Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NÊU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.51 KB, 14 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 2:
NÊU VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI
SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Thạc sĩ PHẠM NGỌC PHƯƠNG
LỚP HỌC PHẦN: 2185HCMI0111
NHÓM : 05

Năm học : 2021
1


BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Nhiệm vụ

41

Bùi Đặng Huy

20D110023



Phân cơng cơng
việc các thành viên

Hồn thành
nhiệm vụ

20D110163

Mục 1 Phần I

Hồn thành
nhiệm vụ

(Nhóm trưởng)
42

Lý Thu Huyền

Thuyết trình
43

44

45

Trương Thị
Huyền

20D110233


Nguyễn Thị Hiền
Khanh

20D110165

Trần Lê Khanh

20D110235

Mục 2 Phần I
Làm Powerpoint
Mục 3 Phần I
Làm Powerpoint
Phần II
Phản biện

46

Lê Thị Lan

Phần II

20D110026

Thuyết trình
47

48


Vũ Nguyễn
Phong Lan

20D110096

Phạm Thị Lê

20D110166

Mục 1 Phần III
Thuyết trình
Mục 2 Phần III
Phản biện

49

Trương Thị Liên

Mục 2 Phần III

20D110236

Phản biện
50

Đỗ Thùy Linh

Tổng hợp Word

20D110167


(Thư ký)

2

Đánh giá

Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................4
B. NỘI DUNG ...........................................................................................................4
I. Nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. ..............4
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh. ...................................................................................4

2. Đạo đức Hồ Chí Minh. ....................................................................................5
3. Phong cách Hồ Chí Minh. ...............................................................................6
II. Yêu cầu đối với sinh viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. ....................................................................................7
III. Liên hệ với sinh viên trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. ....................................................................................9
1. Liên hệ với sinh viên Việt Nam hiện nay. .......................................................9
2. Liên hệ với sinh viên Trường đại học Thương mại. ......................................12
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................14

3


A. MỞ ĐẦU
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng, phong cách của Hồ Chí Minh là tài sản
tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tài sản vô giá của Người để lại là tư tưởng và
tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của
dân tộc, của nhân loại và thời đại. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi thế hệ con người Việt Nam. Là những sinh
viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhóm chúng em ln mong muốn tìm hiểu sâu
sắc hơn về nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, nhóm chúng em rất vinh dự khi được làm
nghiên cứu về đề tài “Nêu và phân tích những yêu cầu cơ bản đối với sinh viên hiện nay
trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
B. NỘI DUNG
I. Nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư
tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đó là

truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất; tinh thần cần cù, chịu khó, nhân nghĩa và ý
thức cố kết cộng đồng; ý chí vượt khó; quý trọng hiền tài. Cùng với đó là sự tiếp thu, tiếp
biến và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại: văn hóa phương Đơng và phương
Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin; trong đó, nét đặc sắc chính là sự kết hợp các
giá trị truyền thống của văn hóa phương Đơng với thành tựu hiện đại của văn minh
phương Tây và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh
túy, chắt lọc, hấp thụ được tích lũy qua thực tiễn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành bởi chính khả năng tư duy và trí tuệ, phẩm chất
đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Người. Đó là tâm hồn của một nhà yêu nước
chân chính, hết lịng vì nhân dân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là tư
duy độc lập, sáng tạo trong nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc; là bản lĩnh kiên định;
nhạy bén với cái mới; có phương pháp biện chứng, đầu óc thực tiễn. Đó cũng là q trình
tiếp thu, làm giàu, rèn luyện từ học tập, nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn, khám phá các
quy luật vận động, đời sống văn hóa, xã hội và cuộc đấu tranh của các dân tộc vì độc lập,
tự do và tiến bộ xã hội để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực
tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn nên mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hướng con đường đúng đắn của
cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, thấm sâu vào trái tim,
khối óc của nhân dân mọi miền, trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, cùng với chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng ta xây
4


