Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoá học để nâng cao chất l¬ượng giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.21 KB, 13 trang )

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIÁ RAI
TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Sử dụng thiết bị Hóa học và ứng dụng công nghệ
thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hóa học.

Người thực hiện: HỒ MINH ĐƯƠNG
Chức vụ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Thuộc tổ: Sinh-Hóa-Thể dục

Tân Thạnh, ngày 08 tháng 05 năm 2016
Mục lục:

trang

Mục lục ………………………………………………………………....

1

Phần đặt vấn đề……………………………….…………………………

2

Nội dung
-1-


Thực trạng của sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin


5

Giải pháp sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin

6

Kết quả đạt được

10

Kết luận và kiến nghị

...........................................................................

11

Sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần
đổi mới phương pháp dạy học Hoá học để nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đào tạo con người có trình độ khoa học, đủ sức tiếp cận với sự phát
triển của thế giới là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với nền Giáo dục
của mỗi đất nước.
-2-


Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, để phát triển Giáo dục thì không
còn cách nào khác là chúng ta phải cải cách Giáo dục trên nhiều phương diện như
mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học... Tất cả cùng
mục đích nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực chủ đạo và
năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi

giáo viên tham gia giảng dạy phải thực sự nắm bắt và đổi mới phương pháp dạy
học.
Qua giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường Trung Học Cơ Sở (THCS), tôi thấy
việc dạy bộ môn Hoá học gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
1, Về thuận lợi
Hệ thống Sách giáo khoa(SGK) hoá học ở bậc THCS được soạn thảo phù
hợp với phương pháp dạy học mới hiện nay, phù hợp với trình độ của học sinh.
Với nội dung và phương pháp dạy học mới đã góp phần tích cực Giáo dục học sinh
các kỹ năng:
- Thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin.
- Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm phổ biến.
- Giải thích các hiện tượng hoá học đơn giản.
- Bước đầu biết áp dụng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Vận dụng được kiến thức hoá học để giải một số bài tập hoá học phù hợp
trình độ học sinh cấp THCS.
- Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Tạo cho học sinh thói
quen tự lực, chủ động khám phá tri thức mới.
- Giáo dục tình cảm, thái độ của học sinh, tạo hứng thú học tập bộ môn. Xây
dựng ý thức áp dụng kiến thức học tập được vào cuộc sống, giáo dục thái độ trung
thực, thắng thắn, tỉ mỉ, chính xác, tinh thần làm việc tập thể.
Đi đôi với nội dung và phương pháp giảng dạy được đổi mới thì nhà trường
đã trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết cho mỗi bài học. Bản thân tôi
đã được học tập cả về việc đổi mới phương pháp dạy học và cách sử dụng thiết bị
dạy học trong giờ học. Do vậy các giờ học tôi đã thực hiện được vai trò chỉ đạo
-3-


hướng dẫn, vai trò phát triển được sự chủ động sáng tạo tiếp thu kiến thức của học
sinh.
2, Về khó khăn :

- Học sinh : Chưa hoàn toàn có thói quen học tập tự chủ, sáng tạo. Đối tượng
học sinh trong lớp không đồng đều: Có đối tượng rất tích cực, năng động, tư duy
nhanh nhạy, dễ tiếp thu kiến thức. Nhưng nhiều đối tượng học sinh có sự ỳ rất lớn,
chưa hoàn toàn cuốn hút theo hoạt động chung, thụ động, thiếu tích cực trong học
tập.
- Phương pháp dạy học mới đòi hỏi trang thiết bị dạy học đầy đủ, cơ sở vật
chất phù hợp với phương tiện dạy học hiện đại... Hiện nay, các trường học đã được
trang bị khá đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho các môn học nhưng một số dụng cụ
như giấy quỳ tím, một số hóa chất... chưa có độ chính xác cao. Hệ thống tranh vẽ
của môn hoá học còn ít, độ bền của một số dụng cụ Thí nghiệm(TN) chưa thật tốt
như ống hút, ống nghiệm, hóa chất còn thiếu tính chính xác... Điều đó thực sự gây
nhiều khó khăn cho giáo viên dạy môn hoá học.
Chương trình kiến thức hoá học với lượng kiến thức không nhỏ, đòi hỏi kỹ
năng thực hành của học sinh nhiều và lượng bài tập hoá học học sinh phải giải khá
nhiều có bài khó nhưng số lượng giờ học chỉ có 2 tiết/tuần đối với cả hoá 8 và hoá
9, nên giáo viên rất khó khăn khi tổ chức chữa bài tập để rèn kỹ năng giải BT cho
học sinh.
- Khó khăn mà giáo viên hoá học thường xuyên gặp là hầu hết các bài dạy đều
đòi hỏi giáo viên phải tổ chức được các nhóm học sinh trong lớp làm được thí
nghiệm mà mỗi bài học yêu cầu. Nhiều giờ dạy thời gian cho thí nghiệm mất nhiều
dẫn đến việc phân bố thời gian rèn kiến thức khác bị ảnh hưởng.
- Bộ môn hoá học cùng với một số bộ môn ít giờ khác đa số vẫn bị học sinh
coi là bộ môn phụ, học sinh ít khi chuyên tâm vào học tập mà chủ yếu lao vào học
các bộ môn nhiều tiết /tuần.
- Trước những khó khăn như vậy, tôi đã phải cố gắng làm sao cho mỗi giờ
dạy của mình vừa dạy đúng phương pháp tổ chức tốt nhóm học sinh thực hành
-4-


