Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu bào chế đánh giá sinh khả dụng viên nén rifampycin isoniazid pyrazynamid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.54 MB, 74 trang )

Bộ GIÁO DỤC VA ĐAO TẠO

BỘ Y

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘÍ








-------fyoQa&t-------

VŨ THỊ TH u HÀ

NGHIÊN cứu BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ
DỤNG VIÊN NÉN RIFAMPYCIN - ISONIAZID PYRAZYNAMID
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ Dược PHẨM- BÀO CHẾ
MÁ SỐ: 60.73.01

LUẬN VĂN THẠC s ĩ Dược HỌC




N g ư ờ i U ư á n g (\a v\ kkoa kọc:






PGS. TS PHẠM NGỌC BÙNG
Th.s VÕ QUố C ÁNH

HÀ NỘI - 2007


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS. TS Phạm Ngọc Bùng
Thạc sỹ Võ Quốc Ánh
Những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này. Chính sự quan tâm chỉ bảo của các thầy là nguồn động
viên lớn đối với tôi trong quá trình làm thực nghiệm.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các anh
chị kỹ thuật viên của bộ môn Vật lý- Hoá lý, Bộ môn bào chế, Bộ môn
Dược lý, Bộ môn Dược lâm sàng và Phòng thí nghiệm trung tâm đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo sau đại học, các thầy cô giáo đã dìu dắt tôi trong những năm học
vừa qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và quan tâm để
tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2007

Vũ Thị Thu Hà



M ỤC LỤC
Lời cảm ơn
Chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình trong luận văn
Đặt vấn đ ề.........................................................................................

1

Chương 1. Tổng quan...................................................................
1.1.Tổng quan về rifam picin, isoniazid, pyrazinam id..................
1.1.1.

2
2

R ifam picin............................................................................

2

1.1.2. Isoniazid.....................................................................................

4

1.1.3. Pyrazinam id.................................................................................

5

1.2. Thuốc chống lao phối hợp.........................................................


6

1.2.1. Sự ra đời của thuốc chống lao phối hợp..............................

6

1.2.2.Sự ổn định của RMP trong môi trường hoà tan và hấp thu.

8

1.2.3. Sự tương tác của RM P với các thành phần dược chất

11

khác trong viên chống lao phối hợp...............................
1.2.4. Sinh khả dụng của thuốc lao dạng phối hợp......................

14

1.2.5. Một vài chế phẩm thuốc lao sản xuất trong nước và nước

18

ng o ài............................................................................................
1.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vi vo của th u ố c.......

18

1.3.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu sinh khả dụng invivo của


19

th u ố c.............................................................................................
1.3.2.

Phương pháp đánh giá sinh khả dụng invivo của thuốc.... 20

1.3.3. Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá

23

sinh khả dụng invivo của thuốc.............................................

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..................

26


2.1. Đối tượng nghiên cứ u..................................................................

26

2.2. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu...........................................

26

2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................

27


2.3.1. Phương pháp định lượng RMP, INH, PZA trong viên

27

chống lao 3 thành phần...........................................................
2.3.2. Phương pháp đánh

giá độ hoà tan của hạt IN H ................

29

2.3.3. Phương pháp đánh

giá độ hoà tan của hạt PZA ................

30

2.3.4. Phương pháp đánh

giá độ hoà tan của viên nén R M P.....

30

2.3.5. Phương pháp đánh

giá độ hoà tan của viên nén ba thành

31


p h ần .............................................................................................
2.3.6. Phương pháp bào chế hệ phân tán rắn R M P .......................

31

2.3.7. Phương pháp bào chế hạt INH và hạt PZA .........................

32

2.3.8. Phương pháp bao hạt INH và hạt PZA .................................

32

2.3.9. Phương pháp bao bảo vệ viên...............................................

32

2.3.10. Phương pháp thử độ ổn định của viên.................................

33

2.3.11.Thẩm định phương pháp định lượng RM P trong huyết

33

tương............................................................................................
2.3.12.Phương pháp đánh giá các thông số AUC, Cmax, Tmax

36


hấp thu RM P trên chó thí nghiệm ..................................
2.2.13.Phương pháp xử lý số liệ u ......................................................

37

Chương 3. Kết quả và bàn luận....................................................

38

3.1. Khảo sát độ hoà tan của viên nén RMP 150 mg, INH 75mg

38

PZA 400 m g...................................................................................
3.2. Nghiên cứu kỹ thuật bào chế viên nén RMP 150 mg, INH

42

75 mg, PZA 400 m g ...................................................................
3.2.1.Nghiên cứu lựa chọn tá dược xát hạt ướt trong quá trình
tạo h ạ t............................................................................................

43


3.2.2.Nghiên cứu lựa chọn tá dược bao h ạt....................................

44

3.2.3.Dập


viên và khảo sát tốc độ hoà tan của viên bào chế.

46

Đánh giá độ ổn định của viên nén RMP 150 mg, INH

50

3.2.4.

75 mg, PZA 400 mg bào chế được.........................................
3.3. Đánh giá các thông số AUC, Cmax, Tmax hấp thu RMP từ

51

mẫu viên nghiên cứu trên chó thí nghiệm .......................................
3.3.1.Xây dựng phương pháp định lượng RMP trong huyết

51

tương............................................................................................
3.3.2.

Kết quả đánh giá các thông số AUC, Cmax, Tmax hấp thu

54

trên chó thí nghiệm .................................................................
3.4. Bàn lu ận ..........................................................................................


