Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Krung điêng của người cơ tu ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁ T TRIỂN

HỒ VIẾT HOÀNG

KRUNG ĐIÊNG CỦA NGƢỜI CƠ TU
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁ T TRIỂN

HỒ VIẾT HOÀNG

KRUNG ĐIÊNG CỦA NGƢỜI CƠ TU
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGÔ ĐỨC THỊNH

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của GS.TS. Ngô Đức Thịnh.
Các tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng,
các trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả.

Ngƣời cam đoan

HỒ VIẾT HOÀNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo trong
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn
khoa học, GS.TS. Ngô Đức Thịnh, đã trực tiếp hƣớng dẫn về mặt chuyên môn, từ nội
dung đến phƣơng pháp nghiên cứu để luận án Tiến sĩ của tôi hoàn thiện hơn.
Bản thân tôi cũng đã nhờ đến sự giúp đỡ về chuyên môn của nhiều đơn vị
nghiên cứu khoa học, các cơ quan, ban ngành trong việc cung cấp tƣ liệu và gợi ý
những hƣớng nghiên cứu. Nhân đây, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến: Phân viện
Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế; Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học
Khoa học Huế; Khoa Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban Dân
tộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện của đơn vị công tác Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Tôi xin trân
trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ đó.
Cuối cùng, xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những ngƣời thân
trong gia đình đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về mặt thời gian, hỗ trợ về vật

chất và tinh thần trong suốt thời gian qua.
Tác giả

HỒ VIẾT HOÀNG


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
4. Nguồn tài liệu ..........................................................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................9
6. Bố cục luận án .......................................................................................................11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................12
1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................................12
1.1.1. Môi trƣờng tự nhiên ........................................................................................12
1.1.2. Môi trƣờng nhân văn .......................................................................................18
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................27
1.2.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................................28
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc ................................................................................31
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tại vùng ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế .............33
1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................37
1.3.1. Một số khái niệm .............................................................................................37
1.3.2. Một số lý thuyết ..............................................................................................44
1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .............................................................49
1.4. Tiểu kết ..............................................................................................................56

Chƣơng 2. KRUNG ĐIÊNG TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN NAY CỦA NGƢỜI
CƠ TU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................................................58
2.1. Quan niệm của ngƣời Cơ Tu về krung điêng ................................................57
2.1.1. Quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan ..................................................57
2.1.2. Krung điêng: quan niệm và phân loại .............................................................67
2.2. Krung điêng truyền thống của ngƣời Cơ Tu .................................................73
2.2.1. Vị trí, qui mô, diện tích ...................................................................................73
2.2.2. Các dấu hiệu nhận biết ....................................................................................78
2.2.3. Vấn đề sở hữu và quản lý ................................................................................83
2.2.4. Các nghi lễ liên quan đến krung điêng ............................................................89

1


2.3. Krung điêng hiện nay của ngƣời Cơ Tu ........................................................94
2.3.1. Các biến đổi.....................................................................................................94
2.3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi ........................................................................105
2.4. Tiểu kết ............................................................................................................111
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ, ĐẶC ĐIỂM CỦA KRUNG ĐIÊNG VÀ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN, PHÁT HUY KRUNG ĐIÊNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN RỪNG HIỆN NAY CỦA NGƢỜI CƠ TU Ở TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ..........................................................................................................113
3.1. Giá trị của krung điêng..................................................................................113
3.1.1. Lịch sử và giáo dục truyền thống ..................................................................113
3.1.2. Cố kết cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị của luật tục ....................114
3.1.3. Văn hóa, tâm linh ..........................................................................................116
3.1.4. Bảo vệ môi trƣờng.........................................................................................117
3.1.5. Giá trị kinh tế ................................................................................................118
3.2. Đặc điểm của krung điêng .............................................................................119
3.2.1. Krung điêng là một dạng đất công đặc thù ...................................................119

3.2.2. Krung điêng thể hiện tri thức bản địa của ngƣời Cơ tu.................................119
3.2.3. Tâm linh rừng của krung điêng .....................................................................123
3.2.4. Tính kế thừa truyền thống .............................................................................131
3.2.5. Krung điêng của ngƣời Cơ Tu trong sự đối sánh với các tộc ngƣời, khu vực
xung quanh ..............................................................................................................133
3.3. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của krung điêng ở ngƣời
Cơ Tu trong phát triển bền vững tài nguyên rừng hiện nay.............................134
3.3.1. Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng .........................135
3.3.2. Vận dụng các giá trị, vai trò của krung điêng vào quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu
quả tài nguyên rừng ..................................................................................................138
3.3.3. Tăng cƣờng vai trò của cộng đồng trong quản lý ..............................................142
3.3.4. Giải quyết mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quản lý .................149
3.3.5. Các giải pháp khác ........................................................................................151
KẾT LUẬN ............................................................................................................154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cb

: Chủ biên

CTQG

: Chính trị Quốc gia


ĐHKH

: Đại học Khoa học

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

KHXH

: Khoa học Xã hội

Nxb.

: Nhà xuất bản

PTBV

: Phát triển bền vững

ST-TN

: Sinh thái tộc ngƣời

T/C

: Tạp chí

TGQ


: Thế giới quan

TNR

: Tài nguyên rừng

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

tr.

: trang

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHDT

: Văn hóa Dân tộc

VHTT

: Văn hóa Thông tin


3


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Dân số và phân bố tộc ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 .......19
Bảng 1.2. Hộ nhân khẩu phân theo xã và dân tộc ở Nam Đông năm 2014 ..............20
Bảng 2.1. Tín ngƣỡng vật tổ, vật kiêng ở một số dòng họ ngƣời Cơ Tu ..................62
Bảng 2.2. Rừng ma của ngƣời Cơ Tu ở xã Thƣợng Long, huyện Nam Đông ..........65
Bảng 2.3. Thần linh trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Cơ Tu ..............................66
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp một số krung điêng truyền thống của ngƣời Cơ Tu ở
huyện Nam Đông ......................................................................................................74
Bảng 2.5. Các dấu hiệu nhận biết về krung điêng của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...78
Bảng 2.6. Sở hữu các loại đất công của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế .........83
Bảng 2.7. Mối quan hệ quyền sở hữu, quản lý của thần linh và cộng đồng làng .....84
Bảng 2.8. Một số quy định trong luật tục đối với krung điêng của ngƣời Cơ Tu .........85
2. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân bố rừng ma và rừng thiêng của ngƣời Cơ Tu ở thôn Aprung,
xã Thƣợng Long ........................................................................................................64
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phân bố một số krung điêng truyền thống của ngƣời Cơ Tu ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................73
Sơ đồ 2.3. Mối quan hệ giữa Thần linh - Già làng - Cộng đồng làng .......................89
Sơ đồ 3.1. Các cấp trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam ...............143
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ trong quản lý giữa Nhà nƣớc - cộng đồng - văn hóa rừng .......150