thành công, đảm bảo lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu được và cuốn hút học

sinh trong mỗi giờ học. Đặc biệt qua mỗi giờ dạy, mỗi năm giảng dạy, tôi phải tự
rút ra cho mình những kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy
môn hoá học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi muốn viết một số kinh nghiệm về việc
"sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi
mới phương pháp dạy học Hoá học để nâng cao chất lượng giảng dạy’’.

II/ NỘI DUNG:
1.Thực trạng của sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin:
a. Giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy nếu chúng ta không áp dụng công nghệ thông tin
hoặc không đưa các thí nghiệm chứng minh cho các phản ứng hóa học trên lớp đối
với những bài có thực hành thí nghiệm thì tiết dạy đó của chúng ta không thành
công, cũng như tiết dạy đó lượng kiến thức học sinh cần nắm không đạt mức theo
yêu cầu của bài. Vì vậy việc sử dụng thiết bị trên lớp ở tiết hóa là không thể thiếu.
Trong giảng dạy Hoá học, ngoài việc cố gắng tuân theo khuôn khổ chung,
mỗi giáo viên phải giành tâm huyết trong từng giờ dạy, phải luôn tìm hiểu kỹ các
-5-


kiến thức cần đưa ra, sáng tạo trong việc giảng dạy. Không để tình trạng giáo viên
dạy còn học sinh chỉ biết thu nhận. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng bài học giúp cho quá
trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu khám phá kiến thức có sự lôi cuốn, hấp dẫn, đòi hỏi
học sinh suy nghĩ song song với dòng suy nghĩ của thầy. Như vậy sẽ đẩy mạnh
việc tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh.
b. Học sinh:
Chất lượng bộ môn hóa tương đối thấp. Đầu năm học 2015-2016 số học sinh
lớp 9 trường tôi là 45 em, qua đợt kiểm tra định kỳ lần đầu có 18 em yếu phần còn
lại là khá giỏi, số học sinh ham thích học bộ môn hóa cũng ít, thường cho là môn
phụ.

c. Cơ sở vật chất:
Trường có một máy chiếu, chưa có máy tính riêng phục vụ cho việc giảng
dạy trên lớp; có một phòng thí nghiệm hóa nhưng hóa chất thiếu thốn rất nhiều.
Số hóa chất đã cấp về từ những năm trước đến thời điểm này một số loại hóa
chất không còn tính chính xác, phải tự mua ở ngoài. Một số tranh ảnh đã rách nát,
phòng chưa được trang bị điện nước đầy đủ.

2. Giải pháp sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần
đổi mới phương pháp dạy học Hoá học tôi sử dụng các thiết bị sau:
- Thiết bị dạy học Hoá học bao gồm: Dụng cụ và hoá chất, tranh, ảnh, mô
hình, mẫu vật thật, đĩa hình, máy tính, máy chiếu…
- Thiết bị dạy học Hoá học được sử dụng tạo nguồn kiến thức để học sinh
quan sát, tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức Hoá học mới.
- Thiết bị dạy học tạo điều kiện cho học sinh (HS) quan sát các mô hình
phân tử, nguyên tử, các mẫu chất, các phản ứng hoá học, quy trình sản xuất..., một
cách trực quan, sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu tượng cho HS hình
thành khái niệm hoá học và vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động.
-6-


Khi sử dụng các thiết bị dạy học, các hoạt động của giáo viên (GV) và HS
có thể như sau:
Mức độ
Hoạt động của GV
Mức 1. Sử - Thông báo nội dung

Hoạt động của HS
- Nghe thông báo


dụng ít tích - Cho HS xem mô hình, mẫu vật, thí - Quan sát để minh hoạ
cực

nghiệm, hình ảnh mô phỏng, sơ đồ,… cho lời nói của GV

để minh hoạ
Mức 2. Sử - Nêu mục đích

- Nắm mục đích

dụng

- Tiến hành các hoạt động

tích - Trình bày hoặc cho HS quan sát

cực

- Giao nhiệm vụ cho HS

thu thập và xử lý thông

- Hướng dẫn hoạt động của HS

tin: Quan sát, tiến hành
thí nghiệm.....

