Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tai_lieu_GDDP_lop_7_NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.23 MB, 80 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐINH VĂN KHÂM (TỔNG CHỦ BIÊN)
LÊ THÁI HOÀ – VŨ THỊ HỒNG NGA – LÊ XUÂN QUANG (ĐỒNG CHỦ BIÊN)
LÊ THỊ PHƯƠNG LAN – LÊ THỊ HỒNG VÂN – TRẦN HOÀI PHƯƠNG – LÊ THỊ HUỆ – PHAN NGỌC HUYỀN – VŨ THỊ BÍCH LIÊN
TRỊNH ANH TUẤN – NGUYỄN THANH XUÂN – NGUYỄN THỊ THUÝ VÂN – TRỊNH HỒNG LỊCH – NGUYỄN LỆ THU
VŨ THỊ THUÝ HƯỜNG – TRẦN BẢO LÂN – PHAN NGUYỄN – PHẠM VĂN TUYẾN – VŨ NGỌC HẠNH – BÙI THỊ LIÊN


KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU
Khám phá

Khởi động

Kết nối

Luyện tập

Câu hỏi

Vận dụng

Em có biết?

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH
LỚP 7

2


MỤC LỤC


KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
LỜI NÓI ĐẦU.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
CHỦ ĐỀ: NINH BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .. . . . . . . 5
Bài 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Bài 2. Thực hành: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
CHỦ ĐỀ: NINH BÌNH TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bài 1. Ninh Bình thời Đinh, Tiền Lê (Thế kỉ X).. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Bài 2. Ninh Bình thời Lý, Trần (Từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIV). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Bài 3. Ninh Bình từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
CHỦ ĐỀ: TỤC NGỮ, CA DAO NINH BÌNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31
Bài 1. Tục ngữ Ninh Bình.. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
Bài 2. Ca dao Ninh Bình.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Bài 3. Trải nghiệm văn học:
Chủ đề: Em yêu tục ngữ, ca dao Ninh Bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
CHỦ ĐỀ: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG NINH BÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
Bài 1. Ninh Bình – Vùng đất giàu truyền thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Bài 2. Học sinh Ninh Bình với việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. . . 50
CHỦ ĐỀ: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LÀNG NGHỀ, NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở TỈNH NINH BÌNH .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
Bài 1. Khái quát về một số làng nghề, nghề truyền thống ở tỉnh Ninh Bình ... . . . . . . . 56
Bài 2. An toàn lao động, vệ sinh môi trường tại một số làng nghề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
CHỦ ĐỀ: HÁT XẨM Ở NINH BÌNH.. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT TRUYỀN THỐNG... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Bài 1. Điêu khắc, chạm khắc ở làng Đá (Ninh Vân)
và làng Mộc (Phúc Lộc – Ninh Phong) Ninh Bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Bài 2. Mô phỏng hoạ tiết trang trí ở một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc. . . . . 73
Bài 3. Trang trí đồ vật bằng các hoạ tiết, hoa văn của làng nghề truyền thống. . . . . . 76
DANH MỤC TỪ TRA CỨU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78


3


LỜI NĨI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Ninh Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng. Khơng chỉ vậy, đây cịn là vùng đất Cố đơ n bình, giàu truyền thống
lịch sử, văn hố. Con người Ninh Bình giàu lịng u nước, hiếu học, cần cù,
sáng tạo,...
Thông qua bảy chủ đề (Ninh Bình – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;
Ninh Bình từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI; Tục ngữ, ca dao Ninh Bình; Tự hào về
truyền thống quê hương Ninh Bình; Giới thiệu một số làng nghề, nghề truyền thống ở
tỉnh Ninh Bình; Hát Xẩm ở Ninh Bình; Mĩ thuật truyền thống), Tài liệu Giáo dục
địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7 sẽ đưa các em khám phá những vẻ đẹp về
tự nhiên, lịch sử, văn hố, con người,... địa phương, từ đó góp phần giúp các em
hình thành các năng lực, phẩm chất; bồi dưỡng cho các em niềm tự hào và tình
yêu quê hương, đất nước; giúp các em có thêm động lực học tập, ý thức phấn đấu
xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trong q trình biên soạn, mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng song khó
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các em học sinh và quý độc giả góp ý để tài liệu
được hồn thiện hơn.
Chúc các em có những giờ học lí thú và bổ ích về quê hương.
Trân trọng cảm ơn!
Các tác giả

4


CHỦ ĐỀ NINH BÌNH –


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Danh thắng Tam Cốc.

5


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

BÀI 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh
Ninh Bình.
– Nêu được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tới phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh.
– Xác định được vị trí/ sự phân bố của một số đối tượng tự nhiên trên bản đồ.
– Sử dụng được biểu đồ/ tranh ảnh để trình bày một số vấn đề về tự nhiên và tài ngun
thiên nhiên tỉnh Ninh Bình.

KHỞI ĐỘNG
Ninh Bình nằm ở phía nam của Đồng bằng
sơng Hồng, mặc dù là tỉnh có diện tích
khơng lớn nhưng được thiên nhiên ưu ái
có cả đồi núi, đồng bằng và biển; khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa; khống sản khá đa
dạng; động – thực vật phong phú; sông hồ

nhiều nước; nhiều cảnh quan đẹp, thuận lợi
cho phát triển kinh tế.
Hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh ở
huyện/ thành phố mà em đang sinh sống.

Hình 1.1. Danh thắng Tràng An.

KHÁM PHÁ
I. Địa hình
Địa hình Ninh Bình rất đa dạng, thấp dần từ vùng đồi núi phía tây bắc sang vùng đồng
bằng trũng xen kẽ núi đá vơi, tiếp đến vùng đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi ven biển phía
đơng nam. Hướng địa hình đơn giản, chủ đạo là hướng tây bắc – đông nam, phù hợp với
hướng địa hình phổ biến của núi, sơng Việt Nam.
Địa hình đa dạng là điều kiện khá thuận lợi để Ninh Bình phát triển kinh tế với cơ cấu
đa ngành, đồng thời tạo ra những thế mạnh khác nhau cho từng khu vực.

