KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI TẬP LỚN
Học phần: Công nghệ và phương pháp dạy học công nghệ ở tiểu học
ĐỀ 2:
1. Dựa theo chương trình phần Cơng nghệ, sách giáo khoa Công nghệ 3, hãy xây dựng
khung nội dung (Tên bài học, phân phối số tiết, nội dung chính của bài học, mục tiêu
bài học) của chủ đề “Sử dụng đèn học”.
2. Lựa chọn nội dung trong chủ đề trên để thiết kế 1 tiết kế hoạch bài dạy theo hướng
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học sử dụng
trong tiết dạy trên
Hà Nội – 2022
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ viết tắt
BT
GV
HĐ
HS
NL
SGK
VBT
Chữ viết đầy đủ
bài tập
giáo viên
hoạt động
học sinh
năng lực
sách giáo khoa
vở bài tập
1. Dựa theo chương trình phần Cơng nghệ, sách giáo khoa Công nghệ 3, hãy xây dựng
khung nội dung Tên bài học, phân phối số tiết, nội dung chính của bài học, mục tiêu
bài học của chủ đề “Sử dụng đèn học”.
Dựa theo CT, SGK: Chân trời sáng tạo lớp 3
Chủ
đề
Tên bài Số
học /tuần tiế
t
Sử Bài 2: Sử
dụng dụng đèn
đèn học
học
Mục tiêu bài học Nội dung chính
(Yêu cầu cần đạt)
của bài học
03 1. Nêu được tác
dụng và mô tả
được các bộ phận
chính của đèn học.
2. Nhận biết được
một số loại đèn
học thơng dụng.
3. Xác định vị trí
đặt đèn; bật, tắt,
điều chỉnh được
độ sáng của đèn
học.
4. Nhận biết và
phòng tránh được
những tình huống
mất an tồn khi sử
dụng đèn học.
1. Các bộ phận
chính của đèn
học.
2. Một số loại
đèn học thơng
dụng.
3. Sử dụng đèn
học (nội dung
thực hành)
Điều chỉnh, bổ
sung của bài học
Chủ:“đề này, tơi sẽ
điều chỉnh làm 2 bài
vì khi cho nội dung
trong 1 bài thì nó
q nặng và khơng
tập trung vào các
mạch nội dung, 2
bài đó”là:
- Một:“số đèn học
thơng dụng (1 tiết):
+ Ứng:“với YCCD,
ND chính số 1, 2
của bài học và bổ
sung thêm YCCD:
Nhận biết các nút,
chức năng bật, tắt,
điều chỉnh (cấu
tạo).”
- Sử:“dụng đèn học
đúng cách, an”toàn
(2 tiết):
+ Ứng:“với YCCD
số 3, 4; ND chính số
3 của bài học.”
2. Lựa chọn nội dung trong chủ đề trên để thiết kế 1 tiết kế hoạch bài dạy theo hướng
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Chủ đề “Sử dụng đèn học” gồm 3 tiết học, tôi lựa chọn tiết số 1 của bài “Sử dụng
đèn học” để thiết kế 1 tiết kế hoạch bài dạy theo hướng hình thành và phát triển năng
lực, phẩm chất học sinh. Sau đây là phần thiết kế bài dạy của tôi:
1
Trường Tiểu học ……………..…
Giáo viên: …………………….....
Môn: Công nghệ lớp 3
Ngày dạy: .... /.... /2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phần 1: Công nghệ và đời sống
Bài 2: Sử dụng đèn học (tiết 1)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng:
- Nêu được tác dụng và mơ tả được các bộ phận chính của đèn học.
- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.
2. Năng lực chung, phẩm chất:
Năng lực chung:
NL tự học, tự chủ: hoàn thành nhiệm vụ học cá nhân.
NL giao tiếp và hợp tác: biết chú ý lắng nghe GV và cùng thảo luận
nhóm.
+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được cách thức giải quyết vấn đề
đơn giản theo hướng dẫn.
Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
3. Năng lực công nghệ:
NL nhận thức công nghệ: nêu được vai trị của các sản phẩm cơng nghệ
trong đời sống gia đình, nhà trường (đèn học).
NL giao tiếp cơng nghệ: nói, vẽ hay viết để mơ tả những thiết bị, sản
phẩm cơng nghệ phổ biến trong gia đình.