- Nhận xét rút ra kết luận.
Khi dạy các bài hình thành kiến thức mới, tôi nhận thấy rằng sử dụng thiết bị
dạy học theo mức 2 đã giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.

Ví dụ 1: Khi dạy về phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp, tôi đã sử dụng
thiết bị dạy học như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo các - Làm thí nghiệm theo nhóm
bước sau:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

+ Bỏ muối ăn vào nước, khuấy

+ Khi bỏ muối ăn vào nước, khuấy thì

+ Đun cạn hỗn hợp thu được

muối tan
+ Khi đun cạn nước muối thì thu được
muối.

?Dựa vào tính chất gì mà ta có thể tách - HS: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau
được muối ra khỏi hỗn hợp nước muối? của muối và nước
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm tách - HS thảo luận nhóm, tìm ra phương
riêng được muối ăn và cát ra khỏi hỗn pháp tách, sau đó làm thí nghiệm theo
hợp

nhóm.

? Dựa vào tính chất nào để tách riêng - Sau khi làm thí nghiệm, HS dễ dàng
-7-



được muối ăn và cát ra khỏi hỗn hợp?

biết được dựa vào tính tan trong nước.

? Qua 2 thí nghiệm trên, em hãy cho - HS: tự rút ra được kết luận: Dựa vào
biết nguyên tắc để tách một chất ra tính chất vật lý khác nhau của chất để
khỏi hỗn hợp?
tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Ví dụ 2: Dạy về hiện tượng hoá học, có thí nghiệm đốt hỗn hợp bột Fe và
bột S, do hoá chất không đảm bảo nên khi làm thí nghiệm không thành công, lúc
này chúng ta có thể sử dụng thiết bị dạy học là máy trình chiếu và băng hình, tôi
chiếu các bước thí nghiệm để HS quan sát kĩ các hiện tượng phản ứng. Từ đó HS
tự rút ra được kết luận mặc dù không được trực tiếp làm thí nghiệm nhưng các em
vẫn rất hứng thú và tự chủ tiếp thu kiến thức.
Ví dụ 3: Khi tôi dạy về công thức cấu tạo của hoá học hữu cơ, như etilen,
axetilen, bezen..., để hình thành được kiến thức cho HS tôi thường dùng các mô
hình của thiết bị dạy học để các nhóm HS được lắp ghép thành công thức cấu tạo
của chất, khi đó tôi thấy các em tiếp thu kiến thức rất tốt, và các em thuộc bài
nhanh.
Không chỉ ở những giờ học hình thành kiến thức mới mà cả những giờ
luyện tập, giờ thực hành..., tôi thấy việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin là rất cần thiết và có hiệu quả cao trong giảng dạy:
Ví dụ 1: Khi dạy về phần luyện tập sau bài rượu etylic, chỳng ta có thể dùng
máy chiếu để chiếu bài tập sau: Hãy giải bài tập sau đây.
Cho mẩu natri tác dụng với dung dịch rượu. Có những phản ứng nào có thể
xảy ra? Hãy viết phương trình hoá học và giải thích?
- GV yêu cầu HS làm ra phiếu học tập, sau đó chiếu một số bài làm của HS
lên
- HS khác nhận xét bổ sung ngay trên bài của bạn.

- GV chiếu nội dung bài tập đã hoàn thiện để HS tham khảo.
Ví dụ 2: Khi dạy bài thực hành chỳng ta có thể chiếu mục tiêu, nội dung lên
màn hình để HS thực hành được thành công và không mất nhiều thời gian ghi
bảng.....
-8-