6


Chủ đề: Ninh Bình – Điều kiện tự nhiên và ti nguyờn thiờn nhiờn
bản đồ
đồ tự
tự nhiên
nhiên tỉnh
tỉnh Ninh
Ninh Bình
Bình
bản
10600'


10545'

%

270
270
270
270
270

Bôi

N. Mao
Mao Gà

N.
ng
Lạ
ng


648
648
648
648
527
527
527
527


Hà Nam



VânLong
VânLong

T

y
Sông Đá

Đáp

Hoà Bình

ng


Sông

b

N

20
15'

462
462

462

Ho
àn
g

ng
Mớ

240
240
240
240
240
i

20
15'

Tràng An
An
Tràng

Nho
Nho Quan
Quan

Hoa Lư

Hoa


Thanh Hoá

TP. Ninh
Ninh Bình
Bình
TP.

Sông

y
Đá

%

385
385
385



Nam
Nam Định
Định

%

.

Hồ

Thường Sung

Sông



Lo
ng

.

Q
Q
Vườn Quốc
Quốc gia
gia
Vườn
Cúc Phương
Phương
Cúc

TP. Tam
Tam Điệp
Điệp
TP.
278
278
278
278
278


chú giải

269
269
269
269
269

% Gió
Gió mùa
mùa mùa
mùa đông
đông

Phân
Phân tầng
tầng độ
độ cao
cao

Nhóm
Nhóm đất
đất chính
chính
Đấtđỏ
vàng
t
vng
Đấtphự

phù
t
sa sa

20
00'

N. Trà
Trà Tu
Tu
N.

300
300

500
500
500
500

Yên Mô

Yên
254
254
254
254
254

11

1 000
000
000
1
000

Hồ

Kim
Kim Sơn
Sơn

Đồng Thái

%

200
200
200
200

Hồ
Yên Thắng

270
270
270

Độ cao (m)
Điểm độ cao

N. Mao
Mao Gà
Gà Tên núi
N.

ng

Vườnquc
Quốc
giagia
Q Vn
Đấtnhim
nhiễm
mặn Q
t
mn

n
Tố

g

Khu
Khubo
bảotn
tồnthiờn
thiênnhiờn
nhiên

Đá vôi

Đôlômit

.


sảnhn
hỗnhp
hợpth
Thế
giới
Di sn
gii

%

Khoáng
Khoáng sản
sản chính
chính

20
00'

Đáy

50
50
50

Yên Khánh

Khánh
Yên

Sô n
g

00
0m
m
m
0
m

Đ

Gia Viễn
Viễn
Gia

Đỉnh Mây
Mây Bạc
Bạc
Đỉnh

% Gió
Gió mùa
mùa mùa
mùa hạ
hạ




Các
Các yếu
yếu tố
tố khác
khác

Đất sét

Ranh giới huyện

Than

Ranh giới tỉnh

Nước khoáng

Sông, hồ

Vịnh

Tỉ
Tỉ lƯ:
lƯ: 1:
1: 400
400 000
000
105°45'


Cån
Cån Nỉi
Nỉi
Nỉi
Cån
Nỉi
Cån
Cån
Nỉi

b¾c



106°00'

Hình 1.2. Bản đồ tự nhiên tỉnh Ninh Bình.

– Vùng đồi núi: Chiếm khoảng 30 % diện tích
đất tự nhiên của tỉnh, phần lớn là đồi núi thấp và
trung bình; phân bố chủ yếu ở huyện Nho Quan,
thành phố Tam Điệp; phía bắc, phía đơng bắc
huyện Gia Viễn; phía tây nam huyện Hoa Lư và
phía tây nam của huyện n Mơ. Vùng đồi núi
có giá trị lớn trong trồng rừng, cây công nghiệp,
cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Đọc thông tin và quan sát hình 1.2,
em hãy:
1. Kể tên và xác định vị trí các dạng địa

hình chính của Ninh Bình trên bản đồ.
2. Nêu đặc điểm các dạng địa hình của
Ninh Bình.

7


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7
– Vùng đồng bằng trũng trung tâm: Chiếm gần
40 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh, tập trung ở thành
phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, một phần của huyện
n Mơ và phần cịn lại của huyện Nho Quan, huyện
Gia Viễn và thành phố Tam Điệp. Do lịch sử phát
triển của tự nhiên, trải qua các giai đoạn kiến tạo,
trên bề mặt đồng bằng cịn sót lại nhiều núi đá vôi
nằm rải rác, xen kẽ. Vùng đồng bằng này có giá trị lớn
trong trồng cây lương thực, cây ăn quả.

Hang động cac-xtơ rất phổ biến ở
Ninh Bình, tạo nên nhiều cảnh quan
tuyệt đẹp như hang động Thiên Tôn,
Tràng An (huyện Hoa Lư); Thiên Hà
(huyện Nho Quan). Các hang động
cac-xtơ ở Ninh Bình rất phong phú
về hình thái và chủng loại, trong
hang có nhiều dạng thạch nhũ tạo
nên cảnh đẹp huyền ảo.

– Vùng đồng bằng, bãi bồi ven biển: Chiếm trên
30 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh, tập trung ở toàn

bộ huyện Yên Khánh, Kim Sơn và một phần của
huyện Yên Mô. Đồng bằng hằng năm vẫn được phù
sa của các sơng bồi đắp, mở rộng ra phía Biển Đơng
từ 80 đến 100 m. Địa hình bằng phẳng có giá trị lớn
trong trồng cây lương thực, nhất là cây lúa.

Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết
của bản thân, em hãy:
1. Kể tên các hang động ở Ninh Bình
mà em biết.
2. Cho biết địa hình cac-xtơ đem lại
giá trị gì cho sự phát triển kinh tế
của tỉnh Ninh Bình.

Địa hình cac-xtơ là cảnh quan độc đáo, nổi bật
ở Ninh Bình, điển hình là vùng núi ở các huyện
Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư,... có giá trị lớn về
du lịch.

