Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

ĐỘNG lực học tập của SINH VIÊN NGHIÊN cứu đối với SINH VIÊN ĐANG THEO học các TRƯỜNG đại học tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.89 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯỜNG KINH TẾ
------------------

TRƯƠNG HOÀNG HOA

DUYÊN

ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH
VIÊN ĐANG THEO HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2022


ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯƠNG KINH TẾ

TRƯƠNG HOÀNG HOA DUYÊN

ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SINH
VIÊN ĐANG THEO HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Động lực học tập của sinh viên
(nghiên cứu đối với sinh viên đang theo học các Trường Đại học tại Thành phố Đà
Nẵng” là cơng trình do tơi nghiên cứu.
Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không
sao chép bất kỳ cơng trình nghiên cứu khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận
văn này.
Đà Nẵng, tháng 02 năm 2022
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trương Hoàng Hoa Duyên


MỤC LỤC
------------------..........................................................................................................1
Đà Nẵng - Năm 2022................................................................................................1
Đà Nẵng - Năm 2022................................................................................................2
NGƯỜI THỰC HIỆN..............................................................................................3
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.........................................................12
1.1Lý do chọn đề tài................................................................................................12
1.2Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................13
1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................13
1.4Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
1.4.1Nguồn dữ liệu..................................................................................................14
1.4.2Phương pháp nghiên cứu.................................................................................14
1.5Tổng quan nghiên cứu của lĩnh vực có liên quan...............................................15
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên trường đại
học Bahauddin Zakariya, Multan (Pakistan).............................................17

1.6Kết cấu của bài nghiên cứu................................................................................17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU........................19
2.1Các lý thuyết có liên quan đến động lực học tập................................................19
2.1.1Động cơ và động lực.......................................................................................19
Động cơ là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của
chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm
chiếm lĩnh đối tượng đó............................................................................20
Cấu trúc động cơ......................................................................................................................20

2.1.2Động lực bên trong và bên ngoài....................................................................22
2.1.4. Sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên...............................................23
- Vài nét về sinh viên................................................................................................................23
Hoạt động học tập của sinh viên.............................................................................................23
Hoạt động học tập của sinh viên tại Thành phố Đà Nẵng......................................................23

Các chính sách đầu tư cho giáo dục tại thành phố Đà Nẵng...................................25
2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.............................................................28
Những nghiên cứu về các nhân tố tác động tới động lực học tập...........................28


Trong các cơng trình nghiên cứu về động lực học tập, nhiều nhà nghiên cứu đã đi
sâu vào việc tìm hiểu nhân tố tác động tới động lực học tập của người học.
Nghiên cứu vấn đề này có Thorndike. E, Kennedy.W, Willcutt. H,
Bruner.J, Heider.F, Weiner.B, Graham.S, Malone.T và các tác giả khác.
Nhìn chung, có hai nhóm nhân tố tác động tới động lực học tập là nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan, song trong mỗi nghiên cứu lại có cách lý
giải riêng. Việc phân tích các nghiên cứu về vấn đề này cũng cho thấy, ở
trong nước những đề tài về các nhân tố tác động tới động lực học tập của
sinh viên Việt Nam hiện nay thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau
cịn ít quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn.

Điều này cho thấy, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này về phương diện tâm lý
học, qua đó hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động tới động lực học tập của
sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là điều cần
thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.........................................28
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.....30
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................31
Tóm tắt chương 2....................................................................................................32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU...........................................................33
3.1Quy trình nghiên cứu..........................................................................................33
Hình 3.1. Quy trình được thực hiện trong nghiên cứu............................................34
3.2Thiết kế nghiên cứu............................................................................................35
3.2.1Xác định các thang đo.....................................................................................35
Thang đo về hành vi của giảng viên:.......................................................................35
Thang đo về định hướng mục tiêu học tập của sinh viên........................................35
Thang đo về phương pháp giảng dạy......................................................................36
Thang đo động lực học tập......................................................................................37
3.2.2Thiết kế bảng câu hỏi......................................................................................37
3.2.3Nghiên cứu định lượng....................................................................................38
3.3Xử lý và phân tích dữ liệu..................................................................................39
3.3.1Gạn lọc thơng tin.............................................................................................39
3.3.2Phân tích mẫu nghiên cứu...............................................................................39
3.3.3Kiểm định và đánh giá thang đo......................................................................39
3.3.4Phân tích hồi qui..............................................................................................41
Tóm tắt chương 3....................................................................................................41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................42
4.1Đặc điểm mẫu khảo sát......................................................................................42


Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo giới tính.....................................................................42
Bảng 4.2. Phân bố mẫu theo năm sinh viên............................................................43

