Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.09 KB, 68 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh
nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế tốn và quản trị doanh
nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại
đóng vai trị là điều kiện tiền đề khơng thể thiếu để sản xuất có hiệu quả.
Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản
xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Trong cơ chế thị trường,
mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu
thụ qui định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm qui định
chất lượng của sản xuất. Người sản xuất chỉ có thể phải bán cái mà thị trường cần
chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm
một số nội dung hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác
động mạnh mẽ có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất.
Công ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước với hình thức
hoạt động chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. Trải qua 37 năm
hoạt động ở cả hai cơ chế: (cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp và cơ chế thị
trường) Công ty Xăng dầu Hà Giang đã từng bước vươn lên để khẳng định mình,
gây được chữ tín đối với khách hàng trong và ngồi tỉnh nhờ chất lượng phục vụ và
chất lượng nhiên liệu đạt tiêu chuẩn, Công ty đã không ngừng lớn mạnh cùng với sự
phát triển nhiều mặt của đất nước. Tuy nhiên một bộ phận trong cán bộ quản lý và
người trực tiếp sản xuất chậm thay đổi được tư duy còn mang nặng cung cách làm
việc thời kỳ bao cấp: thụ động, máy móc, khơng khoa học do đó đã ảnh hưởng đến
hoạt động tiêu thụ xăng dầu chung toàn Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu Hà Giang kết hợp với kiến thức
đã lĩnh hội được ở trường, ở các Thầy Cô, là một sinh viên khoa Quản trị kinh

Trang 1


doanh với hy vọng đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển


chung và hồn thiện các hoạt động tiêu thụ nói riêng của Cơng ty Xăng dầu Hà
Giang, em mạnh dạn nghiên cứu và viết đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu tăng
cường hoạt động tiêu thụ tại Công ty Xăng dầu Hà Giang" làm khố luận tốt
nghiệp của mình.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 03 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Hà Giang
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức tiêu thụ ở Công ty Xăng dầu Hà Giang
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động tiêu thụ ở Công ty
Xăng dầu Hà Giang.
Do thời gian thực tập tại doanh nghiệp cịn ít, trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế và lần đầu tiên nghiên cứu viết một vấn đề khá mới mẻ,
nên khoá luận của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến q báu bổ xung đóng góp của các Thầy cơ, cùng tồn thể bạn đọc
để khố luận của em được hồn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và cán bộ các
phịng ban của Cơng ty Xăng dầu - Hà Giang, các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Huyền đã nhiệt tình hướng
dẫn, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ phương pháp để em sớm hoàn thiện khoá luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Giang, ngày 10 tháng 06 năm 2004
Sinh viên

Trang 2


PHẠM VĂN THUỶ

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ GIANG


I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu - Hà Giang
1. Lịch sử hình thành cơng ty
Cơng ty Xăng dầu Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công
ty Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân vốn là Chi cục Vật tư Hà Giang trực thuộc Tổng
cục Vật tư, thành lập theo Quyết định số 1213/QĐ/TCVT ngày 01/12/1967. Trụ sở
Công ty đặt tại Tổ 01 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng: Xăng, dầu, sản
phẩm hố dầu, thiết bị phụ tùng ơ tơ, than chất đốt, kim khí.
Trang 3


Khi mới thành lập Chi cục Vật tư Hà Giang (nay là Cơng ty Xăng dầu Hà
Giang) có qui mơ nhỏ bé, máy móc thiết bị lạc hậu. Tổng vốn kinh doanh có
792.000 đồng, lao động có 65 người, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm
ông Đinh Phúc Thảnh giữ chức vụ Giám đốc Công ty.
Điện thoại: 019866435 - 019767120 - 019867122 - 019867654.
Số FAX: 019867047.
Tài khoản: 431101000029 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang.
Mã số thuế: 5100100046 - 1.

Trang 4


2. Q trình phát triển của Cơng ty
Trải qua 37 năm hoạt động kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty
cũng có những thay đổi song khơng lớn, nhưng về pháp lý cũng như về qui mô và
hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty có những thay đổi rất cơ bản:
Năm 1970 đổi tên thành Công ty Vật tư Hà Giang trực thuộc Bộ Vật tư (nay
là Bộ Thương mại). Chức năng, nhiệm vụ khơng có gì thay đổi, qui mô vốn và lao

