Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁ NGỪ BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 28 trang )

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁ NGỪ BỀN VỮNG
Nguyễn Bá Thơng1
Nguyễn Hữu Bình2
Nguyễn Diệu Th3
1-Chun gia tư vấn độc lập, 2- Tổng cục Thuỷ sản, 3- WWF Việt Nam
I. GIỚI THIỆU


Mục đích sử dụng:

Cuốn sổ tay “Hướng dẫn thực hành tốt cho nghề khai thác cá ngừ bền vững” nhằm
cung cấp các hướng dẫn, thông tin cho ngư dân Việt Nam hoạt động trong nghề đánh
bắt cá ngừ trong vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) của Việt Nam. Hướng dẫn bao
gồm các quy định liên quan đến các điều kiện cần và đủ để tham gia hoạt động đánh
bắt thuỷ sản hợp pháp, các quy trình ra/vào cảng cá, trách nhiệm và nghĩa vụ của tàu
cá và người tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản (bao gồm cả các tàu hỗ trợ hay tàu
dịch vụ hậu cần nghề cá).
Bên cạnh đó, hướng dẫn cung cấp thơng tin về những thực hành được khuyến khích
nhằm đảm bảo hoạt động đánh bắt thuỷ sản mang tính trách nhiệm như việc giảm
thiểu các hoạt động khai thác ngẫu nhiên các loài động vật biển (rùa biển, cá nhám, cá
mập, cá đuối, thú biển, chim biển…) cần được bảo vệ, các thực hành tốt nhằm giảm
thiểu thất thoát sau thu hoạch, quản lý chất thải trong quá trình hoạt động và khi vào
cảng của tàu cá để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái biển và quản lý
tốt lao động tàu cá. Đồng thời, sổ tay này góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng
khai thác, thúc đẩy sự tuân thủ các quy định, biện pháp quản lý, nhằm ngăn chặn hoạt
động khai thác bất hợp pháp (IUU), hướng đến nghề cá bền vững và có trách nhiệm.


Một số khái niệm quan trọng:
 Nghề cá bền vững là nghề cá đáp ứng được 3 điều kiện sau: (1) đảm bảo nguồn
lợi vền vững (hoạt động khai thác phải ở mức đảm bảo nguồn lợi có thể tiếp


tục); (2) Có tác động tối thiểu tới mơi trường (hoạt động khai thác phải được
quản lý để duy trì cấu trúc, năng suất chức năng và đa dạng của các hệ sinh thái
mà nghề cá hoạt động) và; (3) Quản lý nghề cá hoạt động hiệu quả (tuân thủ
các quy định quản lý, bảo tồn, có hệ thống quản lý có trách nhiệm đối với sự
thay đổi hồn cảnh).
 Bảo vệ nguồn lợi cá ngừ:
Cá ngừ là loài cá di cư xa, bơi qua các vùng nước quốc tế thuộc các quốc gia, lãnh
thổ khác nhau. Để quản lý nguồn lợi cá ngừ, các quốc gia chia sẻ nguồn lợi này sẽ
phải cùng nhau xây dựng Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực (RFMO). Các nước
thành viên của các tổ chức này có trách nhiệm xác định giới hạn về sản lượng, theo
dõi hiện trạng đàn cá, và quy định về quyền khai thác. Hiện nay, Việt Nam là nước
khơng phải thành viên nhưng có hợp tác của Uỷ ban Quản lý Nghề cá Trung và Tây
Thái Bình Dương (WCPFC), tuy nhiên, Việt Nam cần tuân thủ tất cả các Biện pháo
quản lý và bảo tồn được Uỷ ban đề ra.

1


 Yêu cầu của thị trường:
Một số thị trường khó tính như EU, USA đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn, yêu
cầu chứng nhận của bên thứ ba như MSC, Friend of the Sea, Dolphin free… hoặc đang
trong quá trình cải thiện để đạt chứng nhận MSC. Các yêu cầu đặc biệt về thực hành
quản lý tốt cường lực khai thác, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc, hệ thống
quản lý và công cụ, biện pháp quản lý như hệ thống giám sát tàu cá, nhật ký, báo cáo
khai thác, khai báo sản lượng, tuân thủ các quy định quản lý nghề cá khu vực và quốc
tế như: áp dụng các biện pháp của quốc gia có cảng, biện pháp bảo vệ và bảo tồn
nguồn lợi…


Phạm vi áp dụng sổ tay


Sổ tay được biên soạn nhằm cung cấp các hướng dẫn, thực hành tốt cho các tàu cá
mang quốc tịch Việt Nam tham gia hoạt động khai thác cá ngừ trong vùng đặc quyền
kinh tế biển của Việt Nam.

