BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRỊNH NGỌC PHƯƠNG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM
(NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU MỘC BÀI,TÂY NINH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
TRỊNH NGỌC PHƯƠNG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM
(NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU MỘC BÀI, TÂY NINH)
Chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 9.58.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS. LÊ ANH ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến
PGS.TS.KTS. Lê Anh Đức đã truyền thụ những kinh nghiệm, những phương
pháp nghiên cứu và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án
này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đầu
ngành, đồng nghiệp đã tận tình góp ý, chỉ bảo trong thời gian nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Viện đào tạo sau Đại Học,
Trường Đại Học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng, xin gửi lời chân thành cám ơn sâu sắc đến ba mẹ, gia đình,
người thân, đồng nghiệp và cơ quan đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ
trợ cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như làm luận án.
TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022
NCS. Trịnh Ngọc Phương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ với đề tài :”Quy hoạch xây dựng
các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Tây Nam, nghiên cứu ứng dụng cho
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh” là cơng trình khoa học do tơi
nghiên cứu và đề xuất. Các số liệu trong luận án là trung thực, những thơng
tin được trích dẫn bảo đảm chính xác. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án
NCS. Trịnh Ngọc Phương
iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BG
Biên giới Tây Nam
CCN
CCN
CNQSDĐ
Chứng nhận quyền sử dụng đất
ĐA
Đông Á
ĐNA
Đông Nam Á
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐT
Đô thị
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
HTXH
Hạ tầng xã hội
KTXH
Kinh tế xã hội
KCN
Khu công nghiệp
KKT
Khu kinh tế
KKTCK
Khu kinh tế cửa khẩu
KTKT
Kinh tế kỹ thuật
QH
Quy hoạch
QHC
Quy hoạch chung
QHCT
Quy hoạch chi tiết
QHĐT
Quy hoạch đô thị
QHPK
Quy hoạch phân khu
QHXD
Quy hoạch xây dựng
PT
Phát triển
iv
TM,DV,DL
Thương mại,dịch vụ, du lịch
TMDL
Thương mại du lịch
TP
Thành phố
VN-CPC
Việt Nam - Campuchia
v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN VẼ
Hình 1.1. Khu kinh tế cửa khẩu Eurodistrict giữa Pháp – Bỉ..............................................12
Hình 1.2. Biên giới Mỹ - Mexico........................................................................................14
Hình 1.3. Hành lang thương mại quốc tế Mỹ - Canada (Cascate Gateway).......................15
Hình 1.4. Khu kinh tế cửa khẩu Jiegao giữa Trung Quốc và Myanmar..............................17
Hình 1.5. Mơ hình chức năng khu kinh tế cửa khẩu........................................................... 21
Hình 1.6. Định hướng phát triển khơng gian KKTCK Hoa Lư.......................................... 27
Hình 1.7. Định hướng phát triển không gian KKTCK Xa Mát.......................................... 28
Hình 1.8. Sơ đồ định hướng phát triển khơng gian KKTKCK Mộc Bài............................ 34
Hình 1.9. Định hướng phát triển khơng gian KKTCK Long An........................................ 38
Hình 1.10. Bản đồ QH sử dụng đất KKTCK Đồng Tháp...................................................40
Hình 1.11. Quy hoạch sử dụng đất KKTCK An Giang...................................................... 41
Hình 2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng thể......................................................... 60
Hình 2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu...........................................................................61
Hình 2.3. Ba vùng sinh thái ĐBSCL...................................................................................69
Hình 2.4. Sơ đồ các khu kinh tế cửa khẩu Thái Lan...........................................................92
Hình 2.5. Sơ đồ vị trí KCN Kaesong.................................................................................. 93
Hình 2.6. Thị trấn Uzunkopru – Thổ Nhĩ Kỳ......................................................................95
Hình 3.1. Khơng gian vùng các KKTCK gắn kết trong khơng gian vùng liên quan........100
Hình 3.2. Mơ hình phát triển khơng gian khu kinh tế cửa khẩu Tây Nam....................... 102
Hình 3.3. Minh họa cơ cấu 4 khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu........................ 105
Hình 3.4. Sơ đồ các bước lập QHC xây dựng khu kinh tế cửa khẩu................................ 109
Hình 3.5. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt QHC xây dựng khu kinh tế cửa khẩu......111
Hình 3.6. Vị trí khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trong tỉnh Tây Ninh................................ 115
Hình 3.7. Kết nối Tây Ninh với các nước trong khu vực..................................................120
Hình 3.8. Minh họa trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ tổng hợp............................. 125
Hình 3.9. Minh họa Trung tâm cơng nghiệp, nơng nghiệp cơng nghệ cao....................... 126
Hình 3.10. Minh họa đơ thị cửa khẩu năng động và hiện đại........................................... 127
Hình 3.11. Chiến lược phát triển khu kinh tế cửa khẩu.................................................... 128
Hình 3.12. Ranh giới ĐCQHC xây dựng KKTCK Mộc Bài đến năm 2035.....................129
Hình 3.13. Phân vùng phát triển........................................................................................133
Hình 3.14. Định hướng khơng gian phân khu 01..............................................................135
vi
Hình 3.15. Định hướng khơng gian phân khu 02..............................................................136
Hình 3.16. Định hướng khơng gian phân khu 03..............................................................137
Hình 3.17. Định hướng khơng gian phân khu 04..............................................................138
Hình 3.18. Cơ cấu chức năng sử dụng đất KKTCK Mộc Bài...........................................139
vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của KCN Kaesong theo quy hoạch..............................94
