Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LÊ THU HẰNG NGHIÊN cứu bào CHẾ và ĐÁNH GIÁ ORGANOGEL CHỨA EUTECTI PROGESTERON DÙNG QUA DA KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ
ORGANOGEL CHỨA EUTECTI
PROGESTERON DÙNG QUA DA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THU HẰNG
Mã sinh viên: 1701153

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ
ORGANOGEL CHỨA EUTECTI
PROGESTERON DÙNG QUA DA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Thạch Tùng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI – 2022



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn
Thạch Tùng, người thầy đã hướng dẫn em từ những ngày đầu chập chững bước vào
con đường nghiên cứu. Em xin cảm ơn thầy vì đã ln ln trao đổi và động viên em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên bộ
môn Bào chế đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại
học Dược Hà Nội đã tâm huyết truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập tại trường.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị em sinh viên K70, K71, K73 trong nhóm
nghiên cứu. Em đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hòa, DS Nguyễn Như Nam và các
bạn Nguyễn Anh Minh, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Thanh Tùng, em
Nguyễn Quốc Hoài, những người đã đồng hành cùng em trong suốt quãng thời gian
làm nghiên cứu khoa học tại bộ môn Bào chế. Em luôn cảm thấy may mắn vì có gia
đình và bạn bè ở bên cạnh giúp đỡ, hỗ trợ, động viên em trong quá trình thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2022
Sinh viên khóa 72

Lê Thu Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về progesteron .......................................................................................... 2
1.1.1. Cơng thức hóa học .................................................................................................2
1.1.2. Tính chất lý hóa .....................................................................................................2
1.1.3. Tác dụng dược lý ...................................................................................................2
1.1.4. Chỉ định .................................................................................................................2
1.1.5. Một số chế phẩm trên thị trường ...........................................................................3
1.1.6. Một số nghiên cứu về progesteron dùng qua da ....................................................3
1.2. Vài nét về Eutecti ......................................................................................................... 5
1.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................5
1.2.2. Đặc điểm của hệ eutecti .........................................................................................5
1.2.2.1. Đặc điểm chung của hệ eutecti ...........................................................................5
1.2.2.2. Đặc điểm của điểm eutecti .................................................................................5
1.2.3. Cơ chế tăng tính thấm qua màng sinh học (da) .....................................................5
1.2.3.1. Theo phương trình của Kasting ..........................................................................5
1.2.3.2. Một số cơ chế khác .............................................................................................7
1.3. Vài nét về organogel .................................................................................................... 7
1.3.1. Phân loại ................................................................................................................8
1.3.2. Cơ chế hình thành organogel .................................................................................8
1.3.2.1. Organogel tạo thành từ tá dược phân tử khối lượng thấp .................................8
1.3.2.2. Organogel tạo thành từ polyme ........................................................................10
1.3.3. Đặc điểm của organogel tạo từ lecithin ...............................................................10
1.3.4. Một số nghiên cứu về hệ organogel dùng qua da ................................................10
1.4. Tổng quan về sinh khả dụng..................................................................................... 11
1.4.1. Khái niệm sinh khả dụng .....................................................................................11
1.4.2. Đánh giá sinh khả dụng in vivo ...........................................................................11
1.4.2.1. Các thông số dược động học ............................................................................12



1.4.2.2. Các phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo ...........................................12
1.4.2.3. Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu sinh khả dụng của dạng thuốc
dùng qua da ...................................................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................14
2.1. Nguyên liệu và thiết bị ............................................................................................... 14
2.1.1. Nguyên vật liệu....................................................................................................14
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu ..............................................................................................14
2.1.3. Động vật thí nghiệm ............................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 15
2.3.1. Phương pháp bào chế ..........................................................................................15
2.3.1.1. Bào chế hệ eutecti của progesteron và menthol ...............................................15
2.3.1.2. Bào chế organogel chứa eutecti của progesteron và menthol .........................16
2.3.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm .........................................................................16
2.3.2.1. Khảo sát công thức organogel chứa eutecti của progesteron..........................16
2.3.2.2. Thiết kế thí nghiệm ...........................................................................................17
2.3.3. Phương pháp đánh giá .........................................................................................17
2.3.3.1. Phương pháp định lượng progesteron bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao ..........17
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân
của organogel trắng ......................................................................................................18
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng PGT qua da chuột.....................18
2.3.3.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo trên động vật thí nghiệm .........19
2.3.3. Phương pháp tính tốn và xử lí kết quả ...............................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................23
3.1. Đánh giá phương pháp định lượng progesteron .................................................... 23
3.1.1. Đánh giá phương pháp định lượng progesteron bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao
HPLC .............................................................................................................................23
3.1.1.1. Tính tuyến tính ..................................................................................................23
3.1.1.2. Độ lặp lại ..........................................................................................................23
3.1.2. Đánh giá phương pháp định lượng progesteron bằng LC – MS/MS ..................24

3.1.2.1. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn ..................................................................24


3.1.2.2. Độ lặp lại và độ thu hồi ....................................................................................25
3.2. Nghiên cứu bào chế organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da ................ 26
3.2.1. Nghiên cứu bào chế organogel trắng ...................................................................26
3.2.2. Sàng lọc tỉ lệ thành phần của organogel chứa eutecti progesteron .....................29
3.2.3. Thiết kế thí nghiệm ..............................................................................................30
3.2.4. Kết quả đánh giá các biến đầu ra và xử lí kết quả bảng thí nghiệm ....................31
3.2.5. Phân tích kết quả .................................................................................................32
3.2.5.1. Đánh giá ảnh hưởng của biến đầu vào ............................................................32
3.2.5.2. Xu hướng ảnh hưởng của từng biến đầu vào tới biến đầu ra ..........................34
3.3. Đánh giá sinh khả dụng và các thông số dược động học của công thức
organogel chứa eutecti tối ưu .......................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................38


