VỢ NHẶT – KIM LÂN
I – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Kim Lân
- Miền Bắc, nỗi khổ cảnh vợ lẽ con côi, nhiều tài lẻ
- Học hết tiểu học, trường học lớn nhất của ông là cuộc sống
- Chuyên viết truyện ngắn
- Các tác phẩm của ông xoay quanh hầu hết về nội dung nông thôn, làng
quê, nông dân Bắc Bộ.
So sánh: khác với người nông dân trong truyện ngắn của Ngô Tất Tố,
Nam Cao. nông dân và nông thôn hiện ra trong tác phẩm của ông tươi
sáng hơn, lạc quan hơn. Chí Phèo, chị Dậu, anh Pha… đều là những
người nông dân bất hạnh, bi thảm. làng (Làng) vui mừng, khoe khắp nơi
là làng chợ Dầu bị đốt, đốt nhẵn vì điều đó chứng minh làng khơng theo
giặc.
** Điểm đặc biệt trong sáng tác của ông là tinh thần lạc quan, hướng tới
tương lai dù trong những cảnh ngộ khốn cùng nhất.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: từ hồn cảnh và thực tế nạn đói 1945. (có thực
mới vực được đạo)
b. Xuất xứ: trích “Con chó xấu xí” (1962) (tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ
cư)
c. Ý nghĩa nhan đề: vợ nhặt
+ Vợ: quan trọng trong cuộc đời của người đàn ơng, cùng xây dựng tổ
ấm, có về mặt pháp lý là giấy đăng kí kết hơn. (++++)
+ Nhặt: động từ thể hiện hành động lấy, bắt được một cái gì đó mà
khơng phải lao động, làm việc cực nhọc, VƠ TÌNH – TÌNH CỜ. (-) Vợ
nhặt: ngữ danh từ thể hiện một người vợ không phải do mai mối, khơng
phải vì tình u thương, tìm hiểu lẫn nhau mà do tình cờ (hên xui) mà có
được.
Tậu trâu – lấy vợ - làm nhà. Cả ba việc ấy thật là khó thay.
*** Tình huống truyện: Tràng gặp thị trong lần đẩy xe thóc lên tỉnh,
đùa chơi mấy câu, cuối cùng Tràng có vợ.
d. Tóm tắt: đơn giản, giới thiệu khái quát về các nhân vật.
Bối cảnh câu chuyện - Tràng – thị - bà cụ Tứ
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
-
-
-
-
-
1. Tràng:
Là ai? Một trong những nhân vật nam thú vị, đặc biệt của văn học VN:
Tràng, Chí Phèo đều có những điểm hết chung hết sức đặc biệt về ngoại
hình, tính cách – những người cùng khổ trong xã hội nhưng không lúc
nào không khát khao hạnh phúc (lứa đơi, cuộc sống đời thường)
+ Cơng việc là gì? bị kéo xe chở thóc, nạn đói, khó khăn, nên con người
thay con bò kéo xe, Tràng kéo xe bò chở thóc cho Liên đồn: một cơng
việc tay chân vất vả, tiền kiếm được rất ít ỏi, bấp bênh.
Ở đâu: định cư (ở lâu dài, ổn định về kinh tế và quyền lợi xã hội) > ngụ
cư (tạm bợ, không phải dân địa phương, kinh tế kém, công việc bấp
bênh, không có địa vị xã hội)> tản cư . Cư trú, cư ngụ, tạm cư, ngụ cư,
tản cư (ông Hai trong truyện ngắn Làng). Định cư, chính cư: cư dân
sống lâu dài ở một vùng đất, ruộng đất, tài sản. quyền lợi xã hội: ăn trên,
ngồi trước, một miếng giữa đàng (đường) hơn một sàng xó bếp.
Gia đình thế nào: mẹ góa con cơi (người mẹ mất chồng đã lâu, Tràng có
cơ em gái nhưng lấy chồng xa), gia đình vốn làm nghề thợ mộc: Đục,
Tràng.