II. Khí hậu
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh và chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 23,3 oC đến 24,2 oC, số giờ nắng đạt từ 1 200 đến 1 500 giờ.
Độ ẩm cao trên 80 %, lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1 800 mm đến 1 900 mm nhưng
phân bố không đều trong năm, có tới 80 % lượng mưa tập trung vào mùa hạ.
Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

800


35

700

28,6

600

681,0

28,1 27,6

30
25,7

23,3

500
400

29,8 29,1

16,3

17,7

18,7

404,0


17,0

10

180,6

200
69,1 68,4

100

103,0

5
31,3

12,0 22,3 21,4

1

2

3

4

5

6


Lượng mưa (mm)

20
15

296,8

300

0

25

22,5

7

8

9

18,5

10 11 12

0
Tháng

Nhiệt độ (°C)


Hình 1.3. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Ninh Bình.

8


Chủ đề: Ninh Bình – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu phân mùa rõ rệt: Mùa hạ (từ tháng 5
đến tháng 10), chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Nam, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa
đơng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, thời tiết khơ,
lạnh, ít mưa; cuối mùa có mưa phùn ẩm ướt.
Khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh
Ninh Bình phát triển nơng nghiệp với cơ cấu cây
trồng, vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên, hằng năm
tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của một số thiên tai
như: bão, úng lụt, sương muối, giá rét,... gây khó
khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Đọc thông tin và quan sát các hình 1.2,
1.3, em hãy:
1. Nêu đặc điểm khí hậu của tỉnh
Ninh Bình.
2. Cho biết khí hậu có ảnh hưởng như
thế nào đối với đời sống và sản xuất
của nhân dân tỉnh Ninh Bình.

III. Sơng, hồ
– Sơng: Ninh Bình có mạng lưới sơng ngịi

khá dày đặc, với tổng chiều dài các sơng chính
trên 496 km, phân bố rộng khắp tồn tỉnh; có
nhiều sơng tương đối lớn như: sơng Đáy, sơng
Hồng Long, sơng Lạng, sơng Bơi,... Phần lớn
các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam,
đổ nước ra Biển Đông. Chế độ nước chia theo
hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn tương ứng
với hai mùa khí hậu. Các sơng có giá trị lớn về
thuỷ lợi, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất
và giao thông vận tải. Tuy nhiên, vào mùa mưa,
nước sông dâng cao gây lũ lụt ở vùng thấp trũng
thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn.

Hình 1.4. Sơng Đáy –
đoạn chảy qua thành phố Ninh Bình.

– Hồ: Ninh Bình có hơn 20 hồ lớn như:
Thường Sung, Yên Quang, Đồng Chương
(huyện Nho Quan); Đồng Thái, n Thắng
(huyện n Mơ),... Các hồ có giá trị về thuỷ lợi,
ni trồng thuỷ sản, ngồi ra nhiều hồ có cảnh
quan đẹp là điều kiện để phát triển du lịch.
Ninh Bình cịn có nguồn nước ngầm phong
phú, ít thay đổi theo mùa, có giá trị điều hồ
dịng chảy sơng ngịi, cung cấp nước cho sinh
hoạt và sản xuất.

Hình 1.5. Hồ Yên Thắng (huyện Yên Mô).

Đọc thông tin và quan sát các hình 1.2, 1.4, 1.5, em hãy:

1. Kể tên và xác định vị trí các sơng, hồ lớn.
2. Cho biết sơng, hồ ở Ninh Bình có những đặc điểm nổi bật nào.
3. Nêu giá trị của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất ở tỉnh Ninh Bình.

9


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

IV. Đất
Đất ở Ninh Bình rất đa dạng, trong đó có ba
nhóm đất chính:
– Nhóm đất phù sa: Có diện tích trên 74 nghìn ha,
phân bố rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh, nhưng
tập trung nhiều ở các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên
Khánh, Yên Mô, Kim Sơn. Đất phù sa ở Ninh Bình
được hình thành chủ yếu do q trình lắng đọng
phù sa của hệ thống sơng Hồng và các sơng nhỏ
khác trong tỉnh. Đất phù sa có đặc tính giàu mùn,
tơi xốp, thống khí, dễ canh tác, thích hợp cho thâm
canh lúa và các cây ngắn ngày (lạc, đậu,...).

Hình 1.6. Cánh đồng lúa
(xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh).

– Nhóm đất nhiễm mặn: Có diện tích trên 14
nghìn ha, phân bố ở vùng ven biển huyện Kim Sơn,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Nhóm đất
này thích hợp cho trồng cói, trồng rừng ngập mặn.
– Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích gần

25 nghìn ha, phân bố ở huyện Nho Quan, thành
phố Tam Điệp. Nhóm đất này có đặc tính tầng đất
dày, ít mùn, màu đỏ vàng,... thích hợp cho trồng
rừng, cây cơng nghiệp, cây ăn quả.

Hình 1.7. Thu hoạch cói (huyện Kim Sơn).

Ngồi ra cịn một số loại đất khác nhưng diện
tích nhỏ.
Đọc thơng tin và quan sát các hình 1.2, 1.6, 1.7,
1.8, em hãy:
1. Kể tên và xác định các nhóm đất chính
của tỉnh Ninh Bình.
2. Cho biết các nhóm đất đó thích hợp với
những loại cây trồng nào.

Hình 1.8. Cánh đồng dứa
(thành phố Tam Điệp).

V. Khống sản
Tài ngun khống sản của Ninh Bình khá đa dạng, trong đó có một số loại có giá trị
kinh tế cao.
– Đá vơi có trữ lượng hàng tỉ m3 và đơlơmit có trữ lượng hàng tỉ tấn; sử dụng làm nguyên
liệu để sản xuất vật liệu xây dựng; tập trung nhiều
ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô
và thành phố Tam Điệp.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, em hãy:
– Đất sét là nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói,
1. Kể tên và xác định các loại khoáng sản
gốm mĩ nghệ; phân bố chủ yếu ở các huyện

của Ninh Bình. Cho biết loại nào có
Nho Quan, n Mơ và thành phố Tam Điệp.
trữ lượng lớn nhất.
2.
Cho
biết tài ngun khống sản đã
– Than có trữ lượng nhỏ; chủ yếu được dùng
tạo
thuận
lợi để Ninh Bình phát triển
làm chất đốt, sản xuất phân vi sinh; phân bố ở
những ngành kinh tế nào.
huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp.

