Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

tiểu luận học phần cơ sở văn hóa việt nam đề tài lễ hội đâm trâu của người cơ tu ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.34 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|9242611

Bà VN HÓA, THÂ THAO VÀ DU LàCH
TR¯àNG ĐẠI HâC VN HểA THNH PHị H CH MINH
KHOA DU LCH

TIU LUắN
HõC PHẦN: C¡ Sâ VN HĨA VIàT NAM
TÊN ĐÀ TÀI: Lß hỏi õm trõu ca ngỏi CÂ Tu ó tònh Tha Thiên
Hu¿
Sinh viên thực hián: Đß Thá Thúy Hoa
Lßp: 21DDL1
MSSV: D21DL268
GVHD: Đặng Thá KiÁu Oanh

Thành phß Há Chí Minh, tháng 5 nm 2022


lOMoARcPSD|9242611

MỵC LỵC
Mõ U ................................................................................................................... 2
1.
2.
3.
4.

Bòi cnh hóc thut ......................................................................................... 2
Bòi c¿nh xã hái ............................................................................................... 2
Mÿc tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
Ph°¢ng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3



NàI DUNG ............................................................................................................... 3
1. Tổng quan v lò hỏi õm trõu ca ngỏi CÂ Tu ó Thừa Thiên Hu¿ ........ 3
1.1 Thời gian và địa điểm tổ chức.................................................................. 4
1.2 Diễn trình của lễ hội................................................................................. 5
2. Giá trỏ ca lò hỏi òi vòi ngỏi CÂ Tu ó Thừa Thiên Hu¿ ........................ 7
3. Ý nghĩa của lß hái õm trõu òi vòi ngỏi CÂ Tu ó Tha Thiờn Hu¿ ..... 9
K¾T LU¾N ............................................................................................................... 9
TÀI LIàU THAM KH¾O ..................................................................................... 10

1


lOMoARcPSD|9242611

Mâ ĐẦU
1. Bßi c¿nh hãc thu¿t
Lễ hội là một đề tài được nhiều người đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, đâm trâu là
một nghi lễ khá phổ biến, có mặt trong hầu hết cộng đồng các tộc người ở khu vực
Trường Sơn – Tây Nguyên nên có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và giới
thiệu một cách cụ thể như: Chương, NXB Khoa học Xã hội (2004) đã giới thiệu một cách đầy đủ về lễ hội này.
Tại năm 2008, sinh viên Phạm Thị Thu Hân đã có bài nghiên cứu về của người Bana ở Phú Yên=. Nghiên cứu này đã có một cái nhìn tồn diện hơn về lễ
hội đâm trâu của người Bana ở Phú n.
Trong bài tiểu luận này, tiếp thu các cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu trước để nghiên cứu về Huế và công cuộc bảo tồn, phát triển trong giai đoạn hiện nay=.
2. Bßi c¿nh xã hái

Việt Nam là một nước đa dân tộc có văn hóa đa dạng, phong phú. Các giá trị văn
hóa ấy đã được bảo lưu từ thế này sang thế hệ khác. Một trong những giá trị văn hóa
đó nằm trong các lễ hội truyền thống. Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu ở Thừa
Thiên Huế là một lễ hội đặc sắc và độc đáo trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam và
là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của người Cơ Tu. Việc phát triển
của xã hội ngày nay đã quên đi dần các lễ hội truyền thống. Vì vậy việc bảo tồn,
phục hồi, phát huy rất cần thiết, chính những lí do đó, tơi đã chọn đề tài trâu của người Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế=.
3. Mÿc tiêu nghiên cứu