Tính cách: đơn giản, bộc tuệch, chất phác của người bình dân
Ngoại hình: thơ kệch
Tình cảm cá nhân (lịch sử yêu đương thế nào): chưa bao giờ có một
người phụ nữ nào cười tình với anh cho đến khi gặp thị - trải nghiệm
yêu đương và phụ nữ của anh khơng có gì hết.
Đối tượng giao tiếp thường xuyên của anh là ai? Lũ trẻ con trong xóm
**** Trong lần gặp thị:
Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên (XD)
Lần đầu gặp gỡ thường rất lãng mạn, cuộc đời thật thực tế và tình cờ tăng
lên, nhưng khơng phải vì thế mà thiếu đi sự đẹp đẽ của phút ban đầu.
Hai người gặp nhau một cách ngẫu nhiên bằng vài câu trêu ghẹo. Thị
giúp Tràng đẩy xe bị vì một lời hứa vu vơ, nhưng với thị thì rất có giá trị:
được ăn và ăn ngon (cơm trắng mấy giò). Thị đẩy xe bị mong được trả
cơng. Nhưng việc thì làm xong, mà (tiền) công không được trả.
Lần thứ hai gặp lại: bị thị trách móc, địi giữ lời hứa là đãi cho một bữa
ngon, Tràng khơng hiểu vì khơng nhớ, khơng biết mình đã làm gì sai.
Nhưng khi nhớ ra rồi, toét miệng cười vui vẻ, vỗ vỗ (từ láy: tạo sự hài
hòa về thanh âm, nhịp điệu, nhấn mạnh hơn vào trạng thái của sự vật,
hiện tượng) vào túi để chứng minh mình nhiều tiền và sẵn sàng đãi ăn
người phụ nữ xa lạ đang đói khát. (cái lý – cái tình khi mình mời, đãi ai
đó một bữa ăn, trong trường hợp này tình > lý).
** Điều này chứng minh anh là một người rộng lượng và tốt bụng, sẵn
sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác trong cảnh ngộ khó khăn.
Tác giả khơng hề miêu tả trạng thái, hành động của Tràng trong khi thị
ăn, nhưng chính sự im lặng giữa các dịng chữ ấy chứng minh sự tử tế
của một con người với một con người. Tràng khơng hề dơng dài bình luận
hay nói chuyện, vì hắn biết thị đang rất đói và điều quan tâm duy nhất lúc
này là miếng ăn. Dân gian ta có câu: Lá lành đùm lá rách, nhưng ở đây là
vẻ đẹp của lá rách đùm lá nát.
Khi thấy thị tuyệt vọng vì cái đói, hành động của Tràng sau khi đãi thị ăn
có phải là cách lợi dụng tình huống khốn cùng của người khác vì lợi ích
riêng hay khơng? Ở đây chúng ta có hai giả thiết, thứ nhất nếu Tràng đề
nghị thị cùng về - thị không về; và thứ hai, Tràng đề nghị thị về, thị về
cùng. Chúng ta thấy rõ, nếu thị về cùng với Tràng, tức là Tràng thêm một
gánh nặng, một nỗi lo lớn về kinh tế, nhưng Tràng chấp nhận mối nguy
ấy. Nó chứng tỏ Tràng là người đàn ông mà khát khao hạnh phúc gia đình
> nỗi lo sợ đói khát.
Câu tỏ tình (nửa đùa nửa thật): sau khi thị ăn xong bốn bát bánh đúc, có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. (liên hệ với câu của CP:
hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui). Cách nói bày tỏ tình cảm
của người bình dân, khơng hay nhưng chân tình.
Phân tích một tác phẩm văn xi (các chi tiết, các hành động của
nhân vật) có nghĩa là bạn trả lời cho các câu hỏi sau: tại sao nhân vật
làm vậy, điều đó có ý nghĩa gì, nếu là tơi, tơi sẽ làm gì, và nếu là người
khác, họ sẽ làm ra sao?