57

Chương 4. Kết luận và đề xuất....................................................

59

Tài liệu tham khảo


CHỮ VIẾT TẮT

AUC (Area Under the Curve)

Diện tích dưới đường cong

BP (Bristish Pharmacopeia)

Dược điển Anh

c_
^m ax

Nồng độ đỉnh

DĐVN

Dược điển Việt Nam

ETH


Ethambutol

INH

Isoniazid

HPLC

(High

Potency

Liquid Sắc lý lỏng hiệu năng cao

Chromatography)
HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

HPTLC (High Potency Thin Layer Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
Chromatography)
H ệPTR

Hệ phân tán rắn

PEG

Polyethylen glycol


PZA

Pyrazynamid

RMP

Rifampicin

SKD

Sinh khả dụng

TA max

Thời gian đạt nồng độ đỉnh

USP (United State Pharmacopeia)

Dược điển Mỹ

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới


DAN H M ỤC CÁC BẢNG TR O N G LU Ậ N VÃN
STT
Bảng
3.1.1
Bảng

3.1.2
Bảng
3.1.3
Bảng
3.1.4
Bảng
3.1.5

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng công thức một số mẫu viên khảo sát

38

Độ rã và độ bền cơ học của các mẫu viên

39

Độ hoà tan của RMP, INH, PZA từ mẫu viên 1

39

Độ hoà tan của RMP, INH, PZA từ mẫu viên 2

40

Độ hoà tan của RMP từ các mẫu viên 3, 4


41

Bảng

Bảng phân đoạn kích thước hạt và tỷ trọng biểu kiến

3.2.1

của hạt INH bào chế với các công thức khác nhau

Bảng

Bảng phân đoạn kích thước hạt và tỷ trọng biểu kiến

3.2.2

của hạt PZA bào chế với các công thức khác nhau

Bảng

Độ hoà tan của INH từ các hạt bao theo công thức

3.2.3

CT5, CT6, CT7

Bảng

Độ hoà tan của PZA từ các hạt bao theo công thức


3.2.4

CT5, CT6, CT7

Bảng

Độ đồng đều khối lượng và hàm lượng của viên

3.2.5

bào chế

Bảng

Độ hoà tan của RMP, INH, PZA từ

3.2.6

viên nén bào chế

Bảng

Kết quả định lượng các mẫu viên sau khi theo dõi độ

3.2.7

ổn định

43


44

45

46

47

48

50


Bảng

Độ lặp lại của phương pháp trên các mẫu huyết tương

3.3.1

có cùng nồng độ

Bảng

52

Nồng độ RMP tương ứng với các diện tích píc

52

Độ đúng của phương pháp định lượng


53

Hiệu suất chiết RMP từ huyết tương

54

Giá trị Cmax, Tmax, AUC hấp thu RMP từ viên bào chế

55

Bảng

Giá trị Cmax, Tmax, AUC hấp thu RMP khi chó uống

56

3.3.6

đồng thời 3 viên đơn lẻ RMP, INH, PZA

3.3.2
Bảng
3.3.3
Bảng
3.3.4
Bảng
3.3.5



STT

TÊN HÌNH

Hình

Đồ thị biểu diễn tốc độ hoà tan của RMP, INH,

3.1.1

PZA từ mẫu viên 1

Hình

Đổ thị biểu diễn tốc độ hoà tan của RMP, INH,

3.1.2

PZA từ mẫu viên 2

Hình

Đồ thị biểu diễn tốc độ hoà tan của RMP từ các

3.1.3

mẫu viên 3, 4

Hình


Đồ thị biểu diễn tốc độ hoà tan của RMP, INH,

3.2.1

PZA từ viên nén bào chế

Hình

Sắc ký đồ RMP trong huyết tương

TRANG

40

41

42

49

51

3.3.1
Hình

Sắc ký đổ RMP trong huyết tương thêm hỗn hợp

3.3.2

RMP, INH, PZA


Hình

Đồ thị biểu diễn độ tuyến tính giữa nồng độ và

3.3.3

diện tích píc

52

53


ĐẶT VẤN ĐỂ
Bệnh lao là một căn bệnh khá phổ biến ở các nước kém phát triển, đang
phát triển, thậm chí ngay cả nước phát triển. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
thế giới đến năm 2020 sẽ có thêm 200 triệu người mắc lao mới và 70 triệu
người sẽ chết do lao. Số ca nhiễm HIV mới ngày càng nhiều cũng là một
nguyên nhân làm bệnh lao có xu hướng gia tăng.
Sự phối hợp 4 thuốc: RMP, INH, PZA và ethambutol, đủ liều, đủ thời
gian dùng thuốc là những yêu cầu bắt buộc đối với người bệnh nhiễm lao
nhằm đạt được hiệu quả trị bệnh. Viên chống lao phối hợp RMP, INH, PZA
vừa đảm bảo các yêu cầu trên vừa đem lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng
thuốc. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có sự giảm sinh khả
dụng của rifampicin trong thuốc lao phối hợp mà nguyên nhân chính là do sự
tương tác giữa các dược chất trong viên và trong môi trường hấp thu.
Nhằm tìm biện pháp khắc phục tương tác, đảm bảo sinh khả dụng của
dược chất trong viên phối hợp chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu bào


chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén RMP-INH-PZA” với các mục tiêu
sau:
1.

Bào chế được viên nén RMP 150 mg, INH 75 mg, PZA

400 mg áp dụng các biện pháp tăng sinh khả dụng và đảm bảo độ ổn
định của thuốc.
2.