4


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng rừng bị “chảy máu”, suy kiệt1 đang đặt ra nhiều thách
thức đối với sự quản lý của Nhà nƣớc. Trƣớc thực trạng đó, rất nhiều giải pháp đƣợc
đề cập, trong đó quan trọng nhất là việc khẳng định địa vị pháp lý, vai trò của cộng
đồng địa phƣơng/bản địa cũng nhƣ các giá trị văn hóa truyền thống trong bảo vệ,
quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và phát triển rừng cộng đồng.
Dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết
với rừng ở cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh tinh thần, tâm linh. Đối với họ, rừng
là một phần bản nguyên của con ngƣời, đó không chỉ là không gian mà còn là thời
gian, là sự vĩnh hằng. Sống rừng nuôi, chết rừng chôn, bởi vậy họ sống với rừng
bằng tất cả cuộc đời họ có, và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhƣng
không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn [55, tr. 29].
Trong xã hội truyền thống của ngƣời Cơ Tu, làng là một tổ chức xã hội cơ
bản và duy nhất, ở đó không có tổ chức nào lớn hơn hay nhỏ hơn làng. Đặc tính này
đƣợc phản ánh thông qua vai trò chủ sở hữu và quyền quản lý của làng đối với mọi
tài nguyên đất và rừng. Trong đó, rừng cộng đồng là một dạng đất công thuộc quyền
sở hữu của làng, đƣợc quản lý thông qua luật tục - một công cụ hữu hiệu nhằm đảm
bảo tính chất sở hữu cộng đồng đối với loại hình tài nguyên quan trọng này. Bên
cạnh đó, cùng với luật tục và cao hơn luật tục, ngƣời Cơ Tu còn đƣợc “quản lý” bởi
hệ thống thần linh - thế lực nắm quyền sở hữu và quản lý “tối cao” đối với các tài
nguyên đất và rừng. Gắn liền với hình thức sở hữu và quản lý này là loại hình krung
điêng - một nguồn tài nguyên rừng mang nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần. Theo
tiếng Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, krung là rừng, điêng là kiêng kỵ, cấm đoán.
Nhƣ vậy, “krung điêng” dùng để chỉ về những khu rừng kiêng, kỵ, cấm, cữ trong

1

Nếu năm 1943, Việt Nam có khoảng 14.350.000 ha rừng với độ che phủ 43,7% thì đến năm 1990 chỉ còn lại
9.175.000 ha với độ che phủ 28% diện tích đất rừng trong cả nƣớc. Năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong
công tác phục hồi rừng và trồng rừng, diện tích rừng đã tăng lên 10.905.292 ha với độ che phủ 33,2%. Đến nay,

diện tích rừng vào khoảng 12.307.000 ha với độ che phủ là 36,7% [12].

5


quan niệm của đồng bào nhƣ các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng cấm, rừng đầu
nguồn…
Krung điêng của ngƣời Cơ Tu là một dạng đất công đặc thù; là nơi dự trữ
nguồn lƣơng thực (rừng đầu nguồn), là nơi trú ngụ của thần linh (rừng thiêng), là
nơi cấm mọi ngƣời đến nếu chƣa đƣợc sự đồng tình của thần linh (rừng cấm), là nơi
ranh giới của 2 làng và còn là nơi trả linh hồn ngƣời chết về với thế giới bên kia
(rừng ma)... Chính niềm tin của ngƣời Cơ Tu đối với krung điêng đã hình thành nên
thái độ, cách thức ứng xử, bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý và phát triển rừng có
“đạo đức”, có “văn hóa”, đồng thời giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng
này trong quá trình lịch sử tộc ngƣời, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển những
cánh rừng tự nhiên nguyên sinh cuối cùng còn sót lại.
Tuy nhiên hiện nay, do nhiều nguyên nhân tác động (bối cảnh chính sách;
chuyển biến kinh tế - xã hội - dân cƣ; giao lƣu văn hóa; môi trƣờng sống; sự thay
đổi nhận thức...) đã làm thay đổi cách thức sở hữu và quản lý đất rừng; mối quan hệ
giữa luật pháp và luật tục trong quản lý; quy mô, diện tích, chất lƣợng krung điêng
nói riêng, tài nguyên rừng nói chung giảm sút và nhất là niềm tin của đồng bào đối
với việc bảo vệ và quản lý rừng. Mặt khác, việc duy trì, bảo tồn và phát huy krung
điêng hiện nay nhƣ thế nào, để tránh những mê tín, dị đoan, tránh các hủ tục lạc hậu
cũng đang đƣợc đặt ra cấp thiết.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Krung điêng của người Cơ
Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án Tiến sĩ thuộc chuyên ngành Việt
Nam học tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá đặc trƣng, giá trị, vai trò và những biến đổi của krung
điêng truyền thống của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế dƣới góc độ tiếp cận

liên ngành Khu vực học; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì, bảo tồn các
giá trị tích cực của krung điêng và lồng ghép, vận dụng những giá trị đó vào bảo vệ,
quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng (TNR) hiện nay.

6


Để đạt đƣợc mục đích đó, trong quá trình triển khai các nội dung, luận án cần
đạt đƣợc một số mục tiêu cụ thể sau:
- Nhận diện krung điêng truyền thống của ngƣời Cơ Tu;
- Mô tả thực trạng, sự biến đổi và các thách thức đặt ra đối với krung điêng
hiện nay;
- Chỉ ra đƣợc các đặc điểm, giá trị của krung điêng; làm sáng tỏ vai trò của krung
điêng trong đời sống ngƣời Cơ Tu nói chung và bảo vệ môi trƣờng, TNR nói riêng;
- Đề xuất việc duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực của krung
điêng trong việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về đất đai nhƣ giao đất giao
rừng, thực hiện sự “đa dạng pháp luật”, quản lý tài nguyên dùng chung, tài nguyên
đất công, TNR, sinh kế của cộng đồng và hƣớng tới sự phát triển bền vững (PTBV)
trong quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn TNR.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các krung điêng truyền thống và hiện
nay trong khu vực sinh thái của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
- Luận án đề cập đến 3 loại rừng cơ bản của krung điêng: rừng thiêng,
rừng ma, rừng đầu nguồn. Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Cơ Tu, rừng
thiêng cũng đồng thời là rừng ma, rừng đầu nguồn và ngƣợc lại (vì thế, trong
nội dung krung điêng truyền thống rất khó phân thành nhóm các loại rừng để
nghiên cứu). Tuy nhiên, từ sau năm 1975, việc phân chia thành các loại rừng