Bảng 3.1. Hiện trạng và dự báo dân số KKTCK Mộc Bài................................................131
Bảng 3.2. Bảng cân bằng sử dụng đất KKTCK Mộc Bài đến năm 2035..........................140
viii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn................................................................................................................................i
Lời cam đoan............................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt.....................................................................................................viii
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị....................................................................................................x
Danh mục bảng, biểu..............................................................................................................xii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................................5
Đóng góp mới của luận án.........................................................................................................5
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án............................................................................. 6
Cấu trúc luận án.........................................................................................................................8
NỘI DUNG...................................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐÈ LIÊN QUAN..........................................................................9
1.1.
NHẬN THỨC VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.........................................................9
1.2. ỔNG QUAN VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI12
1.2.1. Khu kinh tế cửa khẩu Châu Âu................................................................................... 12
1.2.2. Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Mỹ.....................................................................................14
1.2.3. Các khu kinh tế cửa khẩu châu Á................................................................................16
1.2.4. Nhận xét chung............................................................................................................17
1.3.
TỔNG QUAN QUY HOẠCH XÂY DỰNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG
GIAN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM................................. 18
1.3.1. Tổng quan về các khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở Việt Nam................................... 18
1.3.2. Thực trạng Quy hoạch xây dựng và định hướng phát triển không gian các khu kinh tế
cửa khẩu biên giới tại Việt Nam..............................................................................................20
1.4. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI TÂY NAM...........................................................................................................24
1.4.1. Giới thiệu về khu vực biên giới Tây Nam và các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Tây
Nam………………………………………………………………………………………….24
1.4.2. Thực trạng Quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tây Nam.............................. 26
1.4.3. Những khó khăn, bất cập trong cơng tác Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa
khẩu biên giới Tây Nam..........................................................................................................45
1.5. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU, DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 47
1.5.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước........................................................................47
1.5.2. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 55
1.6.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.......................................58
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH
XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM VIỆT NAM......60
2.1.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU.............................................................60
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
ix
BIÊN GIỚI.............................................................................................................................. 63
2.2.1. Vai trò của xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới đối sự phát triển.......................63
2.2.2. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới..................................................66
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TÂY NAM.......................................................... 69
2.3.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................... 69
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội các bên...............................................................................70
2.3.3. Quy mơ và tính chất cửa khẩu.....................................................................................71
2.3.4. Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị....................................................71
2.3.5. Cơ chế chính sách đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu..........................................74
2.4. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU BIÊN GIỚI........................................................................................................ 76
2.4.1. Mơ hình định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu................................................. 76
2.4.1. Yêu cầu về định hướng phát triển không gian khu kinh tế cửa khẩu..........................76
2.4.2. u cầu về sử dụng đất............................................................................................... 78
2.4.3. Các mơ hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới...............................................80
2.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI.............................................................................................................................. 82
2.5.1. Luật..............................................................................................................................82
2.5.2. Văn bản dưới luật........................................................................................................ 85