Đánh giá được các thông số: AUC, c max, Tmax hấp thu

RMP từ viên nén bào chế được trên chó thí nghiệm.


C H Ư Ơ N G 1. T Ổ N G Q U A N
1.1.Tổng quan về rifampicin, isoniazid, pyrazynamid:
1.1.1.

R ifam picin:
*

Công thức hoá học:

* Tên khoa học: (12Z, 14E, 24E)-(2S, 16S, 17S, 18R, 19R, 20R, 21S,
22R, 23S)-5, 6, 9, 17, 19- pentahydroxy-23-m ethoxy-2, 4, 12, 16, 18, 20,
22

heptam ethyl-8-[N -(4-m ethyl-1-piperazinyl)


form im idoyl]-1,11 -dioxo-

2,7-[epoxy (1, 11, 13-pentadecatrieno) imino] 1,2- dihydronaphtho [2,1- b]
furan- 21-yl acetat [4].
* Nguồn gốc: Bán tổng hợp từ rifam ycin B. Ryfam ycin được chiết
xuất từ Streptomyces mediteranei.
* Tính chất vật lý:
- Rifam picin có dạng bột tinh thể màu nâu đỏ hoặc đỏ nâu.
- Khó tan trong nước, ở 25°c chỉ có lOg RM P tan trong 100ml nước
tại pH 2.0 có 0.4 g tan trong 100 ml tại pH 5.3, và 0.28 g tan trong 100 ml
nước tại pH 7.5; độ tan trong nước tăng nhẹ nếu có mặt acid ascorbic; ít tan
trong acetone và chloroform. Dễ tan trong ethylacetat, methanol và


tetrahydrofuran. Tan trong cloroform và dim ethyl sulfoxid. Ở dạng vô định
hình RMP có độ tan tốt hơn dạng tinh thể [20].
- N hiệt độ nóng chảy: 183°C-188°C.
* Tính chất hoá học:
- Dung dịch rifam picin trong nước kém bền, bị biến đổi tuỳ thuộc vào
nhiệt độ và pH môi trường. Ở pH base với sự có mặt của oxy hoà tan,
rifampicin bị oxy hoá tạo rifam picin quinon. Ở pH acid, rifam pycin bị thuỷ
phân thành 3-form yl rifam picin và l-am ino-4-m ethyl piperazin. Các chức
este cũng bị thuỷ phân ngay trong môi trường trung tính [20].
- Các chế phẩm rifam picin nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, kín,
tránh ánh sáng.
* Dược động học của rifampicin:
- Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, tmax đạt 2-4 giờ, Cmax đạt được 7-10
|j,g/ml sau khi uống liều 600 mg. Thức ăn làm giảm hấp thu RMP [22].
- Liên kết với protein huyết tương, khoảng 75%-80%.
- Chuyển hoá qua gan nhờ hệ men oxy hoá Cytocrom P450, đồng thời

là một chất gây cảm ứng men gan. Chất chuyển hoá của RMP là 25desacetyl rifam picin. [2]
- Thải trừ chủ yếu qua gan và thận, một phần đuợc thải trừ qua các
dịch sinh học như nước bọt, đờm, nước mắt.
* Tác dụng dược lý :
- Diệt trực khuẩn lao (M ycobacterium tuberculosis) cư trú ở trong và
ngoài tế bào theo cơ chế ức chế enzym polymerase trùng hợp ARN của các
chủng vi khuẩn nhạy cảm nhưng không ảnh hưởng tới enzym này ở động
vật có vú.
- Ngoài ra thuốc còn có tác dụng diệt trực khuẩn phong; vi khuẩn Gr (-).


* C h ỉ định:
- Bệnh lao (dùng phối hợp với các thuốc điều trị lao khác).
- Bệnh phong (dùng phối hợp với các thuốc điều trị phong khác).
- Phòng viêm màng não do màng não cầu, các nhiễm khuẩn do tụ cầu,
trực khuẩn mủ xanh.
* Tác dụng không mong muốn:
- ít gặp như: phát ban, rối loạn tiêu hoá, sốt, rối loạn tạo máu.
- Hay gặp như: vàng da, viêm gan do thuốc (đặc biệt khi dùng phối
hợp với các thuốc chữa lao khác).
* Liều lượng và cách dùng:
- Không dùng rifam pycin đơn độc trong điều trị lao, phải phối hợp
với các thuốc điều trị lao khác như: streptomycin, isoniazid, pyrazinamid,
etham butol và tuân theo đúng phác đồ điều trị lao.
- Liều dùng cho người lớn: 1 lần trong ngày 10-20 mg/kg thể trọng.
Tối đa 600 m g/24h [2].
1.1.2. Isoniazid:
*Công thức hoá h ọc:

o


* Tên khoa h ọc: 4-pyridine carboxylic acid hydrazid [4].
* Nguồn g ố c: là dẫn xuất của acid isonicotinic, được tổng hợp hoá
học.