Bảng 4.3. Phân bố mẫu theo nhóm chuyên ngành..................................................44
4.2Kiểm định và đánh giá thang đo.........................................................................45
4.2.1Kiểm định Cronbach’s Alpha..........................................................................45
Bảng 4.4. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha cho 5 thang đo.................................45
Bảng 4.5. Cronbach Alpha của thang đo “hành vi giảng viên”...............................46
Bảng 4.6. Cronbach Alpha của thang đo “định hướng mục tiêu học tập”..............46
Bảng 4.7. Cronbach Alpha của thang đo “môi trường học tập ”.............................47
Bảng 4.8. Cronbach Alpha của thang đo “phương pháp giảng dạy”.......................48
Bảng 4.9. Cronbach Alpha của thang đo “động lực học tập”..................................49
4.2.2Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................................49
- Phân tích EFA các biến độc lập.............................................................................49
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến độc lập................................50
- Phân tích EFA biến phụ thuộc “động lực học tập”...............................................51
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc..................................51
Bảng 4.12. Tổng hợp các thang đo bị thay đổi sau phân tích nhân tố EFA............55
4.3 Phân tích tương quan, hồi quy...........................................................................55
4.3.1 Phân tích tương quan......................................................................................55
4.2.3Phân tích hồi qui..............................................................................................56
Bảng 4.15. Bảng tóm tắt mơ hình............................................................................56
4.2.4Kiểm định các giả thuyết của mơ hình............................................................58
4.2.5Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi qui tuyến tính.............................59
Hình 4.2. Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.................................60
Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa....................................................60
4.4Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo một số đặc điểm cá nhân của
sinh viên....................................................................................................61
4.4.1Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo giới tính của sinh viên.......61
Bảng 4.21. Kết quả Independent t-test theo biến giới tính sinh viên......................61
4.4.2Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo ngành học của sinh viên....62
Bảng 4.22. Kết quả One-Way ANOVA theo biến năm học của sinh viên...............63
Bảng 4.23. Kết quả One-Way ANOVA theo biến ngành học của sinh viên............65



Bảng 4.24. Kết quả One-Way ANOVA theo biến trường học của sinh viên...........66
Tóm tắt chương 4....................................................................................................68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU..............................................69
5.1Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................69
5.2Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu...............................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................78
Tài liệu Tiếng Việt...................................................................................................78
Tài liệu Tiếng Anh...................................................................................................78
PHỤ LỤC...........................................................................................................................79
Phụ lục 3.1. Dàn bài thảo luận nhóm......................................................................79
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN......................................................................................80
Phần I: Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn cho các phát biểu dưới dây khi
bạn học tập tại các trường Đại học tại Thành Phố Đà Nẵng, theo thang
điểm từ 1 đến 5 được qui ước sau đây (Chỉ đánh dấu “X” vào một số thích
hợp cho từng phát biểu).............................................................................81
Chân thành cảm ơn các bạn!...................................................................................84


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên............
16
Bảng 2.2. Hệ thống các phương pháp dạy học chung ở đại học...................................
20
Bảng 3.1. Thang đo “hành vi giảng viên” sau khi điều chỉnh.......................................
29
Bảng 3.2. Thang đo “định hướng mục tiêu học tập” sau khi điều chỉnh.......................
30
Bảng 3.3. Thang đo “Môi trường học tập” sau khi điều chỉnh......................................

31
Bảng 3.4. Thang đo “phương pháp học tập” sau khi điều chỉnh...................................
31
Bảng 3.5. Thang đo “động lực học tập” sau khi điều chỉnh..........................................
32
Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo giới tính...........................................................................
38
Bảng 4.2. Phân bố mẫu theo năm sinh viên..................................................................
39
Bảng 4.3. Phân bố mẫu theo nhóm chuyên ngành........................................................
40
Bảng 4.4. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha cho 5 thang đo.......................................
40
Bảng 4.5. Cronbach Alpha của thang đo “hành vi giảng viên”.....................................
41
Bảng 4.6. Cronbach Alpha của thang đo “định hướng mục tiêu học tập”.....................
42
Bảng 4.7. Cronbach Alpha của thang đo “môi trường học tập ”...................................
42


Bảng 4.8. Cronbach Alpha của thang đo “phương pháp giảng dạy”.............................
43
Bảng 4.9. Cronbach Alpha của thang đo “động lực học tập”........................................
43
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến độc lập......................................
46
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc........................................
47
Bảng 4.12. Tổng hợp các thang đo bị thay đổi sau phân tích nhân tố EFA...................