của krung điêng trở nên rõ ràng hơn, với các chức năng, ý nghĩa rất cụ thể, nhƣ
rừng ma/bônl ping dùng để chôn ngƣời chết; rừng đầu nguồn là nơi lƣu giữ các
nguồn động thực vật, đầu nguồn nƣớc...; rừng thiêng thƣờng đƣợc sử dụng cho
các nghi lễ của làng.
- Luận án tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá các đặc trƣng, giá trị và vai
trò của krung điêng truyền thống nhằm vận dụng vào sự PTBV krung điêng nói
riêng và tài nguyên rừng nói chung hiện nay của ngƣời Cơ Tu.

7


3.2.2. Phạm vi thời gian
Luận án sử dụng mốc thời gian năm 1975 (trƣớc và sau) để phân thành krung
điêng truyền thống và hiện nay (mang tính tƣơng đối) nhằm làm rõ những biến đổi
và nguyên nhân của sự biến đổi, bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nƣớc sau năm 1975, đặc biệt là (1) sự thay đổi về sở hữu và quản lý tài
nguyên rừng nói chung và krung điêng nói riêng; (2) ban hành luật đất đai; (3) các
chính sách về giao đất và giao rừng; (4) quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
- Chủ trƣơng thực hiện quá trình di dân từ sau năm 1975, nhất là giai đoạn từ
năm 1986 đến nay đã dẫn đến sự xáo trộn về mặt dân cƣ tại địa bàn cƣ trú của ngƣời
Cơ Tu (riêng tại địa bàn huyện Nam Đông, năm 2014, số lƣợng ngƣời Kinh lên đến
14.519 ngƣời);
- Quá trình sắp xếp lại dân cƣ tại địa bàn dân tộc Cơ Tu nhằm (1) thành lập
các lâm trƣờng, các khu vực bảo vệ, bảo tồn động thực vật; (2) di chuyển ngƣời dân
đến các vùng đất thuận lợi hơn, tập trung hơn...
3.2.3. Phạm vi không gian
Để thực hiện đề tài, luận án đã giới hạn phạm vi nghiên cứu bằng việc chọn
điểm nghiên cứu cụ thể, bao gồm:
+ Tập trung vào điểm nghiên cứu: Xác định phạm vi nghiên cứu là địa bàn

huyện Nam Đông, trong đó tập trung vào điểm nghiên cứu với 21 làng/thôn, bao gồm:
thôn 1 - Ca Đông, thôn 2 - A Xăng, thôn 3 - Cha Ke, thôn 4 - A Gông, thôn 5 - Tà Vạc,
thôn 6 - A Chiếu, thôn 7 - A Giai, thôn 8 - Aprung, xã Thƣợng Long; thôn La Vân,
thôn A Xách, thôn Ta Lu, thôn A Tin, thôn Ta Rinh, xã Thƣợng Nhật; thôn Dỗi, thôn
La Hồ, thôn Cha Măng, xã Thƣợng Lộ; thôn 1, 2, 3, 4, 5, xã Thƣợng Quảng. Việc xác
định điểm nghiên cứu dựa trên nhiều tiêu chí nhƣ đặc trƣng khu vực sinh thái, lịch sử
tộc ngƣời, bảo tồn giá trị văn hóa, sự phong phú đa dạng của các krung điêng… Do đó,
tại các xã Hƣơng Hữu, Hƣơng Sơn (huyện Nam Đông), xã Hƣơng Nguyên, Hƣơng
Lâm (huyện A Lƣới) mặc dù mật độ ngƣời Cơ Tu chiếm tỉ lệ cao nhƣng lại không đáp
ứng các tiêu chí đề ra của luận án nên không đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu.

8


+ Bên cạnh đó, để có cách nhìn đối sánh, khách quan, luận án cũng đã tiến
hành điều tra, phỏng vấn tại 07 thôn/làng ngoài điểm nghiên cứu chính, gồm: thôn
Paring, thôn Arom, xã Hồng Hạ, huyện A Lƣới; thôn A Réc 1, thôn A Réc 2, thôn
Aur, xã A Vƣơng, huyện Tây Giang; thôn Tà Vạc, thị trấn Prao; thôn Pa Nai, xã Tà
Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để nhận thấy đƣợc quá trình lịch sử tộc
ngƣời cũng nhƣ thái độ, cách thức ứng xử, bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp lý krung
điêng của ngƣời Cơ Tu ở những vùng sinh thái tộc ngƣời khác nhau.
4. Nguồn tài liệu
Luận án đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu thành văn, bao gồm các tài liệu về chủ trƣơng, chính sách
của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam liên quan đến đất đai, tài
nguyên rừng, giao đất giao rừng, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, các hình thức
quản lý, sinh kế, PTBV; các tài liệu về ngƣời Cơ Tu và khu vực nghiên cứu; các
công trình nghiên cứu về rừng thiêng, rừng ma, rừng cấm, rừng đầu nguồn liên quan
đến krung điêng của ngƣời Cơ Tu.
- Nguồn tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu

gồm 21 thôn/làng của các xã Thƣợng Long, Thƣợng Nhật, Thƣợng Quảng, Thƣợng
Lộ (huyện Nam Đông) và 07 thôn/làng tại xã Hồng Hạ (huyện A Lƣới), xã A
Vƣơng (huyện Tây Giang), thị trấn Prao, xã Tà Lu (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam). Để thu thập nguồn tài liệu này, luận án đã lập bảng hỏi, phiếu điều tra để
khảo sát, phỏng vấn cộng đồng ngƣời Cơ Tu tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, do
các biến can thiệp để đối chứng không phù hợp, không có độ sạch của thông tin,
không hiệu quả trong việc định lƣợng các thông số (do nhiều nguyên nhân đem lại,
ví dụ nhƣ việc không hiểu ngôn ngữ, không trung thực, khách quan trong điều tra,
phỏng vấn - từ cả hai phía…) nên các thông tin thu đƣợc từ bảng hỏi, phiếu điều tra
chỉ có giá trị tham khảo trong nội dung luận án.
- Các công trình nghiên cứu của tác giả về rừng tâm linh, krung điêng của
ngƣời Cơ tu, Tà Ôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9


