Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGÔ CAO CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG
NẤM SỢI GÂY HẠI TRÊN THẤU KÍNH ỐNG NHỊM TẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGÔ CAO CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG
NẤM SỢI GÂY HẠI TRÊN THẤU KÍNH ỐNG NHỊM TẠI


VIỆT NAM

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 9.42.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phí Quyết Tiến
2. TS. Nguyễn Văn Đức

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
Đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với một
số cộng sự khác.
Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án là trung thực, một phần đã được
cơng bố trên các Tạp chí, Kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên ngành và được sự đồng
ý sử dụng số liệu của đồng tác giả.
Phần còn lại chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2022

Nghiên cứu sinh

Ngô Cao Cường



ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn là PGS. TS.
Phí Quyết Tiến, Viện Cơng nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam và TS. Nguyễn Văn Đức, Tổng Cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, định hướng nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt q trình thực hiện luận án. Tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thu
Hồi, Phân Viện Cơng nghệ sinh học - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga đã tạo mọi điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ trong Viện Công
nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập thể cán bộ
thuộc Phòng Vi sinh - Phân viện Công nghệ sinh học - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga;
Trung tâm Giống và Bảo tồn nguồn gen Vi sinh vật; Phịng Cơng nghệ lên men thuộc
Viện Cơng nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quan
tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc cùng các cán bộ Phòng Đào tạo, Học
viện Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành Luận án.
Tôi xin cảm chân thành đến các Thầy, Cô ở Viện Công nghệ sinh học đã giảng
dạy, cung cấp các kiến thức mới để tơi hồn thành các học phần và các chun đề
trong chương trình đào tạo.
Tơi xin chân thành cảm ơn chuyên viên ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm - Học viện
Khoa học và Công nghệ và ThS. Bùi Thị Hải Hà, chuyên viên phụ trách đào tạo ở
Viện Cơng nghệ sinh học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành hồ sơ
trong suốt q trình học tập. Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Tổng giám
đốc Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, Thủ trưởng cùng các đồng nghiệp Phân viện
Công nghệ sinh học đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tốt nhất cho tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã ln bên cạnh động viên, khích lệ tơi trong suốt thời gian thực hiện Luận án
này.
Nghiên cứu sinh

Ngô Cao Cường


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... viii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 5
1.1

Nấm sợi gây hại trên kính và q trình phát triển ................................ 5

1.1.1. Vật liệu kính, thành phần và đặc tính.......................................................... 5
1.1.2. Nấm sợi và sự xâm nhập của nấm sợi trên bề mặt vật liệu kính................. 5
1.1.3. Q trình phát triển của nấm sợi trên vật liệu kính và sự gây hại kính bởi
q trình trao đổi chất ................................................................................. 7
1.1.4. Ống nhịm ON8x30 và tác hại của nấm trên thấu kính .............................. 8
1.2.

Đặc điểm khí hậu các điểm bảo quản ống nhịm và đặc điểm sinh học

nấm sợi trên thấu kính ............................................................................. 9

1.2.1. Đặc điểm địa lý và khí hậu của các điểm lấy mẫu ...................................... 9
1.2.2. Cấu trúc thành phần nấm sợi trên vật liệu kính theo đặc điểm khí hậu và địa
lý ................................................................................................................ 10
1.2.3

Cấu trúc thành phần chi, loài nấm sợi gây hại trên vật liệu kính .............. 14

1.2.4. Một số phương pháp phân loại nấm sợi .................................................... 16
1.3.

Các yếu tố ngoại cảnh và đặc điểm của nấm sợi ảnh hưởng tới q trình
gây hại trên bề mặt kính ......................................................................... 17

1.3.1. Độ ẩm khơng khí và một số yếu tố khác ................................................... 17
1.3.2. Đặc tính sinh axít của nấm sợi .................................................................. 18
1.3.3. Đặc tính sinh polysaccharide ngoại bào (EPS) của nấm sợi ..................... 18
1.3.4. Một số đặc tính sinh học khác của nấm sợi (tạo màng sinh học, phát tán bào
tử, khả năng phát triển của sợi nấm) ......................................................... 19
1.3.5. Ảnh hưởng của nấm sợi đến đặc tính quang của vật liệu kính ................. 21
1.3.6. Ảnh hưởng của nấm sợi đến cấu trúc và bề mặt vật liệu kính .................. 21
1.4.

Đặc điểm di truyền của nấm sợi gây hại trên bề mặt kính ................. 23

1.4.1. Đặc điểm di truyền chung của các lồi nấm gây hại trên bề mặt kính ..... 23
1.4.2. Các gen tham gia vào sinh tổng hợp axít hữu cơ ...................................... 24
1.4.3. Các gen tham gia vào sinh tổng hợp EPS ................................................. 30



iv
1.4.4. Sơ lược về nghiên cứu hệ gen nấm sợi ..................................................... 32
1.4.5. Các nghiên cứu về dự đoán các cụm gen và so sánh hệ gen của nấm sợi gây
hại trên bề mặt vật liệu .............................................................................. 34
1.4.6. Các nghiên cứu về hệ gen nấm sợi Curvularia ......................................... 36
1.5.

Phương pháp ức chế nấm sợi và tình hình nghiên cứu nấm sợi trên kính
tại Việt Nam ............................................................................................. 37

1.5.1. Kiểm sốt các thơng số lí, hóa trong q trình bảo quản .......................... 37
1.5.2. Sử dụng các tác nhân (vật lí, hóa học,…) trong ức chế nấm gây hại........ 37
1.5.3. Chất ức chế nấm sợi dạng bay hơi và tiềm năng ứng dụng trong chống nấm
sợi cho thiết bị quang học ......................................................................... 39
1.5.4. Tình hình nghiên cứu nấm sợi gây hại kính tại Việt Nam ........................ 39
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………... 41
2.1.

Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 41

2.1.1. Thu mẫu nấm sợi nhiễm trên thấu kính ống nhịm ................................... 41
2.1.2. Chế phẩm diệt nấm.................................................................................... 42
2.1.3. Hóa chất, thiết bị ....................................................................................... 43
3.1.4. Môi trường nuôi cấy .................................................................................. 43
2.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 44

2.2.1. Phân loại theo đặc điểm hình thái ............................................................. 44

2.2.2. Phân loại nấm dựa trên phân tích trình tự gen ITS ................................... 45
2.2.3. Các phương pháp phân tích hóa sinh, hóa lý ............................................ 46
2.2.4. Các phương pháp phân tích vật lý, hóa học .............................................. 49
2.2.5. Giải trình tự và phân tích hệ gen chủng nấm sợi gây hại mạnh ................ 51
2.2.6. Phân tích, xử lý thống kê........................................................................... 53
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát trong Luận án ............................................... 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 54
3.1.

