Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409 KB, 14 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VẤN ĐỀ THẢO LUẬN:PHÂN TÍCH CƠ
SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH,CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRỊ QUYẾT ĐỊNH TRONG
VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

tttttt GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Thạc sĩ PHẠM NGỌC PHƯƠNG

NHÓM : 05
LỚP HỌC PHẦN:2185HCMI0111

Năm học :2021

1


BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Nhiệm vụ

41

Bùi Đặng Huy



20D110023

-Phân cơng cơng việc
các thành viên,Tổng
hợp word

Hồn thành
nhiệm vụ

(Nhóm trưởng)

Đánh giá

42

Lý Thu Huyền

20D110163

-Phần 1.1.1 Chương 1

Hoàn thành
nhiệm vụ

43

Trương Thị
Huyền


20D110233

-Phần 1.1.2,Thiết kế
Power Point

Hoàn thành
nhiệm vụ

44

Nguyễn Thị Hiền
Khanh

20D110165

-Phần 1.2.1, Thiết kế
Power Point

Hoàn thành
nhiệm vụ

45

Trần Lê Khanh

20D110235

-Phần 1.2.2 Chương 1

Hoàn thành

nhiệm vụ

46

Lê Thị Lan

20D110026

-Phần 1.2.3 Chương 1

Hoàn thành
nhiệm vụ

47

Vũ Nguyễn
Phong Lan

20D110096

-Phần 1.3.1 Chương 1

Hoàn thành
nhiệm vụ

48

Phạm Thị Lê

20D110166


-Phần 1.3.2 Chương 1

Hoàn thành
nhiệm vụ

49

Trương Thị Liên

20D110236

-Phần 2.1 Chương 2

Hoàn thành
nhiệm vụ

50

Đỗ Thùy Linh

20D110167

- Phần 2.2 Chương
2,Chỉnh sửa Word

Hoàn thành
nhiệm vụ

(Thư ký)


2


Mục lục
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4
PHẦN II. NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. .......................................... 4
a) Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 4
Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX......................................... 4
Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ........................................... 5
b) Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 6
Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam .............................................................. 6
Tinh hoa văn hóa của nhân loại .......................................................................... 7
Chủ nghĩa Mác-Lênin .......................................................................................... 9
c) Nhân tố chủ quan ....................................................................................................... 9
Phẩm chất Hồ Chí Minh.................................................................................... 10
Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận ............................. 10
2. Tiền đề lý luận giữ vai trị quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh. ................................................................................................................ 11
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng ...................... 11
b) Chủ nghĩa Mac- Lênin là thế giới quan,phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh............................................................................................................................... 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng. ......................................................................................... 12
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. ..................................... 12
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................... 14
PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 14


3


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Để hiểu rõ và sâu
sắc hơn được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm nghiên
cứu đã nhận thấy trước hết phải hiểu rõ được vấn đề cơ bản nhưng hết sức quan trọng: Đó
là cơ sở khách quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại và chỉ ra tiền đề lý luận
giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
a) Cơ sở thực tiễn
• Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến
động.Thời kỳ này đất nước ta đang rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị và giặc cỏ xâm
lược. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối ngoại bảo thủ, phản động,...
không cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, không phát
huy được thế mạnh của dân tộc và đất nước để chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa
thực dân phương Tây.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập,kinh
tế trì trệ kém phát triển (do chính sách khép kín, tư tưởng Nho giáo, trọng vănhóa, lễ
nghi, khơng tập trung phát triển kinh tế)trở thành một nước thuộc địa và phong kiến.
- Từ năm 1858, Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà
Nguyễn từng bước khuất phục, lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng như Hiệp Ước Harmand
vào 25/8/1883 và Hiệp Ước Patenotre kí kết vào 6/6/1884, từng bước trở thành tay sai
của thực dân Pháp.
- Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt, xuất hiện nhiều giai cấp,

tầng lớp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Từ
đó, liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong
kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai
cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp.
- Trước vận mệnh nước nhà, nhân dân nhiều nơi đứng dậy đấu tranh, nhiều phong trào
yêu nước đã nổ ra, tiêu biểu có thể kể đến như:
4


• Phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi - Tơn Thất Thuyết
• Khởi nghĩa n Thế do Hồng Hoa Thám lãnh đạo
• Nhiều phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du
của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Lương Văn Can, phong
trào Duy Tân của Phan Chu Trinh...
Nhưng tất cả đều thất bại.Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non
yếu.Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của phong trào đó chưa có
đường lối và phương pháp lãnh đạo đúng đắn.
Phong trào công nhân và các phong trào Việt Nam đầu thế kỉ XX là điều kiện thuận lợi
để chủ nghĩa Mác – Lênin xâm nhập vào nước ta. Chính Hồ Chí Minh là một người đã
dày cơng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấu
bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam
=>Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) sinh ra, lớn lên trong hồn cảnh lịch sử
dân tộc khó khăn, bế tắc nhất như vậy đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường mới cứu
nước, cứu dân. Từ những bối cảnh trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu
nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng địi hỏi bức thiết của dân tộc
và thời đại. Người đã tìm cách truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào trong nước (phong trào
công nhân và phong trào yêu nước), chuẩn bị những điều kiện chính trị, tư tưởng và tổ
chức để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng cho đường lối cách

mạng Việt Nam.
• Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
➢ Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn độc quyền. Các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu Á, châu Phi và
Mỹ la tinh. Một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nhật bản,
Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… đã chi phối tồn bộ tình hình thế giới. Sự xâm lược và bóc
lột thực dân làm cho nhân dân các thuộc địa rất khổ cực.Mâu thuẫn giữa các đế quốc với
các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau rất gay gắt.
Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lịng tư bản chủ nghĩa là mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản; mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa
đế quốc. Sang đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn này càng phát triển gay gắt. Giành độc
lập cho các dân tộc thuộc địa khơng chỉ là địi hỏi của riêng họ mà còn là mong muốn
chung của giai cấp vô sản quốc tế.

5


➢ Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin (1870 – 1924) đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, đưa ra
lý luận về đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản trong điều
kiện chủ nghĩa đế quốc; về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội… Sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thúc đẩy phong trào cách mạng thế
giới phát triển.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lenin ở
một nước lớn rộng một phần sáu thế giới. Cách mạng tháng 10 Nga đã đánh đổ giai cấp
tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới – xã hội xã hội chủ
nghĩa.Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài
người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế

giới, thức tỉnh hàng triệu người, mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc và giải phóng
dân tộc.
Ngày 2-3-1919, Quốc tế cộng sản ra đời ở Matsxcova trở thành Bộ tham mưu lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới . Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế cộng sản đẩy mạnh
việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng 10 Nga ra khắp
thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của Đảng cộng sản nhiều
nước. Tháng 7/1920. V.I Lênin gửi tới tới các Đảng Cộng sản bản Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc
được đọc và tìm thấy ở bàn Luận cương của Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc Việt Nam.
=>Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng
sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh
hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường
cứu nước.
b) Cơ sở lý luận
• Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết
sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất
phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta.
- Tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, dân chủ,
nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang.
6


- Ý chí quật cường đấ tranh bất khuất.
- Thơng minh, sáng tạo, khiêm tốn, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc việt nam, tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng đồng thời cũng phải giữ gìn

cốt cách văn hóa của dân tộc.
=> Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết
tâm ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Bởi vì
cũng chính từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: "Dân ta có một lịng nồng
nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta . Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước”.
• Tinh hoa văn hóa của nhân loại
Tiếp thu văn hóa phương Đơng
➢ Trước hết là Nho giáo :
- Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trị của Nho giáo và người sáng lập ra nó là
Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo.
- Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó là trong
Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao
động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí
Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khun chúng ta “nên học”. Theo
Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu
học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo
hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ
cai trị.
- Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tich cực, phù hợp để phục
vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
➢ Tiếp theo là Phật giáo :
-Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi, bác ai, cứu
khổ cứu nạn, là nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện, là tinh
thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, là đề cao
lao động chống lười biếng, không xa lánh việc đời mà gắn với nhân dân, gắn với đất
nước, tham gia vào cộng đồng, tham giao và đấu tranh cùng nhân dân chống kẻ thù dân
tộc. Đây là cái đẹp, điều cốt lõi của Phật giáo.

