều 30, Bộ luật Lao động năm 2019.


4

thực tế có nhiều DN lợi dụng quy định này để tự ý điều chuyển NLĐ làm những công
việc khác so với HĐLĐ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ.
NLĐ không những được bảo vệ quyền làm việc đúng thỏa thuận mà còn được PLLĐ
bảo vệ việc làm lâu dài. Theo Điều 20, BLLĐ 2019, HĐLĐ gồm 2 loại: (i) HĐLĐ không
xác định thời hạn và (ii) HĐLĐ xác định thời hạn. So với BLLĐ 2012 thì BLLĐ năm
2019 đã loại bỏ HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng, chỉ quy định chung là HĐLĐ có hay không xác định thời hạn là hợp lý.
Thứ hai, liên quan đến vấn đề bảo vệ việc làm cho người lao động trong trường
hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế
Kinh tế là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng làm việc của NLĐ, buộc
NSDLĐ phải chủ động chấm dứt hợp đồng với NLĐ, trong khi QHLĐ và nhân thân NLĐ
hoàn toàn tốt đẹp.
Để bảo vệ việc làm cho NLĐ, BLLĐ 2019 tại Điều 42 quy định nghĩa vụ của
NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Đây là quy
định này đã có sự thay đổi so với BLLĐ 2012, phù hợp với xu thế xây dựng các quy
phạm pháp luật hiện nay là cụ thể hóa các quy định của luật hạn chế hướng dẫn trong các

Nghị định. Ngoài ra, khi NLĐ phải nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu, cơng nghệ vì lý do
kinh tế thì NSDLĐ cần có phương án sử dụng lao động 7 tại Điều 44 của Bộ luật này;
trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng. Như vậy,
khi thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế, NSDLĐ vẫn phải tiếp tục sử dụng
những lao động cũ, không thể viện lý do họ không đáp ứng yêu cầu công nghệ mà cho
thôi việc để tuyển dụng lao động mới, gây thiệt thòi cho NLĐ và gây bất ổn cả thị trường
lao động đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp như
hiện nay.
Thứ ba, chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh
Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, chính sách BHTN đã thực hiện tốt vai trò là
“điểm tựa” vững chắc cho NLĐ khi mất việc làm. Trong thời gian qua BHTN đã hỗ trợ
nhiều lao động mất việc làm, giúp NLĐ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường
lao động nhanh hơn nhờ tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề miễn phí... 8Trong
năm 2020, số người nộp hồ sơ thất nghiệp tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019, số người

7 Điều 44, Bộ Luật Lao động năm 2019.
8 Nhật Anh, “Phát huy vai trò an sinh của bảo hiểm thất nghiệp”, 28/12/2020, < truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.


5

nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế 9.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, BHTN cũng vẫn còn những hạn chế như: (1)
quy định về đối tượng tham gia mới tập trung cho khu vực chính thức và chưa có chính
sách phù hợp; (2) chính sách BHTN còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú
ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế; (3) Cơ chế quản lý và tổ
chức còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ trên phạm vi cả nước các trung tâm DVVL mới chỉ
phát triển ở thành phố, ở vùng sâu, vùng xa thì rất khó có thể tiếp cận…, khiến NLĐ chưa
mặn mà với BHTN. Đối với chế độ đào vẫn chưa tạo ra được sự thu hút đối với NLD dẫn
đến tình trạng “thờ ơ” với học nghề. Mặt khác, tại một số địa phương, NLĐ ít có cơ hội

lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo chưa phong phú, trang thiết bị dạy nghề lạc
hậu, ít cơ sở dạy nghề, v.v.
2.2. Pháp luật bảo vệ thu nhập và đời sống của người lao động trong dịch bệnh
Covid-19
Thứ nhất, bảo vệ thu nhập, tiền lương cho NLĐ trong dịch bệnh Covid-19
Nhằm hỗ trợ NLĐ và DN trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL, hướng
dẫn NSDLĐ trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng
việc dưới tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, việc trả lương ngừng việc căn cứ
vào Điều 98 BLLĐ 2012 để xem xét các trường hợp ngừng việc để xác định trả lương
ngừng việc cho NLĐ. Đối với trường hợp NLĐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của
dịch Covid-19 thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3
Điều 98 BLLĐ 2012, tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương
tối thiểu vùng. Rõ ràng, với quy định này sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn cho DN trong thời
điểm dịch bệnh Covid-19 nói riêng; khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,
dịch họa nói chung; DN làm đúng luật sẽ có nguy cơ cạn kiệt tài chính, đi đến bờ vực phá
sản. Nhiều DN và NLĐ đã “lách luật” bằng cách để NLĐ viết đơn xin nghỉ việc không
hưởng lương chứ không phải ngừng việc theo đúng bản chất vấn đề để san sẻ khó khăn
cho DN trong cơn dịch bệnh Covid-19. Với sự bất cập nêu trên, BLLĐ 2019 (bắt đầu có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) đã có sự điều chỉnh, nhằm tháo gỡ khó khăn cho
NSDLĐ và NLĐ. Theo khoản 3 Điều 99 BLLĐ 2019, trong trường hợp khó khăn do dịch

9 Bộ LĐTBXH, báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2020; Kế
hoạch, dự tốn NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm từ 2021 – 2023 thuộc lĩnh vực lao động – người
có cơng và xã hội tại phiên họp của Ủy ban Các vấn đề xã hội.


6

bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… mà NLĐ phải ngừng việc quá 14 ngày thì từ ngày ngừng việc

thứ 15 trở đi có quyền thỏa thuận khơng nhận lương để san sẻ khó khăn với DN. 10
Thứ hai, chế độ tiền lương của người lao động trong thời gian bị cách ly vì dịch
Covid-19
Một là, trường hợp NLĐ phải thực hiện cách ly ở nhà do tiếp xúc gần với người bị
nghi nhiễm hoặc từ vùng dịch về; NLĐ phải thực hiện cách li tập trung do nghi nhiễm
Covid-19 không thuộc trường hợp ốm đau, không được hưởng chế độ ốm đau thì NLĐ
vẫn được trả lương. Tiền lương cụ thể do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn
lương tối thiểu vùng do nhà nước ban hành. Liên quan đến chế độ bảo hiểm, tại văn bản
số 422/BHXH-CSXH ngày 13/02/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đồng ý đối với những người bị cách ly y tế để phòng dịch
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian
cách ly.
Hai là, trường hợp NLĐ bị nhiễm Covid-19 thuộc trường hợp ốm đau, phải tiến
hành điều trị và sẽ được BHXH chi trả theo chế độ ốm đau. NLĐ tham gia bảo hiểm y tế
(BHYT) sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí trị bệnh, NLĐ khơng tham gia BHYT được
ngân sách nhà nước chi trả. Trường hợp không được BHXH chi trả, NSDLĐ sẽ có trách
nhiệm trả lương ngừng việc theo mức lương ngừng việc theo quy định của Chính phủ. 11
Thứ ba, các giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ đời sống của người lao động
trong dịch bệnh Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 là một trong các trường hợp đặc biệt mà PLLĐ chưa dự liệu
được hết. Trước sự thiếu vắng của các quy định của luật lao động về bảo vệ thu nhập và
đời sống cho NLĐ, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng bắt tay triển khai thực hiện các
chính sách đặt ra trước đó, cụ thể: (1) Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, chia sẻ gánh
nặng và khó khăn với người dân, doanh nghiệp được ban hành tại Chỉ thị số 11/CT-Ttg
ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Chính phủ đã u cầu các bộ,
ngành, địa phương thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có các giải
pháp về tài khóa, tiền tệ, tín dụng (cơ cấu lại nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay…, góp
phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo ASXH; (2) Nhóm chính sách
10 Luật sư Phạm Thanh Hữu, “BLLĐ 2019 sẽ giải thế khó “tiền lương ngừng việc do Covid-19” cho doanh nghiệp”,

17/3/2020,
< truy cập lần cuối ngày 20/1/2021.

