Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ĐỀ CƯƠNG THI THỰC HÀNH DƯỢC LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.27 KB, 35 trang )

ĐỀ SỐ 1
1. Trình bày về thuốc Amoxicilin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
TL:
 Biệt dược: Amoxcillin 250mg, Amoxcillin 500mg, Hagimox 250, Pharmox
500…
 Dạng thuốc:
- Viên nén, viên nang, bột pha hỗn dịch, bột pha tiêm
 Tác dụng
tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. có tác dụng trên
vi khuẩn gram (-), vi khuẩn gram (+)
 Chỉ định
Điều trị các bệnh:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
- Bệnh lậu.
- Nhiễm khuẩn đường mật.
- Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với
amoxicilin.
 Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicilin nào.
 Cách dùng
- Dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
- Mỗi lần uống hoặc tiêm cách nhau 8 giờ
 Liều dùng
- Người lớn: Uống: 250 - 500mg x 2-3 lần/24h Tiêm bắp, tĩnh mạch: 1g/lần x
2 - 3 lần/24h, tối đa 6g/24h
- Trẻ em: Uống: 125 - 250mg x 2-3 lần/24h Tiêm bắp: 50 -100mg/kg/24h, chia
3 - 4 lần
 Cách bảo quản


Bảo quản nang, viên nén và bột pha hỗn dịch uống amoxicilin trong lọ nút kín,
ở nhiệt độ từ 15 – 30oC. Nên bảo quản hỗn dịch uống amoxicilin sau khi pha ở
tủ lạnh (2 – 8oC), hỗn dịch này có thể bền vững trong 14 ngày ở nhiệt độ phòng
hoặc nhiệt độ 2 – 8oC.
2. Nêu sự khác nhau giữa Amoxicilin và Ampicilin về dược động học.
TL:
- Amoxcillin hấp thụ tốt hơn và nhanh hơn Ampicillin

1


3. Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên trên
khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 2
1.

Trình bày về thuốc Lidocain (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
Lidocain 2%, Lidocain 1%, Lidocain, Lidogel 2%...
 Dạng thuốc
- Thuốc tiêm, Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, dung dịch để pha, thuốc dùng
ngoài: gel, thuốc mỡ, kem, dung dịch
 Tác dụng
- có tác dụng gây tê
- thuốc có tác dụng “ổn định màng", ức chế kênh Na + ở điện thế hoạt động của
tế bào cơ tim.

- Thuốc tác dụng trên những mô bị thiếu máu rất rõ, ít tác dụng trên những mơ
bình thường, ít tác dụng trên rối loạn nhịp nhĩ.
- Làm giảm tính tự động, kéo dài thời gian khử cực tự phát ở kỳ tâm
- trương, rút ngắn thời gian trơ và thòi gian tái cực của các tế bào cơ tim,
- cho nên tạo điều kiện cho cơ tim hồi phục.
- Không tác dụng đến hệ nội tại của tim.
- ít làm thay đổi huyết động và điện tâm đồ; gây giãn mạch, hạ huyết áp,
- nhất là khi tiêm tĩnh mạch nhanh.
 Chỉ định
- Rối loạn nhịp tim do nhiễm độc các glycosid trợ tim loại digitalis là chỉ
định tốt nhất.
- Rối loạn nhịp tâm thất (do gây mê, huyết khôi cơ tim), ngoại tâm thu thất.
- Gây tê tại chỗ.
 Chống chỉ định
- Dị ứng thuốc tê loại có cấu trúc amid.
- Rối loạn chức năng gan.
- Suy tim độ 2, 3.
- Người cao tuổi (trên 70 tuổi).
- Động kinh do lidocain.
 Cách dùng
- Dùng đường tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch, dùng ngoài da
 Liều dùng
- Tiêm tĩnh mạch: 1 - 2mg/kg. Truyền tĩnh mạch: 2mg/phút.
Tổng liều: 1 - 2g/24h.
 Cách bảo quản
2


Bảo quản thuốc tiêm lidocain hydroclorid ở nhiệt độ 15 – 30 oC, khơng được để
đóng băng.

2.
TL:

Kể tên 1 thuốc gây tê thuộc cùng nhóm Lidocain.
- Thuốc tê cùng nhóm Lidocain (nhóm Amid): dibucain, etidocain,
mepivacain, prilocain

3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 3
1.

Trình bày về thuốc Cloramphenicol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Cloramphenicol 0,4%; Cloramphenicol 250mg; Cloramphenicol…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nang, thuốc bột pha tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt,
kem bơi ngồi da
 Tác dụng
- có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với
những vi khuẩn nhạy cảm cao.
- có tác dụng trên vi khuẩn gram dương và âm.
- Thuốc cũng có tác dụng với Rickettsia, Brucella, Klebsiella, các xoắn khuẩn,
virus lớn.