Khi thị đồng ý, diễn biến tâm lý của Tràng rất thú vị: cũng chợn (từ địa
phương: sợ, ngán ngẩm, lo cho tương lai về kinh tế), anh nhận thức rất rõ
hoàn cảnh thực tế của bản thân (khơng lo được cho bản thân mà cịn đèo
bồng – lấy vợ), chặc lưỡi một cái: kệ - mọi thứ ra sao thì ra, miễn là mình
có vợ. Mong muốn của anh về một mái ấm gia đình mạnh hơn nỗi lo về
sự đói kém.
Cơng thức cho chuyện tình của Tràng với thị là: 2 lần gặp – 4 bát bánh
đúc - 1 câu nói đùa. Đây là một chuyện tình bất thường và bất ngờ, khơng
phải vì Tràng là một người giàu có và uy quyền làm mọi cơ gái mới gặp
đã yêu, cũng không phải nhan sắc tuyệt vời của thị (viết thường, đây
không phải là tên riêng, mà chỉ là một cách nói quen thuộc để chỉ người
phụ nữ); mà nó đi từ một thực tế hiển nhiên và đau lịng của những ngày
đói khổ triền miên. Hai phận đời đói khổ, lênh đênh tìm thấy nhau giữa
những ngày cùng khổ nhất của cá nhân và dân tộc.
Hai hành động sau khi thị đồng ý của Tràng: mua một cái thúng đựng vài
thứ lặt vặt, ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê. Đây là cách thể hiện sự
quan tâm, yêu thương của một người chồng với một người vợ, một người
đàn ông với người phụ nữ của mình. Hai lần Tràng đãi thị ăn, mang hai ý
nghĩa khác nhau.
** Chu đáo, nhiệt tình, kĩ lưỡng quan tâm, không hề hời hợt, qua loa với
người vợ mới.
**** Khi dẫn thị về nhà: (rước dâu – đưa dâu) một đám cưới khơng kèn,
hoa rực rỡ, nhưng nó đầy ắp hạnh phúc lứa đôi và niềm vui của những
người trong cuộc.
Tràng: phớn phở khác thường, tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì
sáng lên lấp lánh. Đây là biểu hiện hạnh phúc trên gương mặt người đàn
ông mới có gia đình, là tâm trạng thường thấy của những người khi yêu
và sống trong tình yêu. Một điều thật đẹp và dễ thương xóa nhịa bóng tối
của những ngày đói khổ.
Với lũ trẻ con, Tràng nghiêm nét mặt, sợ chúng nó chọc ghẹo, cười đùa
làm người vợ mới khó chịu. Nhưng Tràng lại rất vui, rất sung sướng khi
nghe lũ trẻ đề cập đến niềm hạnh phúc bất ngờ (nhưng mà có thật) của
anh với câu: chơng vợ hài! (hai vợ chồng) – cách đùa tếu nghịch ngợm
nhưng thú vị và thể hiện được ngơn ngữ của người bình dân.
Người vợ mới càng bối rối trước cái nhìn của những người xung quanh,
Tràng càng vui sướng, tự đắc với chính mình: lấy vậy làm thích ý lắm,
cái mặt cứ vênh lên tự đắc với chính mình: sau bao năm cơ đơn, Tràng đã
có người phụ nữ của mình, niềm hạnh phúc đơn sơ, bất ngờ mà mạnh mẽ
làm anh cảm thấy tự hào với tất cả mọi người, và cả bản thân mình.