11 Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019.


7

giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: kéo dài
thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 12; giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp
năm 202013; gia hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền
thuế đất14; giảm tiền thuê đất của năm 2020 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch 15;
Chính phủ cũng đã chủ động đề xuất những giải pháp đặc biệt đối với ngành bị ảnh hưởng
nghiêm trọng như Hàng khơng và Du lịch…; (3) Nhóm chính sách về an sinh xã hội, lao
động việc làm: Nhằm hỗ trợ người dân, NLĐ bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm,
gặp khó khăn, khơng đảm bảo mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày
24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ hơn 62 nghìn tỷ đồng đã được kích
hoạt hướng tới khoảng 20 triệu đối tượng, thuộc 7 nhóm. Bên cạnh đó, NSDLĐ khó khăn
về tài chính được vay 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương cho NLĐ... Đây được
đánh giá là “một quyết định chưa có trong tiền lệ, một quyết định thể hiện sự gắn bó máu
thịt giữa Đảng với nhân dân”16.
Như vậy, các chính sách mà Chính phủ đã đưa ra đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng
của người dân, DN và NLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì q trình
thực hiện chính sách hỗ trợ DN và NLĐ còn nhiều khó khăn như chưa bao quát hết đối
tượng cần được hỗ trợ và thủ tục nhận hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, điều kiện hưởng hỗ
trợ còn khắt khe.17 Do đó, việc triển khai các chính sách hỗ trợ đạt hiệu quả thấp hơn rất
nhiều so với dự kiến.18

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày
19/10/2020, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ
trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19: (1) Bổ sung và mở rộng đối tượng gói

12 Nghị quyết số 107/2020/QH14 của Quốc hội.
13 Nghị quyết 116/2020/QH ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
14 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.
15 Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Chính phủ.
16 Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, “Tập trung cao độ hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng bởi Covid-19, 08/1/2020,
< />cập lần cuối ngày 20/1/2021.

truy

17 Như việc đăng ký hỗ trợ trả thu nhập cho NLĐ bị mất việc được thực hiện bởi Doanh nghiệp chứ không phải
NLĐ, quy định giảm 50% số lao động đóng BHXH thì mới được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

18 Ban Kinh tế Trung ương, “Báo cáo kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2020”, 10/2020, tr.51.


8

hỗ trợ cho NLĐ; và (2) Thay đổi chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid-19.
Nghị quyết 154/NQ-CP đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Nghị quyết
42/NQ-CP, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Một là, quá trình
hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ việc hướng dẫn xác định điều kiện
trong thẩm định tình hình tài chính của DN chưa kịp thời dẫn đến việc tiếp nhận, thẩm
định và phê duyệt hỗ trợ cho NLĐ còn chậm. Hai là, việc xác định đối tượng NLĐ khơng
có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm thỏa mãn đủ 3 điều kiện theo khoản 1, Điều 7 Quyết
định 15/2020/QĐ-TTg còn chưa có cách hiểu thống nhất, còn gây nhầm lẫn. Ba là, việc