NL sử dụng công nghệ: sử dụng được một số sản phẩm cơng nghệ phổ
biến trong gia đình.
+ NL đánh giá cơng nghệ: đưa ra được lí do thích hay khơng thích một sản
phẩm cơng nghệ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- Giáo viên (GV): Laptop, máy chiếu, Slices PowerPoint có chứa nội dung bài
học (Tranh minh họa bài đọc, BT trong SGK…).
- Học sinh (HS) : Sách giáo khoa (SGK), vở bài tập (VBT), bảng con, phấn, vở,
bút chì, bút máy, tẩy…
2
2. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, quan sát, trị chơi học tập....
- Trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đơi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động (3-5 phút)
Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Đố vui”. GV đưa ra câu - HS quan sát lắng nghe
đố:
Cái gì bật sáng trong đêm
Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
- GV yêu cầu HS trả lời câu đố.
- HS xung phong trả lời (Đáp án:
Cái đèn)
- GV nhận xét, chốt đáp án, dẫn dắt liên kết
- HS lắng nghe
với nội dung bài. (Gợi ý: Đáp án chính là cái
đèn. Đèn là một đồ dùng quen thuộc ở mỗi nhà,
nó giúp cho căn nhà của chúng ta được thắp
sáng vào ban đêm. Vậy cịn đèn học thì sao?)
- GV đặt câu hỏi:
+ Các em ở nhà có sử dụng đèn học
khơng?
- HS lắng nghe
+ Tác dụng chính của đèn học là gì?
+ Sử dụng đèn học như thế nào là đúng
cách?
- GV yêu cầu HS trả lời theo tình hình thực tế,
GV không chốt đúng hay sai.
- GV cho HS nêu ý kiến thắc mắc liên quan - HS trả lời theo tình hình thực tế
đến bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học. (Gợi ý: Để tìm hiểu - HS nêu ý kiến thắc mắc liên
và trả lời các thắc mắc, chúng ta sẽ bước vào quan đến bài học
bài ngày hôm nay “Bài 2. Sử dụng đèn học”. Ở - HS lắng nghe
tiết 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng và
cấu tạo của đèn học)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10-11 phút)
2.1. Tác dụng của đèn học và một số loại đèn học phổ biến
Mục tiêu: HS tìm hiểu tác dụng của đèn học; Nhận biết được một số loại đèn
học thông dụng.
3
Cách tiến hành:
Tác dụng của đèn học:
- GV cho HS quan sát Hình 1 trong SGK trang
10 và thảo luận cặp đơi để hồn thành u cầu:
“Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết bạn nhỏ
đang sử dụng đèn học để làm gì?”
- GV yêu cầu HS trả lời (theo nhóm). GV yêu
cầu thêm một vài HS nhận xét câu trả lời của
bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. (Gợi ý:
Đèn học cung cấp ánh sáng hỗ trợ việc học tập,
giúp bảo vệ mắt)
- HS quan sát, lắng nghe, thảo luận
(thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với
bạn)
- HS trả lời, nhận xét
- HS lắng nghe...
- HS rút ra kết luận
- HS lắng nghe
Một số loại đèn học phổ biến:
- GV cho HS quan sát Hình 2 trong SGK trang
10 và thảo luận cặp đơi để hồn thành u cầu:
“Nếu chọn một chiếc đèn học có trong Hình 2,
- HS trả lời
em sẽ chọn đèn nào? Tại sao?”
- GV cho HS thỏa sức trả lời theo ý kiến cá
nhân của mình. (GV có thể gợi ý cho HS như
thích kiểu dáng, màu sắc,... nếu như HS gặp
- HS tổng hợp
khó khăn khi trả lời)
- GV và HS cùng tổng hợp lại tất cả các ý - HS rút ra kết luận
kiến.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. (Gợi ý:
Đèn học có nhiều kiểu dáng và màu sắc đa
dạng, nên việc lựa chọn loại đèn học nào còn
tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu và điều kiện
của bản thân)
2.2. Một số bộ phận chính của đèn học (15-19 phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu tác dụng của đèn học; Nhận biết được một số loại đèn
học thông dụng.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: “Dán vào vị trí đúng” - HS lắng nghe, nhận nhóm
với 2 vịng chơi, theo hình thức 4 nhóm. GV
nêu luật chơi: Các nhóm tham gia đầy đủ 2
vịng chơi, nhóm nào có tổng điểm cả 2 vịng
cao nhất sẽ nhận được một món q bí mật.