động đã được tăng lên, vốn kinh doanh 1.216.000 đồng với 71 lao động.
Năm 1976 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên
Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Do đó Công ty Vật tư Hà Giang và Công ty
Vật tư Tuyên Quang được hợp nhất thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Tuyên trực
thuộc Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại). Thời điểm này trụ sở chính đặt tại phường
Minh Xuân - Thị xã Tuyên Quang - Hà Tuyên. Qui mô vốn và lao động tăng nên
đáng kể, vốn kinh doanh nâng từ 792.000 đồng lên 9.823.000 đ tăng 1.240%, lao
động tăng từ 65 người lên 97 người tăng 49% so với năm 1967.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu chỉ có xăng, dầu, sắt, thép, than chất đốt.
Doanh thu, lợi nhuận thấp, thu nhập của người lao động khơng bù đắp hao phí sức
lao động.
Năm 1991 theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Hà Tuyên lại được chia tách
thành 2 tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang. Do đó Công ty Vật tư tổng hợp Hà Tuyên
đã thành lập một chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp đặt tại Thị xã Hà Giang theo
Quyết định số 139/QĐ - CTVTTH ngày 10/11/1991. Sau chia tách vốn của Cơng ty
có 2.192.120.000 đồng, lao động giảm đáng kể, đến ngày 01/01/1991 Cơng ty có 35
cán bộ và cơng nhân.
Tháng 10/1994 Chi nhánh kinh doanh Vật tư tổng hợp Hà Giang có quyết
định chuyển thành Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang. Đồng thời Bộ Thương mại đã
bàn giao chức năng quản lý sang Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Tháng 01/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 04/QĐ UB ngày 03/01/1995 V/v thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty Vật tư
tổng hợp Hà Giang. Qui mô vốn và lao động tăng đáng kể, vốn kinh doanh có
3.568.720.000 đồng, lao động có 53 người. Cùng với sự thay đổi về qui mô, chức
Trang 5


năng, nhiệm vụ của Cơng ty cũng có những thay đổi cho phù hợp với cơ chế và tình
hình mới, Mặt hàng kinh doanh thu hẹp chỉ còn Xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, gas và
các phụ kiện bếp gas, kinh doanh không phụ thuộc vào chỉ tiêu pháp lệnh, từng
bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.

Ngày 17/ 8/1995 Bộ Thương mại ra Quyết định số 690/TM - TCCB chuyển
Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang về trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Ngày 01/9/2000 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số
987/XD - QĐ đổi tên Công ty Vật tư tổng hợp Hà Giang thành Công ty Xăng dầu
Hà Giang. Mặt hàng kinh doanh khơng có thay đổi song Công ty đã chuyển hẳn
sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Địa
điểm trụ sở tại Tổ 1 Phường Nguyễn Trãi - Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang.
Hiện nay tính đến 31/12/2003: Tổng số lao động có 79 người tăng 21%, so
với năm 1967, tổng giá trị tài sản của công ty có 16.404.373.405 đồng.
Trong đó : Tài sản lưu động 7.939.966.419đ.
Tài sản cố định

8.464.406.986.

Mặc dù thành lập từ khá sớm song có thể nói từ năm 1967 đến năm 1986 do
công ty Vật tư tổng hợp hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp,
mặt khác điều kiện kinh tế Hà Giang chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo nàn, một thời gian dài lại trải qua cuộc chiến tranh biên giới nên thị trường rất
nhỏ hẹp, nhu cầu và sức mua thấp, phương tiện bán hàng bằng thủ công (đong trực
tiếp bằng ca, gáo..). do đó trong thời gian này Cơng ty chỉ hoạt động theo chỉ tiêu
pháp lệnh kém hiệu quả, doanh thu thấp.
Từ năm 1987 đến năm 1996 Công ty tiếp cận và nghiên cứu vận dụng cơ chế
quản lý mới của Đảng, cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Hà Giang tập trung phát
triển cơ sở hạ tầng, nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động do đó thị
trường được từng bước mở rộng, nhu cầu và sức mua tăng mạnh. Để đáp ứng u
cầu đó Cơng ty xăng dầu ngày càng được đầu tư vốn, lao động và cải tiến phương
thức kinh doanh. Tuy nhiên trong thời kỳ này thiết bị kỹ thuật chưa được trang bị,
mạng lưới kinh doanh chưa mở rộng, tồn Cơng ty có 04 cây xăng dầu, các chính


Trang 6


sách bán hàng chưa được trú trọng. Doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách
và thu nhập của người lao động có tăng nhưng khơng đáng kể.
Từ năm 1997 đến nay trước sức ép của khoa học kỹ thuật và các đối thủ cạnh
tranh, đòi hỏi khách quan của thị trường, Cơng ty Xăng dầu Hà Giang đã có những
thay đổi rất căn bản; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà làm việc, kho tàng,
các cửa hàng xăng dầu, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tuyển dụng
và đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên toàn cơng ty do đó kinh
doanh ngày càng có hiệu quả. Vốn, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ ngân sách, thu
nhập của cán bộ, công nhân viên ngày càng gia tăng, đáp ứng kịp nhu cầu ở địa
phương.
Với khả năng kinh doanh tốt, nguồn lực lao động dồi dào, thiết bị công nghệ
hiện đại Công ty xăng dầu Hà Giang đã đạt nhiều thành tích lớn được Nhà nước và
ngành tặng thưởng nhiều huân, huy chương và cờ luôn lưu. Công ty hiện nay đang
đứng vững và tiếp tục vươn lên trong cơ chế thị trường.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam được hạch tốn độc lập, hàng năm Tổng Cơng ty áp dụng chính sách giá
cứng đối với các Cơng ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Cơng ty từ Huế trở ra, cịn đối
với các tỉnh phía nam trực thuộc Tổng Cơng ty được áp dụng chính sách giá giao và
nguồn hàng do Tổng Công ty đảm nhận. Căn cứ điều kiện thực tế ở địa phương
Tổng công ty ra quyết định và ban hành qui định chức năng nhiệm vụ của Công ty
Xăng dầu Hà Giang:
- Tổ chức kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, gas hoá lỏng, bếp gas và phụ
kiện bếp gas, kim khí, phụ tùng, xăm lốp bình điện, khai thác bảo hiểm ô tô xe máy.
Đây là một tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhưng mặt hàng của đơn vị đang
kinh doanh là những mặt hàng chiến lược và mũi nhọn để phục vụ đáp ứng nhu cầu
sản xuất, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế địa phương.