Đặc điểm thấu kính bị gây hại và phân lập các chủng nấm sợi trên thấu
kính ống nhịm ON8x30 .......................................................................... 54

3.1.1. Mức độ gây hại của nấm sợi trên thấu kính .............................................. 54
3.1.2. Ảnh hưởng của nấm sợi gây hại đến đặc tính quang của thấu kính.......... 57
Phân bố và đặc điểm hình thái của nấm sợi gây hại trên thấu kính của
ống nhịm ON8x30 ................................................................................... 61
3.2.1. Nấm sợi gây hại trên thấu kính của ống nhòm ON8x30 tại miền Bắc (Xuân
Mai-HN, Mê Linh-VP, Thanh Ba-PT, Lục Ngạn-BG) ............................. 61
3.2.2. Nấm sợi gây hại trên thấu kính của ống nhịm tại miền Trung (Quỳnh LưuNghệ An, Thái Hòa-Nghệ An) .................................................................. 65
3.2.


v
3.2.3. Nấm sợi gây hại trên thấu kính của ống nhòm tại Biên Hòa-Đồng Nai ... 68
3.2.4. Nấm sợi gây hại trên thấu kính của ống nhịm trong điều kiện khí hậu biển
(thường đỗ tại An Dương-Hải Phịng) ...................................................... 70
3.2.5. Tổng hợp, so sánh đặc tính sinh học của nấm gây hại tại các khu vực thu
thập mẫu .................................................................................................... 72
3.3.


Đặc điểm phân loại và đặc tính gây hại của các chủng nấm sợi phân lập
từ thấu kính ............................................................................................. 75

3.3.1. Đặc điểm phân loại của các chủng nấm sợi .............................................. 75
3.3.2. Khả năng sinh axít hữu cơ của các chủng nấm sợi ................................... 82
3.3.3. Đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm sợi trên bề mặt kính giả định
trong điều kiện in vitro .............................................................................. 87
3.3.4. Lựa chọn và đánh giá đặc trưng của một số nấm sợi điển hình gây hại trên
bề mặt kính ............................................................................................... 94
3.4.

Giải trình tự hệ gen và phân tích đặc tính di truyền liên quan đến khả
năng gây hại trên thấu kính của chủng Curvularia eragrostidis C52 95

3.4.1. Đặc điểm phân loại chủng nấm Curvularia eragrostidis C52 .................. 96
3.4.2

Giải trình tự, lắp ráp và chú giải hệ gen chủng nấm sợi C. eragrostidis C52
................................................................................................................... 98

3.4.3

Phân tích cây phân lồi và các hệ gen so sánh ........................................ 101

3.4.4. Con đường sinh tổng hợp một số axít hữu cơ liên quan đến phân huỷ kính
từ Curvularia eragrostidis C52............................................................... 102
3.4.5. Xác định gen liên quan đến sinh tổng hợp EPS ...................................... 109
3.5.

Thử nghiệm khả năng kháng nấm sợi gây hại điển hình trên thấu kính

ống nhịm của một số chế phẩm diệt nấm ........................................... 113

3.5.1. Thử nghiệm khả năng kháng nấm của một số chế phẩm diệt nấm ......... 113
3.5.2. Khảo sát khả năng ức chế nấm sợi của chế phẩm AI1............................ 115
3.5.3. Thử nghiệm ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng ức chế phát triển của nấm
sợi bởi AI1 .............................................................................................. 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 120
CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ....................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 123
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Thành phần nấm trong khơng khí và vật liệu ở một số nước
trên thế giới ........................................................................

Bảng 1.2

12

Một số chủng loại nấm tìm thấy trên bề mặt vật liệu kính trên
thế giới ............................................................................................

15

Bảng 1.3


Tổng hợp một số gen sử dụng trong phân loại nấm sợi ............

16

Bảng 1.4

Axít hữu cơ sinh tổng hợp bởi Aspergillus niger và Penicillium
chrysogenum ..................................................................................

18

Bảng 2.1

Tổng hợp đặc điểm khí hậu và tọa độ địa lý các điểm lấy mẫu

41

Bảng 2.2

Bảng so sánh đánh giá mức độ gây hại của nấm sợi

47

Bảng 3.1

Thống kê số liệu thu thập tại 08 điểm lấy mẫu và số chủng nấm
trên thấu kính của ống nhịm ........................................................

Bảng 3.2


Đánh giá mật độ nấm sợi trên thấu kính nhiễm nấm trên 04
điểm lấy mẫu thuộc miền Bắc......................................................

Bảng 3.3

69

Kết quả phân lập và mật độ nấm sợi trên thấu kính nhiễm nấm
trong ống nhịm sử dụng trong điều kiện khí hậu biển ..............

Bảng 3.9

69

Đặc điểm hình thái và phân loại một số chủng nấm đại diện
phân lập từ các mẫu ống nhòm tại Biên Hòa-Đồng Nai ...........

Bảng 3.8

67

Bảng 3.6. Kết quả phân lập và mật độ nấm sợi trên thấu kính
nhiễm nấm phân lập tại Biên Hòa-Đồng Nai ......................

Bảng 3.7

66

Đặc điểm hình thái và phân loại một số chủng nấm đại diện

phân lập từ các mẫu ống nhòm tại miền Trung ..........................

Bảng 3.6

63

Kết quả phân lập và mật độ nấm sợi trên thấu kính nhiễm nấm
phân lập tại hai điểm lấy mẫu thuộc miền Trung .......................

Bảng 3.5

62

Đặc điểm hình thái và phân loại một số chủng nấm đại diện
phân lập từ các mẫu ống nhịm tại miền Bắc..............................

Bảng 3.4

56

71

Đặc điểm hình thái và phân loại một số chủng nấm đại diện
phân lập từ các mẫu ống nhòm sử dụng trong điều kiện khí hậu
biển..................................................................................................

71


vii

Bảng 3.10

Bảng tổng hợp một số chủng nấm sợi phân lập tại miền Bắc,
Trung, Nam và khí hậu biển làm giảm pH sau q trình ni
cấy ...................................................................................................