10


Chủ đề: Ninh Bình – Điều kiện tự nhiên và tài ngun thiên nhiên
– Các nguồn nước khống nóng như Kênh Gà (huyện Gia Viễn), Cúc Phương (huyện
Nho Quan) có giá trị chữa bệnh, sản xuất nước uống và phát triển du lịch.

Suối nước khống nóng Kênh Gà (xã Gia Thịnh,
huyện Gia Viễn) là suối nước nóng tự nhiên có
các thành phần hoá học như: Na, K, Cl, Mg,...
Trong nước có nhiều hợp chất muối hồ tan nên
có vị mặn, chát. Nhiệt độ của nước lên tới 53 oC,
nước phun mạnh và đều với lưu lượng 5 m3/giờ.
Trong thành phần của nước có một lượng nhỏ
chất phóng xạ khơng gây hại mà lại có tác dụng
chữa bệnh ngồi da, bệnh đường ruột,...


Hình 1.9. Suối nước khống nóng Kênh Gà
(xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn).

VI. Sinh vật
Ninh Bình nằm ở vị trí chuyển tiếp của các vùng sinh vật Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ
và Biển Đông, do điều kiện khí hậu thuận lợi nên hệ động – thực vật phong phú, đa dạng,
thể hiện ở thành phần loài, gen di truyền, hệ sinh thái.
– Đa dạng về thành phần loài và gen di truyền:
Biểu hiện rõ nhất ở Vườn quốc gia Cúc Phương và
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia
đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có hệ động – thực
vật phong phú với 2 427 loài thực vật bậc cao;
667 lồi động vật có xương sống (gồm: 137 loài thú,
337 loài chim, 66 loài cá nước ngọt, 48 lồi lưỡng
cư,...); 1 899 lồi động vật khơng xương sống1.
Trong số đó có rất nhiều lồi q hiếm như:
Cầy vằn, Báo hoa mai, Voọc quần đùi trắng,...
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long có 722 lồi thực vật, trong đó có nhiều lồi
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Lát hoa, Tuế lá
rộng, Sưa,...). Hệ động vật phong phú với 63 lồi
thú; 45 lồi bị sát, lưỡng cư; 148 lồi chim; 43 lồi
cá; trong đó có nhiều lồi q hiếm (Gấu ngựa,
Sơn dương, Khỉ mặt đỏ,...)2.

Hình 1.10. Vườn quốc gia Cúc Phương
(huyện Nho Quan).


Hình 1.11. Khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn).
1

2

Tổng cục Lâm nghiệp, Vườn quốc gia Cúc Phương, “Phương án quản lí, bảo tồn và phát triển bền vững
Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2021 – 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 1527/QĐ-BNN-TCLN
ngày 08/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ninh Bình, 2020.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình, “Phương án quản lí bền vững rừng đặc dụng năm 2020”.

11


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7
Ngồi ra, Ninh Bình có rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn với hệ động – thực vật phong
phú, nhiều loại cây (sú, vẹt,...); trên cao là các loài chim; dưới nước là các lồi tơm, cua, ghẹ,...
– Đa dạng về hệ sinh thái: Ninh Bình có nhiều
hệ sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
(Vườn quốc gia Cúc Phương), hệ sinh thái rừng
thứ sinh, hệ sinh thái đất ngập nước (ở Vân Long),
hệ sinh thái trảng cỏ và cây bụi trên núi đá vôi, hệ
sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái
rừng trồng, hệ sinh thái nơng nghiệp,...
Tài ngun sinh vật của Ninh Bình có giá trị
về nhiều mặt và cần được chú ý bảo tồn, phát triển.

Đọc thơng tin và quan sát các hình 1.10,
1.11, 1.12, em hãy:
1. Kể tên một số loài thực vật, động vật

quý hiếm ở Ninh Bình.
2. Nêu những đặc điểm nổi bật của
sinh vật ở Ninh Bình.
3. Cho biết em cần làm gì để bảo vệ
nguồn tài nguyên sinh vật ở địa phương.

Hình 1.12. Một góc rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn (huyện Kim Sơn).

LUYỆN TẬP
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát các hình 1.2, 1.3, em hãy:
1. Xác định các loại gió và hướng gió hoạt động trong năm ở Ninh Bình.
2. Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của Ninh Bình.

VẬN DỤNG
Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch hoặc viết một bài thuyết trình giới thiệu
với người thân về một danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình.

12


Chủ đề: Ninh Bình – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

BÀI 2. THỰC HÀNH:

Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên
ở địa phương em

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Xác định trên lược đồ vị trí/ sự phân bố một số tài nguyên thiên nhiên của huyện/

thành phố nơi em đang sinh sống.
– Trình bày được đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
huyện/ thành phố nơi em đang sinh sống.

I. Nội dung cần tìm hiểu
1. Nội dung 1

Dựa vào hình 1.2, hãy:
– Mơ tả vị trí và phạm vi của huyện/ thành phố nơi em đang sinh sống.
– Kể tên và xác định trên bản đồ một số loại tài nguyên thiên nhiên chính của địa phương em.

2. Nội dung 2

Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện/ thành phố nơi em đang sinh sống thơng qua việc
hồn thành bảng sau:
STT

Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm nổi bật

1

Địa hình

?

2


Khí hậu

?

3

Thuỷ văn

?

4

Đất

?

5

Khống sản

?

6

Sinh vật

?

II. Cách thức tiến hành

1. Giáo viên phân công nhiệm vụ.
2. Học sinh tiến hành thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.
3. Báo cáo kết quả.
– Các nhóm báo cáo sản phẩm.
– Các nhóm nhận xét, đánh giá và bổ sung cho nhau.
4. Giáo viên nhận xét và tổng kết.