dựng đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và lãnh đạo nhân dân giành thắng
lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng hành cùng dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh đang tiếp tục soi
đường cho Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, vững bước hội nhập trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn
nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng
những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn,
được diễn đạt rất cơ đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với
con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều
hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Người vừa là một nhà đạo đức học
lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa
nhận.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của
cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức
có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng mới hồn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Nó địi
hỏi sự phấn đấu khơng ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ
nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là cơng việc thường
xun của tồn Đảng, tồn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
Ở Hồ Chí Minh có sự thống nhất hồ quyện giữa chính trị, đạo đức, văn hố, nhân
văn: một nền chính trị rất đạo đức, rất văn hố và đạo đức, văn hố lại rất chính trị. Tư
tưởng Hồ Chí Minh trước hết là tư tưởng chính trị, định hướng chính trị nhưng dễ dàng
tìm thấy một đạo đức trong sáng, một chủ nghĩa nhân văn hoàn thiện, một nền văn hoá
của tương lai. Vấn đề này nằm trong vấn đề kia, gắn bó với nhau, nâng lên, gộp lại thành
chất “người” hay trình độ “người” như cách nói của Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Tư tưởng đạo đức “nước lấy dân làm gốc” lại nhằm phục vụ cho sự nghiệp chính trị vì
nước, vì dân. Hoặc “trung với nước, hiếu với dân” là một tư tưởng chính trị đồng thời
cũng là một phẩm chất cơ bản của tư tưởng đạo đức. Sự thống nhất trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh cịn là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nói đi đơi với làm;
giữa đức và tài; giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
5



Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện đối với mọi giai cấp
và tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu rèn luyện
đạo đức trong các mơi trường gia đình, cơng sở, xã hội. Tấm gương và tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, lâu dài trong phạm vi dân tộc và quốc tế. Người đề cập đạo
đức trong nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng chủ yếu là các mối quan hệ với mình, với
người và với việc.
3. Phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống, một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau,
phát triển theo logic tư duy đến phong cách biểu đạt và biểu hiện qua tác phong làm việc,
phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày. Phong cách Hồ Chí Minh mang đặc
trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo
đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất.
Đó là một phong cách vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa cách mạng, vừa cao
cả, vừa thiết thực.
Phong cách của Bác được thể hiện như sau: phong cách tư duy, phong cách diễn đạt,
phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh: là phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện
đại. Người không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề
ngồi mà Người đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, tổng hợp, rút ra những phán đoán rồi
mới đi tới kết luận, đề ra những luận điểm mới, kế thừa, phát triển sáng tạo để tiếp tục
vượt lên phía trước. Đó cịn là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; nghĩa là
không giáo điều, dập khn, tránh lối đi cũ mà tự mình tìm tịi suy nghĩ, tìm ra những
chân lý phù hợp. Cuối cùng, Hồ Chí Minh có tư duy hài hịa, uyển chuyển, có lý có tình.
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh: là cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực;
cốt làm cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Người diễn đạt ngắn
gọn, cô đọng, hàm xúc, trong sáng và sinh động, có lượng thơng tin cao. Chính vì vậy,
những tư tưởng lớn của Người dễ thuộc, dễ nhớ, nhanh chóng đi vào quần chúng. Cách
diễn đạt rất sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, ví

von, so sánh cụ thể. Người rất hay kết hợp kể chuyện, xen thơ, ca dao có vần điệu vào
trong lời nói, bài viết của mình. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh ln ln biến
hóa, nhất qn mà đa dạng.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh: ln khoa học, Người yêu cầu làm việc gì cũng
phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, nắm chắc thực chất tình hình. Phong cách
làm việc có kế hoạch của Người địi hỏi việc gì cũng phải có chương trình từ lớn đến nhỏ.
Hồ Chí Minh là người làm việc đúng giờ bởi Người luôn quý trọng thời gian. Cuối cùng,