- GV phát sơ đồ cấu tạo của đèn học có kèm - HS nhận sơ đồ cấu tạo của đèn
theo thẻ tên (thẻ tên có thể tháo, dán tùy chỉnh) học có kèm theo thẻ tên và đèn
4
và 4 cái đèn học đã chuẩn bị (Đèn học là mơ
hình thật giống Hình 3 trong SGK, trang 11)
cho 4 nhóm đã chia. (Phụ đề 1)
- GV nêu cách chơi, luật chơi vịng 1: HS thảo
luận nhóm 4 trong 3 phút, quan sat đèn học và
sau đó dán thẻ tên vào các bộ phận tương ứng
của đèn học (Ví dụ: Thẻ tên “Công tắc” dán
vào bộ phận số 6). Nhóm nào có đáp án đúng
nhất sẽ ở vịng này được 5đ/10đ. Ngồi ra, khi
thành viên của các nhóm có nhận xét và bổ
sung ý thì nhóm đó sẽ được cộng thêm 0,51đ/10đ, mỗi nhóm chỉ được 1 (Ví dụ: Thành
viên nhóm 1 chỉ nhận xét kết quả nhóm 3, 4 thì
được 0,5đ, nếu có bổ sung sẽ được cộng trịn
1đ).
- GV ra tín hiệu trị chơi bắt đầu và kết thúc.
- GV mời đại diện 4 nhóm lên trình bày và
thuyết minh kết quả.
- GV mời HS nhận xét, bổ sung (nếu có) kết
quả của các nhóm.
- GV và HS cùng đưa ra kết quả cuối cùng.
(Gợi ý: 1.Chụp đèn; 2.Thân đèn; 3. Dây nguồn;
4.Bóng đèn; 5.Đế đèn; 6.Cơng tắc)
- GV cơng bố nhóm chiến thắng và tổng điểm
các nhóm của vịng 1. GV nhận xét, tun
dương.
- GV u cầu thành viên mỗi nhóm lên bảng
mang sơ đồ cấu tạo của đèn học về vị trí nhóm
mình.
- GV phát thêm 6 thẻ nội dung (thẻ có thể
tháo, dán tùy chỉnh) cho mỗi nhóm, trong thẻ
có ghi mơ tả về tác dụng của các bộ phận chính
của đèn học. (Phụ đề 2)
- GV nêu cách chơi, luật chơi vòng 2: HS thảo
luận nhóm 4 trong 3 phút và dán thêm 6 thẻ vào
sơ đồ cấu tạo trên tương ứng ở các bộ phận
chính của đèn học. Các tính điểm vịng 2 tương
tự vịng 1 (GV có thể nhắc lại cách tính điểm
nếu HS khơng nhớ).
- GV ra tín hiệu trị chơi bắt đầu và kết thúc.
- GV mời đại diện 4 nhóm lên trình bày và
thuyết minh kết quả.
5
học (theo nhóm)
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- Đại diện nhóm lên trình bày và
thuyết minh kết quả
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có)
- HS và GV cùng đưa ra kết quả
cuối cùng
- HS lắng nghe
- HS mang sơ đồ cấu tạo của đèn
học về vị trí nhóm mình.
- HS nhận thẻ
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- GV mời HS nhận xét, bổ sung (nếu có) kết
quả của các nhóm.
- GV và HS cùng đưa ra kết quả cuối cùng.
(Phụ đề 3)
- GV cơng bố nhóm chiến thắng vịng 2. GV
tính tổng điểm của các nhóm sau 2 vịng rồi
cơng bố nhóm chiến thắng trị chơi và trao quà
(GV có thể trao các phần quà khác để khích lệ
các nhóm cịn lại).
- GV nhận xét, tun dương.
- GV chiếu slide, giới thiệu HS: “Một số kiểu
công tắc đèn phổ biến”
- Đại diện nhóm lên trình bày và
thuyết minh kết quả
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có)
- HS và GV cùng đưa ra kết quả
cuối cùng
- HS nhận kết quả, nhận quà
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- GV yêu cầu HS quan sát hình và nhắc lại tên
các kiểu cơng tắc. GV mời 2-3 HS nhắc lại
trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu HS: “Cùng bạn quan sát và gọi
tên những bộ phận chính của một chiếc đèn
học”.
