Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty thiết bị vật tư du lịch ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.31 KB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
1.1 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã trở thành một việc làm cần thiết, tạo ra một bước ngoặc
quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta, được bạn bè quốc tế quan tâm và đánh giá
cao. Đường lối chính sách ấy được khơi nguồn từ Đại Hội Đảng tòan quốc Việt Nam lần thứ
VI. Tại đại hội Đảng đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của cuộc khủng hỏang kinh tế xã hội
và đề ra giải pháp để thóat khỏi tình trạng ấy, đồng thời đưa ra đường lối đổi mới tòan diện cho
nền kinh tế nước nhà. Thương mại nước ta từ đó cũng liên tục vận động cho phù hợp với thời
kỳ đổi mới, trong đó phải kể đến một bộ phận vô cùng quan trọng đó là thương mại quốc tế mà
cụ thể là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Nhập khẩu từ lâu đã được thừa nhận là một mặt họat động cơ bản của kinh tế đối ngọai
là phương tiện quang trong để phát triển nền kinh tế. Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng
thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc
sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam cũng như một số nước nghèo và chậm phát triển khác
nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, là rất cao. Vì vậy việc
nhập khẩu như thế nào để phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam và đạt hiệu quả cao
là vấn đề mà các doanh nghiệp, các ngành, các cấp liên quan cần quan tâm.
Là một sinh viên được đào tạo qua trường lớp, được thầy cô trang bị những kiến thức cơ
bản trên lí thuyết, cùng với thời gian thực tập được tiếp cận thực tế, em đã rút ra một số kinh
nghiệm cho bản thân, em xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài “ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU
LỊCH II”
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo
-Chỉ ra thế nào là nhập khẩu để người đọc hiểu đúng về nhập khẩu.
-Nêu lên vai trò, lợi ích và những thiệt hại mà nhập khẩu mang lại cho nền kinh tế.
-Tìm hiểu về quy trình nhập khẩu hàng hoá tại công ty THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LICH II


-Đưa ra giải pháp kiến nghị cho hoạt động nhập khẩu của công ty.
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập, ghi chép và phân tích rồi đưa ra kết luận.
-Nghiên cứu trong sách vở, giáo trình,
-Tìm hiểu tình hình nhập khẩu hiện nay qua các phương tiện truyền thông như báo, tạp
chí, đài truyền hình, internet.
-Khảo sát thực tế thông qua quá trình đi thực tập ở cảng, ở cơ quan thực tập.
-Nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến quá trình thực hiện thủ
tục hải quan.
1.1.4. Bố cục bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận về nhập khẩu hàng hoá
Chương 2: Thực trạng về vấn đề nhập khẩu tại công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch II
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
1.2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NHẬP KHẨU
 khái niệm
Có thể hiểu nhập khẩu là quá trình mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ
cho nhu cầu trong nước và tái nhập nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhập khẩu có thể bổ sung những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được
hoặc chi phí sản xuất quá cao hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Nhập khẩu cũng nhằm tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, công nghệ tiên tiến hiện đại….tăng
cường chuyển giao công nghệ, tiết kiệm được chi phí sản xuất, thời gian lao động, góp phần
quan trọng phát triển sản xuất xã hội một cách có hiệu quả cao. Mặt khác nhập khẩu tạo ra sự
cạnh tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá ngoại nhập từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các nhà
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
sản xuất trong nước phải tối ưu hoá tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy để cạnh tranh được với
các nhà sản xuất nước ngoài.
 CÁC HÌNH THỨC CỦA HỌAT ĐỘNG NHẬP KHẨU
1. 2 1. nhập khẩu trực tiếp

Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế , tính toán
chính xác các chi phí ,đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu , tuân thủ đúng chính sách , luật
pháp quốc gia và lụât pháp quốc tế . trong hình thức này , doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác , đàm phán ,ký kết hợp đồng …. và phải bỏ
vốn để tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu.
1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn
ngoại tệ riêng và có nhu cầu muốn nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng lại không có quyền
tham gia các hoạt động nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ
giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình . Bên uỷ thác phải tiến
hành đàm phán với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác
.bên nhận uỷ thác sẽ được hưởng một phần thù lao được gọi là phí uỷ thác .
1. 2.3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh
tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó ít nhất một bên là doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương ,
hướng hoạt động này sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên , cùng chia lợi nhuận và cùng chịu
lổ.
1.2.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu đổi hàng cùng trao trôi đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán
đối lưu, đó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. thanh toán cho hoạt động này không
dùng tiền mà hàng hoá. mục đích của nhập khẩu hàng đổi hàng là vừa thu lãi từ hoạt động kinh
doanh nhập khẩu và vừa xuất khẩu được hàng hoá trong nước ra nước ngoài.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
1.2.5. Nhập khẩu tái xuất
Họat động nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập hàng hoá vào trong nước nhưng không
phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba để thu lợi nhuận , những mặt hàng
này không được qua chế biến ở nơi tái xuất. như vậy, trong hình thức này có sự tham gia của ít