Bảng 3.11

Mức độ gây hại một số chủng nấm đại diện phân lập tại miền
Bắc, Trung, Nam và khí hậu biển trên kính giả định .................

Bảng 3.12

86

91

Bảng tổng hợp một số chủng nấm sợi có khả năng gây hại
mạnh (mức 3) thu nhận chia theo 04 khu vực Bắc-Trung-Nam
và khí hậu biển ...............................................................................

Bảng 3.13

Một số đặc điểm nhóm nấm gây hại điển hình lựa chọn từ các
điểm thu mẫu .................................................................................

Bảng 3.14

98


Khả năng sinh tổng hợp axít hữu cơ của Curvularia
eragrostidis C52 ............................................................................

Bảng 3.16

95

Kết quả lắp ráp và chú giải bộ gen của Curvularia eragrostidis
C52 ..................................................................................................

Bảng 3.15

92

102

Các gen mã hoá enzym chức năng tham gia sinh tổng hơp axít
hữu cơ được xác định trên hệ gen của Curvularia eragrostidis
C52 ..................................................................................................

Bảng 3.17

Một số axít hữu cơ sinh tổng hợp bởi Curvularia eragrostidis
C52 ..................................................................................................

Bảng 3.18

114

Kết quả khảo sát khả năng ức chế sự phát triển nấm sợi phân

lập của AI1 tại các nồng độ khác nhau........................................

Bảng 3.21

111

Kết quả thử nghiệm khả năng ức chế nấm sợi của một số chế
phẩm diệt nấm ...............................................................................

Bảng 3.20

108

Dự đoán gen tham gia sinh tổng hợp các dạng Polysaccharide
ngoại bào ........................................................................................

Bảng 3.19

105

116

Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng độ ẩm đến khả năng ức chế
nấm sợi của AI1 tại nồng độ 1 mg/l ............................................

119


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1

Sự phát triển của Penicillium sp. trên bề mặt vật liệu kính
BK7 chụp bởi kính hiển vi nền sáng .....................................

Hình 1.2

Hình ảnh chụp hiển vi quét laser bề mặt kính và lớp màng
sinh học gây ra bởi nấm sợi ...................................................

Hình 1.3

6

7

Hình ảnh chụp ống nhịm ON8x30. Hình 1.3A-ảnh chụp
ngang, hình 1.3B-ảnh chụm đứng theo mặt vật thị kính, hình
1.3C-ảnh chụp đứng theo thị kính .........................................

Hình 1.4

8

Hình ảnh chụp sợi nấm ở các thời điểm khác nhau (a, b, c)
chụp bởi kính hiển vi Zeiss Axio Z1. Mũi tên màu trắng chỉ
sự phát triển của sợi nấm trên bề mặt vật liệu ......................

Hình 1.5


Hình ảnh SEM tấm kính màu thời trung cổ, lớp khơng màu
bị phá hủy bởi vi sinh vật ......................................................

Hình 1.6

20

22

Con đường sinh tổng hợp axít itaconic của Aspergillus
terreus ....................................................................................

25

Hình 1.7

Tổng hợp về nghiên cứu hệ gen vi sinh vật nhân chuẩn. ......

33

Hình 2.1

Các địa điểm lấy mẫu thể hiện vị trí tương đối trên bản đồ
Việt Nam ...............................................................................

42

Hình 2.2


Sơ đồ nghiên cứu tổng qt trong Luận án ...........................

54

Hình 3.1

Ống nhịm ON8x30 Việt Nam đại diện thu thập tại Vĩnh
Phúc bị nhiễm nấm trên thấu kính quan sát. .........................

Hình 3.2

Mức độ truyền qua của dải ánh sáng nhìn thấy trên thấu kính
của ống nhịm ON8x30 nhiễm nấm.......................................

Hình 3.3

61

Sự phân bố các chi nấm phân lập tại 8 điểm thuộc khác nhau:
a-miền Bắc, b-miền Trung, c-miền Nam, d- khí hậu biển ....

Hình 3.6

60

Độ truyền qua dải ánh sáng nhìn thấy trung bình theo các khu
vực thu mẫu ......................................................................................

Hình 3.5


59

Kết quả đo sự truyền qua ánh sáng qua kính trong dải ánh sáng
nhìn thấy: ..........................................................................................

Hình 3.4

54

Đánh giá phân bốánhi shi

giá phân bậu biểnrung, c-

74


ix
miềạphân liá thân liá phâthun mi ba minphân bchi nểnrung,
c-miềại 8 điểm
Hình 3.7

75

Cây phát sinh chủng loại giữa các chủng nấm sợi phân lập
từ 4 điểm thuộc miền Bắc và các lồi có mối quan hệ họ hàng
gần dựa vào trình tự ITS ........................................................

Hình 3.8

77


Cây phát sinh chủng loại giữa các chủng nấm sợi phân lập
từ 2 điểm thuộc miền Trung và các lồi có mối quan hệ họ
hàng gần dựa vào trình tự ITS ...............................................

Hình 3.9

79

Cây phát sinh chủng loại giữa các chủng nấm sợi phân lập
từ Đồng Nai và các lồi có mối quan hệ họ hàng gần dựa vào
trình tự ITS. ...........................................................................

Hình 3.10

80

Cây phả hệ giữa các chủng nấm sợi phân lập trên mẫu chịu
ảnh hưởng khí hậu biển và các lồi có mối quan hệ họ hàng
gần dựa vào trình tự ITS ........................................................

Hình 3.11

Khả năng sinh axít hữu cơ các chi nấm phân lập tại các điểm lấy
mẫu khác nhau: .........................................................................................

Hình 3.12

87


Khả năng gây hại các chủng nấm phân lập tại 4 khu vực khác
nhau đánh giá theo ISO 9022-11 trên kính giả định .............

Hình 3.14

83

Ảnh hiển vi SEM của kính sau 28 ngày thử nghiệm Aspergillus
tubingensis 17.2 ........................................................................................

Hình 3.13

81

90

Ảnh hưởng của nấm sợi trên bề mặt thấu kính đến sự truyền
ánh sáng qua các mẫu thủy tinh trong dải ánh sáng nhìn thấy
của 11 chủng nấm thử nghiệm và mẫu đối chứng ...................