 Chỉ định
- Các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hố: bệnh thương hàn, phó thương hàn, lị
trực khuẩn và bệnh tả.
- Viêm màng não do vi khuẩn gram âm, nhất là Haemophilus.
- Các nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, tiết niệu.
- Các bệnh do vi khuẩn nội bào Brucella, Rickettsia, Klebsiella.
- Dùng tại chỗ điều trị các nhiễm khuẩn ỏ mắt, tai.
Cloramphenicol dùng toàn thân chỉ sử dụng giới hạn trong các trường
hợp mà các kháng sinh khác ít độc hơn bị chống chỉ định hoặc bị kháng.
 Chống chỉ định
- Suy tuỷ, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Người mang thai, trẻ em dưới 5 tháng tuổi.
- Người mẫn cảm với thuốc.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, tiêm bắp; nhỏ mắt hoặc bơi ngồi da
 Liều dùng
3


- Đường uống:
+ Người lớn 250 - 500mg x 2 - 4 lần/24h.
+ Trẻ em 50mg/kg/24h, chia 2 - 4 lần.
- Tiêm bắp: 1 - 3g/24h, chia nhiều lần.
- Nhỏ mắt: nhỏ 1, 2 giọt/lần
 Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc Cloramphenicol ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực
tiếp và môi trường ẩm thấp. Không đặt thuốc trong tầm với của thú nuôi và
trẻ nhỏ.
- Với thuốc bột pha tiêm, cần bảo quản kỹ lưỡng để tránh tình trạng bột thuốc
ẩm mốc, bảo quản ở nhiệt độ 15 – 25oC.

2.
Trình bày nguyên tắc trong điều trị thương hàn bằng Cloramphenicol?
TL:
 nguyên tắc trong điều trị thương hàn bằng Cloramphenicol
- điều trị khi sốt thương hàn, phó hàn
- không dùng cho người mẫn cảm với thành phần thuốc
- người lớn: dùng với liều 50mg/kg
- trẻ em dùng: 50 – 100mg/kg
- sơ sinh: 25 – 50mg/kg
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 4
1.

Trình bày về thuốc Dexamethason (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Dexamethason; Dexamethason 0,5mg; Dexamethason caps; Dexamethason
4mg/1ml…
 Dạng thuốc
- Viên nén, dung dịch uống, dung dịch tiêm, thuốc tra mắt, thuốc phun, thuốc
dùng ngoài
 Tác dụng
- tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, cịn có tác
dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít.

 Chỉ định
- Viêm khớp.
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Dị ứng
- Hội chứng Cushing.
- Bệnh vẩy nến.
4





-

-


2.

Viêm màng não.
Hen suyễn cấp tính.
Viêm mũi.
Buồn nơn/ nơn mửa.
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với bất cứ với thành phần nào của thuốc.
Bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
Người bị loét dạ dày – tá tràng.
Mắc bệnh đái tháo đường.
Bệnh do virus.
Bị tăng huyết áp.

Cách dùng
Dùng đường uống: uống sau bữa ăn, đường tiêm, dùng ngoài da, tra mắt
Liều dùng
Người lớn:
+ Uống: 3 - 6mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần/ngày
+ Tiêm: 4 - 20mg/ngày, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
+ Nhỏ mắt: 1 giọt/lần x 3 – 4 lần/ngày
Trẻ em:
+ Uống 0,02 - 0,3mg/kg/ngày, hoặc 0,6 - 10mg/kg/ngày chia làm 3 - 4 lần.
+ Tiêm: có thể dùng 6 - 40 microgam/kg hoặc 0,235 - 1,2mg/kg, tiêm bắp hoặc
tiêm tĩnh mạch, 1 hoặc 2 lần/ngày.
Cách bảo quản
Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Bảo quản Dexamethasone ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt và
tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Tại sao bệnh nhân đau dạ dày, đái tháo đường không được uống
Dexamethason?

TL:
 bệnh nhân đau dạ dày, đái tháo đường khơng được uống Dexamethason,
vì:
dexamethason là thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, có tác dụng phụ là gây loét
dạ dày; đái tháo đường do GC làm tăng glucose trong máu, GC đối kháng
Insulin. Nên bệnh nhân bị đau dạ dày, đái tháo đường khơng được uống
dexamethason.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)


ĐỀ SỐ 5
1.

Trình bày về thuốc Tetracyclin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
5


TL:








-

Biệt dược
Tetracyclin 500mg, Tetracyclin 3%, Tetracyclin TW3, Tetracyclin 1%...
Dạng thuốc
Viên nén, viên nang, bột pha tiêm bắp, bột pha tiêm tĩnh mạch, thuốc mỡ, siro
Tác dụng
tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
tác dụng nhiều vi khuẩn gram âm và dương, cả ưa khí và kị khí, xoắn khuẩn và
vi khuẩn nội bào Clamydia, rickettsia, Mycoplasma.
tác dụng lên cả các virus mắt hột, sinh vật đơn bào và ký sinh trùng sốt rét.
Chỉ định
Nhiễm khuẩn do Chlamydia: viêm phổi, viêm phế quản, bệnh mắt hột…

Nhiễm khuẩn do Rickettsia.
Nhiễm khuẩn do Mycoplasma, đặc biệt các nhiễm khuẩn do Mycoplasma
pneumoniae.
Nhiễm khuẩn do Brucella và Francisella tularensis.
Bệnh dịch hạch (do Yersinia pestis), bệnh dịch tả (do Vibrio cholerae).
Trứng cá.
Tham gia trong một số phác đồ trị H. pylori trong bệnh loét dạ dày tá tràng.
Phối hợp với thuốc chống sốt rét như quinin để điều trị sốt rét do Plasmodium
falciparum kháng thuốc.
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất cứ với Tetracyclin nào
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Trẻ em dưới 8 tuổi
Bệnh nhân bị suy gan, thận nặng
Cách dùng
Thuốc mỡ: Nhỏ vào niêm mạc mắt bị nhiễm khuẩn.
Thuốc bột pha tiêm: Pha hỗn dịch và tiêm/ truyền qua đường tĩnh mạch hoặc
tiêm bắp.
Viên nang và viên nén: uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ
Siro: Sử dụng lượng thuốc vừa đủ và uống trực tiếp.
Liều dùng
Uống:
+ người lớn: 250 – 500mg/lần x 2,3 lần/ngày, mỗi lần uống cách 6 giờ
+ trẻ em trên 8 tuổi: 25 – 50mg/kg/ngày, chia 2 – 4 lần
Tiêm:
+ tiêm/truyền tĩnh mạch: 1g/ngày
+ tiêm bắp: 200 – 300mg/ngày, chia làm nhiều lần
Cách bảo quản
Bảo quản chế phẩm chứa Tetracyclin ở dạng uống trong nhiệt độ phòng, tránh
ánh nắng và nơi ẩm thấp.