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Từ/cụm từ viết tắt

1

PGT

Progesteron


2

AUC0-∞

3

Cmax

4

Tmax

5

LMWO

Tá dược tạo organogel có khối lượng phân tử thấp

6

LO

Organogel tạo từ lecithin

7

PLO

Organogel tạo từ pluronic và lecithin


8

TCNSX

Tiêu chuẩn nhà sản xuất

9

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

10

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao

11

LC-MS/MS

Sắc kí lỏng khối phổ 2 lần

12

Flux

Thơng lượng khuếch tán


13

Tlag

Thời gian trễ

14

USP

Dược điển Mỹ

Diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ thời gian từ thời điểm 0 đến ∞
Nồng độ PGT cực đại trong huyết tương
thời gian để PGT đạt nồng độ cực đại trong huyết
tương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chế phẩm thị trường chứa PGT ...........................................................3
Bảng 1.2. Các nghiên cứu về progesteron .......................................................................3
Bảng 2.1. Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu.......................................................14
Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu .................................................14
Bảng 2.3. Thành phần công thức eutecti – organogel ...................................................16
Bảng 2.4. Chương trình dung mơi của phương pháp sắc kí lỏng khối phổ ...................21
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ PGT.....................................23
Bảng 3.2. Khảo sát độ lặp lại của phương pháp định lượng PGT bằng sắc kí lỏng hiệu
năng cao HPLC ..............................................................................................................24
Bảng 3.3. Khảo sát độ lặp lại và độ thu hồi của phương pháp LC-MS/MS ..................25
Bảng 3.4. Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của các mẫu organogel trắng ...26

Bảng 3.5. Khảo sát giới hạn dưới của organogel chứa eutecti .....................................29
Bảng 3.6. Khảo sát giới hạn trên của organogel chứa eutecti .......................................30
Bảng 3.7. Các biến đầu vào ...........................................................................................30
Bảng 3.8. Kết quả các biến đầu ra của 11 công thức.....................................................31
Bảng 3.9. Các giá trị R2 và Q2 của mơ hình thí nghiệm ................................................32
Bảng 3.10. Hệ số hồi quy ảnh hưởng của các biến đầu vào đến biến đầu ra ................32
Bảng 3.11. Thông số dược động học của PGT trên mơ hình thỏ ..................................36


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của progesteron ...................................................................... 2
Hình 1.2. Phân loại gel ......................................................................................................... 8
Hình 1.3. Cơ chế hình thành organogel cốt rắn .................................................................... 9
Hình 1.4. Cơ chế hình thành organogel cốt lỏng .................................................................. 9
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic sắc kí của
progesteron bằng phương pháp HPLC ............................................................................... 23
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn với tỷ lệ ........ 25
diện tích pic chất chuẩn trên diện tích pic nội chuẩn bằng phương pháp LC-MS/MS ...... 25
Hình 3.3. Kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của các hệ organogel trắng............ 27
Hình 3.4. Kích thước tiểu phân của các hệ organogel thay đổi khi thay đổi tỉ lệ pha
nước/pha dầu ...................................................................................................................... 27
Hình 3.5. Hình ảnh các hệ organogel bào chế với tỉ lệ pha nước/pha dầu khác nhau ....... 28
Hình 3.6. Kết quả thử giải phóng dược chất từ các cơng thức qua màng da chuột............ 31
Hình 3.7. Mức độ phân tán của dữ liệu thử giải phóng ...................................................... 33
Hình 3.8. Đồ thị thể hiện mối liên quan của hệ số hồi quy và các biến đầu ra .................. 34
Hình 3.9. Ảnh hưởng của các biến đầu vào lên thông lượng khuếch tán và thời gian trễ . 35
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ PGT trong huyết tương thỏ theo thời
gian của chế phẩm thị trường và hệ eutecti – organogel .................................................... 37



ĐẶT VẤN ĐỀ
Progesteron là một hormon nội sinh thuộc nhóm steroid có trong cơ thể người,
được chứng minh đạt hiệu quả tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý như vô sinh
do thiếu hụt hormon, suy buồng trứng, u lành tính ở tuyến vú… Trên thị trường hiện
nay, có nhiều dạng bào chế với các đường dùng khác nhau chứa progesteron như
đường uống, đường tiêm, kem đặt âm đạo… Khi sử dụng đường uống, sinh khả dụng
của dược chất rất thấp (khoảng 2,4%) do chuyển hóa mạnh qua gan, độ tan cũng như
khả năng thấm kém [6]. Dạng bào chế qua da chứa progesteron được xem là một trong
các dạng bào chế phù hợp do tránh được chuyển hóa bước một qua gan cũng như
thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, ngay khi bôi thuốc lên da, progesteron bị chuyển
hóa nhanh bởi enzyme 5α-reductase thành 5α-dihydro progesteron và chỉ một lượng
nhỏ thuốc ở dạng cịn hoạt tính đi vào tuần hồn [40]. Đồng thời, progesteron là dược
chất có phân tử lượng lớn và có khả năng thấm kém [43]. Do đó, phát triển các cơng
thức dùng qua da của progesteron vẫn cịn có nhiều thách thức.
Trong nghiên cứu trước, Dược sĩ Nguyễn Thị Ngân đã tiến hành bào chế và
đánh giá hệ eutecti – hydrogel của dược chất mơ hình progesteron. Kết quả cho thấy
hệ eutecti chứa progesteron giúp tăng khả năng thấm qua da trong thí nghiệm in vitro,
tuy nhiên các kết quả đánh giá sinh khả dụng in vivo trên động vật thí nghiệm vẫn cịn
thấp. Hệ nền sử dụng để mang eutecti là gel Carbopol 1% thân nước, kém tương thích
với eutecti và cũng khơng cải thiện khả năng thấm qua da. Trong khi đó, hệ organogel
có thể cải thiện các vấn đề mà hệ hydrogel gặp phải nhờ những ưu điểm như tương
hợp sinh học với da, thành phần có cả pha dầu và pha nước nên có thể tương thích với
eutecti và cải thiện tính thấm của dược chất qua da [46]. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến
hành lựa chọn organogel tạo từ lecithin làm hệ mang eutecti.
Trên cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu bào chế và đánh giá organogel chứa eutecti
progesteron dùng qua da” được thực hiện với mục tiêu:
1. Nghiên cứu bào chế organogel chứa eutecti progesteron dùng qua da.
2. Sơ bộ đánh giá sinh khả dụng của organogel chứa eutecti progesteron bào
chế được và so sánh với chế phẩm đối chiếu dùng đường uống trên thị
trường.