2


lOMoARcPSD|9242611

Mục tiêu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu được những nét đặc trưng nhất về con
người, mảnh đất, tín ngưỡng, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Thừa
Thiên Huế. Trên cơ sở đó, kết nối với lễ hội đâm trâu từ nguồn gốc, đặc điểm, các
hoạt động đến giá trị văn hóa, ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của người dân. Thứ
hai là dựa vào thực trạng, tiến tới kiến nghị những giải pháp bảo tồn và phát huy
trước những biến động của thời đại và văn minh thế giới, tránh làm mai một truyền
thống của ơng cha.
4. Ph°¢ng pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, thu thập và xử lý tài liệu: là phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong đề tài bằng cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn như Internet, sách,
báo, người địa phương,…dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, số liệu, đoạn
phim, hình ảnh, truyền miệng,... có liên quan đến đề tài. Chúng sẽ được xử lý, chọn
lọc để có những kết luận cần thiết về vấn đề. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp: Phương pháp này giúp thống kê được những số liệu về con người, lịch sử, một
cách chính xác, rõ ràng; phát hiện ra các yếu tố làm mất đi ảnh hưởng đến lễ lễ hội

truyền thống để từ đó đưa ra những giải pháp, cách khắc phục vấn đề trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
NàI DUNG
1. Tổng quan vÁ lò hỏi õm trõu ca ngỏi CÂ Tu ó Tha Thiên Hu¿
Đối với người dân tộc Cơ tu, con trâu là vật nuôi gần gũi với đời sống thường
ngày và cũng là lồi vật quan trọng, bởi đó chính là vật tế Giàng trong những ngày
trọng đại. Nghệ nhân A Lăng Sơn phân tích: tài sản quý, dùng để trao đổi và làm vật trung gian, mà còn là một sứ giả được con
người gửi lên gặp gỡ thần linh trong các buổi lễ." Trâu là biểu hiện quyền lực của
làng bản, lễ hội đâm trâu là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của
3


lOMoARcPSD|9242611

người Cơ Tu, là dịp để đồng bào chung vui, gặp gỡ nhau và dâng đầu trâu tế thần
linh nhằm thơng báo lên Giàng tình hình bn làng mình. Đồng bào Cơ Tu quan
niệm rằng, sau khi nhận lễ vật cúng của dân làng, các thần linh sẽ che chở cho họ,
xua đổi ma rừng đi, dân làng không bị phong tục đâm trâu trong các lễ hội được mùa, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội nhà
Gươl… Lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu cịn có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió
hịa, mùa màng bội thu, cuộc sống của dân làng quanh năm luôn được ấm no, hạnh
phúc…
1.1 Thời gian và địa điểm tổ chức
Không giống như ở những địa phương khác, lễ hội đâm trâu của người Cơ Tu
ở Thừa Thiên Huế khơng có thời gian cố định, cũng khơng được tổ chức thường
niên. Tùy vào tính hình kinh tế của người dân trong làng đó để tiến hành tổ chức.
Thường thì lễ hội sẽ được tổ chức sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong, người
dân khơng cịn bận rộn với việc đồng áng, nương rẫy và có tinh thần vui chơi. Cũng
có lúc được tổ chức cùng ngày với ngày vui của đất nước – Tết độc lập. Khi đó niềm

vui của người dân sẽ nhân đơi. Bên cạnh đó, nghi thức đâm trâu cũng sẽ xuất hiện
trong lễ cúng của làng khi gặp thiên tai hay dịch họa quá lớn, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của người dân.
Lễ hội sẽ được tổ chức ở ngay dưới sân Gươl, nhà sinh hoạt chung của thơn
làng. Nơi đây có một cột X’nur (cây nêu) được trồng ở chính giữa. X’nur là biểu
tượng trung tâm của các hoạt động văn hóa cộng đồng của người Cơ Tu. Xét về
phương diện tinh thần, đây là chiếc cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần
linh thông qua các nghi lễ cầu cúng, hiến tế. Còn về phương diện nghệ thuật, đây là
một sản phẩm điêu khắc dân gian đã đạt đến đỉnh cao cả về nội dung cũng như hình
thức. X’nur được trang trí thành 3 phần: đế, thân và ngọn. Phần đế và thân thường
là một khúc gỗ to dài khoảng 4-5m. Phần ngọn là một ống lồ ô to để nối phần thân
4


