Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TIỂU LUẬN Học phần: LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM Đề tài: VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.97 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM
Nhóm: 2
Đề tài: VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN CHÍ KIẾM
Sinh viên thực hiện
ĐÀM XUÂN KIÊN
Huế, tháng 12 năm 2012
Bác Hồ Không chỉ là nhà cách mạng kiệt xuất, lãnh
tụ kính yêu của dân tộc, Hồ Chí Minh còn là cây
bút xuất sắc cả trên lĩnh vực báo chí và văn học.
Người cũng là nhà báo cách mạng đầu tiên, hoạt động
báo chí của Người không chỉ bắt đầu từ khi khai
sinh báo chí cách mạng bởi tờ Thanh niên
(1925), mà trước đó khi còn ở Pháp, Người đã viết
cho tờ Le Paria, Humanité với tư cách là
người cộng sản của Quốc tế Cộng sản. Người
không chỉ là một nhà báo xuất sắc với một phong cách chính luận mang tính chiến đấu
cao và nhiều màu sắc uyển chuyển; phong phú hiện thực và chiều sâu văn hóa, mà còn là
người làm báo tài ba, với một nghệ thuật tuyên truyền tài giỏi. Từ các thể tài cổ điển tới
hiện đại, từ thơ ca đến tác phẩm chính luận, Người đều có sự vận dụng nhuần nhuyễn, tạo
nên những tác phẩm đặc sắc. Bác đã sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén, trở thành
“đòn xoay chế độ”. Nói về nghề báo, Người cho rằng: “Cán bộ báo chí cũng là một chiến
sỹ cách mạng. Trang giấy, cây bút là vũ khí sắc bén của họ”.
Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945 có hai tờ báo ra đời ở hai thời điểm
khác nhau, có vai trò quan trọng cho cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải


phóng dân tộc, cả hai tờ báo đều do Nguyễn ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo. Đó
là tờ Thanh niên, xuất bản 1925 và tờ Việt Nam Độc lập, xuất bản 1941. Mặc dù hai tờ
này ra đời cách xa nhau gần 16 năm nhưng lại có nhiều điểm trùng hợp khá thú vị.
Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm tới vấn đề báo
chí.
Ngay trong thời kỳ học làm báo, Người đã nhận thức được vai trò to lớn của báo chí
trong việc giác ngộ quần chúng, tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh cách mạng. Bởi
vậy, Người không chỉ viết báo, mà còn sáng lập 9 tờ báo và sử dụng những tờ báo này
làm diễn đàn để đấu tranh cách mạng. Đó là các báo:
- Người cùng khổ 1922
- Quốc tế nông dân 1924
- Thanh niên (1925); Công nông 1925
- Lính Kách mệnh 1925
- Thân ái 1928
- Đỏ 1929
- Việt Nam độc lập 1941
- Cứu quốc 1942
Đặc biệt, bằng việc sáng lập tờ Thanh niên, tờ báo của Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) - ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925, Bác đã
khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 21/6 hằng năm đã trở thành ngày
truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam.
 Đây là tờ báo được xem khởi nguồn báo chí cách mạng
Trong những năm 20 đầu thế kỷ XX, do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp đối với nước ta trên quy mô lớn và đi vào chiều sâu đã làm cho xã hội Việt
Nam phân hóa sâu sắc. Nhiều giai cấp hình thành và phát triển, có mâu thuẫn ở mức độ
khác nhau về quyền lợi chính trị và kinh tế, trong đó giai cấp công nhân bị bóc lột nặng
nề nhất, tuy nhiên lại là giai cấp phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Họ không
chỉ nhận rõ bản chất thâm độc của tư bản Pháp mà họ còn ý thức được vai trò của mình
đối với dân tộc, đất nước. Nhiều thanh niên yêu nước vượt biên giới đến Quảng Châu,
Trung Quốc để đón luồng tư tưởng mới tham gia cách mạng thế giới. Một số thanh niên