giới hạn thời gian mất việc, tạm hoãn HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ nhận hỗ trợ theo Nghị
định 42, Quyết định 1519, đã bỏ sót một bộ phận NLĐ bị mất việc chủ yếu trong lĩnh vực
du lịch, dịch vụ… Điều này đã không đảm bảo một trong những nguyên tắc hỗ trợ được
quy định trong Nghị quyết 42/NQ-CP là hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu
việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu do Đại dịch Covid-19 và
ngun tắc cơng bằng trong chính sách xã hội.
Như vậy, có thể thấy nguồn lực dành cho gói hỗ trợ vẫn chưa được khai thác hết.
Trong khi đó, gói hỗ trợ càng chậm triển khai, hiệu quả và kỳ vọng đặt ra ban đầu càng
giảm, trong khi các DN, NLĐ và người dân đang chịu tác động nặng nề sau các đợt dịch
bệnh bùng phát. Vì vậy, các bộ, ban, ngành, địa phương cần nhanh chóng tìm ra vướng
mắc, nút thắt để tháo gỡ.
Thứ tư, tổ chức đại diện người lao động thực hiện các phương án chi trả lương
và hỗ trợ đời sống cho người lao động
Các công đoàn cơ sở cùng NSDLĐ đã xây dựng phương án chi trả tiền lương ngừng
việc và các khoản phúc lợi khác cho NLĐ trong thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Đặc biệt, các cấp Cơng đồn đã có những hoạt động như thực hiện các chương trình
“Phúc lợi đồn viên”, phối hợp tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho công nhân lao động có
hồn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không thuộc đối tượng hưởng trợ
cấp theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ; với hàng loạt các hành động như tặng q cho người có hồn cảnh
khó khăn, đối tượng phụ nữ, người yếu thế…và cung cấp bữa ăn cho nhân công. 20 Đặc
19 Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng
tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và khơng quá 3 tháng.

20 Anh Tuấn, “LĐLĐ tỉnh Quảng Trị chung tay cùng doanh nghiệp vượt khó”, 20/04/2020,
< truy cập lần cuối cùng ngày
11/3/2021.


9


biệt, nhằm chia sẻ khó khăn với đồn viên NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ngày
12/1/2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam ký quyết định số 1921/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ cho
đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết
Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. LĐLĐ Thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành hỗ trợ 313
NLĐ thuê trọ không về quê đón Tết do dịch Covid-19 156,5 triệu đồng.21
2.3. Pháp luật bảo vệ quyền nhân thân người lao động
Thứ nhất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động
Theo quy định của BLLĐ 201922 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, trong
quá trình lao động, NSDLĐ phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động
trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại trong q trình lao động 23,…góp phần đảm bảo cho mơi trường
làm việc an tồn, hạn chế tối đa sự lây nhiễm trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện
nay.
Thơng qua khảo sát, nhóm nghiên cứu thu được kết quả là hầu hết các DN đã thực
hiện nghiêm chỉnh việc phòng ngừa dịch bệnh cho NLĐ bằng các hành động thiết thực
như: hướng dẫn NLĐ tuân thủ về sinh phòng dịch, khai báo y tế, cài đặt, sử dụng
Bluezone; tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ trong cơng việc… Tuy nhiên,
trong q trình thực hiện bên cạnh các hành lang pháp lý mà luật định để đảm bảo quyền
của NLĐ được bảo vệ tốt nhất, thì vẫn còn những sự kiện pháp lý mà pháp luật cần phải
điều chỉnh. Điển hình như trường hợp Công ty TNHH điện tử POYUN Việt Nam 24, ở Chí
Linh, tỉnh Hải Dương được xác định là tâm dịch, tại nơi ở và làm việc của Công ty đã truy
vết được 177 người là F125. Vào ngày 29/1/2021, Công ty Poyun đã yêu cầu hơn 2000
công nhân tự cách ly tại nơi ở của Công ty, tuy nhiên không cung cấp thức ăn cho công
nhân, dẫn đến nguy cơ lớn cơng nhân sẽ trèo rào trốn ra ngồi và có nguy cơ tiếp tục lây
nhiễm COVID-19 ra cộng đồng26. Từ đó đến nay, trong tổng số 235 ca tại tỉnh Hải
21 Linh Nguyên, “Nhiều chỉ số chăm lo dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu cho người lao động đều tăng” 04/03/2021,
< truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.

22 Điểm c khoản 1 Điều 145, Bộ luật Lao động năm 2019.

23 Khoản 2, Điều 5, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
24 Công ty TNHH điện tử POYUN Việt Nam là chi nhánh của Tập đoàn POYUN chuyên sản xuất linh kiện của loa
và các thiết bị âm thanh.