13


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

NINH BÌNH TỪ THẾ KỈ X
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

14

Núi Non Nước (phường Thanh Bình,
thành phố Ninh Bình).


Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

BÀI 1. NINH BÌNH THỜI ĐINH,
TIỀN LÊ (Thế kỉ X)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Xác định được tên gọi và địa giới hành chính của Ninh Bình thời Đinh, Tiền Lê.
– Trình bày được dấu ấn, vai trị của kinh đô Hoa Lư cùng với các nhân vật lịch sử
Ninh Bình đối với quá trình hình thành, phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt.
– Khái quát được những nét chính về tình hình kinh tế, văn hố của Ninh Bình

thời Đinh, Tiền Lê.

KHỞI ĐỘNG
Đền thờ vua Đinh Tiên Hồng
và đền thờ vua Lê Đại Hành
thuộc Khu di tích Cố đơ
Hoa Lư, là nơi lưu giữ nhiều
dấu tích liên quan đến hai
triều đại Đinh, Tiền Lê.
Sự hiện diện của những di
tích này gợi cho em suy
nghĩ gì về dấu ấn của thời
kì Đinh, Tiền Lê trên vùng
đất Ninh Bình?

Hình 1.1. Đền thờ vua Đinh Tiên Hồng
(Khu di tích Cố đơ Hoa Lư).

15


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

KHÁM PHÁ
I. Tên gọi và địa giới hành chính Ninh Bình thời Đinh, Tiền Lê
Vào nửa đầu thế kỉ X, vùng
đất Ninh Bình thuộc Trường Châu.
Nửa sau thế kỉ X, khi đất nước
bước vào thời kì độc lập, tự chủ,
các đơn vị hành chính ở vùng

đất Ninh Bình vẫn giữ ngun
như trước.
Thời Đinh, Tiền Lê, vùng đất
Ninh Bình có một vị trí vơ cùng
quan trọng, từ Bắc vào Nam, cả
đường bộ lẫn đường thuỷ đều
phải đi qua Ninh Bình.

Thơng tin trong tư liệu 1 và tư liệu
2 cho em biết điều gì về tên gọi và
địa giới hành chính vùng đất Ninh
Bình thời Đinh, Tiền Lê.

Tư liệu 1: Trường Châu gồm 4 huyện là Văn Dương (nơi có châu
lị đóng), Đồng Thái, Trường Sơn, Kì Thường. Trong đó, huyện
Văn Dương cơ bản gồm địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn,
Hoa Lư ngày nay.
(Theo: Tỉnh uỷ Ninh Bình – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
Địa chí Ninh Bình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.316)
Tư liệu 2: Năm 990, khi Tống Cảo, sứ giả nhà Tống, đi sứ Giao Châu
(Đại Cồ Việt), vẫn gọi vùng đất có kinh đơ Hoa Lư là Trường Châu.
Trong suốt lịch sử 42 năm của nhà Đinh – Lê, sử sách khơng nhắc
đến một đơn vị hành chính mới nào...
... Thế kỉ X, vùng đất Ninh Bình chưa có phần lớn đất đai huyện
Yên Khánh và toàn bộ huyện Kim Sơn như bây giờ.
(Theo: Tỉnh uỷ Ninh Bình – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
Địa chí Ninh Bình, Sđd, tr.316 – 317)

II. Vùng đất Ninh Bình thời Đinh, Tiền Lê
1. Từ động Hoa Lư đến thành Hoa Lư

Đinh Bộ Lĩnh (924 – 979) người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương,
huyện Gia Viễn), là con trai của Thứ sử Đinh Công Trứ. Thuở nhỏ thường cùng lũ trẻ chăn trâu chơi
trị đánh trận giả, lấy bơng lau làm cờ. Nhờ có tài chỉ huy lại có chí lớn nên được bạn bè kính phục.
Lớn lên vào lúc nhà Ngô suy, ông cùng bạn bè thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú,
Lưu Cơ,... xây dựng lực lượng ở vùng đất Hoa Lư.

Động Hoa Lư nay thuộc xã Gia Hưng, huyện
Gia Viễn. Đây là một thung lũng núi, dân gian
thường gọi là Thung Ông hay Thung Lau. Động
Hoa Lư là căn cứ đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh.
Thung lũng này được bao bọc bởi các ngọn núi
vịng cung, có một lối vào duy nhất là một
qn nhỏ. Bao quanh bên ngoài động là đầm
Cút, một con hào thiên nhiên chắn giữ, từ đây
có thể tiến ra sơng Đáy.
Hình 1.2. Đền thờ vua Đinh Tiên Hồng tại Thung Lau
(xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn).

16


Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Sau khi đánh dẹp và thu phục các sứ quân, thống nhất đất nước, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh
lên ngơi hồng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở Hoa Lư. Tại đây, ơng cho xây dựng
cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây dựng một cơng trình
phịng ngự kiên cố. Thời Tiền Lê và đầu thời Lý, Hoa Lư tiếp tục là kinh đô của cả nước.

Kinh thành Hoa Lư mang tính
chất là một quân thành, được
bao quanh bởi các dãy núi đá

vòng cung tạo ra một bức
tường thiên nhiên kiên cố.
Khoảng trống giữa các sườn
núi được xây kín bằng những
thành đất, đắp cao từ 8 – 10 m.
Nhà Đinh đã rất chú ý đến yếu
tố thành luỹ để bảo vệ kinh đơ.

Hình 1.3. Vết tích nền móng cung điện thời Đinh, Tiền Lê
(Khai quật tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư).

Kinh thành Hoa Lư nay thuộc xã Trường Yên (huyện Hoa Lư), gồm thành nội và thành
ngoại. Thành ngoại có diện tích 140 ha, thuộc địa phận thôn Yên Thượng và thôn Yên Thành,
xã Trường Yên. Thành nội có diện tích 160 ha, thuộc địa phận thơn Chi Phong, xã Trường Yên.
Ngoài khu thành nội và thành ngoại cịn có thành phía nam với diện tích 100 ha. Hiện nay,
dấu tích của các đoạn tường thành và nền móng cung điện xưa đã được phát hiện tại Khu di tích
Cố đơ Hoa Lư. Ngồi ra cịn có các di tích khác gắn liền với lịch sử thời thời Đinh, Tiền Lê
ở Ninh Bình như: đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, động Am Tiên,
núi Cột Cờ, núi Mã Yên, chùa Nhất Trụ,...