2.5.3. Định hướng quy hoạch phát triển của khu vực nghiên cứu.........................................85
2.6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU BIÊN GIỚI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.............................................. 90
2.6.1. Kinh nghiệm quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu biên giới tại các nước trên
thế giới.....................................................................................................................................90
2.6.2. Bài học kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu biên giới áp dụng
cho khu vực biên giới Tây Nam Việt Nam............................................................................. 95
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI TÂY NAM, NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
MỘC BÀI TỈNH TÂY NINH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU97
3.1. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC.................................................................................... 97
3.1.1. Quan điểm................................................................................................................... 97
3.1.2. Nguyên tắc...................................................................................................................98
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI TÂY NAM...........................................................................................................99
3.2.1. Định hướng phát triển không gian vùng các KKTCK biên giới Tây Nam.................99
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian Khu kinh tế Cửa khẩu biên giới Tây Nam............102
3.3. ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
BIÊN GIỚI............................................................................................................................ 110
3.3.1. Đề xuất quy trình lập, thẩm định, phê duyệt QHC xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu 110
3.3.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý về quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Cửa
khẩu 112
3.4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MỘC
BÀI, TỈNH TÂY NINH........................................................................................................ 114
3.4.1. Giới thiệu về Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.................................. 114
x
3.4.2. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài...............................116
3.5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 141
3.5.1. Bàn luận về mơ hình tổ chức khơng gian KKTCK................................................... 141
3.5.2. Bàn luận về cơ cấu sử dụng đất đối với các KKTCK............................................... 142
3.5.3. Bàn luận về nội dung đồ án lập QHC xây dựng KKTCK.........................................144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................145
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 145
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN. ..............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................................
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
hết sức to lớn, trong đó khơng thể khơng đề cập đến sự đóng góp quan trọng của
KTCK - một nhân tố trọng yếu thúc đẩy sự giao lưu, phát triển bền vững của nền
kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển,
các KKTCK cũng đã đóng góp phần quan trọng vào củng cố quan hệ hữu nghị
truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước có chung đường BG.
Theo Quy hoạch phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020 tại
Quyết định 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch
phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020, cả nước sẽ có 26 KKTCK với
tổng diện tích trên 660 nghìn ha. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành Quyết định
52/2008/QĐ-TTg đến nay, Việt Nam đã có 28 khu được thành lập làm KKTCK
hoặc được áp dụng chính sách của KKTCK ở 21/25 tỉnh BG. Cho đến nay công tác
quy hoạch tại các KKTCK đều đã được lập và duyệt làm cơ sở cho công tác tổ
chức triển khai đầu tư và quản lý, đóng góp một phần khơng nhỏ vào phát triển
KTXH của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, hiện nay
với một khoảng thời gian nhất định, bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, đã
có nhiều ảnh hưởng đến quá trình lập và thực hiện các đồ án so với thực tế triển
khai đầu tư xây dựng. Việc tìm hiểu KKTCK để tìm ra bản chất của việc phát triển
hiệu quả của các khu KTCK trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của quá trình
hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế - xã hội của địa phương, rà sốt lại những định
hướng phát triển khơng gian khu KTCK nhằm đề xuất giải pháp quy hoạch thích
hợp để phát triển thành công khu KTCK trong tương lai là cần thiết và cấp bách.
Cửa khẩu Tây Nam là nơi thông thương giữa các tỉnh Tây Nam Việt Nam với
nước bạn Camphuchia. Điều kiện đía lý và KTXH của một số tỉnh BG ở đây cịn
nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở HTKT và hạ tầng xã hội còn chưa đồng bộ. Hệ
thống chợ BG, chợ cửa khẩu, chợ trong KKTCK có quy mơ nhỏ, cịn nhiều chợ tạm
phục vụ nhu cầu mua bán nhỏ lẻ của người dân BG. Quy hoạch định hướng phát
triển các KKTCK còn nhiều hạn chế, chưa đủ tầm nhìn bao quát để đảm bảo phát
triển bền vững và dài hơi. Bên cạnh đó quá trình quản lý, xây dựng các
2
KKTCK còn manh mún, tạm bợ và thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong cơng tác
quản lý, thất thốt và thất thu cho nền kinh tế. Với cơ chế, chính sách cởi mở về
kinh tế và quan hệ ngoại giao truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia,
tình hình phát triển mọi mặt của hai nước như hiện nay thì các quy hoạch xây dựng
KKTCK BG khơng cịn phù hợp; cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu, định
hướng phát triển có tầm nhìn lâu dài và bền vững. Do đó, đề tài luận án :” Quy
hoạch xây dựng các KKTCK BG Tây Nam, nghiên cứu ứng dụng cho khu kinh
tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh” là thực sự cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu
- Định hướng mơ hình phát triển các KKTCK BG Tây Nam.