5.1. Về mặt khoa học
- Luận án là công trình khoa học nghiên cứu toàn diện, hệ thống trên cơ sở
tiếp cận liên ngành của Khu vực học về vấn đề krung điêng nói chung và krung
điêng của ngƣời Cơ Tu nói riêng.
- Luận án đã làm rõ hệ thống khái niệm, phân loại và cách tiếp cận trong
nghiên cứu về vấn đề krung điêng của ngƣời Cơ Tu.
- Luận án đã xây dựng một hệ thống thông tin lý thuyết liên quan đến krung
điêng dựa trên quan điểm toàn diện, bao gồm các khái niệm, phân loại, cũng nhƣ
các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu krung điêng của ngƣời Cơ Tu.
- Luận án đã phân tích, đánh giá krung điêng trên cơ sở những góc nhìn tham
chiếu khác nhau, từ các đặc điểm về khu vực, vùng sinh thái tộc ngƣời (ST-TN) cho
đến các khía cạnh về Lịch sử, Nhân học/dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội học...
trong sự đối sánh với các dân tộc, khu vực xung quanh.

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tạo cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách
giao đất, giao rừng, các vấn đề liên quan đến luật đất đai và xem đây là giải pháp cơ
bản cho PTBV TNR ở các dân tộc thiểu số miền núi.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án tập hợp thành một hệ thống những kết quả khảo sát về các chỉ dấu,
các biểu hiện của krung điêng trên địa bàn thực tiễn, góp phần mô phỏng một cách
đầy đủ về hiện trạng của các khu rừng trong không gian nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của luận án đã giải quyết và làm sáng tỏ vị thế, tầm
quan trọng của TNR đối với toàn bộ đời sống văn hóa - xã hội ngƣời Cơ Tu; đặc
biệt nhấn mạnh những đặc trƣng, giá trị và vai trò của krung điêng cũng nhƣ việc
cần thiết phải vận dụng các giá trị tích cực của krung điêng truyền thống trong bảo
vệ, quản lý, sử dụng hợp lý và PTBV TNR hiện nay.
- Luận án đƣa ra cái nhìn khách quan và thực tế, góp phần hỗ trợ cho các cơ
quan chức năng, những ngƣời làm luật pháp trong việc khẳng định địa vị pháp lý
của cộng đồng địa phƣơng và các krung điêng truyền thống, cũng nhƣ trong quá
trình hoàn thiện luật đất đai, xây dựng cơ chế quản lý tài nguyên dùng chung, tài

10


nguyên đất công, chính sách quản lý rừng “đặc thù” hiện nay hay chính sách giao
đất, giao rừng; từ đó nhằm hƣớng tới xây dựng chiến lƣợc PTBV cho ngƣời Cơ Tu
nói riêng và các dân tộc thiểu số miền núi nƣớc ta nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà nghiên cứu, các cơ quan soạn thảo và thẩm định văn bản pháp luật, các sinh viên
và học viên cao học thuộc chuyên ngành KHXH và những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Tổng quan địa bàn, tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết,

phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 2. Krung điêng truyền thống và hiện nay của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
- Chƣơng 3. Giá trị, đặc điểm của krung điêng và giải pháp bảo tồn, phát huy
krung điêng trong phát triển bền vững tài nguyên rừng hiện nay của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh
Thừa Thiên Huế

11


Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu về môi trƣờng sống của con ngƣời, có nghĩa là cả môi trƣờng tự
nhiên và môi trƣờng xã hội có tác động đến con ngƣời. Nói một cách đơn giản “Môi
trường tự nhiên sẽ giúp con người lớn lên về mặt thể xác, còn môi trường xã hội thì
giúp con người lớn lên về mặt tâm hồn” [74, tr. 20].
1.1.1. Môi trƣờng tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Ngƣời Cơ Tu cƣ trú chủ yếu ở phía tây bắc tỉnh Quảng Nam, phía tây nam tỉnh
Thừa Thiên Huế và tỉnh Sekong, Saravan, Champassak, nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào. Ngƣời Cơ Tu cƣ trú ở vị trí tiếp giáp giữa vùng núi bắc miền Trung với
vùng Tây Nguyên (là nơi thƣờng diễn ra rất nhiều sự xáo trộn về mặt dân cƣ trong
lịch sử) về phía tây nam; tiếp giáp với ngƣời Tà Ôi, Bru - Vân Kiều ở khu vực tây
bắc; ngƣời Kinh ở phía đông.
Trong lát cắt phần phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, các dân tộc thiểu số lấy
dãy Trƣờng Sơn làm địa vực cƣ trú chủ yếu của mình. Nếu nhƣ khu vực phía tây
bắc là địa vực cƣ trú của ngƣời Tà Ôi, thì khu vực phía tây nam là địa vực cƣ trú
của ngƣời Cơ Tu (phân bố chủ yếu ở huyện Nam Đông và các xã Hƣơng Lâm,
Hƣơng Nguyên, Hồng Hạ, huyện A Lƣới). Chính sự chia cắt bởi địa hình (đồi, núi,

sông, suối) theo chiều bắc - nam, tây - đông đã tạo nên những địa bàn cƣ trú tập
trung và biệt lập của các dân tộc và nhóm tộc ngƣời ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc phân bố chủ yếu ở sƣờn phía đông
của dãy Trƣờng Sơn, kết hợp với dãy Bạch Mã ở phía đông do dãy Trƣờng Sơn đâm ra
biển đã tạo nên một vòng cung bao bọc với nhiều núi cao, dốc. Bên cạnh đó, khu vực
dãy Bạch Mã nằm ở vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc, nơi có sự giao thoa của hai vùng khí hậu
nhiệt đới ở phía Bắc và á nhiệt đới ở phía Nam. Chính những đặc điểm này đã làm cho
địa bàn cƣ trú của ngƣời Cơ Tu có đặc trƣng về khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng, TNTN
tƣơng đối khác biệt so với các vùng khác.