Trang 7


- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và sự chỉ đạo của Tổng công ty Xăng dầu
Việt Nam, kế hoạch hoạt động của Công ty để xây dựng kế hoạch và tổ chức ký các
hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đề ra.
- Thực hiện kế hoạch Tổng Công ty giao nhằm quản lý, khai thác và sử dụng
hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
ngân sách cho Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước,
thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực và mạng lưới kinh
doanh, nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ môi trường.
- Được quyền tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng từng bước nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh của
Công ty. Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ về tiền lương, phân phối sử dụng
lợi nhuận, tham gia bảo hiểm xã hội và an toàn lao động đối với cơng nhân viên
chức. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động sản
xuất phụ và dịch vụ tạo thêm công ăn việc làm đảm bảo đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
- Quản trị và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành của Nhà
nước và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
II. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu sản xuất
- Hiện nay Cơng ty có 11 cửa hàng, các cửa hàng có trách nhiệm hồn thành
các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhập, quản lý, tiêu thụ xăng dầu, vật tư và các
sản phẩm hoá dầu; tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều giữa khách

hàng và Công ty về nhu cầu, tâm lý tiêu dùng, khai thác khách hàng, tác phong văn
minh phục vụ; trực tiếp thực hiện chính sách bán hàng như niêm yết giá, hoạt động
quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, trả chậm.
Trang 8


- Đội xe có trách nhiệm vận chuyển xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, vật tư từ
kho đến các cửa hàng, các cơ sở đại lý và cơ sở bán buôn theo kế hoạch của công ty
hoặc theo nhu cầu đột xuất của các cửa hàng.

Trang 9


SƠ ĐỒ 01: MƠ HÌNH VẬN ĐỘNG HÀNG HỐ CƠNG TY XĂNG DẦU HÀ
GIANG
(QUI TRÌNH LƯU THƠNG)

CƠNG TY
Đội xe vận chuyển

Kho
Đội xe vận chuyển

Các cửa hàng
Công ty

Người tiêu dùng

Các cửa hàng
đại lý


Người tiêu dùng

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, Cơng ty Xăng dầu Hà Giang được tổ
chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng pháp luật, thực hiện chế độ thủ
trưởng quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán
bộ công nhân viên trong Công ty. Bộ máy tổ chức quản trị của Công ty được tổ
chức gọn nhẹ, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty là: Giám đốc
điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và
Tổng cơng ty, các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc đồng thời được phân công
phụ trách một số công việc chuyên môn nhất định.

Trang 10


Trang 11


2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc
2.1.1. Giám đốc Công ty
- Giám đốc Công ty được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam uỷ nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều hành về mọi hoạt động của
Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người lãnh đạo cao nhất đại diện cho mọi nghĩa
vụ và quyền lợi của tập thể CBCNV Công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà
nước và Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động của Công ty Xăng dầu Hà Giang.
- Trực tiếp chỉ đạo điều hành cơng tác tài chính kế tốn, bảo toàn và phát
triển nguồn vốn, quyết định các phương thức phân phối tiền lương tiền thưởng, các
khoản chi phí của Công ty.
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, quyết định những vấn đề thuộc

về nhân sự như: Tuyển dụng, đào tạo, điều động, khen thưởng, thanh tra kỷ luật.
- Quyết định phương thức, quy mô, cơ chế kinh doanh, phương án định giá
(Giá bán hàng hoá, giá cước vận chuyển, hoa hồng cho đại lý. Quyết định mục tiêu
qui mơ, hình thức đầu tư cơng nghệ, xây dựng cơ bản, phát triển kỹ thuật.
2.1.2. Phó giám đốc thứ nhất
Thực hiện chức năng giúp việc cho Giám đốc, thường trực điều hành giải
quyết các công việc chuyên môn của Công ty khi được Giám đốc uỷ quyền.
- Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về công tác kinh doanh, bao gồm
từ công tác vận chuyển hàng hoá, đảm bảo nguồn hàng, tiêu thụ, kiểm kê, tiếp thị,
quảng cáo, báo cáo thống kê, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
- Phụ trách cơng tác hành chính, thanh tra, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy,
ngoại giao, từ thiện.
2.1.3. Phó giám đốc thứ hai
Trực tiếp phụ trách cơng tác quản lý kỹ thuật, đo lường chất lượng, hao hụt
hàng hố, các trang thiết bị cơng nghệ nhập, xuất, kho tàng, bồn bể chứa.