trẻ tuổi như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong đứng ra thành lập nhóm Tâm
Tâm xã với mục đích "hợp sức mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, đem lại
cho mọi người cái nhân quyền bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân". Tiếng
bom Sa Điện của thanh niên Phạm Hồng Thái nhằm vào tên Méc-lanh, Toàn quyền Đông
Dương gian ác như báo hiệu bước vào một giai đoạn đấu tranh mới.
Thời gian này Nguyễn ái Quốc đang ở Liên Xô. Trước tình hình đó Quốc tế Cộng sản
liền cử Người về cơ sở cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chỉ đạo.
Tháng 6/1925 Người lựa chọn một nhóm chiến sĩ trẻ tuổi trong tổ chức Tâm Tâm xã để
thành lập một đoàn thể cách mạng có xu hướng mác-xít. Đó là Việt Nam Thanh niên
Cách mạng Đồng chí hội. Theo sáng kiến của Nguyễn ái Quốc, Tổng bộ Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí hội xuất bản tờ báo Thanh niên, làm cơ quan tuyên truyền
đường lối, mục đích và chương trình hành động của Hội. Ngày 21/6/1925 số 1 báo Thanh
niên ra đời, và ngày này được coi là ngày khai sinh ra báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ
Thanh niên là tờ báo cách mạng đầu tiên bởi nó là tiếng nói của một tổ chức cách mạng
vô sản, do một chiến sĩ cộng sản của giai cấp vô sản sáng lập, và một điều quan trọng nữa
là báo chí cách mạng Việt Nam bắt đầu hoạt động theo quan điểm hoạt động báo chí của
Lênin: "Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể".
Trong thời kỳ đầu ra báo, Nguyễn ái Quốc kiêm Tổng biên tập báo, trực tiếp chỉ đạo, trực
tiếp viết những bài quan trọng, ngoài ra còn sửa bài, vẽ tranh minh họa. Nội dung chủ
yếu của tờ Thanh niên tập trung vào một số điểm cơ bản: "Khơi sâu lòng căm thù quân
cướp nước của nhân dân; học tập lịch sử trong nước và trên thế giới làm thế nào để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi triệt để; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp
lực lượng và xây dựng tổ chức để đi đến thành lập một chính đảng có đủ sức mạnh để
lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng", và 5 năm sau năm 1930 điều đó đã trở
thành hiện thực.
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, báo Thanh niên đã giới thiệu cho nhân dân ta một
con đường cách mạng, một phương pháp làm cách mạng và một kiểu con người cách
mạng mới. Tờ báo trang bị cho chúng ta một tư duy triết học mới. Một thế giới quan,
nhân sinh quan mới bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Tờ báo đã tích cực tuyên truyền
một con đường cách mạng mới, đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong

trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
 Đến báo Việt Nam Độc lập - “biết các việc, biết đoàn kết đặng đánh Tây, đánh Nhật”
16 năm sau, sau khi thực dân Pháp bị thua trận và thất thủ ở chính quốc, phát xít Nhật
kéo vào Đông Dương cùng với Pháp bóc lột nhân dân ta tới tận xương tủy, Lúc này
Nguyễn Ái Quốc đang ở Hoa Nam Trung Quốc đang tìm bắt liên lạc với Trung ương
Đảng chuẩn bị điều kiện về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Mùa xuân năm 1941,
sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Người cùng với một số đảng viên bí mật trở về Tổ quốc
thân yêu đang ngày đêm chảy máu trước sự dày xéo của bọn đế quốc phát xít sài lang.
Cũng phải nói thêm rằng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ 2, bối cảnh chính trị -
xã hội nước ta vô cùng phức tạp, nhiều khuynh hướng chính trị sinh hoạt tư tưởng - văn
hóa khác nhau. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn nhìn thấy con đường đi của
cách mạng Việt Nam trong màn đêm đen tối - một con đường đầy thách thức và thời cơ.
Con đường cách mạng đó đã được Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 - tháng 11/1939,
lần thứ 7 - tháng 11/1940, đề ra và đã được khẳng định trong Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 8 – tháng 5/1941 do Nguyễn ái Quốc chủ trì, và đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của
toàn Đảng là phải chuẩn bị để lãnh đạo cuộc "võ trang bạo động giành lấy quyền tự do
độc lập”, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Người đã sáng
kiến thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh và dự liệu kế hoạch
khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Hơn hai tháng sau, ngày 1/8/1941 Người
sáng lập tờ báo Việt Nam Độc lập, làm cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao
Bằng. Tôn chỉ mục đích của báo được nói rõ trong số đầu: “Cốt làm cho nhân dân ta hết
ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật cho Việt Nam độc lập, tự
do”.
Cũng như tờ Thanh niên, trong hơn ba mươi số đầu của báo Việt Nam Độc lập do
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và viết bài, biên tập, vẽ tranh minh họa.
Các bài viết trên báo Việt Nam Độc lập dù thể hiện ở dạng nào cũng nhằm mục đích kêu
gọi tinh thần đoàn kết dân tộc, ra sức củng cố xây dựng lực lượng vũ trang cho Mặt trận
Việt Minh. Báo chú trọng tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng, tố cáo tội ác
của kẻ thù xâm lược, vạch trần mọi âm mưu tàn bạo của chúng, khơi sâu lòng căm thù
giặc của nhân dân, nêu những tấm gương, bài học về tình đoàn kết, đồng lòng, đồng sức