- Dung dịch tiêm Tetracyclin có thể bị epime hóa và giảm tác dụng. Vì vậy cần
hạn chế tình trạng này bằng cách bảo quản dung dịch tiêm ở pH từ 3 – 5 và
dùng trong khoảng 6 giờ.
6


2.
Kể tên ba thuốc cùng nhóm với Tetracyclin?
TL:
 Thuốc cùng nhóm với tetracyclin
Doxycyclin, Minocyclin, Lymecyclin, Methylencyclin, sancyclin
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 6
1.
TL:

Trình bày về thuốc Gentamycin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?




-






2.

Biệt dược
Gentamycin 80mg, Gentamycin 0,3%, Gentamycin – 5, Maxgel, healskin
Dạng thuốc
Dung dịch tiêm, thuốc nhỏ mắt
Tác dụng
tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn
tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram
dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu
Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường mật
Nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc,
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn
ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng,
các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu.
Chống chỉ định
Người bệnh dị ứng với gentamicin và với các aminoglycosid khác.
Người có tổn thương thận hoặc thính giác.
PNCT
Cách dùng
Dùng tiêm bắp, dùng tiêm tĩnh mạch khơng liên tục, dùng tra mắt
Liều dùng
Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3 mg/kg/ngày,
chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Người suy thận: cần điều chỉnh liều
Cách bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 30OC. Tránh để đông lạnh. Không dùng nếu dung
dịch tiêm biến màu hoặc có tủa.
Phụ nữ cho con bú có sử dụng được Gentamycin khơng? Vì sao?
7


TL:
 Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng được Gentamycin, vì:
Các amoniglycosid được bài tiết vào sữa với lượng nhỏ. Tuy nhiên các
aminoglycosid, kể cả gentamicin, được hấp thu kém qua đường tiêu hóa và chưa
có tư liệu về vấn đề độc hại đối với trẻ đang bú mẹ.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)
ĐỀ SỐ 7

1.
TL:

Trình bày về thuốc Diazepam (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?






Biệt dược
Diazepam 10mg/2ml, diazepam 5mg, Valium, Seduxen, Sedupam…

Dạng thuốc
Thuốc uống, viên nang, thuốc tiêm, thuốc đặt trực tràng
Tác dụng
có tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ.
Ngồi ra, diazepam còn làm giãn cơ, chống co giật.
Chỉ định
Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu.
Các trạng thái mất ngủ.
Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu.
Tiền mê.
Các bệnh co cứng cơ.
Chống chỉ định
- Suy nhược cơ thể
- Yếu cơ
- Rối loạn chức năng gan nặng
- Mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng về hô hấp
- Bệnh tăng nhãn áp gốc hẹp
- Khó thở nghiêm trọng
 Cách dùng
- dùng đường uống, đường đặt trực tràng (viên đạn, dung dịch, gel), tiêm bắp
hoặc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
 Liều dùng
- Uống, tiêm: 5 – 10mg/lần, 1 - 4 lần/ngày, tùy chỉ định
 Cách bảo quản
- Bảo quản tránh ánh sáng, ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 25oC. Khơng để ở nhiệt
độ đóng băng (vì diazepam có thể bị kết tinh).
2.

Bệnh nhân lên cơn động kinh có dùng Diazepam để cắt cơn co giật được
không. Tại sao?

8


TL:
 Bệnh nhân lên cơn động kinh dùng Diazepam để cắt cơn co giật, vì:
Diazepam là thuốc thuộc nhóm benzodiazepin ức chế thần kinh trung ương nên
có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật, động kinh.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)
ĐỀ SỐ 8

1.
TL:

Trình bày về thuốc Aspirin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Aspirin PH8, Aspirin 100, Aspirin 81, Aspirin 500, Aspirin stada 81mg…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nén nhai được, viên nén giải phóng chậm, viên nén bao phim,
viên đặt
 Tác dụng
- liều thấp: có tác dụng chống tập kết tiểu cầu
- liều trung bình có tác dụng hạ sốt và giảm đau
- liều cao: có tác dụng chống viêm
 Chỉ định
- Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim & đột quỵ.
- Giảm đau: các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp, đau cơ, đau

bụng kinh.
- Hạ sốt: do các nguyên nhân gây sốt (trừ sốt xuất huyết và sốt do các loại
virus khác).
- Chống viêm: dùng cho các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng
thấp, viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vẩy nến, viêm cơ, viêm màng
hoạt dịch, viêm gân...
 Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hố.
- Rối loạn đơng máu.
- Thiếu men G6DP.
- Sốt do virus (cúm, sốt xuất huyết).
- Hen phế quản.
- Bệnh gan thận nặng.
- Phụ nữ có thai.
 Cách dùng
- Dùng đường uống
 Liều dùng
- Chơng viêm: 3 - 6g/24h.
- Hạ sốt, giảm đau: 0,5 - 2,0g/24h.
9


- Dự phòng huyết khối: 100 - 150mg/24h dùng hàng ngày hoặc cách ngày.
 Cách bảo quản
Cần bảo quản aspirin ở nơi khô và mát. Bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh,
khơng để đóng băng. Khơng dùng nếu thuốc có mùi giống như giấm mạnh.
2.
Tại sao Aspirin dễ gây xuất huyết trong điều trị?
TL:

 Aspirin dễ gây xuất huyết trong điều trị, vì:
Thuốc có tác dụng chống tập kết tiểu cầu, giảm tổng hợp Thromboxan (yếu tố
gây đơng máu).
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 9
1.

