Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 106 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán
đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát
triển tại khu vực Châu Á
Mã số đề tài: 21/1TCNH01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Ngọc Toản
Đơn vị thực hiện: Khoa Tài chính - Ngân hàng

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán
đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát
triển tại khu vực Châu Á
Mã số đề tài: 21/1TCNH01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Ngọc Toản
ThS. Đồn Thị Thu Trang (thành viên chính)
Đơn vị thực hiện: Khoa Tài chính - Ngân hàng



Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu để thực hiện đề tài, nhóm tác giả xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ban Chủ nhiệm
Khoa Tài chính - Ngân hàng, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhóm tác giả trong thời
gian thực hiện đề tài.
Xin kính chúc q Thầy, Cơ ln dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong
sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu cao quý của mình.
Xin chân thành cảm ơn.

Bùi Ngọc Toản

i


PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng
trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực Châu
Á
1.2. Mã số: 21/1TCNH01
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên


Đơn vị cơng tác

1

ThS. Bùi Ngọc Toản

Khoa Tài chính - Ngân hàng

2

Vai trị thực hiện
đề tài
Chủ nhiệm đề tài

ThS. Đồn Thị Thu Trang Khoa Tài chính - Ngân hàng Thành viên chính

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Tài chính - Ngân hàng
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022
1.5.2. Gia hạn (nếu có): khơng có
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Khơng có.
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 40 triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Tác động của phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến tăng trưởng kinh
tế (TTKT) là chủ đề nghiên cứu đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu thực
nghiệm. Nhìn chung, phát triển TTCK có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy


ii


TTKT. Do đó, nhiều quốc gia đã sử dụng các chính sách cải thiện mức độ phát triển
TTCK nhằm thúc đẩy TTKT (King & Levine, 1993a; Levine & Zervos, 1996; Masih
& Masih, 1999; Reinhart & Tokatlidis, 2003; Thornton, 1994; Pradhan & cộng sự,
2014). Thực tế cho thấy, để các chính sách này có thể được xây dựng một cách phù
hợp và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn thì việc tạo ra bằng chứng thực nghiệm đáng
tin cậy về tác động của phát triển TTCK đến TTKT là điều rất cần thiết. Tuy nhiên,
các lý thuyết về tác động của phát triển TTCK đến TTKT còn nhiều hạn chế. Bởi vì,
hầu hết các lý thuyết này chỉ đề cập đến tác động của phát triển tài chính đến TTKT,
với phát triển tài chính thường được xác định thơng qua khu vực ngân hàng. Trong
khi đó, phát triển TTCK cũng là yếu tố quan trọng đại diện cho phát triển tài chính
(Pradhan & cộng sự, 2014). Thậm chí, một số ý kiến cịn cho rằng thị trường tín dụng
sẽ khơng thể hoạt động hiệu quả nếu khơng có TTCK (Cho, 1986). Mặc dù vậy, việc
xác định phát triển tài chính thơng qua sự phát triển của TTCK chưa được quan tâm
đúng mức trong các lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến TTKT.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau
về tác động của phát triển TTCK đến TTKT, đặc biệt là về việc xác định giá trị
ngưỡng của phát triển TTCK trong tác động này. Hơn nữa, đây là chủ đề nghiên cứu
ít được xem xét trong các nghiên cứu thực nghiệm ở khu vực Châu Á, đặc biệt là tại
các quốc gia mới nổi và đang phát triển (Emerging Market and Developing
Economies - EMDEs) ở khu vực này. EMDEs là thuật ngữ được Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) sử dụng để chỉ chung cho các quốc gia có nền kinh tế thị trường đang trong
giai đoạn phát triển và quá độ từ quốc gia đang phát triển thành quốc gia phát triển
(Mody, 2004). Các quốc gia này có đặc điểm tương đồng là thu nhập thấp hoặc trung
bình, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là có xu hướng gia tăng tự do hoá
kinh tế để làm động cơ thúc đẩy TTKT (Hoskisson & cộng sự, 2000). Cụ thể, theo
Ủy ban Châu Âu, tốc độ TTKT của các quốc gia EMDEs khoảng hơn 4%, cao hơn

khá nhiều so với các quốc gia tiên tiến - khoảng 2%. Mặt khác, TTCK tại các quốc
gia này thường khá non trẻ với quy mơ cịn nhiều hạn chế. Ở hầu hết các quốc gia
EMDEs, nguồn vốn tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu

iii


vốn cho nền kinh tế (Hình 1.1). Tuy nhiên, các quốc này đang tích cực cải thiện mức
độ phát triển TTCK nhằm thúc đẩy TTKT. Do đó, việc tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm về tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs là điều
rất cần thiết.
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
-