Hình 3.15

Khả năng phân huỷ sinh học trên thấu kính và đặc điểm phân
loại chủng nấm sợi C52 .........................................................

Hình 3.16

93

97


Bản đồ hệ gen Curvularia eragrostidis C52. Bản đồ được xây
dựng bằng cách sử dụng kết hợp các đường viền sắp xếp theo
chiều dài và được thể hiện bằng các đường trịn........................

Hình 3.17

100

Mối quan hệ tiến hoá giữa Curvularia eragrostidis C52 và
các chủng thuộc chi Curvularia dựa trên phân tích ANI (A),
AAI (B) và tương đồng protein (C) .......................................

101


x
Hình 3.18

Hình ảnh phổ một số axít hữu cơ điển hình ..........................

Hình 3.19

Dự đốn con đường sinh tổng hợp axít hữu cơ từ chủng

103

Curvularia eragrostidis C52. Các gen được tìm thấy trong
hệ gen nấm thể hiện màu xanh ..............................................
Hình 3.20


104

Khả năng sinh polysaccharide của chủng Curvularia
eragrostidis C52 ở các khoảng thời gian lên men khác nhau

110

Hình 3.21

Phổ chụp EPS sinh tổng hợp bởi chủng C. eragrostidis C52 .......

110

Hình 3.22

Ảnh chụp thử nghiệm khả năng ức chế của ba chất thử
nghiệm trên hai chủng nấm sợi đại diện................................

115


xi
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Tiếng Anh


1

DNA

Deoxyribonucleic acid

2

AHU's

Air Handling Uni

Bộ xử lý khơng khí

3

ATP

Adenosine

Phân tử năng lượng

triphosphate

cao

4

aw


Water activity

Hoạt độ nước

5

CMOS

Complementary Metal

Công nghệ bán dẫn

Oxide Semiconductor

bổ sung

6

EDAX

Energy Dispersive X-

Phổ phát tán năng

Ray Analysis

lượng tia X

7


EDS

Energy-dispersive X-

Phổ phân tán năng

ray spectroscopy

lượng

8

EDXA

Energy Dispersive X-

Phân tích tia X phân

Ray Analysis

tán năng lượng

9

EPS

Exopolysaccharides
Field Emission

10


FE-SEM

Scanning Electron
Microscope

11

12

FpOAR

FTIR

Tiếng Việt

Polysaccharit ngoại
bào
Điện tử quét phát xạ
trường

Fomitopsis palustris

Chất vận chuyển

oxalic acid resistance

oxalte

Fourier TransformInfrared Spectroscopy


Quang phổ hồng
ngoại hấp thụ hoặc
phát xạ
Chất cao phân tử

13

GAG

Galactosaminogalactan

ngoại bào có
galactose và Nacetylgalactosamine

14

GAIIx

15

Glc

Genome Analyzer Iix

Hệ thống phân tích

System

hệ gen tiêu chuẩn


Glucose


xii
16

GLOX

Glyoxylate cycle

Chu trình chuyển
hóa đường
Các enzym xúc tác

17

GT’s

Glycosyltransferases

chuyển hóa đường
saccharide

18

H

Light


Nguồn sáng

19

K

Attenuation coefficient

Hệ số hấp thụ

20

kDa

Kilodalton

21

LA-ICP-MS

Laser Ablation

Quang phổ khối

Inductively Coupled

lượng Plasma ghép

Plasma Mass


nối cảm ứng bằng

Spectrometry

laser

22

Mb

23

MIC

24

MPa

Megapascal

25

nu

Nucleotide

26

PCR


27

PIXE

Mega base pairs
Minimum Inhibitory

Nồng độ ức chế tối

Concentration

thiểu
Mega Pascal (Đơn
vị đo áp suất)

Polymerase chain

Phản ứng

reaction

chuỗi trùng hợp

proton-induced X-ray
emission

Quang phổ phát xạ
tia X cảm ứng
proton


28

R

Reflection coefficient

Hệ số phản xạ

29

RH

Relative humidity

Độ ẩm tương đối

30

SE

Spectroscopic

Phép đo elip quang

ellipsometry

phổ

31


SEM

Scanning electron

Kính hiển vi điện tử

microscope

quét

32

SM

Secondary metabolite

Chất chuyển hóa thứ
cấp


xiii

33

SMRT

34

SMS


35

Spitzenkưrper

36

STEM

37

TCA

38

TEM

39
40

UV-Vis
V

Single-molecule realtime

WDS

gian thực đơn phân
tử

Single molecular


Cơng nghệ giải trình

sequence

tự đơn phân tử

The apex of
filamentous fungi

Thể đỉnh

Scanning transmission

Hiển vi điện tử qt

electron microscopy

truyền qua

Tricarboxylic acid

Chu trình axít

cycle

tricarboxylic

Transmission electron


Kính hiển vi điện tử

microscopy

truyền qua

Ultraviolet visible
spectrophotometry
Dispersion
Wavelength-

41

Giải trình tự thời

Dispersive X-ray
Spectroscopy

Phương pháp đo
quang phổ tử ngoại
nhìn thấy được
Độ tán sắc
Phân tán theo bước
sóng

