Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số kết quả kháo sát về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng ở Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.72 KB, 7 trang )

Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018

MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở Đ NG NAM Ộ
Trần Thủy Trúc, Nguyễn Thị Yến Thuy, Yên Thƣợng Quân, Phạm Minh Tuấn
Khoa Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM,
236B Lê Văn Sỹ Phường 01, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Email:

TĨM TẮT
Các hoạt động khai thác khống sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi
trường và xã hội. Theo số liệu thống kê được, Đông Nam Bộ là một trong những khu vực khai thác
vật liệu xây dựng mạnh mẽ, cụ thể như sau: sét gạch ngói 161 mỏ, sét hỗn hợp 13 mỏ, đá xây dựng
153 mỏ, cuội sỏi 31 mỏ, cát xây dựng 195 mỏ, vật liệu xây dựng 27 mỏ, cát san lấp 20 mỏ và
Laterit 56 mỏ.
Để tránh mâu thuẫn, xung đột xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng
phát triển thì thực hiện trách nhiệm xã hội là hết sức cần thiết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu
về tình hình trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp trong hoạt động khai thác vật liệu xây dựng ở
Đông Nam Bộ cụ thể là ở tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên việc tổng hợp tài liệu,
khảo sát thực địa và bộ tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp với 14 tiêu chí bao
gồm mơi trường (8 tiêu chí), cộng đồng (4 tiêu chí), người lao động (2 tiêu chí) đã được sử dụng.
Từ khóa: Khai thác khống sản, trách nhiệm xã hội, Đơng Nam Bộ, mơi trường, xã hội.
1. GIỚI THIỆU
Vật liệu xây dựng là thành phần liên kết giữa các nguyên liệu khác tạo thành một sản phẩm
chung như đất, đá,… được dùng trong xây dựng.
Trách nhiệm xã hội (CSR) của Doanh nghiệp là sự cam kết của Doanh nghiệp đóng góp cho
việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người
lao động và các thành viên trong gia đình họ.
Trên địa bàn Đơng Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Tây Ninh là hai địa phương có


hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phát triển.
Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Tây Ninh
phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đang có trên 81 mỏ, trong đó có 32 mỏ khoáng sản các loại đang hoạt
động, 46 mỏ đã hồn thành cơng tác đóng cửa mỏ và được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt và 1 mỏ
vừa mới hết hạn giấy phép. Theo Quy hoạch khai thác khống sản tỉnh Tây Ninh thì trên địa bàn
huyện Bến Cầu có quy mơ khai thác vật liệu san lấp khá lớn, tổng diện tích hơn 150 ha, với hơn 10
tổ chức và cá nhân được UBND tỉnh Tây Ninh cấp giấy phép.
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn hai khu vực khai thác khống sản điển hình là đá xây dựng trên

421


The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Do yêu cầu từ phía
Doanh nghiệp, hai khu vực này được ký hiệu là A và B. Qua 2 lần nâng công suất, mỏ khai thác đá
xây dựng có diện tích khai thác hiện tại là 86,9 ha với công suất 1.400.000 m3/ năm. Mỏ khai thác
vật liệu san lấp có diện tích được cấp phép là 460 ha với công suất 80.000 m3/ năm.

Vị trí khu vực nghiên cứu.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thu thập số liệu cụ thể về đóng góp của doanh nghiệp đối với cộng đồng từ Ủy ban Nhân dân,
Mặt trận Tổ quốc của phường, thị xã.
Tổng hợp các tài liệu thu thập được: Dựa trên bộ tiêu chí của tác giả Dương Thị Thùy Trinh về
“Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khống sản tỉnh Bình
Dương”, năm 2016 và bộ tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác khống
sản Việt Nam do nhóm tác giả Hương Hoàng Thanh, Hoàng Thị Thanh Thủy qua bài nghiên cứu
“Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp khai khống: Sự cần thiết phải có một cách tiếp cận
mới”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

trong hoạt động khai thác vật liệu xây dựng, tập trung chủ yếu chính về mơi trường, cộng đồng và
người lao động, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh bộ tiêu chí phù hợp với tình hình, điều kiện của
Đơng Nam Bộ.