- GV gọi 2-3 HS (theo nhóm) gọi tên những
bộ phận chính của một chiếc đèn học. GV mời
thêm một vài HS nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận (Gợi ý:
Đèn học gồm có các bộ phận chính như bóng
đèn, chụp đèn, thân đèn, cơng tắc và dây
chuyền).
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát hình và nhắc lại tên
các kiểu cơng tắc
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS gọi tên những bộ phận chính
của một chiếc đèn học, nhận xét.
- HS rút ra kết luận
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (3-4 phút)
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học.
Cách tiến hành:
- GV hỏi: “Qua bài học ngày hôm nay con nhớ - HS trả lời
nhất điều gì?”. GV mời 3-4 HS trả lời.
- GV hỏi: “Trong bài học ngày hôm nay em - HS trả lời
cịn điều gì băn khoăn hay thắc mắc không?”.
GV mời HS trả lời.
6
- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong - HS lắng nghe
lớp.
- Đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh - HS lắng nghe
trọng tâm bài.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị hình ảnh cho tiết - HS lắng nghe, chuẩn bị
học sau.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học sử dụng
trong tiết dạy trên
Trong:“Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, giáo dục công nghệ được thực hiện
từ lớp 3 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp Tiểu học. Công nghệ là môn học
bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng,
thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Cũng bởi vậy nên thiết kế một kế
hoạch bài dạy mơn Cơng nghệ lớp 3 nói chung và thiết kế 1 tiết kế hoạch bài dạy “bài
2: Sử dụng đèn học” mơn Cơng nghệ lớp 3 nói riêng được thực hiện một cách chi tiết
nhằm hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (HS). Trong 1 tiết
kế hoạch bài dạy này, tôi không chỉ tập chung phát triển ở HS năng lực (NL) công
nghệ, mà cịn góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung, phẩm chất chủ yếu,
đó là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các NL chung, đó là NL tự
học, tự chủ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các NL và
phẩm chất này được hình thành và phát triển xuyên suốt từ đầu đến cuối hoạt động học
nhằm thể hiện nguyên lí “Người học là trung tâm”. Một tiết của bài “Sử dụng đèn học”
có ba hoạt động chính đó là HĐ khởi động; HĐ hình thành kiến thức mới và HĐ củng
cố, dặn dò. Đây là ba HĐ cốt lõi nhằm truyền thụ kiến thức cho HS, nhưng để có một
tiết học hay với các HĐ thú vị thì tập trung vào người học thơi là khơng đủ mà còn
phải kết hợp với cả các phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học nữa,
có như vậy thì mới khơi gợi được hứng thú học tập, tìm hiểu cơng nghệ ở HS. Qua đó,
giúp HS học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường cơng nghệ ở gia đình, nhà
trường, xã hội.”
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
Khởi động là:“hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên
quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tị mị, sự hứng thú, tâm
thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Mà hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các
động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh
động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng phương pháp gợi
7
mở-vấn đáp kết với với kĩ thuật KWL và sử dụng hình thức dạy học đồng loạt cả lớp
nhằm đạt được mục tiêu của bài học và hoạt động.”
Xuyên suốt HĐ:“khởi động, tơi sử dụng hình thức dạy học đồng loạt cả lớp, bởi đây
là hình thức hoạt động mà tồn thể học sinh trong lớp có thể cùng thực hiện một nhiệm
vụ học tập. Điều này, giúp cho GV dễ điều hành, quản lí lớp và dễ sử dụng các phương
tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học để thực hiện bài dạy theo chương trình, ít lệ thuộc
vào mơi trường xung quanh. Đặc biệt, trong một thời gian ngắn có thể thơng báo được
nhiều kiến thức đến với HS. Ngồi ra, nó cịn rất phù hợp với hình thức tổ chức dạy
học theo trường, lớp ở trường Tiểu học.”
Ở:“HĐ đầu trong HĐ khởi động, tôi sử dụng phương pháp gợi mở-vấn đáp, tôi đặt
một câu hỏi dạng câu đố nhằm tạo sự kích thích, gây tị mị cho HS về nội dung bài
học. Ngoài ra, câu hỏi này cũng sẽ tạo một bước đệm cho hệ thống câu hỏi sau này.