48
Bảng 4.13. Thống kê mơ tả các biến trung bình...........................................................
49
Bảng 4.14. Ma trận hệ số tương quan...........................................................................
50
Bảng 4.15. Bảng tóm tắt mơ hình.................................................................................
50
Bảng 4.16. Bảng ANOVA............................................................................................
50
Bảng 4.17. Bảng trọng số hồi qui.................................................................................
51
Bảng 4.18. Bảng trọng số hồi qui sau khi loại bỏ biến GV...........................................
52
Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi qui (sau khi loại biến GV và MT)............................
53
Bảng 4.20. Kiểm định giả thuyết của mơ hình.............................................................
54
Bảng 4.21. Kết quả Independent t-test theo biến giới tính sinh viên............................
58
Bảng 4.22. Kết quả One-Way ANOVA theo biến năm học của sinh viên.....................


59
Bảng 4.23. Kết quả One-Way ANOVA theo biến ngành học của sinh viên..................
60


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập......................................
Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................

Hình 3.1. Biểu đồ tiến trình được thực hiện trong nghiên cứu.....................................
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau kiểm định.............................................
Hình 4.2. Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa......................................
Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa..........................................................
Hình 4.4. Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (Q-Q) của phần dư chuẩn hóa..............


12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc xác định Động lực học tập (ĐCHT) và
mối liên hệ giữa ĐCHT và kết quả học tập của người học đã và đang thu hút sự
quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam bởi vì nó được xem là
một “chìa khóa vàng” để giúp các nhà giáo dục tiếp cận và khám phá năng lực
tiềm tàng của người học; Tác gỉa Phạm Minh Hạc cho rằng “động lực của người
học quyết định kết quả và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Học để làm bài
kiểm tra khác với học để nhận thức vấn đề, lại càng khác với học để làm
người”. Trong thực tế, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành cơng và mục
đích cuộc sống của người học qua ĐCHT của họ trong khoảng thời gian học tập
ở trong cơ sở giáo dục.
Tại sao các trường đại học ngày nay thường quan tâm đến hai yếu tố (1) sự hài
lòng và (2) kết quả học tập của sinh viên (SV) trong quá trình giáo dục đại học?
Mối quan tâm này xuất phát từ một số nghiên cứu gần đây, khi các tác giả xem xét
sự hài lòng cũng như kết quả học tập là hai yếu tố cơ bản trong việc đánh giá chất
lượng đào tạo của một trường đại học, cụ thể:
Sự hài lòng của SV là một trong các chỉ số giúp các trường đại học đo lường
mức độ đáp ứng của họ với nhu cầu của SV. Ngồi ra, sự hài lịng của SV còn được
xem xét trong đánh giá hiệu quả đào tạo, cũng như xem xét sự thành công hay sinh
tồn của các trường. Điều này giúp các trường có cơ hội điều chỉnh để ngày càng tạo

ra mức độ hài lòng cao hơn cho những đối tượng mà họ phục vụ.
Kết quả học tập là yếu tố phản ánh trực quan nhất những gì mà sinh viên đạt
được trong suốt quá trình học tập của mình. Một số nhà nghiên cứu tin rằng động
lực là yếu tố duy nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của học
sinh, sinh viên, và tất cả các yếu tố khác suy cho cùng tác động đến thành công
trong học tập là do chúng ảnh hưởng đến động lực (Tucker & Zayco, 2002). Lee
(2010) cũng đồng tình với quan điểm trên và cho rằng “động lực học tập là yếu tố
tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của SV”. Kết quả hay thành tích học


13

tập của sinh viên không chỉ được đánh giá thông qua bảng điểm môn học của họ,
mà theo nhiều nghiên cứu cho rằng những thành tựu mà SV đạt được trong quá
trình học tập thường là: nâng cao khả năng ra quyết định, phát triển cơ hội nghề
nghiệp, chứng tỏ được khả năng.
Do đó, đề tài nghiên cứu khoa học này tiến hành nghiên cứu “Động lực học
tập của sinh viên (nghiên cứu đối với sinh viên đang theo học các Trường Đại học
tại Thành phố Đà Nẵng”, cụ thể đối tượng tham gia khảo sát là những SV hệ chính
quy tại các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả tiến hành tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực học tập từ việc nghiên cứu
lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu có liên quan, và tiến hành đề xuất mơ hình
nghiên cứu. Cuối cùng, mục đích của nghiên cứu hướng đến việc đánh giá mức độ
tác động của từng yếu tố đến động lực học tập cùng với những hàm ý quản trị góp
phần nâng cao động lực học của sinh viên đang và sẽ theo học tại Đại học Đà Nẵng
nói chung và Trường Đại học Duy Tân nói riêng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của
sinh viên chính quy đang theo học tại các Trường Đại học tại Thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên.
- Hàm ý quản trị cho nhà quản lý trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào
tạo trong giáo dục đại học.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: động lực học tập của sinh viên
- Đối tượng khảo sát: sinh viên hệ chính quy tại các trường đại học Tại Thành
Phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: 2021.


