Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.13 KB, 32 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ
XÂY DỰNG QUẢNG NINH NĂM 2008
Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và
mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học, trên cơ sở những tài liệu thống kê,
hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản xuất cụ thể. Nhằm thấy được chất lượng hoạt
động, nguồn năng lượng sản xuất tiềm tàng, từ đó đề ra những phương án mới và
biện pháp khai thác có hiệu quả, để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mình
về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Phát huy
mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực cảu doanh nghiệp, nhằm
đạt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết
định quản trị ngắn hạn và dài hạn. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh còn giúp
dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh.
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh là một doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh và hạch toán độc lập, vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh
Công ty luôn cố gắng vươn tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và mở rộng sản xuất
kinh doanh. Để làm được điều này, công ty đã tiến hành phân tích đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh trong những năm trước dựa vào kết quả thống kê để rút ra những
kết luận tổng quát về chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tích
những chi tiết, những nguyên nhân đem lại kết quả đó. Từ đó duy trì, phát huy những
mặt mạnh và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để cho Công ty ngày càng
hoàn thiện hơn.
Để biết được kết quả mà Công ty đạt được trong năm 2008 cần phải đi sâu phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY NĂM 2008
Trong năm 2008 Công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã nỗ lực phấn
đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch phần lớn các chỉ tiêu đã đề ra. Tình hình thực


hiện các chỉ kế hoạch chủ yếu của Công ty được thực hiện qua số liệu bảng 2-1.
Công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh là một doanh nghiệp vừa sản xuất
vừa kinh doanh sản phẩm xi măng, do đó nhu cầu về vốn là rất lớn, năm 2008 số vốn
mà Công ty cần nhiều hơn năm 2007 là 270 tỷ đồng, so với kế hoạch đề ra thì cũng
đã dùng nhiều hơn dự tính là 94 tỷ đồng.
Sản lượng sản xuất xi măng Lam Thạch các loại của Công ty năm 2008 thực
hiện được so với năm 2007 tăng 178% tương ứng với 189.686 tấn và đã hoàn thành
vượt mức kế hoạch năm là 3% tương ứng với 12.275 tấn. Sản lượng Clinke bán ngoài
của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 30% tương ứng với 119.092 tấn nhưng
lại tăng 24.876 tấn so với kế hoạch đề ra. Qua các số liệu trên cho ta thấy năm 2008
Công ty đã đẩy mạnh sản xuất xi măng các loại, do sản phẩm đã có uy tín trên thị
trường, được người tiêu dùng chấp nhận, Công ty không phải bán Clinke ra ngoài thị
trường nữa, do đó sản lượng clinke bán ngoài giảm. Đây là một tín hiệu vui vì bán
thành phẩm là xi măng thì công ty thu được lợi nhuận cao hơn.
Khi mà cùng với các nước trên thế giới hội nhập WTO thị trường tiêu thụ xi
măng có nhiều thuận lợi. Nhu cầu xây dựng tăng mạnh dẫn tới lượng cầu về xi măng
tăng cao, bên cạnh đó có sự thay đổi cơ cấu quản lý, phương thức quảng cáo bán
hàng và tiếp thị của đội ngũ công nhân viên giúp cho Công ty hoàn thành tốt công tác
tiêu thụ năm 2008. So với năm 2007 thì năm 2008 đạt mức sản lượng tiêu thụ tăng
194.288 tấn tương ứng tăng180%, so với kế hoạch tăng 13.767 tấn tương ứng với
3%.
Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ năm 2008 tăng, làm doanh thu từ xi
măng năm 2008 so với năm 2007 tăng 138 tỷ đồng tương ứng tăng 209% và đã hoàn
thành vượt mức kế hoạch đề ra là 15,8 tỷ đồng, dẫn đến tổng doanh thu của toàn
Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 134,8 tỷ đồng, tăng 122,6 tỷ đồng so với
kế hoạch. Góp phần làm tăng sản lượng sản xuất và tăng doanh thu cho công ty là
việc quản lý có hiệu quả về số lượng lao động và chất lượng lao động. Số tăng tỷ lệ
lao động là 12% tạo ra số tăng tỷ lệ năng suất lao động tính bằng giá trị tính cho 1
CNV toàn doanh nghiệp là 27,2%. Những kết quả khả quan mà Công ty đạt được như
trên còn là do trong năm 2008 Công ty đã áp dụng các biện pháp khuyến khích trong