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về progesteron
1.1.1. Công thức hóa học

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của progesteron
-

Cơng thức phân tử: C21H30O2.

-

Khối lượng phân tử: 314,5 g/mol.

-

Danh pháp: Pregn-4-en-3,20-dion [5].

1.1.2. Tính chất lý hóa
- Dạng bột kết tinh màu trắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 121oC.
- Độ tan: tan rất ít trong nước (7,00 – 8,81 mg/l), dễ tan trong alcol, aceton,
dioxan và dầu thực vật [34].
- Hệ số phân bố dầu nước: log P = 3,87 [34].
-

pKa: không xác định.


- Độ tan thấp và khả năng thấm kém [43].
1.1.3. Tác dụng dược lý
Progesteron (PGT) là một hormon steroid tự nhiên được tiết ra chủ yếu từ
hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, được hình thành từ các tiền chất steroid trong
buồng trứng, tinh hoàn, vỏ thượng thận và nhau thai. Ở phụ nữ, PGT làm tăng sinh nội
mạc tử cung, kích thích tuyến vú phát triển, gây giãn cơ trơn tử cung, ngăn cản nang
trứng hình thành và rụng trứng, ổn định quá trình thai nghén [4].
1.1.4. Chỉ định
Dùng hỗ trợ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) ở phụ nữ vô sinh do thiếu hụt
PGT, phụ nữ bị suy buồng trứng hoàn toàn hoặc một phần; an thai, chống sảy thai tái
phát sau khi thụ tinh trong ống nghiệm hoặc chuyển phôi vào tử cung.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt; bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc điều
trị trầm cảm sau sinh [18].
Điều trị tạm thời ung thư màng trong tử cung di căn và ung thư thận, ung thư
vú.

2


1.1.5. Một số chế phẩm trên thị trường
Bảng 1.1. Một số chế phẩm thị trường chứa PGT
Đường dùng
Âm đạo

Chỉ định

Chế phẩm

Gel âm đạo Crinone - Vô sinh do thiếu hụt PGT.

8%
Viên
nang - Dùng hỗ trợ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh
Utrogestan 200mg
sản (ART) ở phụ nữ vô sinh do thiếu hụt
PGT.
Dung dịch Gestone

- Dùng kèm estrogen để bổ sung cho phụ

100mg/2ml

nữ tiền mãn kinh.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt.
- Ngăn ngừa sảy thai và duy trì thai kì khi
thiếu hụt PGT.

Đường uống

Viên
nang
Utrogestan 100mg,
viên
nang
Utrogestan 200mg

- Sử dụng trong liệu pháp thay thế
hormon.
- Dùng kèm estrogen để bổ sung cho phụ
nữ tiền mãn kinh.


Qua da

Gel Progestogel 1%

- Hỗ trợ điều trị các bệnh u lành tính ở
tuyến vú, các bệnh đau vú do mất cân
bằng hormon estrogen và PGT.

Tiêm bắp

1.1.6. Một số nghiên cứu về progesteron dùng qua da
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu làm tăng tính thấm qua da của PGT với
các dạng bào chế khác nhau. Sau đây là bản tóm tắt một số nghiên cứu đã tiếp cận gần
đây trên thế giới:
Bảng 1.2. Các nghiên cứu về progesteron
STT

1

Các định hướng nghiên cứu

Kết quả đạt được

Bào chế dung dịch dầu của
PGT
hòa
tan
trong
propyleneglycol chứa chuỗi

mono và diglycerid trung bình
(MCG) tại các nồng độ khác
nhau.

- Dung dịch 1% PGT hòa tan
trong dung dịch propylen glycol
chứa 10% MCG cho khả năng
thấm qua da cao hơn 7 lần so
với khơng có MCG và cao hơn
so với các nồng độ khác của
MCG trong propylen glycol.
- Sử dụng MCG và propylen
glycol đảm bảo an toàn hơn so
3

TLTK

[26]


với các chất tăng tính thấm
khác như natri lauryl sulfat.
Sử dụng silicon dioxid và - Độ ổn định của PGT trong vi
polyme có tính chất nhũ hóa để nhũ tương tăng 18% khi sử
cải thiện độ ổn định và khả dụng polyme có tính nhũ hóa và
năng thấm qua da của vi nhũ tăng 26% khi sử dụng silicon
2

tương với chất diện hoạt sử dioxid.
dụng là polyoxyethylen -10 – - Khả năng thấm qua da sau


[13]

dodecyl ether, pha dầu là 48h tăng 1,24 lần khi sử dụng
tributyrin.
silicon dioxid và tăng 1,63 lần
khi sử dụng polyme có tính chất
nhũ hóa.