* Tính chất vật lý: bột kết tinh trắng, hoặc dạng kết tinh không màu.
Dễ tan trong nước, khó tan trong chloroform, rất khó tan trong ether.
* Dược động h ọc:
- Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, tmax đạt 1-2 giờ sau khi uống liều
300 mg và Cmax đạt được là 3-8 |xg/ml. Thức ăn làm giảm hấp thu INH [22].
- Khuyếch tán nhanh vào các tế bào và các dịch màng phổi, dịch cổ
trướng và nước não tuỷ, chất bã đậu...
- Thuốc được chuyển hoá qua gan nhờ phản ứng acetyl hoá.
- Thuốc được thải trừ qua thận. Sau khi uống thuốc 24 giờ thuốc
được thải trừ 75%-95% dưới dạng đã chuyển hoá.
* Tác dụng dược lý: đến nay cơ chế tác dụng của INH vẫn chưa được
giải thích rõ ràng.
* C hỉ địn h : dự phòng và phối hợp với các thuốc chống lao khác để
điều trị mọi thể lao.
* Tác dụng không mong m uốn: dị ứng thuốc, viêm dây thần kinh
ngoại biên (thường dùng kèm vitamin B6 để hạn chế tác dụng này), viêm
dây thần kinh thị giác, viêm gan (đặc biệt khi dùng cùng với RM P)...
* Liều dù ng: người lớn dùng 5 mg/kg thể trọng, trẻ em dùng 10-20
mg/kg thể trọng [2].
1.1.3. P yrazinam id:
*Công thức hoá học:
.C O N H o

* Tên khoa h ọc: pyrazin - 2- carboxamid [4].



* Nguồn g ố c : tổng hợp hoá học
* Tính chất vật lý: dạng bột kết tinh trắng, không mùi. Tan nhẹ trong
nước và chloroform , khó tan trong cồn 96°c, rất khó tan trong ether.
* Dược động h ọc: PZA được hấp thu qua đường uống, Cmax đạt 35
|ig/ml sau khi uống liều 1.5 g và tmax là 2 giờ [22].
Thời gian bán thải của thuốc khoảng 10 giờ đến 16 giờ.
* Tác dụng dược lý: là thuốc kìm khuẩn lao có cấu trúc tương tự như
nicotinamid. Thuốc diệt trực khuẩn lao trong đại thực bào ưa acid và tế bào
đơn nhân với nồng độ 12.5 |ig/ml.
* C hỉ định: dự phòng và phối hợp với các thuốc chống lao khác để
điều trị các thể lao. Thường dùng để điều trị lao trong 6 tháng đầu.
* Tác dụng không mong m uốn: đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Thuốc
có thể gây tổn thương tế bào gan.
Thuốc làm giảm tác dụng hạ acid uric máu của các thuốc điều trị
gút và làm tăng tác dụng hạ glucose máu của các sulfonam id chống đái
tháo đường.
* Liều dùng', trung bình 20-30 mg/kg thể trọng.

1.2. Thuốc chống lao phối hợp:
1.2.1. Sự ra đời của thuốc chống lao ph ối hợp'.
Trong liệu pháp điều trị lao sự phối hợp của các loại thuốc chống lao
là cần thiết để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn lao. Tuỳ từng giai
đoạn của bệnh và mục tiêu điều trị mà bác sĩ lựa chọn và sử dụng phối hợp
các loại thuốc sau: rifam picin, isoniazid, pyrazynamid, ethambutol và
streptomycin.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị người bệnh gặp một số bất tiện như
sau: phải uống thuốc nhiều lần trong ngày, bỏ sót thuốc hoặc bỏ thuốc...



gây nên sự kháng thuốc và hiệu quả điều trị giảm. Năm 1972, Hội đồng
nghiên cứu dược phẩm của Anh đưa ra phác đồ cho bệnh lao chỉ gồm RMP
và INH với tỷ lệ thành công trên 95%, và hiện nay với phác đồ điều trị lao
trong 6 tháng với RMP, INH, PZA và etham butol thì tỷ lệ thành công 100%
[44]. Tuy nhiên xuất hiện ngày càng nhiều các chủng vi khuẩn lao kháng
thuốc và đây là hiện tượng đáng báo động đối với ngành y tế. Nguyên nhân
chủ yếu là kê đơn không đúng, dùng thuốc không đúng theo phác đồ và đơn
trị liệu trong điều trị bệnh lao. WHO và Hiệp hội chống lao và bệnh phổi
quốc tế đã khuyến cáo phải phối hợp thuốc trong điều trị lao. Để khắc phục
những bất tiện cho người bệnh, giảm thiểu sai sót trong kê đơn và nâng cao
hiệu quả điều trị, thuốc lao phối hợp 2 thành phần (RMP + INH), 3 thành
phần (INH + RM P +PZA) ra đời với những ưu điểm sau:
+ An toàn, hiệu quả.
+ Điều trị đơn giản.
+ Liều lượng được đảm bảo.
+ Dễ quản lý theo chương trình chống lao.
+ Giảm nguy cơ kháng thuốc.
Trong phối hợp thuốc để điều trị lao, RMP đóng vai trò chủ đạo, quyết
định hiệu quả điều trị [21],[44]. Nhiều công trình nghiên cứu về sinh khả
dụng của RMP cho thấy sinh khả dụng của RMP rất không ổn định, nồng độ
đỉnh của RMP trong huyết tương khi uống viên phối hợp rất khác nhau và
thường thấp hơn nồng độ RMP trong huyết tương khi uống viên đơn thành
phần [35],[38]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều chế phẩm có nồng độ
đỉnh của RM P thấp hơn so với nồng độ điều trị và sinh khả dụng kém.
Những nghiên cứu lâm sàng và vi sinh học cho thấy tác dụng diệt vi khuẩn
lao của RMP phụ thuộc vào nồng độ đạt được trong máu, nồng độ ức chế tối
thiểu của RMP phải đạt 0.1-2 |!g/ml đối với chủng Mycobacterium
tuberculosis [22]; do đó nếu nồng độ đỉnh của RMP trong chế phẩm nhỏ hơn