lOMoARcPSD|9242611

và ngọn, thường khơng trang trí họa tiết. Thơng thường, x’nur ln được người Cơ
tu trang trí với họa tiết, hoa văn, màu sắc gần gũi thiên nhiên và con người, bao giờ
cũng được dựng vào buổi sáng sớm. Một cột x’nur dùng để cột con trâu được
những người Cơ Tu lớn tuổi, am hiểu phong tục, tập quán, có kinh nghiệm, thể
hiện một cách tỉ mỉ và công phu. Cột x’nur được trang trí hoa văn với 4 màu chủ đạo
là đen, trắng, đỏ, vàng, thể hiện tính thẩm mỹ và nghệ thuật điêu khắc truyền thống
nguồn gốc dân tộc, cầu mong cho buôn làng Cơ Tu luôn trường tồn... Theo quan
niệm của người Cơ Tu, trong ý tưởng tạo hình, cột lễ là cách tái hiện dáng hình của
Thần lúa (Giàng Ha ro) hay hình ảnh của người phụ nữ Cơ Tu trong điệu múa da dã,
họ đưa đơi tay lên trời là tỏ lịng cầu xin hạt lúa của thần linh. Cũng ngay giữa thân
cột, người Cơ Tu thường khắc chạm hình cái cối nằm đối xứng trên dưới. Đây là
hình ảnh vừa mang biểu tượng của no ấm vừa mang ý nghĩa phồn thực. Trên đỉnh
cột lễ là một đoạn tre được chẻ nhỏ tạo thành cái phễu ngửa lên trời, nơi chứa cái
đuôi trâu hay con gà sống mà già làng ném lên trên sau khi kết thúc nghi thức hiến

sinh (đâm trâu). Người Cơ tu xem đây như là một cái bàn thờ, nơi đón nhận sinh khí
của đất trời, nơi thần linh tụ về hưởng thụ lễ vật và chứng giám các nghi lễ hiến sinh.
Ngồi ra cịn nhiều thứ dùng để trang trí phụ họa cho cột x’nur là hai cây lồ ơ cao
vút, cịn ngọn và lá ở hai phía đối xứng, võng cong xuống gần chiếc phễu. Cùng với
đó là các chùm tua rua như hoa và bông lúa, biểu trưng cho sự sinh sơi và phát triển.
1.2 Diễn trình của lễ hội
Lễ hội thường được tổ chức hai ngày một đêm, trâu được dẫn từ chiều hôm
trước và lễ đâm trâu chính sẽ diễn ra vào trưa hơm sau. Để chuẩn bị cho một cuộc
đâm trâu cũng phải mất hai ngày tùy lễ lớn hay nhỏ.
Ngày đầu tiên là công tác chuẩn bị. Mỗi người trong thôn làng đều đã họp và
phân chia cho nhau từng công việc rõ ràng: chuẩn bị rượu cần, trâu, bò, gà, chặt cây
về dựng x’nur... Việc chính là dựng cây x’nur rất cơng phu và tỉ mỉ. Trước đó phải
5