**** Khi giới thiệu người vợ mới với mẹ: một trong những đặc điểm
truyền thống của văn hóa VN là nỗi ám ảnh cảnh tượng con dâu ra mắt
mẹ chồng đối với nhiều người phụ nữ. Đây là một điều rất căng thẳng,
nhất là cô con dâu (con dâu xấu cũng phải ra mắt mẹ chồng). Do cảnh
huống (cảnh tượng và tình huống) đặc biệt, nên xuyên suốt câu chuyện ta
khơng tìm thấy bất cứ một thơng tin cá nhân nào về cơ con dâu, thậm chí
khi ra mắt bà mẹ chồng; mà chỉ có một câu nói ngắn ngủi của Tràng để
giới thiệu, khẳng định mối quan hệ của anh với thị cho mẹ mình: Nhà tơi
nó mới về làm bạn với tơi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với
nhau… chẳng qua nó là cái số cả. (đúng người, đúng cảnh, đúng tình
huống)
Câu nói chứng tỏ sự tinh tế và khéo léo, cân nhắc của một anh Tràng
vốn được xem là cục mịch, vụng về, nhưng nay lại rất chú ý đến cảm
nhận của vợ mình, tránh làm tổn thương thị vì những thơng tin khơng
cần thiết, phũ phàng. Cách nói của anh nhẹ nhàng nhưng nhanh chóng
làm rõ quan hệ của anh với thị, ẩn ý ngầm rất hay: cái số - dun nợ,
mà đã là số thì khơng cần nói nhiều, khơng thể lý giải.
**** Buổi sáng sau ngày tân hơn (ngày đầu tiên Tràng thực sự có vợ, có
gia đình):
Tràng thức dậy khi mặt trời lên bằng con sào: giấc ngủ ngon, say - một
biểu hiện của sự hạnh phúc và bình an. (so sánh: tâm trạng của CP sau
khi tỉnh rượu)
Trong người êm ái lửng lơ như vừa trong giấc mơ đi ra, mọi chuyện xảy
ra (chuyện anh có vợ) ngỡ ngàng như khơng phải.
** Niềm hạnh phúc đến bất ngờ và kì diệu đến độ chính người trong cuộc
cịn khơng tin được.
Vạn sự do tâm sinh (tâm trạng ảnh hưởng đến cách nhìn mọi thứ): ánh
nắng, xung quanh có thay đổi khác lạ (nghĩa đen – nghĩa bóng)
Nghĩa đen: nhà cửa, sân vườn quét tước, thu dọn gọn gàng – đây là một
dấu hiệu của bàn tay người phụ nữ trong gia đình.
Cảnh tượng vơ cùng êm ấm: người mẹ (bà cụ Tứ) giẫy búi cỏ, vợ Tràng
(thị) quét lại cái sân – điều hết sức bình thường này trong hồn cảnh của
Tràng là một điều mới mẻ, bình dị của hạnh phúc gia đình thấm thía cảm
động. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra trên thế gian này (thiên tai, nhân họa –
nạn đói vì lệnh bắt trồng đay), điều duy nhất cịn sót lại, mạnh mẽ giúp
con người vượt qua mọi thứ đó chính là tình yêu thương – tình cảm gia
đình.
NGHỆ THUẬT: tài hoa trong việc phân tích và miêu tả chuyển biến tâm
lý nhân vật của Kim Lân ở đây biểu hiện qua sự thay đổi của Tràng trước
và sau khi có vợ.
+ Trước: nơi hắn ở với mẹ chỉ là một căn nhà xiêu vẹo rúm ró, đồ đạc vứt
bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Vì sao? Đối với Tràng (và mẹ Tràng)
đây chỉ là nơi ở tạm bợ - xóm ngụ cư, Tràng là một thanh niên độc thân,
mà thường là người độc thân ít khi nào quan tâm đến trật tự, ngăn nắp nơi
mình ở.
Sau: nhà cửa gọn gàng, chứng tỏ có bàn tay của người chăm sóc, thay đổi
về nhận thức suy nghĩ: hắn thấy bản thân nên người, có nhiệm vụ lo cho
vợ con sau này, sự trưởng thành chín chắn của một người đàn ơng trưởng
thành.