nồng độ điều trị thì sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị và tạo điều kiện cho sự
xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc [44].
Với đặc tính dễ hấp thu qua đường tiêu hoá song lại khó tan của RMP,
việc áp dụng kỹ thuật bào chế làm tăng sinh khả dụng in vitro của thuốc rất
có ý nghĩa. Trong các chế phẩm phối hợp chỉ có RMP khó tan, ít bền vững
và sinh khả dụng thất thường, các thành phần khác như INH, PZA,
ethambutol thường có sinh khả dụng ổn định và những thuốc này được xếp
vào nhóm I trong hệ thống phân loại sinh khả dụng. RMP được xếp vào
nhóm II, là nhóm có độ hoà tan thấp [15]. Tốc độ hoà tan của RMP có đặc
điểm thay đổi theo pH môi trường, RMP hoà tan tương đối tốt trong môi
trường acid nhưng lại hoà tan chậm hơn trong môi trường base [9].
Do không ổn định về sinh khả dụng của RM P trong viên phối hợp,
Hiệp hội chống lao và WHO đã khuyến cáo “chỉ sử dụng những chế phẩm
thuốc lao phối hợp trong điều trị lao khi đã chứng minh được sự đảm bảo về
sinh khả dụng và tương đương sinh học của RMP trong các chế phẩm
này” [28].
1.2.2. Sự ổn định của RM P trong môi trường hoà tan và hấp thu:
RMP là một dược chất kém ổn định. Trong đường tiêu hoá RMP tiếp
xúc với môi trường acid (trong dạ dày) và môi trường kiềm (trong ruột non)
là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của RMP. Các nhà
nghiên cứu rất quan tâm đến độ ổn định của RM P trong môi trường hoà tan,
đặc biệt là trong môi trường pH 1 (môi trường pH dạ dày), sở dĩ như vậy là
do trong môi trường này RMP hoà tan tốt nhưng lại bị phân huỷ khá nhanh,
đặc biệt là khi có mặt INH [9],[10].
Trong một nghiên cứu của S.Singh và cộng sự về độ ổn định của RMP
cho thấy RMP rất dễ bị phân huỷ trong môi trường acid. Khi chỉ có đơn
thành phần RMP trong môi trường HCL 0.1N, 37°c sau 50 phút RMP bị
phân huỷ khoảng 17.8%-24.4%. Khi có mặt đồng thời INH, PZA thì sau 15



phút RMP bị phân huỷ 8.5% và tăng lên 50% sau 3 giờ. INH bị phân huỷ
1.8% sau 15 phút và 10.3% sau 3 giờ. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận
PZA không ảnh hưởng đến sự phân huỷ RMP trong môi trường acid, chỉ có
INH ảnh hưởng đến sự phân huỷ RMP [36].
Kết quả nghiên cứu của Shisoo và cộng sự [36] đã xác định trong môi
trường acid, RMP bị phân huỷ thành 3-formyl rifam picin và l-am ino-4methyl piperazine. Bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, Shishoo
và cộng sự đã chứng minh ở 37°c và trong môi trường HCL 0.1N sự phân
huỷ RMP khi có mặt INH cao gấp 2 lần RMP đơn thành phần. Sau 45 phút,
RMP đơn thành phần bị phân huỷ 12,4%, khi có mặt INH thì RMP bị phân
hủy 21,5%. Hằng số tỷ lệ phân huỷ K của sự phân huỷ RMP đơn thành
phần là 2.1x10 3 và của RMP trong hỗn hợp với INH là 4.6 X 10'3. T 1/2 của
quá trình phân huỷ RMP đơn lẻ là 330 phút, t 1/2 của quá trình phân huỷ
RMP có mặt INH là 150 phút. Điều này chứng tỏ INH có ảnh hưởng tới sự
phân huỷ của RM P trong môi trường acid và sản phẩm phân huỷ là 3formyl rifam picin. Kết quả tất yếu là sinh khả dụng của RMP khi dùng
dưới dạng viên phối hợp thường thấp hơn sinh khả dụng của RMP khi dùng
dưới dạng viên đơn lẻ. Cũng từ kết quả này tác giả cho rằng nên uống RMP
vào lúc đói để RMP không bị lưu lại lâu trong dạ dày hoặc uống sau bữa ăn
ít nhất từ 1-2 giờ vì khi đó pH dạ dày vào khoảng 4.3-5.4, độ acid giảm sẽ
ít ảnh hưởng tới dược chất.
Theo W alterr Lund [43], trong môi trường base (pH 8.0) và sự có mặt
oxy hoà tan, RMP bị oxy hoá thành rifam picin quinon ở nhiệt độ 20°-22°. Ở
nhiệt độ cao (90°C-95°C) và pH 8.2, RMP chuyển hoá thành dạng 25desacetyl. Nhằm ổn định dược chất RMP các nhà bào chế thường thêm vào
trong công thức các chất chống oxy hoá như vitamin c ...
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến [9] cho thấy trong môi
trường đệm phosphat pH 6.8 tốc độ hoà tan của RMP rất thấp, sau 60 phút


chỉ có khoảng 53.6% RMP được hoà tan, tuy nhiên chưa có dấu hiệu của sự
phân huỷ RM P như trong môi trường pH 1.0 sau 60 phút.