lOMoARcPSD|9242611

có lễ cúng trồng x’nur với lễ vật là một con gà. Sau khi dựng xong cây x’nur, dân
làng đem trâu đến và buộc vào để chuẩn bị cúng tế lên Giàng báo với thần linh và
mời các ngài về chứng giám cuộc đâm trâu ngày mai. Trước khi diễn ra nghi thức
đâm trâu, già làng, người có uy tín trong cộng đồng, sẽ tổ chức cúng trâu tại sân
Gươl. Người Cơ Tu gọi là dục t’rí. Cúng dục t’rí được tiến hành một cách trang trọng
và uy nghi trong một nhà cúng rộng khoảng 4-5m2 bên cạnh nhà Gươl, được bao
bọc bằng những tấm tuốt, tấm choàng thổ cẩm. Ngay giữa sàn cúng đặt 1 mâm lễ
gồm: một con gà luộc chín, một xiên thịt heo nướng, một ống cá nướng, rượu tà vạk,
a cuốt (bánh sừng trâu), ống cơm lam (a vỉ hor)... Già làng và các bậc cao niên có
uy tín am hiểu phong tục, tập qn tập trung khấn cúng Giàng và khấn với Giàng
rằng mọi việc chuẩn bị xong xuôi, ngày mai xin Giàng cho dân làng đâm trâu. Đêm
hơm đó, dân làng ăn uống, nhảy múa,nổi cồng chiêng suốt đêm, cịn các già làng
khóc tế trâu cả đêm như là một lễ tiễn trâu về với Giàng.

Sang ngày thứ hai thì nghi lễ đâm trâu mới chính thức diễn ra. Khi gà rừng
cất tiếng gáy cũng chính là lễ khóc trâu dừng lại và tất cả mọi người chuẩn bị cuộc
đâm trâu .Từng đoàn người đổ về từ khắp mọi nơi vây quanh vật tế trời. Reo hò,
nhảy múa trong tiếng cồng chiêng rộn rã. Những người phụ nữ mặc đồ đẹp cùng
thanh niên trong làng múa điệu da dã quanh con trâu nhiều vòng. Con trâu bị quay
cuồng trong tiếng cồng chiêng chạy quanh cây x’nur như muốn tháo chạy . Khoảng
30 phút sau,khi những điệu múa và tiếng nhạc cất lên thì cuộc đâm trâu bắt đầu.
Người đâm trâu phải là người có uy tín trong làng và là người có những nhát đâm
vơ cùng chính xác. Chỉ đâm đúng ba nhát và nhát cuối cùng phải trúng tim. Phát thứ
nhất làm con trâu lồng lộn lên và sức lực bỗng nhiên mạnh hơn rất nhiều, nó rơi vào
trạng thái hoảng loạn cố chạy quanh cây x’nur nhưng chỉ trong vài phút nhát thứ hai
lại tiếp tục đâm trúng. Lúc này nó như điên tiết hơn trong tiếng reo hị khơng ngớt
của những người dân bao quanh. Chạy một vịng nữa thì nhát quyết định đã làm nó
6


lOMoARcPSD|9242611

ngã quỵ và cuộc đâm trâu kết thúc. Già làng cầm một con dao nhọn đâm vào cổ như
để thông báo với Giàng và thần linh đã hạ gục được vật tế thần. Lúc này người ta
túm đuôi và đầu trâu, vật sang một bên, tuyệt đối khơng để phía hông trâu bị đâm
nằm xuống đất và đầu trâu không bao giờ nằm về phía cột x’nur vì như vậy là không
may mắn và linh hồn trâu không về được với Giàng. Khi trâu chết, dân làng lấy tấm
dồ, tấm tuốt đẹp nhất đắp lên mình trâu, a cuốt, cơm lam, trái cây, chuối chín, gà,
vịt, gạo...cũng được bó vào miệng trâu như hàm ý khi trâu chết về thế giới bên kia
cũng được no đủ. Những người tham dự lần lượt đến chỗ trâu tự lấy các loại bánh,
cơm lam, chuối để ăn, máu trâu được họ bôi lên trán với ước nguyện sức khỏe ln
dồi dào, gia đình hạnh phúc, mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, dân làng đoàn
kết và thương yêu nhau, làm ăn no đủ... Các vị già làng đứng ra làm lễ tế linh hồn
trâu. Trâu sau khi chết, được mổ thịt, chia phần cho các gia đình trong thơn. Đầu