Trang 12


- Phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản, thay thế
thiết bị, xây dựng định mức kinh tế, định mức chi phí cửa hàng. Theo dõi, quản
lý hoạt động của tổ bảo hiểm.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban
2.2.1. Phòng Tổ chức hành chính
Biên chế có 6 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 05 cán bộ, Chức năng,
nhiệm vụ được qui định tại quyết định số 174/XDHG- QĐ và bản qui định tạm thời
về việc phân công chức năng nhiệm vụ của các phịng ban trực thuộc Cơng ty:
- Tổ chức nghiên cứu quán triệt và hướng dẫn thực hiện các văn bản qui định
của Nhà nước và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, nhằm đảm bảo mọi chế dộ
chính sách cho người lao động.

- Nghiên cứu xây dựng và lựa chọn mơ hình tổ chức lao động, chủ động lập
kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng lao động, quản lý và bố trí phân cơng lao
động hợp lý, sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. sao cho phù hợp với nhiệm
vụ kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch định mức khoán tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn
phương thức trả lương, xét nâng lương, nâng bậc, thực hiện phân phối thu nhập cho
người lao động và cơng tác chính sách xã hội như BHXH, BHYT, bảo hộ lao động,
vệ sinh môi trường.
- Tổ chức thực hiện công tác huấn luyện quân sự, thanh tra bảo vệ, thi đua
khen thưởng và kỷ luật, giải quyết các đơn thư khiếu nại,
- Tổ chức cơng tác hành chính quản trị, hậu cần, mua sắm trang thiết bị văn
phòng, tổ chức bố trí nơi làm việc, điện nước sinh hoạt, văn thư đánh máy, điều
hành phương tiện đưa đón cán bộ đi cơng tác.
2.2.2. Phịng kinh doanh
Biên chế hiện có 03 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 02 cán bộ. Chức
năng, nhiệm vụ được thể hiện:
- Điều tra nghiên cứu tình hình nhu cầu sử dụng vật tư trên thị trường, trên cơ
sở đó nghiên cứu xây dựng chiến lược, sách lược, mục tiêu kế hoạch kinh doanh,
chính sách mặt hàng, giá cả, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, cơ chế hoạt động
của các cửa hàng trong từng thời kỳ trình Giám đốc duyệt nhằm đạt kết quả cao.

Trang 13


- Tổng hợp nhu cầu sử dụng vật tư hàng hố, chủ động ký hoặc trình Giám
đốc ký các hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, đảm bảo nguồn hàng cho việc kinh doanh
từ các kho đầu mối, kho trung tâm đến các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn
của tỉnh. Phân công phân cấp giao quyền chủ động cho các cửa hàng hoặc trực tiếp
chỉ đạo điều hành kinh doanh ở các cửa hàng, quầy hàng và kho trung tâm.
- Theo dõi khối lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho ở các cửa hàng và kho.

Phối hợp với các phòng chức năng thường xuyên kiểm tra chất lượng, số lượng, giá
bán hàng hoá của các cửa hàng thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý.
- Kiểm tra hướng dẫn việc lập hoá đơn, biên bản xác nhận khối lượng hàng
hoá, kê sao nộp chứng từ, lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, đối chiếu, quyết toán
hao hụt xăng dầu theo định mức và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo qui định
của Nhà nước và Tổng cơng ty.
2.2.3. Phịng kế tốn tài chính
Biên chế có 05 nhân viên gồm 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phòng và 03
cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ thể hiện:
- Thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn, theo dõi phản ánh tình hình hoạt các
nguồn vốn, tài sản, hàng hố do Cơng ty quản lý và điều hành các mặt cơng tác
nghiệp vụ kế tốn tài chính.
- Huy động, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh
và xây dựng cơ bản. Quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh,…
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn,
xây dựng các định mức chi phí phù hợp với kế hoạch, mục tiêu kinh doanh.
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, lưu trữ hoá đơn, chứng từ theo đúng
chế độ qui định của Nhà nước và của ngành ban hành. Cung cấp thơng tin cần thiết
về tài chính nhằm tham mưu cho lãnh đạo Công ty kịp thời chỉ đạo và điều hành
mọi hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
2.2.4. Phịng Quản lý kỹ thuật
Biên chế có 04 nhân viên gồm 01 trưởng phòng và 03 cán bộ. Chức năng,
nhiệm vụ thể hiện:
- Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước và Tổng cơng ty để ban hành các
tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất

Trang 14


lượng, hao hụt xăng dầu, định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ mơi trường,…để áp

dụng chung tồn Cơng ty.
- Quản lý chất lượng hàng hoá, đảm bảo hàng hoá đúng phẩm chất, chất
lượng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm hàng hoá ở tất cả các khâu vận
chuyển, nhập xuất, tồn trữ, bảo quản của các cửa hàng thuộc Công ty và cửa hàng
đại lý.
- Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ đo lường, thường
xun duy tu sửa chữa đảm bảo duy trì chính xác đơn vị đo của hệ thống cân đo
nhằm giảm tỷ lệ hao hụt,
- Tích cực áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tăng năng xuất lao động.
Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập dự tốn, theo dõi thi cơng,
nghiệm thu quyết tốn cơng trình đưa vào sử dụng.
3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu (2000- 2003)
Phân tích số liệu qua 04 năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của
Công ty trong những năm qua cơ bản ổn định và tăng trưởng, mức tăng trưởng của
Công ty đạt 6 đến 9%, doanh số bán ra năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tổng
chi phí qua các năm cũng tăng theo điều đó phù hợp với qui luật kinh tế. Thu nhập
bình quân /người/ tháng và nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm không ổn định nguyên
nhân do thực hiện cơ chế hạch tốn, phân phối tồn ngành và theo khu vực.
Đánh giá chung từ ngày Công ty xăng dầu Hà Giang được tái thành lập tháng
10/1994 đến nay, qua thực tế hoạt động kinh doanh, Công ty đã phải tự vươn lên
đứng vững và phát triển trước những biến động lớn của thị trường thời kỳ đổi mới.
Với thị trường tiêu thụ xăng dầu là một tỉnh miền núi có 11 huyện thị, cơ sở hạ tầng
cịn nhiều thiếu thốn, giao thơng đi lại khó khăn nhưng với sự đồn kết, nhiệt tình
của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty vì vậy trong những năm qua Cơng
ty ln giữ được vai trị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo kinh doanh
có lãi, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về xăng dầu, dầu nhờn các loại, khí gas và
vật tư hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng xã hội, an ninh quốc phòng
trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Mạng lưới bán lẻ của Công ty ngày càng mở rộng, hiện nay Cơng ty có 11
cửa hàng và 5 đại lý, thị trường đã vươn tới 6/11 huyện thị của tỉnh, sản lượng hàng


Trang 15


hố xăng dầu bán ra bình qn đạt 1.200m3/ tháng, nguồn hàng Công ty ổn định, giá
cả hợp lý, các trang thiết bị bán hàng tương đối hiện đại như cột bơm điện tử, máy
phát điện, đã đảm bảo độ tin cậy về số lượng, chất lượng bán hàng cũng như thời
gian phục vụ bán hàng, do đó đã thu hút người tiêu dùng trong việc mua hàng tại các
cửa hàng của Công ty.

Trang 16


III. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu
thụ ở Công ty xăng dầu - Hà Giang
1. Môi trường kinh doanh xăng, dầu trên thế giới và khu vực
Việt Nam tuy có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn song chủ yếu khai thác
xuất thơ, cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu, nhu cầu sử dụng xăng dầu nhất là xăng
dầu cơng nghệ cao phải nhập của nước ngồi. Thị trường thế giới luôn mất ổn định
do các cuộc chiến tranh vũ trang sắc tộc, tôn giáo như cuộc chiến tranh IRAQ năm
2003 và khủng hoảng kinh tế kéo dài do đó giá nhập khẩu xăng dầu biến động lớn.
Mặt khác nguồn dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạn kiệt, tài ngun khơng tái sinh,
hàng hố thay thế xăng dầu hạn chế trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày càng lớn
khiến cho giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hướng gia tăng. Tình hình trên khiến cho
thị trường xăng dầu trong nước ảnh hưởng khá nặng nề, có thời gian (2001, 2003)
giá nhập cao hơn giá bán Nhà nước phải áp dụng giải pháp bù lỗ, nhiều đối tượng
lợi dụng đầu cơ có tính chất trục lợi càng làm cho thị trường xăng dầu thêm mất ổn
định. Đơn cử tháng 5 năm 2004 giá dầu thô trên thế giới khoảng 41 $ / thùng, mức
giá cao nhất từ hơn 30 năm trở lại đây, chênh lệch giá dầu thô với xăng dầu cũng ở
mức cao nhất. Giá nhập 01 lít xăng dầu lỗ 600 đồng, q I tồn Tổng công ty lỗ 550

tỷ đồng nhưng Nhà nước mới bù lỗ 50%.
2. Cơ chế quản lý vĩ mơ của chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có vị trí khá quan trọng cho
việc phát triển nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng xã hội. Để đảm bảo an ninh xăng
dầu, Chính phủ ban hành nghị định 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 bổ
xung một số điều của nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998,
quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 và bản qui chế kèm
theo để quản lý kinh doanh xăng dầu. Bằng các nghị định, quyết định trên chính phủ
chủ trương xây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển ổn định, từng bước phù
hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, bảo đảm an toàn năng lượng
quốc gia, bảo đảm cân đối xăng dầu cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và tiêu
dùng xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề đó Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện
pháp kinh tế - hành chính để can thiệp vào thị trường xăng dầu đặc biệt là áp dụng
chính sách giá định hướng theo sự chỉ đạo của Nhà nước và cơ chế giá giao cùng