6


Hồ Chí Minh có phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo, khơng chấp nhận lối cũ, đường
mịn. Đó là một phong cách không cố chấp, bảo thủ, luôn đổi mới.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh: là ln khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các
cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, quan tâm chu đáo đến mọi người. Người chân
tình, nồng hậu, tự nhiên. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim
con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên. Người ứng xử linh hoạt, chủ động, biến
hóa, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ. Người luôn vui vẻ hịa nhã, xóa nhịa
mọi khoảng cách. Điều đó lý giải vì sao mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên
niềm vui và tiếng cười hồ hởi khơng dứt.
Phong cách sinh hoạt của Hồ chí Minh: là phong cách sống cần, kiệm, liêm, chính.
Người sinh ra tại một vùng quê nghèo, một đất nước nghèo, phải tự thân vận động nên đã
sớm hình thành cho mình lối sống rất mực cần cù, giản dị, tiết kiệm. Người có phong
cách sống hài hịa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đơng – Tây nhưng ln giữ vững, u
q và tự hào về văn hóa Việt Nam. Đồng thời, Người ln tơn trọng quy luật tự nhiên,
gắn bó với thiên nhiên. Những người sống quanh Bác chưa bao giờ thấy Người phàn nàn
về thời tiết, dung mạo lúc nào cũng vui vẻ, thuận theo tự nhiên để sống.
Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng,
đạo đức cao đẹp, trí tuệ minh mẫn, hành xử mẫu mực, phong cách của một lãnh tụ, một
chiến sĩ cộng sản chân chính. Phong cách ấy thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững

chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
II. Yêu cầu đối với sinh viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà cịn là một tấm gương đạo
đức vơ song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của người có
một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả
với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành
người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung
và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
Một là, học “Trung với nước, Hiếu với dân”, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trung với nước là tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước;
suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở tin dân, phục vụ
nhân dân hết lòng. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân,

7


phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Trước hết, sinh viên cần ln ghi nhớ nhiệm vụ của
mình ,tuyệt đối trung thành với Đảng,tin tưởng vào Đảng và nhà nước.
Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ
Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Từ đó u cầu sinh viên phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc, có lương
tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất
cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có
tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha

ta; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong
sản xuất, cơng tác, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiếu với dân thể hiện ở tin
dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Hiếu với dân là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải
quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân.Yêu cầu mỗi chúng ta
phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ
giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân
dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá
nhân...
Hai là, học “Cần, kiệm, liêm, chính, Chí cơng vơ tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường”. Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế
hoạch, có hiệu quả. Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm
của cải...). Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, trong sạch, khơng tham lam.
Chính là thẳng thắn, đứng đắn.Chỉ công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên vị, “lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Trước tiên chính là học tập lối sống giản dị, thanh bạch, tiết kiệm của Bác. Điều này
vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó khơng phải là những gì q cao siêu vì cách sống của Bác
rất bình thường ai quyết tâm cũng có thể làm được. Khó bởi phải thật sự có một tấm lịng
thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua những cám dỗ của quyền lực, danh
vọng. Người khơng có chí hướng, khơng có nghị lực, khơng có lịng u thương con
người thật sự thì khơng thể làm theo Bác Hồ được. Do vậy, sinh viên phải có quyết tâm
cao độ và cố gắng để học hỏi đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường của Bác Hồ. Từ đó đất nước sẽ
có thêm nhiều anh tài giúp nước, chăm lo đời sống của nhân dân tốt hơn.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết
lịng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con
người.
Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh:
phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân.
8



