Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.85 KB, 143 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Mã số: C2021-27
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Bích Diệp


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Hà Nội, 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

1. Th.S Trần Thị Bích Diệp

Chủ nhiệm đề tài



2. Th.S Vũ Thị Thu Hường

Thư ký đề tài

3. Th.S Trần Thị Thảo

Thành viên đề tài

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
Khoa Sư phạm ĐH Thủ Đô Hà Nội
Khoa Sư phạmĐH Thủ Đô Hà Nội
Khoa Sư phạmĐH Thủ Đô Hà Nội


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sinh viên

SV

Giảng viên

GV

Sư phạm

SP


Giáo dục hướng nghiệp

GDHN

Kĩ năng

KN

Tham vấn nghề

TVN

Đại học Thủ Đơ Hà Nội

ĐHTĐHN

Năng lực

NL

Điểm trung bình

ĐTB

Độ lệch chuẩn

ĐLC



BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

3.1. Khách thể nghiên cứu

3

3.2. Đối tượng nghiên cứu


3

4. Giả thuyết khoa học

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

6. Phạm vi nghiên cứu

4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4

7.1. Phương pháp luận

4

7.2. Phương pháp nghiên cứu

5

8. Những đóng góp mới của đề tài

6


9.Cấu trúc của đề tài

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề
1.1.2. Nghiên cứu về tư vấn nghề tại Việt Nam
1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông

7
7
7
10
11

1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề

11

1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông

14

1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thơng

14

1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông


16

1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông

17

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông 18
1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm

20


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề

20

1.3.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm

21

1.3.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm 30
1.4. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề

32

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên

sư phạm
Kết luận chương 1

33
36

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

37
37

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

37

2.1.2. Nội dung khảo sát

37

2.1.3. Đối tượng khảo sát

37

2.1.4. Phương pháp khảo sát

37

2.1.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá


38

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Nhận thức của SV sư phạm trường ĐHTĐHN về tham vấn nghề

48
48

2.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tham vấn nghề 50
2.2.3. Thực trạng kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm

52

2.4. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm 55
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV khoa
SP trường ĐHTĐHN
Kết luận chương 2

56
58

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM

59

3.1. Nguyên tắc đảm phát triển kĩ năng tham vấn nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm


59

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

59

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

59

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

60

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

60

3.1.5. Nguyên tắc tập trung vào năng lực của sinh viên

60

3.1.6. Nguyên tắc coi trọng hoạt động thực hành, trải nghiệm

61


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM

3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng TVN của sinh viên sư phạm

61

3.2.1. Tích hợp năng lực giáo dục hướng nghiệp vào chương trình đào tạo ngành
Sư phạm

61

3.2.2.Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho sinh viên64
3.2.3. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên thông qua các nhiệm vụ học tập

67

3.2.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp

70

3.2.5. Kiểm nghiệm và đánh giá các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho sinh viên sư phạm

71

Kết luận chương 3

76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


77

1. Kết luận

77

2. Khuyến nghị

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện công tác tham vấn nghề

22

Bảng 1.2. Những công việc giáo viên cần làm khi thực hiện công tác tham vấn nghề 22
Bảng 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SP

26

Bảng 2.1 : Tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề


39

Bảng 2.2. Nhận thức của Sinh viên về tham vấn nghề

48

Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm

50

đối với SVSP trường ĐHTĐHN

50

Bảng 2.4. Thực trạng từng nhóm KN TVN của SVSP trường ĐHTĐHN

52

Bảng 2.5. Các con đường phát triển KN TVN cho SVSP trường ĐHTĐHN

55

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển KN TVN

56

của SVSP trường ĐHTĐHN

56


Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển kĩ năng

73

tham vấn nghề của sinh viên sư phạm

73

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển kĩ năng tham
vấn nghề cho sinh viên sư phạm

73

Bảng 3.1. Đánh giá các kết quả minh họa cho biện pháp

74

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm GDHN cho SV

68


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường phổ thơng có tầm quan trọng đặc
biệt, cung cấp và hướng dẫn học sinh cách tìm những thông tin nghề nghiệp, hệ thống

đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, giúp học sinh có thể lựa chọn cho
mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Ở trường
phổ thông việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện thông qua các con
đường cơ bản sau: 1/ Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản; 2/ Thông qua việc
tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; 3/ Thơng qua hoạt động ngoại
khóa; 4/ Thơng qua việc dạy học mơn cơng nghệ; 5/ Thông qua các buổi sinh hoạt
hướng nghiệp. Các con đường GDHN này chú trọng đến việc cung cấp những kiến
thức về các ngành nghề, các cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động nhưng chưa đi
sâu giải quyết những thắc mắc, băn khoăn, lo lắng của học sinh khi các em lựa chọn
nghề nghiệp. Hơn nữa, các em cịn có những căng thẳng, áp lực trong q trình học tập
và trong cuộc sống nên khó có thể tự mình giải quyết hiệu quả được tất cả những vấn
đề nảy sinh. Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua một con đường giáo dục
hướng nghiệp khác – thông qua tham vấn nghề. Lúc này, thầy cơ bên cạnh việc thực
hiện tốt vai trị của người giáo viên còn cần phải là những nhà tham vấn để giúp đỡ
học sinh giải tỏa những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp.
Giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng cũng là vấn đề đã
được sự quan tâm của các cấp, các ngành: Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính
phủ đã ban hành Quyết định 126- CP. Trong đó đã quy định mục đích, nhiệm vụ của
cơng tác hướng nghiệp.và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phối hợp với
ngành giáo dục thực hiện [90]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị
Trung ương khóa 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ
“đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ
thơng”,“bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thơng nền
tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông
phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất
1