nhất ba quốc gia : nước xuất khẩu hàng hoá, nước nhập khẩu hàng hoá để tái xuất, nước nhập
khẩu hàng đã được tái.
1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, nhập khẩu là việc giao dịch buôn
bán giữa các cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau ở các quốc gia khác nhau, hoạt động nhập
khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước: thị trường rộng lớn; khó kiểm soát;
chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp…
của các quốc gia khác nhau; thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ; hàng hoá được vận chuyển qua
biên giới quốc gia; phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất phong phú
và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hoá, chính
trị, ….của các quốc gia khác nhau.
Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ chính sách như: Chính
sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hang nhập khẩu.
1.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Vai trò quan trọng của nhập khẩu đối với sự phát triển của một quốc gia được thể hiện
cụ thể qua những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất nhờ có họat động nhập khẩu mà người tiêu dùng trong nước có nhiều sự lựa
chọn hơn đối với hàng hóa, dịch vụ, bổ sung những thiếu hụt về nhu cầu do sản xuất trong nước
không có khả năng đáp ứng, giúp đáp nhu cầu của thị trường nội địa, nâng cao mức sống của
người dân, đa dạng hóa chủng lọai hàng hóa.
Thứ hai nhập khẩu sẽ phá vỡ tình trạng độc quyền trong nước, phần lớn các mặt hàng
nhập khẩu thường có tính cạnh tranh cao về chất lượng, kiểu dáng, giá cả, vì vậy các nhà sản
xuất trong nước muốn tồn tại được cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từ đó tình trạng độc
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
quyền bị xoá bỏ và người hưởng lợi là người tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu cũng là cầu nối
giữa nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Nó là công cụ hữu hiệu giúp chúng ta xoá bỏ nền
kinh tế tự cung tự cấp để tiến đến nền kinh tế thị trường.

Thứ ba nhập khẩu giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của
nước nhà, chuyển giao công nghệ giữa các nước. Nhập khẩu là khi quốc gia không có khả năng
sản xuất hoặc sản xuất không đủ nhu cầu vì thế các sản phẩm nhập thường có hàm lượng chất
xám cao, trình độ thiết bị máy móc hiện đại giúp giảm chi phí sản xuất. Thông qua nhập khẩu
công nghệ được chuyển giao giúp bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần
hoạt động sản xuất trong nước phát triển.
Thứ tư nhập khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Thông qua hoạt động nhập khẩu các
máy móc thiết bị hiện đại được nhập về, các nguyên liệu có chi phí thấp, góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành qua đó tăng ưu thế cạnh tranh không những ở thị trường nội
địa mà còn thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là các nước kém phát triển có giá nhân công rẻ như
Việt Nam là một lợi thế lớn.
Thứ năm nhập khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của quốc gia diễn ra nhanh hơn
vì nhập khẩu sẽ làm cho môi trường cạnh tranh diễn ra gây gắt hơn, các doanh nghiệp phải luôn
tự đổi mới hoàn thiện mình mới có thể đứng vững trên thị trường. Trong quá trình cạnh tranh
chỉ các chủ thể áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến mới tồn tai được và điều này kéo theo sự
phát triển của xã hội.
Thứ sáu, thông qua hoạt động nhập khẩu các chủ thể kinh tế giữa các quốc gia có cơ hội
giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau, tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động và hợp
tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triển đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi quốc
gia. vì mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh nên hoạt động nhập khẩu nó tạo điều kiện thuận lợi
cho cả hai bên trên cơ sở hợp tác hoá cùng có lợi.
Thứ bảy, nhập khẩu nó đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong
nước, góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng trong nước diễn ra thường xuyên và ổn
định vì không phải lúc nào thị trường trong nước cũng cung cấp được các yếu tố đầu vào đáp
ứng cho sản xuất trong nước diễn ra. thông qua hoạt động nhập khẩu quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế ngày càng được mở rộng, góp phần tăng năng suất lao động, trình độ phân công lao
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
động ngày càng cao, đời sống người dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. điều này được
thể hiện rõ ở các nước kém và đang phát triển điển hình như việt nam. chúng ta đã chủ động

tiến hành hoạt động nhập khẩu để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, tác động đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, sinh học hoá, phục vụ
công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản để nâng cao chất lượng phục vụ cho xuất khẩu. thúc
đẩy sự ra đời của ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc… tạo ra những sản
phẩm có giá trị cao.
1.5. NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA NHẬP KHẨU
-Trong định hướng mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra thì một vấn đề quan trọng là đẩy
mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu. Thực tế hiện nay ta chưa thực hiện triệt để theo định
hướng này, việc nhập khẩu còn tràn lan, chưa có chọn lọc dẫn đến tình trạng nhập phải công
nghệ thiết bị cũ, lạc hậu diễn ra thường xuyên.
-Tình trạng đáng báo động là nhập khẩu hàng hoá kém chất lượng, do khâu kiểm tra chất
lượng chưa -nghiêm ngặt bằng chứng là trong thời gian gần đây đã phát hiện rất nhiều lô hàng
không đảm bảo an toàn gây hoang man cho người tiêu dung ( trứng gà làm bằng hoá chất, sữa
có melamine, nhập bình ga cũ,…)
Vì vậy để thực hiện theo định hướng đã đề ra và phát huy sức mạnh thực sự của nhập khẩu là
làm một hậu phương vững chắc cho xuất khẩu thì cần có sự kết hợp của cả nhà nước và doanh
nghiệp, tránh việc trở thành bãi rác của thế giới.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
- Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong điều
kiện nền kinh tế thế giới hiện nay có nhiều biến động, không ổn định và nguồn ngoại tệ nhập
khẩu cũng có hạng
+Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa
học kỹ thuật cuả đất nước.
+ Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến
khích sản xuất trong nước thay c ho hàng nhập khẩu.
+Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hoá đúng chủng loại, đủ số lượng, kịp
thời, giá cả phù hợp.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
-Nhập khẩu trang thiết bị hiện đại, phù hợp với nền kinh tế nước ta. Việc nhập khẩu