182
160

148

130134
108


98
83

75
47

55

55

69
52

39
20

Quy mơ TTCK so với GDP (%)
Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân so với GDP (%)

Nguồn: Kết quả được phân tích bởi các tác giả.
Hình 1.1: Quy mơ của TTCK và tín dụng nội địa so với GDP tại các quốc gia
EMDEs ở khu vực Châu Á vào năm 2020
Dựa trên cơ sở những hạn chế trong các tài liệu hiện có, đồng thời đây cũng là
một chủ đề nghiên cứu cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn, do đó các tác giả chọn
đề tài "Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng
trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực
Châu Á" để nghiên cứu. Trong đề tài này, các tác giả sẽ tập trung phân tích tác động
của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Đây là
cơ sở đáng tin cậy để các tác giả tiến hành đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải

thiện mức độ phát triển TTCK gắn với TTKT tại Việt Nam và các quốc gia EMDEs
ở khu vực Châu Á.

iv


2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của phát
triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Dựa trên cơ sở
này, các tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát
triển TTCK gắn với TTKT tại Việt Nam và các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài như sau:
- Kiểm định tác động phi tuyến, xác định giá trị ngưỡng của mức độ phát
triển TTCK lên TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
- Nghiên cứu tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs
ở khu vực Châu Á.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển TTCK gắn với TTKT tại Việt
Nam và các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các tác giả tập trung vào việc
trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Liệu có tồn tại tác động phi tuyến của phát triển TTCK đến TTKT hay
không? Nếu tồn tại tác động phi tuyến thì giá trị ngưỡng của phát triển TTCK là bao
nhiêu?
(2) Tác động của phát triển TTCK đến TTKT là như thế nào? Nếu tồn tại giá
trị ngưỡng của phát triển TTCK thì mức độ tác động của phát triển TTCK đến TTKT
ở các miền trước và sau giá trị ngưỡng này là như thế nào?
(3) Làm sao để thúc đẩy phát triển TTCK gắn với TTKT tại các quốc gia
EMDEs ở khu vực Châu Á?

v



3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, các tác giả sử dụng kết hợp phương
pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng:
- Phương pháp phân tích định tính: Phương pháp này được sử dụng thơng qua
q trình tổng hợp, so sánh, cùng với việc sử dụng các đồ thị và bảng nhằm giải quyết
mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích định lượng: Mẫu dữ liệu nghiên cứu được các tác giả
thu thập dưới dạng dữ liệu bảng. Nhằm kiểm định sự tồn tại giá trị ngưỡng của mức
độ phát triển TTCK, các tác giả sử dụng hiệu ứng ngưỡng (Threshold Effects) cho dữ
liệu dạng bảng do Hansen (1999), Wang (2015) đề xuất và phát triển. Bên cạnh đó,
các tác giả sử dụng phương pháp System – GMM (Generalized Method of Moments)
do Arellano và Bond (1991) đề xuất để ước lượng các mơ hình nghiên cứu. Phương
pháp ước lượng này có ưu điểm lớn khi khắc phục được các giả thuyết hồi quy bị vi
phạm và kiểm soát được hiện tượng nội sinh tiềm ẩn trong mơ hình nghiên cứu.
Phương pháp System – GMM được sử dụng trong cả trường hợp mơ hình nghiên cứu
tồn tại tác động tuyến tính cũng như phi tuyến. Với việc sử dụng kết hợp giữa hiệu
ứng ngưỡng và phương pháp System – GMM, các tác giả kỳ vọng hai phương pháp
này có thể hỗ trợ cho nhau nhằm thu được kết quả ước lượng đáng tin cậy. Qua đó,
các tác giả tin rằng sẽ giải quyết được một cách hiệu quả mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Với đề tài này, các tác giả tiến hành phân tích mẫu dữ liệu của các quốc gia
EMDEs ở khu vực Châu Á. Theo IMF, EMDEs ở khu vực Châu Á bao gồm 30 quốc
gia. Tuy nhiên, các tác giả chỉ có thể thu thập được đầy đủ dữ liệu của 8 quốc gia
trong giai đoạn 2008-2020, bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka,
Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Với việc thu thập dữ liệu của 8 quốc
gia này, các tác giả sẽ đảm bảo được sự cân bằng trong mẫu dữ liệu, điều này sẽ góp