Sổ tay được xây dựng dựa trên khung pháp lý hiện hành (Luật Thuỷ sản, các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật thuỷ sản và các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan) và các tài liệu kỹ thuật, thực hành tốt trong hoạt động khai thác nghề cá có trách
nhiệm đang được các tổ chức quốc tế, khu vực khuyến khích thực hiện.
Sổ tay hướng dẫn này được xây dựng trong khuôn khổ hỗ trợ của Dự án Quản lý bền
vững đàn cá di cư xa ở vùng Tây Thái Bình Dương và Đơng Á (WPEA -SM) do Uỷ ban
quản lý nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) phối hợp với Tổng cục Thuỷ
sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện.

2


II. THỰC HÀNH TRƯỚC KHI ĐI KHAI THÁC
A. Thực hành chuẩn bị bắt buộc
1.1.

Đăng kiểm tàu cá

Theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP, các tàu
cá có tổng cơng suất máy chính từ 20 sức
ngựa trở lên hoặc khơng lắp máy có
chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét
trở lên phải thực hiện đăng kiểm tàu cá.

1.2.


Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

Nội dung của Giấy chứng nhận an
toàn kỹ thuật gồm các thông tin liên
quan đến: chủ tàu cá, số đăng ký tàu
cá, kích thước tàu cá; loại máy sử
dụng, công suất máy; trạng thái kỹ
thuật của tàu, vùng biển được phép
hoạt động, sức chở tối đa, số người
làm việc trên tàu, thời hạn hiệu lực
của giấy chứng nhận

3


1.3.

Đăng ký tàu cá

Theo Nghị định 66/2015/NĐ-CP Các loại tàu cá dưới đây được cấp giấy chứng nhận đăng
ký tàu cá:
a) Tàu cá lắp máy có tổng cơng suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc khơng lắp
máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên;
b) Bè cá và các cấu trúc nổi khác phục vụ hoạt động thuỷ sản trên hồ, sông, biển có
tổng dung tích từ 50 m3 trở lên.
Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá thể hiện
chủ sở hữu đối với tàu cá, nội dung gồm:
số đăng ký tàu cá, các thơng tin chính về
chủ tàu, các thơng số về tàu cá (vật liệu

vỏ, kích thước, loại máy, cơng suất, cơng
dụng của tàu, đơn vị thiết kế, năm và nơi
đóng tàu, cảng đăng ký, cơ quan đăng ký,
cơ quan đăng kiểm tàu…

1.4. Chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá
Tàu cá để được cấp phép khai thác thủy
sản phải có thuyền trưởng, máy trưởng
và thuyền trưởng, máy trưởng phải có
chứng chỉ chun mơn phù hợp với cỡ
loại tàu.

4


1.5.

Danh bạ thuyền viên

Sổ danh bạ thuyền viên được cơ quan
quản lý thủy sản địa phương cấp cho chủ
tàu khi hoàn thành tất cả các điều kiện
cần thiết để đi khai thác thủy sản.
Sổ danh bạ thuyền viên có đầy đủ các
thông tin về chủ tàu cá, tàu cá, máy tàu,
trang thiết bị trên tàu (hệ thống neo,
trang bị hàng hải, trang bị chống thủng,
trang bị chống cháy), nghề hoạt động và
danh sách thuyền viên làm việc trên tàu
(thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền

viên …) và nơi để cơ quan chức năng xác
nhận việc xuất bến và về bến của tàu mỗi
khi đi hoạt động.

1.6.

Giấy phép khai thác thuỷ sản

Tất cả các tàu cá tham gia hoạt động
đánh bắt thuỷ sản phải được cấp Giấy
phép khai thác thuỷ sản

5


1.7.

Chứng nhận an tồn thực phẩm

Theo Thơng tư số 45/2014/TTBNNPTNT ngày 03/12/2014 về việc
Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm
tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm.

1.8.

Biểu mẫu nhật ký, báo cáo khai thác thuỷ sản


Theo quy định tại Thông tư
02/2018/TT-BNNPTNT ngày
31/01/2018 thì thuyền trưởng tàu khai
thác thủy sản, tàu thu mua hoặc chuyển
tài thủy sản khai thác có cơng suất máy
chính từ 20CV trở lên có trách nhiệm ghi
nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu
quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm
theo Thông tư này). Trong thời hạn 24
giờ kể từ khi tàu hoàn tất việc lên cá, chủ
tàu hoặc thuyền trưởng nộp Sổ nhật ký
khai thác thủy sản, báo cáo khai thác
thủy sản (đối với tàu khai thác), nhật ký
thu mua, chuyển tải (đối với tàu thu mua
hoặc chuyển tải) cho Tổ chức quản lý
cảng cá.

