Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIẢI PHÁP rèn kỹ NĂNG NGHE nói CHO HS lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.8 KB, 5 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CỘI
TỔ NGỮ VĂN - NGOẠI NGỮ

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE NĨI
CHO HỌC SINH LỚP 6, 7 MƠN TIẾNG ANH
HỌ VÀ TÊN: .........................

NĂM HỌC 2019-2020


HỘI ĐỒNG CHẤM GIẢI PHÁP
Trường: THCS .........................
PHIẾU CHẤM
GIẢI PHÁP
Tác giả: .........................
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị:
Tên đề tài: Rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 6, 7 mơn Tiếng
Anh
Người chấm:

Mục

Nhận xét

Điểm

Điểm đạt

quy định


I. Nội dung

90 điểm

Tính mới
Tính khoa học
Tính thực tiễn
Tính hiệu quả
II. Hình thức
Tổng cộng
Nhận xét chung:
Xếp loại:
Ký tên


RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6, 7
MÔN TIẾNG ANH
I. Đặt vấn đề:
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách giáo khoa giáo dục
phổ thơng đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực
hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng
dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp
phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin, niềm vui trong học tập. Nhờ đó mà người học thành thạo và lưu lốt ở các
kỹ năng ngơn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân
và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài nhỏ này nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học.
Trên thực tế học sinh có thể nắm vững các quy tắc ngữ pháp nhưng việc sử
dụng tiếng Anh thành thạo để giao tiếp thì cịn rất khiêm tốn; các em học sinh còn rất
e ngại sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp, đặc biệt là học sinh THCS. Tất nhiên vì

nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nhưng đây là vấn đề trăn trở của rất
nhiều thầy cô giáo dạy tiếng Anh ở bậc học này . Đặc biệt học sinh lớp 6,7 giao tiếp
bằng Tiếng Anh tốt là tiền đề quan trọng cho hoạt động giao lưu, trao đổi và tiếp cận
các cơ hội thành công trong giai đoạn phát triển tiếp theo, gần nhất là lớp 8,9 và 3
năm THPT.
II. Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy năm học 2019-2020, tiếng Anh thực tế ở trường
THCS ........................., tôi được phân công dạy hai lớp 6 và hai lớp 7, tổng cộng 160
học sinh. Tôi nhận thấy cịn có rất nhiều khó khăn trở ngại đã cản trở học sinh trong
giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhận thức được vấn đề trên, bản thân tôi đưa ra các giải
pháp tích cực giúp các em học sinh học tập môn Tiếng Anh tốt hơn, đặc biệt là nâng
cao khả năng nghe nói tiếng Anh theo phương châm:
+ Nghe  Quên
+ Thấy  Nhớ
+ Làm  Hiểu
III. Các phương pháp:
Thứ nhất: Luyện nghe-nói thơng qua classroom language. Theo phương
pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến
khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng.Trong
lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class,


T- S, S – S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những
tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề.
Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng tồn bộ Tiếng
Anh (mainly English), đơi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi
sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages).
GV thường xuyên hướng dẫn và động viên khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh theo
phương pháp giao tiếp hàng ngày thật sinh động, tự nhiên, thoải mái.
Thứ hai: Luyện nói qua tiết thực hành cấu trúc ngữ pháp. Hiện nay nhiều

học sinh lớp 8, 9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói Tiếng Anh
trong giờ học, khơng có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao tiếp từ những
câu chào hỏi, giới thiệu bản thân…Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn
luyện kỹ năng nghe nói từ lớp 6, 7.
Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tơi đã thực hiện vai trị là người
hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều
hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sơi nổi. Từ đó
các em tự tin giao tiếp, say mê phấn đấu học bộ mơn.
Thứ ba: Luyện nói trong tiết ôn tập. Sử dụng tiết ôn tập để rèn luyện các kỹ
năng ngôn ngữ và ôn tập kiến thức ngôn ngữ cho học sinh. Ở khối 7 tôi thực hiện ơn
từ vựng, ngữ pháp trong ½ tiết đầu giờ, sau đó luyện nói cho học sinh theo chủ đề bài
đang học (có gợi ý và hướng dẫn), và luyện viết ở cuối giờ.
Thứ tư: Giáo viên khi soạn giảng bài cần kết hợp các phương pháp đặc thù
môn học để vừa giới thiệu, vừa gợi mở từ học sinh hoặc cho học sinh làm việc theo
cặp, nhóm tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy, hoàn thiện phiếu bài tập được thiết
kế khoa học và có tính sáng tạo để lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn.
Thứ năm: Định hướng, hướng dẫn, giao các nhiệm vụ để học sinh phát huy
tính sáng tạo nghiên cứu tìm tịi theo một chủ đề, 1 dự án rồi thuyết trình trước lớp
(nhiệm vụ này thường mang lại hiệu quả rất tốt đối với đối tượng học sinh khá và
giỏi.).
Thứ sáu: Với xu thế hội nhập như hiện nay, nhiều trường đã đưa chương trình
học Tiếng Anh liên kết với người nước ngoài vào giảng dạy để học sinh được trực tiếp
nắm bắt kỹ năng nghe nói của người bản ngữ. Tuy nhiên khi đưa vào áp dụng cần cân
nhắc tới đối tượng học sinh. Chúng ta chỉ nên áp dụng với các lớp hoặc các đối tượng
có đầu vào Tiếng Anh tương đối tốt như các lớp mũi nhọn theo Tốn, Văn, Tiếng Anh
thì hiệu quả sẽ tốt hơn vì đối với học sinh các lớp đại trà, phần lớn học sinh học trung


bình, yếu và sợ học Tiếng Anh do những nguyên nhân như tơi trình bày ở trên thì với
thời lượng 1 tiết 1 tuần và lại học thêm 1 giáo trình mới thì sẽ khơng thu được kết quả

như mong muốn.
IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm:
Là một giáo viên đứng trên bục giảng chúng tôi luôn mong muốn mang đến
cho học sinh của mình những giờ học thực sự hấp dẫn và lôi cuốn. Tôi sẽ cố gắng,
nổ lực hơn, vận dụng tốt hơn các đổi mới trong phương pháp dạy học, trao đổi, học
tập ở đồng nghiệp để tạo mọi điều kiện giúp các em học tốt hơn, để chất lượng của
bộ môn được nâng cao hơn trong năm học tới. Với kinh nghiệm và khả năng cịn
chế, mong các thầy cơ đồng nghiệp sẽ đóng góp thêm và cùng nhau thực hiện mục
đích đẩy lùi việc đánh giá học sinh khơng chính xác dẫn đến học sinh ngồi nhầm
chỗ, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình thực hiện tốt cuộc vận động “Hai
khơng” của Bộ Giáo dục và Đào tạo để
“ Ngôi nhà giáo dục mãi mãi vươn cao”.
Người viết

.........................



×