Ví dụ 3: ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo hiệu ứng cho các phản
ứng hóa học (phản ứng ảo) cho các phản ứng khá khó khăn, rồi chiếu cho học sinh
xem, từ đó học sinh lĩnh hội kiến thức rất dễ dàng. Cụ thể như phản ứng thế Clo
trong bài metan.
Khi sử dụng phương pháp này vào giảng dạy tôi thấy phương pháp này có
những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Giúp cho việc dạy Hoá học trực quan, sinh động, phát triển tư duy tạo điều
kiện cho HS tích cực khai thác, tìm tòi xây dựng kiến thức mới.
Nhược điểm:
- Cần có phương tiện thiết bị nên tốn kém hơn, ví dụ như máy trình chiếu,
băng hình, hay những đoạn phim về thí nghiệm (quý đồng nghiệp chịu khó sưu tầm
những thí nghiệm mẫu).....
- Cần có nhiều thời gian để GV chuẩn bị, như làm thí nghiệm trước khi lên
lớp để dự trù được lượng hoá chất cần dùng, thời gian hoàn thành, các tình huống
khác..., hay cần có thời gian để GV thiết kế giáo án điện tử, tìm kiếm thông tin liên
quan đến Hoá học trên mạng .....
- Nhà trường tôi có 1 phòng bộ môn Hoá học trang khá đầy đủ. Trong thực
tế tuỳ từng mục đích của mỗi bài học, tôi đã sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học
tối thiểu đã được cung cấp theo hướng hỗ trợ tạo điều kiện cho HS được hoạt động
tích cực hơn. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây thì mới đạt
được hiệu quả cao trong các giờ dạy:
+ Bảo đảm tính mục đích: Sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính và các

phần mềm như là phương tiện giúp GV tổ chức và HS thực hiện các hoạt động học
tập Hoá học theo hướng: HS chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng
Hoá học.
+ Bảo đảm tính hiệu quả: Không coi thiết bị dạy học Hoá học, máy tính và
phần mềm chỉ như là công cụ trình chiếu, trưng bày mà thực sự là nguồn để giúp
HS tìm tòi, vận dụng kiến thức.
-9-


+ Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: Chỉ sử dụng thiết bị dạy học Hoá học
tối thiểu, máy tính, phần mềm đa phương tiện phù hợp với nội dung, hình thức và
phương pháp cụ thể của mỗi bài, chương. Không sử dụng tràn lan gây nặng nề cho
bài học dẫn đến thiếu hiệu quả.
+ Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu với việc ứng dụng công nghệ
thông tin một cách linh hoạt, phù hợp đảm bảo tính hiệu quả của việc áp dụng dạy
học tích cực.
Ví dụ: Một số thí nghiệm hoá học có điều kiện GV làm hoặc HS thực hiện
được thì không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trong bài.
Nên kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác như phương pháp
thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để tăng tính
đa dạng và hiệu quả.
3. Kết quả đạt được:
Kết quả của học sinh qua các kỳ thi khảo sát đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra,
có học sinh dự thi cấp tỉnh.
Năm học 2015-2016 tôi dạy 44 học sinh khối 9 đạt 5 em giỏi bộ môn, 6 em
khá, 24 em trung bình, 9 học sinh yếu bộ môn. Và có một em giỏi cấp huyện đạt
giải khuyến khích.

- 10 -



III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết quả ứng dụng đề tài:
Hai năm gần đây tôi tích cực sử dụng phương pháp này, kết hợp với việc tự
rút kinh nghiệm qua mỗi giờ dạy, chất lượng của học sinh khi học môn Hoá học đã
được nâng cao dần. Nhiều học sinh yêu thích môn học và hứng thú sôi nổi xây
dựng bài trong giờ học. Học sinh đa số có kỹ năng tự làm thí nghiệm, thích tìm tòi
tự lĩnh hội kiến thức. Có phương pháp tự học, tự tìm hiểu qua các thí nghiệm.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
Với những khó khăn mà giáo viên thường xuyên gặp khi dạy Hoá học, để
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, tôi có một số đề nghị sau:
-Có sự hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy về việc chuẩn bị thiết bị dạy học cho
học sinh.
-Giáo viên cần thành thạo khi sử dụng thiết bị dạy học…
-Học sinh học Hoá học cần có phòng học thuận lợi cho việc làm thí nghiệm
như bàn học bằng phẳng, chỗ ngồi rộng rãi, có điện nước đầy đủ ….
Giải pháp cho các vấn đề trên:
- 11 -


-Nhà trường có giáo viên chuyên phụ trách thiết bị dạy học giúp giáo viên
chuẩn bị trước giờ lên lớp.
-Có phòng học Hoá học và dụng cụ thí nghiệm và các thiết bị khác để gần
phòng học, trang bị phòng học hợp lý cho giờ học Hoá học.
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên đồng thời giáo viên giảng
dạy cần đầu tư nghiên cứu, rút kinh nghiệm giờ dạy và cách sử dụng thiết bị dạy
học để tạo nguồn kiến thức cho HS hoạt động, hạn chế hướng minh hoạ. Ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư
duy độc lập, sáng tạo cho HS.

Trên đây là một số ý kiến tôi rút ra trong quá trình giảng dạy của mình. Tôi
cũng mong muốn đồng nghiệp đưa ra các ý kiến khác nhau để thảo luận nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học.
Tân Thạnh, ngày 08 thánh 05 năm 2016
Người viết

- 12 -


- 13 -



×