trâu được treo ở vị trí chính giữa nhà Gươl để hồn trâu luôn ở lại và giúp dân làng
no ấm.
Khi trâu chết, người ta lấy chót của đi trâu cùng với một con gà trống còn
sống mang cúng thần linh để báo tin trâu ngã quỵ thành công. Cả con gà và đi trâu
được những người già có uy tín nhất cầm và tung lên ném đúng vào chiếc phểu trêu
đầu cột X’nur. Dân làng reo vui, mừng cho điềm lành và thắng lợi rồi hân hoan mời
khách quý lên nhà Gươl cùng nhau ăn, uống thỏa thích. Trâu được đem xẻ thịt, tiết
trâu, gan, tim và bộ lòng trộn lẫn nhau để cúng Giàng và đãi khách quý, thịt trâu
được đem đi chế biến các món ăn truyền thống...để đãi khách, số còn lại đem chia
đều cho dân làng. Mọi người quây quần bên nhau trong ngôi nhà Gươl uống rượu,
hát lý, đánh chiêng, thổi kèn, múa tung tung da dá cả ngày và kéo dài đến hết đêm
hơm đó. Khi gà rừng cất tiếng gáy vang báo hiệu một ngày mới lại về trên núi rừng
bao la và rộng lớn thì mọi người lần lượt ra về trong men say của tình hữu nghị và
đồn kết.
7


lOMoARcPSD|9242611

2. Giỏ trỏ ca lò hỏi òi vòi ngỏi CÂ Tu ã Thừa Thiên Hu¿
Lễ hội đâm trâu nằm trong nhóm lễ hội liên quan đến cơ quan trong quan hệ
với môi trường tự nhiên và nằm trong hệ thống lễ hội cổ truyền của Việt Nam do đó
nó cũng mang nhiều giá trị chung của lễ hội.
Lễ hội thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng tộc người Cơ Tu. Đó chính
là sức mạnh của cộng đồng. Từ ngàn xưa, săn bắt và hái lượm chính là phương thức
sinh sống phổ biến của các đồng bào ở đây. Trong điều kiện mơi sinh như vậy, địi
hỏi cộng đồng phải gắn kết lại với nhau để các cuộc săn bắt diễn ra thành cơng và
an tồn. Vì vậy, có thể thấy được tính cộng đồng là một trong những yếu tố nổi bậc
khi đề cập đến văn hóa Cơ Tu. Tính cộng đồng được biểu hiện qua việc cả làng cùng
chung tay chuẩn bị. Lễ hội diễn ra thì mọi người đều cùng nhau nhảy múa, ca hát,

ăn uống với nhau, ngay cả việc xẻ thịt trâu cũng chia lại cho mỗi gia đình một ít…
Vì lẽ đó, chính trong mơi trường cộng đồng và bình đẳng ấy đã khơi dậy sự sáng tạo
và thôi thúc mọi người thêm gắn kết; con người cảm thấy mình là người chủ động
trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm cho văn hóa mang tính nhân dân sâu sắc,
có tính lan tỏa rộng. Đó cũng là biểu hiện của truyền thống đoàn kết – phẩm chất tốt
đẹp của người Việt Nam nói chung.
Lễ hội cịn thể hiện giá trị thẩm mĩ. Khơng khí tưng bừng, nhộn nhịp của cả
làng trong q trình chuẩn bị lễ hội hịa chung với tiếng chim muông giữa đại ngàn
là một bức tranh tuyệt đẹp về cả thị giác và thính giác. Khơng gian linh thiêng của
lễ hội trong những nghi thức cúng bái cũng góp phần tô điểm vào vẻ đẹp ấy. Và hơn
hết là những bộ trang phục truyền thống thổ cẩm ẩn chứa nhiều nét hoang dã với
những hoa văn đặc trưng, lấp lánh hạt cườm, leng keng tiếng của những chiếc chuông
nhỏ gắn dưới gấu váy của những cơ sơn nữ. Hình ảnh trống, cồng, chiêng, khèn
mang đậm nét văn hóa của dân tộc Cơ Tu nói riêng và cộng đồng các dân tộc thiểu
só vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung. Tất cả vẽ nên một bức tranh tuyệt
8