6


1.9.

Người lao động trên tàu cá

- Có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để làm
việc trên tàu;

- Có hợp đồng lao động với chủ tàu;

- Có Giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn

thuyền viên

7


1.10. Tuân thủ các quy định về rời cảng
-

Tàu cá phải báo cáo ban quản lý cảng
cá ít nhất 1-2 giờ đồng hồ trước khi
xuất bến;

-

Tuân thủ các quy trình xuất cảng của
Ban quản lý cảng, Trạm biên phòng
phụ trách cảng cá và các cơ quan hữu
quan khi có yêu cầu (CSGT đường
thuỷ, Thanh tra/Kiểm ngư…)

8


B. Các thực hành chuẩn bị được khuyến nghị
1.11. Thông tin về dự báo ngư trường và các hướng dẫn liên quan
Tàu cá nên thu thập thông tin dự báo
ngư trường dạng tờ rơi, bản tin, bản điện
tử… và các thơng tin hữu ích liên quan
đến các thực hành tốt trên biển (khai
thác, bảo quản sản phẩm, quy định về

vùng ngư trường, danh mục các lồi cấm
khai thác, kích thước cá khai thác, bảo
quản sản phẩm, quy định/hướng dẫn
quốc tế và khu vực…) do các cơ quan có
thẩm quyền ban hành, tun truyền….
nếu có

1.12. Danh mục thiết bị an tồn hàng hải, nhu yếu phẩm
Tàu cá nên được kiểm tra các thiết bị an
toàn hàng hải (đèn hiệu, phao và thiết bị
cứu sinh, phòng chống chảy nổ, máy liên
lạc…) đảm bảo có đủ và điều kiện vận
hành tốt, các nhu yếu phẩm (nhiên liệu,
nước sạch, thực phẩm, thuốc y tế dự
phòng…)

9


III. THỰC HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
A. Tuân thủ các quy định, biện pháp về quản lý nghề cá
2.1. Quy định về ngư trường, vùng khai thác
Tàu cá có đủ điều kiện tham gia khai thác
thuỷ sản phải tuân thủ quy định về vùng
ngư trường khai thác như: vùng bờ, vùng
lộng và vùng khơi (theo hướng dẫn của
Nghị định 33/2010/NĐ-CP, hình bên).

Các khu vực bảo tồn của Việt Nam là bao
gồm các vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm


10


ngặt), vùng đệm, và xung quanh khu bảo
tồn biển. Hiện có 16 khu bảo tồn với các
vị trí, diện tích… đã được thiết lập dọc
theo khu vực ven biển, ven đảo Việt
Nam (hình dưới đây). Tàu cá cần tránh
khai thác ở gần khu bảo tồn biển hoặc có
các hoạt động như thả neo, xả thải… gây
ảnh hưởng đến môi trường, sinh vật
sống ở xung quanh khu bảo tồn biển.

2.2. Quy định liên quan đến việc lên tàu, kiểm tra, thanh tra tàu cá
Tàu cá có trách nhiệm tuân thủ các quy
trình thủ tục ra/vào cảng được kiểm sốt
bởi các cơ quan có thẩm quyền như Ban
quản lý cảng cá, Lực lượng Biên phòng

Ban quản lý cảng cá, Chi cục thuỷ sản,
Thanh tra thuỷ sản, Kiểm ngư, thực hiện
việc kiểm tra hành chính, an tồn tàu cá,
thơng tin sản lượng, hoạt động đánh bắt
thuỷ sản trên biển…

Thanh tra, kiểm ngư hoạt động khai thác
thuỷ sản trên biển như các quy định về
giấy phép khai thác thuỷ sản, ngư lưới cụ
sử dụng, vận hành thiết bị Giám sát tàu

cá (VMS), các chứng chỉ liên quan.
Quan sát viên trên tàu cá (nếu có yêu
cầu) sẽ được phép lên tàu cá để giám sát
hoạt động khai thác, thống kê, ghi chép
thông tin sản lượng, hoạt động trên biển..