- Quy hoạch xây dựng các KKTCK BG Tây Nam: định hướng QHXD; quy
trình lập, thẩm định, phê duyệt; hồn thiện cơ sở pháp lý.
- QHXD KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: KKTCK BG Tây Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: được xác định dựa theo đặc trưng không gian của các
vùng liên quan đến các KKTCK, gồm: vùng BG Tây Nam (Việt Nam và
Campuchia); vùng các tỉnh gắn kết với KKTCK; các đô thị trung tâm cấp vùng, đô
thị động lực của hai nước.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030, phù hợp
với đề án rà soát điều chỉnh phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đã được
phê duyệt.
+ Về lĩnh vực: luận án nghiên cứu theo các lĩnh vực về quy hoạch xây
dựng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất, hạ tầng, quy trình lập
thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng các KKTCK.
3
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng tổng hợp 7 phương
pháp nghiên cứu. Thông tin, kết quả của các phương pháp hỗ trợ lẫn nhau giúp tác
giả có cái nhìn tổng quan và sâu sắc các vấn đề.
a) Phương pháp điều tra, khảo sát
Các lĩnh vực, số liệu, tài liệu liên quan đến KKTCK BG rất phức tạp; trực
thuộc quản lý của nhiều bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Do vậy điều
tra khảo sát là một trong những phương pháp quan trọng trong các phương pháp mà
đề tài đã sử dụng.
Thông qua phương pháp này, tác giả đã thu thập được những thông tin về
hiện trạng cũng như dự án, đồ án quy hoạch đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn
nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong các cuộc trao đổi phỏng vấn cán bộ chuyên môn về
quy hoạch xây dựng các khu kinh tế BG cũng như người dân, tác giả đã thu thập
được những ý kiến q báu về mơ hình, chỉ tiêu, tiêu chí quy hoạch; cơ chế, chính
sách quản lý và khai thác KKTCK BG.
b) Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích
Sử dụng phương pháp này, tác giả đã khái quát được những thông tin cơ
bản về quy hoạch xây dựng các KKTCK BG phục vụ cho chương tổng quan của
luận án. Các số liệu thu thập, tổng hợp và phân tích theo các thông tin sau:
- Thông tin về thực trạng các KKTCK BG Tây Nam: tình hình phát triển,
cơ cấu phát triển, tình hình đầu tư…
- Thơng tin về quy hoạch xây dựng các KKTCK BG Tây Nam: các quy
hoạch, các dự án đầu tư, tình hình triển khai theo quy hoạch…
- Thông tin khái quát về các KKTCK Tây Nam, TP Tây Ninh và KKTCK
Mộc Bài: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, phát triển kinh tế…
- Các cơng trình nghiên cứu, đề tài, bài báo, luận văn, luận án… liên quan
đến đề tài luận án.
- Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quy hoạch xây dựng các
KKTCK BG.
4
c) Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp khai thác, học hỏi, tận dụng hiệu
quả nhất những đóng góp của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài luận án.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã xin ý kiến, học hỏi kiến thức quý báu
của các chuyên gia đầu ngành về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án trong
nhiều lĩnh vực quy hoạch, kinh tế, đầu tư, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ
chức tư vấn thiết kế… để làm cơ sở định hướng cho luận án.
d) Phương pháp kế thừa
Tiếp thu, kế thừa và phát huy những tài liệu cơ sở, những nghiên cứu và kiến
thức đã có là nội dung quan trọng của nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu liên quan, các
lý thuyết và mô hình quy hoạch xây dựng các KKTCK BG đã có hoặc đang nghiên
cứu được xem là tài liệu quý báu cho luận án. Kinh nghiệm quy hoạch của các nước
trên thế giới về lý luận và thực tiễn sẽ được nghiên cứu và đánh giá ở những góc độ
khách quan và có chọn lọc theo hướng đặt ra của luận án. Phương pháp kế thừa cịn
có một vai trị rất quan trọng đối với tác giả, tránh sự trùng lặp với các nghiên cứu
đã được thực hiện. Bằng phương pháp này tác giả đã thu thập được lượng thông tin
phong phú và đáng tin cậy. Việc kế thừa có chọn lọc các tài liệu có giá trị giúp cho
nghiên cứu đạt kết quả tốt hơn.