vi


phần không nhỏ trong việc gia tăng độ tin cậy của kết quả ước lượng mơ hình nghiên
cứu. Dữ liệu các biến trong mơ hình nghiên cứu được thu thập từ nguồn của World
Bank.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Các tác giả tập trung phân tích tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các
quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á, trong giai đoạn 2008-2020. Trong đó, phát triển
TTCK được đo lường thông qua quy mô TTCK và thanh khoản TTCK. Với việc sử
dụng kết hợp kiểm định hiệu ứng ngưỡng và phương pháp System – GMM cho dữ
liệu dạng bảng, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Tác động của quy mô TTCK đến TTKT: Quy mơ TTCK có tác động tuyến
tính (cùng chiều) đến TTKT. Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước.
- Tác động của thanh khoản TTCK đến TTKT: Thanh khoản TTCK có tác động
phi tuyến đến TTKT theo dạng hình chữ U, với giá trị ngưỡng của thanh khoản TTCK
là 64,492%. Theo đó, trước giá trị ngưỡng, thanh khoản TTCK có tác động ngược
chiều đến TTKT. Khi thanh khoản TTCK vượt qua giá trị ngưỡng, tác động này
chuyển sang cùng chiều. Do vậy, vai trị kích thích TTKT của thanh khoản TTCK chỉ
được thể hiện rõ ràng nhất khi thanh khoản TTCK vượt qua giá trị ngưỡng 64,492%.
Kết quả này là phát hiện mới của đề tài.
- Tác động của các biến kiểm soát đến TTKT: Kết quả ước lượng các mơ hình
nghiên cứu cho thấy các biến kiểm sốt có vai trị quan trọng đối với TTKT. Cụ thể,
tín dụng nội địa (DC), lực lượng lao động (LF) và kiểm soát tham nhũng (CC) có tác
động cùng chiều đến TTKT. Trong khi đó, lạm phát (INF) có tác động ngược chiều
đến TTKT.

vii



5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Các tác giả đã thực hiện được mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động
của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Mục
tiêu tổng quát này được thực hiện thông qua các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Các tác giả đã kiểm định được tác động phi tuyến, xác định giá trị ngưỡng
của mức độ phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
Theo đó, giá trị ngưỡng của thanh khoản TTCK là 64,492%. Với mẫu dữ liệu thu
thập được, các tác giả chưa tìm thấy sự tồn tại giá trị ngưỡng của quy mô TTCK.
(2) Các tác giả đã phân tích được tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại
các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Trong đó, quy mơ TTCK có tác động tuyến
tính (cùng chiều) đến TTKT. Đối với thanh khoản TTCK, yếu tố này tác động phi
tuyến đến TTKT theo dạng hình chữ U.
(3) Dựa trên cơ sở kết quả ước lượng các mơ hình nghiên cứu, các tác giả đã
tiến hành đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển TTCK gắn
với TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
Những phát hiện trong đề tài này là cơ sở đáng tin cậy để nhà quản lý và nhà
nghiên cứu thấy rõ hơn về tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia
EMDEs ở khu vực Châu Á.
6. Tóm tắt kết quả
Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng
kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực Châu
Á
Trong đề tài này, các tác giả tập trung vào việc phân tích tác động của phát triển
TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Phát triển TTCK được
đo lường thông qua quy mô TTCK và thanh khoản TTCK.
Mẫu dữ liệu bao gồm 8 quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á (Trung Quốc,
Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), trong