Trình bày về thuốc Paracetamol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Paracetamol 650mg, Agimol 325, hapacol, Panadol, paracetamol…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nang, viên sủi, gói để pha dung dịch, thuốc đạn, dung dịch,
thuốc tiêm
 Tác dụng
- có tác dụng giảm đau hạ sốt
 Chỉ định
- giảm đau: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh…
- hạ sốt: sốt do mọi nguyên nhân
 Chống chỉ định
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
- Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
- Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
 Cách dùng

- Dùng đường uống, đặt hậu môn, dùng tiêm
 Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 1 1 tuổi: 500mg/lần.
- Trẻ em dưới 11 tuổi: 80 - 500mg/lần.
10


- Cứ 4 - 6 giò dùng 1 lần.
 Cách bảo quản
Bảo quản thuốc ở dưới 40ºC, tốt nhất là 15 - 30ºC; tránh để đông lạnh dung dịch
hoặc dịch treo uống. Thuốc đặt hậu mơn có thể bảo quản cả trong tủ lạnh.
2.
Kể tên 3 thuốc NSAID ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa?
TL:
 thuốc NSAID ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
- Paracetamol, Phenacetin, Celecoxib, Rofecoxib, Etericoxib, Edotolac,
Nimesulid
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 10
1.

Trình bày về thuốc Promethazin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược

- Promethazin 2%, Promethazin 0,1%, Promethazin 125mg, Pipolphen,
Phenergan…
 Dạng thuốc
- viên nén, siro, dung dịch tiêm, đạn trực tràng, kem bơi ngồi
 Tác dụng
- có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh.
- tác dụng chống nôn, kháng cholinergic, chống say tàu xe và tê tại chỗ.
- tác dụng chống ho nhẹ, phản ánh tiềm năng ức chế hô hấp.
 Chỉ định
- Điều trị các triệu chứng dị ứng (hắt hơi, ngứa, phát ban da, chảy nước mũi, nổi
mề đay…).
- Chống say tàu xe.
- Điều trị buồn nôn và nôn.
- An thần, cải thiện giấc ngủ.
- Phối hợp trong tiền mê với thuốc giảm đau và gây tê
 Chống chỉ định
- Trạng thái hôn mê, mẫn cảm với promethazine
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đang dùng thuốc ức chế thần kinh
- Bí đái do rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, tiêm, đặt trực tràng, bơi ngồi da
 Liều dùng
11


- Người lớn:
+ uống: 25 – 50mg/lần x 1 – 2 lần/ngày
+ tiêm bắp: 2,5 – 50mg/lần x 1 – 2 lần/ngày
+ tiêm tĩnh mạch chậm: 50mg/lần + thuốc tiền mê

- Trẻ em: uống 2,5 – 5mg x 2 lần/ngày
 Cách bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 30oC. Viên đặt trực tràng giữ ở 2 đến 8oC.
- Tránh ánh sáng.
- Dạng thuốc tiêm không sử dụng khi dung dịch đã có màu hoặc có tủa.
2.
Tại sao Promethazin khi uống không nên nhai và nên uống với nhiều nước?
TL:
 Promethazin khi uống không nên nhai và nên uống với nhiều nước, vì:
Thuốc promethazin gây khơ miệng hoặc khơ họng, nếu dùng lâu thì sẽ tăng
nguy cơ gây sâu răng do miệng bị khô. Nhai thuốc sẽ làm vỡ cấu trúc của thuốc
và tăng tác dụng phụ của thuốc.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 11
1.

Trình bày về thuốc Aspirin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Aspirin PH8, Aspirin 100, Aspirin 81, Aspirin 500, Aspirin stada 81mg…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nén nhai được, viên nén giải phóng chậm, viên nén bao phim,
viên đặt
 Tác dụng

- liều thấp: có tác dụng chống tập kết tiểu cầu
- liều trung bình có tác dụng hạ sốt và giảm đau
- liều cao: có tác dụng chống viêm
 Chỉ định
- Dự phịng thứ phát nhồi máu cơ tim & đột quỵ.
- Giảm đau: các cơn đau nhẹ & vừa, hạ sốt, viêm xương khớp, đau cơ, đau
bụng kinh.
- Hạ sốt: do các nguyên nhân gây sốt (trừ sốt xuất huyết và sốt do các loại
virus khác).
- Chống viêm: dùng cho các trường hợp viêm nhẹ như viêm khớp dạng
thấp, viêm xương khớp, viêm khớp do bệnh vẩy nến, viêm cơ, viêm màng
hoạt dịch, viêm gân...
12


 Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Loét dạ dày - tá tràng, xuaats huyết tiêu hoá.
- Rối loạn đông máu.
- Thiếu men G6DP.
- Sốt do virus (cúm, sốt xuất huyết).
- Hen phế quản.
- Bệnh gan thận nặng.
- Phụ nữ có thai.
 Cách dùng
- Dùng đường uống
 Liều dùng
- Chông viêm: 3 - 6g/24h.
- Hạ sốt, giảm đau: 0,5 - 2,0g/24h.
- Dự phòng huyết khối: 100 - 150mg/24h dùng hàng ngày hoặc cách ngày.