42

XRD

X-Ray diffraction


Nhiễu xạ tia X

43

XRF

X-ray fluorescence

Huỳnh quang tia X

44

ZMWs

Zero-mode

Ống dẫn sóng chế

waveguides

độ khơng

45



Total internal

Góc phản xạ tồn


reflection

phần

Refraction index

Chiết suất

Angle of refraction

Góc khúc xạ

46
47

no


Cơ quan chịu trách
48

ГОСТ

Gosudarstvennyy

nhiệm ban hành các

standart


tiêu chuẩn đo lường
thuộc Nga


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của vi sinh vật nói chung và nấm sợi gây hại trên bề mặt vật liệu nói
riêng. Đối với các hệ thống thiết bị, nhà cửa sử dụng các vật liệu vơ cơ như kim loại,
đá, kính..., sự phát triển của hệ sợi nấm trên bề mặt vật liệu đã làm ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết cấu thành chất lượng thiết bị và của cơng trình xây dựng.
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của nấm sợi trên
bề mặt vật liệu kính của thiết bị quan sát như ống nhịm, kính hiển vi, kính thiên văn,
kính trên ơ tơ, máy bay, … Theo cấu trúc vật liệu kính, thành phần cấu tạo nên vật liệu
thủy tinh sản xuất kính và tính chất vật lý khơng thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi
sinh vật, trong đó có nấm sợi. Tuy nhiên, thực tế vẫn thấy sự có mặt của vi sinh vật trên
bề mặt kính, gây hư hại đối với vật liệu, đặc tính quan sát của kính và giảm giá trị sử
dụng của thiết bị quan học. Đối với các nghiên cứu trên kính của nhà thờ, nhà ở dân
dụng, di sản văn hóa, kính mắt, có nhiều nấm sợi được tìm thấy trên vật liệu kính thuộc
chi Aspergillus, Cladosporium, Phoma, Labyrinthula, Penicillium, Fusarium,
Hortaea, Curvularia, Trichoderma, Stemphylium.
Sự phát triển của nấm sợi có tác động đến cấu trúc và bề mặt vật liệu kính. Các
sợi nấm có xu hướng bám dọc theo bề mặt và đi sâu vào bên trong vật liệu, trong đó
các sản phẩm trao đổi chất như axít hữu cơ (phá hỏng bề mặt kính), polysaccharide
ngoại bào (EPS) giúp nấm sợi bám dính, tạo màng sinh học, gây mờ kính... được xác
định là tác nhân gây làm giảm độ truyền qua ánh sáng thấu kính. Các axít hữu cơ sinh
ra trong q trình sinh trưởng của nấm tạo phức với kim loại trên bề mặt vật liệu kính
và gián tiếp làm hỏng bề mặt vật liệu. Ngoài ra, khả năng sinh EPS của nấm sợi gây
ảnh hưởng đến đặc tính quang của kính, hỗ trợ cho các nhóm nấm sợi cơ hội phát
triển, làm tăng khả năng gây hại cho vật liệu kính của nấm sợi. Do vậy, khả năng sinh

EPS và axít hữu cơ là vấn đề các nghiên cứu cần quan tâm khi đánh giá mức gây hại
của nấm sợi với thấu kính.
Ngồi nghiên cứu đặc tính hình thái, đặc tính gây hại trên bề mặt kính của nấm
sợi, một số nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu sâu hơn về một số gen liên quan đến
sinh tổng hợp axít hữu cơ, EPS. Các phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới (Next
Generation of Sequencing, NGS) cũng giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về đặc tính
di truyền của nấm sợi phân lập từ các môi trường sống khác nhau, cung cấp dữ liệu về


2
sự tiến hóa của nấm. Các nghiên cứu về hệ gen nấm sợi tập trung vào một số nội dung
như lắp ráp, chú giải hệ gen/cụm gen liên quan đến sinh tổng hợp các hợp chất được
quan tâm. Thông qua phân tích hệ gen nấm sợi, các nghiên cứu gần đây dự đốn có
trên 25.000 cụm gen mã hóa sinh tổng hợp các chất thứ cấp trong hai chi nấm phổ biến
là Aspergillus và Penicillium. Ngoài ra, các gen liên quan đến sinh tổng hợp axít hữu
cơ, EPS liên quan đến tạo màng sinh học đã được phát hiện có liên quan đến quá trình
tạo màng sinh học để nấm sợi phát triển trong các điều kiện bất lợi, thiếu hụt dinh
dưỡng. Trên thế giới, nghiên cứu, chú giải và dự đoán cụm gen liên quan đến các yếu
tố gây hại vật liệu và thấu kính của nấm sợi chưa được thực hiện và công bố.
Hiện nay, một số biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng nấm sợi đến vật liệu
được chia thành các nhóm như: hóa học, lý học và kiểm sốt điều kiện vi khí hậu
đang được thực hiện và sử dụng các chất ức chế nấm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu,
chủng loại nấm gây hại. Do đó biện pháp khuyến cáo để ngăn ngừa nấm là làm sạch bề
mặt thường xun và kiểm sốt thơng số nhiệt ẩm. Ngoài ra, sử dụng các tác nhân vật
lý, hóa học trong ức chế nấm gây hại cũng đang được sử dụng. Các biện pháp khuyến
cáo trên cơ bản có tác dụng trong hạn chế hay ức chế sự phát triển của nấm sợi. Tuy
nhiên, việc áp dụng đối với một loại vật liệu hay một thiết bị đặc thù như thiết bị quan
sát cần có những nghiên cứu sâu để lựa chọn phương pháp cũng như chất chống nấm
phù hợp khơng làm ảnh hưởng đến đặc tính quang cũng như tính năng thiết bị.
Trong số các thiết bị quan sát phổ dụng ở Việt Nam, chủng loại ống nhòm

ON8x30 được sử dụng trong nhiều lĩnh vực (du lịch, khoa học, ...). Số lượng ước tính
khoảng 1.000.000 chiếc và sử dụng rộng khắp Việt Nam. Trong quá trình sử dụng và
bảo quản bào tử nấm xâm nhập và phát triển trên thấu kính ống nhịm dẫn đến giảm
tính năng quan sát của thiết bị, hư hỏng thấu kính. Cho đến nay chưa nghiên cứu nào
mang tính hệ thống về sự ảnh hưởng của nấm sợi đến thấu kính của ống nhòm
ON8x30 và các đặc điểm sinh học của các chủng nấm gây hại tới thấu kính.
Xuất phát từ những luận giải trên, Luận án được thực hiện với đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhịm
tại Việt Nam” nhằm đánh giá và giải đáp các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nấm gây
hại trên thấu kính của ống nhịm ON8x30 tại Việt Nam.


3
MỤC TIÊU
Phân lập, đánh giá được đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại của các chủng nấm
sợi trên thấu kính của ống nhịm ON8x30 thu thập tại Việt Nam.
Xác định được đặc tính di truyền hệ gen, gen/cụm gen liên quan đến đặc tính
gây hại kính của 01 chủng nấm sợi và thử nghiệm sàng lọc chất ức chế nấm trên một
số chủng gây hại đại diện.