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO

SINH VIÊN SƯ PHẠM
lượng”[78]. Thông báo số 3119/BGDĐT-GDCN về việc hướng dẫn phối hợp để thực
hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông,
ngày 17 tháng 06 năm 2014, có nội dung “để nâng cao hiệu quả của cơng tác hướng
nghiệp trong nhà trường, các trường phổ thông phối hợp với các cơ sở đào tạo trung
cấp chuyên nghiệp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác cho học sinh
như: Thăm quan cơ sở đào tạo; giảng dạy mơn học Cơng nghệ; tổ chức các buổi nói
chuyện, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh” [12].
Những chỉ đạo được thể hiện ở văn bản nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước ta
đã rất quan tâm đến việc tăng cường cơng tác hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực
và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động
hoặc tiếp tục được đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu
của xã hội.
Thông tư 32/2018/TT- BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) về ban
hành chương trình phổ thơng, ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã chỉ rõ trong mục tiêu của
chương trình “Chương trình giáo dục trung học phổ thơng giúp học sinh…có khả
năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh
của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”
[16]
Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng
nhiều. Một số người tìm được việc làm thì khơng đúng chuyên ngành đào tạo, một số
thì phải đào tạo lại. Trong khi đó một số ngành vẫn đang cịn thiếu nguồn nhân lực.
Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính đến quý IV năm 2019 cả
nước có 1.063,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó, số
người thất nghiệp ở trình độ cao đẳng là 92.500 người, trình độ đại học trở lên là
200.200 người [17]. Một trong những nguyên nhân của thực trạng nói trên là việc lựa
chọn nghề của học sinh chưa phù hợp. Nhiều trường phổ thông chưa thực hiện đầy đủ
các nội dung GDHN, chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả công tác tham vấn
nghề cho học sinh.
Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong công văn số

2


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
3119/BGDĐT-GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 [12] về việc hướng dẫn phối hợp để
thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thơng
thì việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ngồi
đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thơng thì cần có sự chung tay giúp sức của các lực
lượng khác, trong đó có giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để
thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề nhằm
trợ giúp học sinh giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong q trình chọn
nghề và lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, đội
ngũ giáo viên thực hiện GDHN nói chung và tham vấn nghề nói riêng chưa được đào
tạo chính quy, cịn q thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, họ hầu như chưa được
trang bị những kiến thức, kĩ năng tham vấn nghề mà chủ yếu thực hiện bằng kinh
nghiệm, thiếu phương pháp, yếu kĩ năng, kém lý luận. Tuy được Bộ hoặc Sở Giáo dục
và Đào tạo tổ chức tập huấn (ngắn hạn) hàng năm song do thời gian dành cho hoạt
động này ít nên việc tổ chức hoạt động tham vấn nghề ở trường phổ thơng gặp khó
khăn và đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và của xã hội,
học sinh chưa có sự chuẩn bị chu đáo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp
với bản thân và yêu cầu của xã hội - đây là thực trạng cần được giải quyết.
Vì vậy, việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên (SV) sư phạm (SP)
là rất cần thiết nhằm giúp cho SV SP sau khi ra trường vừa đảm nhiệm tốt việc giảng
dạy chun mơn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chun nghiệp nhằm nâng cao
hiệu quả cơng tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục – Đây là một trong những
hướng đi nhằm thực hiện mục tiêu kép trong đào tạo giáo viên.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn “Nghiên cứu phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc kĩ năng tham vấn nghề của sinh
viên sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng
tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Qúa trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là cần thiết và phù hợp với xu thế
đổi mới của chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Tuy nhiên, hiện nay việc đào tạo
giáo viên ở trường Đại học Thủ Đô Hà Nội chưa coi trọng đúng mức vấn đề này. Nếu
xây dựng được hệ thống các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề thì sẽ nâng
cao hiệu quả phát triển kĩ năng cho sinh viên sư phạm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.

- Khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.
-


Đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP

trường ĐHTĐHN.
6. Phạm vi nghiên cứu
-

Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển kĩ năng

tham vấn nghề cho SV SP. SV sau khi tốt nghiệp sẽ làm công tác giáo dục hướng
nghiệp ở các trường THPT.
-

Giới hạn về đối tượng khảo sát: Khảo sát giảng viên và sinh viên 1 số

chuyên ngành khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dưới những tiếp cận dưới đây:
- Tiếp cận trải nghiệm
Theo tiếp cận này, để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cần nghiên
cứu, phân tích và tổ chức hoạt động dạy học NVSP cho SV SP theo hướng tổ chức các
4


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
hoạt động thực gắn liền với thực tiễn, tạo môi trường học tập để sinh viên có cơ hội
được trải nghiệm dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của SV, từ đó giúp SV

SP tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm mới, giúp phát triển kĩ năng tham vấn nghề.
- Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Theo tiếp cận này, chúng tơi xem xét q trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề
cho SV SP là một hệ thống và để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cần
quan tâm tới tất cả những thành tố trong hệ thống đó.
-

Tiếp cận thực tiễn

Theo tiếp cận này, khi đưa ra những nhận định, đề xuất mới nhằm phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho SV SP phải xuất phát từ thực tiễn dạy học tại trường Đại học
Thủ Đơ Hà Nội và những đề xuất đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn.
-

Tiếp cận phát triển

Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP cho người học là yêu cầu rất cần
thiết. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP là hướng vào phát triển ở SV những
kĩ năng nhằm giúp SV sau khi ra trường có thể vừa thực hiện tốt việc giảng dạy
chuyên mơn, vừa có kiến thức, kĩ năng mang tính chun nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tham vấn nghề ở các cơ sở giáo dục. Việc phát triển kĩ năng tham vấn
nghề cho SV SP được thực hiện bằng cách chỉ rõ những kĩ năng tham vấn nghề cần
phát triển cho SV SP và đề xuất được biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho
SV SP.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
phân loại, hệ thống hóa, mơ hình hóa để nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài. Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí thuyết này để xác định bản chất
các khái niệm tham vấn nghề, tiếp cận trải nghiệm, những kĩ năng tham vấn nghề cần

có của SV SP…từ đó xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi với
5


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
giảng viên, sinh viên SP thuộc các chuyên ngành SP Văn, Toán, Vật lý, GDCD thuộc
khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Đây là phương pháp chủ đạo trong đề
tài nhằm thu thập thông tin về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
Cụ thể, bảng hỏi được thiết kế với hệ thống câu hỏi đóng và câu hỏi mở tập trung làm
rõ mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SVSP, phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV
SP, những khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
-

Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát và ghi chép theo

biên bản quan sát đã được thiết kế sẵn trong quá trình dự giờ của các giảng viên giảng
dạy NVSP nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
-

Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin ý

kiến chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý và các giảng viên có kinh
nghiệm trong giảng dạy NVSP về tính cần thiết, tính khả thi của quy trình phát triển kĩ
năng tham vấn nghề cho SVSP.
-


Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu hồ sơ giảng dạy của giảng viên ( lịch trình, giáo án, đề cương bài giảng…)
và sản phẩm hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình học tập NVSP để thu thập
những thơng tin cần thiết về q trình dạy học NVSP, về kĩ năng tham vấn nghề của
SV SP.
7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Chúng tôi sử dụng thống kê tốn học và phần mềm SPSS để xử lí số liệu thực
trạng và thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
8. Những đóng góp mới của đề tài
-

Đề tài đã góp phần làm mới hơn các thành phần trong cấu trúc của kĩ

năng tham vấn nghề trong đào tạo cho sinh viên SP.
-

Đề tài đã làm rõ thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP

ở trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất biện
pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
9. Cấu trúc của đề tài
6


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả
đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP.
Chương 2: Thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.
Chương 3: Biện pháp phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SP trường
ĐHTĐHN.

7


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN
NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề
Trên thế giới, tham vấn nghề đã xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, với nhiều hướng
nghiên cứu điển hình dưới đây:
* Hướng nghiên cứu về lý thuyết tham vấn nghề
Các tác giả đã đưa ra nhiều lý thuyết tham vấn nghề có giá trị đến hiện nay như:
Lý thuyết đặc điểm và nhân tố của Frank Parsons (1909) [112] đã chỉ ra rằng
thông qua việc làm trắc nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra các đặc điểm khác nhau của con
người. Sau đó, nhà tham vấn giúp họ tìm hiểu về cơng việc và kết hợp nhân cách của
họ với những công việc phù hợp.
Lý thuyết về nhân cách của Holland (1997) [120] là lý thuyết được sử dụng rộng
rãi hiện nay. Holland cho rằng đặc điểm nhân cách của con người cần được xem xét
trong sự thống nhất với mơi trường nghề nghiệp và có sáu kiểu nhân cách cơ bản: 1/
Kiểu thực tế (Realistic), 2/ Kiểu khám phá (Investigate), 3/ Kiểu nghệ sĩ (Aritistic), 4.
Kiểu xã hội (Social), 5/ Kiểu quyết đoán (Enterprising), 6/ Kiểu truyền thống/bảo thủ
(Conventional). Con người sẽ có xu hướng tìm kiếm những mơi trường làm việc mà ở