Trang 17


với chính sách trợ giá dầu hoả, trợ cước vận tải đối với từng địa bàn xa trung tâm
đầu mối gaio hàng, nhằm bình ổn thị trường và phục vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu
đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi để tích luỹ cho đầu tư phát triển.
3. Đặc điểm của ngành hàng kinh doanh
Do tính chất đặc biệt mà kinh doanh xăng dầu không giống như những mặt
hàng khác. Tính chất đặc biệt đó được thể hiện:
- Xăng dầu là sản phẩm ở thể lỏng và phải có các thiết bị bồn chứa đặc biệt.
- Xăng dầu là chất dễ bay hơi (Đặc biệt là gas lỏng bay hơi ở nhiệt độ bình
thường), do đó cần phải có các biện pháp phòng chống hao hụt mất mát.
- Xăng dầu là chất dễ cháy nổ, vì vậy việc bảo quản, vận chuyển phải tuân
thủ theo những quy trình đặc biệt, thiết bị phải đảm bảo không tạo ra tia lửa điện, hệ

thống điện và các vật va đập phải được đóng kín.
- Xăng dầu là mặt hàng đa dạng, địi hỏi yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất
lượng cao trong khi tính ổn định thấp.
- Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của Nhà nước là sản phẩm từ dầu mỏ có
nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao, là nguồn nhiên liệu quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ nhu cầu đời sống, cung cấp năng lượng
chính cho các ngành vận tải ơ tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ vượt đại dương, đánh
bắt hải sản.
Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi phải tăng chi phí các khâu: Bảo quản,
vận chuyển, mua thiết bị chuyên dùng,…lợi nhuận thấp.
4. Đặc điểm về sự vận động hàng hố của Cơng ty
Lượng xăng dầu nhập của Công ty được nhập từ 02 đầu mối :
- Đầu mối thứ nhất: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho đầu mối
Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường 350 km.
- Đầu mối thứ hai: Nguồn hàng nhập được ngành điều động từ kho Phủ đức Việt trì - Phú thọ vận chuyển lên Hà giang qua quãng đường 240 km.
Hai nguồn trên phần lớn lượng vận chuyển được công ty ký hợp đồng vận tải
với công ty Cổ phần vận tải Petromexl- Hà Nội và nhập vào kho trực tiếp tại các
cửa hàng trực thuộc Công ty và các cửa hàng đại lý. Mặt khác cơng ty cịn có kho

Trang 18


trung tâm tại Cửa hàng Cầu Mè là kho thường xuyên được dự trữ một lượng hàng
lớn xăng dầu để cung ứng hàng cho các huyện vùng cao. Công ty tự vận chuyển
bằng phương tiện của Công ty từ kho Công ty đến các cửa hàng các huyện vùng cao.
Do cầu đường nhỏ hẹp, chất lượng đường xuống cấp đi lại rất khó khăn, xe có trọng
tải lớn khơng đi được, Công ty phải tiếp nhận sử dụng những xe có tải trọng khoảng
10 m3 đến 15 m3 nên việc cung ứng vận chuyển xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn .
Sự vận động của hàng hố qua nhiều cơng đoạn, quãng đường dài nên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty như tăng chi phí đầu tư thiết bị ,

phương tiện vận tải, tăng lao động, phát sinh nhiều chi phí như : Vận tải, chi phí bảo
quản, chi phí hao hụt. Mặc dù Nhà nước thực hiện chính sách trợ cước vận tải đối
với các công ty xa trung tâm nguồn hàng .
5. Đặc điểm thị trường xăng dầu ở Hà Giang
Thị trường xăng dầu Hà Giang là một Tỉnh miền núi phía bắc, Địa bàn rộng
lớn song dân số thưa thớt, phân tán không tập trung, phần lớn đời sống dân cư cịn
thấp, thu nhập bình qn 150USD/người/năm, đường giao thơng đi lại khó khăn.
Nền kinh tế của tỉnh gần đây có sự phát triển khá mạnh, tăng trưởng bình quân
10,6% . Những năm gần đây tỉnh Hà Giang trú trọng việc xây dựng và nâng cấp sửa
chữa đường xá, cầu cống, giao thông nông thôn, mặt khác ngành sản xuất và cơng
nghiệp chậm phát triển do đó nhu cầu về xăng dầu chưa cao, mức tiêu thụ hàng năm
tăng trưởng chậm, hơn nữa Cơng ty đang phải đối mặt với khó khăn là thị trường
đang bị thu hẹp do sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là mặt hàng
xăng dầu sáng và mặt hàng gas.
* Thứ nhất: Về đối thủ cạnh tranh
Từ 1999 trở về trước công ty với tính chất kinh doanh chuyên ngành và độc
quyền (một mình một chợ). Từ năm 1999 trở lại đây với sự thay đổi của chính sách
Nhà nước và cơ chế kinh doanh, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ mới đó là
cơng ty thương mại và 04 doanh nghiệp tư nhân, thị phần của công ty xăng dầu bị
thu hẹp còn khoảng từ 70 - 75%. Các đối thủ cạnh tranh với chức năng nhiệm vụ
tương tự bao gồm các loại:
- Đối thủ đưa ra các sản phẩm dịch vụ tương tự với mức giá giống nhau.
Trang 19