12


Các điểm nghiên cứu của luận án tập trung tại 4 xã Thƣợng Quảng, Thƣợng
Long, Thƣợng Nhật và Thƣợng Lộ. Các xã này có đặc điểm nằm về phía nam của
huyện Nam Đông, nơi có địa hình đồi núi cao và tiếp giáp với huyện Đông Giang,
Tây Giang của tỉnh Quảng Nam về phía Nam. Về phía tây, xã Thƣợng Nhật tiếp
giáp với xã Hƣơng Nguyên, huyện A Lƣới; về phía đông, xã Thƣợng Lộ tiếp giáp
với xã Hƣơng Lộc và Đà Nẵng; về phía bắc, các xã này tiếp giáp với các xã Hƣơng
Sơn, Hƣơng Hữu, Hƣơng Giang, Hƣơng Hòa và thị trấn Khe Tre. Nhƣ vậy, đặc
điểm của địa hình đã phân chia vị trí, khu vực cƣ trú của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa
Thiên Huế chứ không phải ranh giới hành chính nhƣ bây giờ.
1.1.1.2. Địa hình
Vùng núi đồi chiếm hơn 70% diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm chủ yếu
ở phía tây và phía nam và cơ bản thuộc địa phận các huyện A Lƣới, Nam Đông, Phú
Lộc. Phía Tây là một đoạn của dãy Trƣờng Sơn qua địa phận Thừa Thiên Huế với
những đỉnh núi cao từ 500 - 1.000m, trong đó có những đỉnh núi cao nhƣ Động Ngại
(1.774m), Động Pho (1.436m). Điều cần lƣu ý là những đỉnh núi cao nhất không nằm
trên biên giới Việt - Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ nƣớc ta. Do vậy, một số con sông
bắt nguồn từ dãy núi này chảy qua thung lũng A Lƣới sang Lào nhƣ sông A Sáp. Phía

nam tỉnh là dãy núi Bạch Mã xuất phát từ dãy núi Trƣờng Sơn đâm ngang ra biển với
những đỉnh núi cao trên 1.000m ngăn cách giữa Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng,
Quảng Nam. Những đỉnh núi cao nhất trong dãy Bạch Mã là Động Ruy (1.220m),
Bạch Mã (1.444m, một phần thuộc địa phận xã Thƣợng Lộ, huyện Nam Đông), núi
Mang (1.702m, thuộc địa phận xã Thƣợng Lộ, huyện Nam Đông; nơi tiếp giáp giữa
Quảng Nam và Đà Nẵng đoạn qua xã Tƣ, huyện Đông Giang), núi A Tin (A Lin,
1.298m, thuộc địa phận tiếp giáp giữa xã Thƣợng Long, Thƣợng Nhật, huyện Nam
Đông và xã A Vƣơng, huyện Đông Giang và xã Tà Lu, huyện Tây Giang; đây là khu
vực có nhiều khu vực krung điêng, đặc biệt là krung điêng La Vân) [85, tr. 10 - 11].
Địa hình cƣ trú chủ yếu của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc bao bọc
bởi những dãy núi Trƣờng Sơn và Bạch Mã với nhiều núi cao trên 1.000 m (nhƣ đỉnh
A Tuất cao 2.500m, núi Mang cao 1.708m...) kết hợp với hệ thống thủy văn dày đặc

13


đã tạo nên rất nhiều sự chia cắt, biệt lập và khá phức tạp ảnh hƣởng đến cuộc sống
của đồng bào. Đây cũng là lý do dẫn đến câu chuyện ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên
Huế thƣờng dựa theo đƣờng sông suối để di chuyển và cũng vì thế mà trong quá trình
điền dã chúng tôi nhận thấy, mặc dù rất gần nhau về địa lý nhƣng do địa hình núi cao
nên việc di chuyển của ngƣời Cơ Tu từ huyện Hiên (Tây Giang, Đông Giang), tỉnh
Quảng Nam sang huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu dựa vào 3 con
đƣờng di chuyển theo lƣu vực các khe suối.
1.1.1.3. Khí hậu
Địa bàn cƣ trú của ngƣời Cơ Tu nằm ở vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, nơi giao
thoa của hai vùng khí hậu nhiệt đới ở phía Bắc và á nhiệt đới ở phía nam tại khu
vực Bạch Mã, kết hợp với địa hình bị chia cắt bởi đèo, núi, sông, suối đã đem đến
cho khu vực này chế độ khí hậu rất đặc biệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 24 độ C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 9 độ C, cao nhất khoảng 41 độ C.
Địa hình bị chia cắt bởi núi đèo, đặc biệt vai trò chắn gió của dãy Trƣờng Sơn

và dãy Bạch Mã với nhiều núi cao trên 1.000m; lại nằm trong vùng chuyển tiếp của khí
hậu miền Bắc và miền Nam, nơi vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc và gió mùa
tây nam, nên khu vực cƣ trú của ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc trƣng về
khí hậu là mƣa nhiều trong mùa đông kết hợp với độ ẩm cao và nắng nóng trong mùa
hạ cùng với đó là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ, lụt, giông, lốc, bão.
Mùa mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12 (trong đó, lƣợng mƣa tập
trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12), với lƣợng mƣa trung bình hàng năm của
toàn tỉnh là trên 2.700mm, riêng ở khu vực Bạch Mã, Nam Đông và Thừa Lƣu là
trên 4.000mm [117, tr. 280], đƣợc xem là khu vực có lƣợng mƣa lớn nhất của cả
nƣớc. Bên cạnh đó, do mƣa nhiều trên diện rộng, cộng với hệ thống sông suối dày
đặc và các con sông lại ngắn, độ dốc cao trong khi các cữa sông đổ ra biển thì nhỏ,
hẹp nên dẫn đến tình trạng mùa lũ, lụt thƣờng xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12.
Trong khi đó, mùa khô thì rất nắng, nóng (đặc biệt là khu vực thung lũng
giữa núi). Tuy nhiên, do là vùng đất hội tụ của hai vùng khí hậu, nên tình trạng
nắng, nóng ở khu vực này rất dễ gây ra thời tiết cực đoan nhƣ mƣa giông, lốc, sấm,
sét. Hiện tƣợng sấm, sét thƣờng xuyên xảy ra vào mùa khô và cũng gây nên rất