đó có cơ hội thể hiện đặc điểm nhân cách.
Ngồi ra, cịn có các lý thuyết khác như lý thuyết hệ thống [143], lý thuyết vị trí
điều khiển [134], lý thuyết 5 nhân tố [144]… Những lý thuyết này đã chỉ ra:
Trong quá trình chọn nghề, mỗi cá nhân phải hiểu về bản thân mình, về thế giới
nghề nghiệp và mối liên hệ giữa đặc điểm của bản thân và yêu cầu công việc cụ thể để
chọn được nghề phù hợp.
Việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan tác động như gia đình, ý kiến bạn
bè, trào lưu xã hội, tập quán địa phương. Chúng ta không điều khiển được ngoại cảnh
nhưng điều khiển được nội tâm của mình và làm chủ được vận mệnh của mình.
Nhấn mạnh đến năm yếu tố chính trong tham vấn nghề có ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân: 1/ Sự nỗ lực; 2/ Sự nhạy cảm; 3/ Hướng


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
ngoại; 4/ Sự hài lòng; 5/ Sự cởi mở đối với trải nghiệm: thơng minh, táo bạo, giàu
tưởng tượng, tị mị, sáng tạo, khác biệt.
Mô tả 6 kiểu người đặc trưng, 6 loại mơi trường tương ứng và sẽ có những nghề
nghiệp tương ứng với từng kiểu tính cách và mơi trường làm việc, từ đó tạo ra sự hịa
hợp giữa con người và môi trường làm việc.
Những nội dung trong lý thuyết mà các tác giả đưa ra là cơ sở quan trọng để các
nhà tham vấn nghề vận dụng khi tham vấn cho khách hàng.
* Hướng nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, các giai đoạn tham vấn nghề cho đối
tượng ngồi trường phổ thơng
Tác giả Williamson trong nghiên cứu của mình vào năm 1965 đã đưa ra 6 bước
trong tham vấn: 1/ Phân tích vấn đề; 2/ Tổng hợp vấn đề; 3/Dự đốn những tình huống
có thể xảy ra; 4/ Chẩn đoán những hành vi, suy nghĩ của thân chủ; 5. Tham vấn cho
thân chủ; 6. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của thân chủ [trích theo 127].

Tác giả Winslade trong nghiên cứu của mình vào năm 2005 đã đưa ra 6 bước cho
buổi tham vấn nghề như sau: 1/ Thiết lập mối quan hệ, xây dựng lòng tin, phát hiện
vấn đề và dẫn dắt thân chủ đến với q trình tham vấn; 2/ Phát triển cuộc trị chuyện,
phân tích vấn đề và xác định từng vấn đề trong cuộc trò chuyện; 3/ Kết nối, liên hệ
những ý kiến suy luận từ câu chuyện được kể từ thân chủ; 4/ Nhận ra nỗ lực của thân
chủ trong việc cố kháng cự lại những suy luận trên; 5/ Tìm hiểu kỹ hơn khách hàng,
đưa ra những suy luận khác; 6/ Phát triển những suy nghĩ, mối quan hệ trong các buổi
trò chuyện để đưa ra những phán quyết đúng đắn [trích theo 127].
Ngồi ra, các tác giả David Capuzzi, Mark D. Stauffer (2011) [107] Elizabeth B.
Yost; M. Anne Corbishley (1987) [110]; Gysbers N.C., Heppner. M.J. và Johnston J.A
(1998) [118]; Isaacson, L.E, & Brown, D (2000) [122]; James P. Sampson, JR. Robert
C. Readon, Gary W. Peterson, Janet G. Lenz (2004) [126]; Lynda Ali và Barbara
Graham (1996) [136]; Mary McMahon và Wendy Patton (2006) [144]; Migel
Jayasinghe (2001) [145]; Nathan, R và Hill, L. (2006) [146]; Robert Lee Metcalf
(1999) [151]; Ramesh Chatuverdi (2007) [150]; UNESCO (2002) [157] đã nghiên cứu
và chỉ ra những vấn đề về tham vấn nghề dành cho đối tượng ngồi nhà trường phổ
thơng khi họ muốn tìm một cơng việc cho bản thân hoặc đang gặp khó khăn trong