Sau khi HS tìm ra được câu trả lời, tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi nhằm liên kết với nội
dung chính của bài học là “Sử dụng đèn học”, cũng như qua việc trả lời hệ thống câu
hỏi dẫn dắt của GV, HS thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và
lĩnh hội được đối tượng học tập. Ngay khi, hệ thống câu hỏi được đưa ra, tôi đã vận
dụng ngay kỹ thuật dạy học KWL, K là kiến thức, kĩ năng HS đã có từ thực tiễn; W là
những điều HS muốn biết, thắc mắc về bài học; L là những điều HS tự giải đáp / trả lời.
Có thể hiểu là HS sẽ phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc
sống hàng ngày của các em để tự trả lời câu hỏi và nêu những thắc mắc, những điều
HS muốn GV giải đáp trong bài học ngày hơm nay. Từ đó, GV dẫn dắt vào tiết học.”
Qua việc vận dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức HĐ 1 giúp HS phát
triển các năng lực đặc thù sau: NL nhận thức công nghệ được thể hiện ở việc HS nêu
được tác dụng chính của đèn học; NL sử dụng công nghệ được thể hiện ở việc HS nêu
được cách sử dụng đèn học đúng cách.
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt:“động hình thành kiến thức mới là hoạt động cơ bản trong bài học của SGK.
HĐ này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là HĐ
quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trị và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động
luyện tập và vận dụng cũng như tồn bộ q trình dạy học phát triển năng lực học sinh.
Vì vậy, tơi đặc biệt quan tâm, dành nhiều thời gian và trí tuệ cho việc nghiên cứu, thực
hiện nội dung hoạt động cơ bản này. Trong kế hoạch bài giảng này, HĐ hình thành kiến
thức mới gồm 2 HĐ thành phần sau: 2.1. Tác dụng của đèn học và một số loại đèn học
phổ biến; 2.2. Một số bộ phận chính của đèn học. Mỗi hoạt động này sẽ có cách sử
dụng hoặc kết hợp các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học khác nhau nhằm đạt
được mục tiêu của bài học và hoạt động.”
8
Ở:“HĐ 2.1, tôi sử dụng phương pháp Quan sát kết hợp với hình thức nhóm đơi. Khi
dùng phương pháp này, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng giác quan để trí giác các sự vật,
hiện tượng mà ở HĐ này là Hình 1,2, SGK trang 10 nhằm thu thập, xử lý các thông tin
để rút ra kết luận. Đặc biệt, khi kết hợp cùng hình thức dạy học theo nhóm đơi thì sẽ
tạo điều kiện cho mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, khơng thể ỷ lại một vài
người năng động và nổi trội hơn. Các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề
trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng
góp vào kết quả chung của cả lớp. Ngoài ra, trong HĐ nhỏ “Một số loại đèn học phổ
biến” của HĐ thành phần 2.1, tơi cịn kết hợp cả kĩ thuật Động não. Khi kết hợp thêm
kĩ thuật này, GV cách thức HĐ như trên và thực hiện nhóm đơi, chỉ có khác là HS sẽ
được thỏa sức nêu ra ý kiến của mình, càng nhiều ý kiến càng tốt, nhằm huy động
những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề mà ở HĐ này là “Nếu chọn một chiếc
đèn học có trong Hình 2, em sẽ chọn đèn nào? Tại sao?” trong nhóm cùng thảo luận.
Các thành viên tham gia một cách tích cực nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng.”
Qua:“việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức HĐ 2.1
giúp HS phát triển các năng lực đặc thù sau: NL nhận thức công nghệ được thể hiện ở
việc HS nêu được, rút ra kết luận về tác dụng của đèn học; NL đánh giá công nghệ
được thể hiện ở việc HS đưa ra được lí do thích hay khơng thích các đèn học ở Hình 2
trong SGK.”