Năm 2001, Saranjit Singh và cộng sự [38] đã nghiên cứu độ ổn định
của RMP trong hỗn dịch chứa RMP, INH, PZA trong 28 ngày ở nhiệt độ

4°c, 24°c và 40°C; các hỗn dịch có pH từ 4.05-6.1. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ở 40°c RMP trong hỗn dịch đơn lẻ bị phân huỷ 9%, trong hỗn dịch ba
thành phần RM P bị phân huỷ đến 98%, INH bị phân huỷ 71%, trong đó
PZA chỉ bị phân huỷ 5%.
Năm 2004, Agrawal s. và cộng sự [15] đã nghiên cứu đặc tính của
RMP ở trạng thái rắn và sự ảnh hưởng của chúng tới sinh khả dụng của
thuốc. Các nhà khoa học đã nhận thấy môi trường pH có ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ tan của RMP bởi vì độ tan và tốc độ hoà tan của các dạng thù
hình của RM P trong các môi trường pH khác nhau rất khác nhau. Với 11
mẫu RMP nguyên liệu được hoà tan trong môi trường pH 3.0 thì phần trăm
hoà tan của các mẫu tại mỗi thời điểm đều khác nhau. Điều này có thể giải
thích là do kích thước tiểu phân của các mẫu thử khác nhau dẫn đến tốc độ
hoà tan và độ tan của chúng cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nếu kích thước tiểu phân < 1 0 0 Ịim tốc độ hoà tan của RMP tương đối tốt
dù ở dạng thù hình nào, còn với kích thước tiểu phân > 1 0 0 |xm tốc độ hoà
tan của RMP sẽ giảm đi nhiều trong môi trường hoà tan.
S.Q. Henwood và cộng sự [23] đã nghiên cứu về độ tan và tốc độ tan
của nguyên liệu RM P trong môi trường nước. Kết quả cho thấy RMP là
chất khó tan trong nước, khi hoà tan trong môi trường acid hydrochloric
0.1M gần như không có sự khác biệt gì về độ tan và tốc độ tan của dạng
tinh thể và dạng vô định hình của RMP. Trong môi trường nước và môi
trường pH 7.4, mẫu hỗn hợp bao gồm dạng vô định hình và dạng tinh thể
của RMP có tốc độ hoà tan nhanh hơn so với mẫu chỉ có dạng tinh thể.


Đồng thời tác giả cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về sự phân huỷ của
RMP trong dạ dày. Nếu như sự phân huỷ của RMP trong chế phẩm đơn lẻ ở

môi trường dạ dày bị phân huỷ 6.33% thì khi có mặt INH sự phân huỷ là
16.32%. Kết quả này cũng tương đồng với các tác giả đã nghiên cứu trước
đây.
Năm 2005, nhóm nghiên cứu Phạm Ngọc Bùng, Võ Quốc Ánh và Lê
Thị Hải Yến [9] đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà tan của
RMP trong môi trường pH 1.0 và pH 6.8. Kết quả cho thấy tốc độ hoà tan
của RMP trong môi trường pH 1.0 tương đối tốt (80.8% trong 15 phút),
trong môi trường pH 6.8 lại thấp (53.6% trong 60 phút). Đồng thời nghiên
cứu cũng đưa ra kết luận: INH làm giảm đáng kể tốc độ hoà tan của RMP
trong môi trường pH 1.0; PZA ít ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan của RMP
trong môi trường pH 1.0 nhưng làm giảm đáng kể tốc độ hoà tan của RMP
trong môi trường pH 6.8 (43.7% sau 60 phút).
Năm 2006, nhóm nghiên cứu Phạm Ngọc Bùng, Võ Quốc Ánh và
Nguyễn Tứ Sơn [10] đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định
của RMP trong viên nén phối hợp 3 thành phần ở hai môi trường pH 1.0 và
pH 6.8. Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước
đây, INH làm tăng sự phân huỷ của RMP ở pH 1.0 nhưng ít ảnh hưởng ở
pH 6.8. PZA ít ảnh hưởng tới sự phân huỷ của RM P trong cả hai môi
trường. Trong môi trường pH 1.0 RMP có tốc độ phân huỷ nhanh hơn so
với trong môi trường pH 6.8. Nghiên cứu đã xác định được động học phân
huỷ của RMP ở trạng thái rắn tuân theo quy luật động học bậc 1.
1.2.3. Sự tương tác của RM P với các thành phần dược chất khác trong
viên chống lao ph ối hợp:
RMP ở dạng nguyên liệu tương đối bền vững nếu bảo quản tránh ẩm và
tránh ánh sáng, tối thiểu là 5 năm nếu bảo quản ở nhiệt độ 25°c [20].


Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây về độ ổn định của
RMP trong viên đơn thành phần và trong viên phối


