Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đa nghi: cách phòng vệ tốt nhất pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.48 KB, 3 trang )

Đa nghi: cách phòng vệ tốt nhất
Đừng mắc bẫy

Nếu luôn nhớ điều này, bạn sẽ tự bảo vệ được mình trước hầu hết các cuộc tấn
công e-mail: mọi thông điệp đều có thể là lừa đảo. Điều quan trọng không phải là
người gửi trông như thật, hoặc logo của công ty và các liên kết trong thông điệp
trông đáng tin cậy. Đối với bọn lừa đảo thì việc tạo ra những thông điệp giả mạo
có chứa địa chỉ hồi đáp, hình ảnh và URL lấy từ website của các công ty có thực
chỉ là những thủ đoạn vặt vãnh.

Tiếp theo, bạn phải dùng tính đa nghi để xem xét các thông điệp một cách kỹ
lưỡng. Nếu không có tài khoản ở Citibank thì ngân hàng đó sẽ không gửi cho bạn
bất kỳ một e-mail nào có liên quan đến tài khoản. Tuy nhiên, ngay cả các thông
điệp gửi đến từ các hãng mà bạn có mở tài khoản thì cũng có thể không thực. Nên
nhớ phương châm Không Tin Ai Cả.

Trước khi nhấn chuột vào một liên kết, hoặc thực hiện hành động theo yêu cầu của
một thông điệp, bạn phải xác định cho được thông điệp đó là thật. Các địa chỉ hồi
đáp, liên kết và hình ảnh đều có thể là trò lừa đảo. Hãy xem xét các cảnh báo nguy
hiểm và các kỹ thuật lừa đảo kinh điển khác, chắc chắn sẽ có liên kết đến một
website, nơi bạn sẽ được yêu cầu nhập vào thông tin cá nhân.

Một thủ đoạn khác: thông điệp lừa đảo có thể được gửi đến từ một địa chỉ e-mail
mà bạn chưa từng biết. Đó có thể là đồ giả.

Biết rõ các liên kết

Trực giác và bản chất nghi ngờ tự nhiên là sự khởi đầu tốt, nhưng để phân biệt
được thông điệp thực và thông điệp “ma”, bạn còn phải giải đoán các địa chỉ web
của chúng. Trong hai thông điệp dạng văn bản ở hình 2, tất cả địa chỉ đều là văn
bản bình thường. Nhấn vào bạn sẽ được đưa đến website


PayPal thực. Nhưng nhấn vào https://218.45.31.164/signin/citi-
fi/scripts/login2/index.html sẽ không đến được website Citibank.

Một đầu mối là dãy số nằm sau ký hiệu mở đầu URL “http://”. Mỗi website đều
trú tại một địa chỉ IP (Internet Protocol) nhất định. Ví dụ, bạn có thể đến site
PCWorld.com bằng cách gõ 65.220.224.30 vào trong thanh địa chỉ của trình duyệt
thay vì gõ www.pcworld.com. Tuy nhiên, “218.45.31.164” sẽ không dẫn đến
website của Citibank. Cách duy nhất để bạn có thể chắc chắn đến được site
Citibank thực sự là gõ địa chỉ URL theo tên miền “www.citibank.com” vào ô địa
chỉ của trình duyệt. Nếu không chắc chắn về nơi mà địa chỉ IP dẫn đến, bạn đừng
nhấn lên nó.

Việc dùng địa chỉ IP dạng số thay cho tên miền trong URL không phải là cách duy
nhất mà thông điệp “ma” dùng để lừa gạt bạn. Địa chỉ www.citibank.com là đúng,
còn www.citibank.phishing.com có thể dẫn đến bất kỳ đâu. Mọi tên miền đều kết
thúc bằng miền cấp cao nhất (TLD - Top Level Domain), như .com, .org, .edu,
hoặc TLD theo quốc gia như .cn (Trung Quốc), .uk (Vương Quốc Anh), hoặc .ru
(Nga). Chữ ngay bên trái của TLD này, cùng với phần TLD, sẽ mô tả tên miền
thực, ví dụ “citibank.com”, và được dùng dẫn đến site của Citibank. Bọn lừa đảo
thay đổi tên miền đi một chút hay chèn thêm chữ vào bên trái TLD, hy vọng bạn
không biết hoặc không chú ý đến sự khác nhau giữa “pcworld.com” và
“pcworldgotcha.com” hoặc “pcworld.phishing.com”.

Những cuộc tấn công e-mail cũng có thể dùng chính định dạng web để che giấu
đích đến của các liên kết. Nếu một thông điệp được soạn thảo dùng HTML, phần
văn bản liên kết có thể không giống như liên kết thực sự được ẩn giấu. Hầu hết các
chương trình e-mail đều hiển thị địa chỉ URL của liên kết ở thanh trạng thái dưới
cùng hoặc trong một cửa sổ pop-up khi bạn di chuyển con trỏ chuột trên nó.

×