14


nhiều tai ƣơng cho ngƣời Cơ Tu trong lịch sử tộc ngƣời nhƣng họ lại không thể giải
thích đƣợc. Chính vì thế, trong quan niệm của ngƣời Cơ Tu, họ rất sợ sấm, sét. Họ
cho rằng, khi có hiện tƣợng sấm, sét là vì do ai đó đã phạm tội với thần linh, trời đất
nên bị trừng phạt, nhiều khi bằng chết xấu.
Đặc điểm khí hậu trong vùng cƣ trú của ngƣời Cơ Tu đã tạo ra hệ thống động,
thực vật vô cùng phong phú và đa dạng cho vùng đất này và là nguyên nhân để hình
thành nên các khu rừng tự nhiên, nguyên sinh tồn tại và phát triển cho đến hiện nay.
“Phân hóa khí hậu quan trọng nhất là phân hóa khí hậu theo độ cao, phân hóa giữa
phía đông và tây Trường Sơn và phân hóa giữa các dạng địa hình thể hiện rõ nhất
qua các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, hướng và tốc độ gió. Sự phân hóa này góp phần

hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo ra các vùng sinh thái khác nhau với
các hệ động - thực vật phong phú và đa dạng” [85, tr. 125 - 126].
1.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Hệ thống sông suối ở Thừa Thiên Huế chủ yếu đều xuất phát từ sƣờn đông
Trƣờng Sơn (trừ sông A Sáp bắt nguồn từ tây Trƣờng Sơn và chảy qua đất nƣớc
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với khoảng hơn hai trăm dòng nƣớc, sông suối có
độ dài trên 10km. Cùng với dạng địa hình từ tây sang đông rất ngắn, hẹp là địa hình
rất dốc và nhiều thác ghềnh đƣợc cấu tạo từ đá cứng. Bên cạnh đó, do đặc điểm về
khí hậu thƣờng mƣa nhiều vào mùa mƣa và ít mƣa vào mùa khô nên dẫn đến tình
trạng thủy văn rất phức tạp. Thƣờng lũ lụt lớn vào mùa mƣa và hạn hán vào mùa
khô, gây nên rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của ngƣời dân không chỉ vùng núi,
gò đồi mà cả ở vùng đồng bằng, đầm phá, ven biển.
Vùng cƣ trú của ngƣời Cơ Tu là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, suối lớn
nhƣ sông Thƣợng Nhật, khe suối Akà, sông Hai Nhất, khe suối Cha moon, khe suối
Ma Rai, khe suối La Vân, khe suối Mụ Nú… và các chi lƣu khác để hợp thành 3
con sông lớn đổ về phía đông đó là sông Bồ, sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch.
Đặc biệt, do địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Cơ Tu nằm ở sƣờn phía đông
của dãy Trƣờng Sơn, nơi có địa hình núi cao (thƣờng trên dƣới 1.000m), là nơi
điểm đầu của rất nhiều con khe, sông, suối với các vực rất sâu. Mặt khác, ngƣời Cơ
Tu thƣờng có đặc tính sống ở vùng núi cao, là nơi bắt đầu của các nguồn nƣớc khe, sông, suối đƣợc tạo ra từ những dãy núi cao, hùng vĩ. Điều này tạo ra rất nhiều

15


khó khăn, nguy hiểm và nhƣng cũng rất bí ẩn trong quan niệm của ngƣời Cơ Tu.
Các con sông, suối, khe mang lại cho họ nhiều tài nguyên phục vụ cuộc sống nhƣng
cũng không ít tai ƣơng. Vì thế, ngƣời Cơ Tu luôn dành thái độ ứng xử “tôn trọng”,
“tâm linh hóa” đối với các khe, suối, sông này.
1.1.1.5. Thổ nhưỡng
Khu vực đất đai đồi núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm ¾ diện tích đất tự

nhiên đƣợc cấu tạo từ các loại vỏ phong hóa của đá có nguồn gốc địa chất và thành
phần khác nhau nhƣ macma xâm nhập, trầm tích lục nguyên, trầm tích biến chất.
Đây cũng là khu vực có nhiều loại đá mẹ có nguồn gốc và tuổi địa chất khác nhau.
Cấu tạo các hệ phức hệ macma xâm nhập thƣờng bao gồm granit các loại,
granodiorit, diorite, gabrodiorit. Do thành phần khoáng vật không thuần nhất lại
chứa hàm lƣợng thạch anh cao nên khó bị phá hủy, dƣới tác động của các quá trình
phong hóa và quá trình hình thành đất, các đá mẹ này thƣờng hình thành các loại đất
màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt. Chiếm diện tích phổ biến nhất ở vùng đồi núi
Thừa Thiên Huế là đá trầm tích, bao gồm trầm tích lục nguyên (phân bố rộng nhất,
với các tổ hợp thƣờng là đá phiến sét, đá sa phiến thạch, đá sét - bột kết, bột kết, cát
kết, cuội - sỏi kết, do sự phong hóa khác nhau nên đã hình thành nên các tầng đất
với màu đỏ vàng, vàng nhạt hoặc vàng xám) và trầm tích cacbonat.
Khu vực đồi núi Thừa Thiên Huế còn có sự xuất hiện của loại đá biến chất với
diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở tây nam A Lƣới (dọc biên giới Lào - Việt) và một
chỏm nhỏ ở Nam Đông. Đá biến chất bao gồm các loại đá gơnai, phiến thạch mica,
phylit, granitnai… thƣờng cho ra đất có tầng dày, màu đỏ vàng [117, tr. 151 - 153].
Từ các yếu tố cơ bản cấu thành đất ở vùng miền núi, cùng với đặc trƣng của
khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng… đã hình thành nên các nhóm đất khác nhau ở vùng
đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣ nhóm đất xám bạc màu có diện tích 800 ha, chiếm
0,16% diện tích tự nhiên của tỉnh (phân bố chủ yếu ở huyện A Lƣới, vùng lâm trƣờng
các xã Phong Sơn, Phong An, huyện Phong Điền); nhóm đất đỏ vàng có diện tích
347.431 ha, chiếm 68,71% tổng diện tích tự nhiên (phân bố ở khu vực đồi núi các
huyện Nam Đông, A Lƣới, Phong Điền, Phú Lộc, Hƣơng Trà, Hƣơng Thủy); nhóm
đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của
tỉnh (phân bố chủ yếu ở A Lƣới, Nam Đông, Phú Lộc)… [117, tr. 172 - 177].