11


Các lực lượng chức năng khác được
quyền lên tàu cả để phối hợp kiểm tra,
thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm sốt
nhằm đảm bảo an ninh quốc phịng, cứu
nạn như Cảnh sát biển, Cảnh sát Giao
thông đường thuỷ, Hải quân, Tìm kiếm
cứu nạn
2.3. Quy định về ghi chép nhật ký/báo cáo khai thác thuỷ sản
Tàu cá trong diện phải ghi chép Nhật ký
Khai thác thuỷ sản, Báo cáo khai thác
thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ
sản hiện hành, phải có trách nhiệm ghi
chép đầy đủ thơng tin trong biểu mẫu
Nhật ký/báo cáo khai thác và nộp cho
Ban quản lý cảng cá trong vòng 24 giờ
đồng hồ sau khi hoạt động lên cá kết
thúc.

Khai báo sản
lượng khai
thác; Báo cáo

sản lượng khai
thác/chuyển
tải

2.4. Các quy định về lồi khai thác khơng chủ ý, các lồi thuỷ sinh có nguy cơ rủi ro
tuyệt chủng
Tàu cá không được khai thác, vận chuyển, thu mua, sử dụng các loài động vật thuỷ
sinh trong danh sách đỏ Việt Nam, các loài trong Phụ lục 1, 2 của cơng ước CITES.
2.4.1. Rùa biển
Hình ảnh nhận diện một số loài rùa biển được bảo vệ bởi Pháp luật Việt Nam và quy định
quốc tế (CITES)
1. Vích

12


2. Rùa da

3. Đồi mồi dứa

4. Đồi mồi

5. Quản đồng

2.4.2. Cá mập, cá nhám, cá đuối
Hình ảnh nhận diện một số loài cá mập, cá nhám và cá đuối cần được bảo vệ, cấm khai
thác, sử dụng theo quy định của Việt Nam và quốc tế.

13



Cá mập lụa

Cá mập đầu vây trắng

Cá mập đầu búa hình vỏ sị

Cá mập đầu búa lớn

14


Cá mập đầu búa trơn

Cá nhám đuôi dài

Cá nhám thu lớn

Cá mập trắng

15


Cá đuối ó

Cá đuối quỷ

Cá nhám voi

2.4.3. Thú biển

Nhận diện một số loài thú biển cần được bảo vệ theo quy định của Việt Nam và quốc
tế.
Bò biển

16


Cá heo

2.5. Vận hành thiết bị giám sát tàu cá (VMS)
Đảm bảo thiết bị VMS được lắp
đặt trên tàu cá xa bờ, được hoạt
động đúng cách, tín hiệu được
truyền về bờ khơng ít hơn 2
giờ/lần.

Nếu thiết bị VMS hoạt động
khơng chính xác hoặc gặp sự cố
phải liên lạc với cơ quan chức
năng ngay để báo cáo, theo dõi.

2.6. Các quy định về ngư cụ, phương thức đánh bắt thuỷ sản
Các ngư ngư cụ và phương thức đánh bắt
thủy sản bị mang tính huỷ diệt nguồn lợi
cấm: kích thước mắt lưới (lưới rê) nhỏ
hơn quy định, sử dụng chất độc, xung
điện, chất nổ để đánh bắt thuỷ sản, khai
thác cá con (cá chưa trưởng thành)

17



B. Các thực hành tốt được khuyến cáo
2.7. Chương trình quan sát viên trên biển
Trong trường hợp tàu cá được cấp phép
khai thác ở vùng nước cơng ước/hiệp
định thì sẽ phải tuân thủ các quy định về
việc cho phép Quan sát viên trên tàu.
Đối với tàu cá Việt Nam hoạt động trong
vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam,
quan sát viên có thể được cử lên tàu cá
ngẫu nhiên để nắm bắt tình hình sản
xuất trên biển, tàu cá nên hợp tác và tạo
điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho
quan sát viên lên tàu.
2.8. Các thực hành bảo quản, sơ chế sản phẩm trên biển
Khuyến khích thực hiện các thực
hành: thu cá, giết, mổ, rửa, cấp
đông cá ngừ đối với nghề câu
theo các quy trình của Nhật Bản,
SEAFDEC, WCPFC (SPC) đã giới
thiệu;
(Ngay sau khi mang cá ngừ lên
tàu, cá được giết, làm sạch máu,
mổ lấy mang, nội tạng, rửa và bảo
quản hợp lý để có chất lượng tốt
nhất).