3

Đánh giá ảnh hưởng của loại

- Finasterid cho thông lượng

polyme
khác
nhau
(polycarbophil,
chitosan–
EDTA, polymeric emulsifier
và carrageenan) gắn trên màng
liposome đến tính thấm, độ ổn
định vật lý và vi sinh của 17-

khuếch tán cao nhất trong nhóm
hormon đối với tất cả cơng thức
liposome có hoặc khơng có
polyme
- Liposome kết hợp với

Carrageenan và cho độ ổn định

bestradiol,

PGT,

[14]

cyproteron tốt nhất sau 8 tuần quan sát.

acetat và finasterid vào trong
DPPC
(1,2-dipalmitoyl-snglycero-3-phosphocholin)
liposome
Nhìn chung, eutecti chứa progesteron dùng qua da là một hướng nghiên cứu
hiện đại để cải thiện tính thấm qua da. Hệ eutecti chứa PGT làm tăng khả năng thấm
dược chất qua da đã được chứng minh trong nghiên cứu của Ds. Nguyễn Thị Ngân [8].
Như đã nói ở trên, để phát huy được tác dụng của eutecti, cần lựa chọn một hệ nền phù
hợp. Organogel là một hệ phân phối thuốc có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay chưa có
nhiều ứng dụng rộng rãi và các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào dạng dùng tại chỗ.
Thành phần của organogel có chứa cả pha dầu và pha nước, thích hợp với nhiều loại
dược chất vì tính chất linh hoạt của thành phần. Đây có thể là hệ nền phù hợp để chứa
eutecti dùng qua da, cải thiện tính thấm của dược chất.

4


1.2. Vài nét về Eutecti
1.2.1. Định nghĩa
Hệ eutecti là một hỗn hợp của các thành phần ở một tỷ lệ nhất định sẽ có một

chất ức chế q trình kết tinh của chất còn lại để tạo ra một hệ mới có điểm nóng chảy
thấp hơn điểm nóng chảy của từng thành phần đơn chất và không tạo ra hợp chất hóa
học mới [41].
1.2.2. Đặc điểm của hệ eutecti
1.2.2.1. Đặc điểm chung của hệ eutecti
• Là hỗn hợp trộn vật lý của hai thành phần, khơng có sự hình thành hợp chất
hóa học mới [41].
• Nhiệt độ nóng chảy của hệ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của từng thành phần
• Hệ eutecti chứa hai thành phần trộn với nhau tạo thành 1 pha đồng thể ở
trạng thái lỏng và không trộn với nhau (tồn tại 2 pha rắn của 2 thành phần,
tinh thể của 2 chất sắp xếp cạnh nhau) ở trạng thái rắn [41].
• Tính chất vật lý của dược chất thay đổi: độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, áp
suất bay hơi, độ tan trong các dung mơi, hệ số phân bố dầu – nước [3].
• Hỗn hợp eutecti có 2 ưu điểm là:
- Độ bền vững hóa học cao do cấu trúc dạng tinh thể
- Độ hịa tan cao trong các dung mơi do kích thước tiểu phân nhỏ.
Từ 2 ưu điểm trên, khi bào chế thuốc sử dụng ngoài da chứa hệ eutecti sẽ làm
tăng tốc độ hịa tan của dược chất trong dung mơi, dẫn tới khả năng thấm của hệ tăng.
1.2.2.2. Đặc điểm của điểm eutecti
Đặc điểm vật lý của hệ tại điểm eutecti: kích thước tiểu phân nhỏ (vi tinh thể),
mịn, thể chất đẹp và nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Tại điểm eutecti, hai tinh thể của hai thành phần kết tinh cùng nhau, xếp cạnh
nhau, cản trở không gian, cản trở sự lớn lên của tinh thể và tạo nên hỗn hợp tinh thể
với cấu trúc nhỏ, mịn [3].
1.2.3. Cơ chế tăng tính thấm qua màng sinh học (da)
Có một số giả thuyết về cơ chế tăng tính thấm của hệ eutecti. Sau đây, nhóm
nghiên cứu sẽ phân ra thành 2 nhóm giả thuyết lớn là dựa trên phương trình của
Kasting và dựa theo một số cơ chế khác.
1.2.3.1. Theo phương trình của Kasting
Kasting và cộng sự đã đưa ra mối tương quan giữa khả năng thấm qua màng

sinh học và nhiệt độ nóng chảy của các chất dựa trên thơng số độ tan lý tưởng. Theo
nguyên lý về độ tan lý tưởng, khi giảm nhiệt độ nóng chảy của một chất thì độ tan
trong các dung mơi tăng. Một trong những dung môi được nghiên cứu là lipid trong da
(màng sinh học). Nghiên cứu của Kirsty M.B. Mackay và cộng sự [27] cũng đã chứng

5


tỏ được khả năng thấm thuốc qua da tăng khi giảm nhiệt độ nóng chảy. Phương trình
độ tan lý tưởng của một dược chất trong lipid của da (màng sinh học) như sau:
𝑆𝑙ý 𝑡ưở𝑛𝑔 =

𝑙𝑜𝑔 (

𝜌
∆𝑆𝑓
𝑀
(𝑇 −𝑇)]} 𝑡
1−{1−𝑒𝑥𝑝[
𝑅𝑇 𝑚
𝑀𝑤

𝐽𝑚
𝑆𝑙ý 𝑡ưở𝑛𝑔

) = 1,80 −

0,0216
2,303


𝑀𝑤

(1)

(2)

Trong đó: : tỷ trọng của lipid da
MT: Khối lượng phân tử trung bình của lipid da
Mw: Khối lượng phân tử của dược chất
Tm: Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp hình thành với dược chất (K)
T: Nhiệt độ trên da ở điều kiện thường (K)
∆Sf: entropy nóng chảy dược chất (J mol-1.K-1)
Jm: Thông lượng khuếch tán dược chất qua màng sinh học (da)
Entropy là thông số khuếch độ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của hệ và trạng
thái tại điểm đầu và điểm cuối của một quá trình trạng thái. Entropy được coi là thước
đo mức độ trật tự của hệ, bao gồm trật tự phân bố (tức là cách sắp xếp những phần tử
trong một hệ có nhiều tiểu phân khác nhau) và trật tự chuyển động (tức là số mức
giống nhau về tốc độ và hướng chuyển động của các phần tử trong hệ) [3]. Entropy
nóng chảy là sự gia tăng mức độ trật tự của hệ khi đun nóng chảy. Theo nghiên cứu
Samuel H. Yalkowsky và cộng sự [50] về quá trình chuyển trạng thái của hệ từ dạng
kết tinh sang dạng lỏng thì entropy nóng chảy được tính qua phương trình sau:
𝑊𝐶
∆𝑆𝑓 = 𝑆𝐿 − 𝑆𝐶 = −𝑅 ln ( )
𝑊𝐿
Trong đó: SL: entropy của hệ khi ở dạng lỏng
SC: entropy của hệ ở dạng kết tinh
WC: số cách sắp xếp của phân tử ở dạng kết tinh
WL: số cách sắp xếp của phân tử ở dạng lỏng
Đối với một chất rắn, số cách sắp xếp các phần tử ở 2 trạng thái ít thay đổi dù
cho nhiệt độ nóng chảy có thể thay đổi. Giá trị entropy nóng chảy đối với chất rắn