- Các đối thủ cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực và cùng cạnh tranh
để tìm lợi nhuận trên một nhóm khách hàng nhất định.
- Các đối thủ có lợi thế hơn về mặt giá cả, vốn kinh doanh, cơ chế cơng nợ
thống, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, thế độc quyền của
ngành xăng dầu bị phá vỡ. Mặt khác tư duy “Độc quyền”, tư duy “Khách hàng tự

tìm đến” đã ăn sâu vào tiềm thức của cán bộ công nhân viên trong tồn bộ máy
Cơng ty.
- Vị trí một số cửa hàng không thuận lợi nên thị phần của Công ty bị thu hẹp
từ 25 -30%.

Trang 20


* Thứ hai: Về đặc điểm của khách hàng
- Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có
nhu cầu cần được thoả mãn về hàng hố và có khả năng thanh tốn. Nhu cầu này
được thực hiện thông qua mạng lưới tiêu thụ và dịch vụ của các cửa hàng.
Với 37 năm hoạt động kinh doanh, dịch vụ công ty xăng dầu Hà giang đã trải
qua hai cơ chế. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp mục
tiêu của cơng ty là hồn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Mặt khác cầu của thị trường không
được đáp ứng, bị ràng buộc bởi chế độ, định mức, chỉ tiêu,… do đó khách hàng thời
kỳ này rất hạn chế chủ yếu là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế,
an ninh, quốc phịng.
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường, khách hàng của Công ty đa dạng và
phong phú hơn, có nhiều khách hàng là những doanh nghiệp lớn đã ký hợp đồng với
Công ty. Với khách hàng hiện tại thì mảng khách hàng sử dụng xăng dầu phục vụ
cho các phương tiện phục vụ sản xuất và đi lại gia tăng với tỷ trọng lớn. Nghiên cứu
mảng số liệu về quản lý các phương tiện tham gia giao thông ở cơ quan công an và
sở giao thông cho thấy sự gia tăng của các phương tiện như trình bày ở biểu 02.
Đi liền với sự gia tăng về số lượng, công suất, hiệu quả hoạt động của các
phương tiện cũng được gia tăng, do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu của khách hàng
ngày càng gia tăng đáng kể.
BIỂU 02: PHƯƠNG TIỆN SỬ DỤNG XĂNG DẦU CHỦ YẾU Ở HÀ
GIANG
LOẠI PHƯƠNG


ĐƠN VỊ

ĐẾN

ĐẾN

TIỆN
31/12/00
31/12/01
Ơ tơ các loại
chiếc
1.372
1.804
Xe mô tô
chiếc
12.527
17.923
Máy ủi, máy xúc
chiếc
22
35
(Số liệu tại Công an tỉnh và Sở Giao thông).

ĐẾN
31/12/02
1.974
27.637
49


Trải qua gần 40 năm kinh doanh trên thị trường Công ty xăng dầu Hà Giang
phục vụ hết mọi tầng lớp người dân từ các cơ quan Nhà nước, các tập thể lao động,
các tổ chức sản xuất kinh doanh. Mặc dù trong cơ chế thị trường có nhiều thay đổi,
song với bề dầy kinh nghiệm sẵn có và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, đến nay
Công ty Xăng dầu Hà Giang vẫn giữ vững bạn hàng, ngồi ra cị mở rộng đến các

Trang 21

ĐẾN
31/12/03
2.358
31.356
62


huyện vùng xa. Mục tiêu của Công ty là cải tạo và mở rộng mạng lưới cửa hàng bán
lẻ, mở rộng thị phần thông qua các đại lý bán buôn nhằm thu hút khách hàng tiềm
năng.
6. Đặc điểm của cơ sở vật chất, kỹ thuật
Từ năm 1997 trở về trước các cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn thấp
kém, cũ kỹ và lạc hậu. Từ năm 1997 đến nay công ty đã quan tâm đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, mua sắm và trang bị máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến do nước
Nhật, CH Sec,CH Slô- va-ki sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả lao động đáp ứng tối
đa nhu cầu thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của công ty được
minh chứng bằng các số liệu dưới đây:
+ Tổng diện tích mặt bằng:

20.854,5 m2.

- Diện tích khu văn phòng:


10.436,3 m2.