lao động như khen thưởng kịp thời những công nhân có ngày công cao và hoàn thành
vượt mức kế hoạch.
Tổng quỹ lương của Công ty: năm 2008 tăng lên 13.624 triệu đồng tăng so với
kế hoạch là 3.594 triệu đồng tương ứng với 5%. Nguyên nhân là do sản lượng, và số
lao động tăng.
Để đạt được mức sản lượng sản xuất xi măng như trên, thì yếu tố góp phần quan
trọng nhất chính là tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Số cán bộ công nhân
viên của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 316 người tương ứng với 12%,
chủ yếu là tăng số công nhân sản xuất chính. Qua chỉ tiêu này cho thấy trong năm
công ty đã sắp xếp và tuyển dụng thêm lao động để đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật tăng từ 262,46 (T/ ng-năm) năm 2007
lên 267,2 (T/ ng-năm) năm 2008. Nguyên nhân là do Công ty đã biết năng động, sáng
tạo trong sản xuất kinh doanh tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực trong toàn
dây chuyền, áp dụng các đòn bẩy kinh tế thích ứng, phù hợp như chế độ khen thưởng
động viên kịp thời cho từng tập thể, cá nhân người lao động có thành tích suất sắc,
cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại. Từ đó thức đẩy tăng năng suất lao động và
làm tăng sản lượng sản xuất chung của công ty. Dẫn đến tiền lương bình quân của
một công nhân tăng theo kế hoạch là 2.200 triệu đồng/ người/ tháng nhưng thực tế lại
đạt 2.585 triệu đồng/ người/ tháng tăng 385.000 đ bằng 18% so với kế hoạch, so với
năm 2007 thì tiền lương bình quân tăng 466.000 đ. Thu nhập bình quân của Công ty
trong năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007 là do sản lượng xi măng tiêu thụ tăng,
thị trường mua bán ổn định, giá bán xi măng cũng tăng lên. Qua phân tích khái quát
lao động, tiền lương năm 2008 cho thấy công ty đã có định hướng phát triển quy mô
lớn hơn, số lượng công nhân viên của công ty tăng. Như vậy để đáp ứng được nhu
cầu tăng về sản lượng nên Công ty đã chủ động tăng số lượng lao động.
Giá thành là một trong những chỉ tiêu quan trọng, đó là yếu tố quyết định rất lớn
đến lợ nhuận của cá doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty nói riêng. Trong
quá trình sản xuất Công ty luôn cố gắng hạ giá thành đến mức thấp nhất. Năm 2008
giá thành một đơn vị sản phẩm theo kế hoạch của Công ty đề ra 559.370 đồng/ tấn xi
măng nhưng thực tế đạt 536.009 đồng/ tấn xi măng, giảm so với kế hoạch 23.361

đồng bằng 4% đồng thời so với năm 2007 thì giá thành năm 2008 giảm 51.976 đồng/
tấn xi măng bằng 9%. Nguyên nhân làm giảm giá thành là do công ty đã thực hiện tốt
công tác tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên vật liệu, động lực, chi phí khác bằng tiền…
Qua số liệu trên cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh, có khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác trên thị trường, và công ty đã xây
dựng hợp lý được giá thành kế hoạch sát với yêu cầu thực tế. Để công tác giảm giá
thành đạt hiệu quả hơn nữa thì công ty cần tập trung xử lý các công việc trọng điểm
còn yếu kém nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý như: Quản lý ngày công
và năng suất lao động, có chế độ khuyến khích phù hợp nhằm kích thích sản xuất,
đặc biệt là tiếp tục áp dụng các biện pháp công nghệ mới, tổ chức sản xuất hợp lý
nhằm tăng năng suất lao động.
Từ các chỉ tiêu phân tích trên có thể đưa ra nhận xét: Trong năm 2008 Công ty
Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra và vượt
so với năm 2007 cả về số lượng và chất lượng. Song để đẩy mạnh quy mô sản xuất,
phát triển bền vững hơn nữa thì công ty cần quan tâm đến vấn đề chất lượng sản
phẩm, đầu tư trang bị bộ máy sản xuất lao động hơn nữa.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NĂM 2008
Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp trong quá khứ, ở hiện tại và trong tương lai. Mục tiêu của phân tích tài
chính nhằm nhận dạng những biểu hiện không lành mạnh trong vấn đề tài chính có
thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể
được một số các tổ chức tài chính thực hiện từ bên ngoài daonh nghiệp nhằm tìm
hiểu chính sách tín dụng hay tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp đó.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho mọi hoạt động tài chính và
ngược lại, hoạt động tài chính cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của sản xuất kinh
doanh. Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các
quyết định kinh doanh, nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển, cũng
như các tồn tại về mặt tài chính, giúp cho danh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn
cần thiết cho năm kế hoạch.
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xi măng