máy móc thiết bị phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng và tiếp thu công nghệ hiện đại.
nhập khẩu phải hết sức chọn lọc, tránh nhập công nghệ lạc hậu.
-Mặt khác cần phải kết hợp với điều kiện quản lý và sử dụng tránh tình trạng nhập
khẩu thiết bị về lại chậm đưa vào sản xuất, lâu phát huy tác dụng, mang nặng tính chất trưng
bày, phô trường không phát huy hết công suất.
-Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu. với điều
kiện sản xuất cuả Việt Nam hiện nay, giá một số mặt hàng nhập khẩu rẻ, và chất lượng tốt
hơn so với hàng trong nước, nhưng nếu ỷ lại vào nhập khẩu sẽ hạn chế thâm chí là bóp chết nền
sản xuất trong nước.
Vì những lý do trên, hàng năm các quốc gia đều công bố danh mục thuế nhập khẩu,
quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép,…nhằm đảm bảo cân đối giữa nhập khẩu và sản xuất trong
nước.
1.6 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NHẬP KHẨU THEO HƯỚNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì nhập khẩu của nước ta càng cần phải cải
thiện tốt hơn. Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ
mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của
Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP của năm 2007.
Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây - tỷ lệ này luôn trên
10% - và lên tới gần 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước
trên thế giới. Trên thế giới, nhiều nước còn tính thêm cán cân thanh toán vãng lai, bao gồm cán
cân thương mại và các khoản thu chi về dịch vụ. Nếu cộng các khoản này thì thâm hụt cán cân
thanh toán vãng lai của Việt Nam cao hơn. Trong khi đó, theo IMF, nếu tỷ lệ thâm hụt tài
khoản vãn lai so với GDP trên 5% thì sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế, mà thâm hụt thương
mại lại chiếm đến 70-85% của tài khoản vãn lai, cho nên việc tỷ lệ thâm hụt thương mại so với
GDP của Việt Nam luôn trên 10% trong những năm gần đây là điều đáng báo động. Đây là
nguy cơ đối với nền kinh tế.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
Hạn chế nhập khẩu luôn là mục tiêu của các chính sách kinh tế đối ngoại và vĩ mô của

Việt Nam, tuy nhiên, việc hạn chế nhập siêu một cách triệt để, không chỉ đơn giản là vấn đề
làm suy giảm kim ngạch chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, mà quan trọng hơn, là phải
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, làm sao để có thể làm giảm nhập siêu
nhưng vẫn không ảnh hưởng tới động lực phát triển kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài
việc phải tìm cách để điều tiết nhập siêu ở mức độ phù hợp, thì còn phải khắc phục được
nguyên nhân sâu xa, là sự kém hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó mới có thể phát
triển kinh tế bền vững và giải quyết được tận gốc bài toán nhập siêu.
- Khả năng sản xuất hàng hoá trong nuớc còn hạng chế: Một số mặt hàng của Việt Nam
chưa cải tiến mẫu mã, hình thức, thiếu đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công
nghệ, tìm hiểu thị trường và thị hiếu của người dân. Bên cạnh đó, còn phải tính tới những chi
phí cho sản xuất một sản phẩm của Việt Nam còn cao, cụ thể là chi phí cho địa điểm sản xuất
kinh doanh còn rất cao, do giá bất động sản thuộc loại cao trên thế giới; phí cảng biển, bưu
chính viễn thông, giá điện của Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với nước có mức giá trung bình
trong khu vực, ngoài ra còn nhiều phí tiêu cực khác.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thái quá sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và thực
hiện các cam kết hội nhập. Chính vì vậy, biện pháp chủ yếu là kiểm soát nhập khẩu, hoàn thiện
chính sách nhập khẩu, xây dựng cơ cấu nhập khẩu hợp lý để khuyến khích nhập khẩu cạnh
tranh nhằm đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng xuất khẩu và hàng sản xuất thay thế nhập khẩu.
1.7 NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH
- Luật hải quan sửa đổi năm 2005
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP cấp ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hải Quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư 79/2009QĐ-TCHQ ngày 20/04/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu, và quản lý thuế xuất nhập khẩu.
- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng Cục Hải Quan về ban hành
quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
- Thông tư 43/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng

phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Quyết định 1447/QĐ-TCHQ ngày 21/08/2007 về ban hành quy định tạm thời, định
dạng một số chứng từ điện tử khai hải quan từ xa đối với hệ thống thông tin hải quan.
- Quyết định 153/2002/QĐ-BTC ngày 17/02/2002 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về
việc ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ
khai hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thông tư 87/2004/TT-BTC ngày 31/08/2004 hướng dẫn thi hành thuế xuất nhập
khẩu.
- Quyết định 56/2003/QĐ-BTC ngày 16/04/2003 của Bộ Tài Chính quy định về hồ sơ
hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
- Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 qui định chi tiết một số điều của Luật
Hải Quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
Và một số quyết định, thông tư, nghị định khác.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT
TƯ DU LỊCH II
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH II
2.1.1 Giới thiệu chung
Công ty THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH II là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về
kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, các thiết bị dùng cho việc tổ chức du lịch, các lọai hàng hóa
gia dụng, và nhiều lọai chủng lọai hàng hóa gia dụng khác.
Đây là công ty nhà nước được thành lập với:
 Tên thương mại: CÔNG TY THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH II
 Tên giao dich: TOURIST MATEIRALS AND EQUIPMENT CORP II
 Trụ sở: số 79 Trương Định, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM
 Điện thọai: (08) 38 226 402
 Fax: (08) 38 290955
 Email:

 Số tài khỏan: 200014851115571 tại ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank
 Vốn điều lệ: 5.600.000.000 VND
Quyết định thành lập công ty nhà nước số: 76/QĐ-TCCB ngày 26/03/1993 của tổng Cục Du
Lịch thuộc Bộ Văn Hoá Thông Tin Du Lịch
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
Sơ đồ tổ chức công ty
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 11
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM
ĐỐC
P. TỔ CHỨC CÁN
BỘ
P.TỔNG HỢP ĐỐI
NGỌAI
P. KẾ TÓAN TÀI
CHÍNH
P. HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ
PHÒNG KD XNK I
PHÒNG KD XNK II
PHÒNG KD XNK III
PHÒNG KD XNK IV
PHÒNG KD XNK V PHÒNG KD XNK VI
PHÒNG KD XNK VII KHO VẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng ban
Nguồn lực của công ty
Toàn thể Công ty gồm cán bộ kinh doanh và quản lý trên 100 người (trên 95% tốt
nghiệp đại học trong đó 90% là trường đại học Ngoại Thương). Các trưởng phòng của các

phòng kinh doanh đều là những người có bề dày kinh nghiệm và phần lớn được đào tạo ở nước
ngoài về chính vì vậy mà nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty nói chung và các phòng nói riêng
rất vững. Nên các hợp đồng của Công ty được ký kết thực hiện chôi chảy, hiếm khi bị xảy ra
tranh chấp khiếu nại và uy tín được nâng cao.
Chức năng nhiệm vụ của công ty:
•Xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm , hàng tiêu dùng, vật tư, nguyên liệu, máy móc
để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài nước
•Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác, làm đại lý, môi giới mua bán các mặt hàng trong danh
mục hàng hoá được phép xuất nhập khẩu của nhà nước cho tổ chức trong và ngoài nước theo
quy định của nhà nước.
•Tổ chức sản xuất , gia công hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.
Dựa vào nhu cầu của thị trường quốc tế và khai thác sử dụng các phương thức mua bán
thích hợp với các Công ty nước ngoài và sơ sở sản xuất trong nước để lập kế hoạch bổ sung
ngoài chỉ tiêu, pháp lệnh của Nhà nước nhằm tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu.
Chủ động giao dịnh với các cơ quan trong và ngoài nước để ký hợp đồng kinh tế, dịch
vụ với các đơn vị vận tải, bảo hiểm về hàng hoá xuất nhập khẩu, trên cơ sở chỉ tiêu của Nhà
nước và của Bộ trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo các chế độ, thể lệ Nhà nước và
pháp luật quốc tế. Kết hợp chặt chẽ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để tìm hiểu
nghiên cứu thị trường và sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi, tổ chức việc tiếp nhận,
vận chuyển an toàn, giảm tối đa tỷ lệ hao hụt hàng hoá.
Nghiên cứu tình hình sản phẩm và giá cả trên thị trường thế giới, tình hình lưu thông các
mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh để có các biện pháp tranh thủ về giá hàng tiêu dùng, vật tư,
thiết bị cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất.Tham dự các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế
với các cơ quan có quan hệ buôn bán trong lĩnh vực nghiệp vụ có liên quan. Thực hiện các cam
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
kết trong hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động có liên quan đến công tác xuất
nhập khẩu của Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ở công ty

 Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc
Giám đốc: là người đứng đầu công ty,. Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của
công ty theo chế độ thủ trưởng, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp
luật.
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ
trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phó giám đốc thứ
nhất có quyền thay mặt giám đốc điều hành khi giám đốc vắng mặt.
 Các phòng quản lý :
Phòng tổng hợp đối ngọai: giúp ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu
nghiên cứu tình hình kinh tế, giá cả trên thị trường thế giới cũng như trong nước, những biến
động trên thị trường cùng đề xuất các đối sách thích ứng với từng thị trường tại từng thời điểm.
Đồng thời cũng đưa ra các góp ý và chỉnh sửa cho các phương án và hợp đồng của các nhân
viên kinh doanh xuất nhập khẩu trước khi trình cho giám đốc duyệt.
Phòng hành chính quản trị : có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động chung của
Công ty, các hoạt động công đoàn và đoàn thể, quản lý về văn thư lưu trữ, điện thoại, fax, telex,
văn phòng phẩm…
Phòng kế toán tài chính: có chức năng đề xuất cho giám đốc về việc lập kế hoạch và
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của các phòng kinh doanh, quản lý tài chính kế toán,
bảo toàn và phát triển vốn của công ty, thanh quyết toán các đơn hàng xuất nhập khẩu .
Phòng tổ chức cán bộ: có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức bộ máy,
sắp xếp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh.
 Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Phòng 1: giấy, bột giấy, nguyên liệu sản xuất giấy, sản phẩm giấy, một số mặt hàng điện máy…
Phòng 2: đồ dùng học sinh, đồ dùng văn phòng, quần áo và dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ con,
săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy
Phòng 3: dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động, vận chuyển khách du lịch.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
Phòng 4: các sản phẩm dệt may, sản phẩm len và da, thủ công mỹ nghệ
Phòng 5: trang thiết bị máy móc về điện tử, cáp và dây điện, thiết bị chiếu sáng, máy ảnh, máy