 Cách bảo quản
Cần bảo quản aspirin ở nơi khô và mát. Bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh,
khơng để đóng băng. Khơng dùng nếu thuốc có mùi giống như giấm mạnh.
2.
Trình bày những lưu ý khi sử dụng Aspirin?
TL:
 những lưu ý khi sử dụng Aspirin
- người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang
hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, xơ gan  khơng được
sử dụng thuốc
- người đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin
hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trước đây  không
được sử dụng thuốc
- Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài aspirin hay các loại thuốc NSAID
sẽ có nguy cơ cao bị chảy máu hay bị loét dạ dày.
- Không nên nghiền hoặc nhai viên nén vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc hóa học
của thuốc. Nên nuốt tồn bộ. Đồng thời chờ thời gian để thuốc được hấp
thụ, phát huy tác dụng.
- người bệnh cần uống Aspirin với nước ấm và nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 510 phút trước khi hoạt động trở lại. Nếu dạ dày nhạy cảm, bạn nên uống
Aspirin với sữa hoặc ăn kèm cùng thức ăn. Không được để bụng rỗng mà
uống thuốc. Phải uống thuốc khi đã ăn no.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 12
13



1.

Trình bày về thuốc Paracetamol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Paracetamol 650mg, Agimol 325, hapacol, Panadol, paracetamol…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nang, viên sủi, gói để pha dung dịch, thuốc đạn, dung dịch,
thuốc tiêm
 Tác dụng
- có tác dụng giảm đau hạ sốt
 Chỉ định
- giảm đau: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh…
- hạ sốt: sốt do mọi nguyên nhân
 Chống chỉ định
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
- Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
- Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, đặt hậu môn, dùng tiêm
 Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 1 1 tuổi: 500mg/lần.
- Trẻ em dưới 11 tuổi: 80 - 500mg/lần.
- Cứ 4 - 6 giờ dùng 1 lần.
 Cách bảo quản
Bảo quản thuốc ở dưới 40ºC, tốt nhất là 15 - 30ºC; tránh để đông lạnh dung dịch
hoặc dịch treo uống. Thuốc đặt hậu mơn có thể bảo quản cả trong tủ lạnh.
2.

Khi ngộ độc Paracetammol thì dùng thuốc gì để giải độc? Tại sao?
TL:
 Khi ngộ độc Paracetammol thì dùng thuốc N – acetylcystein hoặc
methionin để giải độc. Vì:
- Thuốc này là tiền chất của glutathione, làm giảm độc tính paracetamol
(acetaminophen) bằng cách tăng glutathione dự trữ ở gan và có thể thơng
qua các cơ chế khác. Nó giúp ngăn ngừa nhiễm độc gan bằng cách bất
hoạt chất chuyển hóa acetaminophen độc hại NAPQI (N -acetyl- p
-benzoquinone imine) trước khi nó có thể làm tổn thương tế bào gan.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

14


ĐỀ SỐ 13
1.

Trình bày về thuốc Metronidazol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Metronidazol 250mg, metronizol neo, Metronidazol, Metronidazol
500mg…
 Dạng thuốc
- Viên nén, thuốc đặt, dịch truyền, gel
 Tác dụng

- Metronidazol có tác dụng tốt với cả amip ở trong và ngoài ruột, cả thể cấp
và thể mạn. Với lỵ amip mạn ở ruột, thuốc có tác dụng yếu hơn do ít xâm
nhập vào đại tràng.
- Thuốc cịn có tác dụng tốt với Trichomanas vaginalis, Giardia, các vi
khuẩn kỵ khí gram âm kể cả Bacteroid, Clostridium, Helicobacter nhưng
khơng có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí.
 Chỉ định
- Điều trị lỵ amip các thể: amip ruột, amip gan và amip ở các mô.
- Trị nhiễm Trichomonas vaginalis và các bệnh do sinh vật đơn bào khác.
- Trị các nhiễm khuẩn răng miệng, tiêu hoá, ổ bụng, phụ khoa, hệ thần
- kinh trung ương, nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm.
- Dự phịng phẫu thuật đường tiêu hoá, phụ khoa (phối hợp với các kháng
- sinh khác).



Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc.
Bệnh nhân động kinh.
Rối loạn đông máu.
Ngươi mang thai 3 tháng đầu, thời kỳ cho con bú.
Cách dùng
Dùng đường uống, đặt âm đạo
 Liều dùng
- Lỵ amip ruột cấp và amip gan:
+Người lớn: 500 - 750mg/lần x 2 - 3 lần/24h x 5 - 10 ngày.
+Trẻ em: 35 - 40mg/kg/24h chia 3 lần, đợt điều trị 5-10 ngày.
- Diệt Trichomonas vaginalis:
Uống 750mg/24h chia 3 lần x 5 - 7 ngày hoặc 2g/24h x 3 ngày.
- Kết hợp đặt âm đạo 1 viên/ngày

- Dự phòng phẫu thuật: 2g trước khi phẫu thuật 2 giờ.
 Cách bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ trong phòng, dưới 300 C. Tránh ánh sáng.
15


2.

Kể tên 3 thuốc kháng sinh thường phối hợp với Metronidazol trong điều trị
viêm loét dạ dày do HP.