e) Phương pháp thực chứng ứng dụng
Tác giả lựa chọn KKTCK BG có nhiều đặc điểm nổi bật và đặc trưng đại
diện cho các KKTCK BG Tây Nam để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu đề xuất
của luận án vào thực tiễn quy hoạch xây dựng các KKTCK BG Tây Nam. Qua
nghiên cứu, phân tích và đánh giá, tác giả lựa KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh để
ứng dựng các kết quả đề xuất của luận án. Qua việc ứng dụng kết quả nghiên cứu
vào thực tế sẽ thu được nhiều ý kiến, kiến nghị phản hồi có tác dụng củng cố về mặt
lý thuyết cho việc nghiên cứu, đồng thời chứng minh được tính khả thi của kết quả
nghiên cứu.
f) Phương pháp bản đồ
Sử dụng hệ thống bản đồ quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng, các
loại bản đồ liên quan đến khu vực nghiên cứu nhằm tích hợp, chồng lớp thông tin
5
để đánh giá tính chân xác q trình đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu. Bên cạnh đó, phương pháp giúp thể hiện rõ nội dung quy hoạch KKTCK BG
theo đúng quy định của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quy cách và nội
dung thể hiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch.
g) Phương pháp đánh giá đa tiêu chí
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn về quy hoạch KKTCK chưa thật sự chặt
chẽ. Các tiêu chí về sử dụng đất, lựa chọn vị trí khu kinh tế, HTKT, hạ tầng xã
hội… chủ yếu tuân thủ theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị; do đó có nhiều
bất cập trong tính tốn, định hướng phát triển và phân khu chức năng. Phương pháp
đánh giá đa tiêu chí giúp tác giả có góc nhìn sâu rộng hơn để so sánh, đánh giá và
lựa chọn tiêu chí áp dụng cho quy hoạch các KTKTCK BG Việt Nam. Bên cạnh đó,
cịn đánh giá trong các tiêu chí rộng hơn về kinh tế, xã hội, xu hướng phát triển
trong nước và quốc tế.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:
Nội dung quy hoạch xây dựng các KKTCK BG:
-
Định huớng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng các
KKTCK BG.
-
Góp phần đổi mới và nâng cao quản lý, QH xây dựng các KKTCK BG.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
-
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch KKTCK có tính khả thi cao.
-
Mơ hình định hướng phát triển khơng gian, cơ cấu sử dụng đất các khu chức
năng và liên kết HTKT vùng, quốc gia phù hợp với hệ thống văn bản pháp
luật hiện hành, điều kiện phát triển của địa phương, quốc gia và truyền thống
hữu nghị bang giao giữa hai nước.
-
Ứng dụng trong quy hoạch KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
Đóng góp mới của luận án
-
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng KKTCK BG.
-
Giải pháp về quy hoạch xây dựng KKTCK BG: mô hình định hướng phát
triển khơng gian, cơ cấu sử dụng đất, kết nối HTKT liên vùng, quốc gia.
6
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quy hoạch xây dựng KKTCK
trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án
Để thực hiện quy hoạch xây dựng KKTCK BG theo văn bản pháp quy hiện
hành, trước hết cần thống nhất một số khái niệm về khu kinh tế, KKTCK và nội
dung về quy hoạch xây dựng KKTCK.
- Quy hoạch: là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất
nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định [38].
- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn
và khu chức năng; tổ chức hệ thống cơng trình HTKT, hạ tầng xã hội; tạo lập mơi
trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hịa
giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy
hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản
vẽ, mơ hình và thuyết minh [38].
- Khu chức năng: là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc
hỗn hợp như khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu
sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể
dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối HTKT; khu chức năng
khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập [36], [38].
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng: là việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, hệ thống cơng trình HTKT, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức
năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm QHC xây dựng, quy hoạch
phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng [36],[38].
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng: là chỉ tiêu để quản lý phát triển
không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao
7
gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của
cơng trình [38].
- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng: là chỉ tiêu được
dự báo, xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp quy
hoạch xây dựng bao gồm quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về HTKT, hạ tầng xã hội
và môi trường [38].
- Quy hoạch KKTCK: trong nội dung luận án, quy hoạch KKTCK được hiểu
là quy hoạch xây dựng KKTCK để phù hợp với nội dung của Luật Xây dựng, chỉ
tập trung vào quy hoạch xây dựng (định hướng phát triển không gian, sử dụng đất,
hạ tầng); tránh nhầm lẫn với các nội dung được quy định trong Luật quy hoạch
2017.