14

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các đề tài nghiên cứu trước từ các
nguồn như sách, các tạp chí, thư viện điện tử.
Dữ liệu sơ cấp:
- Dữ liệu thu thập thơng tin từ thảo luận nhóm cùng với các chuyên gia và
với sự tham gia của 12 sinh viên chính quy nhằm hồn thiện thang đo cuối cùng để
xây dựng bảng câu hỏi.
- Dữ liệu thu thập từ khảo sát thông qua bảng câu hỏi với sự tham gia của gần
300 sinh viên chính quy tại các Trường Đại học tại Thành Phố Đà Nẵng, bảng câu
hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo của các nghiên cứu trước đây, thơng qua
nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng
phương pháp định tính và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định tính
Mục đích: xem xét sự phù hợp của các thang đo được đề cập.

Kết quả của nghiên cứu: điều chỉ thang và hình thành bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, với công cụ là bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu được chọn là các sinh viên chính
quy đang theo học tại các Trường Đại học tại Thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu sẽ được
xử lý với phần mềm SPSS 20.0. Sau khi được mã hóa và phân tích gồm các bước
sau:
- Thống kê mô tả các biến quan sát.
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha cho các yếu
tố trong mơ hình nghiên cứu.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định độ hội tụ của thang đo.
- Phân tích hồi qui bội, tương quan nhằm kiểm tra sự tác động của các biến


15

độc lập.
- Phân tích ANOVA, có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi có tác động đến biến
phụ thuộc khơng.
1.5 Tổng quan nghiên cứu của lĩnh vực có liên quan
Nghiên cứu của anh em nhà Williams về 5 yếu tố cải thiện động lực học
tập của sinh viên.
Mục tiêu của nghiên cứu: xem xét sự tác động của các yếu tố sinh viên, giảng
viên, nội dung, phương pháp/ quy trình giảng dạy và mơi trường học tập tác động
như thế nào đến động lực học tập, qua đó xác định cách tốt nhất để làm tăng động
lực học tập.
Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp định tính, tuy nhiên
lại khơng đề cập đến việc thiết kế nghiên cứu cụ thể như thế nào.
Kết quả nghiên cứu: Tác giả trả lời cho câu hỏi “cách tốt nhất để thúc đẩy việc
học tập của sinh viên là gì?”. Tác giả cho rằng việc xem xét 5 thành tố trên là rất

quan trọng, chúng có thể góp phần gia tăng hoặc cản trở động lực học tập của sinh
viên (Williams & Williams, 2011). Trong mỗi thành tố tác giả cũng đề xuất cách
tiếp cận như thế nào để gia tăng chứ không cản trợ động lực học tập của sinh viên
trong suốt quá trình học tập của họ.
Đánh giá về nghiên cứu: Bài nghiên cứu đánh giá bao quát về các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực học tập. Một sinh viên trong suốt quá trình học tập tại giảng
đường họ phải tiếp xúc nhiều với giảng viên, bạn bè, môi trường học và đây là
những yếu tố cần xem xét để gia tăng động lực của họ. Tác giả sử dụng phương
pháp định tính với lập luận mang tính thuyết phục tất cao. Khó khăn của nghiên cứu
chính là phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu, cũng như phải có những trải nghiệm
lâu dài trong lĩnh vực giáo dục để có những lập luận sâu sắc và thuyết phục người
đọc.
Nghiên cứu của Klein, Noe và Wang năm 2006 về động lực học tập và kết
quả học”, trong nghiên cứu tác giả xem xét các yếu tác động đến kết quả học tập
thông qua biến trung gian là động lực học tập.


16

Mục tiêu của nghiên cứu: nghiên cứu này kiểm tra các yếu tố định hướng mục
tiêu học tập, phương thức truyền đạt, và sự nhận thức về các rào cản và sự hỗ trợ có
tác động như thế nào đến động lực học tập và kết quả học tập.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp
qua trang web với sự tham gia của 600 sinh viên tại nhiều khóa đào tạo. Nghiên cứu
định lượng là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này.
Mơ hình nghiên cứu: Tác giả có đưa ra mơ hình dựa trên cơng trình nghiên
cứu chun sâu của Colquitt, Lepine, và Noe và mơ hình học tập “input-processoutput” gọi tắt là IPO của Brown Ford’s. Theo đó lý thuyết “động lực đào tạo” công
nhận rằng động lực học tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Ngoài ra,
đặc điểm cá nhân và các yếu tố hồn cảnh được xem xét là có tác động trực tiếp và
gián tiếp đến động lực và kết quả học tập. Mơ hình IPO cho thấy rằng mối liên hệ