TL:
 3 thuốc kháng sinh thường phối hợp với Metronidazol trong điều trị viêm
loét dạ dày do HP
- Tetracyclin
- Clarithromycin
- Amoxicillin
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính)

ĐỀ SỐ 14
1.
TL:

Trình bày về Mebendazol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định, chống
chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Mebendazol, Mebendazol 100mg, Mebendazol 500mg, Fubenzon,

Fugacar, Mestad 500…
 Dạng thuốc
- Viên nén, dung dịch uống, hỗn dịch uống
 Tác dụng
- tác dụng trên nhiều loại giun, như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
Thuốc diệt cả trứng giun lẫn giun trưởng thành. Liều cao có tác dụng trên
cả nang sán, trùng roi Giardia ỉumbỉia.
 Chỉ định
- Điều trị giun kim, giun đũa và các loại giun khác
- Trị nang sán
 Chống chỉ định
- Ngưòi mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi và người mẫn cảm vối thuốc.
 Cách dùng
- Dùng đường uống
 Liều dùng
- Trị giun kim: liều duy nhất l00mg/lần, có thể lặp lại liều trên sau 2 tuần.
- Trị giun đũa và các giun khác: l00mg x 2 lần/ngày x 3 ngày hoặc dùng
liều duy nhất 500mg/lần.
- Trị nang sán: 200mg X 2 - 3 lần/ngày, đợt điều trị 20 - 30 ngày
 Cách bảo quản
- Thuốc viên nén: Bảo quản ở nhiệt độ thường, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
16


- Dung dịch hoặc hỗn dịch: Bảo quản ở nhiệt độ thường, nắp đậy kín, tránh
ánh sáng.
2.

Tại sao khi uống Mebendazol phải kiêng bia rượu trong thời gian dùng
thuốc?


TL:
 khi uống Mebendazol phải kiêng bia rượu trong thời gian dùng thuốc, vì:
uống bia rượu trong thời gian dùng thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan (gan
cịn phải chuyển hóa, đào thải thuốc), làm tương tác thuốc (đặc biệt là uống bia
rượu gần với giờ uống thuốc).
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 15
1.
TL:

Trình bày về thuốc Amlodipin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Amlor, Amlodipin 5mg, Amlodipin, Stadovas 10 Tab, Apitim 5…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nang
 Tác dụng
- tác dụng chống tăng huyết áp
- làm giảm sức cản mạch máu thận do đó làm tăng lưu lượng máu ở thận
và cải thiện chức năng thận.
- Tác dụng chống đau thắt ngực
 Chỉ định
- Điều trị tăng huyết áp.
- Điều trị đau thắt ngực.
 Chống chỉ định

- Quá mẫn cảm với dihydropyridine
 Cách dùng
- Dùng đường uống, nên uống vào buổi sáng
 Liều dùng
- Để điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực: khởi đầu với liều bình thường
là 2,5 - 5 mg/1 lần/ngày. Liều có thể tăng dần, cách nhau từ 7 - 14 ngày
cho đến 10 mg/1 lần/ngày.
- bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Nên dùng liều
khởi đầu thấp hơn (2,5 mg/1 lần/ngày).
- Trẻ em ≥ 6 tuổi: Liều thông thường có hiệu quả là 2,5 - 5 mg/1 lần/ngày.
 Cách bảo quản
17


- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất từ 15 - 30oC trong bình kín,
tránh ánh sáng.
2.

Tại sao nên uống thuốc cao huyết áp vào buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ
dậy?

TL:
 nên uống thuốc cao huyết áp vào buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy, vì:
- huyết áp có xu hướng tăng vào sáng sớm khi thức dậy, tăng dần dến đỉnh
trưa và giảm dần về chiều. Buổi tối khi ngủ là huyết áp thấp nhất, giảm
10-20%. Các thuốc hạ áp hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng chậm,
có tác dụng trên 24 giờ, trên cơ sở đó, tchọn thuốc và cho uống buổi sáng,
chỉ 1 lần trong ngày.
3.


Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 16
1.
TL:

Trình bày về thuốc Vitamin E (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Vitamin E, Enat 400, Vitamin E 400IU, Vitamin E 1000…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên bao đường, viên nang mềm, dung dịch tiêm, thuốc mỡ,
kem dùng ngoài
 Tác dụng
- tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc
tự do, nhờ đó bảo vệ được tính tồn vẹn của màng tế bào
- Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin c, selen, vitamin A và các
- caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền
vững vitamin A.
 Chỉ định
- Dùng phòng và điều trị thiếu vitamin E.
- Dùng làm thuốc chống oxy hóa (kết hợp với vitamin A, vitamin c và
selen) trong các bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, tăng lipoprotein huyết...).
- Các chỉ định khác: dùng phối hợp điều trị doạ sẩy thai, sẩy thai liên tiếp,
vô sinh, thiểu năng tạo tinh trùng, rối loạn thòi kỳ tiền mãn kinh; cận thị tiến
triển; thiếu máu tan máu; teo cơ, loạn dưỡng cơ; dùng ngồi đế ngăn tác hại của
tia cực tím.
 Chống chỉ định
- Quá mẫn với thành phần thuốc.