Từ cái nhìn thực tế - suy nghĩ tích cực – niềm tin vào tương lai: hi vọng
là sẽ sinh con đẻ cái ở đây, cái nhà (nơi ở của dân ngụ cư) đã biến thành
tổ ấm.
Niềm vui sướng – phấn chấn biến thành hành động cụ thể là: xăm xăm
(từ láy thể hiện hành động chạy rất nhanh, xác định mục tiêu cụ thể và
quyết liệt, chính xác) chạy ra giữa sân với hai người thân yêu nhất của
hắn, biểu tượng của hạnh phúc, niềm tin vào tương lai. Tràng mong muốn
làm một việc gì đó để dự phần vào việc tu sửa căn nhà.
Chân dung người vợ trong mắt Tràng cũng thay đổi: hiền hậu đúng mực.
Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, nhưng niềm hạnh phúc của gia đình
Tràng vượt lên, xóa đi khơng khí âm u ấy. Tràng vâng dạ, gật đầu đồng ý
với mọi lời mẹ nói về sự phát triển của cả gia đình, nó gửi gắm niềm tin
tương lai.
CHƯA BAO GIỜ TRONG NHÀ NÀY MẸ CON LẠI ĐẦM ẤM, HÒA
HỢP NHƯ THẾ: trước giờ vì đói nghèo nên họ chưa bao giờ tìm thấy
niềm vui, nhưng nay, với niềm hạnh phúc lứa đôi của Tràng, mọi chuyện
đã rất khác.
Bát cháo cám đánh thức Tràng khỏi giấc mơ hạnh phúc, tỉnh dậy với thực
tại phũ phàng: miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong họng.
Tiếng trống thúc thuế, đoàn người kéo nhau trên đê Sộp, lá cờ đỏ bay
phấp phới: đây là những hình ảnh mở ra tương lai đẹp hơn, hi vọng sẽ đổi
khác và Tràng với thị, cùng người mẹ sẽ có cơ hội thực hiện những giấc
mơ bình dị cho tổ ấm của mình.
2. Thị (khơng có tên họ cụ thể, thị chỉ là cách gọi chung về người phụ
nữ vì đói kém phải xa q hương, xa gia đình, đánh mất chân dung
riêng của mình, cụ thể ở đây là tên họ: dụng ý nghệ thuật của tác
giả): người phụ nữ vô danh, không rõ lai lịch nhưng xuất hiện trong
tác phẩm như một niềm tin, một dấu hiệu về hạnh phúc vẫn có thể tồn
tại trong cảnh đói nghèo, tuyệt vọng của cái chết.
Giá trị của nhân vật người phụ nữ vô danh: một người phụ nữ cùng
khổ đã thắp sáng lên tâm hồn của Tràng lẫn bà cụ Tứ, Tràng cứu thị
nhưng cũng chính là cứu mình và mẹ thoát khỏi những u ám, bế tắc
khi mất hết niềm tin và hi vọng vào tương lai. Ở ngưỡng cửa của sinh
tử, khi con người cần sức mạnh tinh thần nhất để vượt qua thời điểm
khó khăn, Kim Lân đã cho thị đến với Tràng.
Xuất thân: không rõ, xuất hiện một cách tình cờ trong một lần Tràng
đẩy xe bị lên tỉnh.
Nghề nghiệp: ngồi trước cổng kho thóc, nhặt hạt rơi hạt vãi, ai sai gì
làm nấy (cơng việc tay chân bấp bênh)
Ngoại hình: tác giả chỉ miêu tả chân dung thị cụ thể trong lần gặp thứ
2, nhưng từ đó ta có thể nhận ra những nét đặc trưng trong ngoại hình
của nhân vật này: lần thứ hai, Tràng nhận ra hôm nay thị rách quá là
một cách nói khéo của tác giả về nét đại thể của nhân vật này là sự đói
rách, mà mỗi ngày cách tệ hơn, càng khổ hơn.