trung gian giữa cách thức truyền dẫn và kết quả học tập thông qua cách học tập chủ
động bao gồm động lực học tập. Mơ hình IPO cịn chỉ ra rằng cách thức truyền đạt
(như sự truyền đạt kiến thức trong lớp học và kiến thức được tổng hợp) có thể ảnh
hưởng khác đến động lực và kết quả học tập sau này. Động lực học tập thì bị ảnh
hưởng bởi những đặc điểm người học, đặc điểm giảng dạy, các rào cản và sự hỗ trợ
nhận thức (Klein và cộng sự, 2006).
Kết quả của nghiên cứu: nghiên cứu cho thấy có sự tương quan dương đáng
kể của 3 yếu tố: đặc điểm người học, các rào cản/ hỗ trợ cảm nhận được, đặc điểm
giảng dạy đến động lực học tập và đến kết quả học tập cuối cùng.
Đánh giá về nghiên cứu:
- Đây là một nghiên cứu thiên về cảm nhận và đánh giá mang tính cá nhân
của của người học nên việc khảo sát qua mạng sẽ khiến cho nghiên cứu có độ tin
cậy khơng cao. Trong nghiên cứu có rất nhiều thang đo cũng như những câu hỏi khó
hiểu, lúc này khảo sát qua mạng làm cho nghiên cứu viên mất đi vai trị kiểm sốt
người trả lời.
- Nghiên cứu chỉ áp dụng trong lĩnh vực giáo dục chứ không phải là một bối
cảnh trong việc đào tạo ở tổ chức, điều này cũng là hợp lý khi xét trong đến mục


17

tiêu và bối cảnh nghiên cứu của tác giả. Trên thực tế, tác giả cũng chỉ ra rằng kết
quả của nghiên cứu cũng có thể được khái quát hóa cho các thiết lập phi học thuật.
- Ngoài ra nghiên cứu này cũng khơng cho thấy rằng cịn có yếu tố nào ngoài
3 yếu tố trên tác động hay tạo ra động lực hay không, cụ thể trong yếu tố đặc điểm
học, các tác giả cũng chỉ xem xét một yếu tố đại diện là “định hướng mục tiêu học
tập”.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên
trường đại học Bahauddin Zakariya, Multan (Pakistan).
Mục tiêu nghiên cứu: khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lấy mẫu khảo sát từ 300 người thông
qua kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, tương
quan, phân tích phương sai và độ tin cậy.
Kết quả nghiên cứu: việc sử dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả, môi
trường học tập phù hợp và việc chủ động trong học tập có thể gia tăng động lực học
tập của sinh viên. Cụ thể việc khuyến khích xây dựng môi trường học tập năng
động như tạo sự tranh luận, hay cơ hội thảo luận, xây dựng môi trường học tập hợp
tác và làm việc theo nhóm nhỏ có thể khuếch đại động lực học tập của sinh viên.
Ngoài ra việc gây áp lực cho sinh viên bằng khối lượng bài học nhiều, phương pháp
giảng dạy lạc hậu, quy mô lớp học lớn làm giảm sự quan tâm của sinh viên cũng
như động lực học tập của họ (Ullah và cộng sự, 2013).
Đánh giá về nghiên cứu:
- Đây là nghiên cứu khá gần với nội dung của đề tài, nghiên cứu của tác giả
mang tính khám phá hơn là kiểm tra mức độ tác động của các yếu tố, dù tác giả vẫn
sử dụng nhiều phương pháp định lượng trong phân tích.
- Nghiên cứu chưa làm nổi bật những nội dung các lý thuyết có liên quan, tác
giả chủ yếu trình bày một cách vấn tắt khiến người đọc tương đối khó nắm bắt được
với vấn đề được trình bày.
1.6

Kết cấu của bài nghiên cứu

Đề tài gồm 5 chương


18

Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và Mơ hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp
nghiên cứu

Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và kiến nghị Danh mục tài
liệu tham khảo
Phụ lục.


19

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các lý thuyết có liên quan đến động lực học tập
2.1.1 Động cơ và động lực
- Sự tương đồng và khác biệt giữa động cơ và động lực
Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng “động cơ” để chỉ một điều gì đó
mang tính tiêu cực, trong khi đó “động lực” lại được hiểu với nghĩa tích cực hơn.
Tại các phiên tòa người ta thường sử dụng thuật ngữ động cơ của bị cáo, hơn là
động lực, để chỉ hành động hay ý định nào đó có khuynh hướng gây ảnh hưởng xấu
cho người khác. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa động cơ và động lực? nhiều
thành viên của những diễn đàn lớn như Painintheenglish và Grammarly đều đồng
tình với quan điểm trên, điều này cho thấy mọi người thường có sự phân biệt rõ
ràng giữa động cơ và động lực. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại chỉ ra điều trái
ngược hoàn toàn, động cơ và động lực có thể được sử dụng như là những từ đồng
nghĩa, và có thể sử dụng để thay thế cho nhau (Gordon, 2011).
Cụ thể hơn, trong các tài liệu tiếng Anh, “động lực” là một thuật ngữ tâm lý
thường sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, và được hiểu là những nỗ lực và cam kết
nhằm hướng tới mục tiêu. Động lực khơng được giải thích như là kết quả của một
quá trình bắt đầu từ bất kỳ “động cơ” nào, trong khi đó động cơ và động lực trong
tiếng Trung Quốc đều dịch sang cùng một từ là “Dongji”. Về mặt ý nghĩa khơng
nhiều tài liệu có sự phân biệt giữa động cơ và động lực. Tuy nhiên để chỉ ra sự khác
biệt thì “động cơ” chỉ ra lý do để làm một điều cụ thể mang tính tạm thời với mục
tiêu không rõ ràng và tương đối hời hợt, trong khi đó “động lực” chỉ ra lý do để làm
một điều gì đó lâu dài và mang tính rộng hơn là động cơ. Động cơ và động lực có