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
công việc hoặc muốn thay đổi cơng việc của mình. Họ có thể là sinh viên, những
người đang thất nghiệp hoặc những lao động tự do…, bao gồm:
Tham vấn nghề có mục tiêu giúp thân chủ tìm được cơng việc phù hợp với bản
thân.
Nội dung của tham vấn nghề chính là việc giúp đỡ thân chủ tự nhận thức về bản
thân, về thế giới nghề nghiệp, giúp thân chủ đưa ra được những quyết định phù hợp
nhất trong quá trình chọn nghề.
Chỉ ra quy trình tham vấn nghề và các kĩ năng cần có của nhà tham vấn để thực

hiện có hiệu quả cơng việc của mình.
Ngồi ra, cịn có những cơng trình khác nghiên cứu về đặc điểm của thân chủ, về
quá trình ra quyết định chọn nghề của thân chủ với các đại diện Crites,J.O [106];
Eugene Joseph Martinez (1980) [111]; Gideon Arulmani và Sonali Nag Armani (2004)
[113]; Ginzberg, E; Ginsburg, S.W; Axelrad, S, & Herma (1951) [115]; Gottfredson,
L.S (1981) [116]; Holland, J.L [120]; Krumboltz, Mitchell và Gellat (1975) [133];
Mark Pope [140]; Roger D. Herring [152]; Norman C. Gysbers [147]; Wendy Patton
và Mary Mc Mahon (2006) [159]; …
*Hướng nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, các giai đoạn tham vấn nghề cho đối
tượng trong trường phổ thông
Các tác giả Schmidt, J.J, (1996) [153]; Roger D. Herring (1998) [152];Vernon
G.Zunker (2002) [158]; Jennifer M Kidd (2006) [127]; Norman C. Gysbers, Mary J.
Heppner, Joseph A. Johnston (2009) [148]; Lynda Ali and Barbara Graham [136];
UNESCO (2002) [157] đã nghiên cứu trên những khía cạnh sau:
-

Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tham vấn nghề cho

học sinh các cấp.
-

Xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề trong

trường phổ thông trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nội dung, phương pháp và tiêu chí
đánh giá.
-

Đưa ra quy trình tham vấn nghề theo từng giai đoạn và chỉ rõ nội dung,

cách thức thực hiện từng giai đoạn.

-

Những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình chọn nghề.


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
-

Xác định vai trò của nhà tham vấn và chỉ ra những kĩ năng cần thiết của

nhà tham vấn.
-

Như vậy, tham vấn nghề là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới

đề cập từ rất sớm, kết quả đó chính là một hệ thống lý luận vô cùng quý báu cho việc
phát triển hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ở
nước ta.
-

Tại Việt Nam, khi nói đến vấn đề trợ giúp người học giải quyết những

khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp thì nhiều tác giả sử dụng cụm từ “tư vấn nghề”,
thuật ngữ “tham vấn nghề” mới xuất hiện trong mấy năm gần đây. Vì vậy, chúng tơi
khái qt những cơng trình nghiên cứu trong nước theo các hướng sau:
1.1.2. Nghiên cứu về tư vấn nghề tại Việt Nam
-


Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) đã đưa ra những vấn đề lý luận

về tư vấn nghề như: mục đích, chức năng, phân loại tư vấn nghề; những thành tố cơ
bản của mơ hình tư vấn nghề tư vấn nghề trong trường trung học phổ thơng; đề xuất
mơ hình tư vấn nghề trong trường trung học phổ thông [53].
-

Tác giả Đặng Danh Ánh (2010) đã đưa ra 7 bước trong quá trình tư vấn

gồm có: 1/ Tìm hiểu nguyện vọng, sở trường, hứng thú, năng lực nghề, học lực, và
hoàn cảnh của HS; 2/ Tiến hành những phép đo cần thiết; 3/ Nghiên cứu mô tả nghề,
rút ra các yêu cầu về nghề; 4/ Đối chiếu các đặc điểm tâm sinh lí của HS với các yêu
cầu của nghề và rút ra kết luận ban đầu; 5/Nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường
lao động địa phương, quốc gia, KV và quốc tế; 6/ Đối chiếu kết quả thu được ở bước 5
với kết luận ban đầu ở bước 4 và đưa ra lời khuyên; 7/ Hướng dẫn tìm trường, tìm
khoa đào tạo trong hệ thống dạy nghề, trường cao đẳng, đại học [4].
-