18



Với tàu vây, rê cá ngừ:
- Sơ chế, rửa:
- Chọn cá:
- Bảo quản:
- Nên sử dụng kết/khay nhựa để xếp
cá, bảo quản cá và có đánh dấu và
vận chuyển đến tận nhà máy chế
biến, chợ cá, hạn chế việc bốc dỡ,
xúc bằng xẻng, đảo cá nhiều lần gây
thất thoát về chất lượng, giá trị cá
2.9. Tránh khai thác cá nhỏ (cá chưa trưởng thành)
Nghề câu vàng, câu tay:
- Lựa chọn kích thước lưỡi câu
phù hợp, cỡ lưỡi câu 10-12
- Chọn độ sâu thả câu: > 50m
sâu
- Chọn ngư trường và thời vụ:
tránh khai thác ở các vùng
ngư trường trong thời gian có
nhiều cá nhỏ sinh sống.

Nghề lưới rê, vây:
- Lựa chọn kích thước mắt lưới
(lưới rê), 2a >10cm;
- Chọn độ sâu thả lưới: > 50m
sâu
- Chọn ngư trường và thời vụ:
tránh khai thác ở các vùng
ngư trường trong thời gian có

nhiều cá nhỏ sinh sống;
- Hạn chế dùng chà (FAD) đối
với nghề lưới vây

19


2.10. Quản lý rác thải trên biển
Tàu cá cần phân loại, thu gom rác thải
mang về bờ, hạn chế việc xả thải trên
biển, đặc biệt là các chất khó phân huỷ
như nhựa, ngư lưới cụ hỏng

Hạn chế đổ nhiên liệu phế thải, chất
độc/hoá chất trên biển

2.11. Đánh dấu ngư cụ để hạn chế việc mất ngư cụ trên biển

-

Khuyến khích việc đánh dấu ngư cụ,
sử dụng công nghệ như phao tầm
phương (sóng radio hoặc cơng nghệ
định vị vệ tinh…) để xác định vị trí
của ngư cụ (lưới rê, câu vàng), hạn
chế việc bị mất ngư cụ trên biển.

-

Khuyến khích thu gom ngư lưới cụ bị

mất trên biển mang về bờ, hạn chế
việc ngư cụ tiếp tục đánh bắt ngoài
biển mà không được con người thu
sản lượng (khai thác ma).

2.12. Các thực hành giảm thiểu đánh bắt ngẫu nhiên nhóm sinh vật cần được bảo vệ,
có nguy cơ rủi ro tuyệt chủng

20


Giảm thiểu đánh bắt ngẫu nhiên nhóm động vật cần được bảo vệ (ETP) bao gồm các
loài rùa biển, cá nhám/cá mập, cá đuối và chim, thú biển như đã được đưa vào danh
sách các loài cần được bảo vệ bởi quy định của Việt Nam và quốc tế.
Khuyến khích sử dụng các ngư cụ có tính
chọn lọc cao:
- Sử dụng lưỡi câu vòng (nghề câu)
- Sử dụng các trang thiết bị để xua đuổi
cá heo, cá nhám, chim biển
- Lựa chọn ngư trường, mùa vụ đánh bắt
nhằm giảm thiểu khai thác cá ngừ nhỏ
- Hạn chế sử dụng chà để hấp dẫn cá nhỏ
- Sử dụng lưới rê có chiều dài tổng số <
2,5 km ở vùng nước công ước
- Khuyến khích chuyển đổi nghề lưới rê
sang nghề khác

Khuyến khích các thực hành tốt trong
tháo gỡ ngư cụ, các cá thể sinh vật bị
đánh bắt ngẫu nhiên bằng nghề câu, lưới

rê, lưới vây như rùa biển, thú biển bị mắc
câu, lưới vây, lưới rê…

Thả các cá thể rùa biển, cá heo, cá voi,
chim và thú biển khác bị vô tình dính
lưới/ngư cụ về biển ngay khi chúng cịn
sống
Mang cá nhám/mập nguyên con về bờ
(không cắt vây) trong trường hợp cá bị
dính ngư cụ và đã chết

21


22


C. An toàn trên biển
2.13. Sơ cứu, cấp cứu trên biển
- Phịng chống cháy nổ: cần trang
bị các bình cứu hoả, rìu cứu hoả,
bơm…tập huấn cho ngư dân kỹ
năng phịng chống hoả hoạn

- Y tế dự phòng

23


Sơ cứu, cấp cứu tai nạn

lao động

Sơ cứu, cấp cứu cho nạn
nhân bị bỏng, vết thương
hở, ngạt hơi (đuối nước)

24


2.1.4. An toàn lao động trên biển
- Bảo hộ lao động

Phòng tránh bão, thời tiết cực đoan:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về
dự báo thời tiết
-

Theo dõi sát sao thông tin dự báo

25


×