422


Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018
Bộ tiêu chí đánh giá CSR của Doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng ở Đông Nam Bộ bao gồm:
 Tiêu chí đánh giá mơi trường (8 tiêu chí) về: Sử dụng tài nguyên hiệu quả; Sử dụng năng
lượng hiệu quả; Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khí thải, tiếng ồn, độ rung; Giảm thiểu môi trường
nước; Giảm thiểu tác động đến môi trường đất, cảnh quan; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến đa
dạng sinh học; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn và Thực hiện quy định về bảo vệ
mơi trường.
 Tiêu chí đánh giá cộng đồng (4 tiêu chí) về: Hỗ trợ cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ tài chính; Chương
trình cộng đồng và An toàn đối với cộng đồng sau khi đóng cửa mỏ.
 Tiêu chí đánh giá người lao động (2 tiêu chí) cụ thể là: An tồn đối với người lao động tại
mỏ và Chương trình hỗ trợ người lao động.
Tiến hành khảo sát, tham vấn và ghi lại ý kiến cộng đồng, người lao động thông qua phiếu
khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát cho cả 2 Doanh nghiệp là 60 phiếu.
Doanh nghiệp A sử dụng 20 phiếu để khảo sát người dân sinh sống quanh mỏ bán kính 3 km,
10 phiếu người lao động tại mỏ.
Doanh nghiệp B sử dụng 5 phiếu người lao động tại mỏ và 20 phiếu người dân sinh sống cách
mỏ 4 m, dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu san lấp.
Qua đó đánh giá được tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt
động khai thác vật liệu xây dựng.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của 2 Doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng
tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Tây Ninh
Bài nghiên cứu khảo sát được tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khai

thác vật liệu xây dựng ở Đông Nam Bộ cụ thể là Doanh nghiệp A ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
Doanh nghiệp B ở tỉnh Tây Ninh thông qua việc tổng hợp tài liệu, phiếu khảo sát ý kiến cộng đồng
và người lao động được thể hiện ở bảng 3.1.
Điểm đánh giá của từng tiêu chí được định tính như sau:
 Thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí trong cùng 1 nội dung: +2
 Có thực hiện nhưng chưa đầy đủ các tiêu chí trong cùng 1 nội dung: +1
 Không thực hiện được các tiêu chí trong cùng 1 nội dung: 0
Điểm mục tiêu là tổng số điểm thực hiện tốt của các tiêu chí đánh giá trong cùng một nhóm
tiêu chí.
Bảng 3.1. Tình hình trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tại
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Tây Ninh.
Chủ đề

Nội dung thực hiện
trách nhiệm xã hội
Sử dụng tài nguyên hiệu quả

Các tiêu chí đánh giá

Tái sử dụng đất đá tầng phủ
Tái sử dụng nước thải

Sử dụng năng lượng hiệu quả

Sử dụng công nghệ khai thác tiên
tiến

Điểm đánh giá
Mỏ đá
xây dựng (A)


Mỏ vật liệu
san lấp (B)

+1

+1

+2

+2

423


The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018
Chủ đề

Nội dung thực hiện
trách nhiệm xã hội

Các tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá
Mỏ đá
xây dựng (A)

Mỏ vật liệu
san lấp (B)


+2

+2

+2

+2

0

+2

+1

+2

+2

+1

+2

+2

+12 (75%)

+14
(87,5%)

0


+1

Xe không vận chuyển khơng được
nổ máy, bảo trì phương tiện máy
móc định kỳ
Giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường khí thải, tiếng ồn, độ
rung
Mơi
trường

Xe chở phải có nắp hoặc bạt phủ
che kín, qt dọn đất đá rơi vãi, bụi
phủ
Trồng cây xung quanh moong khai
thác, dọc đường vận chuyển
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt

Giảm thiểu môi trường nước

Lắp đặt, xây dựng các hố gom,
lắng và thoát nước
Lắp đê bao quanh moong khai thác
Trồng trụ bê tông quanh mỏ, trồng
cây quanh mỏ...