Từ rách gợi hình ảnh lẫn tính chất: quần áo rách rưới, đói khổ/ khát
đến mức tiều tụy. Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám
xịt (gợi liên hệ đến màu xám xịt trên gương mặt của một nhân vật
khác khi đối diện với cái chết: A Phủ _ VCAP) chỉ thấy hai con mắt.
Tính cách: có sự biến đổi
Trong hai lần gặp Tràng: thị thể hiện mình là một người phụ nữ chao
chát, chỏng lỏn, vì miếng ăn mà thơ lỗ, kém duyên.
Dẫn chứng: gặp một người đàn ông xa lạ, chạy lại đẩy xe thóc, đùa
giỡn vì muốn được một miếng ăn. Lần 2: thị chạy lại, gặp Tràng sỗ
sàng địi một món nợ vu vơ.
Thị trong hai lần gặp Tràng: chân dung nhân vật thể hiện rõ qua các
câu nói – tất cả các câu nói, chủ đề cuộc đối thoại của nhân vật thị
xoay quanh một việc đó là ăn – xin ăn – cần ăn. Thành ngữ: Học ăn,
học nói, học gói, học mở hoặc Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, cách
thị ăn cũng rất xấu xí, thơ lỗ : cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc
liền chẳng chuyện trị gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang
miệng, thở (ăn không kịp thở vì q đói).
Thị thể hiện một bức chân dung không đẹp nếu chỉ xét về lý: “hôm ấy
leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt”, "có ăn gì thì ăn, chả ăn
giầu" (trầu).
"Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì”… Sự rối rắm, đấu tranh trong tâm lý
của nhân vật, một mặt muốn ăn và địi món nợ vu vơ cho bằng được;
mặt khác cũng thấy mình quá đáng, e sợ rằng con nợ (Tràng) cũng
khơng có khả năng đãi mình một bữa. Câu nói về chị ấy thấy hụt tiền
thì bỏ bố chứng minh rằng sâu thẳm bên trong thị cũng thấy áy náy về
việc đãi ăn (xin ăn), thấy mình làm khơng đúng, nhưng vì tình thế
khơng còn lựa chọn, nên thị mới thúc giục Tràng trả nợ cho bằng
được.
Khi nghe lời đề nghị của Tràng, thị lập tức đồng ý theo về. Nó chứng
tỏ sự hãi hùng, ám ảnh về sự đói khát của nhân vật trở thành nỗi ám
ảnh thường trực (Cũng liều nhắm mắt đưa chân – Mà xem con tạo
xoay vần tới đâu – Truyện Kiều – Nguyễn Du).
+ Thị trên đường về nhà Tràng và khi gặp bà mẹ:
- Trên đường về nhà, thị thể hiện như một cô dâu mới, ngại ngùng, e thẹn:
khó chịu trước lời trêu ghẹo của lũ trẻ con, xốc xốc lại tà áo, thị càng
ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia.
- Tại nhà Tràng: khi thấy cảnh ngộ nghèo đói của gia đình Tràng, khơng
như những gì mình mong đợi, thị vẫn khơng bỏ đi, nhếch mép cười nhạt
nhẽo, chào bà cụ Tứ (mẹ chồng) hai lần, vân vê tà áo đã rách bợt:
ngượng, tay chân thừa thãi.
+ Thị vào buổi sáng hôm sau (sau khi có chồng và có một mái ấm gia
đình): dậy sớm quét sân, chuẩn bị bữa sáng, hiền hậu đúng mực, khi
nhận ra bát cháo cám, thị vẫn bình tĩnh và (ăn, cho) vào miệng (nên so
sánh với cách thể hiện của Tràng khi nhìn thấy bát cháo cám).
** Giờ thị đã là một người vợ, một người thuộc về một gia đình, nên
biến đổi này là phù hợp với hoàn cảnh và diễn biến tâm lý của nhân
vật.