quay phim
Phòng 6: hàng nông sản, gia vị, thủ công mỹ nghệ, giầy dép
Phòng 7: gốm sứ mỹ nghệ, tranh ảnh nghệ thuật, các loại túi và cặp sách, trang thiết bị thí
nghiệm, hàng mây tre đan xuất khẩu…
Phòng kho vận: Có chức năng quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đồng thời đảm bảo
các điều kiện để bảo quản hàng hoá tốt nhất, ngoài ra còn có chức năng kinh doanh như một
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và mặt hàng đa dạng có trong danh mục các mặt hàng nhà
nước cho phép kinh doanh.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bên cạnh sức ép nhằm tăng sức cạnh tranh gia nhập WTO. Thêm vào đó cuộc chiến tranh
Iraq đã khiến Công ty mất đi một thị trường xuất khẩu quan trọng. Tiếp đó dịch cúm gia cầm
trong năm 2004 cũng khiến giá nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng vọt gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này Công ty vẫn đạt được những thành công nhất
định cụ thể là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm luôn đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra, đa
dạng hoá các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu.
Kết quả kinh doanh của Công ty THIẾT BỊ VẬT TƯ DU LỊCH II qua các năm 2007–
2010
(đơn vị: Triệu đồng)
STT Tên mục 2007 2008 2009 2010
1 Doanh thu 286.380 287.389 327.468 678.444
2 Lợi nhuận 2.100 2.163 2.200 2.890
3 Tổng kim ngạch (USD) 31.051.660 24.882.653 25.892.479 46.768.816
4 Xuất khẩu(USD) 11.777.870 5.853.891 6.751.486 17.227.990
5 Nhập khẩu (USD) 19.273.790 19.028.762 19.140.000 29.540.826
6 Nộp ngân sách 33.338 40.000 45.563 61.662
7 Thuế VAT 16.000 14.192 28.485 31.023
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
8 Thuế xuất khẩu 13.571 8.386 14.025 26.363

9 Thuế doanh nghiệp 672 682 588 809
10 Thuế TTĐB 2.429 2.784 2.465 3.260
11Thu nhập bình quân/tháng 175 180 175 240,83
2.2 MÔ TẢ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.2.1Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh :
Nghiên cứu thị trường :
Trước khi chuẩn bị giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng thì nghiên cứu thị trường để có
thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng
đắn , phù hợp với tình hình thị trường. Hoạt động nghiên cứu này bao gồm :
Nghiên cứu thị trường trong nước: thị trường trong nước đối với hoạt động nhập khẩu là
thị trường đầu ra. Mục tiêu nhập khẩu là đáp ứng nhu cầu thị trường này, do vậy phải nắm bắt
được biến động của nó. Để phát hiện và hạn chế những biến động, nắm bắt thời cơ, biến nó
thành những cơ hội hấp dẫn, doanh nghiệp phải luôn theo sát, am hiểu thị truờng thông qua
công tác nghiên cứu thị trường. Phải luôn luôn trả lời được câu hỏi xem nhu cầu thị trường và
tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ như thế nào?
Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Việc nghiên cứu này khó khăn hơn so với nghiên cứu
thị trường trong nước, và có thể áp dụng nhiều phương pháp như tham quan triển làm, hội chợ,
tìm hiểu thông qua sách báo, hoặc cơ quan tư vấn. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ về tình hình
kinh tế xã hội và những yếu tố môi trường khác. Nghiên cứu rõ sản phẩm sẽ nhập khẩu về yếu
tố chất lượng, giá cả với phương thức tham quan, thông qua hội chợ - triển lãm Trong đó,
doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới yếu tố giá cả, vì nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá. Giá cả là yếu tố quyết định tới phương án lựa chọn nguồn cung cấp vì nó ảnh hưởng tới
thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài và nghiên cứu
giá ở từng thời điểm, từng lô hàng, các loại giá cả các nhân tố tạo nên sự biến động của giá cả.
Lựa chọn nguồn cung cấp trong nhập khẩu hàng hoá: Nghiên cứu thị trường giúp doanh
nghiệp nắm bắt được nhu cầu hàng hoá lựa chọn được phương thức buôn bán, điều kiện giao
dịch thích ứng. Lựa chọn được nguồn cung cấp là một công việc hết sức quan trọng. Một nhà
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
nhập khẩu có thể hoàn tất công việc xác định dúng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của mình

thì việc đạt tới mục tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn nguồn cung cấp. người
nhập khẩu phải chắc chắn rằng nhà cung cấp giao hàng đúng theo thời gian cam kết. Do vậy,
việc lựa chọn một người cung cấp tin cậy có uy tín, năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của
quá trình nhập khẩu và được các nhà nhập khẩu rất chú trọng.
Lập phương án kinh doanh :
Là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện được những mục đích,
mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp .
Quá trình xây dựng một phương án kinh doanh gồm các bước :
-Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh : Phải phân tích đánh giá
một cách tổng quát về thị trường hiện tại và những thay đổi trong tương lai để biết được những
cơ hội và thách thức để doanh nghiệp lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh .
-Xác định mục tiêu : thì có thể là mục tiêu doanh số hay mục tiêu lợi nhuận.
Nội dung cơ bản của một phương án kinh doanh gồm :
-Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinh doanh, đối tác, số
lượng, giá cả.
-Cách thức tiến hành kinh doanh.
-Các biện pháp và tiến trình thực hiện
-Các phương pháp kiểm tra, giám sát thức hiện và đánh giá kết quả.
2.2.3GIAO DỊCH ,ĐÀM PHÁN, KÍ KẾT HỢP ĐÔNG
 Quá trình giao dịch :
Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa các
bên tham gia.
Ta có thể khái quát quá trình đàm phán như sau :
- Hỏi giá : là bước khởi đầu vào giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán
cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng. Người hỏi giá có thể
hỏi giá tới các nhà cung cấp tiềm năng để nhận được những báo giá và đánh giá các báo giá để
lựa chọn những báo giá thích hợp nhất, từ đó chính thức lựa chọn người cung cấp . Nội dung cơ
bản của một hỏi giá là yêu cầu người cung cấp cho biết các thông tin chi tiết về hàng hoá, qui
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG

cách phẩm chất, số lượng, bao bì , điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanh toán và các điều
kiện thương mại khác.
- Chào hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá được gửi đi cho một người
nào đấy. Chào hàng có thể do người bán hoặc do người mua phát ra. Chào hàng có hai loại:
+ Chào hàng cố định: Là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng, người
nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung của hợp đồng chào hàng thì hợp đồng coi
như được kí kết .
+ Chào hàng tự do: là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng, nếu người
nhận chấp nhận vô điều kiện của hợp đồng thì chưa chắc được kí kết mà người nhận chào hàng
không thể trách cứ người chào hàng, nó chỉ trở thành hợp đồng khi bên chào hàng xác nhận trở
lại.
Nội dung của chào hàng: phải đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng gồm tên
hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và điều khoản thanh toán.
-Đặt hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua. Về nguyên tắc, nội
dung của đặt hàng phải đầy dủ các nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp đồng.
- Chấp nhận : là việc ngưòi nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào
hàng. Một chấp nhận có hiệu lực về mặt pháp lí phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Được gửi đi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng.
+ Do người nhận chào hàng gửi đi.
+ Phải gửi đến người chào hàng.
+ Phải chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng.
- Hoàn giá : là việc ngưòi nhận chào hàng không chấp nhận vô điều kiện các nội dung của
chào hàng mà đưa ra những nội dung thương mại mới. Khi một chào hàng cố định có hoàn giá
thì ngay lập tức chào hàng không có giá trị.
- Xác nhận : Sau khi thống nhất các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại kết quả đ• đạt được
rồi trao cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, được hai bên kí và
mỗi bên giữ một bản.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
 Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu:

Đàm phán: Là một quá trình trong đó các bên tiến hành thương lượng thảo luận về các
mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thoả thuận mà các bên
cùng có lợi.
Một số nguyên tắc cơ bản trong đàm phán :
- Tập trung vào quyền lợi chứ không phải tập trung vào lập trường quan điểm.
- Luôn đưa ra quan điểm có lợi cho cả hai bên.
- Luôn bảo vệ những quan điểm về sự công bằng hay những chuẩn mực.
Các hình thức đàm phán:
-Đàm phán qua thư : thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán sẽ qua đi,
nhưng hình thức này tiết kiệm được chi phí.
- Đàm phán qua điện thoại : giúp người giao dịch tiến hành nhanh chóng đúng thời cơ cần
thiết, nhưng chi phí cao và thường hạn chế về mặt thời gian.
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp :là hình thức đàm phán mà cả hai bên gặp gỡ trực tiếp
nhau để thống nhất các vấn đề. Việc mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau tạo điều kiện cho hiểu biết
nhau hơn và duy trì quan hệ lâu dài. Trong đàm phán giao dịch nguời ta thường dùng hình
thức này.
Tiến trình đàm phán gồm các bước sau:
- Chuẩn bị đàm phán: là quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đàm phán. Các
nhà đàm phán phải chuẩn bị kĩ nội dung sau:
+ Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu: trong nội dung cần xác định các phương án
đàm phán, các mục tiêu cần đạt được, những mục tiêu cần ưu tiên tối đa các nỗ lực để đạt được.
+ Chuẩn bị số liệu thông tin về :
•Thông tin hàng hoá: tìm hiểu đặc điểm hàng hoá, công dụng, tính chất các yêu cầu thị trường
về mặt hàng đó như chủng loại kiểu mốt
•Thông tin thị trường : bao gồm các thông tin kinh tế, chính trị, pháp luật
•Thông tin về đối tác: tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, hình thức tổ chức, các mặt
hàng kinh doanh
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
+ Chuẩn bị nhân sự: là một vấn đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Thành phần nhân

sự trong đàm phán gồm chuyên gia ở cả ba lĩnh vực: pháp lí, kĩ thuật, thương mại. Người đàm
phán là người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tham gia các hoạt động giao dịch TMQT,
có tinh thần sáng tạo, đầu óc phân tích, phán đoán, quyết đoán và phản ứng linh hoạt trước các
tình huống, am hiểu hàng hoá, thị trường và đối tác đàm phán, có kĩ thuật và kĩ năng đàm phán
TMQT.
+ Chuẩn bị thời gian, địa điểm: địa điểm đàm phán có thể lựa chọn ở nước người bán,
nước người mua hoặc nước thứ ba. Phải chọn thời điểm tối ưu, và địa điểm đàm phán đảm bảo
tâm lí thoải mái và phù hợp cho cả hai bên.
+ Chuẩn bị chương trình làm việc: cần có chương trình làm việc cụ thể, chi tiết và trao
trước cho đối tác.
- Tiến hành đàm phán : gồm bốn giai đoạn sau
+ Tiếp cận : Là giai đoạn mở đầu cho đàm phán, giành cho thảo luận những vấn đề nằm
ngoài thương lượng để giới thiệu các bên.
+ Trao đổi thông tin : trong giai đoạn này, những người thương lượng cung cấp và thu
nhận thông tin về nội dung các cuộc đàm phán để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Đây là giai
đoạn quan trọng, các thông tin làm cho các bên hiểu được quan điểm, mục tiêu, quyền lợi của
nhau, làm cơ sở phân tích, đưa ra các quyết định thuyết phục hay nhượng bộ để đàm phán đạt
kết quả cao.
+ Thuyết phục : trên cơ sở các thông tin đã cung cấp và nhận được, người đàm phán phải
tiến hành phân tích, so sánh mục tiêu, quyền lợi, điểm mạnh, điểm yếu của đối phương với
mình để đưa ra chiến lược thuyết phục đối phương nhượng bộ theo quan điểm của mình, bảo vệ
quyền lợi của mình làm đối phương chấp nhận các quan điểm lập trường của mình, thực hiện
các mục tiêu đề ra.
+ Nhượng bộ và thoả thuận: kết quả của quá trình đàm phán là kết quả của sự thoả hiệp và
nhượng bộ lẫn nhau. Sau giai đoạn thuyết phục sẽ xác định được những mâu thuẫn còn tồn tại,
giữa các bên cần phải có sự nhượng bộ, thoả thuận thì mới đạt được thành công. Người đàm
phán phải biết kết hợp chặt chẽ giữa nhượng bộ của mình và đối phương để đàm phán được
thành công mà các bên đều có lợi, đặc biệt là đạt được mục tiêu đề ra.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG

Kết thúc đàm phán : có thể xảy ra các trường hợp sau
-Trong đàm phán đối phương không kí kết thoả thuận hoặc kết thúc bằng những thoả
thuận bất hợp lý mà ta không thể chấp nhận được thì tốt nhất nên rút khỏi đàm phán, không
nên bực tức nóng giận đổ lỗi cho đối phương mà tìm lý lẽ giải thích một cách hợp lí về việc ta
không thể tiếp tục đàm phán mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp .
-Các bên tiến hành kí kết hợp đồng, hoặc các bên đã đạt được những thoả thuận nhất định
và cần có những đàm phán tiếp theo mới có thể dẫn đến kí kết hợp đồng thì các bên phải xác
nhận những thoả thuận đã đạt được.
Sau mỗi cuộc đàm phán phải đánh giá kết quả cuộc đàm phán so với mục tiêu đ• đề ra để
rút ra những bài học kinh nghiệm cho những cuộc đàm phán tiếp theo.
2.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp :
Sau khi kí kết hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác định, thì việc
thực hiện các bước của quá trình nhập khẩu là việc tự nguyện. Các bước của quá trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu gồm:
Bước1: Xin giấy phép nhập khẩu & mở L/C
A.Xin giấy phép nhập khẩu
-Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu.
Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực
hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu dịch, nhiều nước giảm bớt số mặt
hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập khẩu và
các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở các cơ quan như sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc danh mục có hạn
ngạch, hàng hóa được miễn giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ.
- Đối với những sản phẩm chuyên dùng như thuốc men, cây, con giống, sản phẩm ô
nhiễm, hàng hoá sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành như bộ y tế, bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường,…
Để biết hàng hoá có phải xin giấy phép nhập khẩu hay không ta căn cứ vào thông tư
số : 24/2010/TT-BTC có quy định những mặt hàng phải xin giấy phép.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 20

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
* hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm
+ đơn xin phép
+ phiếu hạn ngạch
+ bản sao hợp đồng đã ký kết với nước ngoài hoặc bản sao L/C
+ Giấy tờ kèm theo (nếu có)
Thủ tục cấp giấy phép được quy định trong thông tư số 21/KTĐV/VT ngày
23/10/1989. mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu hoặc một số mặt
hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một
cửa khẩu nhất định.
B.Mở L/C ( nếu thanh tóan bằng L/C)
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì bên mua phải làm thủ tục mở L/C
để mở một tài khỏan cho bên bán hưởng. Trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu nếu họ trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C.
Để mở L/C công ty phải gửi một thư yêu cầu mở thư tín dụng và kèm theo hợp đồng
nhập khẩu đến ngân hàng, thư yêu cầu mở thư tín dụng phải theo mẫu của ngân hàng và phải
được khai một cách chi tiết và chính xác.
Bước 2: Thuê phương tiện vận tải:
-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán và bên mua tuỳ từng trường hợp mà
tiến hành thuê phương tiện vận tải và dựa vào các căn cứ:
+ điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng .
+ khối lượng hàng hoá và đặc điểm của hàng hoá .
+ điều kiện vận tải.
+ ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều khoản khác của hợp đồng: người bán phải thuê
phương tiện khi kí kết hợp đồng TMQT theo nhóm C, D về điều kiện giao hàng trong
INCOTERM 2000. còn người mua phải thuê phương tiện vận tải theo điều kiện E, F.
-Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu có ý
nghĩa quan trọng đối qui trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao
hàng, sự an toàn của hàng hoá và có liên quan nhiều đến nội dung của hợp đồng. Chính vì vậy,
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 21

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
khi thuê phương tiện vận tải cần phải am hiểu và nắm chắc nghiệp vụ, có thông tin về thị
trường thuê phương tiện vận tải, tinh thông các điều kiện và cũng cần có kinh nghiệm thực tế.
Trong trường hợp người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Để thực hiện vận
chuyển, người nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu vận
chuyển.
- Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển ( thường được soạn sẵn) để thông báo nhu
cầu cần vận chuyển.
- Hãng tàu và người nhập khẩu sẽ lên hợp đồng về vận chuyển bao gồm những nội
dung: loại hàng vận chuyển, thể tích, trọng lượng, cước phí, thời gian giao nhận, các điều khoản
thưởng phạt do chậm chễ.
- Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành giao nhận và thanh toán cước phí.
Nếu thanh toán trước thì sẽ ghi trên vận đơn là đã thanh toán trước. Nếu thuê tàu chợ theo
khoang và lưu cước phí gọi là thuê tàu lưu cước.
Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về
những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra,
với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm. người nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo các điều kiện khác nhau, có nhiều điều kiện
bảo hiểm, trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau:
- Điều kiện bảo hiểm A : Bảo hiểm mọi rủi ro.
- Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng.
- Điều kiện bảo hiểm C: Điều kiện tối thiểu, bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Ngoài ra còn một số điều kiện bảo hiểm phụ, điều kiện bảo hiểm đặc biệt như chiến
tranh, bảo hiểm đình công
Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cần căn cứ vào :
- Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng: một nguyên tắc có tính cơ bản là rủi ro về
hàng hoá trong quá trình vận chuyển thuộc về người xuất khẩu hay nhập khẩu thì người đó cần
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 22

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hoá.(ngoại trừ trường hợp CIP và CIF người bán phải có
nghĩa vụ bảo hiểm cho hàng hoá ở phạm vi tối thiểu).
- Hàng hoá vận chuyển: nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịu tác động của quá trình bốc
xếp vận chuyền làm hư hỏng, hao hụt, để tránh rủi ro tốt nhất nên mua bảo hiểm ở điều kiện
A,những hàng hoá khó có thể hư hỏng, mất mát cho dù có tác động từ bên ngoài thì có thể bảo
hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không cần bảo hiểm.