16


Nhƣ vậy, thổ nhƣỡng ở vùng đồi núi Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực

cƣ trú của ngƣời Cơ Tu nói riêng rất phong phú và đa dạng. Cùng với sự xuất hiện
của các loại đá mẹ kết hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, thủy văn đã làm cho các
loại đá mẹ này bị phong hóa ở những mức độ khác nhau và hình thành nên các loại
đất đá đặc trƣng của vùng đồi núi. Ở vùng núi cao, rừng rậm (thƣờng có độ cao trên
900 m) và vùng núi thấp (độ cao từ 250 - 900 m) là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
và đất feralit đỏ vàng; ở vùng đồi (độ cao từ 15 - 250 m) đƣợc phân bố bởi đất
feralit đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất cát hoặc đất xám bạc màu phát triển trên phù
sa cổ. Bên cạnh các loại đất đá phổ biến nêu trên, ở khu vực phân bố của ngƣời Cơ
Tu có sự xuất hiện của một số đồi núi đá trắng (nhƣ ở Bônl Paro, xã Thƣợng Nhật;
làng A Réc 1, xã A Vƣơng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam); một số đồi núi có
cấu tạo địa hình rất kì lạ (nhƣ ngọn đồi có hình dạng đầu ngựa ở Bônl Axe) …
1.1.1.6. Tài nguyên rừng
Từ những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng đã tạo ra
một hệ sinh thái vùng núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và vùng cƣ trú của
ngƣời Cơ Tu nói riêng có giá trị cao về TNR, đặc biệt là sự đa dạng sinh học, bao
gồm sự đa dạng của các giống loài động, thực vật và sự đa dạng của các nguồn gien
di truyền. Khu vực cƣ trú của ngƣời Cơ Tu ở vùng núi cao và trung bình, lại nằm
trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới với dạng địa hình phức tạo là điều kiện thuận lợi
cho việc tồn tại và phát triển TNR và các tài nguyên khác liên quan đến rừng.
Theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có nhiều khu rừng tự nhiên còn
sót lại của Việt Nam, chiếm đến 35% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đặc biệt, các nhà
nghiên cứu đã phát hiện một dãi rừng xanh kéo dài từ đèo Hải Vân đến tận biên giới
Việt - Lào, vƣợt qua biên giới và chỉ dừng lại khi gặp sông Mê Kông. Chính điều
này đƣợc nhà lâm học Thái Văn Trừng đánh giá là “rừng kín thường xanh mưa mùa
nhiệt đới điển hình của Việt Nam”, đây là kiểu rừng rú kín vùng thấp, với các tầng
gỗ cao 40 - 50m, gỗ cao trung bình 20 - 30m, tầng dƣới tán cao 8 - 15m; cây bụi
thấp mọc rải rác 2 - 8m, có kết cấu nhiều tầng và trữ lƣợng gỗ rất lớn, trong đó có
nhiều loại gỗ cũng nhƣ nhiều loại động vật quý hiếm [117, tr. 287].
Diện tích rừng tự nhiên lớn, hơn 205 ngàn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích
đất lâm nghiệp, kết hợp với nền nhiệt thấp, độ ẩm cao và là nơi hội tụ của hai nền thực


17


vật tƣơng ứng với hai miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới nên đã tạo ra một hệ động,
thực vật rất phong phú và đa dạng, trong đó, có rất nhiều loại động, thực vật trong các
khu rừng của Thừa Thiên Huế đƣợc đƣa vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Trong
đó, về hệ thực vật, với tài nguyên thực vật rừng có trên 1.728 loài (riêng tại vƣờn
Quốc gia Bạch Mã đã có đến 1.406 loài); về hệ động vật, thƣờng gặp các chủng quần
động vật không xƣơng sống cũng nhƣ động vật có xƣơng sống. Tính phong phú và
đa dạng của động, thực vật càng làm cho đời sống vật chất, tâm linh của ngƣời Cơ
Tu thêm sinh động. Những cây, con đặc biệt, quý hiếm (cây dây leo Đha Vân, lá cọ,
cây kim giao, chim Tring, rùa, cá màu đỏ - Axiu Proông...), thƣờng gây nguy hiểm
(hổ, trăn, rắn...) càng tăng tính tâm linh trong quan niệm của ngƣời Cơ Tu.
1.1.2. Môi trƣờng nhân văn
1.1.2.1. Tộc danh và sự phân bố dân cư
Cho đến hiện nay vẫn chƣa có những lý giải thấu đáo về tộc danh ngƣời Cơ
Tu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngƣời Cơ Tu có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ
Teu, Kato, Cao, Attouat, Nguồn Ta, Kao, Khat, Thap, Phuong, Ta River-Van Kieu,
Kaoto, Kanto, Cơ tu, Cơ Tu, Cơtu, K’tu, Ka Tu, Ka tu, Katu, Ca Tu [26; 102; 103;
119...]. Một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy, “Cơ Tu” không phải là tộc danh mà
từ chung dùng để gọi ngƣời hoang dã, ngƣời ở “trên kia”, phía sâu “trong núi” và có
thể kể cả ở bên Lào [59]. Ý kiến này đƣợc tác giả Schrock bổ sung “tên gọi Katu/Cơ
Tu nghĩa là “dã man” và đƣợc gọi bởi những tộc ngƣời lân cận” [dẫn theo: 103, tr. 9].
Theo Le Pichion, “vào năm 1913, ông Sogny đã xác quyết những người Mọi (Katu)
cấu thành chủng tộc riêng, có một thổ ngữ chung với nhau. Ông ta kiểm kê đến 250
làng và ước lượng dân số lên đến 10.000 người. Ông đặt tên cho họ là Katu và đồng
thời bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ, phong tục tập quán của họ” [59 (a), tr. 361].
Từ hƣớng tiếp cận về từ nguyên, tác giả Tạ Đức cho rằng, tên gọi Cơ Tu
cùng với tên gọi của các tộc ngƣời cùng ngành Ta ôi, Paco, Bru cho thấy có chung

một nghĩa đen là “ngƣời”: Ya=Ka=Ta=Pa=Ba [26, tr. 18]. “Từ Tu trong ngôn ngữ
Katu nhằm để chị vị trí ở đầu ngọn, chẳng hạn như Tu long: ngọn cây; Tom tu: nói
có đuôi có đầu; Tu dak: đầu nguồn nước; Coh là từ nhằm để chỉ phương hướng,
phương vị, chẳng hạn Coh Ping: ở trên; Coh jub: ở dưới. Sự kết hợp chữ Coh + Tu
là cách lý giải dễ chấp nhận trong ý nghĩa kết hợp, nhằm xác định nơi cư trú về
phía (Coh) và nguồn nước (Tu)” [102, tr. 31 - 32].