Các tác giả Lê Thị Thanh Hương (2010) [60]; Dương Thị Diệu Hoa

(2012) [38];
-

Tổ chức VVOB Việt Nam (2012) [97], [ 98], [101], [102]; Phan Văn

Nhân (2012) [81];
-

Phạm Ngọc Linh (2013) [70] đã chỉ ra những nội dung quan trọng về tư


vấn nghề, cụ thể:
-

Chỉ ra những vấn đề lý luận chung về tư vấn nghề; Mơ hình tư vấn nghề


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
theo các lý thuyết; Kinh nghiệm về tư vấn hướng nghiệp của một số nước trên thế giới
như Mỹ, Pháp, Áo, Malaysia, New Zealand, Hàn Quốc, Ấn Độ.
- Đưa ra những lý thuyết về hướng nghiệp như: lý thuyết cây nghề nghiệp, lý
thuyết mật mã Holland, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vị trí điều khiển, lý thuyết ngẫu
nhiên có kế hoạch…
- Đánh giá nhu cầu tư vấn nghề, thực trạng công tác tư vấn nghề cho học sinh
trong nhà trường phổ thông. Xây dựng mơ hình tư vấn nghề trong nhà trường phổ
thơng nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng.
- Quy trình thực hiện tư vấn nghề, những công việc phải chuẩn bị trước, trong và
sau q trình tư vấn.
- Đưa ra mơ hình nhân cách, trong đó cụ thể hóa những phẩm chất và năng lực
cần thiết của nhà tư vấn để thực hiện có hiệu quả cơng tác tư vấn nghề.
- * Nghiên cứu về tham vấn nghề tại Việt Nam
- Mặc dù tham vấn nghề là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm
gần đây nhưng cũng đã những cơng trình nghiên cứu của các tác giả theo những chiều
hướng nhất định, điển hình như:
- Tác giả Mai Thị Việt Thắng (2008) [93] đã đưa ra cách thức phân loại các lý
thuyết về tham vấn hướng nghiệp: phân loại dựa trên các đặc điểm nhân cách, phân
loại dựa trên các giai đoạn phát triển của con người và phân loại dựa trên q trình xử
lý thơng tin và ra quyết định. Cùng với mỗi cách phân loại đó, tác giả đi phân tích các
lý thuyết của các tác giả điển hình.

- Tác giả Trương Thị Hoa (2014),( 2015) [39], [40], [41], [42], [43] trong những
nghiên cứu đã chỉ ra:
- Những vấn đề cơ bản của tham vấn nghề trong giáo dục hướng nghiệp ở trường
phổ thông như: Quan niệm về tham vấn nghề, ưu thế của tham vấn nghề và quy trình
của hoạt động tham vấn nghề.
- Các lý thuyết phát triển nghề nghiệp được phân chia thành hai hướng: thứ nhất
các lý thuyết tập trung vào nội dung, thứ hai các lý thuyết tập trung vào quá trình. Và
trong bài viết của tác giả tập trung vào một số lý thuyết tập trung về nội dung trong
tham vấn nghề với các đại diện tiêu biểu Parsons, Holland, Bordin (1990), Brown,


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Dawis, Lofquist, McCrae, John.
Thực trạng công tác tham vấn nghề ở trường phổ thơng.
Đề xuất quy trình tham vấn nghề gồm có 3 giai đoạn với 11 bước và hướng dẫn
thực hiện quy trình tham vấn nghề cho học sinh trung học phổ thông.
Như vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng có những cơng trình nghiên
cứu về tư vấn nghề và tham vấn nghề và các tác giả không những đã khái quát lại
những lý thuyết về tư vấn nghề và tham vấn nghề mà còn chỉ ra vai trò, nhu cầu và
thực trạng tư vấn nghề, tham vấn nghề, quy trình tham vấn nghề ở trường phổ thơng
nhưng cũng chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến những kĩ năng tham vấn
nghề và việc phát triển kĩ năng này cho đội ngũ giáo viên làm công tác tham vấn nghề
ở trường phổ thông.
1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thơng
1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề
Có rất nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả trong và ngồi nước về tham
vấn nghề, điển hình:
F.Parsons cho rằng “Tham vấn nghề là việc trợ giúp một cá nhân lựa chọn một

nghề” [112].
Herr, E. L., & Cramer, S. H. (1996) quan niệm: “Tham vấn nghề là một tiến trình
tương tác bằng lời thơng qua đó nhà tham vấn và người được tham vấn có mối quan
hệ thúc đẩy và hợp tác, tập trung vào xác định và hành động theo các mục tiêu của
người được tham vấn, trong đó nhà tham vấn thực hiện hàng loạt các kĩ năng và tiến
trình tham vấn để giúp người được tham vấn tự hiểu biết, hiểu được các hành vi lựa
chọn và tự ra quyết định, người được tham vấn có trách nhiệm với hành động của
chính mình” [119;tr.5].
Mary J. Heppner and P. Paul Heppner (2004) cho rằng: “Tham vấn nghề là sự
tương tác trực tiếp của những người được đào tạo chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ mọi
người trong việc hiểu rõ về bản thân (ví dụ: hứng thú, kĩ năng, giá trị, đặc điểm tính
cách) và bức tranh của thế giới cơng việc để họ có những sự lựa chọn hài lòng”
[142;tr.9].
Jennifer M Kidd (2006): “Tham vấn nghề là sự tương tác cởi mở giữa tham vấn
viên và khách hàng trong đó tham vấn viên vận dụng các thuyết tâm lí và các kĩ năng