25 Là F1 của BN 1552 và chị N.T.G. (cùng ở TP Chí Linh, nữ cơng nhân cơng ty POYUN vừa đi Nhật Bản bị nhiễm
COVID-19).

26 ''Công ty Poyun yêu cầu công nhân tự cách ly COVID-19, không cung cấp thức ăn'', Báo Lao Động, 29/1/2021,
< truy cập lần cuối ngày 11/3/2021.


10

Dương, Cơng ty POYUN là ổ dịch chính với 158 ca, chiếm 68% tổng số ca mắc và con số
này vẫn tiếp tục tăng27 gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Từ sự việc nêu trên, có thể thấy
NSDLĐ cần có vai trò và trách nhiệm trong việc đảm an toàn nơi làm việc là ngăn chặn
sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe của NLĐ và xã hội. Bên cạnh đó,
hiện nay Nhà nước chưa có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể đối với
NLĐ dẫn đến tình trạng việc khám sức khỏe còn mang tính hình thức, dẫn đến việc sắp
xếp công việc phù hợp còn bất cập dẫn đến những rủi ro trong quá trình lao động, đặc biệt
là trong dịch bệnh Covid-19.
Thứ hai, về vấn đề bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín người lao động
Quyền được tơn trọng bí mật riêng tư và danh dự, nhân phẩm là một trong những
quyền nhân thân được ghi nhận Hiến pháp năm 2013. Tại Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp
năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Bên cạnh đó, BLDS
năm 2015 tại Điều 38 quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ”. Ngồi ra BLLĐ 2019 cũng có quy định như “cấm phân biệt đối
xử trong lao động”28, “người sử dụng lao động có nghĩa vụ có nghĩa vụ tơn trọng danh
dự, nhân phẩm của NLĐ”29…Như vậy, ngoài những trường hợp luật định thì việc sử dụng

cơng hình ảnh, thơng tin cá nhân và thơng tin về tình hình sức khỏe của người khác đều
trái pháp luật.
Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của NLĐ, tùy thuộc vào mức độ của hành vi
xâm phạm, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những chế tài nhất định để hạn chế tối đa hành
vi xâm phạm một số quyền nhân thân của NLĐ bao gồm xử phạt hành chính, xử phạt
hành sự và xử lý hình sự,…Từ đó, có thể thấy, nhà nước đã cố gắng tạo ra khung hành
lang pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền của NLĐ được bảo vệ ở mức tốt nhất.
Tuy nhiên, trong dịch bệnh Covid-19, những quy định này vẫn chưa phát huy được
hết vai trò của mình. Quá trình vận hành của các quy định pháp luật mới chỉ mang tính
nguyên tắc thể hiện quan điểm của Nhà nước trong vấn đề này, do đó, các quyền nhân
thân của NLĐ nhiễm Covid-19 bị xâm phạm nghiêm trọng. Trong thời gian qua, lợi dụng
sự quan tâm của cộng đồng về diễn biến dịch bệnh, nhiều cá nhân đã tạo hàng trăm tài
khoản mạng xã hội giả mạo, đăng tải thơng tin về tình trạng của người bệnh để câu tương
27 Bộ Y tế (2021), Báo cáo ngày 03/2/2021 về tình hình chống dịch Covid-19 tại các địa phương: Hải Dương,
Quảng Ninh và Hà Nội, trang tin về Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, 03/02/2021,
< truy cập lần cuối ngày 11/3/2021.