thể là giống nhau khi xét trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng khi xem xét
trong lĩnh vực giáo dục, thì dùng khái niệm động lực học tập là phù hợp hơn (Zu,
2014).
Trong phạm vi của nghiên cứu này không nhằm làm rõ sự khác biệt của động
cơ và động lực như các nghiên cứu tâm lý hay về ngơn ngữ học, và xét cho đến
cùng thì trong một khoảng thời gian nhất định thì cả hai khái niệm có thể được dùng


20

để thay thế cho nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ sử dụng thuật ngữ về “động
cơ” và “động cơ học tập” và không nhằm phân biệt hai khái niệm động cơ và động
lực.
- Khái niệm động cơ
Động cơ là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thoả mãn nhu
cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm
chiếm lĩnh đối tượng đó.
- Mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu
Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân trong thế giới khách quan luôn gắn
liền với các nhu cầu. Nhu cầu và động cơ có mối quan hệ với nhau: Nếu như nhu
cầu là động lực đầu tiên kích thích con người hoạt động, là cơ sở của động cơ thì
động cơ hướng dẫn, kích thích và thúc đẩy hoạt động nhằm đạt được đối tượng thoả
mãn nhu cầu của con người.
- Mối quan hệ giữa động cơ và ý thức
Về thực chất mối quan hệ giữa động cơ và ý thức thể hiện ở chỗ, động cơ không
phải là một hiện tượng tâm lý mà ý thức không thể với tới. Động cơ hoạt động của
con người không tách rời khỏi ý thức, song chúng có thể được phản ánh ở các mức độ
khác nhau. Về mặt chủ quan, động cơ hoạt động được phản ánh gián tiếp thông qua
cảm nhận của chủ thể về các trạng thái xúc cảm có liên quan tới động cơ. Về mặt
khách quan, chúng có thể được chủ thể ý thức nhờ việc phân tích hoạt động. Mối quan

hệ gắn bó giữa động cơ hoạt động của con người (trong đó có động lực học tập) và ý
thức cịn cho thấy, con người cịn có thể biểu đạt một cách có ý thức về động cơ hoạt
động của bản thân bằng nhiều cách khác nhau (ngôn ngữ, hành động có chủ định).
- Cấu trúc động cơ
Nói đến cấu trúc động cơ hoạt động của con người là nói đến các thành phần tạo
nên động cơ và mối quan hệ giữa các thành phần đó. Có thể xem xét cấu trúc động cơ
ở 2 cấp độ: cấu trúc của hệ động cơ và cấu trúc động cơ hoạt động như là một tiểu hệ
thống trong hệ thống động cơ hoạt động của con người. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi cho rằng cấu trúc động cơ là mối gắn kết giữa sự hiểu biết về đối tượng cần


21

chiếm lĩnh với thái độ và các hành động cụ thể mà ở đó có sự nỗ lực ý chí của con
người. Để hình thành và phát triển yếu tố tâm lí phức tạp này cần tác động đồng
thời tới cả ba thành phần trong cấu trúc động cơ hoạt động.
- Khái niệm động lực
Động lực là những gì thúc đẩy bạn hành động. Đó là nguồn cảm hứng của
chúng ta để thực hiện một điều gì đó. Thật vậy, động lực từ lâu đã được xem như là
nguyên nhân chính khởi nguồn cho các hành vi mang tính cá nhân. Động lực được
định nghĩa là các hành động hoặc q trình thúc đẩy; sự kích thích hay sự tác động
nhằm khuyến khích tạo ra những nỗ lực cho cá nhân nào đó, nói chung động lực là
một cái gì đó (chẳng hạn như nhu cầu hay mong muốn), sẽ là nguyên nhân giúp
định hướng hành động của một cá nhân (Merriam-Webster, 1997). Có rất nhiều tác
giả nghiên cứu về yếu tố động lực, lĩnh vực chuyên môn của họ cũng rất đa dạng.
Phần đông trong số này là các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và kinh tế.
Các khái niệm phức tạp về động lực thường nhấn mạnh sự kích thích một cách
trực tiếp đến các cá nhân: hoặc là một sự tự nỗ lực bên trong, hoặc là một sự khuyến
khích từ mơi trường bên ngồi (Kinman & Kinman, 2001). Cũng tương tự anh em
nhà Kinman, Pinder (2008) đã giải thích những khó khăn khi đưa ra định nghĩa về