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
giao tiếp nhằm giúp khách hàng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan
tới nghề nghiệp” [127;tr.1].
Howard Figler & Richard Nelson Bolles (2009): “Tham vấn nghề được coi là sự
nỗ lực của nhà tham vấn để chia sẻ với thân chủ về những “công cụ” như hiểu biết,
kiến thức, thông tin bằng cách trợ giúp họ ứng dụng những cơng cụ đó trong lĩnh vực
cơng việc và cuộc sống” [121;tr.11].
Vũ Mộng Đóa đã quan niệm như sau: “Tham vấn nghề nghiệp là một quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để giúp thân
chủ khám phá bản thân về các khía cạnh cơ bản: sự hứng thú, năng lực, kiến thức và
các nguồn lực hỗ trợ (gia đình và những người thân); khám phá thế giới nghề nghiệp

và khám phá về nhu cầu xã hội để từ đó giúp thân chủ ra quyết định lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp” [28].
Tác giả Trương Thị Hoa cho rằng: “Tham vấn nghề là quá trình tương tác giữa
nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn vận dụng các kiến thức và kĩ năng
của bản thân để trợ giúp thân chủ nhằm giúp họ nâng cao năng lực tự giải quyết
những khó khăn gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề tương lai” [41].
Như vậy, các tác giả đều cho rằng tham vấn nghề là sự tương tác giữa nhà tham
vấn và thân chủ, giúp các thân chủ giải quyết được khó khăn và lựa chọn được nghề
nghiệp phù hợp.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng:
Tham vấn nghề là việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó
khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa
học.
1.2.1.1. Phân biệt tham vấn nghề và tư vấn nghề
Ở Việt Nam, việc cung cấp thơng tin, cho lời khun, trợ giúp những khó khăn
tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn… cho một cá nhân hoặc một tổ chức, khi họ có nhu cầu
thường gọi là tư vấn nhưng cũng có khi được gọi là tham vấn. Một số tác giả đã chỉ ra
sự giống và khác nhau giữa tham vấn (Counseling) và tư vấn (Consulation) như Trần
Thị Minh Đức, Bùi Thị Xuân Mai, Trương Thị Hoa [29],[74],[41].


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Trên cơ sở đó, chúng tơi khái qt sự giống và khác nhau giữa tư vấn nghề và
tham vấn nghề như sau:
- Giống nhau: Đều là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ để trợ giúp
thân chủ giải quyết những khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp
Khác nhau
Tiêu chí

1. Mục tiêu

Tham vấn nghề

Tư vấn nghề

Nhà tham vấn trợ giúp thân chủ Nhà tư vấn đưa ra lời khuyên
nâng cao năng lực tự giải quyết về việc chọn nghề cho thân chủ
khó khan trong q trình chọn
nghề

2. Tiến trình

Có thể diễn ra trong thời gian Thường diễn ra trong thời gian
dài, gồm nhiều buổi nói chuyện, ngắn hoặc trong một lần gặp
gặp gỡ liên tục giữa nhà tham gỡ, giải quyết vấn đề tức thời
vấn với cá nhân hay nhóm nhỏ

(Tư vấn nghề thường được tổ
chức dưới dạng các buổi giao
lưu tư vấn tồn trường hay
nhóm ngành

3. Cách thức

Q trình tham vấn có sự tương - Cung cấp thơng tin và lời

tương tác

tác chặt chẽ giữa nhà tham vấn khuyên từ nhà tư vấn với

và thân chủ. Nhà tham vấn giữ những kiến thức chuyên sâu về
vai trò trợ giúp, còn thân chủ là vấn đề cần tư vấn
trọng tâm và làm chủ cuộc nói - Nhà tư vấn là chuyên gia, là
chuyện.

người chủ động, tích cực, cịn
thân chủ thì thụ động nghe theo
sự phân tích và khuyên bảo của
nhà tư vấn.

4. Kết quả

Sự thành cơng của q trình Sự thành cơng của q trình tư
tham vấn phụ thuộc vào kĩ năng vấn phụ thuộc vào sự hiểu biết
tương tác của nhà tham vấn để của nhà tư vấn về lĩnh vực
thân chủ tự nhận thức bản thân nghề mà thân chủ đang cần tư


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
và những điều kiện hồn cảnh vấn.
của mình để chủ động tìm kiếm
giải pháp phù hợp cho sự lựa
chọn nghề nghiệp của bản thân.
1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Tác giả Schmidt,J.J, (1996) [128]; Roger D. Herring (1998) [152]; Vernon G.Zunker
(2001) [158] đã chỉ ra mục tiêu của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm:
giúp đỡ học sinh trong việc tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, về năng lực, tính cách, sở
thích của bản thân và đưa ra lời khuyên giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề phù

hợp nhất với bản thân.
Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra mục tiêu tham vấn nghề trong GDHN ở
trường trung học phổ thông như sau:
-

Học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề

-

Đạt được mục tiêu của GDHN, cụ thể:

+ Học sinh có năng lực tự khám phá bản thân: Năng lực, tính cách, sở thích, giá
trị, mong muốn, nguyện vọng của bản thân.
+ Học sinh có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề, trường thi.
+ Học sinh có năng lực lựa chọn ngành nghề phù hợp.
1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
Tác giả Schmidt,J.J (1996) trong cuốn “Counseling in school: Essential services
and comprehensive programs” [153] và “Handbook on career counseling” của Unesco
(2002) [157] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm:
Cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, kết nối học sinh với các nguồn lực; giúp
các em nhận thức về sở thích, giá trị, khả năng và cá tính của bản thân; động viên
khuyến khích, thúc đẩy và đưa ra lời khuyên cho các em để có thể chọn con đường sự
nghiệp phù hợp; giúp học sinh chủ động quản lý con đường sự nghiệp của mình cũng
như trở thành người học suốt đời.
Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề ở trường
trung học phổ thông như sau:


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO

SINH VIÊN SƯ PHẠM
* Trợ giúp học sinh trung học phổ thông tự nhận thức về bản thân
-

Tự nhận thức bản thân tức là tự đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của

bản thân mình về năng lực, sở thích, kĩ năng của từng cá nhân. Tự nhận thức về bản
thân là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Vì
vậy, trong quá trình tham vấn nghề, giáo viên cần trợ giúp học sinh “tự nhận thức” bản
thân mình ở những khía cạnh cơ bản sau:
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu về thể lực, sức khỏe và
hình thức của bản thân có ảnh hưởng đến nghề nghiệp trong tương lai.
+ Trợ giúp học sinh tự nhận thức những điều kiện, hoàn cảnh của gia đình có
tác động đến nghề nghiệp trong tương lai.
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về tính cách, khí chất của bản thân và những
ngành nghề phù hợp với kiểu khí chất, tính cách đó.
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về sở thích, hứng thú, nhu cầu, về xu hướng
nghề, về động cơ lựa chọn nghề của bản thân
+ Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về năng lực của bản thân.
* Trợ giúp học sinh trung học phổ thơng tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, về
nhu cầu xã hội
Nhà tham vấn cần trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp,
giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu và những chống chỉ định của nghề mà mình
chọn lựa.
Ngồi ra, nhà tham vấn còn trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về hệ thống
các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề từ trung ương đến địa phương có
đào tạo ngành, nghề đó.
Hơn nữa, nhà tham vấn sẽ trợ giúp học sinh tìm hiểu về nhu cầu xã hội, nhu cầu
của thị trường lao động đối với ngành, nghề đó khơng chỉ ở hiện tại mà cả trong tương
lai.

* Trợ giúp học sinh ra quyết định chọn nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học
và giải quyết được khó khăn trong q trình chọn nghề
Muốn chọn được nghề phù hợp với bản thân mình thì bản thân học sinh ngoài
việc tự nhận thức đúng về năng lực, sở thích, tính cách của bản thân thì cần đối chiếu


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO
SINH VIÊN SƯ PHẠM
những đặc điểm kể trên với đặc điểm, yêu cầu, những chống chỉ định của nghề và nhu
cầu nhân lực của xã hội không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Nói cách khác, khi
trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp, học sinh phải trả lời ba câu hỏi:
-

Tơi thích nghề gì?

- Tơi có thể làm được nghề gì?
- Nghề đó xã hội có cần khơng?
Việc trả lời ba câu hỏi này cũng chính là sự kết hợp giữa ba yếu tố đã nêu trên
trong quá trình lựa chọn nghề, giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề cho bản thân
trên cơ sở khoa học.
Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, ngồi những khó khăn đã chỉ ra ở trên,
học sinh sẽ gặp phải những khó khăn khác nữa như sự mâu thuẫn quan điểm với cha
mẹ trong sự lựa chọn nghề, mâu thuẫn giữa năng lực và sở thích của bản thân trong
chọn nghề hay sự băn khoăn, sự bực bội, chán nản, lo lắng…khi không biết chọn nghề
gì. Vì vậy, giáo viên trong quá trình tham vấn nghề luôn phải chú ý đến trạng thái tâm
lý của học sinh để trợ giúp các em giải tỏa những khó khăn tâm lý. Trạng thái tâm lý
bên trên của học sinh luôn tỷ lệ thuận với với mức độ giải quyết những khó khăn trong
q trình chọn nghề. Vì thế, dưới sự trợ giúp của giáo viên, học sinh tự nhận thức về
bản thân, về các ngành, nghề, về yêu cầu xã hội và lựa chọn được ngành nghề cho bản

thân mình. Từ đó, học sinh sẽ khơng cịn tâm trạng chán nản, băn khoăn, lo lắng…và
giúp các em tự tin vào bản thân và sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.
1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông
* Tham vấn nghề cho cá nhân học sinh
Đây là hình thức tham vấn được tiến hành giữa giáo viên (nhà tham vấn) với cá
nhân học sinh (nam, nữ) có nhu cầu để giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết
được những khó khăn trong q trình lựa chọn nghề từ đó có thể lựa chọn được nghề
nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu xã hội.
Trong quá trình tham vấn cho cá nhân học sinh, đòi hỏi giáo viên phải có kiến
thức, kinh nghiệm về tâm lý và tham vấn, có hiểu biết về đối tượng tham vấn và có
khả năng sư phạm. Nói cách khác, để giúp cho quá trình tham vấn đạt được hiệu quả,
giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc trong tham vấn nghề và phải có những kĩ


×