làm việc lớn. Báo còn hướng dẫn cách thức tổ chức, phương hướng hoạt động của các
đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh, theo mục đích đường lối mà Đảng đã đề ra.
 Nghệ thuật tuyên truyền
Như trên đã trình bày, hai tờ báo ra đời ở hai thời điểm vô cùng quan trọng của cách
mạng Việt Nam đều do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, trực tiếp chỉ đạo và trực tiếp làm trong
giai đoạn đầu. Hai tờ báo đều xuất bản bí mật, viết bằng bút thép, in thô sơ. Hơn thế nữa,
nghệ thuật tuyên truyền của hai tờ báo đều mang đậm phong cách của Người.
Trước hết, nghệ thuật tuyên truyền được thể hiện rõ ở phong cách ngôn ngữ. Đó là cách
viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu đậm đà tính dân tộc nhưng rất hiện đại, có sức cảm hóa,
thuyết phục đối với người đọc, nhất là quần chúng cách mạng. Người thường sử dụng
những con số, sự việc cụ thể để minh chứng, từ đó khái quát vấn đề cho nên bài viết
không những mang tính lý luận, chính trị cao mà còn có giá trị xác thực của thông tin. Tố
cáo sự bóc lột dã man của thực dân Pháp, trên báo Thanh niên Người viết:"Năm 1925,
Tây nó chở mất của ta 1.319.648.916 kg gạo, chỉ tiền thuê xuất cảng đã đến 4.609.933
đồng 84 xu”. Người kêu gọi: “Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình, người mà
không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt mình đi.”
Tố cáo Nhật và kêu gọi đồng bào đoàn kết, báo Việt Nam Độc lập viết: “Đồng bào ta
đã bị Pháp bóc lột chẳng kém gì Nhật bóc lột dân Cao Ly. Nay lại bị Nhật bóc lột nữa.
Một cổ hai tròng sống làm sao được? Muốn sống thì phải mau mau đoàn kết lại đánh
đuổi Pháp Nhật giành lấy quyền độc lập tự do”. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và
đường lối chủ trương của giai cấp vô sản làm cách mạng được báo Thanh niên giải thích
cặn kẽ: "Làm cách mạng là biến đổi từ cái xấu thành cái tốt, là tổng hợp những hành
động nhờ đó mà một dân tộc bị áp bức trở nên mạnh. Cách mạng phải trải qua hai thời
kỳ, hủy diệt và xây dựng".
Nghệ thuật tuyên truyền còn được thể hiện ở chỗ hai tờ báo này đã sử dụng nhiều thể loại
báo chí như tin, bài phản ánh, bình luận, xã luận các vấn đề trong nước và quốc tế. Đặc
biệt đã sử dụng nhiều hình thức để chuyển tải nội dung tuyên truyền có hiệu quả cao như
văn vần, thơ ca, các tranh vẽ minh họa. Điều này được thể hiện sinh động trên báo Việt
Nam Độc lập. Trên mỗi số báo thường có hai câu văn vần làm tiêu đề cho nội dung tuyên
truyền của số báo, như số đầu tiên, số 101 là: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong

một nước phải thương nhau cùng; hoặc số 105: Việt Minh là gốc phong trào, Muốn được
giải phóng phải vào Việt Minh. … Vẽ tranh minh họa cũng là cách mà hai tờ báo này
thường sử dụng. Trên báo Thanh niên, Người vẽ bức tranh đả kích những thỏa hiệp với
Pháp trong chính sách Quốc gia cải lương. Bức tranh vẽ hai người: một người Pháp cầm
gậy đánh người Việt Nam khăn xếp áo dài, một tay gãi tai, một tay đưa ra một mảnh giấy
có ghi mấy chữ Hán “Pháp Việt đề huề”. Báo Việt Nam Độc lập, trong mục “Vườn văn”
có tranh minh họa “hòn đá to”, “Ai cũng đọc báo Việt Nam Độc lập”… hoặc thể
hiện bằng các bài thơ dài như: "Dân cày", "Ca binh lính", "Con cáo và tổ ong"… để kêu
gọi mọi người hợp sức, hợp lòng làm cách mạng.
Hơn nửa thế kỷ đã qua, những đóng góp của hai tờ báo Thanh niên và Việt Nam Độc lập
đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã được ghi danh vào lịch sử. Trong tiến trình
phát triển nền báo chí cách mạng, những bài học quý giá về làm báo của Hồ Chủ tịch vẫn
còn nguyên giá trị cho thế hệ những người làm báo hôm nay và mai sau.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nhà báo uyên thâm, lỗi lạc và tài hoa. Những tác
phẩm báo chí của Người là những bài luận chiến hùng hồn, mẫu mực, có sức đi sâu vào
quần chúng, thức tỉnh lòng người. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh không viết sách dạy lý
luận báo chí, song phương thức làm báo và phương thức sử dụng báo chí của người là
một hệ thống quan điểm mang tính kinh điển về báo chí cách mạng.
Hơn 50 năm hoạt động cách mạng sáng tạo không ngừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại
hệ thống quan điểm, tư tưởng về cách mạng, về thời đại, về nhân dân, về kinh tế, chính
trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng các lĩnh vực của đời sống xã hội… và di sản báo chí vô
cùng to lớn. Di sản đó cũng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của một nhân cách lớn, nhà báo
cách mạng lớn. Đó chính là “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam”.
Cả cuộc đời sự nghiệp phục vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và
những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân.
Thật vậy, cuộc đời hoạt động của Người không tách rời hoạt động báo chí. Người làm
báo chính là làm cách mạng, và để làm cách mạng Người đã trở thành một nhà báo. Các
tác phẩm báo chí của Người có nội dung vô cùng sâu sắc và hết sức mẫu mực về hình
thức thể hiện, tạo nên một phong cách độc đáo - phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Theo

Người, báo chí chúng ta chỉ có một đề tài xuyên suốt là: “Chống thực dân đế quốc, chống
phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện
được nội dung đó, báo chí cách mạng phải có tính chiến đấu với tính cách là biểu hiện
cao nhất của tính đảng, là bản chất, là tiêu chí cao nhất của báo chí cách mạng. Điều đó
trước hết thể hiện ở đường lối chính trị của tờ báo. Báo chí thực chất là hoạt động chính
trị, thông tin trên báo chí quan trọng nhất là thông tin chính trị. Theo Người, báo chí là
công cụ đấu tranh giai cấp, là vũ khí đấu tranh cách mạng. Tính tư tưởng cách mạng của
báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm tính tư tưởng, tính đảng
của báo chí thì trong đó phải thể hiện được tính chiến đấu, tính giáo dục và tính quần
chúng của báo chí. Người nói: “Đối với bản thân báo chí, bản thân người làm báo cũng
phải có tính chiến đấu mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại được những yếu tố
cá nhân cũng là một cuộc đấu tranh”. Báo chí phải biểu thị rõ ràng sự nhiệt tình ủng hộ
hay phản đối một quan điểm, một vấn đề, một sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nào đó khi
trong xã hội còn đấu tranh giai cấp. Người khẳng định: “Đối với những người viết báo
chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén - bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần
chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc
đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới” .
Tất nhiên yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng là một cơ sở khác đương nhiên để
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ, chức năng của báo chí. Xã hội và cùng với nó
là so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng luôn thay đổi, đòi hỏi Đảng phải
tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra các nhiệm vụ cho báo chí cách mạng.
Muốn hoàn thành những nhiệm vụ của mình, báo chí cách mạng phải có những nguyên
tắc chỉ đạo nhất quán của nó. Nguyên tắc đó là gì? Bác Hồ khẳng định: “Chính trị phải
làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo
chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc
nhở những người làm báo, khi viết phải trả lời rõ: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì?; “Vì
ai mà viết? Mục đích viết làm gì?”. Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi báo chí
phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin. Việc xác định đó nhằm hình thành phương
pháp sáng tạo phù hợp cho nhà báo.Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân
chúng” (5). Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng,