và xây dựng Quảng Ninh
Để phân tích chung tình hình tài chính ta dựa vào số liệu sau:
Bảng phân tích chung tình hình tài chính của Công ty
Bảng 2-2
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
+/- %
Tổng tài sản 994.819.307.257 1.266.091.460.882 271.272.153.625 127,27
A.Tài sản ngắn hạn 409.954.919.756 605.571.888.887 195.616.969.131 147,72
B.Tài sản dài hạn 584.864.387.501 660.519.571.995 75.655.184.494 112,94
Tổng nguồn vốn 994.819.307.257 1.266.091.460.882 271.272.153.625 127,27
A.Nợ phải trả 788.751.494.922 1.076.854.915.718 288.103.420.796 136,53
B. Nguồn vốn CSH 206.067.812.335 189.236.545.163 (16.831.267.172) 8,17
Qua số liệu bảng (2-2) cho ta thấy: Tổng giá trị tài sản năm 2008 của Công ty
tăng so với năm 2007 là 271.272.153.625 đồng tương ứng với tỷ lệ 27,27%. Điều này
cho thấy quy mô của Công ty tăng lên. Nguyên nhân là do tài sản dài hạn tăng
75.655.184.494 đồng (tỷ lệ tăng 47,72%), tài sản ngắn hạn tăng 195.616.969.131
đồng (tỷ lệ tăng 12,94%), cũng qua số liệu trên cho thấy Công ty chưa chú trọng đầu
tư vào tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất.
Tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 cũng tăng một khoản tương ứng
so với tìa sản là 271.272.153.625 đồng. Điều này cho thấy huy động vốn của Công ty
để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng. Nguồn vốn tăng do các khoản nợ
phải trả của công ty tăng từ 788.751.494.922 đồng lên 1.076.854.815.718 đồng,
tương ứng tăng 288.103.420.796 đồng (tỷ lệ tăng 36,53%); vốn chủ sở hữu giảm
16.831.267.172 đồng (tỷ lệ giảm 8,17%). Điều này cũng cho thấy Công ty đang
chiếm dụng vốn của khách hàng cũng như của công ty khác để bổ sung vào nguồn
vốn tạm thời của mình.
Tuy nhiên để đánh giá được tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty một cách chính xác hơn ta đi sâu vào phân tích một số chỉ

tiêu sau:
2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh
Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thường xuyên và liên
tục vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo nguồn vốn trong suốt quá trình đó.
Nếu Công ty không đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động của mình thì hiệu quả
sản xuất kinh doanh sẽ ngưng trệ và gây thiệt hại lớn cho sản xuất và kinh doanh. Do
vậy phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp
cho công ty đánh giá được trình độ sử dụng nguồn vốn, trình độ quản lý tài chính, từ
đó có những biện pháp tích cực đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Có thể phân loại nguồn vốn, tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh làm 2 loại như sau:
- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà công ty được sử dụng thường
xuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên bao
gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn (trừ vay và nợ
quá hạn)
- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà công ty tạm thời sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nó bao gồm các khoản vay ngắn
hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn, vay và nợ dài hạn, các khoản chiếm
dụng bất hợp pháp của người bán, người mua. Có thể khái quát nguồn đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua bảng phân tích nguồn tài trợ như sau:
Bảng phân tích nguồn tài trợ của Công ty CP xi măng và XD QN
Bảng 2-3
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
+/- %
Nguồn tài trợ 766.234.195.679 997.615.272.825 231.381.077.146 123,19
1 Thường xuyên 615.220.151.004 771.032.967.558 155.812.816.554 120,2