28 Khoản 1, Điều 8, Bộ luật Lao động năm 2019.
29 Điểm a, khoản 2, Điều 6, Bộ luật Lao động năm 2019.


11

tác mà không lường trước các hậu quả nghiêm trọng của việc này. Nhiều trường hợp
người bệnh đã bị cộng đồng mạng săn lùng với nhiều suy diễn bình luận, cơng kích, thậm
chí bị tấn cơng. Điều này khơng chỉ xâm phạm nghiêm trọng quyền được tôn trọng danh
dự, nhân phẩm của người bị nhiễm Covid-19 và tạo ra sự bất ổn cho xã hội, mà còn làm
ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, phát hiện người bệnh mới, làm giảm hiệu quả của công tác
phòng ngừa và chữa trị bệnh. Vì vậy, cần thiết phải có các giải pháp để điều chỉnh hài hòa
vấn đề này nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi chính đáng của người bị nhiễm Covid-19 và

đồng thời bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động từ
thực tiễn dịch bệnh Covid-19
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các yêu cầu và giải pháp đưa ra
được xây dựng trên nguyên tắc sẵn sàng “sống chung với dịch”. Để giảm thiểu các tác
động của dịch bệnh Covid-19 đối với NLĐ, cần đồng thời thực hiện các giải pháp sau:
-

Nhóm giải pháp ngắn hạn

Thứ nhất, cần đánh giá lại hiệu quả của từng chương trình hỗ trợ, từ đó để kịp thời
sửa đổi, bổ sung chính sách và đưa ra các giải pháp triển khai tốt hơn. Tăng cường cơ chế
giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám giá và quy định
chế tài nghiêm minh để xử lý các trường hợp trục lợi, lạm dụng chính sách trong q trình
triển khai thực hiện.
Thứ hai, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu gói chính sách mới hỗ trợ phù hợp với
diễn biến dịch bệnh Covid-19. Trong năm 2021, thị trường hiện tại và tương lai của DN
vẫn bị thu hẹp, các DN cần được hỗ trợ trong một khoảng thời gian đủ dài để khôi phục
lại sản xuất kinh doanh, vì vậy việc tiếp tục triển khai nghiên cứu gói chính sách hỗ trợ
việc làm, sản xuất là cần thiết. Gói chính sách hỗ trợ mới cần dựa trên hiệu quả của các
chương trình trước đó, nhu cầu từ thực tế và khả năng của Chính phủ.
Đối với doanh nghiệp, nội dung chính sách cần tập trung hỗ trợ DN vừa và nhỏ;
hợp tác xã; tổ hợp tác; hộ kinh doanh trong tiếp cận vốn; đồng thời bổ sung thêm các
chính sách hỗ trợ DN đa dạng các nhà cung ứng và thị trường đầu ra; nâng cao năng lực
của DN về quản trị ứng phó với các cuộc khủng hoảng, thúc đẩy chuyển số trong các DN
để hướng tới mơ hình hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, lâu dài.
Đối với người lao động, cần xem xét thay đổi phương thức hỗ trợ NLĐ, đề xuất hỗ
trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho nhóm NLĐ có hồn cảnh khó khăn (tiền th nhà, hỗ trợ
nuôi con dưới 6 tháng tuổi) bị mất việc làm hoặc tạm thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ



12

việc không hưởng lương, ngừng việc đối với lao động có giao kết hợp đồng lao động.
Ngồi ra, để các gói chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả, cần tăng cường cơ chế giám sát,
kiểm tra sát sao việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và quy định chế tài
nghiêm minh để xử lý các trường hợp trục lợi, lam dụng chính sách trong quá trình triển
khai thực hiện.
Thứ ba, cần nhanh chóng phát huy hiệu quả của biện pháp đối thoại xã hội để tìm ra
giải pháp. Để đối thoại xã hội có hiệu quả cao, các tổ chức đại điện NLĐ cần chủ động
trong việc chuẩn bị và cung cấp các nội dung được thảo luận trong khuôn khổ các thiết
chế đối thoại xã hội bằng các biện pháp như xây dựng các đề xuất chính sách của chính
phủ, đưa ra ý kiến củng cố và bổ sung các chính sách được thơng qua,… Chính phủ cần
cung cấp mơi trường cần thiết cho đối thoại xã hội bằng cách thiết lập các khuôn khổ
pháp lý và thể chế dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế; cung cấp các dịch vụ cho
phép tất cả các bên tham gia vào đối thoại xã hội hiệu quả; và thúc đẩy và hiện thực hóa
“quyền cho phép” tự do hiệp hội và sự công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể.
Thứ tư, cần xây dựng “trạng thái bình thường mới”, tiến tới mở lại hệ thống thị
trường lao động trong nước bao gồm việc khơi phục và khơi thơng dần thương mại hàng
hóa, phối hợp với cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới tạo thuận lợi
cho hàng hóa được xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, tránh gây ách tắc. Cải cách thủ tục hải
quan, áp dụng công nghệ hiện đại để trao đổi thông tin và thông quan dành cho hàng hóa
khơng cần tiếp xúc trực tiếp.
-