Giảm thiểu tác động đến môi
trường đất, cảnh quan


Duy tu nâng cấp tuyến đường vận
chuyển

Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đến đa dạng sinh học

Mức độ phát triển cây trồng ở mỏ
Xây dựng kho chứa chất thải nguy
hại

Môi
trường

Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn

Bố trí các thùng chứa rác thải

Thực hiện quy định về bảo
vệ môi trường

Lập báo cáo giám sát môi trường
định kỳ

Hợp đồng với các tổ chức công ty
thu gom, xử lý chất thải rắn theo
quy định

Điểm mục tiêu: +16 (100%)

Tổng số điểm đánh giá:
Xây dựng đường giao thông.
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Xây dựng hệ thống cấp nước hoặc
thủy lợi

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Xây dựng trường học, bệnh viện
Học bổng

Cộng
đồng

424

Hỗ trợ tài chính

Hoạt động từ thiện dành cho tổ
chức cộng đồng

+1

0

Chương trình cộng đồng

Các khóa tập huấn theo u cầu
(nơng nghiệp, dinh dưỡng, sức

khỏe, an tồn,...).

+1

+1


Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018
Chủ đề

Nội dung thực hiện
trách nhiệm xã hội

Các tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá
Mỏ đá
xây dựng (A)

Mỏ vật liệu
san lấp (B)

+2

+2

+4 (50%)

+4 (50%)


+1

+1

0

+2

+1 (25%)

+3 (75%)

Các dự án cộng đồng tại các khu
vực khai thác khống sản
Chương trình phổ cập giáo dục cho
người lớn hoặc trẻ em
Phát triển nghề nghiệp như giới
thiệu việc làm và tư vấn cho học
sinh phổ thơng
Tiếp nhận lao động địa phương

Cộng
đồng

An tồn đối với cộng đồng
sau khi đóng cửa mỏ

Lưu giữ tài nguyên cho tương lại

Điểm mục tiêu:

Tổng số điểm đánh giá:

+8 (100%)

An toàn đối với người lao
động tại mỏ.

Người
lao
động

Thực hiện đúng các biện pháp cải
tạo như đã đề ra trong báo cáo
phương án cải tạo phục hồi

Chương trình hỗ trợ người
lao động

Trang bị đồ bảo hộ
Khám sức khỏe định kì
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Bình đẳng giới
Tổ chức chương trình đánh giá,
khóa huấn luyện.
Cân đối thời gian làm việc cho
người lao động
Tổ chức các buổi họp giữa lãnh
đạo và người lao động.

Điểm mục tiêu:

Tổng số điểm đánh giá:

+4 (100%)

Bảng 3.1 cho thấy cả 2 Doanh nghiệp đều thực hiện trách nhiệm xã hội tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế. So với số điểm mục tiêu đã đề ra thì:
Nhóm tiêu chí về môi trường điểm mục tiêu là +16 nhưng Doanh nghiệp A chỉ đạt được +11
điểm (75 %) và Doanh nghiệp B đạt +13 điểm (87,5 %) so với điểm mục tiêu.
Nhóm tiêu chí về cộng đồng điểm mục tiêu là +8 nhưng 2 Doanh nghiệp chỉ đạt được gần 1
nửa số điểm.
Nhóm tiêu chí về người lao động điểm mục tiêu là +4. Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
đạt được +1 điểm tương đương 25 % và Doanh nghiệp khai thác vật liệu san lấp chỉ đạt được +3
điểm (75 %).
3.2. Doanh nghiệp A và B đã thực hiện những tiêu chí về CSR
Doanh nghiệp A và B đã thực hiện khá tốt về trách nhiệm thực hiện CSR. Cả 2 Doanh nghiệp
đã trang bị các thùng chứa rác, hợp đồng với các tổ chức thu gom xử lý chất thải. Ngoài ra cả 2
425


The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018
Doanh nghiệp đều trang bị xe tưới nước dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu xây dựng và trồng
cây xung quanh khu vực khai thác để giảm các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Về cộng đồng cả 2 Doanh nghiệp đều hỗ trợ tiếp nhận lao động địa phương để tạo công ăn
việc làm cho dân địa phương. Doanh nghiệp B còn hỗ trợ chi phí nâng cấp lại tuyến đường vận
chuyển.
Trách nhiệm của Doanh nghiệp về người lao động tại mỏ, Doanh nghiệp A thực hiện khá đầy
đủ về an toàn cho công nhân làm việc tại mỏ, Doanh nghiệp B chỉ trang bị đồ bảo hộ cho người lao
động. Tuy nhiên Doanh nghiệp B thực hiện khá tốt về các chương trình hỗ trợ người lao động.
3.3. Những mặt cịn hạn chế của Doanh nghiệp A và B về CSR
Dường như chưa có quy định phạt dành cho doanh nghiệp về việc không thực hiện trách nhiệm