Khơng bao giờ đặt mình cao hơn nhân dân chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của nhân
dân, "như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”. Có tình thương
u bao la, lịng nhân ái, khoan dung, nhân hậu, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn
trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Thương người là một tình cảm lớn cho nên khi
làm cách vấn đề tự do và hạnh phúc đi đơi. Đó chính là biểu hiện chủ nghĩa nhân văn
cộng sản, vừa thánh thiện, vừa gần gũi, đã làm xúc động trái tim nhân loại. Tình yêu
thương dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp
bức, bị bóc lột khơng phân biệt màu da, dân tộc. Trong mỗi quan hệ với bạn bè, đồng chí,
anh em: phải chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng, vị tha với người khác,
kể cả với những người lầm lạc.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi
thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. Học tập ý chí và nghị lực tinh thần
to lớn của Hồ Chí Minh khi hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình hay có giai đoạn
bị hiểu nhầm, nghi kỵ, khơng được giao nhiệm vụ Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường,
chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý,
giữ vững quan điểm cách mạng của mình. Học tập sự dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất
khuất của những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh.
Trong tình hình hiện nay để phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” của sinh viên có hiệu quả địi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố:
sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người
trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường
một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như
mong muốn.
III. Liên hệ với sinh viên trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
1. Liên hệ với sinh viên Việt Nam hiện nay.
a) Mặt tích cực:
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động và

sáng tạo, là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách đổi mới về kinh tế,
giáo dục... Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi
cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng
phát minh, sáng chế và khơng ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến
thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Trong học tập sinh viên không ngừng tự
đổi mới phương pháp học sao cho số lượng kiến thức họ thu được là tối đa (đọc sách,
nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn...).

9


Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và
học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay
luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân
loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như
văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên cịn được thể hiện ở việc tích cực tham
gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, những sinh viên tuyên truyền
hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi
nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình
phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
Thứ hai, sinh viên Việt Nam là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám
nghĩ dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ
mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành cơng hoặc thất bại, song họ không
hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn.
Tự tin nhưng khơng kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam. Khi quyết định một điều gì,
sinh viên khơng bao giờ qn tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Và khi đã
nhận được sự ủng hộ, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo xong sinh viên
khơng hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ ln tính tốn, xem xét vấn đề
một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử
nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc

mà họ khơng biết tỉ lệ thành cơng của mình. Và quan trọng là họ dám nhìn thẳng vào thất
bại và vượt qua nó.
Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần
xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Sinh viên ngày nay đã biết tự giác,
không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên
giải quyết trong sự chủ động. Ngồi giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở
hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho
bản thân mà cịn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thịi hơn mình, hay giúp đỡ
gia đình ngay cả khi họ vẫn cịn ngồi trong giảng đường đại học.
Ngồi ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viênViệt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu
biết. Họ khao khát tìm tịi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên.
Thêm vào đó, siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó của sinh viên Việt Nam cũng
là một đức tính cần được nói đến. Bạn bè quốc tế ln nói về đức tính siêng năng cần cù
của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và khâm phục chân thành. Với bạn bè thế giới
họ luôn thân thiện, chân thành, cởi mở với tinh thần quốc tế trong sáng. Đức tính ấy cũng
bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi
thanh niên Việt Nam.

10


Một biểu hiện tích cực nữa trong lối sống của sinh viên Việt Nam là phong cách tự
khẳng định mình. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình.
Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, sinh viên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng
cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Họ
đã chứng minh cho chúng ta thấy được sức mạnh của họ, vai trò to lớn của họ trong công
cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội.
b) Mặt tiêu cực:

Nét tiêu cực lớn nhất, đáng báo động nhất trong giới sinh viên hiện nay chính là vấn
đề về tư tưởng. Có thể nói chưa bao giờ sinh viên Việt Nam lại sống thiếu lý tưởng như
hiện nay. Nếu như ngày trước lý tưởng xã hội chủ nghĩa ln sục sơi trong mỗi thanh
niên Việt Nam, thì ngày nay để tìm được một sinh viên như thế quả là khơng dễ. Thậm
chí có những người khơng hiểu lý tưởng ấy là gì. Họ sống và học tập chỉ để đạt được mục
đích cá nhân nào đó. Hoặc thậm chí có người chẳng có mục đích gì. Sống thiếu niềm tin,
mục đích là một điểm yếu của giới trẻ ngày nay.
Hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ sinh viên phai nhạt lý tưởng sống, khơng có định
hướng rõ ràng trong học tập, có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và xã hội. Họ sống hờ
hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “được đến đâu thì hay đến
đó”, “nước đến chân mới nhảy”; sống theo chủ nghĩa cá nhân, đua đòi, chạy theo lối sống
tiêu dùng, có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống...
Điểm tiêu cực tiếp theo là việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là
hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều sinh viên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị
cuộc sống. Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ
quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà
đạp lên lợi ích của người khác.Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên còn bất
chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè,… Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn
từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền, làm tất
cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực trong
cuộc sống là tất yếu không những không thể thiếu mà cịn rất quan trọng và hữu ích trong
việc đạt mục đích cá nhân. Cái nhìn thực tế khơng ảo tưởng viển vơng, khơng mơ mộng
hóa sự việc là cái tốt, song tới mức thực dụng thì lại là chuyện khác.
Một điểm nữa rất phổ biến trong lối sống của sinh viên là việc dễ dàng sa vào tệ nạn
xã hội (nghiện game, trộm cướp, cờ bạc,…) , ăn chơi sa đọa, hay việc thờ ơ trước những
vấn đề nhức nhối trong xã hội, gian lận trong thi cử… Đây chính là điều kiện thuận lợi để
các đối tượng xấu có thể mua chuộc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó để tuyên truyền những
luận điệu xuyên tạc, thực hiện diễn biến hịa bình.
Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là sống thử trong sinh viên. Nhiều sinh
viên hiện nay quan niệm tình yêu quá đơn giản. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn

11


trai, bạn gái mà không biết rõ quá khứ của nhau. Học thức cao nhưng khơng ít đơi thiếu
nghiêm trọng những kiến thức sinh sản, giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở
Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới. Bên cạnh đó cịn kéo theo những bệnh lây truyền
qua đường tình dục mà nguy hiểm nhất là căn bệnh thế kỷ HIV- AIDS.
2. Liên hệ với sinh viên Trường đại học Thương mại.
a) Mặt tích cực:
Trong học tập: Sinh viên chủ động, tích cực học tập, tiếp thu kiến thức, nêu cao tinh
thần tự học, tìm tịi trao đổi, chia sẻ để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả. Tích cực
tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, tự sáng tạo.
Sinh viên có tinh thần yêu nước, sống và làm theo pháp luật, chấp hành các chính
sách của nhà nước một cách nghiêm túc. Sinh viên tích cực học tập, tham gia các câu lạc
bộ, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về đất nước. Tích cực tham gia các phong trào của
Đồn trường tích cực tham gia các cuộc tình nguyện như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ trẻ
em nghèo vượt khó,… Tổ chức tham gia tích cực các chương trình gắn kết sinh viên,
tuyển chọn tài năng sinh viên. Tuân thủ nội quy của nhà trường, chấp hành kỉ luật tốt.
Sinh viên Thương Mại luôn năng động, sáng tạo, nắm bắt thơng tin nhanh chóng và
chọn lọc, vận dụng tiến bộ của Khoa học - Công nghệ trong học tập. Nâng cao, tích lũy
kiến thức của bản thân thơng qua việc tích cực tham gia các buổi tọa đàm, tư vấn việc
làm cho sinh viên, thực tập nhận thức doanh nghiệp. Nhiều sinh viên có hồi bão, ước mơ
tốt đẹp.
Sinh viên trường đại học Thương mại có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm phấn
đấu cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu
đẹp, văn minh; có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta;
biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại.
Không tham gia vào các tổ chức phản động nhằm phá hoại Đảng và nhà nước xã hội
chủ nghĩa, ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước trong việc bảo vệ đất nước, kế
thừa phát huy các truyền thống dân tộc.