 Cách dùng
- Dùng đường uống, đường tiêm
18


 Liều dùng
- Người lớn uống 10 - 100mg/24h, tiêm bắp 30 - 200mg/lần/tuần.
- Trẻ em: uống 10 - 50mg x 2 - 3 lần/tuần hoặc tiêm bắp 30 – l00mg/tuần
 Cách bảo quản
- Ðể trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.
2.
Khi sử dụng Vitamin E cần lưu ý gì về thời điểm uống và khẩu phần ăn?
TL:
 sử dụng Vitamin E cần lưu ý về thời điểm uống và khẩu phần ăn:
- uống sau ăn
- không nên sử dụng vitamin quá 5 lần liều điều trị trong thời gian dài vì dễ
gây độc
- chỉ nên nạp vitamin E trong vịng 4 – 6 tháng rồi tạm nghỉ, khơng nên
lạm dụng trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Đồng thời, vitamin E tan trong chất béo, dễ dàng lưu trữ tại mô gan và
mơ mỡ, nên trong thời gian uống có thể bổ sung thêm các thực phẩm có
chứa chất béo như: Các loại hạt, sữa, sữa chua, bơ…
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 17
1.
TL:


Trình bày về thuốc Vitamin C (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Vitamin C, Vitamin C 250mg, rutin vitamin C, Vitamin C 500mg, hepa C,
calcimumboston Ascorbic…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên sủi, gói bột sủi, dung dịch tiêm, kẹo ngậm…
 Tác dụng
- Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hố của cơ thể
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở
xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không
bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ
rụng...
- Tham gia các q trình chuyển hố của cơ thể như chuyển hố lipid,
glucid, protid.
- Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon
vỏ thượng thận.

19











- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá
tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ
gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống
stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hố bằng cách trung hồ các gốc tự do sản sinh ra từ các phản
ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính tồn vẹn của màng tế bào (kết
hợp với vitamin A và vitamin E).
Chỉ định
- Phòng và điều trị thiếu vitamin c (bệnh Scorbut).
- Tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Thiếu máu,
- Phối hợp vói các thuốc chống dị ứng
Chống chỉ định
- dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat
dehydrogenase (G6PD)
- người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat
Cách dùng
- Dùng đường uống, đường tiêm
Liều dùng
- Dự phòng: 50 - 100mg/24h.
- Điều trị: 200 - 500mg/24h.
Cách bảo quản
- Để trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng

2.
Tại sao không nên sử dụng đồng thời Vitamin C với Biseptol trong điều trị?
TL:
 không nên sử dụng đồng thời Vitamin C với Biseptol trong điều trị, vì:
có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 18
1.

Trình bày về thuốc Vitamin B12 (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Vitamin B12, Vitamin B12 500, Vitamin B12 1mg/4ml, Vitamin B12
100mcg/ml…
 Dạng thuốc
- Viên nén, ống tiêm
20


 Tác dụng
- Vtm B12 trong cơ thể đóng vai trị là các coenzyme tham gia vào q
trình chuyển hóa quan trọng: chuyển hóa acid folic và tổng hợp AND nên
rất cần cho quá trình tạo hồng cầu, quá trình sao chép và tăng trưởng của
tế bào, tạo methionine, tham gia tổng hợp mucleoprotein, tổng hợp
myelin cần cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh, chuyển hóa
lipid. Vitamin B2 rất cần thiết cho tất cả các mơ có tốc độ sinh trưởng
mạnh như các mô tạo máu, ruột non, tử cung
- Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to, rối loạn thần kinh: như
viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân,

tay, rối loạn trí nhớ và tâm thần.
 Chỉ định
- Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to.
- Viêm, đau dây thần kinh.
- Dự phòng thiếu máu hoặc tổn thương thần kinh ở người cắt dạ dày, viêm
- ruột mạn.
- Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy
- dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm
khuẩn,
- nhiễm độc.
 Chống chỉ định
- Người bị ung thư do làm tăng tiến triển khối u.
- Người mẫn cảm với thuốc
 Cách dùng
- Dùng đường uống, đường tiêm
 Liều dùng
- Điều trị thiếu máu: khởi đầu 100 – 1000 µg/24h, dùng hàng ngày hoặc
cách ngày, liên tục trong 1 - 2 tuần; duy trì: 100 - 1000 µg/lần/tháng.
- Điêu trị viêm dây thần kinh: thường phải dùng liều cao và dùng dạng
tiêm từ 500 - 5000µg/ngày
 Cách bảo quản
- Bảo quản nơi khơ ráo, tránh ánh sáng, ẩm mốc
2.

Tại sao bệnh nhân bị ung thư không nên sử dụng Vitamin B 12 trong điều
trị?

TL:
 bệnh nhân bị ung thư không nên sử dụng Vitamin B12 trong điều trị, vì:
- nó có thể làm tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư làm cho ung thư

phát triển nhanh.
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 19
21


1.

Trình bày về thuốc Ciprofloxacin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
 Biệt dược
- Ciprofloxacin 500mg, Ciprofloxacin 200mg/100ml, Ciflox 750, Bloci,
Usacip 500…
 Dạng thuốc
- Viên nén, thuốc tiêm, thuốc đặt trực tràng, thuốc nhỏ mắt
 Tác dụng
- kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, khiến chúng hạn chế sinh sôi.
- Tác dụng trên một số cầu khuẩn Gram (+), vi khuẩn hiếu khí gram (-) và
vi khuẩn nội bào.
 Chỉ định
- Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục, đường tiêu hố, hơ hấp.
- Các nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm.
- Các nhiễm khuẩn khác: viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm
màng bụng, nhiễm khuẩn huyết, bệnh thận, bệnh lậu....