viii



giai đoạn 2008-2020. Thông qua việc sử dụng kết hợp giữa hiệu ứng ngưỡng và
phương pháp System – GMM, kết quả ước lượng các mơ hình nghiên cứu cho thấy:
- Tác động của quy mô TTCK đến TTKT: Quy mô TTCK có tác động tuyến
tính (cùng chiều) đến TTKT. Kết quả này phù hợp với hầu hết các cơng trình nghiên
cứu trước.
- Tác động của thanh khoản TTCK đến TTKT: Thanh khoản TTCK tác động
phi tuyến đến TTKT theo dạng hình chữ U, với giá trị ngưỡng của thanh khoản TTCK
là 64,492%, tức là thanh khoản TTCK chỉ tác động cùng chiều đến TTKT khi vượt
qua giá trị ngưỡng 64,492%. Kết quả này là phát hiện mới của đề tài so với các cơng
trình nghiên cứu trước.
- Tác động của các biến kiểm soát đến TTKT: TTKT bị tác động cùng chiều bởi
tín dụng nội địa (DC), lực lượng lao động (LF) và kiểm sốt tham nhũng (CC). Trong
khi đó, lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến TTKT.
Nhìn chung, phát triển TTCK có tác động đáng kể đến TTKT. Tuy nhiên, mức
độ tác động này còn tùy thuộc vào cách đo lường phát triển TTCK. Ngoài ra, TTKT
cũng bị tác động bởi các biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu. Những phát hiện
này có giá trị thiết thực và ý nghĩa đối với các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.

ix


A study on the impact of stock market development on economic growth:
Evidence in Asian emerging market and developing economies

In the study, we investigated the impact of stock market development on
economic growth in Emerging Market and Developing Economies (EMDEs) in Asia.
Stock market development is measured by size and liquidity of the stock market.
Data were collected in the Asian EMDEs including China, Indonesia, India, Sri

Lanka, Malaysia, the Philippines, Thailand and Vietnam in the period of 2008-2020.
By the combination of threshold effects and the Generalized Method of Moments
(GMM), the study revealed that:
- The effect of stock market size on economic growth: The size of the stock
market is positively correlated to economic growth. This finding is consistent with
what have been reported previously.
- The effect of stock market liquidity on economic growth: The nonlinear impact
of stock market liquidity on economic growth follows an inverted U-shape with the
former’s threshold is 64,492%, e.g. liquidity of the stock market is only positively
correlated to economic growth beyond the threshold. This is an unprecedented
finding.
- The effect of control variables on economic growth: Economic growth is
positively influenced by domestic credits (DC), labor force (LF) and control of
corruption (CC). Meanwhile, inflation (INF) is negatively correlated to economic
growth.
Generally, the stock market development significantly affects economic growth.
This effect, however, depends on the measurement of the stock market. Besides,
economic growth is affected by the control variables. These findings are essential for
the EMDEs in Asia.

x


III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1, 2, 3)
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật

Tên sản phẩm


TT

Đăng ký
1

Đạt được

Nghiên cứu tác động của Báo cáo khoa học tổng Báo cáo khoa học tổng
phát

triển

thị

trường kết đề tài - Sản phẩm kết đề tài - Sản phẩm

chứng khoán đến tăng dạng 2

dạng 2

trưởng kinh tế: Trường
hợp các quốc gia mới nổi
và đang phát triển tại khu
vực Châu Á
2

Nghiên cứu tác động của Bài báo khoa học Bài
phát

triển


thị

trường (SCOPUS)

-

báo

khoa

học

Sản (SCOPUS) - Sản phẩm

chứng khoán đến tăng phẩm dạng 3

dạng 3

trưởng kinh tế: Trường
hợp các quốc gia mới nổi
và đang phát triển tại khu
vực Châu Á
Ghi chú:
-

Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được

chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã
cấp kính phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

-

Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo

cáo (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và
trang cuối kèm thơng tin quyết định và số hiệu xuất bản).

xi


IV. Tình hình sử dụng kinh phí

Nội dung chi

TT

A

Chi phí trực tiếp

1

Th khốn chun mơn

2

Ngun, nhiên vật liệu, cây con..