hợp đã phát hiện sự

giảm hàm lượng RM P trong chế phẩm phối hợp.
Khi nghiên cứu các mẫu viên thuốc INH, RM P ở dạng đơn thành phần
và dạng kết hợp ở các chương trình chống lao và trên thị trường,
K.L.Laserson và cộng sự [24] đã thấy rằng các thuốc đa thành phần có tỷ lệ
hàm lượng dược chất không đạt yêu cầu cao hơn các mẫu thuốc đơn thành
phần. T.A. Kenyon và các cộng sự bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng đã
phát hiện 31% các chế phẩm phối hợp không đạt tiêu chuẩn, trong đó 15%
mẫu có hàm lượng RM P thấp.
S.Shingh cùng cộng sự [37] đã nghiên cứu về sản phẩm phân huỷ của
RMP trong viên phối hợp 4 thành phần (RMP 225 mg, INH 150 mg, PZA
750 mg, ETH 400mg) ở điều kiện 40°c, độ ẩm 75%. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cùng với sự giảm hàm lượng RMP (từ 60% -90% ) thì hàm lượng
isonicotyl hydrazone (sản phẩm của sự kết hợp giữa 3-formyl rifamycin và
INH) cũng tăng lên tương ứng.
Blomberg năm 2002 [18] đã dự đoán một số nguyên nhân dẫn đến
kết quả nghiên cứu trên, đó là đặc tính của nguyên liệu, sự khác nhau vê
dạng thù hình của RMP, ảnh hưởng của tá dược, sự tác động trong quá trình
sản xuất, sự phân huỷ trong đường tiêu hoá, sự kém ổn định trong hấp thu
và chuyển hoá của RMP. Yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất
đó là sự tương tác giữa các dược chất làm giảm khả năng hấp thu hoặc dẫn
đến sự kém ổn định của RMP trong viên chống lao phối hợp.
Như vậy khi điều trị bệnh lao bằng phác đồ phối hợp nhiều loại
thuốc, cho dù dùng RM P dưới dạng viên phối hợp hay dùng nhiều loại
thuốc đơn hoạt chất, được bào chế bằng phương pháp thông thường mà
không hạn chế được ảnh hưởng của dịch vị và tương tác giữa các dược chất
trong môi trường hoà tan và hấp thu dược chất đều có nguy cơ không đảm



bảo về sinh khả dụng của RMP. Kết quả này cũng đã thu được từ nghiên
cứu về thuốc lao 3 thành phần RM P-INH-PZA của hãng Roussel Việt Nam
(viên Rifater): tỷ lệ hấp thu và Cmax của RMP trong huyết tương sau khi
uống viên 3 thành phần thấp hơn so với uống viên đơn lẻ RMP ở cùng một
liều lượng [39].
Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây mới chỉ quan tâm đến độ ổn định
của RMP trong viên phối hợp khi có tá dược. Năm 2006, nhóm nghiên cứu
Phạm Ngọc Bùng, Võ Quốc Ánh, N guyễn Tứ Sơn đi sâu nghiên cứu sự
tương tác giữa RMP với INH và PZA ở trạng thái rắn không có tá dược
(viên nén dập thẳng không có tá dược) và đã xác định được động học phân
huỷ của RMP từ viên phối hợp trong dung dịch nước ở pH 1.0 và pH 6.8 là
phản ứng bậc 1. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định INH và PZA
có ảnh hưởng đến sự phân huỷ của RMP trong viên nén [10].
Ngoài ra các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến độ
ổn định trong viên phối hợp. Panchagnula đã nghiên cứu các sản phẩm phối
hợp trong nhiệt độ phòng (20-35°C), không khống chế độ ẩm trong thời
gian 16-38 tháng, kết quả cho thấy hàm lượng RM P trong thuốc vẫn nằm
trong giới hạn quy định của dược điển và không thấy những biến đổi vật lý
của thuốc. Tác giả cho rằng sự kém ổn định của thuốc không phải là
nguyên nhân gây ra thay đổi sinh khả dụng của các chế phẩm phối hợp
[27].
Khi bảo quản viên nén 4 thành phần trong điều kiện tiếp xúc với nhiệt
và ẩm trong điều kiện 40°c, độ ẩm 45% thì RMP bị phân huỷ rõ rệt. Nếu
bảo quản các mẫu viên 4 thành phần trong các đồ bao gói khác nhau thì
Singh và cộng sự [37]thấy rằng ở điều kiện thường không quan sát thấy sự
thay đổi vật lý hay hoá học nào. Nhưng ở điều kiện 40°c, độ ẩm 75% thì
các viên tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm cho thấy biến đổi rõ về vật lý. Biểu


hiện là viên bị chảy nước hay nứt viên đồng thời hàm lượng dược chất

giảm. Các mẫu viên được bao gói bằng vỉ nhôm kín ít bị ảnh hưởng.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy RMP hoà tan khá tốt trong môi
trường pH 1.0 nhưng lại kém ổn định, nếu có mặt của INH thì sự phân huỷ
của RMP càng tăng lên. Trong môi trường kiềm RM P khó tan nhưng lại
bền hơn so với trong môi trường acid.
1.2.4. Sinh khả dụng của thuốc lao dạng ph ối hợp:
Sự ra đời của thuốc lao phối hợp đã đem lại nhiều thuận tiện cho người sử
dụng thuốc. Tuy nhiên để sản xuất ra một chế phảm thuốc lao phối hợp có
sinh khả dụng cao và đảm bảo được độ ổn định là một mục tiêu khó với các
nhà bào chế vì những đặc tính hoà tan cũng như sự tương tác giữa các dược
chất đã được trình bày ở mục 1.2.2 và 1.2.3.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sự giảm sinh khả
dụng của RMP trong viên phối hợp so với sinh khả dụng của RMP trong
viên đơn lẻ. Phương pháp đánh giá các thông số sinh khả dụng như Cmax,
tmax, AUC của RM P trong viên phối hợp hoặc thử tương đương sinh học của
RMP trong viên phối hợp và RMP trong viên đơn lẻ thường hay được sử
dụng trong các nghiên cứu này.
Năm 1996 Agrawal s và cộng sự [13] đã tiến hành thử tương đương
sinh học của RMP trong viên phối hợp và RMP trong viên đơn lẻ tại trung
tâm nghiên cứu sinh khả dụng Niper-Ấn Độ. Thử nghiệm với 8 chế phẩm
lưu hành trên thị trường, kết quả có 6 chế phẩm được xác định là có sự
tương đương sinh học của RMP, 1 chế phẩm có mức cao hơn và 1 chế phẩm
có mức thấp hơn so với mức độ tương đương. Bước đầu nghiên cứu đã
khẳng định sinh khả dụng của RMP nói chung kém ổn định.
Năm 1999 tại Nam Phi, Pillai G và cộng sự [31] đã nghiên cứu đánh
giá các thông số sinh khả dụng của RMP trong viên phối hợp và RMP trong
viên đơn lẻ. Mẫu thí nghiệm là một số chế phẩm trên thị trường. Thử