7


- Tuy vẫn còn mặt hạn chế như quá duy tâm ,thủ tiêu đấu tranh,khuất phục kẻ thù. Song ,
có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và
nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân,
cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
➢ Tiếp đến là Lão giáo ( Đạo giáo ) :
- Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên
sống gắn bó với thiên nhiên, hịa đồng với thiên nhiên và phải biết bảo vệ môi trường
sống. Hồ Chí Minh kêu gọi dân ta trồng cây, tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi
trường sinh thái cho chính cuộc sống con người. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư
tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo. Người khuyên cán bộ, đảng
viên ít lịng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; hành
động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đạo giáo vẫn tồn tại những mặt hạn chế như Đạo giáo chủ
trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng tạo,không cần mở mang tri
tuệ,chấm dứt cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội,mà quay về sống nguyên thủy điều này
khiến nền kinh tế chưa thể phát triển được.
➢ Chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn
Ngồi ra, cịn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng phương Đơng
như : Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Cũng như sau này,
khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước
ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác
những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng nước ta.
Tiếp thu văn hóa phương Tây
- Ở Mỹ: Hồ Chí Minh tiếp thu ý chí và tinh thần đấu tranh vì độc lập của nhân dân Mỹ,

tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên
ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776.Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền
với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này. Sau này
Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ
mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
-Ở Anh, Pháp: Người rèn luyện trong phong trào công nhân, tiếp thu với nhiều tác phẩm
của các nhà tư tưởng tiến bộ. Tiếp thu các tư tưởng về bình đẳng, tự do, bác ái qua các tác
8


phẩm của các nhà khai sáng. Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của đại cách mạng Pháp. Ngồi ra, Nguyễn Ái Quốc cịn tiếp thu được tư tưởng
dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình trong thực tiễn. Và Người
không đồng nhất chủ nghĩa đế quốc Pháp với dân Pháp u chuộng hịa bình. Đó là cơ sở
quan trọng của đồn kết quốc tế.
- Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi
vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân
tộc vì mục đích khơng chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà cịn góp phần tích
cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.
• Chủ nghĩa Mác-Lênin
- Kế thừa những thành tựu lý luận vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất gồm ba bộ phận: triết học
Mác- Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là thành tựu của trí tuệ nhân loại

- Chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu chung là giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và chỉ ra lực lượng, con đường, phương
thức đạt mục tiêu đó
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách mạng
hoàn chỉnh
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là sự thống nhất hữu cơ thế giới quan khoa học và phương pháp
luận macxit
- Chủ nghĩa Mác- Lênin và học thuyết mở, không ngừng đổi mới, phát triển cùng với sự
phát triển của tri thức nhân loại
Cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí
Minh vẫn giữ vai trị quyết định tới q trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa
và công cuộc đổi mới tại Việt Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải
quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa nước ta thực hiện thành công công cuộc
đổi mới, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
c) Nhân tố chủ quan
9


• Phẩm chất Hồ Chí Minh
+ Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
- Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu,
Hồ Chí Minh đã khơng ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu
biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành
công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
- Các nhà yêu nước tiền bối và cùng thời với Hồ Chí Minh tuy cũng đã có những quan
sát, nhưng họ chưa nhận thấy, hoặc nhận thức chưa đúng về sự thay đổi của dân tộc và
thời đại. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá các quy luật vận
động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể
để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm
trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Hồ Chí

Minh mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
+ Phẩm chất đạo đức
- Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và sự nhận
thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho
dân tộc và nhân loại. Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ
siêu việt của Hồ Chí Minh.
- Phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện trước hết ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng
với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật sự việc
chung quanh.
- Phẩm chất, tài năng đó cũng được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân;
khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có
đầu óc thực tiễn.
- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh cịn biểu hiện ở sự khổ cơng học tập để chiếm lĩnh
đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ
cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng
hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.
• Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
Mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở
thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động.
- Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.
Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động công tác ở
khoảng 30 nước trên thế giới. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân
và chế độ thực dân khơng chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách, báo, radio mà còn
hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tại các cường quốc đế
10


quốc.Vì thế nên Người đặc biệt xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc,
thực dân; thấu hiểu tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộc địa của chủ

nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
- Người còn thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa hội, về
xây dựng đảng cộng sản, v,v,...không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn việc tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, qua hoạt động trong Đảng Cộng: Trung Quốc, qua tham
gia phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều nước, qua nghi cứu đời sống xã hội ở Liên Xô –
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, v.v.
- Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã thực hiện hóa tư
tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động, đồng thời tổng thực tiễn cách mạng,
bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng.
=> Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới trên cơ
sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm tồn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt
Nam, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng đến
thắng lợi.
=> Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan
và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ thực
tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một
phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt
Nam hiện đại.
2. Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác- Lênin chính là tiền đề lý luận quan trọng nhất, giữ vai trị quyết
định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận điểm này được
chứng minh qua các lý do sau:
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin bổ sung, phát triển
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về
thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô
viết, mở ra giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng
quy -luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nơ dịch

người, xây dựng một xã hội mà ở đó khơng cịn người bóc lột người, người đàn áp người,
người nô dịch người và sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi
người.
b) Chủ nghĩa Mac- Lênin là thế giới quan,phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh
11


• Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng.
· Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thế giới quan, phương
pháp luận khoa học, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học thống nhất .Là thế giới quan,
phương pháp luận về nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Là khoa học về sự
nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc
lột và tiến tới giải phóng con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người với việc xác định rõ con đường, lực lượng, phương thức để đạt mục tiêu đó.
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ ý nghĩa nhân văn to lớn của mục
tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của chủ nghĩa Mác Lênin. Cả về phương diện lý luận, cả về phương diện thực tiễn đều chứng tỏ, chủ nghĩa
Mác - Lênin là chủ nghĩa nhân đạo nhất.
· Đặt “hịn đá tảng” những vấn đề có tính nguyên tắc về lập trường quan điểm, về tinh
thần xử lý mọi việc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng trong
việc tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và chuyển hóa được những điều hiểu
biết quý báu đó để xây dựng được hệ tư tưởng riêng của mình.
- Chủ nghĩa Mác- Lênin đã tạo ra bước chuyển trong nhận thức của Hồ Chí Minh, giúp
Hồ Chí Minh vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước đương thời, khắc
phục khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, vạch ra con đường cứu nước đúng

đắn: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản.
Người đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin một cách cơ bản, hệ thống. Theo
Người: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã
nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác”. Và trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khơng bao giờ “tách mình” ra khỏi C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin để
đưa ra các quan điểm riêng, mà như Người nói là “cố gắng vận dụng” tư tưởng của các
nhà kinh điển đó.
• Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
· Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười
Nga nhưng Người khơng rập khn, sao chép theo nền tảng đó mà tiếp thu cái tinh thần
của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
12


Qua luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam
– con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những
hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đơng, văn hóa Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát
triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người cho rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa khơng hồn tồn phụ thuộc vào
cách mạng ở chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình,
cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa.
· Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác – Lênin như một kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu
nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang
thần kỳ” đó.
Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát triển học
thuyết Mác – Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã
có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong
vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa và phong kiến, kinh tế nghèo

nàn, lạc hậu.Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa
thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc.
· Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm
giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lê nin một cách sáng tạo.
Người đã nêu lên những luận điểm sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng khơng hồn tồn phụ thuộc
vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc “có thể chủ
động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng chính
quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc.Người tìm thấy con đường duy nhất
đúng đắn cho dân tộc, đó là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”.
· Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là “kết hợp chủ nghĩa MácLênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Hồ Chí Minh xác định, muốn cách mạng thành cơng thì dân chúng (cơng nơng) là gốc,
đồng thời phải có Đảng vững bền, phải đoàn kết và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân
tộc cách mạng phải liên hệ chặt chẽ với thế giới cách mạng. Nói tóm lại, độc lập dân tộc
phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội và người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, có
lịng khoan dung, độ lượng, có khí phách kiên cường, không hề run sợ trước sức mạnh
của kẻ thù, không sợ phải hy sinh, gian khổ, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

13


PHẦN III. KẾT LUẬN
Từ những đều nêu trên, ta nhận thấy Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh đất
nước và thế giới có nhiều biến động. Khi đứng trước hồn cảnh phức tạp, Người có tính
nhạy cảm cao, cân nhắc, sáng tạo ra cái mới. Trong q trình tìm đường cứu nước, Hồ
Chí Minh khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh
của các dân tộc trong hồn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận chỉ đạo hoạt động thực
tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

.Đó là cả một q trình lâu dài, với ý chí kiên định, vượt qua thử thách, giữ vững lập
trường, cùng với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận động sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với tư tưởng chủ nghĩa xã
hội của Hồ Chí Minh.Hồ Chí Minh tổng kết, chun hóa sắc sảo, tinh tế với một phương
pháp khoa học biện chứng.Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện
đại.
PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 2021 (GS.TS. Mạch Quang Thắng (Chủ biên),Nhà
Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật )

14



×