Nhóm giải pháp dài hạn

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ NLĐ trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19. BLLĐ 2019 cần dữ liệu kỹ hơn về các trường hợp có thể đe dọa đến việc
làm, thu nhập, khả năng tiếp cận an sinh xã hội và các quyền nhân thân của NLĐ trong

bối cảnh dịch bệnh Covid-19; cần nghiên cứu xây dựng các quy định về miễn, giảm, hoàn
lại các loại chi phí cho NLĐ khi khơng có thu nhập.
Thứ hai, cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn BLLĐ năm 2019 về bảo
vệ NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản dưới luật nào
được đưa ra để hướng dẫn BLLĐ năm 2019 về vấn đề bảo vệ quyền của NLĐ trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, những quy định trong BLLĐ 2019 chủ yếu chỉ
mang tính lý thuyết và khái quát cao, nên khi áp dụng vào thực tiễn còn tồn tại một số hạn
chế. Để các quy định của BLLĐ năm 2019 về bảo vệ NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh có
tính khả thi trong thực tiễn thì việc có các quy định, hướng dẫn chi tiết là cần thiết.


13

Thứ ba, tận dụng cơ hội, đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai các mơ hình kinh tế
số, phương thức giao dịch dựa trên nền tảng kỹ thuật số, thương mại điện tử, giao dịch
trực tuyến, số hóa thơng tin thị trường. Thúc đẩy kết nối nhà sản xuất, nhà phân phối/bán
lẻ và người tiêu dùng dựa trên nền tảng kỹ thuật số, tiến tới kết nối toàn cầu.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghệ 4.0, Quỹ quốc gia về việc làm phải là một động
lực trong chuyển đổi cơ cấu lao động theo chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, góp phần tài
trợ, định hình thị trường trong tương lai, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho NLĐ yếu
thế.
Thứ năm, triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tập trung cơ cấu lại, đổi mới toàn
diện và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả của DN, linh động hỗ trợ những thị trường
còn yếu kém. Qua đó, liên kết với những thị trường quốc tế, tạo cơ chế kết nối cung cầu
tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo để có nguồn lao động chất
lượng. Dựa trên những kinh nghiệm của các nước phát triển đã thực hiện, Việt Nam cần
nghiên cứu chuyển đổi hệ thống dạy và học hệ thống phổ thông và trung học cơ sở theo
hướng phân luồng học nghề và học văn hóa để sau 3 năm có trình độ trung cấp và cao

đẳng nghề, có thể liên thơng kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành. Việc này sẽ góp
phần bổ sung một lực lượng lao động trẻ, với số lượng lớn, kéo dài hơn thời gian lao
động.
Thứ bảy, nâng cao năng lực tự bảo vệ của NLĐ. NLĐ cần khắc phục được những
hạn chế về hiểu biết và ý thức pháp luật; thường xuyên chủ động nâng cao trình độ
chun mơn và kỹ năng làm việc; rèn luyện ý thức kỷ luật, thái độ và tác phong làm việc
nghiêm túc, đúng quy định.
Thứ tám, nâng cao năng lực của NSDLĐ và các tổ chức đại diện NLĐ trong vấn đề
bảo vệ NLĐ. NSDLĐ cần ý thức về việc đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho NLĐ và thường
xuyên chủ động nâng cao hiểu biết, chuẩn bị, quản lý và áp dụng các biện pháp ứng phó
phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của hồn cảnh xã hội. Tổng LĐLĐ Việt Nam và tổ
chức đại diện NLĐ cấp trên cơ sở, cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực
hiện và thanh tra, xử lý vi phạm các chế độ, chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm,
thu nhập và các quyền lợi hợp pháp khác cho NLĐ. Đồng thời, tham khảo, học hỏi và tiếp
thu kinh nghiệm từ hoạt động của các tổ chức đại diện NLĐ khác trên toàn thế giới.