thường ít thay đổi. Do đó, coi giá trị entropy nóng chảy (∆Sf) khơng thay đổi.
Từ phương trình (1) và các lý giải trên, có thể thấy rằng, độ tan lý tưởng (Slý
tưởng) gần như phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy (Tm) khi các thơng số cịn lại khơng
đổi (p, M1, MW, R, T). Do đó, khi nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp hình thành với dược
chất (Tm) giảm sẽ làm tăng độ tan lý tưởng của dược chất trong màng sinh học (da). Từ
đó, theo phương trình (2), flux (thông lượng khuếch tán của một chất) sẽ tăng lên.

6


Như vậy, một trong những phương pháp cải thiện khả năng thấm qua da (màng
sinh học) của các chất là tạo hệ eutecti với mục đích giảm nhiệt độ nóng chảy của
dược chất.
1.2.3.2. Một số cơ chế khác
❖ Giải thích theo cơ chế giảm kích thước tiểu phân
Đối với hệ eutecti, quá trình kết tinh lại làm cho các thành phần được phân bố
lại với kích thước nhỏ, mịn. Nghiên cứu của Law D và cộng sự [24] đã chứng tỏ có sự
giảm kích thước tiểu phân của hệ eutecti. Do đó, diện tích tiếp xúc của dược chất với
dung môi cũng như lipid của da tăng và kéo theo đó là tốc độ hịa tan tăng. Từ đó, khả
năng thấm thuốc qua da sẽ tăng.
❖ Giải thích theo cơ chế hỗ trợ của chất mang
Hệ eutecti 2 thành phần gồm một chất là dược chất và một chất đóng vai trò là
chất mang. Với các chất mang thân nước thì chúng vừa tạo ra vi mơi trường hịa tan
dược chất nằm bao quanh tiểu phân thuốc, vừa là chất gây thấm hịa tan tốt trong dung
mơi. Từ đó, mơi trường hòa tan sẽ thấm và hòa tan thuốc tốt hơn và nhanh hơn.
❖ Giải thích theo cơ chế tạo ra dạng thù hình kém ổn định (metastable)
Quá trình kết tinh từ dung dịch nóng chảy của hỗn hợp 2 chất sẽ có khả năng
hình thành trạng thái kém ổn định của dược chất. Khi tồn tại dạng kém ổn định, các
nguyên tử trong cấu trúc mạng lưới tinh thể sẽ kém bền vững. Dưới tác động của môi
trường bao quanh, mạng lưới tinh thể dễ dàng bị phá vỡ và các ngun tử sẽ hịa tan

nhanh vào mơi trường. Từ đó, khả năng thấm của dược chất qua màng sinh học (da) sẽ
tăng lên [16].
1.3. Vài nét về organogel
Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm thể chất mềm, sử dụng tá dược tạo
gel thích hợp [5].
Gel được phân thành 2 nhóm: gel thân nước (hydrogel) và gel thân dầu
(organogel) [12].
Gel thân dầu còn gọi là organogel hoặc oleogel. Các organogel có thể chất
mềm, khơng kết tinh và biến dạng nhớt – đàn hồi thuận nghịch với nhiệt độ. Về mặt
cấu trúc, organogel gồm có dung mơi không phân cực lồng trong mạng cấu trúc ba
chiều của các tá dược tạo organogel [1], [35].

7


Hình 1.2. Phân loại gel
1.3.1. Phân loại
Dựa theo bản chất của tá dược tạo organogel [36], [28], organogel được chia
thành 2 nhóm chính:
➢ Organogel có tá dược tạo gel là các phân tử khối lượng thấp (Low
molecular weight organogelator – LMWO), có khối lượng phân tử khơng vượt q
3000 Da.
Ví dụ: dẫn xuất của anthryl và anthraquinon [17], sterol [25], acid béo [49],…
Dựa trên tương tác vật lí giữa các phân tử trong hệ, organogel nhóm này cịn
được phân loại thành hai nhóm là organogel cốt rắn (solid – matrix) và cốt lỏng
(fluid – matrix) [46].
➢ Organogel có tá dược tạo gel là các polyme (polymeric organogelator).
Ví dụ: polyethylen [29], dẫn xuất ure của acid amin có chứa nhóm methacrylat [47].
1.3.2. Cơ chế hình thành organogel
1.3.2.1. Organogel tạo thành từ tá dược phân tử khối lượng thấp

➢ Organogel cốt rắn (solid – matrix)
LMWO được hịa tan trong dung mơi với nồng độ thích hợp ở nhiệt độ cao (đun
nóng). Sau khi làm mát ở nhiệt độ dưới giới hạn nhất định, ái lực giữa LMWO và các
phân tử dung môi hữu cơ giảm, xảy ra sự kết tủa LMWO từ dung mơi, đồng thời nhờ
có tương tác vật lí và hóa học giữa các phân tử LMWO, chúng tự tập hợp lại thành cấu
trúc dạng chuỗi/ sợi và hình thành nên organogel cốt rắn [45], [46], [31]. Mạng lưới
của organogel loại này thường tồn tại vĩnh viễn và ổn định về nhiệt động học lẫn động
lực học.