3


Thiết bị, dụng cụ

4

Cơng tác phí

5

Dịch vụ th ngồi

6

Hội nghị, hội thảo, thù lao nghiệm thu giữa kỳ

7

In ấn, Văn phòng phẩm

8

Chi phí khác

B

Chi phí gián tiếp

1

Quản lý phí


2

Chi phí điện, nước

Kinh phí

Kinh phí

được duyệt

thực hiện

(triệu đồng)

(triệu đồng)

39.6787

39.6787

0.3213

0.3213

40

40

Tổng số


Ghi
chú

V. Kiến nghị (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
- Nhà quản lý và nhà nghiên cứu có thể căn cứ vào kết quả nghiên cứu để thấy
rõ hơn về tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu
vực Châu Á.
- Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành phân
tích chun sâu trên mẫu dữ liệu của từng quốc gia, mở rộng phạm vi nghiên cứu
sang các nhóm quốc gia khác, đo lường phát triển TTCK thơng qua các tiêu chí khác
(như khả năng tiếp cận TTCK và ổn định TTCK), hoặc bổ sung thêm một số biến
xii


kiểm sốt vào mơ hình nghiên cứu. Đây là những hướng nghiên cứu có thể phát triển
trong tương lai.

VI. Phụ lục sản phẩm (liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Sản phẩm dạng 2):
Bùi Ngọc Toản (chủ nhiệm đề tài) và Đoàn Thị Thu Trang (2022). Nghiên cứu
tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp
các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực Châu Á. Đề tài NCKH cấp Trường
(Đại học Công Nghiệp TP.HCM), mã số đề tài: 21/1TCNH01, nghiệm thu ngày
08/4/2022, đạt loại Tốt.
- Bài báo khoa học – SCOPUS (Sản phẩm dạng 3):
Toan Ngoc Bui and Thu-Trang Thi Doan (2021). The impact of stock market
development on economic growth: A GMM approach. Investment Management and
Financial Innovations, 18(3), 74-81.

TP. HCM, ngày ........ tháng........ năm 2022
Chủ nhiệm đề tài

Phịng QLKH&HTQT

Khoa Tài chính – Ngân hàng
Trưởng khoa

ThS. Bùi Ngọc Toản

TS. Nguyễn Thị Mỹ Phượng

xiii


PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

xiv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... xix
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ........................................................ xx
TĨM TẮT ................................................................................................... xxi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4

1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
1.4.1. Phương pháp phân tích ........................................................................... 4
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 5
1.5. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 5
1.5.1. Đóng góp mới của đề tài về mặt khoa học .............................................. 5
1.5.2. Đóng góp mới của đề tài về mặt thực tiễn............................................... 6
1.6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 7
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..... 9
2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế ............................................................ 9
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ............................................................... 9
2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................. 9
2.2. Tổng quan về phát triển thị trường chứng khoán .................................... 10
2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường chứng khoán ...................................... 10
2.2.2. Đo lường phát triển thị trường chứng khoán ....................................... 11
2.2.3. Vai trị của thị trường chứng khốn đối với tăng trưởng kinh tế .. 12
2.3. Lý thuyết giải thích tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến
tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 13
2.3.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển ............................................................ 13
xv


2.3.2. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển ..................................................... 13
2.3.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ........................................................... 14
2.3.4. Lý thuyết tăng trưởng Keynes ............................................................ 14
2.4. Các nghiên cứu trước về tác động của phát triển thị trường chứng khoán
đến tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 15
2.4.1. Các nghiên cứu trước về tác động tuyến tính của phát triển thị trường
chứng khốn đến tăng trưởng kinh tế ............................................................... 16
2.4.2. Các nghiên cứu trước về tác động phi tuyến của phát triển thị trường

chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế .................................................... 20
2.4.3. Nhận xét về khoảng trống trong các nghiên cứu trước................... 22
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 25
3.1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 25
3.1.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 26
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 31
3.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 32
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
4.1. Mô tả mẫu dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 37
4.2. Kết quả mơ hình nghiên cứu .................................................................. 42
4.2.1. Kết quả phân tích tương quan ................................................................ 42
4.2.2. Kết quả kiểm định hiệu ứng ngưỡng ...................................................... 42
4.2.3. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu và thảo luận ............................ 43
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................... 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................. 53
5.1. Kết luận về một số phát hiện chính của đề tài ........................................ 53

xvi


5.2. Hàm ý chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán gắn với tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu
Á ................................................................................................................. 54
5.3. Hàm ý chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán gắn với tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam .......................................................................... 57
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ....................... 58
Tóm tắt chương 5 ......................................................................................... 59