động lực là do có quá nhiều “định hướng mang tính triết học về bản chất con người
và về những điều có thể biết về con người”. Ơng cho rằng động lực là “một tập hợp
các năng lượng có nguồn gốc từ cả bên trong lẫn bên ngồi của một cá nhân để bắt
đầu một hành động có liên quan, mà hành động này có định hướng, có cường độ và
thời gian xác định”. Rõ ràng việc nghiên cứu về động lực theo các tác giả là rất khó
khăn, bởi chúng ta phải tập trung nghiên cứu vào bản chất của con người. Có ba
điểm nổi bật trong định nghĩa mà Kinman & Kinman (2001) và Pinder (2008) đưa
ra: thứ nhất, động lực có thể xuất phát từ bên trong con người hay sự kích thích từ
bên ngồi, cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về động lực bên trong và bên ngoài ở
phần tiếp theo; thứ hai, động lực được xác định là một tập hợp các năng lượng, và
chính những năng lượng này kích thích sự hành động của con người; thứ ba, tập
hợp năng lượng này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, để tạo nên hình thức,


22

định hướng, cường độ hành vi của con người. Điều này lý giải vì sao con người lại
thực hiện một hành động cụ thể nào đó, họ sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt
được mục đích và khi khơng cịn động lực, họ sẽ dừng lại.
2.1.2 Động lực bên trong và bên ngoài
- Động lực bên trong
Nhiều cá nhân thường lựa chọn để đầu tư thời gian vào các hoạt động mà
khơng mang lại lợi ích rõ ràng. Nguyên nhân cơ bản cho những hành vi này là do
xuất phát từ động lực bên trong hay còn gọi là động lực nội tại.
Động lực nội tại được định nghĩa là việc tham gia vào một hoạt động nào đó
mà lợi ích của nó mang lại đơn thuần là những niềm vui mà chúng ta cảm nhận
được, những cơ hội học tập, sự hài lòng, sự thú vị hay sự thách thức nào đó. Động
lực bên trong, giống như thái độ, được cho là có các thành phần nhận thức và tình
cảm. Các yếu tố về nhận thức liên quan đến quyền tự quyết và sự phát triển về
quyền làm chủ khả năng. Các yếu tố tình cảm thì có liên quan đến sự quan tâm, sự

tị mị, sự kích thích, sự thích thú và sự hạnh phúc (Deci & Ryan, 1985).
Amabile và cộng sự (1994, trang 950) khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực bên trong một cách tương tự nhưng rộng hơn, bao gồm: “sự tự quyết (ưu
tiên cho sự lựa chọn và quyền tự chủ); sự để tâm vào nhiệm vụ (sự say mê cơng
việc); năng lực (định hướng chủ động và ưa thích thử thách); sự tị mị (ưa thích,
khám phá sự phức tạp); và sự quan tâm (sự thích thú và sự vui thích)”.
- Động lực bên ngồi
Các lý thuyết về động lực bên ngoài ngày nay thường dựa trên những nghiên
cứu truyền thống đầy vững chắc, có xu hướng hẹp đi nhưng trở nên rõ ràng hơn
(Skinner, 1953). Động lực bên ngồi nói một cách đơn giản là yếu tố giúp con
người làm việc một cách chủ động hơn, nó liên quan đến vật chất, xã hội hoặc các
biểu tượng phần thưởng, cụ thể như: Sự cạnh tranh; sự đánh giá; địa vị; tiền hoặc
khuyến khích vật chất khác; tránh sự trừng phạt; hoặc những mệnh lệnh từ người
khác (Amabile và cộng sự, 1994).
Sự khác biệt giữa động lực bên trong và động lực bên ngoài về cơ bản được


23

các tác giả xem xét chính là phần thưởng, cụ thể hơn là lợi ích mà mỗi cá nhân nhận
được khi thực hiện một hành động nào đó.
Đến đây thì phần nào sự phức tạp về các khái niệm về động lực cũng đã được
làm rõ. Vẫn còn rất nhiều khái niệm về động lực và các tranh luận đã được nhiều
nhà nghiên cứu đưa ra. Nghiên cứu này không nhằm phân biệt các yếu tố tác đên
động lực bên trong hay động lực bên ngoài trong nỗ lực học tập của các sinh viên.
Tuy nhiên việc phân biệt rõ yếu tố động lực bên trong và động lực bên ngồi của
các tác giả góp phần làm rõ hơn khái niệm động lực và đây chính là tiền đề cho
những phân tích chuyên sâu hơn về động lực học tập.
2.1.4. Sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên
- Vài nét về sinh viên