8


Hình 1.3. Cơ chế hình thành organogel cốt rắn
➢ Organogel cốt lỏng (fluid – matrix):
Organogel khan được tạo thành bằng cách đun nóng hỗn hợp dung mơi hữu cơ
– tá dược tạo gel trên điểm nóng chảy của tá dược tạo gel, sau đó làm lạnh qua điểm
này để tạo thành các micell nghịch đảo hình cầu. Các micell này có sự gia tăng về kích
thước và thay đổi hình dạng, trở thành các sợi/chuỗi đan xen với nhau và gel hóa dung
mơi.
Trong trường hợp organogel chứa nước, chất hoạt động bề mặt được hịa tan
trong dung mơi khơng phân cực. Sau khi thêm pha nước vào dung dịch trên, có sự
hình thành các cấu trúc micell đảo, thường là hình cầu. Tiếp tục thêm pha nước vào,
các micell đảo phát triển thành cấu trúc hình trụ, dạng sợi, tạo thành mạng lưới ba
chiều cố định dung môi hữu cơ. Sự hình thành tức thời của các micell đảo giúp duy trì
sức căng bề mặt thấp giữa các pha phân cực và không phân cực, thúc đẩy tạo nên cân
bằng động học cho hệ [46], [11].

Hình 1.4. Cơ chế hình thành organogel cốt lỏng
Sự khác biệt cơ bản giữa organogel cốt rắn và cốt lỏng nằm ở sự ổn định động
học của mạng lưới cấu thành nên trạng thái gel. Organogel cốt rắn có mạng lưới vững

chắc, các chuỗi/sợi thường sắp xếp thành bó, tăng độ bền cho gel. Trong khi đó, các
sợi của organogel cốt lỏng thường khơng tạo thành cấu trúc bậc cao hơn, mạng lưới
linh động có sự phá vỡ và tái cấu trúc, tu sửa liên tục [46], [36]. Độ ổn định của

9


organogel phụ thuộc vào độ bền của tương tác Van der Waals giữa các tá dược tạo gel
và tương tác dung môi – tá dược tạo gel.
1.3.2.2. Organogel tạo thành từ polyme
Các phân tử polyme liên kết chéo và giam giữ dung mơi trong mạng lưới đó.
Tương tác giữa các chuỗi phân tử có thể là tương tác vật lý (tương tác Van der Waals)
hoặc hóa học (liên kết hydro) [36].
1.3.3. Đặc điểm của organogel tạo từ lecithin
➢ Organogel cốt lỏng được ứng dụng phổ biến là organogel tạo từ lecithin
(Lecithin organogel – LO).
Lecithin hay phosphotidylcholine, một chất hoạt động bề mặt có sẵn tự nhiên, là
một tá dược tạo organogel hiệu quả khi sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các chất đồng
tạo gel như sorbitan tristearat, poly(ethylen glycol) monolaurat [36].
Thành phần cơ bản của LO thường bao gồm: lecithin – tá dược tạo gel, dung
môi hữu cơ không phân cực – pha ngoại hay pha liên tục (cyclopentan, isopropyl
myristat, ethyl myristat, n – hexan) và tác nhân phân cực – thường là nước.
➢ Hạn chế của LO
Lecithin sử dụng phải tinh khiết nếu khơng sẽ khơng hình thành được
organogel. Lecithin có giá thành cao, khơng có sẵn trên quy mô lớn, kém ổn định với
nhiệt độ, cần lưu giữ ở điều kiện thích hợp [35], [22].
➢ Organogel tạo thành từ lecithin và poloxamer
Do LO có một số hạn chế như trên, đã có các nghiên cứu kết hợp polyme tổng
hợp với hệ LO với chức năng là chất đồng diện hoạt và cũng là chất ổn định [19].
Pluronic, hay poloxamer, là chất diện hoạt khơng ion hóa, tan trong nước. Cấu trúc

poloxamer gồm hai chuỗi polyethylenoxid (EO) thân nước ở hai đầu phân tử, và một
chuỗi poly propylenoxid (PO) kỵ nước ở giữa tạo thành công thức dạng EOx-POy-EOz
[20]. LO chứa pluronic được gọi là pluronic lecithin organogel (PLO), poloxamer
organogel, hoặc pluronic organogel.
1.3.4. Một số nghiên cứu về hệ organogel dùng qua da
Mặc dù các nghiên cứu về hệ organogel khá phong phú và đa dạng, nhưng hiện
tại organogel vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong các hệ phân phối thuốc, phần lớn
là do thiếu thông tin về tính tương hợp sinh học và độc tính của các phân tử organogel
và các sản phẩm phân hủy của chúng. Bên cạnh đó, do dạng bào chế này có nhiều
thành phần có khả năng tăng thấm nên organogel thường được quan tâm nghiên cứu
với đường dùng qua da.
I. M. Shaikh và cộng sự [37] đã tiến hành bào chế và đánh giá organogel từ
ethyl oleat và lecithin chứa dược chất aceclofenac. Kết quả đánh giá khả năng thấm in
vitro cho thấy thông lượng khuếch tán dược chất của hệ organogel (95,7 g/cm2.giờ)

10


tốt hơn hệ hydrogel sử dụng tá dược tạo gel Carbopol 940 (54,83 g/cm2.giờ). Kết quả
đánh giá in vivo trên chuột cống cũng chỉ ra rằng hệ organogel giải phóng dược chất
nhanh hơn so với hệ hydrogel.
T. Pénzes và cộng sự [33] khảo sát sự phân phối qua da của piroxicam từ các
organogel chứa tá dược tạo gel là este glyceryl của acid béo trong dầu dược phẩm.
Trong đánh giá in vivo, khả năng thấm qua da chuột cống được đánh giá bằng cách đo
lường sự ức chế chống viêm, phù nề sau khi điều trị, kết quả nhận được là organogel
của glyceryl acid béo cho hiệu quả vượt trội so với các công thức bôi truyền thống dựa
trên parafin lỏng.
Fatma M Mady và cộng sự [28] đã tiến hành bào chế PLO chứa silymarin để
điều trị bệnh viêm da cơ địa. Hệ PLO được sử dụng có thành phần hai pha, có thể cải
thiện được các nhược điểm tan kém, thấm kém, khó hấp thu vào da của silymarin.