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 61
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 68

xvii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Diễn giải

STT

Từ viết tắt

1

EMDEs

2

GDP

Gross Domestic Product

3

GNP

Gross National Product


4

IMF

International Monetary Fund

5

TTCK

Thị trường chứng khoán

6

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

Emerging Market and Developing Economies

xviii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Ký hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1

Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

30

2

Bảng 4.1

Mơ tả mẫu dữ liệu nghiên cứu

37

3

Bảng 4.2

Kết quả phân tích tương quan

42

4


Bảng 4.3

Kết quả kiểm định hiệu ứng ngưỡng

43

5

Bảng 4.4

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

44

6

Bảng 4.5

Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu

45

xix


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

STT


Ký hiệu đồ

Tên đồ thị, hình vẽ

thị, hình vẽ

Trang

Quy mơ của TTCK và tín dụng nội địa so với GDP
1

Hình 1.1

tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á vào

2

năm 2020
2

Hình 3.1

3

Hình 4.1

4

Hình 4.2


5

Hình 4.3

6

Hình 4.4

7

Hình 4.5

8

Hình 4.6

Quy trình phân tích mơ hình nghiên cứu
GDP bình quân đầu người và phát triển TTCK tại
các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á năm 2020
GDP bình quân đầu người và phát triển TTCK tại
Việt Nam
Quy mơ TTCK và GDP bình qn đầu người tại
Việt Nam
Thanh khoản TTCK và GDP bình quân đầu người
tại Sri Lanka
Thanh khoản TTCK và GDP bình quân đầu người
tại Việt Nam
Thanh khoản TTCK và GDP bình quân đầu người
tại Trung Quốc


xx

34
40

41

47

48

49

50


TÓM TẮT
Trong đề tài này, các tác giả tập trung vào việc phân tích tác động của phát triển
thị trường chứng khoán (TTCK) đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại các quốc gia mới
nổi và đang phát triển (Emerging Market and Developing Economies - EMDEs) ở
khu vực Châu Á. Phát triển TTCK được đo lường thông qua quy mô TTCK và thanh
khoản TTCK.
Mẫu dữ liệu bao gồm 8 quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á (Trung Quốc,
Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), trong
giai đoạn 2008-2020. Thông qua việc sử dụng kết hợp giữa hiệu ứng ngưỡng
(Threshold Effects) và phương pháp System – GMM (Generalized Method of
Moments), kết quả ước lượng các mơ hình nghiên cứu cho thấy:
- Tác động của quy mô TTCK đến TTKT: Quy mơ TTCK có tác động tuyến
tính (cùng chiều) đến TTKT. Kết quả này phù hợp với hầu hết các cơng trình nghiên
cứu trước.

- Tác động của thanh khoản TTCK đến TTKT: Thanh khoản TTCK tác động
phi tuyến đến TTKT theo dạng hình chữ U, với giá trị ngưỡng của thanh khoản TTCK
là 64,492%, tức là thanh khoản TTCK chỉ tác động cùng chiều đến TTKT khi vượt
qua giá trị ngưỡng 64,492%. Kết quả này là phát hiện mới của đề tài so với các cơng
trình nghiên cứu trước.
- Tác động của các biến kiểm soát đến TTKT: TTKT bị tác động cùng chiều
bởi tín dụng nội địa (DC), lực lượng lao động (LF) và kiểm soát tham nhũng (CC).
Trong khi đó, lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến TTKT.
Nhìn chung, phát triển TTCK có tác động đáng kể đến TTKT. Tuy nhiên, mức
độ tác động này còn tùy thuộc vào cách đo lường phát triển TTCK. Ngoài ra, TTKT
cũng bị tác động bởi các biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu. Những phát hiện
này có giá trị thiết thực và ý nghĩa đối với các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á.
Từ khoá: Châu Á, mơ hình ngưỡng, System – GMM, tăng trưởng kinh tế, thị
trường chứng khoán.