NỘI DUNG
1. Nghiên cứu đặc điểm thấu kính bị gây hại và phân lập các chủng nấm sợi
trên thấu kính ống nhịm ON8x30.
2. Đánh giá phân bố và đặc điểm hình thái của nấm sợi gây hại trên thấu kính
của ống nhịm ON8x30
3. Nghiên cứu đặc điểm phân loại và đặc tính gây hại của các chủng nấm sợi
phân lập từ thấu kính
4. Giải trình tự hệ gen và phân tích đặc tính di truyền liên quan đến khả năng
gây hại trên thấu kính của chủng nấm sợi gây hại đại diện.
5. Thử nghiệm khả năng kháng nấm sợi gây hại điển hình trên thấu kính ống

nhịm của một số chế phẩm diệt nấm.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận án nghiên cứu nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhịm ON8x30 (sản xuất
tại Việt Nam) thu thập tại các kho bảo quản tại 04 khu vực lấy mẫu ở miền Bắc, miền
Trung, miền Nam và trên tàu biển (thường xuyên di chuyển dọc bờ biển Việt Nam từ
Hải Phòng đến Vũng Tàu và thường đỗ tại An Dương, Hải Phịng).
NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CHO LUẬN ÁN
- Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về phân bố, phân loại,
đặc tính gây hại của các chủng nấm sợi trên thấu kính ống nhịm.
- Cung cấp dữ liêu về đặc tính di truyền hệ gen của chủng Curvularia eragrostidis
C52 gây hại đại diện trên thấu kính ống nhịm và các gen/cụm gen có liên quan
đến đặc tính sinh axit hữu cơ và polysaccharide ngoại bào.
- Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm AI1 gây ức chế sinh trưởng của các chủng
nấm sợi đại diện gây hại trên thấu kính ống nhòm.


4
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa khoa học: Luận án giúp cung cấp dữ liệu khoa học về mức độ gây hại,
phân loại và đặc tính di truyền của nấm gây hại trên thấu kính của ống nhịm
ON8x30. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn về
cơ chế gây hại, sử dụng chế phẩm ức chế nấm gây hại trên bề mặt thấu kính của
ống nhịm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đánh giá được các nhóm nấm đại diện gây hại trên
bề mặt thấu kính và ứng dụng thử nghiệm để tìm ra chất AI1 dùng để ức chế nấm
gây hại hiệu quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu hỗ trợ nghiên cứu phát triển chế
phẩm phòng chống nấm sợi cho ống nhòm ON8x30 trong điều kiện Việt Nam,
hạn chế sự hỏng hóc của thấu kính do nấm và tiết kiệm chi phí cho bảo dưỡng,
thay thế đối với các thấu kính của ống nhịm ON8x30.



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nấm sợi gây hại trên kính và q trình phát triển
1.1.1. Vật liệu kính, thành phần và đặc tính
Thủy tinh là một chất rắn vơ định hình có cấu trúc đồng nhất, thành phần SiO2
chiếm khoảng 75,3%; CaO khoảng 11,7%; Na2O khoảng 13%; có tạp chất và các chất
phụ gia khác để thay đổi tính chất theo yêu cầu. Thủy tinh là một chất trong suốt,
tương đối cứng, trơ hóa học, có thể chế tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn [1].
Ngoài ra, các vật liệu quang lớp mạ chống phản xạ (mạ thấu quang) có thể
dùng đơn lớp hoặc đa lớp. Thấu kính đang sản xuất ở Việt Nam sử dụng 5 lớp. Vật
liệu sử dụng để tạo màng thường là các chất điện môi chiết suất thấp bền với môi
trường như: MgF2, Na3AlF6, CaF2, LiF2, … ở lớp ngoài. Lớp trong thường là chất
điện mơi có chiết suất cao, có độ bám tốt với bề mặt thủy tinh như ZnO, TiO2, CeF3,
ThO2, … ngồi ra có một lớp chống phản xạ ba lớp thường là MgF 2 - ZrO2 - CeF3
(Al2O3) [2].
Nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng sinh trưởng và phá hủy vật liệu thủy tinh
của nấm sợi xuất phát từ đặc tính sinh axít của chúng. Nấm sợi hịa tan khống chất
và kim loại bằng cách tiết ra các axít hữu cơ, chất tạo phức chelate và siderophore,
… ở đầu sợi nấm [3-5]. Gadd cho rằng nấm hịa tan khống chất chủ yếu do tạo axít
hữu cơ và tạo phức [3]. Q trình hịa tan kim loại từ bề mặt chất khống và vật liệu
vơ cơ thường là sự kết hợp của 2 cơ chế phân giải axít và tạo phức, ion kim loại tách
bề mặt vật liệu và hòa tan vào dung dịch bằng phân ly axít, sau đó tạo phức bền với
các chelate có trong dung dịch [4].
1.1.2. Nấm sợi và sự xâm nhập của nấm sợi trên bề mặt vật liệu kính
Chưa có một khái niệm chính thức về nấm sợi trên thấu kính, tuy nhiên có thể
khái quát nấm sợi trên kính là những loại nấm sợi có thể sinh trưởng, phát triển được
trên vật liệu kính [6]. Trong tự nhiên, nấm sợi là thành phần phổ biến trong cộng đồng
vi sinh vật trên bề mặt trái đất, ước tính có khoảng hơn 1,5 triệu lồi trong số đó có

khoảng 120000 lồi được biết đến và có khoảng 3-8 % được định danh [7-9]. Phần
lớn nấm sợi sống trong đất (75% sinh khối vi sinh vật) một phần nhỏ trên cơ chất vô
cơ, trong hệ sinh thái nước và trong trầm tích dưới đáy đại dương [8]. Nhờ các hiện
tượng thời tiết (mưa, gió) và nhân tạo (bụi, ơ nhiễm khơng khí) nấm sợi di chuyển từ


6
sinh cảnh tự nhiên của chúng và xâm nhiễm vào vật liệu kính. Khi gặp điều kiện thuận
lợi nấm sợi phát triển (Hình 1.1).