Ở:“HĐ 2.2 tơi có 3 hoạt động nhỏ gồm: Trị chơi “Dán vào vị trí đúng”; Quan sát
một số kiểu cơng tắc đèn phổ biến; Cùng bạn quan sát và gọi tên những bộ phận chính
của một chiếc đèn học. Trong phần HĐ Trị chơi “Dán vào vị trí đúng, tơi sử dụng
phương pháp Trò chơi kết hợp phương pháp Quan sát và sử dụng hình thức nhóm (4
nhóm). Các phương pháp này, giáo viên sử dụng một trị chơi có nội dung gắn với hoạt
động học tập, có chứa đối tượng quan sát (đèn học, sơ đồ cấu tạo của đèn học) của HS.
Sau đó, GV hướng dẫn HS sử dụng giác quan để trí giác các sự vật trên nhằm thu thập,
xử lý các thơng tin để có thể dán được các thẻ tên, thẻ nội dung vào vị trí tương ứng,
cũng như nhận biết, rút ra kết luận cho HĐ trên. Việc vận dụng các phương pháp trên
cùng hình thức dạy học theo nhóm nhằm giúp HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể
bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để có thể hồn thành nhiệm vụ
và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ GV, trên cơ sở đó, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.
Tạo điều kiện cho HS cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn để có thể bổ sung
vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình (thu thập thơng tin).”
HĐ “Quan sát một số kiểu công tắc đèn phổ biến”, tơi:“sử dụng hình thức cá nhân
kết hợp với phương pháp Quan sát. Việc sử dụng hình thức cá nhằm giúp HS nâng cao
NL tự học, tự chủ và tạo ra mối quan hệ thân mật, hợp tác giữa GV và từng HS trên cơ
sở tôn trọng nhân cách các em trong học tập. HĐ “Cùng bạn quan sát và gọi tên những
bộ phận chính của một chiếc đèn học”, tơi sử dụng hình thức nhóm đơi, kĩ thuật Chia
sẻ nhóm đơi. Qua đó, giúp HS biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng bàn để phát triển
9
được những câu trả lời tốt, giúp HS phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong
giải quyết vấn đề. Hai HĐ nhỏ này nhằm mở rộng kiến thức, bổ trợ cho HĐ trị chơi ở
trên. Từ đó, rút ra kết luận cho HĐ 2.2.”
Qua việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức HĐ 2.2 giúp
HS phát triển các năng lực đặc thù sau: NL nhận thức công nghệ được thể hiện ở việc
HS nêu được, rút ra kết luận về tác dụng những bộ phận chính của đèn học; NL giao
tiếp cơng nghệ được thể hiện ở việc HS nói để mơ tả những bộ phận chính của đèn học.
3.3. Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
HĐ:“củng cố và dặn dị là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ giá trị
của tác phẩm, trước khi kết thúc giờ học. Cũng là một khâu quan trọng của bài giảng,
là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài giảng. Ngoài việc xác định kiến thức trọng
tâm, học sinh cịn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Trong HĐ này, tơi sử
dụng kĩ thuật Trình bày 1 phút kết hợp với hình thức dạy học cả lớp nhằm đạt được
mục tiêu của bài học và hoạt động. Việc kết hợp giữa kĩ thuật và hình thức trên nhằm
tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và trả lời những câu hỏi về những điều
còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cơ đọng với các bạn cùng
lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập
của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Từ đó, GV đưa ra
nhận xét q trình học tập của HS trong lớp, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh
trọng tâm bài, cũng như dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. HĐ này giúp HS phát
triển NL nhận thức công nghệ; NL giao tiếp công nghệ.”
TÀI LIỆU THAM KHẢOTÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu sách:
1. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung - Kiểm tra đánh giá trong
giáo dục (2014) - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Kỳ - Phương pháp giáo dục tích cực (1995) - NXB Giáo dục Hà Nội.
3. SGK, SGV Công Nghệ lớp 3 tập 1- Bộ sách Chân trời sáng tạo - NXB Giáo dục
Việt Nam.
Danh mục tài liệu mạng:
1. Chương trình giáo dục phổ thơng môn Công Nghệ (Ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
10
2. Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo
dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
PHỤ ĐỀ
Phụ đề 1:
Sơ đồ cấu tạo của đèn học có kèm theo thẻ tên (Câu 2, trang 4)
Phụ đề 2:
Thẻ nội dung có ghi mơ tả về tác dụng của các bộ phận chính của đèn học
(Câu 2, trang 5)
Phụ đề 3:
Kết quả của trị chơi “Dán vào vị trí đúng” (Câu 2, trang 5)
11
12