xã hội đối với cộng đồng và địa phương, cùng với doanh nghiệp chưa ý thức được sự quan trọng
của CSR khiến cho Doanh nghiệp A và B còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện như sau:
Đối với Doanh nghiệp A thì nhóm tiêu chí về mơi trường thì doanh nghiệp đã và đang thực
hiện tương đối đầy đủ. Nhưng về nhóm tiêu chí cộng đồng và con người Doanh nghiệp A chưa thực
hiện đầy đủ, đặc biệt về các quyền lợi như ký hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe
định kỳ, chưa kể đến doanh nghiệp chưa có sự chủ động, tự nguyện về các chương trình cộng đồng,
hoạt động từ thiện của địa phương cần đến sự giúp đỡ của doanh nghiệp.
Bên cạnh những tiêu chí đã thực hiện về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp thì Doanh
nghiệp B vẫn cịn nhiều mặt hạn chế như nhóm tiêu chí về mơi trường Doanh nghiệp B chưa thực
hiện đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm do chất
thải rắn (Lắp đê bao quanh moong, xây dựng kho chưa chất thải). Nhóm tiêu chí về cộng đồng thì
Doanh nghiệp B vẫn cịn hạn chế về việc hỗ trợ tài chính (Học bổng, hoạt động từ thiện), xây dựng
cơ sở hạ tầng (Trường học, bệnh viện), chương trình cộng đồng (Phổ cập giáo dục, giới thiệu việc
làm, tư vấn cho học sinh phổ thông). Về người lao động Doanh nghiệp vẫn chưa ký hợp đồng, mua
bảo hiểm và tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động.
4. KẾT LUẬN
Bài báo đã đưa ra bộ tiêu chí phù hợp về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khai thác vật
liệu xây dựng ở Đông Nam Bộ cụ thể là ở Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (A) và Doanh nghiệp khai thác vật liệu san lấp ở tỉnh Tây Ninh (B). Ngồi ra bài báo cịn
khảo sát được tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng
ở Đông Nam Bộ cụ thể là 2 Doanh nghiệp A và B thông qua việc tổng hợp tài liệu và phiếu khảo sát
đã thu thập được. Cả 2 Doanh nghiệp đều thực hiện khá đầy đủ các tiêu chí về CSR. Tuy nhiên vẫn
cịn nhiều mặt hạn chế đối với cộng đồng và người lao động. Mặc dù, hoạt động khai thác đá và vật
liệu xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc khai thác, vấn đề bụi là một trong những vấn đề
lớn ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và sức khỏe người dân và người lao động tại mỏ. Vì vậy,
doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng nói riêng và khai thác khống sản nói chung cần thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động và cộng đồng địa phương để doanh nghiệp phát triển
một cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Thanh Thủy - Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khai khoáng: Sự cần thiết phải
có một cách tiếp cận mới, 2017.


426


Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018
2. Dương Thị Thùy Trinh - Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai
thác khống sản tỉnh Bình Dương. Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2016.
A SOME THE RESULT OF THE SURVEY ABOUT CORPORATE’S
SOCIAL RESPONBILITY EXPLOITING BUILDING MATERIALS IN DONG NAM BO
Tran Thuy Truc, Nguyen Thi Yen Thuy, Yen Thuong Quan, Pham Minh Tuan
Department of Geology and Mineral Resources, Hochiminh City University of Natural Resources
and Enviroment
Email:
ABSTRACT
The mining activities have contributed greatly to the cause of national renewal. In addition to
positive aspects, the still face problems about environmental and social. According to statistics,
Dong Nam Bo is one of the area mining the strong construction material as: clay brick tile 161
mines, mixed clay 13 mines, construction stone 153 mines, pebble 31 mines, sand construction 195
mines, construction material 27 mines and laterite 56 mines.
In order to avoid conflicts social and create favorable conditions for enterprise to develop, the
implementation of social responsibility is essential. In this study, the results about the social
responsibility situation of enterprises in construction material exploitation in Dong Nam Bo,
specifically in Tay Ninh province and Ba Ria - Vung Tau province based on the document
synthesis, fieldworks and criteria for assessing corporate social responsibility with 14 criteria
including environment (8 criteria), community (4 criteria), employees (2 criteria) were used.
Keywords: Mining, social responsibility, Southeast, environment and society.

427




×