Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đôi nét về Đ.I. Men-đê-lê-ép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.82 KB, 3 trang )

Đôi nét về Đ.I. Men-đê-lê-ép
Đối với ông, nghiên cứu khoa học là sự phục vụ đầu tiên cho tổ quốc. Sự phục vụ
thứ hai là hoạt động sư phạm. Sự phục vụ thứ ba của nhà bác học là các hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.
Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn gắn liền với tên tuổi và sự
nghiệp của nhà hóa học người Nga Đ.I. Men-đê-lê-ép (1834 - 1907).
Năm 1955, các nhà vật lí Mỹ đứng đầu là Sibo (G. Seaborg) đã tìm ra nguyên tố hóa
học thứ 101 trong bảng tuần hoàn. Họ đặt tên nguyên tố hóa học này là Mendelevi để công
nhận sự cống hiến của nhà bác học Nga vĩ đại. Hệ thống tuần hoàn do ông thiết lập là chìa
khóa dẫn đến phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.
Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn là cống hiến quan trọng nhất của Đ.I. Men-
đê-lê-ép trong sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ. Nhưng đó chỉ là một phần trong di
sản sáng tạo to lớn của nhà bác học. Toàn bộ sáng tác của ông gồm tới 25 tập sách dày, là một
bách khoa toàn thư thực sự.
Đ.I. Men-đê-lê-ép đã phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn, trên nhiệt độ này chất không thể
tồn tại ở trạng thái lỏng. Ông là người nghiên cứu và xây dựng lí thuyết hiđrat về dung dịch, về
thuốc súng không khói, và hoàn thiện kĩ thuật đo lường. Ông đề xuất thuyết về nguồn gốc vô
cơ của dầu mỏ, thuyết này cho đến nay vẫn được nhiều người ủng hộ. Đối với ông, nghiên cứu
khoa học là sự phục vụ đầu tiên cho tổ quốc. Sự phục vụ thứ hai là hoạt động sư phạm. Đ.I.
Men-đê-lê-ép là tác giả của sách giáo khoa “những cơ sở của hóa học”. Khi ông còn sống,
cuốn sách đã được tái bản tới 8 lần, và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Ông giảng dạy
ở nhiều trường đại học ở Petecbua – thủ đô của nước Nga thời bấy giờ. Học trò của ông có
hàng nghìn người, trong số đó có nhiều nhà bác học xuất sắc của Liên xô cũ. Sự phục vụ thứ
ba của nhà bác học là các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Ông thường
xuyên được mời làm chuyên gia để giải quyết những vấn đề kinh tế phức tạp.
Đ.I. Men-đê-lê-ép là một trong những người có trình độ văn hóa cao nhất ở thời đại ông. Ông
quan tâm sâu sắc đến văn học, nghệ thuật, xây dựng một bộ sưu tập khổng lồ phiên bản tranh
của các họa sĩ trong và ngoài nước Nga. Đ.I. Men-đê-lê-ép là viện sĩ của hơn 50 viện hàn lâm
khoa học của các nước trên thế giới.
Một số hình ảnh về nhà bác học Đ.I. Men-đê-lê-ép



×