Thơng qua các chương trình giảng dạy tại các khóa sinh hoạt chính trị ,sinh viên đầu
năm cho toàn thể sinh viên, đa số sinh viên đều ý thức được vai trị,trách nhiệm của mình
trong giai đoạn mới là năng động, sáng tạo, tự tin và trách nhiệm.Qua các đợt sinh hoạt
đã được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức sinh động, có giá trị giáo dục, bồi dưỡng
thiết thực về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.Hầu hết các sinh viên đều tham gia rèn
luyện một cách tự giác. Từ đó, ra sức học tập, rèn luyện, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân

12


loại, khoa học cơng nghệ hiện đại góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát
triển trong quá trình Cơng Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước.
Sinh viên có ý thức tìm hiểu, nâng cao nhận thức về dân chủ và pháp luật. Có ý thức
phê bình những hành vi đi ngược lại chủ trương, chính sách của nhà nước, những biểu
hiện xuất phát từ những động cơ vụ lợi cá nhân mà “đấu đá” đả kích, lơi kéo, chia rẽ, làm
rối nội bộ. Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy.
Trong quá trình học tập, sinh viên luôn tôn trọng thầy cô giáo; biết chia sẻ nêu cao
tinh thần đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện; giúp đỡ những bạn
có hồn cảnh khó khăn, cùng nhau phấn đấu để đạt mục tiêu trong tương lai. Ngoài việc
học thật tốt sinh viên cũng tu dưỡng, rèn luyện học tập tốt, đạo đức tốt, tình nguyện tốt,
thể lực tốt, hội nhập tốt; phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.
Trong cuộc sống: Đã hình thành cho mình một lối sống đẹp, lành mạnh, hịa nhã,
khiêm tốn, u thương con người; có kỹ năng ứng xử, giải quyết khéo léo các vấn đề
trong cuộc sống. Sinh viên luôn sống giản dị, tiết kiệm khơng tự cao tự đại, khơng sống
thực dụng, có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng để cố gắng phấn đấu; không dựa dẫm ỷ lại vào
người khác; rèn luyện ý chí, bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
b) Mặt tiêu cực:
Vẫn còn xảy ra trường hợp các sinh viên vi phạm quy chế thi của nhà trường. Cịn có
một số sinh viên chưa có tinh thần tự giác, học tập hay bỏ giữa giờ, trốn tiết, bỏ thi. Tư
tưởng của một số bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Nhiều sinh viên đã đánh mất niềm tin

và chủ nghĩa xã hội và nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Một số sinh viên
chưa có tính sáng tạo trong học tập.
Số ít sinh viên sống khơng có lí tưởng, ước mơ, khơng phấn đấu nỗ lực trong học tập.
Tình trạng học tập nửa vời, tư tưởng “học cho có” vẫn diễn ra ở nhiều sinh viên. Thực
trạng sống thực dụng, chạy theo vật chất vẫn xuất hiện ở số ít sinh viên, một số bạn luôn
sống trong ảo tưởng rời xa thực tế để rồi sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một số bạn vướng
vào các tệ nạn xã hội nghiêm trọng như: nghiện game thậm chí trộm cướp; đây là tình
trạng đáng gây báo động của sinh viên hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu về tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã giúp sinh
viên chúng em càng thêm hiểu và tự hào về tài sản vơ giá của Người .Sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên Thương mại nói riêng quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Hồ Chí Minh, thi đua học tập, rèn luyện, vì ngày mai lập nghiệp,
xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Hồ
13


Chí Minh hằng mong. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chính là phải học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, để giữ gìn và phát huy những
giá trị cao đẹp đó, địi hỏi mỗi người phải thường xun học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự
hồn thiện bản thân mình, để xứng đáng là lớp người kế thừa xuất sắc nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp phát triển
của nước nhà.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh 2021 (GS.TS. Mạch Quang Thắng (Chủ biên), Nhà
Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật ).
2) />
14




×