- Vốn chủ sở hữu 206.067.812.335 189.236.545.163 (16.831.267.172) 8,17
- Phải trả dài hạn 4.022.247.168 (4.022.247.168)
- Vay và nợ dài hạn 405.130.091.501 581.796.422.395 176.666.330.894 130,36
2 Tạm thời 151.014.044.675 226.582.305.267 75.568.260.592 133,35
- Vay và nợ ngắn hạn 151.014.044.675 226.582.305.267 75.568.260.592 133,35
Qua số liệu bảng phân tích nguồn tài trợ ta thấy trong năm 2008 nguồn tài trợ
vào cuối năm tăng 30,3% tương ứng với 231.822.596.249 đồng so với đầu năm.
Trong đó nguồn tài trợ thường xuyên tăng lên rõ rệt cho thấy khả năng đảm bảo về
vốn lâu dài, ổn định. Trong đó nguồn vốn do vay và nợ dài hạn tăng 43,61% tương
ứng với tăng 176.666.330.894 đồng so với đầu năm, trong khi đó nguồn vốn chủ sở
hữu lại giảm 7,99% tương ứng với 16.389.748.069 đồng, còn nguồn vốn phải trả dài
hạn thì hầu như không phát sinh. Điều này cho thấy công ty chưa có khả năng tự chủ
về nguồn vốn, còn phải chiếm dụng vốn rất nhiều.
Bên cạnh đó nguồn tài trợ tạm thời của Công ty cuối năm so với đầu năm tăng
lên 50,04% tương ứng với 75.568.260.592 đồng, chủ yếu là từ nguồn vay và nợ ngắn
hạn. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài để tài trợ các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn còn thiếu, công ty cần nhiều vốn ngắn hạn
để tài trợ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh do đó công ty cần thu hút các khoản
vay ngắn hạn từ bên ngoài.
Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính, khi phân tích cần phải sử dụng một số như
chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ
- Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó
còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như
mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.
Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả
 100% (2-1)
Tổng nguồn vốn
Bảng phân tích tỷ suất nợ Bảng 2-4
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch(%)
Nợ phải trả 788.751,5 1.076.854,9 36,53
Tổng nguồn vốn 994.819,3 1.266.091,4 27,27
Tỷ suất nợ (%) 79,29 85,05 5,76
Trong năm 2008, tỷ suất nợ là 85,05% tăng so với năm 2007 là 5,76%, như vậy
nguồn vốn của công ty đã phần nhiều gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này công ty mở
rộng quy mô hoạt động, do đó công ty vay nhiều hơn ở các đơn vị khác để đáp ứng
nhu cầu sản xuất, làm cho tốc độ tăng nợ phải trả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
tổng nguồn vốn.
- Tỷ suất tự tài trợ cho biết mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính
Tỷ suất tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
 100% (2-2)
Tổng nguồn vốn
Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ Bảng 2-5
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch(%)
Nguồn vốn chủ sở hữu 206.067,8 189.236,5 (8,17)
Tổng nguồn vốn 994.819,3 1.266.091,4 27,27
Tỷ suất nợ (%) 20,71 14,95 (5,76)
Năm 2008 tỷ suất tự tài trợ giảm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc
độ tăng của vốn chủ hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Cụ thể: tốc độ
tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là - 8,17% so với năm 2007, trong khi đó
tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 27,27%. Từ kết quả này cho thấy tỷ suất tự tài trợ
của Công ty giảm chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty giảm, Công ty thiếu vốn
và không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh ta còn phải phân tích theo 3
cân đối lý thuyết như sau:

a) Cân đối lý thuyết thứ nhất
B
NV
= A
TS
{I+II+IV+V(1,2)} + B
TS
{II+III+IV+V(1)} (2-3)
Bản chất của cân đối này là: tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty phải
được hình thành trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối lý thuyết thứ nhất Bảng 2-6
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Đầu năm Cuối năm
Vế trái (VT) 206.067.812.335 189.236.545.163
Vế phải (VP) 694.127.967.397 935.727.390.647
Chênh lệch (VT-VP) -488.060.155.062 -746.490.845.484
So với số tài sản hiện có, công ty đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh ta thấy số đầu năm của công ty không đủ để trang trải bù đắp cho sự thiếu hụt.
Công ty phải chiếm dụng vốn vay tín dụng hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.
Lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể ở thời điểm đầu năm lượng
vốn thiếu là 488.060.155.062 đồng, đến cuối năm không những không cải thiện mà
còn tăng lên 746.490.845.484 đồng. Từ phân tích này ta thấy nhu cầu vốn của Công
ty ngày càng tăng, chính vì vậy để có đủ vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường liên tục, Công ty phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi
chiếm dụng từ các đơn vị khác.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không
đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để đáp ứng đủ
nhu cầu sản xuất của mình. Tuy nhiên việc đi vay và chiếm dụng vốn đó chưa thể