Thuật ngữ sinh viên trong từ điển tiếng Việt được tác giả Hoàng Phê định
nghĩa là những người đang theo học ở bậc đại học . Thuật ngữ này có nguồn gốc từ
tiếng Latin studiosus nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm,
khai thác tri thức.
- Hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên mang đầy đủ những nét đặt trưng của hoạt
động học tập nói chung, ngồi ra nó cịn có những đặc điểm cơ bản sau: Hoạt động
học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động; Hoạt
động học tập diễn ra theo kế hoạch, có mục đích, nội dung, chương trình, phương
pháp học tập và giảng dạy cụ thể, có thời hạn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động
nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học; Hoạt động học tập của sinh viên mang tính
độc lập, tự chủ và sáng tạo cao; Hoạt động học tập của sinh viên thực sự là loại lao
động trí óc căng thẳng, có cường độ hoạt động cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Như
vậy, trong nhà trường đại học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, gắn với
nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của chính bản thân sinh viên. Hoạt động này sẽ
có kết quả cao khi sinh viên thực sự là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Hoạt động học tập của sinh viên tại Thành phố Đà Nẵng
Theo thống kê hiện Thành phố Đà Nẵng có 15 trường Đại học với tổng lượng sinh


24

viên lên đến
Hiện ở Đà Nẵng có 15 trường đại học, 4 trường Cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo và nhiều trường cao đẳng dân lập khác.
- Danh sách trường đại học , cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo Dục Và Đào
Tạo :
STT

Mã trường


Tên trường

1

DDG

Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng

2

DDY

Khoa Y dược - Đại học Đà Nẵng

3

DDK

Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

4

VKU

Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn
- Đại học Đà Nẵng

5


DDT

Đại học Duy Tân

6

FPT.ĐN

Đại học FPT Đà Nẵng

7

KTD

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

8

DDQ

Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

9

YDN

Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

10


DDF

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

11

DSK

Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

12

TTD

Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

13

XDN

Đại học Xây dựng Miền Trung - Phân hiệu Đà Nẵng

14

UPDATE.42 Đại học Đà Nẵng

15

DAD


Đại học Đông Á

Danh sách trường đại học , cao đẳng ngoài trực thuộc Bộ Giáo Dục Và
Đào Tạo :


25

Trường CKK Cao đẳng Kinh Tế – Kế Hoạch Đà Nẵng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
- Trường CLT Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm (Bộ Nông nghiệp và PTNT)
- Trường CGD Cao đẳng Giao Thông Vận Tải II (Bộ Giao thông vận tải)
- Trường CMS Cao đẳng Thương Mại Đà Nẵng (Bộ Cơng thương) .
Các chính sách đầu tư cho giáo dục tại thành phố Đà Nẵng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, những năm qua, mạng lưới trường lớp
được quy hoạch vừa phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân, vừa đáp ứng phát
triển quy mô, yêu cầu phát triển đô thị và nhu cầu học tập của mọi người dân Đà
Nẵng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo nên hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp.
Nhiều công trình trường học được đầu tư, sửa chữa và xây mới. Đến tháng 102020, tồn thành phố có 163 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 39,4%, tăng 36
trường so với năm 2015; có 163 thư viện đạt chuẩn, tỷ lệ 84%, tăng 12 trường so
với năm 2015; 100% trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
Cùng với sự đầu tư của thành phố, các đơn vị, trường học đã tích cực, chủ
động tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống,
hiểu biết xã hội cho học sinh.
Đào tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển xã hội
Cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học từng bước khẳng định thương
hiệu, Đại học Đà Nẵng trở thành đại học vùng trọng điểm quốc gia, bên cạnh đó các
trường đại học ngồi cơng lập cũng phát triển mạnh điển hình là Đại học Duy Tân,

Đại học FPT, Đại học Đông Á hàng năm tuyển sinh từ 10 ngàn đến 20 ngàn sinh
viên tù khắp các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Trung về Thành Phố Đà Nẵng
học tập và sinh sống, đây cũng là đối tượng góp phần tăng trưởng kinh tế cho Thành
Phố.Trong 5 năm qua, các trường Đại học tại Đà Nẵng đã tập trung rà sốt, điều
chỉnh chương trình đào tạo nhằm bảo đảm, phù hợp với những thay đổi của nhu cầu
xã hội và tiếp cận xu hướng phát triển của thế giới; đồng thời đổi mới phương thức,


×