lOMoARcPSD|9242611

hảo, mang giá trị thẩm mĩ cao nên được lưu giữ đên ngàn đời sau. Thông qua lễ hội
nhiều giá trị văn hoá khác cũng được phục hồi, sống lại như: nghệ thuật đánh trống,
sáo, kèn và các bài hát đối đáp, múa tung tung da dã, nghệ thuật điêu khắc dân gian,
trang trí dân gian (trang trí x’nur, trang phục). Nghệ thuật ẩm thực cũng được tái
hiện qua việc chế biến và uống rượu cần, nấu cơm lam, a cuốt,… nhằm truyền dạy
cho thế hệ trẻ tự hào về truyền thống văn hố của dân tộc mình. Từ đó có ý thức gìn
giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá riêng của cộng đồng dân tộc. Lễ hội
giúp khuyến khích tài năng cộng đồng. Tthơng qua lễ hội sẽ phát hiện được những
tài năng, năng khiếu của người Cơ Tu về những nhạc cụ của dân tộc mình cũng như
cách đối đáp, nói lý – hát lý, sử dụng các loại nhạc cụ,…Là dịp để con người hội tụ

chung vui, thể hiện ước muốn niềm tin đồng thời cũng là dịp để thể hiện tài năng
của mình về nhiều mặt, nhất là về các hoạt động văn hóa văn nghệ.
3. Ý nghĩa của lß hái đâm trõu òi vòi ngỏi CÂ Tu ó Tha Thiờn Hu
L hội thể hiện chức năng lưu giữ, tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng.
Đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất trong lễ hội. Bởi vì thơng qua lễ hội các giá
trị về văn hóa, lịch sử của cộng đồng được lưu truyền, làm sống lại sức mạnh có từ
thuở cội nguồn của dân tộc, có tác dụng giao lưu, thưởng thức và tuyên truyền gìn
giữ những giá trị văn hóa của dân tộc đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong
địa phương. Thứ hai, chính lễ hội đã mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng
đời sống tinh thần. Sau những ngày lao động vất vả người dân có thể tổ chức những
hội, nhóm, câu lạc bộ,…trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cũng như tham gia các lễ hội
trong thôn, làng tổ chức. Thứ ba là cố kết cộng đồng. Đây cũng chính là giá trị
truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn là một dân tộc cùng chung nguồn gốc cội
nguồn, cùng chung bản sắc văn hóa, cùng chung dịng máu lạc hồng.
K¾T LU¾N

9


lOMoARcPSD|9242611

Lễ hội đâm trâu là kết quả của quá trình đúc kết truyền thống lịch sử, văn hóa,
xã hội và những nếp sống tốt đẹp, tình nghĩa làng bản và tính cộng đồng sâu sắc của
dân tộc Cơ Tu. Nghiên cứu lễ hội này giúp mọi người hiểu hơn về những lĩnh vực
đó, góp phần bảo lưu những nét tốt đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời
biết gạt bỏ những cái lỗi thời, cản trở sự tiến bộ, phản khoa học, phản nhân văn, tăng
cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, củng cố niềm tin và hy
vọng để vươn tới tương lai. Lễ hội đâm trâu là một trong những tài sản quý báu của
nền văn hóa dân tộc, do đó cần được giữ gìn để truyền lại cho con cháu mai sau.
TÀI LIàU THAM KH¾O

1. Các trang tin điện tử /> />2. Lời kể của người dân thôn Bha Bhar, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, Thừa
Thiên Huế.
3. Nguyễn Văn Chương, Mùa xuân với lễ hội đâm trâu, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2004.
4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản, Nhà xuất bản giáo dục,
1999.
5. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, 2010.

10



×