- Ciprofloxacin cũng được dùng để dự phịng bệnh nào mơ cầu, nhiễm
khuẩn phẫu thuật và nhiễm Mycobacteria không do lao.
- Dùng tại chỗ điều trị nhiễm khuẩn mắt và tai.
Nói chung, nhóm này nên dùng cho các nhiễm khuẩn nặng và các nhiễm
khuẩn đã kháng các thuốc thông thường.
 Chống chỉ định
- Người mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc các quinolon khác.
- Người mang thai, thời kỳ cho con bú. Trừ trường hợp buộc phải dùng.
- Thận trọng: Không nên dùng cho người dưới 18 tuổi.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, đường tiêm, nhỏ mắt, đặt trực tràng
 Liều dùng
- Uống: Người lớn 250 – 500mg x 2 lần/ngày
- Trẻ em và trẻ vị thành niên:
+ Uống 7,5 - 15 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần.
+ Truyền tĩnh mạch 5 - 10 mg/kg/ngày, truyền trong thời gian từ 30 - 60
phút.
 Cách bảo quản
- Bảo quản viên nén và nang trong lọ kín ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh
sáng cực tím mạnh.
- Bảo quản dung dịch tiêm ciprofloxacin lactat đậm đặc ở nhiệt độ 5 –
25oC và dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch ciprofloxacin ở nhiệt độ 5 –
30oC. Chế phẩm thuốc tiêm phải bảo quản tránh ánh sáng và tránh để
đóng băng.
2.

Kể tên 3 kháng sinh thuộc cùng nhóm với Ciprofloxacin?
 3 kháng sinh thuộc cùng nhóm với Ciprofloxacin
22



TL:
- Norfloxacin
- Ofloxacin
- Levofloxacin
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 20
1.

Trình bày về thuốc Cotrimoxazol (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?

TL:
Cotrimoxazol (Sulfamethoxazole – Trimethoprim)
 Biệt dược
- Cotrimoxazol 960, Cotrimoxazol 480mg, Cotrimoxazol AL,
Cotrimoxazol, Cotrimoxazol 800/160, biseptol, Bactrim…
 Dạng thuốc
- Viên nén, hỗn dịch, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch
 Tác dụng
- có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm và
dương
 Chỉ định
Điểu trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai

giữa...
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
 Chống chỉ định
- Mẫn cảm với thuốc.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Thiếu máu hồng cầu to.
- Ngưòi mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, đường tiêm
 Liều dùng
- Người lớn: 480 - 960mg/lần x 2 lần/24h.
- Trẻ em: 48mg/kg/24h, chia 2 lần.
 Cách bảo quản
- Thuốc để tiêm truyền Bảo quản ở nhiệt độ phòng (15 - 30oC). Không
được làm lạnh và phải dùng trong vịng 6 giờ sau khi đã pha lỗng để
truyền.
23


- Thuốc viên và hỗn dịch Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30oC, tránh ánh sáng.
2.
Trình bày những lưu ý khi sử dụng Cotrimoxazol?
TL:
 những lưu ý khi sử dụng Cotrimoxazol:
- nên uống sau khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Thuốc Cotrimoxazol không sử dụng cho các trường hợp sau:
+ Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ trong huyết tương.
+ Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do
thiếu Acid Folic.
+ Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.

+ Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không dùng đồng thời cotrimoxazol với các thuốc: chống trầm cảm 3
vòng (giảm hiệu quả của thuốc), indomethacin (làm tăng nồng độ
sulfamethoxazol trong huyết tương), phenytoin (ức chế chuyển hóa
phenytoin ở gan), digoxin (làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh)

3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 21
1.
TL:

Trình bày về thuốc Erythromycin (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ
định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Erythromycin 250mg, Erythromycin, Erythromycin 500mg, Erythrocin,
Adamycin, Acneryne, Erythrogen…
 Dạng thuốc
- Viên nén, viên nang, viên bao tan trong ruột, bột pha hỗn dịch uống, dùng
ngoài, dung dịch tiêm truyền
 Tác dụng
- tác dụng lên vi khuẩn gram dương, tác dụng lên một số ít vi khuẩn gram
âm tương tự như penicilin. vi khuẩn nội bào, khơng có tác dụng trên vi
khuẩn ưa khí gram âm.
 Chỉ định
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:
- Các nhiễm khuẩn hô hấp, da, mơ mềm, hệ tiết niệu - sinh dục.

- Dự phịng thấp khớp cấp (thay th ế penicilin).
24


 Chống chỉ định
- Viêm gan, rối loạn porphyrin.
- Mẫn cảm với thuốc.
 Cách dùng
- Dùng đường uống, dùng ngoài: tra mỡ mắt, kem thuốc mỡ
 Liều dùng
- Người lớn: 1 - 2g/24h, chia 2 - 4 lần.
- Trẻ em: 30mg/kg/24h.
 Cách bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng và giữ trong lọ kín.
2.
Kể tên 4 kháng sinh thuộc nhóm Macrolid?
TL:
 4 kháng sinh thuộc nhóm Macrolid
- Azithoromycin
- Clarithromycin
- Roxithromycin
- Spiramycin
3.

Trình bày về một sản phẩm thuốc cụ thể do Giám khảo chọn ngẫu nhiên
trên khay (Tên, nhóm thuốc, tác dụng chính).

ĐỀ SỐ 22
1.
TL:


Trình bày về thuốc Furosemid (Biệt dược, dạng thuốc, tác dụng, chỉ định,
chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, cách bảo quản)?
 Biệt dược
- Lasix, Lasilix, Trofurid, Furosemid 40, urostad 40, Furosemid…
 Dạng thuốc
- Dung dịch tiêm truyền, viên nén
 Tác dụng
Tác dụng lợi tiểu bằng cách:
- Phong toả cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai henle, làm tăng
thải trừ Na+, Cl-, K+ kéo theo nước nên lợi niệu.
- Tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, và giãn mạch thận,
phân phối lại máu có lợi cho các vùng sâu ở vỏ thận, kháng ADH tại ống
lượn xa.
- Giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu ở phổi, giảmáp suất thất trái.
- Tăng đào thải Ca++, Mg++ làm giảm Ca++ và Mg++ máu. Tác dụng
này ngược với thiazid.
 Chỉ định
25


×