xxi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Tác động của phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến tăng trưởng kinh
tế (TTKT) là chủ đề nghiên cứu đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu thực
nghiệm. Nhìn chung, phát triển TTCK có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
TTKT. Do đó, nhiều quốc gia đã sử dụng các chính sách cải thiện mức độ phát triển
TTCK nhằm thúc đẩy TTKT (King & Levine, 1993a; Levine & Zervos, 1996; Masih
& Masih, 1999; Reinhart & Tokatlidis, 2003; Thornton, 1994; Pradhan & cộng sự,
2014). Thực tế cho thấy, để các chính sách này có thể được xây dựng một cách phù
hợp và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn thì việc tạo ra bằng chứng thực nghiệm đáng
tin cậy về tác động của phát triển TTCK đến TTKT là điều rất cần thiết. Tuy nhiên,
các lý thuyết về tác động của phát triển TTCK đến TTKT còn nhiều hạn chế. Bởi vì,

hầu hết các lý thuyết này chỉ đề cập đến tác động của phát triển tài chính đến TTKT,
với phát triển tài chính thường được xác định thơng qua khu vực ngân hàng. Trong
khi đó, phát triển TTCK cũng là yếu tố quan trọng đại diện cho phát triển tài chính
(Pradhan & cộng sự, 2014). Thậm chí, một số ý kiến cịn cho rằng thị trường tín dụng
sẽ khơng thể hoạt động hiệu quả nếu khơng có TTCK (Cho, 1986). Mặc dù vậy, việc
xác định phát triển tài chính thơng qua sự phát triển của TTCK chưa được quan tâm
đúng mức trong các lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến TTKT.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau
về tác động của phát triển TTCK đến TTKT, đặc biệt là về việc xác định giá trị
ngưỡng của phát triển TTCK trong tác động này. Hơn nữa, đây là chủ đề nghiên cứu
ít được xem xét trong các nghiên cứu thực nghiệm ở khu vực Châu Á, đặc biệt là tại
các quốc gia mới nổi và đang phát triển (Emerging Market and Developing
Economies - EMDEs) ở khu vực này. EMDEs là thuật ngữ được Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) sử dụng để chỉ chung cho các quốc gia có nền kinh tế thị trường đang trong
giai đoạn phát triển và quá độ từ quốc gia đang phát triển thành quốc gia phát triển
(Mody, 2004). Các quốc gia này có đặc điểm tương đồng là thu nhập thấp hoặc trung
bình, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là có xu hướng gia tăng tự do hố
1


kinh tế để làm động cơ thúc đẩy TTKT (Hoskisson & cộng sự, 2000). Cụ thể, theo
Ủy ban Châu Âu, tốc độ TTKT của các quốc gia EMDEs khoảng hơn 4%, cao hơn
khá nhiều so với các quốc gia tiên tiến - khoảng 2%. Mặt khác, TTCK tại các quốc
gia này thường khá non trẻ với quy mơ cịn nhiều hạn chế. Ở hầu hết các quốc gia
EMDEs, nguồn vốn tín dụng vẫn đóng vai trị chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế (Hình 1.1). Tuy nhiên, các quốc này đang tích cực cải thiện mức
độ phát triển TTCK nhằm thúc đẩy TTKT. Do đó, việc tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm về tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs là điều
rất cần thiết.
200

180
160
140
120
100
80
60
40
20
-

182
160

148

130134
108

98
83

75
47

55

55

69

52

39
20

Quy mơ TTCK so với GDP (%)
Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân so với GDP (%)

Nguồn: Kết quả được phân tích bởi các tác giả.
Hình 1.1: Quy mơ của TTCK và tín dụng nội địa so với GDP tại các quốc gia
EMDEs ở khu vực Châu Á vào năm 2020
Dựa trên cơ sở những hạn chế trong các tài liệu hiện có, đồng thời đây cũng là
một chủ đề nghiên cứu cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn, do đó các tác giả chọn
đề tài "Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng
trưởng kinh tế: Trường hợp các quốc gia mới nổi và đang phát triển tại khu vực
Châu Á" để nghiên cứu. Trong đề tài này, các tác giả sẽ tập trung phân tích tác động
của phát triển TTCK đến TTKT tại các quốc gia EMDEs ở khu vực Châu Á. Đây là
cơ sở đáng tin cậy để các tác giả tiến hành đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải
2


×