Hình 1.4. Dấu tích móng tường bao thời Đinh, Tiền Lê
(Khai quật tại Khu di tích Cố đơ Hoa Lư).

1. Em biết gì về gia đình và quê
hương của Đinh Bộ Lĩnh?
2. Theo em, tại sao vua Đinh
Tiên Hoàng lại chọn Hoa Lư
là nơi đóng đơ sau khi thống
nhất đất nước?


17


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

2. Tứ trụ triều Đinh
Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ đều là người làng Đại Hữu, châu Đại Hồng.
Ngay từ nhỏ, các ơng và Đinh Bộ Lĩnh đã gắn bó, cùng chăn trâu và chơi trị đánh trận cờ lau.
Lớn lên, có cùng chí hướng, Nguyễn Bặc, Đinh Điền cùng Trịnh Tú, Lưu Cơ theo giúp
Đinh Bộ Lĩnh trấn giữ động Hoa Lư. Dưới sự chỉ huy của Đinh Bộ Lĩnh, các ơng đã góp phần
quan trọng trong việc đánh dẹp và thu phục các sứ qn, thống nhất đất nước.
Sau khi lên ngơi Hồng đế, Đinh Tiên Hồng phong Nguyễn Bặc làm Định Quốc cơng,
Đinh Điền là Ngoại giáp, Lưu Cơ là Đô hộ phủ sĩ sư, Trịnh Tú được vua cử đi sứ sang
nhà Tống, mở đầu cho giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam với phương Bắc.

Hiện nay, ở Ninh Bình có nhiều di
tích thờ các vị trung thần nhà Đinh
như: nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc
(xã Gia Phương, huyện Gia Viễn);
đền Hiềm, chùa Đẩu Long (phường
Tân Thành, thành phố Ninh Bình);
đền Ngơ Khê Hạ (xã Ninh Hồ,
huyện Hoa Lư ),…
Hình 1.5. Nhà thờ Định Quốc Công Nguyễn Bặc
(xã Gia Phương, huyện Gia Viễn).

III. Tình hình kinh tế, văn hố của vùng đất Ninh Bình
thời Đinh, Tiền Lê
1. Kinh tế
Nền kinh tế nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo với nghề trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi

gia súc, gia cầm,... Bên cạnh đó là nghề đánh bắt cá, nghề ni tằm, dệt vải được duy trì và
phát triển.
Thủ cơng nghiệp đạt nhiều thành tựu. Nghề gốm, nghề sản xuất gạch ngói phát triển với
những sản phẩm đa dạng. Nghề chạm khắc đá đạt trình độ cao. Ngồi ra cịn một số ngành
nghề khác cũng được chú trọng như nghề kim hoàn, thuộc da, sơn son thếp vàng, dệt chiếu,...
Nhiều trung tâm bn bán và chợ q được hình thành ở các địa phương. Năm 976,
thuyền bn nước ngồi đến kinh đô Hoa Lư để dâng sản vật và kết nối giao thương với nhà
nước Đại Cồ Việt.

18


Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Thời Đinh, Tiền Lê đã
cho đúc và lưu hành tiền
đồng. Tiền “Thái Bình
Hưng Bảo” (thời Đinh) và
tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”
(thời Tiền Lê) là hai đồng
tiền đầu tiên của nhà nước
quân chủ Việt Nam.
Hình 1.6. Tiền “Thái Bình
Hưng Bảo” thời Đinh.

Hình 1.7. Tiền “Thiên Phúc
Trấn Bảo” thời Tiền Lê.

Hình 1.8. Một số hiện vật có niên đại thế kỉ X được khai quật ở Khu di tích Cố đơ Hoa Lư
(xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Trong các đợt khai quật tại Khu di tích Cố đơ Hoa Lư, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật

như: gạch ngói, đầu ngói ống trang trí hoa sen, đầu rồng, mặt linh thú, mâm đất nung trang trí
hoa sen, vịt bằng đất nung,... Bên cạnh đó là vị, vại, bát, đĩa, có sản phẩm đã tráng men bóng mịn,
những viên gạch hình hộp chữ nhật xây tường và gạch hình vng trang trí chim phượng, hoa sen,...

Nêu nhận xét của em về đời sống kinh tế của Ninh Bình dưới thời Đinh, Tiền Lê. Liên hệ với
những nghề truyền thống ở địa phương em.

2. Văn hoá
Sinh hoạt văn hoá dân gian thịnh hành với nhiều loại hình như chèo, đồng dao, trò chơi
dân gian, múa, lễ hội dân gian,...
Phật giáo du nhập và xuất hiện ở Ninh Bình từ khá sớm. Từ thời Đinh, Tiền Lê, Phật giáo
được coi trọng và trở thành hệ tư tưởng chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội.
Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong chức cho các quan văn võ trong triều và ban chức cho các
nhà sư (chức Tăng thống, Tăng lục,...). Một số nhà sư có vị trí quan trọng trong triều, tham gia
công cuộc dựng nước và giữ nước, tiêu biểu như Thiền sư Khuông Việt và Thiền sư Pháp Thuận.
Thời Đinh, Tiền Lê, Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt đồng thời cũng là trung tâm
Phật giáo của cả nước. Dấu ấn Phật giáo khá đậm nét ở vùng đất Hoa Lư. Nhiều cột kinh Phật
xuất hiện và nhiều ngôi chùa được xây dựng như chùa Tháp (cịn di tích nền cũ ở ven sơng
Hồng Long), chùa Nhất Trụ...

19


Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

Hình 1.9. Cột kinh Lăng Nghiêm ở chùa Nhất Trụ
(xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).