18


Từ những lý giải trên và căn cứ tính pháp lý hiện nay đƣợc quy định trong
danh mục “Thành phần các dân tộc ở Việt Nam”, kết hợp với quá trình đi điền dã
tại địa bàn ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thống nhất sử dụng tộc
danh “Cơ Tu” trong luận án.
Theo số liệu thống kê của Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009,
ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 14.432 ngƣời, phân bố ở huyện Nam Đông
là 10.133 ngƣời (tập trung tại xã Thƣợng Quảng, Thƣợng Long, Thƣợng Nhật,
Thƣợng Lộ, Hƣơng Hữu, Hƣơng Sơn); huyện A Lƣới là 3.994 ngƣời (tập trung tại
xã Hƣơng Lâm, Hƣơng Nguyên, Hồng Hạ, Thị trấn A Lƣới, A Đớt); huyện Hƣơng
Trà là 303 ngƣời (xã Bình Thạnh, Hồng Tiến); huyện Phong Điền là 02 ngƣời.
Bảng 1.1. Dân số và phân bố tộc ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009
TT

Huyện, xã/thị trấn

Dân số

I

Nam Đông


10.133

1

Thƣợng Quảng

1.110

2

Thƣợng Long

2.228

3

Thƣợng Nhật

1.811

4

Thƣợng Lộ

1.078

5

Hƣơng Hữu


2.358

6

Hƣơng Sơn

1.390

7

Hƣơng Phú

92

8

Khe Tre

43

9

Hƣơng Hòa

23

II

A Lƣới


3.994

1

Hƣơng Nguyên

1.096

2

Hƣơng Lâm

1.633

3

Hồng Hạ

606

4

Thị trấn A Lƣới

217

5

A Đớt


277

6

Hồng Thƣợng

38

7

Hồng Vân

34

8

Đông Sơn

63

19


9

A Ngo

25


10

Hồng Trung

5

III

Hƣơng Trà

303

1

Bình Thành

205

2

Hồng Tiến

97

3

Bình Điền

1


IV

Phong Điền

2

1

Phong Sơn

2

(Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Báo cáo về dân số,
lao động, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi năm 2009 tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tuy nhiên, đến 31 tháng 12 năm 2014, dân số ngƣời Cơ Tu ở huyện Nam
Đông đã tăng lên hơn 11.000 ngƣời:
Bảng 1.2. Hộ nhân khẩu phân theo xã và dân tộc ở Nam Đông năm 2014
Tổng số
Đơn vị

Phân theo dân tộc
Kinh

Hộ

Khẩu

Tổng số

6.083


25.859

3.535

H.Phú

856

3.814

Khe Tre

843

H.Lộc

Hộ

Cơ Tu
Khẩu

Hộ

Khẩu

14.519

2.548


11.340

846

3.784

10

30

3.321

820

3.216

23

105

556

2.292

554

2.284

2


8

H. Hoà

605

2.499

599

2.468

6

31

Th. Lộ

306

1.278

25

61

281

1.217


H. Sơn

332

1.421

0

0

332

1.421

Th. Nhật

503

2.197

40

152

463

2.045

H. Giang


390

1.451

388

1.444

2

7

H. Hữu

589

2.824

29

149

560

2.675

Th. Long

599


2.672

26

129

573

2.543

Th. Quảng

504

2.090

208

832

296

1.258

(Nguồn: 9, tr. 37)
Tình hình dân số dựa trên các chỉ tiêu hộ, khẩu và thành phần dân tộc trên địa
bàn các xã ở huyện Nam Đông cho thấy, ngƣời Cơ Tu tập trung nhiều ở các xã cách xa

20



trung tâm huyện về phía nam, tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam, nơi có địa hình đồi núi
cao, trong đó tập trung nhiều nhất là xã Hƣơng Sơn (100% dân số toàn xã), Thƣợng
Long (95%), Thƣợng Lộ (95%), Hƣơng Hữu (94%), Thƣợng Nhật (93%), Thƣợng
Quảng (60%, đây là xã có sự tăng vọt số lƣợng ngƣời Kinh trong khoảng 10 năm trở lại
đây do quá trình xây dựng nhà máy xi măng và nhiều cơ sở hạ tầng khác).
Trong khi đó, mặc dù chỉ có mặt tại địa bàn huyện Nam Đông trong khoảng
40 năm (từ sau năm 1975 đến nay) nhƣng số ngƣời Kinh đã lên đến 14.519 ngƣời,
chiếm hơn 56% dân số toàn huyện. Nếu nhƣ ngƣời Cơ Tu phân bố chủ yếu ở địa
bàn rừng núi cao, hiểm trở, thì ngƣời Kinh thƣờng cƣ trú tại các địa bàn thuận lợi
hơn nhƣ các vùng thung lũng, núi thấp. Sự phân bố ngƣời Kinh và ngƣời Cơ Tu trên
địa bàn huyện mang tính tập trung, ít có sự xen cƣ (ngƣời Kinh phân bố chủ yếu ở
xã Hƣơng Phú, Khe Tre, Hƣơng Lộc, Hƣơng Hòa, Hƣơng Giang. Riêng tại địa bàn
xã Thƣợng Nhật, về cơ bản là nơi mật tập của ngƣời Cơ Tu, nhƣng do trong những
năm trở lại đây, cùng với việc xây dựng nhà máy thủy điện, nhà máy xi măng, các
công nhân ngƣời Kinh lên cƣ trú nhiều, khoảng dƣới 1.000 ngƣời). Sự có mặt của
ngƣời Kinh tại địa bàn truyền thống ngƣời Cơ Tu, đã gây nên nhiều tác động đến
đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm linh của đồng bào, đặc biệt ở khía cạnh quản
lý, sử dụng đất đai và nguồn tài nguyên liên quan đến đất và rừng.
Tại địa bàn nghiên cứu về ngƣời Cơ Tu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh
ngƣời Kinh, các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều đã tồn tại và sinh sống trong khu
vực ST-TN với ngƣời Cơ Tu từ bao đời nay. Tuy vậy, do các đặc trƣng về tộc
ngƣời, các dân tộc này lại có sự phân bố hợp lý theo từng nhóm tộc ngƣời tại các
vùng địa lý khác nhau. Ví dụ, ngƣời Bru - Vân Kiều đƣợc phân bố chủ yếu ở khu
vực tây Quảng Trị, khu vực tiếp giáp với huyện A Lƣới, huyện Hƣơng Trà; ngƣời
Tà Ôi phân bố chủ yếu tại khu vực tây bắc tỉnh Thừa Thiên Huế (huyện A Lƣới);
ngƣời Cơ Tu phân bố ở khu vực tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế (huyện Nam Đông)...
Chính sự phân bố này đã làm nên đặc trƣng riêng của từng tộc ngƣời, đặc biệt là
tránh đƣợc việc va chạm của các tộc ngƣời này với nhau.


21


×