- Khu kinh tế: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức
năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Khu kinh tế bao gồm khu kinh tế ven biển và
KKTCK (sau đây gọi chung là Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối
với từng loại hình) [12].
- Khu kinh tế cửa khẩu: Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP ban hành ngày
22/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ thì KKTCK là khu kinh tế hình thành ở khu
vực BG đất liền và địa bàn lân cận khu vực BG đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc
cửa khẩu chính [12]. Nội hàm của khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu đã đề cập ở
trên cho ta thấy, nó có một số điểm giống và khác nhau so với một số mô hình kinh
tế như KCN, khu chế xuất… Và thơng qua sự so sánh này chúng ta sẽ có cái nhìn
tồn diện hơn về mơ hình khu kinh tế cửa khẩu.
- Cửa khẩu: là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa ra – vào
qua BG [48]
- Cửa khẩu BG đất liền (cửa khẩu BG): bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu
chính (cịn gọi là cửa khẩu quốc gia) và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến
đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực BG theo Hiệp định về Quy chế BG
đã được ký kết giữa chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính
phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại BG quốc gia [48].
8
- Cửa khẩu quốc tế: được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt
Nam, nước láng giềng và nước thứ 3 xuất, nhập qua BG quốc gia [48].
- Cửa khẩu quốc gia (cửa khẩu chính): được mở cho người, phương tiện,
hàng hóa của Việt Nam, nước láng giềng xuất, nhập qua BG quốc gia [48].
- Cửa khẩu phụ: được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt Nam
và nước láng giềng ở khu vực BG, vùng BG qua lại BG quốc gia [48].
Cấu trúc luận án
Luận án có 147 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung
chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1
Chương 2
Tổng quan về quy hoạch xây dựng các KKTCK BG và các
vấn đề liên quan.
Phương pháp nghiên cứu và cơ sở khoa học quy hoạch xây
dựng các KKTCK Tây Nam Việt Nam.
Đề xuất về quy hoạch xây dựng các KKTCK BG Tây Nam,
Chương 3
nghiên cứu ứng dụng cho khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh
Tây Ninh và bàn luận kết quả nghiên cứu.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ CÁC VẤN ĐÈ LIÊN QUAN
1.1. NHẬN THỨC VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số
năm gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những
bước phát triển mới, địi hỏi phải có mơ hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các
tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu BG. Bên cạnh đó
Việt Nam cịn có BG với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia nhỏ, cịn khó
khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong tiểu vùng sông
Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang có nhiều dự án xây
dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành lang Đông-Tây trên cơ
sở dịng chảy tự nhiên của sơng Mêkơng. Tất cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có
thể phát huy tốt nếu có các mơ hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu
kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ sở
của nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là “giao lưu
kinh tế qua BG”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua BG” thường
được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại, trao đổi hàng hoá
giữa cư dân sinh sống trong khu vực BG, hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại
các địa bàn BG xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu BG. Thương mại qua các cửa khẩu
BG có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua
các cặp chợ BG, nơi cư dân 2 bên BG thực hiện các hoạt động mua/bán hàng hoá
trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước về tổng khối lượng hoặc tổng giá trị
trao đổi. Địa điểm cho các cặp chợ này do chính quyền của cả 2 bên thỏa thuận.
Hoặc là các hoạt động thương mại BG thực hiện dưới dạng trao đổi hàng hố giữa
hai xí nghiệp nhỏ tại địa phương với các đối tác của mình ở bên kia BG. Thơng
thường, đây là các hoạt động trao đổi hàng hoá với giá trị khơng lớn lắm. Trong khi
đó, hiểu theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua BG bao gồm các dạng hoạt động trao
đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu BG, trong đó các hoạt động trao đổi thương
mại là một trong những yếu tố cấu thành. Trong vòng hơn một thập kỉ vừa qua, nội
10
dung của giao lưu kinh tế đã có những thay đổi lớn và trở thành các hoạt động hợp
tác kinh tế, kĩ thuật ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn. Trong đó, các hoạt động
giao lưu kinh tế khơng chỉ đơn thuần là việc buôn bán, trao đổi hàng hố thơng
thường mà cịn bao gồm cả các hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch
vụ, thực hiện các liên doanh xuyên BG, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của
phía bên kia BG, bn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ
tầng, du lịch qua BG, v..v… Như vậy, có thể trao đổi hàng hoá đơn giản thành các
hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh. Tại một số nước (như Trung Quốc, Thái
Lan) xu hướng này ngày càng trở nên rõ ràng và trở thành hướng đi chính, dẫn tới
việc thành lập các khu mậu dịch tự do BG, hoăc thành lập các khu hợp tác kinh tế
khu vực và quốc tế.