khẳng định được tốt hay xấu vì sẽ là hợp lý nếu đó là nguồn chiếm dụng vốn hợp
pháp. Để có thể đưa ra được kết luận chính xác hơn cần xem xét đến các cân đối tiếp
theo.
b) Cân đối lý thuyết thứ hai
B
NV
+ A
NV
{I(1)+II(4)}

= A
TS
{I+II+IV+V(1,2)} + B
TS
{II+III+IV+V(1)} (2-4)
Bản chất của bảng cân đối này là từ cân đối thứ nhất, nếu doanh nghiệp không
trang trải được các nhu cầu về tài sản của mình thì doanh nghiệp sẽ huy động đến các
nguồn tài trợ hợp pháp tiếp theo để trang trải đó là vốn vay trong hạn trả số liệu tính
toán được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng cân đối lý thuyết thứ hai Bảng 2-7
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Đầu năm Cuối năm
Vế trái (VT) 762.211.948.511 997.615.272.825
Vế phải (VP) 694.127.967.397 935.727.390.647
Chênh lệch (VT-VP) 68.083.981.114 61.887.882.178
Kết quả này thể hiện vốn vay và vốn tự có của Công ty không chỉ đủ để trang
trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn thừa vốn (ở thời điểm đầu
năm lượng vốn thừa là 68.083.981.114 đồng và đến cuối năm thừa 61.887.882.178

đồng), lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền
chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng… Tuy nhiên vốn bị các đơn vị
khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ Công ty có cố gắng trong
việc thúc đẩy thu hồi nợ, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là dấu hiệu khả
quan đối với tính hình tài chính của Công ty.
c) Cân đối lý thuyết thứ ba
B
NV
+ A
NV
{I(1)+II(4)}

- A
TS
{I+II+IV,V(1,2)} - B
TS
{II+III+IV+V(1)}
= A
TS
{III+V(3,4)} + B
TS
{I+V(2,3)} – A
NV
{I(2÷10)+II(1,2,3,5,6,7)} (2-5)
Theo cân đối này thì số vố doanh nghiệp đi chiếm dụng (hoặc bị chiếm dụng)
đúng bằng số công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Bảng cân đối lý thuyết thứ ba Bảng 2-8
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008

Đầu năm Cuối năm
Vế trái (VT) 68.083.981.114 61.887.882.178
Vế phải (VP) 68.083.981.114 61.887.882.178
Chênh lệch (VT-VP) 0 0
Qua bảng cân đối III cho thấy số đầu năm Công ty thực chiếm dụng là
61.887.882.178 đồng, nhưng đến cuối năm thì công ty đã bị chiếm dụng lại.
2.2.3 Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục
trong bảng cân đối kế toán (Bảng 2-9)
Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ chỉ tiêu cấu thành nên tài sản và nguồn
vốn ở thời kỳ nhất định (đầu năm và cuối năm) theo đơn vị giá trị. Khi phân tích sẽ
đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Từ đó đưa ra kết luận về tình hình
tài chính chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tình
hình tài sản và nguồn vốn của Công ty CP xi măng và xây dựng Quảng Ninh có sự
thay đổi rõ rệt, sự tăng lên của tài sản và nguồn vốn tạo thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm với số tăng tuyệt đối là
271.272.153.625 đồng tương ứng với mức tăng là 27,27%, Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương tương tiền của Công ty năm 2008 tăng 3.594 triệu
đồng tương ứng mức tăng 10,9% so với năm 2007 chủ yếu là do tiền mặt tăng lên,
điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty có nhiều thuận lợi.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2007 tăng 33.219 triệu đồng tương ứng
tăng 14,36%, số liệu trên cho thấy năm 2008 công ty vẫn tiếp tục bị khách hàng
chiếm dụng vốn, dẫn đến hệ số thanh toán tức thời của công ty giảm đi. Tuy nhiên
bên cạnh đó các khoản phải thu dài hạn lại giảm 3.409 triệu đồng, đây là biểu hiện tốt
chứng tỏ công ty đã tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ dài hạn của mình và đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng tiền của Công ty tăng lên.
+ Giá trị hàng tồn kho của Công ty tăng 158.049.169.132 đồng tương ứng là
212,38%, làm cho tỷ trọng của hàng tồn kho cuối năm chiếm 18,36% trong tổng tài
sản. Việc tăng tài sản nhất là tăng lượng hàng tồn kho nguyên nhân là do Công ty đã
tăng cường dự trữ nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất kinh doanh và do năm 2008 là