Hình 1.10. Một số hiện vật thời Đinh, Tiền Lê
được trưng bày tại Bảo tàng Ninh Bình.


Chùa Nhất Trụ là nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn nghìn năm qua. Cột kinh Phật bằng đá được
vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995. Trên tám mặt cột khắc kinh, kệ Phật giáo để cầu quốc
thái dân an, triều đình vững mạnh, thể hiện sự tin tưởng, nhiệm màu của Phật pháp. Đây là
một trong những hiện vật quý hiếm, có giá trị to lớn về mặt lịch sử và văn hoá. Tháng 12-2015,
cột kinh Phật đã được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là Bảo vật quốc gia.

Phật giáo có vai trị như thế nào đối với đời sống tinh thần của nhân dân Ninh Bình thời Đinh,
Tiền Lê? Việc vua Đinh Tiên Hồng phong chức cho các nhà sư cùng lúc với việc phong chức
cho các quan đại thần thể hiện điều gì?

LUYỆN TẬP
1. Trình bày những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc.
2. Tại sao Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ lại được mệnh danh là “Tứ trụ
triều Đinh”?
3. Dấu ấn về tình hình kinh tế, văn hoá dưới hai triều đại Đinh, Tiền Lê được thể
hiện như thế nào trên vùng đất Ninh Bình?

VẬN DỤNG
1. Liên hệ những tên đường, phố, làng/ xã, trường học hoặc di tích lịch sử – văn hố
mang tên những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử liên quan đến thời
Đinh, Tiền Lê ở địa phương mà em biết.
2. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một di tích lịch sử – văn hoá
thời Đinh, Tiền Lê mà em ấn tượng.

20


Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI


BÀI 2. NINH BÌNH THỜI LÝ, TRẦN
(Từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIV)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Chỉ ra được tên gọi của Ninh Bình trong thời Lý, Trần.
– Trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, văn hố của Ninh Bình trong
thời Lý, Trần.
– Khái quát được những đóng góp của nhân dân Ninh Bình trong cuộc kháng chiến
chống Mơng – Ngun.

KHỞI ĐỘNG
Đền Thái Vi thuộc thôn Văn Lâm,
xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư là nơi
thờ các vị vua thời kì đầu nhà Trần,
những người đã lập ra hành cung
Vũ Lâm trong kháng chiến chống
quân Mông – Nguyên lần thứ hai
và lần thứ ba. Đền Thái Vi cùng
với hệ thống các di tích lịch sử
khác là minh chứng quan trọng
về dấu ấn thời Lý, Trần cịn hiện
hữu trên mảnh đất Cố đơ Hoa Lư.
Di tích lịch sử này gợi cho em suy
nghĩ gì về dấu ấn của vùng đất
Ninh Bình trong thời Lý, Trần?

Hình 2.1. Đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư).

21



Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

KHÁM PHÁ
I. Tên gọi Ninh Bình thời Lý, Trần
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Vùng đất Ninh Bình khơng cịn là
trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, nhưng có nhiều đóng góp trong cơng cuộc xây dựng
kinh đơ mới của đất nước – kinh đô Thăng Long.
Nhà Lý chia đặt lại khu vực hành chính, cả nước gồm
24 lộ và phủ. Vùng đất Ninh Bình thời kì này được gọi
là phủ Trường Yên.
Năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ, phủ từ thời nhà Lý
thành 12 lộ. Vùng đất Ninh Bình đầu thời Trần gọi là lộ
Trường Yên, sau đổi là trấn Trường Yên.

Em hãy cho biết tên gọi của vùng
đất Ninh Bình thời Lý, Trần?

II. Tình hình kinh tế, văn hố của Ninh Bình thời Lý, Trần
1. Kinh tế
Nhà Lý, Trần thực hiện nhiều chính sách kinh tế để ổn định đời sống nhân dân, củng cố
vương triều. Với chính sách phong cấp thái ấp cho các vương hầu, quý tộc, ở vùng đất
Ninh Bình có một số thái ấp được lập. Thời Lý, có thái ấp của Tơ Hiến Thành ở khu vực núi
Kiếm Lĩnh (nay thuộc xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn). Thời Trần, có thái ấp của Hưng Nhượng
vương Trần Quốc Tảng ở khu vực làng Tuỳ Hối (nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn),
thái ấp của công chúa Trần Ngọc Một ở khu vực thuộc phường Ninh Khánh (thành phố
Ninh Bình), thái ấp của Đào Dương Bật ở khu vực thuộc xã Ninh An (huyện Hoa Lư),...

Đền Thánh Tô thuộc thôn Xuân Lai,
xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, là nơi
thờ Thái uý Tô Hiến Thành – người

có cơng trong việc đánh đuổi qn
Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi. Đền
phối thờ vua Đinh Tiên Hoàng và
Thiền sư Nguyễn Minh Khơng.

Hình 2.2. Đền Thánh Tơ (xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn).

22


Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Hệ thống giao thông đường thuỷ được mở
rộng. Một số bến cảng, bến đò phát triển như cảng
Phúc Thành (nay thuộc phường Đơng Thành,
thành phố Ninh Bình), bến đị Trường Yên (nay
thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư). Nhà Lý cho
đào sông Lẫm (thuộc địa phận huyện Yên Mô),
khơi đào sơng Vân Sàng (thuộc thành phố
Ninh Bình),... Trong q trình đó, nhân dân trong
vùng đã tích cực tham gia hoặc tự tổ chức khơi
đào kênh mương, đắp đê (vùng đất ven sơng Đáy,
sơng Hồng Long), khai hoang các vùng ven sơng,
ven biển.

1. Trình bày tình hình kinh tế của Ninh Bình
thời Lý, Trần.
2. Việc mở rộng hệ thống giao thơng
đường thuỷ, đắp đê và khai hoang có
ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển kinh tế và xã hội của vùng đất

Ninh Bình thời Lý, Trần?