*Nhà làm việc:
*Nhà kho:
*Nhà khách + Tập thể:
*Sân bãi, khuân viên:
- Diện tích 11 cửa hàng trực thuộc:

355 m2.
1.405,5 m2.
274 m2.
8.401,8 m2.
10.418.2 m2

Trang 22


BIỂU 03: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CÓ TỚI NGÀY 31/12/2003
Đơn vị tính:1.000 đ
TSCĐ HỮU HÌNH
MÁY
PT VẬN


SỐ

CỬA

MĨC


VẬT K
TRÚC

CHỈ TIÊU

NHÀ

1
2
I. Ngun giá 321

3

DỤNG

TSC

TSCĐ

TỔNG

CỤ

Đ

TH

CỘNG


THIẾT

QUẢN



TC

BỊ



HÌN

6

H
7

4

TẢI

5

8

9

TSCĐ

1. Số dư đầu

6.136.299 1.600.563 1.564.860

298.726

9.600.450

năm
2. Số cuối kỳ

6.418.110 1.829.564 1.736.148

298.726

10.282.55
2

II. Giá trị hao 322
mòn
1. Số đầu kỳ

1.753.308

567.307

666.779

212.118


3.199.513

2. Số cuối kỳ

2.160.110

716.261

791.920

238.589

3.906.882

III.

4.258.000 1.113.303

944.228

60.137

6.375.670

Giá

trị 323

còn lại
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty có giá trị

khơng lớn, thời gian sử dụng đã lâu. Số lượng máy móc, trang thiết bị đã sử dụng
trên 5 năm chiếm tỷ trọng lớn, có loại đã khấu hao 100% song đến nay vẫn còn sử
dụng như một số nhà cửa, kho tàng, phượng tiện vận tải, do đó ảnh hưởng khơng ít
tới q trình kinh doanh và thúc đẩy tiêu thụ như:
- Hệ thống cửa hàng tương đối khang trang nhưng mạng lưới cửa hàng chưa
được mở rộng trên địa bàn tiêu thụ, chưa chú trọng công tác xây dựng các nhà kho
để bảo quản hàng hố kinh doanh khác nói chung.
- Số lượng phương tiện vận tải đã sử dụng qua nhiều năm, số lượng đầu xe ít,
dung tích nhỏ và phải thường xuyên sửa chữa, do đó đơi lúc khơng đáp ứng được
việc cung ứng hàng hoá kịp thời theo kế hoạch .
Trang 23


- Máy móc thiết bị chủ yếu là cột bơm được công ty chú trọng đầu tư trang
thiết bị hiện đại đáp ứng và phục vụ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng .
- Việc đầu tư trang bị thiết bị phục vụ cơng tác quản lý tại văn phịng tương
đối ổn định, tuy nhiên mạng lưới máy vi tính trang bị cho từng cửa hàng cịn ít và
chưa đồng bộ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới cơng tác quản lý chung tồn cơng ty.
7. Đặc điểm lao động
BIỂU 04: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CHÍNH THỨC TỒN CƠNG TY
CƠ CẤU

CHỈ TIÊU

THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN
NĂM 2000
SỐ
TỶ

NĂM 2001

SỐ
TỶ

NĂM 2002
SỐ
TỶ

NĂM 2003
SỐ
TỶ

NGƯỜI TRỌN NGƯỜI
TRỌNG NGƯỜITRỌNGNGƯỜITRỌNG
70

G
100

72

100

77

100

79

100


Sản xuất Lao động gián tiếp

24

34

23

32

25

32

21

26,5

Lao động trực tiếp

46

66

49

68

52


68

58

73,5

Trình độ Đại học và trên ĐH

3

4

6

3

7

9

11

13,9

Cao đẳng

8

11


10

13

11

14

12

15,2

T. cấp CNKT

49

70

49

68

54

70

52

65,8


Chưa đào tạo
Độ tuổi <30 tuổi

10
31

14
44

7
33

10
46

5
37

6
48

4
45

5,1
56,9

20

28


18

25

17

22

24

30,4

19
1.595

27

21
1.600

29

23
1.427

30

10
1.500


12,7

Tổng số lao động

30 ->40 tuổi
>40 tuổi
Lương bình quân
(1.000đ)
Thu nhập bình

1.733

1.699

1.448

1.800

quân(1.000đ)
Qua số liệu ta thấy lực lượng lao động tồn cơng ty tương đối ổn định, sắp
xếp một tương đối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ, giữa lao động trực tiếp và gián
tiếp, tỷ lệ lao động gián tiếp và trực tiếp của Công ty ổn định qua các năm. Tuy
nhiên đội ngũ nhân viên chưa thực sự đủ mạnh, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ

Trang 24


cao và tăng dần qua các năm, đội ngũ lao động có trình độ sơ cấp và cơng nhân kỹ
thuật vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Việc tuyển dụng và bố trí lao động có trình độ đại học và cao đẳng tại các cửa
hàng còn hạn chế, đa phần cửa hàng trưởng chưa có trình độ đại học, cơng tác điều
hành và quản lý cịn yếu, mặt khác cơng nhân lao động là người trực tiếp bán hàng
chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác nghiệp vụ bán hàng và kỹ năng, nghệ
thuật giao tiếp, do vậy đã ảnh hưởng khơng ít tới q trình quản trị, q trình tiêu
thụ cũng như việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng.

Trang 25


×