năm có biến động lớn về giá cả, thị trường nguyên vật liệu để sản xuất xi măng
không ổn định, nên công ty đã phải dự trữ nguyên vật liệu để ổn định sản xuất.
Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong
tổng tài sản cuối năm tăng lên 6,62% (47,83%-41,21%), chủ yếu là do tỷ trọng hàng
tồn kho tăng lên 10,88% (18,36%-7,48%), kế đến là sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của
các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. Như vậy, qua đây đã thể hiện
trong khi quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm
được mức tồn đọng tài sản ngắn hạn bằng cách đẩy nhanh thu hồi các khoản phải
thu. Ngoài ra việc tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho
khả năng thanh toán của Công ty hiệu quả hơn.
+ Trong khi tài sản ngắn hạn của Công ty tăng nhiều thì tài sản dài hạn của
Công ty lại tăng rất ít chỉ tăng 75.655.184.494 đồng với tỷ lệ tăng 12,94%, xét về mặt
tỷ trọng thì giảm 6,62% (58,79%-52,17%) trong đó tài sản cố định tăng 74.655 triệu
đồng tương ứng 12,94% so với đầu năm. Các khoản đầu từ dài hạn cuối năm 2008
tăng 5.189 triệu đồng tương ứng mức tăng 37,28%, ngoài ra các khoản chi phí trả
trước dài hạn giảm 220 triệu đồng. Xét về mặt kết cấu, thì tỷ trọng tất cả các khoản
mục trong tài sản dài hạn đều giảm, trừ các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng
0,11% (1,51%-1,4%). Như vậy, trong năm 2008 cơ sở vật chất của Công ty cũng đã
tăng cường, quy mô về năng lực sản xuất được mở rộng, đồng thời Công ty đã thu
hẹp phạm vi đầu tư vào các công ty con mà tăng cường đầu tư vào công ty liên
doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác, sự gia tăng này tạo nguồn lợi tức trong dài
hạn cho doanh nghiệp.
Sau khi phân tích đánh giá các khoản mục ảnh hưởng đến sự biến động của tài
sản, để có cái nhìn tổng hợp hơn, ta xem xét đánh giá một số khoản mục tiêu biểu ảnh
hưởng đến sự biến động của nguồn vốn.
+ Khoản nợ phải trả tăng 288.103.420.796 đồng tương ứng tăng 36,53% trong
đó tập trung chủ yếu là nợ dài hạn tăng 173.205.419.531 đồng tương ứng với 42,2%
so với đầu năm, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi, điều này được đánh
giá là chưa tích cực. Trong xu thế hiện nay thì hạn chế vay nợ tăng đồng thời nguồn
vốn chủ sở hữu tăng nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi,

giảm rủi ro đồng thời tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp mới là mục tiêu mà doanh
nghiệp cần đạt được.
+ Ta nhận thấy rằng quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty trong năm đã giảm
đi 441 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 41,25%, điều này cho thấy trong năm
công ty đã hạn chế nhiều hoạt động văn hoá và phúc lợi cho người lao động để tiết
kiệm chi phí, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng của Công ty.
+ Về quan hệ tín dụng, trong năm 2008, các khoản công ty vay ngân hàng và các
tổ chức tín dụng tăng 75.568 triệu đồng tương ứng tăng 50,04%. Tuy nhiên, công ty
đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ khá tốt không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy qui mô sản xuất kinh doanh cảu Công ty ngày
càng tăng, tuy nhiên kết cầu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì giảm thể hiện tính chủ
động trong kinh doanh của công ty giảm. Mặt khác, các khoản nợ phải trả lại tăng lên

×