nghiệm được thiết kế chéo đôi, mở và ngẫu nhiên trên người tình nguyện là

nam giới khoẻ mạnh. Khoảng thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 1 tuần để
đảm bảo thuốc được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Lấy máu định lượng
tại các thời điểm 0, 1, 2, 4, 6, 8 và 12 giờ sau khi uống thuốc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy AUC0.8, AUC0_12 và Cmax của RM P trong 7 trên 10 chế
phẩm phối hợp không có sự tương đương với AUC và Cmax của RMP trong
viên đơn thành phần.
Năm 1999, Padgaonkar KA và cộng sự [26] đã nghiên cứu so sánh
tương đương sinh học của RMP trong các chế phẩm: Nhóm N (viên nén
chứa RMP và INH), nhóm L (viên nang chứa RMP và INH), nhóm R (viên
đơn lẻ chứa RM P và viên đơn lẻ chứa INH). Thiết kế thí nghiệm theo kiểu
chéo 3, mù kép trên 12 người tình nguyện. Nồng độ của RMP, INH và
acetylisoniazid (chất chuyển hoá của INH) được định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các giá trị Cmax, tmax, AUC 0_24 chênh lệch
rõ rệt giữa nhóm L và nhóm R, nhưng giữa nhóm N và nhóm R lại ít có sự
khác biệt.
Năm 2001, C.J.Shishoo và cộng sự [35] đã thử tương đương sinh học
của RMP trong viên nang đơn lẻ và RMP trong viên phối hợp RMP, INH.
Phương pháp HPTLC được áp dụng để định lượng RMP và chất chuyển hoá
25-desacetyl rifam picin trong nước tiểu. Dựa trên lượng RMP và 25desacatyl rifam picin bài tiết ra nước tiểu đánh giá lượng RMP được hấp thu
và chuyển hoá. Kết quả cho thấy lượng RMP và 25-desacetyl rifampicin
được bài tiết từ viên phối hợp giảm 21.18% và 24.02% so với từ viên đơn
lẻ. Điều này chứng tỏ lượng RMP được hấp thu và ở trạng thái chưa bị
chuyển hoá từ viên phối hợp thấp hơn so với viên đơn lẻ.
Năm 2002, Zhao w . và cộng sự tại Trung Quốc [46] đã nghiên cứu
dược lực học và dược động học của thuốc chống lao phối hợp dựa trên nồng
độ ức chế tối thiểu định lượng được bằng phương pháp HPLC, có so sánh
với nồng độ ức chế tối thiểu của các viên đơn lẻ. Kết quả cho thấy nồng độ


ức chế tối thiểu của các chất trong viên phối hợp thấp hơn so với nồng độ

ức chế tối thiểu của các thành phần trong viên đơn lẻ.
Năm 2005, Lê Thị Luyến và cộng sự [6] đã nghiên cứu thử tương
đương sinh học của RMP trong thuốc lao phối hợp 2 và 3 thành phần đang
sử dụng tại V iệt Nam có so sánh với viên đối chiếu đơn lẻ. Nghiên cứu
được thực hiện trên 12 người tình nguyện và kết quả cho thấy:
Cmax rifam picin huyết tương trung bình khi uống viên 2 thành phần
(RMP, INH) và viên ba thành phần (RMP, INH, PZA) chỉ đạt trung bình
62.07% và 53.43% so với viên đối chiếu đơn lẻ.
AUC0.oo của rifam picin khi uống viên 2 thành phần và viên 3 thành
phần thấp hơn so với viên đối chiếu đơn lẻ, chỉ đạt tỷ lệ 76.70% và 63.3%
so với viên đối chiếu đơn lẻ.
Tmax khi uống viên 3 thành phần là 3 giờ, khi uống viên 2 thành phần
là 2,5 giờ trong khi đó tmax của viên đối chiếu đơn lẻ khoảng 1 giờ. Qua các
thông số Cmax, AUC q.oo và tmax cho thấy tốc độ hấp thu RMP khi uống viên
phối hợp thấp hơn so với tốc độ hấp thu RM P khi uống viên đơn lẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tương đương sinh học giữa
viên phối hợp và viên đơn lẻ xét về mặt hấp thu RMP.
Năm 1998 một nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học của RMP,
INH, PZA trong viên phối hợp (Trifazid) so với viên RMP, viên INH, viêíi
PZA đơn lẻ của nhóm nghiên cứu Zwolska z và cộng sự tại Ba Lan [47].
Thí nghiệm tiến hành với 16 người tình nguyện, thiết kế mở, ngẫu nhiên và
chéo đôi. Kết quả cho thấy nồng độ của 3 thuốc trong huyết tương và các
đặc tính dược động học không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa viên phối
hợp và viên đơn lẻ.


×