tránh dùng từ nước ngoài Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có
nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết.
Viết phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách
mạng. Bác dạy các nhà báo về cách viết rất cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực. Bác còn hướng dẫn
chu đáo “viết rồi phải thế nào”? - Tức là kiểm tra sau khi viết. Bác căn dặn: “viết rồi thì
phải đọc đi đọc lại. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi
sửa lại”, Chớ tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt” rồi. Người nhắc nhở phải kiên quyết
chống lối viết “tràng giang đại hải”, “dùng từng đống danh từ lạ”, hoặc “viết như mật mã,
thích ba hoa, viết vừa dài, vừa rỗng, thích khoe chữ, ham dùng điển tích, sính chữ nước
ngoài”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. “Cây bút,
trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo
chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn
hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Chính
phủ, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động.
Ngoài ra, Bác còn là người chỉ đạo, cộng tác viên mật thiết cho các tờ báo của Đảng như:
Búa liềm, Tranh đấu, Tiếng nói của chúng ta. Sau cách mạng Tháng Tám (1945), Bác tiếp
tục cộng tác, tổ chức và cho ra đời nhiều tờ báo mới. Nhưng đặc biệt, Bác dành công sức,
tình cảm nhiều nhất cho báo Nhân Dân báo Sự Thật trước đây, cơ quan ngôn luận của
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Từ số ra đầu tiên 11/3/1951 đến số báo 5526 ngày
01/6/1969, Bác đã viết và đăng tổng cộng 1.205 bài trên báo Nhân Dân. Những bài viết
của Bác giai đoạn này không đơn giản chỉ là tuyên truyền, mà là những bài viết nêu rõ
quan điểm, sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đối với những vấn đề to lớn của đất nước.
Các bài viết của Bác trong giai đoạn này vừa mang tính bao quát, vừa nêu bật những nội
dung quan trọng, trong đó phân tích, đánh giá các vấn đề, sự kiện, sự việc một cách sâu
sắc, toàn diện, từ đó đưa ra những cách giải quyết thuyết phục. Đặc biệt, trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài viết, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch đã có
tác dụng vô cùng to lớn, trở thành sức mạnh tinh thần mạnh mẽ cổ vũ toàn dân quyết
đánh và quyết thắng.
Tại Đại hội lần thứ 2 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức vào ngày 16-17/4/1959, Bác đã đến

chúc mừng và nói chuyện về kinh nghiệm làm báo của mình: “Kinh nghiệm của Bác là
kinh nghiệm ngược, Bác học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc, rồi sau
mới học viết báo Việt Nam”. Nói là học, nhưng Bác không qua một trường lớp đào tạo
nào, Người nói: “Còn học, thì một là học trong đời sống của mình, hai là học ở giai cấp
công nhân. Lúc ở Pháp, tuy biết nhiều tội ác của thực dân Pháp, nhưng không biết làm
thế nào để nêu lên được. Một đồng chí công nhân ở Toà báo Đời sống thợ thuyền (Lavie
ouvrière) cho biết, báo ấy có mục tin vắn, mỗi tin chỉ năm, ba dòng và bảo Bác có tin tức
gì thì cứ viết, đồng chí ấy sẽ sửa lại cho. Từ đó, ngoài những giờ lao động, Bác bắt đầu
viết những tin rất ngắn. Mỗi lần viết làm hai bản, một bản đưa cho báo, một bản thì giữ
lại. Lần đầu tiên thấy tin đã được đăng thì rất sung sướng. Mỗi lần có tin được đăng, Bác
đều đem tin đã đăng so với nguyên bản xem sai ở chỗ nào. Về sau đồng chí ấy bảo Bác
cố viết dài thêm vài dòng nữa, rồi lại vài dòng nữa cứ thế kéo dài đến 15-20 dòng, rồi
đến cả một cột dài. Lúc đó, đồng chí ấy lại bảo: Thôi bây giờ phải viết rút ngắn lại, cũng
những việc như vậy, nhưng phải viết cho rõ, cho gọn”.
Bác Hồ làm việc với báo Sự thật tại Việt Bắc.
Một lần đến thăm Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc, Bác nói với các cán bộ, phóng
viên được cử đi học: “Các chú phải nhớ là viết cho ai, viết cái gì, nhằm mục đích gì. Phải
viết cho dân hiểu để dân làm, phải nghe lời phê bình hằng ngày của dân. Đừng cậy mình
nhiều chữ rồi dài dòng văn tự, chẳng ai hiểu các chú nói và viết cái gì, rồi lại cho là đàn
gảy tai trâu”.
Xuất phát từ mục đích hoạt động của báo chí cách mạng là vì dân và từ vai trò to lớn của
báo chí đối với xã hội, Người nhắc nhở những người làm báo: “Không biết rõ, hiểu rõ,
chớ nói, chớ viết.
Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”. Để báo chí luôn là
diễn đàn của nhân dân, Người khẳng định: “Một tờ báo không được đại đa số dân chúng
ham muốn thì không xứng đáng là một tờ báo, và không riêng gì viết sách, viết báo, mà
công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.
Cũng là để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, nên với Hồ Chí Minh, báo chí không chỉ là
tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; mà còn là vũ khí sắc bén chống lại
mọi biểu hiện phản động, tiêu cực đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của đất nước

Báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Trong bức
điện gửi Hội Nhà báo Á - Phi ngày 24/4/1965, Người viết: “Đối với những người viết báo
chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”.
Không những thế mà Người còn có vai trò trong việc nêu lên được tư tưởng, dạo đức và
phong cách báo chí của người của người cộng sản chân chính, Chính tư tưởng, quan điểm
này được thể hiện sâu săc và xuyên suốt tới thời đại hiện nay thong qua những nội dung
sau:
 Một là, người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc
Trong thư gửi lớp học viết báo đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc tháng
5-1949, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo
dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. Tại Đại hội lần thứ II,
Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959, Bác Hồ dặn dò “ Tất cả những người làm báo:
người viết, người in, người sửa bài, người phát hành phải có lập trường chính trị vững
chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng
được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng”. “Nhiệm vụ của người
làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học
tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao
trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình”. Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ
báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Vì vậy,
để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách
mạng “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để
nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào
quần chúng lao động”. Đối với Hội nhà báo, Người khẳng định: “Nói về Hội nhà báo. Đó
là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ. Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn
kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì
Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt
nhân dân, phục vụ tốt cách mạng”. và là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo vệ
giai cấp, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù.
 Hai là, làm báo phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu thực tế
Nhà báo phải là một người có tri thức rộng và sâu, đặc biệt là có trách nhiệm với công

việc, với chính “đứa con tinh thần” của mình và phải chịu trách trước công chúng. Trong
thư Bác gửi lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, Người viết: “Muốn viết báo khá thì cần:
1. Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thi không thể viết thiết thực.
2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài mà học kinh
nghiệm.
3. Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt
hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào
không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu.
4. Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ ”.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8-9-1962,
Bác chia sẻ về kinh nghiệm làm báo “Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một
bài báo, thì đặt câu hỏi:
“1. Viết cái gì? Viết những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của bạn bè ta. Đồng
thời để phê bình khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, nhân dân, bộ đội.
2. Viết cho ai? Viết cho công-nông-binh, viết cho mọi tầng lớp người Việt Nam, không
phân biệt già trẻ, nam nữ, tôn giáo, đảng phái.
3. Viết để làm gì? Viết để tuyên truyền, để giác ngộ, để đoàn kết, để thức tỉnh quần
chúng.
4. Viết thế nào? Viết phải gọn gàng, sáng sủa, mạch lạc, có đầu có đuôi, có nội dung”.
Xác định được đối tượng của báo chí nên Người nói và viết dù chỉ một câu cũng làm cho
người dân bình thường nhất hiểu và làm theo được.
Kinh nghiệm làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ trở thành những nguyên
tắc cơ bản “khuôn vàng, thước ngọc” không thể thiếu đối với những người cầm bút mọi
thế hệ. Đây chính là những bài học quý báu mà Người đã để lại cho các thế hệ nhà báo.
 Ba là, thông tin phải chân thực, chính xác, cẩn thận về nội dung và hình thức
Từ kinh nghiệm làm báo của mình, Bác chỉ rõ: nhà báo viết phải “chân thực” - chân thực
là sức mạnh vì nó có lòng tin. Mỗi bài viết của nhà báo phải bắt nguồn từ thực tế cuộc
sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc. Bài viết phải
đem lại cho người đọc lượng thông tin và tính chính xác cao. Viết phải đúng sự thật,
không được bịa ra, không nên nói ẩu, chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ

nói, chớ viết. Người nhấn mạnh: “Mỗi bài viết của phóng viên phải bắt nguồn từ thực tế
cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc. Bài viết
phải đem lại cho người đọc lượng thông tin cao và chính xác. Viết phải đúng sự thật,
không được bịa ra, không nêu nói ẩu, chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ
nói, chớ viết”.
Tính chân thật luôn được xem là đạo đức của người làm báo cách mạng. Vì thế, báo chí
cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí cách
mạng phản ánh chân thực những ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân, nói lên tâm tư,
nguyện vọng, kiến nghị của dân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng
thời báo chí cũng quyết liệt chống nạn tham nhũng, lãng phí; chống các tệ nạn xã hội;
chống lại những biểu hiện tha hóa, sa sút về phẩm chất, đạo đức và lối sống. Với việc làm
đó, báo chí đã đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật, tin ở sự nghiêm minh của
pháp luật, đặc biệt tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào truyền thống cách mạng.
 Bốn là, bố cục “ngắn gọn”, ngôn ngữ “trong sáng, giản dị, dễ hiểu”
Một tác phẩm báo chí thật sự có giá trị khi nó đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tác phẩm báo
chí có giá trị, theo Bác: phải là tác phẩm có bố cục “ngắn gọn”, ngôn ngữ “trong sáng,
giản dị, dễ hiểu”. Bác chỉ rõ: thứ nhất, phải “ngắn gọn”. Ngắn gọn, theo Người không có
nghĩa là cộc lốc mà ngắn gọn là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết
thực, thấm thía, chắc chắn. Thứ hai, ngôn ngữ phải “trong sáng - giản dị - dễ hiểu”.
Để đạt được tác phẩm báo chí như vậy, trước hết nhà báo phải học cách nói, cách nghĩ
của quần chúng, bám sát thực tiễn, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng đối với sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Sự trong sáng, giản dị, dễ hiểu là bắt
nguồn từ sự hiểu biết thấu tình, đạt lý, đúng bản chất của sự vật, phù hợp với truyền
thống dân tộc trong cách cảm, nếp nghĩ của con người Việt Nam. Người không những am
hiểu ngôn từ của nhiều dân tộc mà còn là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Người
đề cao và khẳng định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của
dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng
khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc
quen ỷ lại hay sao?”. Bên cạnh đó, Người còn yêu cầu: “Người làm báo ít nhất cũng cần
biết một thứ tiếng nước ngoài”. Không có trình độ văn hóa tổng quát tối thiểu thì sản

phẩm thông tin đại chúng thường trở nên tầm thường, mờ nhạt, thiếu sức sống…
 Năm là, luôn nâng cao chất lượng nội dung
Báo chí phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng - xung kích trên
mặt trận tư tưởng, đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng đi vào thực tiễn đời sống xã
hội và phát huy các giá trị, tạo ra sức mạnh để mọi người hiểu đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thực hiện thắng lợi mục
tiêu, nhiệm vụ cách mạng đề ra. Vì vậy, sinh thời Bác căn dặn: “ Cần nâng cao hơn nữa
chất lượng của báo chí để nó làm tròn nhiệm vụ cao cả của nó Nhiệm vụ của báo chí là
phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Lời dạy của Bác vừa là động viên, vừa là lời
nhắc nhở người làm báo và các cơ quan báo chí không ngừng nâng cao chất lượng bài
viết cũng như vận dụng công nghệ tiến tiến. Khắc sâu lời dạy của Bác, báo chí đã tích
cực tuyên truyền, cổ vũ phong trào thi đua, lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, động viên đồng bào cả nước vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Thật vậy Bác Hồ không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa mà còn là người
khơi nguồn và chỉ đạo báo chí cách mạng Việt Nam. Với Bác, báo chí phục vụ nhân dân,
tiếng nói của nhân dân, phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của Đảng, của sự nghiệp
cách mạng, là công cụ để phò chính, trừ tà, để khơi dậy, biểu dương cái tốt, người tốt,
việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực. Sự nghiệp báo chí cách mạng Việt
Nam không ngừng lớn mạnh, theo dòng chảy của cách mạng, của dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng theo tư tưởng của Bác kính yêu

×