Cơng thức PLO chứa silymarin tối ưu có đặc tính lưu biến phù hợp và có kết quả thử
ex vivo tốt nhất được thử nghiệm trên bệnh nhân viêm da cơ địa trong vòng 3 tháng.
Kết quả cho thấy khả năng làm giảm hoàn toàn các triệu chứng viêm da cơ địa của hệ
PLO chứa silymarin trên hầu hết bệnh nhân trong thử nghiệm.
Parhi và cộng sự [32] đã nghiên cứu bào chế PLO để tăng cường khả năng thấm
của diltiazem. Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ pha dầu/pha nước và
ảnh hưởng của nồng độ pluronic trong pha nước đến các tính chất của hệ như độ nhớt,
khả năng giải phóng… Kết quả chỉ ra tỉ lệ pha dầu/pha nước ảnh hưởng có ý nghĩa đến
tốc độ giải phóng dược chất trong khi nồng độ pluronic trong pha nước khơng ảnh
hưởng có ý nghĩa thống kê đến thông số in vitro này. Nghiên cứu tiến hành khảo sát
các dung môi pha dầu và kết quả cho thấy isopropyl myristat cho thông lượng khuếch
tán cao nhất qua màng da chuột. Cơng thức tối ưu có thơng lượng khuếch tán là
147,317 g/cm2. Nghiên cứu mô học cho thấy có sự gián đoạn của lớp lipid kép ở da
có sử dụng cơng thức tối ưu, đây có thể là cơ chế tăng cường thấm diltiazem của PLO
trong thí nghiệm trên da chuột.
1.4. Tổng quan về sinh khả dụng
1.4.1. Khái niệm sinh khả dụng
Sinh khả dụng là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất hoặc chất
chuyển hóa có hoạt tính từ một chế phẩm bào chế vào vịng tuần hồn chung và đưa
đến nơi tác dụng (mơ đích) của dược chất đó [2].
1.4.2. Đánh giá sinh khả dụng in vivo
Đánh giá sinh khả dụng in vivo là thử nghiệm được thực hiện trên cơ thể sống.
Trong giai đoạn nghiên cứu sàng lọc, người ta có thể sơ bộ đánh giá sinh khả
dụng in vivo của thuốc trên động vật thí nghiệm để: xây dựng, thẩm định phương pháp

11


định lượng dược chất trong huyết tương, phương pháp xử lí mẫu, sơ bộ đánh giá cơng
thức đã chọn …, và để chuyển sang thử nghiệm chính thức trên người.

Số liệu chính thức về sinh khả dụng in vivo của thuốc xin đăng kí phải được
đánh giá trên người tình nguyện khỏe mạnh, thực hiện theo đúng các quy định hiện
hành của cơ quan quản lý về thuốc của từng nước.
1.4.2.1. Các thông số dược động học
Với các dạng thuốc mà dược chất phải được hấp thu vào tuần hoàn máu, rồi từ
tuần hoàn phân bố đến nơi tác dụng, sinh khả dụng của thuốc sẽ được xác định bằng
việc định lượng nồng độ dược chất trong huyết tương tại một số thời điểm sau khi
dùng thuốc, từ kết quả định lượng thu được, vẽ đường cong nồng độ dược chất trong
huyết tương theo thời gian. Các thông số dược động học thường được xem xét bao
gồm:
- Thời gian đạt nồng độ cực đại (Tmax) là thời gian từ khi bắt đầu dùng
thuốc đến khi nồng độ dược chất trong huyết tương đạt giá trị cực đại.
Tmax cung cấp thông tin về tốc độ hấp thu dược chất từ dạng thuốc.
- Nồng độ cực đại (Cmax) là nồng độ dược chất cao nhất đạt được trong
huyết tương. Cmax biểu thị tốc độ hấp thu và cường độ tác dụng của
thuốc.
- Diện tích dưới đường cong nồng độ dược chất theo thời gian AUC cung
cấp thông tin về mức độ hấp thu dược chất từ liều thuốc đã dùng
1.4.2.2. Các phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo
Để đánh giá sinh khả dụng in vivo, thông thường, người ta thường định lượng
nồng độ dược chất trong huyết tương. Trong một số trường hợp, có thể đánh giá sinh
khả dụng in vivo bằng phương pháp khác như:

- Định lượng nồng độ dược chất nguyên dạng hay chất chuyển hóa của
dược chất trong nước tiểu và xây dựng đường cong tổng lượng dược
chất/chất chuyển hóa tích lũy trong nước tiểu theo thời gian.

- Đánh giá sinh khả dụng in vivo theo đáp ứng dược lý trên cơ thể người
sau khi dùng thuốc, áp dụng với các thuốc có tác dụng dược lý đo lường
được.


12


1.4.2.3. Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu sinh khả dụng của dạng thuốc
dùng qua da
Sự lựa chọn động vật thí nghiệm phải dựa vào mức độ giống nhau về mặt giải
phẫu và sinh lý ở động vật và người. Các nghiên cứu thường sử dụng động vật sau:

- Chuột: chuột giống Wister và Sprague-Dawley được sử dụng rộng rãi
trong các nghiên cứu in vivo về dược động học, dược lý và độc học –
một phần của nghiên cứu tiền lâm sàng trong nghiên cứu phát triển
thuốc. Nhìn chung, da chuột dễ thấm dược chất hơn da người. Dược chất
thấm qua da chuột hoạt động tương tự như da người ở các vị trí má, cổ,
bẹn [42].

- Thỏ: Da thỏ cũng dễ thấm dược chất hơn da người. Ưu điểm của mơ
hình thỏ là tính sẵn có, chi phí thấp. Trong một số trường hợp, giống như
chuột, sử dụng thỏ khơng dự đốn được các dữ liệu trên người [23].