+ Thị cũng mở ra những suy nghĩ mới mẻ về sự thay đổi trong tương
lai gần khi thắc mắc về tiếng trống thúc thuế - và có những nơi khơng
chịu đóng thuế nữa.
Kết luận: sự biến đổi của thị là do hoàn cảnh, bản chất của thị là một
người phụ nữ tử tế, đứng đắn, nhưng do cái đói dày vị mà biến đổi.
Sự nhân đạo của Kim Lân giúp người đọc thấy được đâu là bản chất,
3.
đâu là hiện tượng trong chân dung của nhân vật này (hs cần nêu và lý
giải rõ điều này: cách nhìn con người ở những điều tốt đẹp và tích cực
của họ).
Bà cụ Tứ: là chân dung của một người mẹ VN tảo tần, vất vả, cả đời
lam lũ, rơi vào cảnh ngộ đói kém, bà càng khơng được nghỉ ngơi dù
tuổi đã cao. Hơn thế nữa, bà luôn canh cánh nỗi lo, sự áy náy về tương
lai của con trai mình, rằng mình cịn chưa lo cho nó được một gia
đình, một mái ấm riêng.
Sự xuất hiện của bà cụ Tứ: tiếng ho húng hắng, một bà lão lọng khọng
từ rặng tre đi vào, vừa đi vừa lẩm bẩm tính tốn trong miệng – các từ
láy tượng hình và tượng thanh rất hiệu quả trong miêu tả nhân vật.
Thái độ, cách cư xử của bà với cô con dâu: đầu tiên bà rất ngạc nhiên
về người đàn bà xa lạ, hơn nữa lại còn chào bà bằng u – lập cập, băn
khoăn chưa hiểu.
Khi đã hiểu được mối quan hệ của Tràng và thị, cũng như thông điệp
ngầm trong lời giới thiệu của Tràng, những biểu hiện cảm xúc của bà
cụ Tứ chân thật và cảm động. Nín lặng, hiểu rồi, ai ốn xót thương
cho số kiếp đứa con mình.
Trái tim người mẹ tổn thương vì gia đình người ta cưới vợ trong hoàn
cảnh thuận lợi (ăn nên làm nổi) với niềm tin vào tương lai sinh con
đẻ cái mở mặt sau này.
NGƯỜI MẸ TRONG ĐOẠN TRÍCH BA LẦN RƠI NƯỚC MẮT VÌ
NHỮNG NỖI NIỀM KHÁC NHAU
Lần thứ nhất (cuối trang 30): rỉ xuống hai dòng nước mắt (liên hệ
nước mắt của A Phủ), nỗi đau xót của người mẹ khi khơng chu tồn
được cho con, lo lắng cho tương lai của các con (liệu có ni nổi nhau
sống qua cơn đói khát này khơng). Cách dung từ rỉ là một lựa chọn
hay và thú vị của tác giả, cả đời bà đã khóc vì bao nhiêu nỗi đau, bây
giờ khơng cịn nước mắt để khóc nữa (Tuổi già giọt lệ như sương –
Nguyễn Khuyến)
Lần 2 (cuối trang 29): nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng như thế bà
đã khơng cịn kìm chế được nỗi đau xót vì nghĩ đến những tháng ngày
đen tối sắp tới mà không thể kìm chế được cảm xúc của mình.
-
Lần 3 (trang 32): bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc –
khi nghe tiếng trống thúc thuế và nhớ đến một sự thật là vừa bắt trồng
đay, vừa bắt đóng thuế.
NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT NHƯ THẾ XÉT CHO CÙNG LÀ VÌ
TÌNH YÊU THƯƠNG, BÀ CỤ TỨ CHƯA BAO GIỜ TỎ Ý KHINH
THƯỜNG, XEM RẺ CÔ CON DÂU ĐẾN VỚI CON TRAI BÀ CHỈ
VÌ MIẾNG ĂN.