Hình 1.1. Sự phát triển của Penicillium sp. trên bề mặt vật liệu kính BK7 chụp bởi
kính hiển vi nền sáng, mũi tên vàng chỉ điểm sợi nấm bắt phát triển;
mũi tên xanh chỉ sợi nấm sinh trưởng trên bề mặt kính [10]
Từ cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu tập trung vào nấm gây hại kính cửa sổ các
nhà thờ Châu Âu được xây dựng thời trung cổ [11-17]. Các nghiên cứu cho thấy, bề
mặt vật liệu thủy tinh thường bị xâm nhiễm bởi nhiều loại nấm sợi và vi sinh vật khác
như vi khuẩn, xạ khuẩn. Màng sinh học trên bề mặt kính bao gồm phần lớn là các
ngành vi khuẩn, xạ khuẩn thuộc Proteobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes và
Actinobateria, nấm sợi được tìm thấy ít đa dạng hơn [6]. Màng sinh học trên kính
màu tại nhà thờ Stockkämpen (Đức) chủ yếu được tạo thành từ sợi nấm [18] (Hình
1.2).
Các nấm sợi tìm thấy thường là các chủng có thể tồn tại được trong khơng khí
chủ yếu thuộc các chi Aspergillus, Cladosporium, Phoma. Có nhà nghiên cứu cho
rằng, một số vi sinh vật sinh trưởng trên bề mặt kính nhưng chưa phân lập thành cơng
[6]. Một số chi nấm như Aspergillus và Labyrinthula tìm thấy trên các mẫu thủy tinh
hư hỏng từ cửa sổ kính màu ở phía bắc Tu viện Cartuja de Miraflores (Burgos, Tây
Ban Nha) [11], Aspergillus arenarioides, Fusarium oxysporum, Hortaea werneckii,
và Trichoderma longibrachiatum trong các mẫu kính hư hỏng nhà thờ tại Belém do
Pará (Brazil) [16], Stemphylium botryosum thấy trên mẫu kính màu tại Mỹ [19].



7

Hình 1.2. Hình ảnh chụp hiển vi quét laser bề mặt kính và lớp màng sinh học gây ra bởi
nấm sợi. Độ phóng đại 400 lần: a và b; 1000 lần: c và d. a- mẫu kính từ nhà thờ
Altenberg, màu đỏ biểu thị phần có tế bào nhuộm với SYTO 17; b- mẫu kính nhà thờ
130 năm tuổi, màu đỏ biểu thị phần có tế bào nhuộm với SYTO 17; c- mẫu kính 130
năm tuổi từ Stockkänpen được nhuộm bằng PicoGreen, phần màu xanh biểu thị phần tế
bào; d- mẫu kính 30 năm tuổi tại Driburgj, phần màu đỏ biểu thị phần có tế bào được
nhuộm bởi SYTO17 [18].
1.1.3. Quá trình phát triển của nấm sợi trên vật liệu kính và sự gây hại kính bởi
q trình trao đổi chất
Trong mơi trường có pH trung tính đến axít nấm sợi phát triển thuận lợi và có
khả năng đồng hóa nhiều các nguồn cacbon khác nhau [17]. Trong các điều kiện
không thuận lợi nấm sợi tiết ra các chất chống oxi hóa như melanin và micosporin
trong thành tế bào, và tạo các chất nhày có bản chất là polysaccharide để bảo vệ bào
tử [3]. Phần lớn các nấm sợi đều ở dạng đa bào, với hệ sợi lan tỏa, sợi nấm có cấu
trúc ống rắn chắc tạo từ các tế bào kéo dài [8]. Khi nấm tiếp xúc với bề mặt vật liệu,
các sợi nấm gây tác động cơ học làm biến đổi cấu trúc bề mặt vật liệu [5, 20]. Thường
sợi nấm bám dọc theo bề mặt cơ chất, và một phần các sợi mọc vng góc với bề mặt
và tạo các kênh đi sâu vào bên trong cơ chất [21].
Hệ sợi tạo mạng lưới giúp nấm sợi tìm dinh dưỡng. Đầu sợi tạo áp lực thủy
tĩnh từ 0,2 đến 10 Mpa, tương đương gấp 2 đến 20 lần áp suất khí quyển để xâm nhập


8
vào bề mặt cơ chất cứng [8, 22], đầu sợi nấm phát triển với vận tốc 10 µm/min [20].
Nấm sợi hấp thu dinh dưỡng qua màng tế bào, nên đầu sợi nấm tiết ra các chất giúp
biến đổi dinh dưỡng khó sử dụng thành dạng chất hịa tan dễ hấp thu [8]. Khống chất
và kim loại được hịa tan bằng các axít hữu cơ, chất tạo phức chelate và siderophore,

… tiết ra ở quanh sợi nấm [3-5]. Một số nấm sợi sinh tổng hợp axít hữu cơ như oxalic
axít, citric axít, … [3, 23, 24] có đặc tính tạo phức (chelate) mạnh với nhiều kim loại
khác nhau, Ca, Cd, Co, Cu, Mg, Mn, Sr, Zn, Ni và Pb [25, 26]. Ngồi ra, nấm có thể
tiết ra amino axít và hợp chất phenolic có khả năng tạo phức với kim loại [3].
Thành phần của thủy tinh có thể kích thích hoặc ức chế hoạt động của vi sinh
vật trên bề mặt vật liệu [10]. Nghiên cứu của Koestler và cs cho thấy đối với thủy
tinh giàu Natri, độ ẩm càng cao thì hiện tượng ăn mịn sinh học càng tăng,
trong khi đó, đối với thủy tinh giàu Kali, độ ẩm thấp gây ra phá hủy mặt thủy
tinh nhiều hơn độ ẩm cao [12]. Thủy tinh giàu CO 2 , K 2 O, Na 2 O, CaO, SiO 2
bị phá hủy nhiều nhất [11].
1.1.4. Ống nhòm ON8x30 và tác hại của nhiễm nấm trên thấu kính
Ống nhịm ON8x30 là thiết bị quan sát tầm xa sử dụng cho cá nhân
trong các hoạt động du lịch, nghiên cứu, ... Cấu tạo bao gồm hai phần chính
là thân và phần quang học. Thân thường được cấu tạo từ nhôm, phần quang
học được cấu thành từ vật liệu thủy tinh vô cơ [1]. Các bộ phận cấu thành ống
nhòm ON8x30 được lắp ráp thành một hệ thống hồn chỉnh như Hình 1.3.