- Lợn: Đặc tính giải phẫu của da lợn tương tự da người. Tuy nhiên, mơ
hình lợn có nhược điểm chi phí cao, thao tác khó.

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu

STT

Tên nguyên liệu

Xuất xứ

Tiêu chuẩn

Hubei Gedian Humanwell
Pharmaceutical

USP 41

1

Progesteron

2

Menthol

Trung Quốc

TCNSX

3

Lecithin

Trung Quốc


TCNSX

4

Methanol

Merck – Đức

TCNSX

5

Methanol

Daejung Chemicals – Hàn Quốc

TCNSX

6

Ethanol tuyệt đối

Việt Nam

TCNSX

7

Nước cất 2 lần


Trường ĐH Dược Hà Nội

TCCS

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu
TT

Tên thiết bị

Xuất xứ

1

Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng Hanson
Research

Mỹ

2

Hệ thống sắc kí lỏng hiệu năng cao Shimadzu

Mỹ

3

Cân kỹ thuật Sartorius TE3102S


Đức

4

Cân phân tích Sartorius BP121S

Đức

5

Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H

Đức

6

Máy ly tâm lạnh Universal 320R

Anh

7

Hệ thống sắc kí lỏng khối phổ Shimadzu LC – 20ADXR

Mỹ

14


8


Cột sắc ký Phenomenex RP18 (250 mm x 4,6 mm; 5µm)
Máy đo thế zeta và xác định phân bố kích thước giọt

9

Zetasizer NanoZS90

10

Hệ thống sắc kí lỏng khối phổ LC-MS/MS Agilent 6460
QQQ

Nhật Bản
Anh
Mỹ

11

Cột sắc kí Waters: C18 (150 mm × 3 mm; 1,7 μm) và
tiền cột C18

Anh

12

Bể điều nhiệt WiseBath

Đức


13

Thiết bị lọc nén Sartorius SM 16249

Đức

14

Màng lọc cellulose acetat kích thước lỗ lọc 0,2 µm;
0,45µm

Việt Nam

15

Máy khuấy từ Wisd MSH – 20A

Hàn Quốc

16

Máy khuấy từ IKA RH B1, 415W

Đức

17

Máy cất nước 2 lần Favorit WCS8L

18


Tủ lạnh, tủ sấy, khuấy từ, các dụng cụ thủy tinh…

Malaysia

2.1.3. Động vật thí nghiệm
- Thỏ trắng trưởng thành (4 – 6 tháng tuổi), khỏe mạnh, khối lượng
khoảng 2kg, nhận từ bộ môn Dược lực – trường Đại học Dược Hà Nội, nuôi
trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, có kiểm sốt.
- Chuột nhắt trắng, khỏe mạnh, khối lượng 20 – 30 g nhận từ bộ môn
Dược lực – trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu bào chế organogel trắng.
• Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa tỉ lệ các thành phần trong cơng thức
organogel chứa eutecti của progesteron.
• Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng trên động vật thí nghiệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế
2.3.1.1. Bào chế hệ eutecti của progesteron và menthol
Tham khảo tài liệu [8], tỉ lệ thành phần và quy trình bào chế hệ eutecti của
progesteron và menthol được lựa chọn như sau:

15


• Cân chính xác PGT và menthol với tỷ lệ PGT : menthol = 15 : 85 cho
vào ống nghiệm thủy tinh có thể tích khoảng 10 ml được đậy kín bằng nắp xốy.
• Đun nóng chảy hỗn hợp 2 thành phần tại 65oC bằng bể đun cách thuỷ
đến khi chảy lỏng hồn tồn.
• Hỗn hợp chảy lỏng được trộn đều và làm lạnh về nhiệt độ phòng. Sau

khi để ổn định 12 giờ, mẫu sau bào chế được bảo quản ở -20oC ít nhất 1 tuần.
2.3.1.2. Bào chế organogel chứa eutecti của progesteron và menthol
Qua tham khảo tài liệu [44], [32], [30] và tiến hành khảo sát sơ bộ dựa trên điều
kiện phịng thí nghiệm, tiến hành bào chế các mẫu eutecti – organogel với thành phần
như trong bảng 2.3 và quy trình như sau:
• Chuẩn bị pha dầu: phối hợp từ từ lecithin vào tá dược A theo đúng tỉ lệ
khối lượng, khuấy từ liên tục khoảng 100 vịng/phút đến khi đồng nhất.
• Chuẩn bị pha nước: cân lượng tá dược B thích hợp, phân tán trong nước
tinh khiết, bảo quản qua đêm trong tủ lạnh 2 – 8C để polyme trương nở hoàn
toàn thu được dung dịch tá dược B 20% (kl/kl).
• Phối hợp từ từ pha nước vào pha dầu theo tỉ lệ thích hợp, khuấy từ liên
tục khoảng 100 vòng/phút đến khi đồng nhất, thu được organogel trắng.
• Cân chính xác lượng eutecti và organogel trắng theo tỉ lệ đã lựa chọn,
phối hợp eutecti vào organogel trắng đến khi đồng nhất thu được hệ eutecti –
organogel.
Bảng 2.3. Thành phần công thức eutecti – organogel
Thành phần
PGT

Eutecti

Menthol
Pha dầu

Organogel
trắng

Pha nước

Lecithin


Ghi chú

Khảo sát

PGT : Menthol
= 15: 85

Tỉ lệ PGT

Tá dược A

Lecithin : tá
dược A = 1 : 1

Tá dược B

Tá dược B 20%

Nước

(kl/kl)

Tỉ lệ pha
nước trong
hệ nền
organogel
trắng

2.3.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

2.3.2.1. Khảo sát cơng thức organogel chứa eutecti của progesteron
Thành phần công thức như trong bảng 2.3.
Tiến hành khảo sát khoảng tỉ lệ PGT trong công thức và tỉ lệ pha nước trong
nền organogel. Đánh giá bằng cảm quan, các công thức bào chế đạt thể chất bán rắn sẽ
được chấp nhận.

16


×