Chính do sự thấu hiểu hồn cảnh thực tế nghiệt ngã của chính gia đình
và cả người con dâu nên người mẹ dễ dàng chấp nhận người phụ nữ
xa lạ mà khơng xét đốn mà ngược lại đó là sự bao dung và thơng cảm
rất lớn. Đó khơng phải là tình cảm của người mẹ với cơ con dâu, mà là
một con người với một con người: người ta có đến bước khó khăn
này, người ta mới lấy đến con mình, con mình mới có vợ được. Tương
lai khơng sao lo cho hết được.
Bà còn tỏ ra sự rộng lượng, quan tâm khi chúc mừng cho con trai và
con dâu: U cũng mừng lịng.
Trơng người mà ngẫm đến ta, thế nên không thể tránh khỏi việc bà cụ
nghĩ đến quá khứ (cuộc đời cực khổ dài dằng dặc), nhưng cái hay của
bà cụ (Kim Lân) là dù nhìn ra sự tiêu cực nhưng vẫn thấy được điểm
tích cực – gửi gắm vào tương lai con cháu sẽ khá hơn.
*** Tâm trạng của bà cụ Tứ trong buổi sáng ngày hơm sau: niềm vui
của người mẹ khi gia đình có thêm thành viên mới, sự hạnh phúc khi
con trai thành gia lập thất vượt lên tất thảy cái âm u, chán nản của
phần đầu câu chuyện.
Nó thể hiện qua thần thái, ngôn ngữ lẫn hành động của người mẹ hết
lịng vì con, chăm lo cho con bằng hết sức mình:
Nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà
rạng rỡ hẳn lên.
Bà lão tồn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này nhằm mục
đích an ủi, động viên và thể hiện tình u của mình.
Vui vẻ khoe: Có cái này hay lắm cơ.
Nồi chè khoán – bát cháo cám đắng chát đã phủ nhận toàn bộ sự tốt đẹp
của tương lai mà bà cụ vẽ nên, để lại một dư vị đắng chát của thực tế.
*** Bà vẫn là biểu tượng của vẻ đẹp tình thân, tình người, là nơi chốn
người ta quay về khi gục ngã, khó khăn.
III – TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: tạo tình huống truyện rất độc đáo, diễn biến tâm lý nhân
vật sinh động và phù hợp, ngôn ngữ của các nhân vật cũng rất thú vị,
mỗi người mỗi vẻ.
2. Nội dung: khát vọng sống mãnh liệt, hướng về gia đình và tình yêu
ngay cả trong cảnh ngộ khốn cùng nhất.
3. Trả lời câu hỏi:
a. Tràng có lợi dụng tình huống để có thị hay khơng?
Muốn vượt qua tình huống khó khăn, con người ta cần có sức
mạnh ở cả tinh thần và thể chất, ở đây thị đem đến cho Tràng sức
mạnh tinh thần, Tràng nâng đỡ thị thốt khỏi nỗi lo đói khát.
Cả hai con người này cùng liều và cùng cần đến nhau. Trên thực tế,
nếu Tràng khơng có thị thì khả năng sống sót cao hơn (khơng phải
san sẻ miếng ăn của mình cho thêm một người).
b. Ý nghĩa của tiếng trống thúc thuế, lá cờ đỏ bay phấp phới và
đoàn người đi trên đê Sộp? Việt Minh đi phá kho thóc chia cho
người nghèo.
Câu chuyện lấy bối cảnh của nạn đói năm 1945, sự cùng khổ của
người dân trước cảnh một cổ hai tròng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến CMT8 1945.
Kim Lân không kết thúc truyện bằng sự tiêu cực mà đây là một kết
thúc mở thể hiện rằng tương lai sẽ có sự thay đổi.
Những mong ước của Tràng và mẹ sẽ có thể thành sự thật chứ
khơng phải là cảnh khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và
mùi gây của xác người.