Các lý thuyết kinh tế học phát triển đã chỉ rõ rằng giao lưu kinh tế qua BG
với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng giềng có thể mang
lại nhiều lợi thế cho các nước này. Sơ lược có thể đưa ra bốn lợi thế như sau: Thứ
nhất, các nước láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, khoảng cách nối liền qua BG sẽ
làm giảm nhiều chi phí giao thông vận tải và liên lạc; các vùng BG lại thường là các
vùng có nguồn tài nguyên dồi dào, sản vật quý đa dạng, là những tiền đề tốt để phát
triển thương mại và du lịch. Thứ hai, khu vực các CK BG trên bộ hiện còn chưa
phải đối mặt với cạnh tranh thương trường ở mức gay gắt như các vùng cửa khẩu
hàng không hàng hải, mà chỉ là một thị trường mới mở, mang tính chất bổ sung cho
các nhu cầu của nhau. Thứ ba, các nước láng giềng có trình độ phát triển khơng q
chênh lệch về cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu thị trường. Thứ
tư, bn bán BG trên bộ có thể có những hình thức đa dạng hơn so với buôn bán
qua các CK hàng không, hàng hải. Nhân dân vùng BG hai nước qua lại buôn bán,
giao lưu, làm thúc đẩy nhu cầu quan hệ, trao đổi chính thức ở cấp Nhà nước.
Giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu BG là hình thức tiếp cận mới để
thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. Cho đến nay,
lịch sử hợp tác kinh tế đã biết đến nhiều hình thức liên kết kinh tế thơng thường.
Trong đó, ở trình độ cao, phải kể đến các hình thức như:
- Khu vực thương mại tự do
- Liên minh thuế quan
- Thị trường chung
11
- Liên minh kinh tế
Trong khi đó, tại các vùng, các địa phương có trình độ phát triển kinh tế còn
thấp, các hoạt động hợp tác kinh tế còn được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác
nhau. Trong đó phải kể đến là:
- Các vùng tăng trưởng: là hình thức hợp tác kinh tế mới giữa các vùng nằm
kề nhau về mặt địa lý của các nước làng giềng, cho phép đạt được mục tiêu tăng
trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Đồng thời, chúng cịn có các ưu
điểm khác nhau cho phép khai thác các thế mạnh bổ sung của mỗi nước thành viên,
tận dụng hiệu quả kinh tế qui mô lớn.
- Các thỏa thuận về thương mại miễn thuế: cũng là một hình thức liên kết
thương mại được xem xét tại một số nước đang phát triển ở châu á (ví dụ: giữa ấn
Độ và Nêpan. Trung Quốc và một số nước láng giềng,vv…). Những thỏa thuận này
có thể dẫn đến việc thực hiện các qui định về miễn thuế quan cho một số loại hàng
hoá được trao đổi gữa các nước thành viên, và thậm chí có thể làm tiền đề cho một
liên minh thuế quan về sau.
- Các đặc khu kinh tế (như khu chế suất, KCN tập trung) được áp dụng tại
nhiều nước Đông Á và Đông-Nam Á trong vài thế kỉ gần đây, và ở Việt Nam hiện
nay, cũng là một trong những hình thức đặc thù này.
Yếu tố chính qui định sự khác biệt về mức độ hợp tác và các hình thức được
lựa chọn là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của các nước đang thực hiện
liên kết. Tính đa dạng trong các loại hình và yếu tố quyết định sự cho sự lựa chọn
một mơ hình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện cần
và đủ để quyết định hình thức này hay hình thức kia sao cho phù hợp hơn và có hiệu
quả hơn.