Hình 1.3. Hình ảnh chụp ống nhịm ON8x30. Hình 1.3A-ảnh chụp ngang, hình
1.3B-ảnh chụm đứng theo mặt vật thị kính, hình 1.3C-ảnh chụp thấu kính, hình
1.3D-ảnh mặt cắt dọc mơ hình ống nhịm ON8x30. Mũi tên chỉ các vị trí của thấu
kính được gắn trên ống nhòm ON8x30


9

Thấu kính trong ống nhịm là chi tiết quang được giới hạn bởi hai bề mặt cầu
khúc xạ (hoặc một bề mặt cầu một bề mặt phẳng) và bề mặt trụ. Vật liệu để gia cơng
chế tạo thấu kính phải có chiết suất với tia đơn sắc phát xạ từ Hg có bước sóng 546,07
nm nằm trong khoảng ±2.10-4 đến ±20.10-4, chỉ số tán xạ trung bình tia đơn sắc phát
xạ Cd có bước sóng 480 nm và 643,8 nm nằm trong khoảng giá trị ±2.10-5 đến ±20.105


. Độ đồng nhất quang học theo khả năng phân giải đối với phơi có đường kính cạnh

dưới 250 mm dao động trong khoảng 1,0 đến 1,5. Tùy theo mỗi loại thủy tinh mà quy
định về hệ số hấp thụ ánh sáng tương ứng 0,4; 0,6; 0,8; 1,0 và 1,5 [1]. Sự phát triển
của nấm sợi trên bền mặt thấu kính làm thay đổi các đặc điểm đặc tính quang của
thấu kính.
1.2. Đặc điểm khí hậu, các điểm bảo quản ống nhịm và đặc điểm sinh học
1.2.1. Đặc điểm địa lý và khí hậu của các điểm lấy mẫu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa
nóng và có mùa đơng lạnh ở miền Bắc [27-29]. Khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật nói chung và nấm sợi nói riêng phát triển. Tại các điểm lấy mẫu
thuộc ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang có 4 mùa khí hậu với nhiệt độ tương
đồng, dao động 19-30oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trung bình 5oC; độ ẩm
khác nhau: 78 - 93%RH (Phú Thọ), 78,3 - 85% RH (Vĩnh Phúc, Bắc Giang); lượng
mưa trung bình khác nhau (Phú Thọ: 1800 mm/năm; Vĩnh Phúc: 1040 mm/ năm; Bắc
Giang: 1533 mm/năm). Hà Nội thuộc đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có biến thiên
về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa khá tương đồng với Phú Thọ [30]. Tỉnh Nghệ An
thuộc miền Trung, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chuyển tiếp
của khí hậu miền Bắc và miền Nam: nhiệt độ tương đồng với miền Bắc (19,8 - 30,3oC),
có chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, đạt mức 10oC; độ ẩm tương đồng miền
Bắc và lượng mưa đạt 1483 mm/năm ở mức trung bình trong cả nước [30].
Tỉnh Đồng Nai thuộc miền Nam, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, chia làm 2 mùa khí hậu: mùa khơ và mùa mưa. Đồng Nai có nhiệt độ trung bình
dao động khơng nhiều, trong khoảng 28 - 29oC; lượng mưa cao, đạt 2080 mm/năm; độ
ẩm ở mùa khô và mùa mưa khác biệt rõ ràng, ở mức 69,6%RH (mùa khô) và 89,1%RH
(mùa mưa) [30].


10

Điểm lấy mẫu phụ thuộc vào khí hậu theo điểm di chuyển trong năm, theo đặc
điểm khí hậu trên biển của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Theo số liệu quan trắc
trên biển năm 2015-2019, nhiệt độ trong năm dao động trong khoảng 20 - 29oC khi tàu
di chuyển từ khu vực biển Hải Phòng tới biển Vũng Tàu định kỳ 03 tháng/đợt [30, 31].

1.2.2. Cấu trúc thành phần nấm sợi trên vật liệu kính theo đặc điểm khí hậu và
địa lý
Một số nghiên cứu cho thấy, độ ẩm và nhiệt độ có mối quan hệ mật thiết tới
sự phát triển của nấm và khả năng sinh bào tử [32-34]. Theo Pasanen và cs đa số các
chủng nấm phát triển tốt trong khoảng độ ẩm từ 70 - 90%RH, tuy nhiên một vài chi
như Penicillium, Erotium và Aspergillus phát triển trong môi trường khô với độ ẩm
tương đối trong khoảng 75 - 85%RH [34]. Trong khi đó một số chi nấm khác như
Fusarium, Cladosporium và Stachybotrys chỉ phát triển mạnh khi độ ẩm tương đối
trên 85 - 90%RH [32]. Khoảng độ ẩm từ 11%RH trở lên đã đủ điều kiện để bào tử
một số nấm sợi thuộc chi Aspergillus và Penicillium nảy mầm và phát triển thành hệ
sợi [34]. Ngồi độ ẩm thì nhiệt độ cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển
của nấm sợi [34-36]. Đối với nấm Rhizoctonia solani ở độ ẩm 65%RH cho thấy sợi
nấm phát triển ở nhiệt độ 15 - 20oC cao hơn ở nhiệt độ 25 và 30oC. Ở độ ẩm 70%RH
khoảng nhiệt độ từ 20 - 25oC được cho là phát triển mạnh hơn hai điểm nhiệt độ còn
lại. Độ ẩm 75%RH và 80%RH đều thấy nấm sợi phát triển mạnh ở 15oC [35]. Theo
Pasanen và cs (1991), ngay cả ở 4oC bào tử nấm của hai chi Aspergillus và Penicillium
cũng có thể nảy mầm sau 8 và 6 ngày, tuy nhiên ở 9oC thời gian nảy mầm của hai
chủng chỉ còn 3 ngày. Sau 12 ngày thử nghiệm cho thấy đường kính khuẩn lạc chi
Aspergillus đạt 30 mm ở 21oC và 40 mm ở 30oC, trong khi đó chi Penicillium thì ở
nhiệt độ 21oC lại ghi nhận đường kính khuẩn lạc khoảng 45mm và ở nhiệt độ 30oC
đường kính khoảng 35 mm [34]. Khoảng nhiệt độ nấm sợi phát triển được là 5 - 39oC,
ở khoảng 0-5°C các hoạt động trao đổi chất của nấm bị chậm lại, khi nhiệt độ trên
46°C nấm sợi được cho là có thể chết [32]. Có thể thấy mỗi chi và lồi nấm khác nhau
có khoảng nhiệt độ và độ ẩm tối ưu cho sự phát triển cũng khác nhau. Tuy nhiên, qua
các kết quả nghiên cứu thấy khoảng 20-30°C là khoảng tối ưu cho nấm sợi phát triển

[32, 34, 35].
Vi sinh vật trên nhiều loại vật liệu thường khởi đầu từ các vi sinh vật tự dưỡng,
tiếp đó đến lượt các sinh vật dị dưỡng, chúng cùng tích lũy hình thành màng sinh học.


×