2. Văn hố
Thời Lý, Trần, Phật giáo tiếp tục được coi trọng, chùa tháp được xây dựng nhiều ở
Ninh Bình như chùa Khai Phúc (xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư), chùa Dầu (xã Khánh Hoà,
huyện Yên Khánh), chùa và tháp Linh Tế (thành phố Ninh Bình),... Nhiều nhà sư có đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của văn hố nói chung, Phật giáo nói riêng, tiêu biểu là Thiền sư
Nguyễn Minh Khơng.

Thiền sư Nguyễn Minh Khơng tên thật là
Nguyễn Chí Thành, q ở làng Đàm Xá,
phủ Trường Yên (nay thuộc xã Gia Thắng
và xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn). Ơng có tài
về y thuật, được ban hiệu Quốc sư thời
vua Lý Thần Tơng và có cơng xây dựng
nhiều ngơi chùa,… Nhân dân tôn ông là
bậc Thánh, dựng đền thờ ở nhiều nơi.
Hằng năm, nhân dân địa phương đều tổ
chức lễ hội để tưởng nhớ cơng lao của
Đức Thánh Nguyễn.
Hình 2.3. Tồ Vọng Lâu đền Đức Thánh Nguyễn
(xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn).

Thời kì này, trên đất Ninh Bình có nhiều người đỗ đạt khoa cử. Trong Văn từ phủ
Yên Khánh, lập năm Duy Tân (1907) có tấm bia Đại khoa tịng tự ghi những vị đỗ Đại khoa
của Ninh Bình thời Trần như: Nguyễn Hữu Đăng, Đào Dương Bật, Tạ Đại Lang,...

23



Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình – Lớp 7

Hình 2.4. Đền thờ Trương Hán Siêu
(phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình).

Hình 2.5. Núi Non Nước
(phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.

Trương Hán Siêu (? – 1354), người Phúc Thành,
huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên (nay là phường
Phúc Thành, thành phố Ninh Bình). Ơng là mơn
khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị,
học vấn un thâm. Ơng tham gia hai cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên (lần hai và lần ba) và từng làm quan
dưới thời bốn đời vua Trần. Để ghi nhận những
đóng góp của ông, sau khi ông mất, vua Trần đã
truy tặng ông chức Thái bảo. Từ năm 1372,
Trương Hán Siêu được thờ ở Văn Miếu.

Núi Non Nước (cịn có tên là Dục Thuý Sơn) nằm
bên bờ giữa ngã ba sông Đáy với sông Vân. Núi
Non Nước từ lâu đã được coi là một cảnh đẹp
nổi tiếng của Ninh Bình. Bên núi có chùa Non
Nước và đền thờ danh nhân Trương Hán Siêu.
Tháp Linh Tế trên núi vốn được xây từ thời Lý,
đến thế kỉ XIII bị hư hỏng nặng. Năm 1337, tháp
được khởi công xây dựng lại. Trương Hán Siêu đã
viết bài Dục Thuý Sơn Linh tế tháp kí rồi cho khắc
vào sườn núi Non Nước để lưu lại muôn đời. Từ

đó, núi Non Nước mang tên là núi Dục Th.

Trình bày những nét khái qt về tình hình văn hố của Ninh Bình thời Lý, Trần.

III. Vùng đất Ninh Bình trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên xâm lược
Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Mông – Nguyên, trước thế giặc mạnh, vua tôi
nhà Trần đều rút khỏi kinh thành. Rừng núi và
nhân dân Ninh Bình đã bảo vệ và là hậu cứ vững
chắc cho vua tôi nhà Trần xuất quân đánh giặc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông Cổ năm 1258, vua Trần Thái Tông
nhường ngôi cho con, lui về vùng núi Vũ Lâm
để tu hành, đặt cơ sở cho việc xây dựng hành cung
Vũ Lâm.

24

Hành cung Vũ Lâm là một căn cứ quân sự
thời Trần, nằm ngay trong vùng núi thành
Nam của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây từng là
nơi các vua đầu nhà Trần lập căn cứ địa để
củng cố lực lượng, phản công trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
năm 1285. Nơi đây còn gắn với sự kiện
các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang
Phật giáo. Hiện nay, hành cung Vũ Lâm
thuộc Quần thể danh thắng Tràng An.



Chủ đề: Ninh Bình thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đền Trần nằm trong Khu du lịch
sinh thái Tràng An, thuộc xã Ninh Hải,
huyện Hoa Lư. Tương truyền, đây là
ngôi đền được các vị vua nhà Trần
cho xây dựng phục vụ các hoạt động
tín ngưỡng trong những năm tháng
lui về hành cung Vũ Lâm chuẩn bị
cho hai cuộc kháng chiến chống
qn Ngun xâm lược. Đền Trần
cịn có tên gọi là Đền Nội Lâm
(Đền trong rừng).
Hình 2.6. Đền Trần (thuộc Khu du lịch sinh thái Tràng An).

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285, vùng đất Ninh Bình
khơng chỉ là nơi cung cấp lương thực mà cịn là nơi quy tụ nghĩa sĩ, bổ sung lực lượng cho
quân đội nhà Trần.
Để tưởng nhớ các vua Trần, đặc biệt là vua Trần
Thái Tơng – người đã có cơng chiêu dân lập ấp, nhân
dân đã dựng đền Thái Vi. Đền thờ 4 vị vua đời Trần là
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,
Trần Anh Tông và Hiển từ Hoàng Thái hậu. Lễ hội đền
Thái Vi hằng năm được diễn ra từ ngày 14-3 đến hết
ngày 16-3 Âm lịch.

Hành cung Vũ Lâm có vai trị như
thế nào trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên xâm lược

thời Trần?

LUYỆN TẬP
1. Kể tên các di tích lịch sử – văn hố, địa danh hoặc lễ hội ở Ninh Bình có liên quan
đến thời Lý, Trần.
2. Nêu những đóng góp của nhân dân Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống
qn Mơng – Ngun xâm lược?

VẬN DỤNG
Lễ hội đền Thái Vi là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình. Em hãy
tìm hiểu và viết một bài giới thiệu với bạn của mình về lễ hội này.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×