Do đó, thơng qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết
kinh tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại hình kinh tế gắn liền với cửa khẩu, cho
phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian và thời gian
xác định mà ở đó đã có giao lưu kinh tế BG phát triển… sẽ hình thành khu kinh tế
cửa khẩu. Vì vậy, có thể hiểu khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác
định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc khơng có dân cư sinh sống và được thực
hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa
lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
12
định thành lập. Hay khu kinh tế cửa khẩu có thể được hiểu là một vùng lãnh thổ bao
gồm một hoặc một số cửa khẩu BG được Chính phủ cho áp dụng một số chính sách
ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội nhằm tăng cường giao lưu kinh tế với
các nước, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh
tế các địa phương có cửa khẩu.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRÊN
THẾ GIỚI
Việc xây dựng các KKTCK xuyên BG (CBEZ) rất quan trọng để thu hút đầu
tư và cải thiện cán cân thương mại giữa các quốc gia dọc theo định hướng của các
hành lang phát triển kinh tế. Các quốc gia trên thế giới có BG liền nhau đã và đang
đầu tư mạnh mẽ xây dựng và phát triển hệ thống KKTCK nhằm giao lưu, hợp tác
phát triển kinh tế toàn cầu.
1.2.1. Khu kinh tế cửa khẩu Châu Âu
Hình 1.1. Khu kinh tế cửa khẩu Eurodistrict giữa Pháp – Bỉ [55]
Cơ sở pháp lý cho các khu vực xuyên BG và hợp tác châu Âu bắt nguồn từ
Công ước Madrid năm 1980 (Công ước phác thảo về hợp tác xuyên BG) của Hội
13
đồng châu Âu (CoE) được phê chuẩn bởi 20 quốc gia thành viên. Do đó, nhiều thỏa
thuận hợp tác xuyên BG (CBC) đã được thông qua, nhưng luật pháp quốc gia ln
được ưu tiên hơn Cơng ước. Ngồi ra, Đạo luật châu Âu duy nhất năm 1986 và thị
trường đơn châu Âu năm 1993 cũng như Thỏa thuận hợp tác Schengen tháng 6 năm
1985 đã mở đường cho việc xây dựng thể chế hợp tác xuyên BG lớn hơn [70].
Hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến của CBC đến từ Ủy ban Liên minh Châu
Âu trong việc hướng dẫn hợp tác các chính phủ. Các thỏa thuận xuyên BG đầu tiên
là Công ước xuyên BG BENELUX năm 1989 và Hiệp ước xuyên BG Đức-Hà Lan
năm 1991. Các tổ chức được thành lập và gọi là Euroregions với những người tham
gia từ chính quyền địa phương hoặc từ chính quyền khu vực cũng như từ các cơ
quan phát triển, hiệp hội, và phòng thương mại. Các tổ chức của các khu vực xun
BG có nhiều mức độ chính thức khác nhau và có thể khơng chính thức tùy thuộc
vào sự tham gia của những người tham gia và thành phố BG, tần suất hợp tác, bằng
các chiến lược chung được ghi lại.
Chính sách hỗ trợ tài chính là cơng cụ hợp tác xuyên BG của các quốc gia
thành viên Liên minh châu Âu và các quốc gia đối tác đưa ra nhằm nâng cao hiệu
quả của các hoạt động xuyên BG và hợp tác xây dựng thể chế. Chính sách hỗ trợ tài
chính có chiến lược pháp lý để hộ trợ nhiều dự án xuyên BG do Cộng đồng châu Âu
tài trợ (Ủy ban giám sát chung, Ủy ban tuyển chọn dự án, Cơ quan quản lý chung,
Ban thư ký kỹ thuật chung, Cơ quan quốc gia) . Liên minh châu Âu cũng có một số
sáng kiến trong chương trình Quản lý BG Tích hợp (IBM) để tạo ra các tiêu chuẩn
và chương trình đào tạo cho dịng người, hàng hóa và thơng tin tốt hơn qua BG.
Trên cơ sở khung pháp lý cũng như chính sách cởi mở về hợp tác phát triển
các khu kinh tế BG; các quốc gia châu Âu đã quy hoạch và xây dựng các vùng kinh
tế BG với diện tích rất lớn dọc theo đường biên, đồng thời xây dựng hệ thống hạ
tầng kết nối phục vụ logistic cũng như vận chuyển dòng người, hàng hóa một cách
nhanh chóng, thuận tiện và an tồn. Một ví dụ điển hình là KKTCK giữa Đan Mạch
và Thụy Điển là cả vùng Oresund với tổng diện tích hơn 20.000 km2, dân số 3,6
triệu người. Ở đây hình thành tất cả các chức năng công nghiệp, xây dựng, đô thị,
giáo dục, y tế, vận tải… và đặc biệt thành lập các tổ chức hỗ trợ, kết nối các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân sinh hoạt, kinh doanh trong khu kinh tế [62],[70].