1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội ban hành
vào ngày 28/11/2013.
2. Bộ luật Lao Động năm 2012, Bộ luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội ban hành
ngày 18/6/2012.
3. Bộ Luật Dân sự năm 2015, Bộ luật số 91/2015/QH13 của Quốc hội ban hành
ngày 24/11/2015.
4. Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ luật số: 45/2019/QH14 của Quốc hội ban hành
ngày 20/11/2019.
5. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội

ban hành ngày 23/11/2009.
6. Luật Việc làm năm 2013, Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày
16/11/2013.
7. Luật Bảo hiểm xã hội, Luật số 58/2014/QH13 của Quốc hội ban hành ngày
20/11/2014.
8. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật số 03/2007/QH12 của
Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007.
9. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Luật số: 84/2015/QH13 của Quốc hội
ban hành ngày 25/06/2015.
10. Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do Đại dịch Covid-19.
11. Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị
quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19.
12. Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Đại dịch Covid19.
13. Công văn số 1827/LĐTBXH-VP ngày 25/5/2020 của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội về việc thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Đại dịch Covid-19.


2

14. Công văn 2930/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 01/8/2020 của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội giải đáp các kiến nghị về khó khăn vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19 (lần 2).
15. Công văn số 531/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 1/3/2021 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về việc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo Chính phủ về lương tối thiểu.
*Tài liệu liệu tham khảo khác

16. Ban chấp hành Trung ương, “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ, phát triển kinh tế xã hội năm 2021 – 2025”, Báo Nhân Dân, < truy
cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.
17. Ban Kinh tế Trung ương, Báo cáo kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2020, 10/2020.
18. Luật sư Phạm Thanh Hữu,“BLLĐ 2019 sẽ giải thế khó “tiền lương ngừng việc
do Covid-19” cho doanh nghiệp”, 17/3/2020, < truy cập lần cuối ngày 20/1/2021.
19. Bộ LĐTBXH, Báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH và
dự toán NSNN năm 2020; Kế hoạch, dự tốn NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính –
NSNN 3 năm từ 2021 – 2023 thuộc lĩnh vực lao động – người có cơng và xã hội tại phiên
họp của Ủy ban Các vấn đề xã hội.
20. ILO (2020), “Đại dịch COVID-19 khiến hơn một phần sáu thanh niên mất việc
làm”, 27/5/2020,
< />_745942/lang--vi/index.htm>, truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.
21. ILO (2020), “Khủng hoảng việc làm trầm trọng hơn, ILO cảnh báo triển vọng
phục hồi thị trường lao động không chắc chắn và khó trọn vẹn”, 30/6/2020,
< />_749518/lang--vi/index.htm>, truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.
22. Nhật Anh, “Phát huy vai trò an sinh của bảo hiểm thất nghiệp”, 28/12/2020,
< truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.


3

23. Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, “Tập trung cao độ hỗ trợ lao động tự do bị
ảnh hưởng bởi Covid-19”, 08/1/2020, ( truy cập lần cuối ngày
20/1/2021.
24. Tổng cục thống kê (2020), “Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình
lao động, việc làm quý IV và năm 2020”.
25. Tổng cục thống kê (2020), “Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội quý III và 9 tháng
năm 2020”, < truy cập lần cuối cùng ngày 11/3/2021.
26. UNDP: “Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch

Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam”, tháng 5/2020, truy cập lần cuối cùng
ngày 11/3/2021.



×