- Điều kiện vận chuyển : như loại phương tiện vận chuyền, chất lượng của phương tiện
vận chuyển , các yếu tố tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển là các yếu tố tạo nên rủi
ro cho hàng hoá mà chúng ta cần xem xét, phân tích để quyết định lựa chọn loại hình bảo hiểm
cho phù hợp.
* để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá, doanh nghiệp cần tiến hành theo các
bước :
- xác định nhu cầu bảo hiểm: Từ căn cứ trên doanh nghiệp phải tiến hành xác định giá
trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá
hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các phí liên quan khác như vậy giá trị bảo
hiểm là giá hàng hoá ở điều kiện CIF.
- Xác định loại hình bảo hiểm: Các doanh nghiệp thường sử dụng hai loại hình bảo hiểm
chính đó là : hợp đồng bảo hiểm chính và hợp đồng bảo hiểm bao.
- Lựa chọn công ty bảo hiểm: các doanh nghiệp thường lựa chọn các công ty bảo hiểm
có uy tín, tỷ lệ bảo hiểm thấp, thận tiện giạo dịch.
- đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm
Bước 4: Làm thủ tục hải quan:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hoá khi đi qua cửa khẩu Việt Nam đều phải
làm thủ tục hải quan. Đây là một công cụ quản lý hành vi mua – bán của nhà nước. Qui trình
làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu gồm:
- Khai báo hải quan: Nhằm mục đích để cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp pháp của
hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu và làm cơ sở tính thuế hoặc miễn giảm

SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
thuế. Do đó, doanh nghiệp phải khai chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan gồm các nội dung
sau: tên hàng, kí mã hiệu hoặc mã số, số lượng, khối lương, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ
hàng hoá và nộp tờ khai cùng các chứng từ liên quan khác.
- Xuất Trình Hàng Hoá: Doanh nghiệp phải xuất trình hàng hoá tại địa điểm qui định
và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá thực tế.
- Hàng hoá phải được xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. hải quan đối chiếu hàng
hoá trong tờ khai với thực tế.
-Thực hiện các quyết định về hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ, hàng hoá, hải quan
quyết định có cho hàng hoá qua biên giới hay không, hoặc cho qua với các điều kiện mà chủ
hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh. nếu vi phạm các quyết định của hải quan sẽ bị xử phạt tuỳ
theo mức độ nặng nhẹ.
Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.
 Việc làm thủ tục hải quan bao gồm các bước sau đây:
- Mua tờ khai hải quan
- Kê khai hải quan kèm với bộ chứng từ gồm: hợp đồng, phiếu đóng gói, hoá đơn thương
mại, giấy chứng nhận xuất xứ, vận đơn ( đã ký hậu hoặc giấy tờ chứng minh đã thanh toán),
giấy chứng nhận số lượng, chất lượng.
- Mang tờ khai đến cửa khẩu thông quan hàng hoá nộp và xin giấy chấp nhận tờ khai
- Đăng ký thời gian và lịch trình cho cán bộ kiểm hoá kiểm tra
- Trình bộ hồ sơ cùng hải quan kiểm hoá ký biên bản và ký vào tờ khai kiểm hoá để hàng
hoá được thông qua.
Bước 5: Nhận hàng hoá
Đối với việc giao nhận hàng thì gồm rất nhiều hình thức tuỳ vào phương thức chuyên
chở hàng hoá, gồm có:
• Giao nhận hàng từ tàu biển.
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng container.
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt
• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ.

• Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy PHẠM QUỐC CƯỜNG
Giao nhận hàng chuyên chở bằng tàu biển:
Khi có thông báo tàu cập cảng đến doanh nghiệp nhập khẩu khẩn trương thực hiện
việc giao nhận hàng hoá Nhập khẩu với tàu vận chuyển bằng cách trực tiếp hoặc uỷ thác cho cơ
quan vận tải cảng thực hiện giao nhận, bao gồm các bước:
- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng
- Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan cảng về việc ra nhận hàng hoá từ nước ngoài về.
- Xác nhận với cơ quan cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu, lịch tàu, cơ cấu
mặt hàng, điều kiện kỹ thuật bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.
- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn ,lệnh giao hàng.
- Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng, chủng loại,
kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu cầu đã
thoả thuận trong hợp đồng. Kiểm tra, giám soát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm và giải
quyết các tình huống phát sinh.
- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng hoá cho cơ quan vận tải.
Giao nhận hàng chuyên trở bằng container:
Bao gồm các bước:
- Nhận vận đơn và các chứng từ khác
- Trình vận đơn và các chứng từ khác( hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói …) cho
hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).
- Nhà nhập khẩu đến trạm hoặc bãi container, người nhập khẩu muốn nhận container về
kiểm tra tại kho riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị
với hãng tàu để mượn container. Khi được chấp thuận, chủ hãng kiểm tra niêm phong, kẹp chì
container, vận chuyển container về kho riêng, sau đó hoàn trả container rỗng cho hãng tàu.
Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
- Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra niêm phong kẹp chì,
làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá và tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng.
- Nếu hàng hoá không đủ toa xe riêng, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng

của ngành đường sắt, tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng.
SV: PHẠM KIM NGAN–MSSV: 080522038 Lớp: C8E2B 25

×